Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TOR chuyen gia doc lap_ final(1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.1 KB, 5 trang )

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VỤ PHÁP CHẾ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2015

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Cho chuyên gia độc lập
Xây dựng thuyết minh chi tiết về đề nghị xây dựng Luật nghề Công tác xã hội, Báo
cáo đánh giá tác động sơ bộ và Đề cương chi tiết của Luật nghề Công tác xã hội ( 4
t/liệu)
1. Giới thiệu chung
Từ khi triển khai Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg, Chính phủ Việt Nam và các cơ
quan của Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực đã có những bước đi tích cực trong việc phát
triển nghề Công tác xã hội. Từ năm 2011 đến năm 2014, được sự hỗ trợ của tổ chức AP
và UNICEF, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp,
Bộ Nội vụ tiến hành rà soát, đánh giá hệ thống pháp luật Việt Nam về nghề CTXH. Kết
quả rà soát cho thấy, hiện nay các văn bản pháp luật quy định về CTXH có giá trị pháp lý
tương đối thấp, chủ yếu là thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan. Chưa có văn
bản có hiệu lực pháp lý cao ở tầm Luật do Quốc hội thông qua để quy định các vấn đề cơ
bản về hoạt động CTXH, viên chức CTXH và quản lý nhà nước đối với nghề
CTXH...nên khó khăn cho việc lồng ghép, đưa các quy định cụ thể về CTXH vào các văn
bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành cũng như tổ chức triển khai
trên thực tế. Do vậy, trong thời gian tới, để cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và định
hướng của Đảng tại các văn kiện của Đảng và Nhà nước, cần tập trung hoàn thiện hệ
thống pháp luật về lĩnh vực xã hội, tập trung bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là hướng tới xây dựng Luật về nghề CTXH.
Để chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội


đang khẩn trương nghiên cứu, xây dựng, hoàn chỉnh hồ sơ để đăng ký dự án Luật nghề
Công tác xã hội vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội Khóa XIV,
giai đoạn 2016-2021. Thuyết minh chi tiết về nghị xây dựng Luật, Báo cáo đánh giá tác
động sơ bộ và đề cương chi tiết dự án Luật là ba thành phần không thể thiếu trong hồ sơ
đăng ký dự án Luật nghề Công tác xã hội, quyết định dự án Luật nghề Cơng tác xã hội sẽ
có tên chính thức trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa
XIV (2016-2021).
Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần tuyển chuyên gia tư vấn
độc lập trong nước tham gia xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật gồm: (1) Thuyết
minh chi tiết về đề nghị xây dựng Luật nghề Công tác xã hội; (2) Báo cáo đánh giá tác
động sơ bộ; (3) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan
hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật; (4) Đề cương chi tiết dự án Luật nghề
Công tác xã hội.
1


2. Mục tiêu hoạt động
 Xây dựng và hoàn thiện Bản thuyết minh về đề nghị xây dựng Luật,
 Xây dựng và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động sơ bộ dự án Luật;
 Xây dựng và hoàn thiện Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật về nghề
CTXH hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng
luật nghề CTXH;


Xây dựng và hoàn thiện Đề cương chi tiết của Luật nghề Cơng tác xã hội

Các tài liệu trên phải hồn chỉnh trước tháng 12/2015 để chuẩn bị các bước tiếp
theo cho q trình hồn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật nghề Cơng tác xã hội
trình Bộ vào đầu năm 2016.
3. Phạm vi công việc

3.1. Xây dựng thuyết minh chi tiết về đề nghị xây dựng Luật nghề công tác xã
hội
a) Xây dựng đề cương thuyết minh chi tiết
b) Soạn thảo thuyết minh chi tiết bảo đảm các nội dung sau:
(1) Sự cần thiết ban hành luật;
(2) Mục đích, quan điểm xây dựng Luật;
(3) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật;
(4) Mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng Luật;
(5) Các giải pháp để thực hiện chính sách đã lựa chọn và lý do của việc lựa chọn;
(6) Rà soát nội dung cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên hoặc có kế hoạch trở thành thành viên để đánh giá tính tương thích;
(7) Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành Luật;
(8) Nghiên cứu, đánh giá tính khả thi của dự án Luật;
(9) Thời gian dự kiến đề nghị Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét,
thông qua.
3.2. Xây dựng Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ
a) Xây dựng đề cương chi tiết Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ
b) Soạn thảo Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ bảo đảm các nội dung sau:
(1) Vấn đề cần giải quyết và mục tiêu của chính sách;
(2) Giải pháp để thực hiện chính sách;
(3) Tác động tích cực, tác động tiêu cực của chính sách; chi phí về lợi ích của các
giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp trên cơ sở:
- Đánh giá tác động về kinh tế;
- Đánh giá tác động về xã hội;
- Đánh giá tác động về môi trường;
- Đánh giá tác động đến hệ thống pháp luật;
2


- Đánh giá tác động đến các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;

- Đánh giá khả năng tuân thủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các tác động khác.
(4) Lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do của việc lựa chọn giải pháp
(5) Đánh giá tác động về thủ tục hành chính.
(6) Đánh giá tác động về giới (nếu có)
3.3. Xây dựng Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực
trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật
a) Xây dựng Đề cương chi tiết Báo cáo tổng kết
b) Soạn thảo Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực
trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật phải bảo đảm các nội
dung sau:
(1) Xác định thực trạng pháp luật liên quan đến nghề CTXH.
(2) Tình hình thi hành pháp luật về nghề CTXH:
- Tình hình tổ chức thi hành Quyết định 32/2010/QĐ-TTg và các văn bản liên
quan;
- Kết quả thực hiện Quyết định 32/2010/QĐ-TTg và các văn bản liên quan;
- Đánh giá chung.
(3) Đánh giá thực trạng quan hệ xã hội
- Xác định các quan hệ xã hội liên quan đến nghề CTXH;
- Phân tích, đánh giá các quan hệ xã hội liên quan cần phải điều chỉnh bằng Luật
nghề Công tác xã hội.
(4) Đề xuất, kiến nghị
3.4. Xây dựng Đề cương chi tiết Luật
Đề cương chi tiết dự thảo Luật phải bảo đảm các nội dung sau:
(1) Xác định quan điểm, chính sách (tư tưởng chỉ đạo), nguyên tắc xây dựng Luật;
(2) Xác định tên Luật;
(3) Xác định bố cục của Luật;
(4) Xác định đối tượng điều chỉnh của Luật;
(5) Xác định phạm vi điều chỉnh của Luật;
(6) Những nguyên tắc chung chi phối các quy định trong Luật;
(7) Những vấn đề được đề cập trong nội dung văn bản: bao gồm các chương, mục,

điều, khoản, điểm cụ thể;
(8) Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể và những người có liên quan, các quy định,
thủ tục phải thực hiện;
(9) Tổ chức thực hiện các quy định của Luật.
Đề cương chi tiết dự thảo Luật phải kèm theo những lý giải những điểm mới trong
Luật này so với pháp luật hiện hành (bao gồm những quy định đã có trong các văn bản
dưới Luật đề nghị nâng lên thành luật, những quy định mới); ý nghĩa các quy phạm, chế
3


định trong Luật; Xác định có (hay khơng có) chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng
giới. Một số vấn đề gây tranh luận, những vấn đề đang tồn tại (nếu có).
4. Kết quả đầu ra dự kiến
Hồn thiện Bản thuyết minh về đề nghị xây dựng Luật, Báo cáo đánh giá tác động
sơ bộ và đề cương chi tiết dự án Luật trước tháng 12/2015 đề chuẩn bị các bước tiếp theo
cho q trình hồn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật nghề Công tác xã hội trình Bộ vào
đầu năm 2016.(4 tài liệu)
5. Nhiệm vụ của chuyên gia tư vấn độc lập
Chi tiết nhiệm vụ của chuyên gia độc lập cho mỗi tài liệu như sau:
(1) Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, bao gồm chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước; luật pháp quốc tế có liên quan; kinh nghiệm quốc tế về xây dựng Luật
nghề CTXH; các nghiên cứu khác có liên quan. (02 ngày)
(2) Gặp gỡ và tham gia các cuộc họp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để
tham khảo ý kiến về dự án xây dựng Luật nghề CTXH. (03 ngày)
(3) Xây dựng đề cương chi tiết tài liệu và trình cho Bộ LĐTBXH và UNICEF có ý
kiến.(5 ngày)
(4) Chỉnh sửa, hoàn chỉnh đề cương chi tiết trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ
LĐTBXH và UNICEF và các chuyên gia.(02 ngày)
(5) Xây dựng tài liệu trên cơ sở thống nhất với Bộ LĐTBXH và UNICEF.(10
ngày)

(6) Gặp gỡ, tham gia các cuộc họp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để tham
khảo ý kiến về các tài liệu.(03 ngày)
(7) Hoàn thiện tài liệu khi có góp ý của của Bộ LĐBXH, UNICEF, các cố vấn bộ
ngành, các cơ quan, tổ chức có liên quan.(05 ngày)
6. Hình thức làm việc và lộ trình thực hiện
6.1. Hình thức làm việc
(1) Chuyên gia độc lập thực hiện công việc (xây dựng 04 tài liệu) trên cơ sở tham
khảo các tài liệu sẵn có và các ý kiến thảo luận, góp ý của các Chuyên gia của Bộ
LĐTBXH, UNICEF. Làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm.
(2) Chuyên gia độc lập có thể huy động sự hỗ trợ, giúp đỡ của một số cá nhân khác
trong phạm vi công việc được giao.
(3) Thường xuyên trao đổi với nhau và với nhóm nhóm rà sốt, hồn thiện hồ sơ,
Vụ Pháp chế trong q trình thực hiện cơng việc qua điện thoại, email;
(4) Tổ chức họp nhóm thảo luận với Vụ Pháp chế, nhóm rà sốt, hồn thiện hồ sơ
(khi cần);
(5) Tổ chức họp lấy ý kiến chuyên gia (khi cần);
6.2. Lộ trình thực hiện
Khoảng thời gian thực hiện hoạt động từ ngày 15/8/2015 đến 30/12/2015
Khung thời gian nộp các sản phẩm như sau:
4


Kết quả

Thời gian hoàn
thành

Hoàn thiện đề cương chi tiết 04 tài liệu

30/9/2015


Hoàn thiện dự thảo 04 tài liệu

30/11/2015

Hoàn thiện 04 tài liệu khi có ý kiến góp ý của Bộ
LĐTBXH, UNICEF và các cố vấn bộ ngành

30/12/2015

Chuyên gia
dự kiến

Tổng thời gian thực hiện cho mỗi tài liệu là 30 ngày.
7. Các yêu cầu đối với các chuyên gia tư vấn độc lập
 Có trình độ thạc sĩ hoặc cao hơn (Chuyên viên chính, Chuyên viên cao cấp)
trong các lĩnh vực luật, công tác xã hội hoặc chuyên ngành khoa học xã hội khác có liên
quan;

xã hội;

Có kinh nghiệm trên 15 năm tồn thời gian trong lĩnh vực pháp luật, cơng tác

 Am hiểu về pháp luật chính sách liên quan đến nghề công tác xã hội, và các
quy định liên quan đến nghề công tác xã hội của các nước khu vực và quốc tế;


Có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan nhà nước của Việt Nam;




Có kinh nghiệm xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật;



Có kinh nghiệm khảo sát, đánh giá;



Có khả năng rà sốt, phân tích và tổng hợp và đưa ra các khuyến nghị.



Có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm;



Thơng thạo tiếng Anh là một lợi thế;



Có kỹ năng viết và trình bày Báo cáo.

8. Thơng tin liên lạc
Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Địa chỉ: P.A311, Số 2, Đinh Lễ, Hà Nội
Tel: (84-4) 3826.9545

0972.197.086


Fax: (84-4) 3824.8036
Email:

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×