Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và các kiến thức liên quan đến giá trị thặng dư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.97 KB, 17 trang )

Mở đầu
Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản trong đó ở hầu hết các
ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và
chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Nếu trong thời kỳ chủ
nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, sự phân hóa giữa các nhà tư bản chưa thực sự sâu
sắc nên quy luật thống trị của thời kỳ này là quy luật lợi nhuận bình qn, cịn
trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật thống trị là quy luật lợi nhuận độc
quyền. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn không làm thay đổi được
bản chất của chủ nghĩa tư bản. Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ
là một hình thái biến tướng của quy luật giá trị thặng dư. Chủ nghĩa tư bản cạnh
tranh tự do phát triển đến độ nhất định thì xuất hiện các tổ chức độc quyền. Lúc
đầu tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, một số lĩnh vực của nền kinh
tế. Hơn nữa, sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền cũng chưa thật lớn.
Tuy nhiên, sau này, sức mạnh của các tổ chức độc quyền đã được nhân lên
nhanh chóng và từng bước chiếm địa vị chi phối trong toàn nền kinh tế. Chủ
nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới – chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Bài viết này sẽ làm rõ về chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước và các kiến thức liên quan đến giá trị thặng dư.

1


Nội dung
1. Giá trị thặng dư
1.1. Các hình thức biểu hiện
* Địa tô tư bản chủ nghĩa
Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải thuê ruộng đất của địa chủ và
th cơng nhân để tiến hành sản xuất. Do đó nhà tư bản phải trích một phần giá
trị thặng dư do công nhân tạo ra để trả cho địa chủ dưới hình thức địa tơ.
Như vậy, địa tơ tư bản chủ nghĩa là một bộ phận lợi nhuận siêu ngạch
ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản đầu tư trong nông nghiệp do công nhân


nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ
với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất.
Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa
a) Địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình qn thu
được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch
giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng
đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình (ký hiệu
Rcl).
Địa tơ chênh lệch có hai loại là địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II.
Địa tô chênh lệch I là loại địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện tự
nhiên thuận lợi. Chẳng hạn, có độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi (trung bình và tốt)
và có vị trí gần nơi tiêu thụ hay gần đường giao thông. Địa tô chênh lệch II là
loại địa tô thu được nhờ thâm canh năng suất, là kết quả của tư bản đầu tư thêm
trên cùng đơn vị diện tích.
b) Địa tơ tuyệt đối là loại địa tô mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp
tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, dù đất đó tốt hay xấu, ở gần hay xa. Địa tơ tuyệt
đối là số lợi nhuận siêu ngạch dơi ra ngồi lợi nhuận bình quân, hình thành nên
bởi chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung của nông phẩm.

2


Ví dụ: Có hai tư bản nơng nghiệp và cơng nghiệp đều là 100, cấu tạo hữu
cơ trong nông nghiệp là 3/2, cấu tạo hữu cơ trong công nghiệp là 4/1. Giả sử
m’=100%, thỡ giá trị sản phẩm và giá trị thặng dư sản xuất ra trong từng lĩnh
vực sẽ là, trong công nghiệp 80c + 20v + 20m = 120; trong nông nghiệp 60c +
40v + 40m = 140. Giá trị thặng dư dôi ra trong nông nghiệp so với trong công
nghiệp là 20. Số chênh lệch này khụng bị bình qn hoỏ mà chuyển hoỏ thành
địa tơ tuyệt đối.
Cơ sở của địa tô tuyệt đối là do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông

nghiệp thấp hơn trong công nghiệp. Cũn nguyên nhân tồn tại của địa tô tuyệt
đối là chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất đó ngăn nơng nghiệp tham gia cạnh
tranh giữa các ngành để hình thành lưọi nhuận bình qn.
c) Địa tơ độc quyền là hình thức đặc biệt của địa tơ tư bản chủ nghĩa; nó có thể
tồn tại trong nơng nghiệp, công nghiệp khai thác và ở các khu đất trong thành
thị.
Trong nơng nghiệp, địa tơ độc quyền có ở các khu đất có tính chất đặc
biệt, cho phép trồng các loại cây đặc sản hay sản xuất các sản phẩm đặc biệt.
Trong công nghiệp khai thác, địa tô độc quyền có ở khai thác kim loại, khống
chất q hiếm, hoặc những khống sản có nhu cầu vượt xa khả năng khai thác
chúng. Trong thành thị, địa tô độc quyền có ở các khu đất có vị trí thuận lợi cho
phép xây dựng các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nhà cho thuê có
khả năng thu lợi nhuận cao.
Nguồn gốc của địa tô độc quyền cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả
độc quyền của sản phẩm thu được trên đất đai ấy, mà nhà tư bản phải nộp cho
địa chủ.
Lý luận địa tô của C.Mác không chỉ nêu ra quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa trong nông nghiệp, mà cũn là cơ sở lý luận để nhà nước xây dựng các
chính sách thuế đối với nơng nghiệp và các ngành khác có liên quan đến đất đai,
để việc sử dụng đất đai có hiệu quả hơn.
3


* Lợi nhuận thương nghiệp
– Tư bản thương nghiệp là một bộ phận tư bản được tách ra khỏi tư bản
công nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Nó là cầu nối liền
sản xuất và tiêu dùng, phục vụ cho q trình thực hiện hàng hóa của tư bản cơng
nghiệp và có vai trị quan trọng trong tái sản xuất tư bản xã hội nói chung và tư
bản cơng nghiệp nói riêng. Tư bản thương nghiệp ứng thêm tư bản giúp nhà tư
bản công nghiệp hoạt động trong khâu thực hiện giá trị thặng dư, do đó, tư bản

công nghiệp không phải đầu tư bổ sung tư bản, hoặc giảm quy mô sản xuất để
hoạt động lưu thơng mà có điều kiện tập trung tư bản, chun mơn hóa, mở
rộng sản xuất. Đó là ngun nhân khiến tư bản công nghiệp phải “nhường” một
bộ phận giá trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp. Tư bản thương nghiệp
không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, nhưng vẫn thu được giá trị thặng dư dưới
hình thức lợi nhuận thương nghiệp.
Tư bản công nghiệp “nhường” một phần giá trị thặng dư cho tư bản
thương nghiệp theo tỷ suất lợi nhuận bình quân (p) và được thực hiện bằng thu
chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Vậy bản chất lợi nhuận thương nghiệp là
một phần giá trị thặng dư do cơng nhân tạo ra trong q trình sản xuất.
Nhưng hình thức lợi nhuận thương nghiệp làm cho người ta dễ tin tưởng
lưu thông sinh ra lợi nhuận và nguồn gốc giá trị thặng dư càng bị che dấu.
Ngoài một phần giá trị thặng dư do nhà tư bản cơng nghiệp nhường cho, tư bản
thương nghiệp cịn thu được một phần thu nhập của người tiêu dùng bằng cách
mua rẻ bán đắt và bóc lột lao động thặng dư của nhân viên thương nghiệp.
* Lợi tức
Tư bản cho vay là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra hoạt động
trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Sự hình thành tư bản cho vay là kết quả của sự
phát triển quan hệ hàng hóa – tiền tệ đạt đến trình độ xuất hiện tư bản tiền tệ
tạm thời nhàn rỗi (các loại quỹ khấu hao, quỹ mua nguyên vật liệu chưa dùng
đến, quỹ lương chưa đến kỳ trả, tiết kiệm…) trong khi lại có những người cần
4


tư bản để mở rộng sản xuất hoặc thiếu tư bản lưu động… Tư bản cho vay thực
hiện vai trò môi giới giữa người cho vay và người đi vay, là nơi tập trung, điều
hịa, sử dụng hợp lý, có kết quả các nguồn vốn tiền tệ của xã hội, thúc đẩy quá
trình tái sản xuất và quá trình xã hội hóa.
Phải chú ý những đặc điểm đặc biệt của tư bản cho vay: – quyền sở hữu
tách rời quyền sử dụng; người bán không mất quyền sở hữu; giá cả do giá trị sử

dụng quyết định; quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa bị che dấu.
Nếu không phải đi vay, tư bản công nghiệp độc chiếm giá trị thặng dư;
nhưng do vay vốn nên nó phải nhường một phần giá trị thặng dư cho nhà tư bản
cho vay vì đã sử dụng tư bản của họ. Như vậy, hoạt động trong lĩnh vực lưu
thông tiền tệ, tư bản cho vay không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, nhưng nó
được phân phối giá trị thặng dư dưới hình thức lợi tức cho vay (Z). Vậy lợi
tức chính là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nguồn gốc của nó là giá
trị thặng dư do lao động làm thuê tạo ra trong quá trình sản xuất. Thực chất lợi
tức cho vay biểu hiện quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa mở rộng ra trong lĩnh
vực phân phối.
Xét về mặt lượng, lợi tức nói chung phải nhỏ hơn lợi nhuận bình quân (P)
và lớn hơn 0: 0 < Z từng thời kỳ.
* Lợi nhuận ngân hàng
Ngân hàng tư bản chủ nghĩa là tổ chức kinh doanh tư bản tiền tệ, làm môi
giới giữa người đi vay và người cho vay. Ngân hàng có hai nghiệp vụ: nhận gửi
và cho vay. Trong nghiệp vụ nhận gửi, ngân hàng trả lợi tức cho người gửi tiền;
còn trong nghiệp vụ cho vay, ngân hàng thu lợi tức của người đi vay. Lợi tức
nhận gửi nhỏ hơn lợi tức cho vay. Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức
nhận gửi trừ đi những khoản chi phí cần thiết về nghiệp vụ ngân hàng, cộng với
các khoản thu nhập khác về kinh doanh tư bản tiền tệ hình thành nên lợi nhuận
ngân hàng. Trong cạnh tranh, rốt cuộc lợi nhuận ngân hàng cũng ngang bằng
với lợi nhuận bình qn. Nếu khơng sẽ lại có sự tự do di chuyển tư bản vào các
5


ngành khác nhau Ngồi nghiệp vụ trên, ngân hàng cịn đóng vai trị thủ quỹ cho
xã hội, quản lý tiền mặt, phát hành tiền giấy, trung tâm thanh toán của xã hội.
Nhờ có ngân hàng mà các nhà tư bản có điều kiện mở rộng sản xuất nhanh
chóng hơn, có điều kiện tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác

dễ dàng hơn, giảm được chi phí lưu thông, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông,
tăng nhanh tốc độ chu chuyển của tiền tệ.
1.2. Ý nghĩa
Học thuyết giá trị thặng dư của Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.Phát hiện giá trị thặng dư làm nổ ra cuộc cách
mạng thực sự trong toàn bộ khoa học kinh tế, vũ trang cho giai cấp vơ sản thứ
vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Ngày nay, từ quan
niệm đổi mới về chủ nghĩa xã hội, học thuyết này cịn có ý nghĩa quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ở nước ta, việc nghiên cứu, khai thác và học tập những di sản lý luận của Mác
trở thành việc làm cần thiết trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Một là, Khai thác những di sản lý luận trong học thuyết này về nền kinh
tế hàng hoá.
Học thuyết giá trị thặng dư của Mác được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu
nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Cho nên,
chính Mác chứ khơng phải ai khác, là một trong những người nghiên cứu sâu
sắc về kinh tế thị trường. Thực chất của nền kinh tế thị trường là nền kinh tế
hàng hố phát triển ở trình độ cao. Nước ta đang phát triển kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hiện nay gọi là kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù nền kinh tế thị trường ở nước ta có tính đặc thù
của nó, song đã là sản xuất hàng hố thì ở đâu cũng đều có những đặc tính phổ
biến, cũng phải nói đến giá trị và giá trị thặng dư. Điều khác nhau chỉ là trong
những quan hệ kinh tế khác nhau thì giá trị và giá trị thặng dư mang bản chất xã
6


hội khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa, nghiên cứu những phạm trù, công cụ và việc sử dụng

chúng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ di sản lý luận
của Mác là việc làm có nhiều ý nghĩa thực tiễn.
Ngay từ khi mới ra đời, chủ nghĩa tư bản đã phát triển nền kinh tế thị
trường, qua thị trường, giai cấp tư sản mới mua được tư liệu sản xuất và sức lao
động, mới bán được hàng hoá và do đó bóc lột được giá trị thặng dư do người
lao động tạo ra. Trong nền kinh tế thị trường, dưới tác động của các quy luật
kinh tế, trong đó có quy luật giá trị thặng dư, các nhà tư bản-các doanh nghiệp
đã không ngừng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất để
nâng cao năng suất lao động, tích cực hợp lý hố q trình sản xuất, tiết kiệm
các yếu tố đầu vào, tìm hiểu nhu cầu thị trường… để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Các tiềm năng về vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý sản
xuất kinh doanh… được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ, từ đó làm cho nền
kinh tế trở nên năng động. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta, trong khu vực kinh tế nhà nước và tập thể, chúng ta cần
vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư mà các nhà tư bản đã sử
dụng để phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế kết hợp
với thực hiện phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Hai là, làm rõ hơn bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản ngay trong thành
phần kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay. Qua nghiên cứu lý luận giá trị thặng
dư, chúng ta phải khẳng định rằng, sự giàu có của nhà tư bản là kết quả của sự
bóc lột giá trị thặng dư. Có người cho rằng, nhà tư bản thu nhiều lợi nhuận là do
lao động quản lý, lao động khoa học – kỹ thuật của nhà tư bản. Thực tế, trong
thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, nhiều nhà tư bản đồng thời là giám đốc, thậm
chí cịn là cán bộ khoa học kỹ thuật nữa. Những chức năng quản lý và khoa học
kỹ thuật ấy thuộc phạm trù lao động, không thuộc phạm trù tư bản. Nếu nhà tư
bản kiểm cả chức năng quản lý và khoa học kỹ thuật thì trong thu nhập của nhà
7



tư bản sẽ bao gồm giá trị mới do lao động quản lý và khoa học kỹ thuật tạo ra
cộng với giá trị thặng dư chiếm đoạt không phải trả cơng.
Khi phê phán luận điểm của nhà kinh tế chính trị học J.Say cho rằng lợi
nhuận doanh nghiệp là tiền công trả cho lao động quản lý của nhà tư bản,
C.Mác đã chỉ rõ: Chỉ cần dành ra một khoản thù lao nhỏ mọn là nhà tư bản có
thể trút gánh nặng quản lý đó cho người giám đốc làm thuê nhưng nhà tư bản
vẫn thu được lợi nhuận doanh nghiệp. Ở những vùng công nghiệp của nước
Anh, sau mỗi lần khủng hoảng, một số khá nhiều những cựu chủ xưởng với một
số tiền thù lao nhỏ nhặt đã đứng ra trơng nom những nhà máy trước đây là của
chính họ, trông nom với tư cách là những người quản lý, phục vụ cho những
chủ mới, thường là chủ nợ của họ. Ngày nay, trong các cơng ty và xí nghiệp tư
bản hiện đại, chức năng quan lý thường được giao cho các managers - những
người làm thuê cao cấp, nhưng các chủ sở hữu tư bản vẫn thu những khối lượng
lợi nhuận khổng lồ. Như vậy, khi quy mô kinh doanh ngày càng lớn, nhà tư bản
đã hiện rõ sự bóc lột của mình đó là có một khoản lợi nhuận lớn nhưng không
phải bỏ sức lao động mới có được mà chỉ cần là người sở hữu tư bản.
Ba là, nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư không phải là để kỳ thị
thành phần kinh tế tư bản tư nhân mà để khuyến khích nó phát triển, bởi vì có
hiểu rõ bản chất của nó mới có chính sách đúng đắn với nó. Chẳng hạn, hiểu rõ
mục đích và động cơ của sản xuất TBCN là thu càng nhiều giá trị thặng dư càng
tốt, thì muốn khuyến khích thành phần kinh tế tư bản tư nhân phát triển và thu
hút vốn đầu tư từ nước ngoài chúng ta phải có chính sách như thế nào để họ thu
được lợi nhuận thoả đáng, thậm chí cao hơn lợi nhuận thu được khi học đầu tư
vào các nước láng giềng của ta. Mặt khác, phải có biện pháp điều tiết bớt sự
chênh lệch quá đáng giữa người giàu và người nghèo, đồng thời có các chính
sách xã hội để giảm bớt bất công.
Bốn là, khai thác những luận điểm của Mác nói về qúa trình sản xuất,
thực hiện, phân phối giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản cùng những biện
pháp, thủ đoạn nhằm thu được nhiều giá trị thặng dư của các nhà tư bản nhằm
8



góp phần vào việc quản lý các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nền
kinh tế nước ta sao cho vừa có thể khuyến khích phát triển, vừa hướng các
thành phần kinh tế này đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
Năm là, khai thác di sản của Mác nói về q trình tổ chức sản xuất và tái
sản xuất tư bản chủ nghĩa với tính cách là một nền sản xuất lớn gắn với quá
trình xã hội hoá sản xuất ngày càng cao nhằm tạo ra khối lượng giá trị thặng dư
ngày càng lớn. Trên cơ sở những gì được coi là tất yếu của quá trình lịch sử tự
nhiên, đặc biệt là về mặt tổ chức - kinh tế, vận dụng vào nền kinh tế nước ta thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhằm thúc đẩy nhanh q trình xã hội hố theo
định hướng xã hội chủ nghĩa từ một nền sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn, hiện
đại sản xuất ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư để thực hiện nhiệm vụ trung
tâm của thời kỳ quá độ là CNH, HĐH nền kinh tế nhằm không ngừng nâng cao
đời sống vật chất tinh thần của người lao động.
Như vậy hiện nay ở nước ta, mục đích nghiên cứu kinh tế chính trị nói
chung và lý luận giá trị thặng dư nói riêng có sự thay đổi. Nếu trước đây, mục
đích nghiên cứu của kinh tế chính trị là để phê phán phương thức sản xuất
TBCN, tìm ra bản chất bóc lột giá trị thặng dư của CNTB cổ điển và xu hướng
thay thế CNTB bằng một xã hội tốt đẹp hơn, thì giờ đây, bên cạnh mục đích như
trước, chúng ta cịn có mục đích nghiên cứu, khai thác học thuyết giá trị thặng
dư với tư cách là một hệ thống lý luận phong phú và sâu sắc về kinh tế thị
trường nhằm vận dụng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội
trong thời kỳ đổi mới.
Qua phân tích một số vấn đề chủ yếu của lý luận giá trị thặng dư ở trên
chúng ta vẫn tiếp tục khẳng định rằng học thuyết giá trị thặng dư - học thuyết về
bản chất bóc lột và địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bảnvẫn là cơ sở phương pháp
luận để nhận thức đúng chủ nghĩa tư bản hiện đại. Học thuyết đó cịn là cơ sở lý
luận cho sự vận dụng vào quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận
động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã

hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
9


2. Độc quyền trong chủ nghĩa tư bản
2.1. Nguyên nhân hình thành
Theo Lênin "tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung
sảnxuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền"
Sự độc quyền hay sự thống trị của tư bản độc quyền là cơ sở của chủ
nghĩa tư bản độc quyền. Sự xuất hiện của tư bản độc quyền do những nguyên
nhân chủ yếu sau đây:
Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ
khoa học - kỹ thuật, làm xuất hiện những ngành sản xuất mới mà ngay từ đầu đã
là những ngành có trình độ tích tụ cao. Đó là những xí nghiệp lớn, địi hỏi
những hình thức kinh tế tổ chức mới.
Hai là, cạnh tranh tự do, một mặt, buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ
thuật, tăng quy mơ tích luỹ; mặt khác, dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ
kỹ thuật kém hoặc bị các đối thủ mạnh hơn thơn tính, hoặc phải liên kết với
nhau để đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy, xuất hiện một số xí nghiệp tư bản
lớn nắm địa vị thống trị một ngành hay trong một số ngành công nghiệp.
Ba là, khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá
sản; một số sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thốt khỏi khủng hoảng, do đó
thúc đẩy q trình tập trung sản xuất. Tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng, trở
thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất.
Bốn là, những xí nghiệp và cơng ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh tiếp tục
cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu
hướng thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền.
2.2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản
Như đã phân tích ở trên chủ nghĩa tư bản là sự tập trung sản xuất và các
tổ chức độc quyền với hình thức kinh tế thống trị là cơng ty cổ phần, hình thành

sở hữu tập thể của chủ nghĩa tư bản. Nhờ lắm được địa vị thống tri trong lĩnh
vực sản xuất và lưu thơng, các tổ chức độc quyền có khả năng định giá cả độc
quyền cao hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mà họ bán ra và giá cả
10


độc quyền thấp dưới gía cả sản xuất đối với những hàng hố mà họ mua, qua đó
mà họ thu được lợi nhuận độc quyền. Những gía cả độc quyền cũng gặp phải
giới hạn kinh tế đó là sự tồn tại của cạnh tranh nói chung, độc quyền vả cạnh
tranh tồn tại song song và thống nhất với nhau một cách biện chứng
Cùng với q trình tích tụ và tập trung sản xuất trong cơng nghiệp, cĩng
diễn ra q trình tích tuj và tập trung tư bản trong ngân hàng dẫn đến hình thành
các tơ chức độc quyền trong ngân hàng. Ngân hàng đã chi phối toàn bộ hoạt
động kinh tế, xã hội , nó kết hợp với tư bản cơng nghiệp do có cùng lợi ích kinh
tế hình thành nên tư bản tài chính. Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sư
hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối tồn bơ đời sống kinh tế và chinh
trị của xã hội tư bản
Mặt khác ở các nước tư bản phát triển đã tích lữy được một khối lượng tư
bản lớn và nảy sinh tình trạng “thưa tư bản”, do khơng tìm được ơi đâu tư có lợi
nhuận cao ở trong nước. Tiến bộ kỹ thuật ở các nước này đã dẫn đến tăng cấu
tạo hữu cơ của tư bản và hạ thấp tỷ suất lợi nhuận, trong khi ở các nước kém
phát triển dồi dào nhiên liệu, nhân công rẻ nhưng lại thiếu vốn và kỹ thuật nên
đã hình thành sự xuất khẩu tư bản tư nước tư bản phát triển sang nước kém phát
triển. Làm mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, các nước
tư bản phát triển ra sức bóc lột nền kinh tế ở các nước kem phát triển. Việc xuất
khẩu về tư bản tang nên và mở rộng phạm vi tất yếu dẫn đến phân chia thế giới
về mặt kinh tế nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư tư bản dẫn đến cuộc đấu tranh
giành thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liẹu và lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận
cao, cuộc đấu tranh khốc liệt tất yếu dẫn đến thoả hiệp để củng cố địa vị độc
quyền của chúng, từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế. Chủ nghĩa

tư bản cũng do đó mở rộng lãnh thổ để khai thác và đầu tư dẫn đến sự phân chia
thế giới giữa các cường quốc lớn về lãnh thổ và thị trường.
2.3. Những biểu hiện mới về kinh tế của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản
a) Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới:
11


Sự xuất hiện các công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển
của các xí nghiệp vừa và nhỏ - Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của
khoa học và công nghệ nên đã diễn ra quá trình hình thành những sự liên kết
giữa các độc quyền theo cả hai chiều dọc và ngang ở trong và ngồi nước. Từ
đó, những hình thức tổ chức độc quyền mới đã ra đời. Đó là các consơn
(concern) và các cônglômêrát (conglomerate). Các tổ chức độc quyền ra đời
ln ln có xu hướng bành trướng quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, xu hướng
vận động của chúng là trở thành các công ty xuyên quốc gia và liên minh với
nhà nước hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Đó là biểu hiện mới
của độc quyền và là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa trong điều kiện lịch sử mới.
b) Sự thay đổi các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài
chính: Do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ,
trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, đặc
biệt là các ngành thuộc "phần mềm" như dịch vụ, bảo hiểm... ngày càng chiếm
tỷ trọng lớn. Thích ứng với sự biến đổi đó, hình thức tổ chức và cơ chế thống trị
của tư bản tài chính đã thay đổi. Ngày nay, phạm vi liên kết và xâm nhập vào
nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp được mở rộng ra nhiều
ngành, do đó các tập đồn tư bản tài chính thường tồn tại dưới hình thức một tổ
hợp đa dạng kiểu: cơng - nơng - thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân
sự, dịch vụ quốc phòng... Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi
hơn và phức tạp hơn.
c) Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản: Ngày nay, trong điều kiện

lịch sử mới, xuất khẩu tư bản đã có những biến đổi lớn. Thứ nhất, trước kia
luồng tư bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang các nước kém
phát triển. Nhưng những thập kỷ gần đây đại bộ phận dòng đầu tư lại chảy qua
lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau. Thứ hai, chủ thể xuất khẩu tư bản
có sự thay đổi lớn, trong đó vai trị của các cơng ty xuyên quốc gia (TNCs)
trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài
12


(FDI). Thứ ba, hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, có sự đan xen giữa xuất
khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hoá tăng lên.
d) Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh của chủ nghĩa
tư bản: xu hướng quốc tế hố, tồn cầu hoá kinh tế ngày càng tăng bên cạnh xu
hướng khu vực hoá nền kinh tế Sức mạnh và phạm vi bành trướng của TNCs
tăng lên thúc đẩy xu hướng quốc tế hố, tồn cầu hố kinh tế và sự phân chia
phạm vi ảnh hưởng giữa chúng với nhau, đồng thời thúc đẩy việc hình thành
chủ nghĩa tư bản độc quyền quốc tế.
e) Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những
hình thức cạnh tranh và thống trị mới Tuy chủ nghĩa thực dân đã hoàn toàn sụp
đổ và chủ nghĩa thực dân mới đã suy yếu, nhưng các cường quốc tư bản chủ
nghĩa, khi ngấm ngầm, lúc công khai, vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh hưởng
bằng cách thực hiện "chiến lược biên giới mềm", ra sức bành trướng "biên giới
kinh tế" rộng hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các nước kém phát triển
từ sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự lệ thuộc về chính trị vào các cường
quốc.
3. Độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
3.1.Nguyên nhân ra đời và bản chất
* Nguyên nhân
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời do các nguyên nhân sau:
Một là: Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến qui mô của nền kinh

tế ngày càng lớn, tính chất xã hội hóa của nền kinh tế ngày càng cao địi hỏi có
sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối bằng một kết hoạch hóa tập
trung từ một trung tâm là Nhà nước.
Hai là: Sự phát triển của phân công lao động xã hội và bùng nổ của
KHCN đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân
không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít
lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông
vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản... Nhà nước tư sản với tư cách là
13


người đại diện tập thể cho các nhà tư bản phải đảm nhiệm kinh doanh những
ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các
ngành khác có lợi hơn.
Ba là: Sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa
giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải làm dịu
những mâu thuẫn đó bằng các hình thức can thiệp khác nhau cần thiết vào mối
quan hệ này.
Bốn là: Sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa các tổ
chức độc quyền với nhau, mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức
kinh doanh vừa và nhỏ…trở nên gay gắt cần có sự điều tiết, can thiệp của nhà
nước. Năm là: Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của
các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và
xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó địi hỏi
phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế của nhà nước.
Sáu là: Cuộc đấu tranh với chủ nghĩa xã hội hiện thực nhằm bảo tồn và
mở rộng QHSX tư bản chủ nghĩa cũng đòi hỏi sự liên minh giữa các nhà nước
và can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh tế.
3.2. Vai trò của chủ nghĩa tư bản ngày nay
Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn: chủ nghĩa tư bản canh

tranh tự do và chủ nghĩa tư bản độc quyền, mà nấc thang tột cùng của nó là chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Trong suốt quá trình phát triển, nếu chưa xét đến hậu quả nghiêm trọng
đã gây ra đối với loài người thì chủ nghĩa tư bản cũng có những đóng góp tích
cực đơi với phát triển sản xuất. Đó là:
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng lồi người khỏi "đêm trường
trung cổ" của xã hội phong kiến; đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự
cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa; chuyển sản xuất
nhỏ thành sản xuát lớn hiện đại. Phát triển lực lượng sản xuất. Quá trình phát
triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển manh mẽ
14


với trình độ kỹ thuật và cơng nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ cơng lên kỹ
thuật cơ khí (thời kỳ của C.Mác và V.I. Lênin) và ngày nay các nước tư bản chủ
nghĩa cũng đang là những quốc gia đi đầu trong việc chuyển nền sản xuất của
nhân loại từ giai đoạn cơ khí hóa sang giai đoạn tự động hóa, tin học hóa và
cơng nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghộ là q
trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên
nhiên của con người, đưa nền kinh tế của nhân loại bước vào một thời đại mới:
thời đại của kinh tế tri thức.
Bên cạnh đó, chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuât hàng hóa phát
triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là q trình
xã hội hóa sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân
cơng lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chun mơn hóa
sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các
ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ,... làm cho các quá trình sản xuất phân
tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hộ thống, thành một
q trình sản xuất xã hội. Ngồi ra chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng
công nghiệp đã lần đầu tiên biết tổ chức lao động theo kiểu cơng xưởng, do đó

đã xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nền
nếp, thói quen của người lao động sản xuất nhỏ ữong xã hội phong kiến. Chủ
nghĩa tư bản lần đầu tiẽn trong lịch sử dã thiết lập nên nền dân chủ tư sản, nền
dân chủ này tuy chưa phải là hồn hảo, song so với thể chế chính trị trong các
xã hội phong kiến, nô lệ, vẫn tiến bộ hơn rất nhiều bởi vì nó được xây dựng trên
cơ sở thừa nhận quyền tự đo thân thể của cá nhân.
3.3. Hạn chế của chủ nghĩa tư bản ngày nay
Bên cạnh đóng góp tích cực nói trên, chủ nghĩa tư bản cũng có những hạn
chế về mặt lịch sử. Những hạn chế này được C. Mác và V.I.Lênin đề cập ngay
từ trong lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Trước hết, về lịch sử ra đời của chủ nghĩa tư bản: như Mác đã phân tích,
chủ nghĩa tư bản ra đời gắn liền với quá trình tích lũy ngun thủy của chủ
15


nghĩa tư bản. Thực chất, đó là q trình tích lũy tiền tệ nhờ vào những biện pháp
ăn cướp, tước đoạt đối với những người sản xuất hàng hóa nhỏ và nông dân tự
do; nhờ vào hoạt động buôn bán, trao đổi khơng ngang giá qua đó mà thực hiện
sự bóc lột, nơ dịch đối với những nước lạc hậu.
Cơ sở cho sự tổn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản là quan hệ bóc lột
của các nhà tư bản đối với công nhân làm thuê. Mặc dù so với các hĩnh thức bóc
lột đã từng tồn tại trong lịch sử, bóc lột tư bản chủ nghĩa cũng đã là một sự tiến
bộ, song theo sự phân tích của C. Mác và V.I. Lênin thì chừng nào chủ nghĩa tư
bản cịn tồn tại thì chừng đó quan hệ bóc lột cịn tồn tại và sự bất bình đẳng,
phân hóa xã hội vẫn là điều khơng tránh khỏi.
Kết luận
Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính tồn
cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh
vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ.
Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả

đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp
điều chỉnh, hình thành được khơng ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so
với trước.
Cùng với khủng hoảng kinh tế - tài chính là khủng hoảng năng lượng,
lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thối của
mơi trường sinh thái,... đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại
và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu
dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ
cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản
xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa.
Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính khơng
bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà
khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được
16


một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Vì vậy chúng ta
cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ khơng
phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần
sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải
gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Và chúng ta cần một
hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và
phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ khơng phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải
chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ
nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi.

17




×