Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CẠNH TRANH CÙNG NGÀNH và CẠNH TRANH KHÁC NGÀNH tác ĐỘNG TÍCH cực và TIÊU cực của nó đối với nền KINH tế ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.38 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MẮC – LÊNIN
Học kỳ 2131

Chủ đề 2
CẠNH TRANH CÙNG NGÀNH VÀ CẠNH TRANH KHÁC NGÀNH.
TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA NĨ ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Dương Hoành Oanh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Minh Thư
Lớp: DC102EL01 – 4732

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2021
1


I. Định nghĩa và lí do xuất hiện cạnh tranh
Cạnh tranh bắt đầu xuất hiện khi nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa
phát triển. Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, thể

hiện tiềm lực phát triển của nền kinh tế thị trường và quyết định sự sống còn
của mỗi doanh nghiệp. Theo K.Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh
gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Trong mơi trường làm việc và trong cuộc sống, ai cũng muốn có một công
việc tốt lương cao nhưng không phải ai cũng có được điều đó và vì thế họ
cạnh tranh, ai cũng muốn thu được nhiều lợi nhuận trong quá trình làm ăn nên


ở đâu có lợi nhuận cao thì họ sẽ đầu tư vào mơi trường có tiềm năng đó. Ngoài
ra, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự ra đời những thành tựu về
khoa học kĩ thuật,… đã góp phần vào sự xuất hiện của cạnh tranh.

II. Các loại hình cơ bản của cạnh tranh

1. Cạnh tranh cùng ngành:
“Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh
trong cùng một ngành hàng hóa.”1 Sự cạnh tranh này được thể hiện ở nhiều
mặt như giá cả, địa điểm kinh doanh, dịch vụ, tính năng cụ thể và các mặt khác.
Một ví dụ điển hình có thể nói đến là sự cạnh tranh giữa McDonald’s và Burger
King. Cả hai công ty này đều có những điểm giống nhau là cùng hoạt động
trong một ngành, cung cấp những mặt hàng giống nhau, nhắm vào cùng đối
tượng và dùng các kênh phân phối giống nhau. Kết quả là nếu một trong hai công
ty trở nên yếu thế thì sẽ bị đào thải. Quá trình này xảy ra khơng phải vì lí do nào
khác mà là do quy luật cạnh tranh đã tác động, yêu cầu họ phải đề ra


1 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
2021, tr.73.

2


được những chiến lược kinh doanh nổi bật để tạo nên hình ảnh độc quyền,
thu hút khách hàng về cho mình và tạo ra lợi nhuận.
Bên cạnh đó, cạnh tranh cùng ngành chỉ chấm dứt khi có sự xuất hiện của
sản phẩm độc quyền vì lúc này một doanh nghiệp có được sản phẩm độc quyền
cũng đồng nghĩa với việc họ có quyền lợi độc nhất trong việc cung cấp một mặt
hàng nhất định nào đó, họ có khả năng kiểm soát giá cả sản phẩm và thu được

lợi nhuận tối đa cũng như tránh được việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, điều kiện này không duy trì liên tục mà sẽ bị thay đổi nếu doanh
nghiệp không biết đổi mới, nâng cấp và không đáp ứng được nhu cầu của thị
trường. Vì thế điều này yêu cầu chúng ta phải nắm bắt được xu hướng hợp thời
đại và tâm lí khách hàng, ln sáng tạo và liên tục học hỏi thêm nhiều kiến thức

mới.
Từ đó, chúng ta có thể thấy cạnh tranh cùng ngành là một quá trình đào
thải liên tục và yêu cầu các chủ thể kinh tế phải không ngừng đổi mới đa dạng
các yếu tố. Hơn nữa, phải bảo đảm cạnh tranh một cách lành mạnh, khi chúng ta
có đủ kiến thức, trình độ và kinh nghiệm thì khi đó áp lực cạnh tranh của chúng
ta cũng sẽ giảm bớt. Cái gốc vấn đề nằm ở chỗ ngay từ đầu chúng ta nên chú
trọng vào việc trau dồi kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm khi có cơ hội – đó là
làm tăng giá trị sử dụng của mình và từ đó biến những gì chúng ta đã học và
trải nghiệm được thành lợi thế để cạnh tranh, tạo ra giá trị.

2. Cạnh tranh khác ngành:


“Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh
doanh giữa các ngành khác nhau. Vì vậy, cạnh tranh giữa các ngành cũng trở
thành phương thức để thực hiện lợi ích của các chủ thể thuộc các ngành sản xuất
khác nhau trong điều kiện kinh tế thị trường.”2 Lí do cho việc cạnh tranh khác

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
2021, tr.74.

3



ngành là vì có những ngành cung cấ p cho ta rấ t nhiều lợ i ích và vì nó có tiềm
năng phát triển, lương cao và được vị trí tốt. Ví dụ như theo báo Tuổi trẻ,
ngành Cơng nghệ thông tin hiện nay cần khoảng 80.000 nhân lực/năm. Tốt
nghiệp ngành này chỉ khoảng 32.000 sinh viên và chỉ khoảng 15% trong đó ra
trường đáp ứng được u cầu cơng việc. Chính vì thế, Cơng nghệ thơng tin sẽ
trở thành ngành nghề dẫn đầu xu hướng. Thông tin trên đã khẳng định Công
nghệ thông tin trong tương lai sẽ là ngành nghề được săn đón nhiệt tình, nó
thu hút được những nhà đầu tư và vô số học sinh sinh viên theo học. Thế
nhưng, việc này cũng sẽ dẫn đến tình trạng một khi ngành đã dư số nhân lực
cần thiết thì đầu ra sẽ bị bão hịa. Hơn nữa, khi một ngành này dư thì trong
khi đó ngành khác lại thiếu, thế là quá trình trên sẽ lại là một vịng tuần hồn.
Một điểm đáng lưu ý nữa là cạnh tranh giữa các ngành khác nhau chỉ dẫn
đến sự hình thành lợi nhuận bình quân, bởi vì một khi lợi nhuận bình quân hình
thành thì cạnh tranh khác ngành sẽ tạm dừng. Lúc này tất cả ngành khác nhau
trong thị trường tạo ra một nguồn thu nhập mà không có ngành nào quá chênh
nhau, dẫn đến việc các doanh nghiệp khơng dám mạo hiểm đổi ngành vì dù có
chuyển sang ngành khác thì lợi nhuận thu về cũng khơng khác nhau quá lớn.
Từ những thông tin trên chúng ta rút ra được một bài học thực tiễn rất hữu
dụng. Nếu ta đang bị dao động, bị áp lực vì thu nhập khơng như mong nuốn thì hãy
xem xét lại là bản thân mình. Lí do cần nhìn nhận ở đây là do chúng ta chưa đủ đầu
tư cho nghề vì cơng sức mà ta bỏ ra sẽ được phản ánh lại bằng mức độ thành công
trong nghề. Cái mà ta muốn là thu nhập siêu ngạch chứ không phải thu nhập bình
quân, vì vậy thay vì đổi sang một ngành nào khác, hãy đầu tư nhiều hơn vào
ngành nghề hiện tại. Chúng ta bỏ ra bốn năm đại học khơng phải để chỉ vì lương
khơng cao mà đổi nghề mà chúng ta học bốn năm để có được cái nhìn cho tương
lai, để đột phá bản thân và để có được những kinh nghiệm tri thức quý báu. Hãy
tưởng tượng rằng khi chúng ta chuyển sang một ngành khác liệu ta có thể cạnh tranh
được với những người đã có thâm niên trong nghề khơng. Vì thế thay vì phải bắt
đầu lại như một người mới tại sao ta không đầu tư

4


chắc hơn, sâu hơn vào những gì mình đang có, một khi chúng ta đã
giỏi thì sẽ khơng sợ bị sự cạnh tranh ảnh hưởng nữa.

III. Những tác động tích cực và tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam
1. Tác động tích cực:
Thứ nhất, cạnh tranh giúp thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường, lực lượng sản xuất là một yếu tố khơng thể
thiếu cũng như đóng vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, việc đầu tư phát triển vào máy móc thiết bị, kỹ
thuật, phương pháp làm việc là rất cần thiết. Một khi những yếu tố này phát triển
thì kéo theo đó sẽ là sự tăng lên về kỹ năng cũng như trình độ của cơng nhân.
Hơn nữa, đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo thành động lực phát triển
bản thân, vì nếu như không bắt kịp được những thay đổi của yếu tố kỹ thuật và
những xu hướng công nghệ mới, người lao động sẽ rất khó nắm bắt và thực hiện
cơng việc. Đây là thời đại cơng nghệ 4.0 nên trình độ của người lao động yêu cầu
phải hiểu biết và cập nhật những thơng tin bổ ích. Nói cách khác, nếu không chủ
động thu nạp và nâng cao năng lực ủa mignh thì nguy cơ bị

đào thải rất cao.
Thứ hai, cạnh tranh giúp thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp.
Để tồn tại được trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp khơng thể

khơng cạnh tranh. Nhờ có sự cạnh tranh tác động, các doanh nghiệp không
ngừng đổi mới phương thức làm việc, sản xuất, thay đổi đa dạng các mặt
hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cạnh tranh là một quá trình khốc liệt
đồng thời cũng là một người trợ giúp tuyệt vời. Thơng qua q trình này sẽ
có doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn nhưng cũng sẽ có doanh nghiệp vì

khơng tìm được hướng đi phù hợp mà phá sản.
Thứ ba, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội.


Mục đích của các chủ thể kinh tế là đạt được lợi nhuận tối đa thông qua
việc bán các sản phẩm, vì thế các cơng ty phải biết nắm bắt được xu hướng thị
5


trường, nhu cầu khách hàng cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm, đa
dạn hóa mặt hàng để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.
Thứ tư, cạnh tranh là nền tảng để phân bố nguồn lực hiệu quả.
Theo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: “Tại Diễn đàn, TS. Nguyễn
Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho rằng cạnh tranh là nền tảng, là linh hồn của kinh
tế thị trường, mức độ cạnh tranh càng lớn, càng công bằng càng thể hiện cấp độ
phát triển của thị trường. Đây là động lực của những người tham gia thị trường, kể
cả người tiêu dùng. Cạnh tranh cũng là nền tảng để thúc đẩy phân bố nguồn lực
hiệu quả.” Ngoài những điều kiện yếu tố kỹ thuật quan trọng, việc lựa chọn vị trí,
tài nguyên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, hệ thống chính trị xã hội, thị
trường cũng là những nhân tố rất quan trọng. Vì vậy, để có được những cơ hộ tốt
về nguồn lực trên thì các doanh nghiệp bắt buộc phải cạnh

tranh.

2. Tác động tiêu cực:
Thứ nhất, cạnh tranh dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Vì cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường tự do nên ngành có thu nhập
cao sẽ được đầu tư nhiều hơn, nhưng việc quá nhiều doanh nghiệp đầu tư vào
cùng một ngành sẽ dẫn đến mất cân đối cung cầu. Do đó, cung bị dư thừa và hàng
hóa bị tồn đọng, hai ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế năm

1929-1933 và năm 2008. Mặt khác, khi khủng hoảng kinh tế xảy ra thì những
doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị phá sản, hệ quả dẫn đến là khủng hoảng thiếu, vì khi
này số lượng cung bị giảm và không đủ đáp ứng cho nhu cầu xã hội. Khủng hoảng
thừa và thiếu là nguồn cơn gây nên khủng hoảng kinh tế và cần rất nhiều

thời gian để khắc phục.
Thứ hai, cạnh tranh tác động tiêu cực đến môi trường.


“Theo WWF, nhân loại hiện đang sử dụng vượt quá 50% nguồn tài nguyên
thiên nhiên mà Trái Đất có thể cung cấp. Từ năm 2008, nhân loại đã cần tới 18,2
tỷ héc ta đất nhưng Trái Đất chỉ có 12 tỷ héc ta đất có thể canh tác. Nếu
6


thế giới khơng nhanh chóng thay đổi cách thức sử dụng tài nguyên thì vào năm
2030, ngay cả 2 Trái Đất như hiện nay cũng không thể đáp ứng được nhu cầu.”
Tài nguyên môi trường rất quan trọng đối với việc sản xuất và thu lợi nhuận.

Thế nhưng, để đạt lợi nhuận càng cao thì lượng tài nguyên cần khai thác
càng nhiều, hậu quả gây ra là môi trường không thể phục hồi kịp so với
tốc độ khai thác để tiếp tục sản xuất.
Thêm vào đó, cạnh tranh cũng dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo
Bộ Công thương Việt Nam: “Tình trạng ơ nhiễm mơi trường tiếp tục diễn biến
phức tạp, với nhiều điểm nóng, chất lượng mơi trường nhiều nơi suy giảm mạnh.
Đáng lo ngại, các sự cố môi trường tiếp tục gia tăng nghiêm trọng, nhiều vụ ảnh
hưởng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho cơng tác quản lý
và khắc phục hậu quả. Hầu hết các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản xuất,
kinh doanh đổ thải trộm hoặc do cơng trình xử lý, lưu trữ chất thải gặp sự cố, cháy
nổ, rị rỉ hóa chất, tràn dầu… dẫn đến lượng lớn chất thải chưa qua xử lý xả thải ra

mơi trường.” Những sự cố có thể kể đến như ô nhiễm môi trường biển ở 4 tỉnh ven
biển miền Trung, sự cố Formosa, xác cá chết gây mùi hôi xung

quanh Hồ Tây và nhiều hơn thế nữa. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường, sức khỏe con người mà còn đe dọa trật tự an ninh xã hội.


7


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nxb.

Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.73, 74.
2. Cạnh tranh là nền tảng phân bổ nguồn lực hiệu quả. (2017, ngày 3 tháng 10).

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy xuất từ
/>3. Lợi ích của doanh nghiệp và trách nhiệm với môi trường. (2020, ngày

12 tháng 6). Tạp chí Bộ Cơng thương. Truy xuất từ
/>4. 10 sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong năm 2016. (2016,

ngày 15 tháng 12). Tạp chí điện tử Mơi trường và cuộc sống. Truy xuất
từ
/>

8




×