Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN CẠNH TRANH CÙNG NGÀNH và CẠNH TRANH KHÁC NGÀNH tác ĐỘNG TÍCH cực và tác ĐỘNG TIÊU cực của nó đối với nền KINH tế ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.04 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HOA SEN


TIỂU LUẬN KẾT THÚC MƠN HỌC
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Giảng viên: TS. Dương Hoàng Oanh

CHỦ ĐỀ 4
CẠNH TRANH CÙNG NGÀNH VÀ CẠNH TRANH KHÁC NGÀNH. TÁC
ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN
KINH TẾ Ở VIỆT NAM

LỚP 4161 - HK 2131
NGÀY NỘP: 16/12/2021

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


MỤC LỤC

I. Quy luật cạnh tranh............................................................................................1
II. Cạnh tranh cùng ngành và cạnh tranh khác ngành...........................................2
1. Khái niệm cạnh tranh cùng ngành...............................................................2
2. Khái niệm cạnh tranh khác ngành............................................................... 2
III. Tác động của quy luật cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam....................3
1. Tác động tích cực của quy luật cạnh tranh..................................................3
2. Tác động tiêu cực của quy luật cạnh tranh..................................................6
IV. Kết luận............................................................................................................7


TIEU LUAN MOI download : moi nhat


CHỦ ĐỀ 4:
CẠNH TRANH CÙNG NGÀNH VÀ CẠNH TRANH KHÁC NGÀNH.
TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA NĨ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ Ở

VIỆT NAM
I. Quy luật cạnh tranh.
Quy luật cạnh canh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối
quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hoá.
Quy luật cạnh tranh yêu cầu, khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất
kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác, luôn phải chấp nhận cạnh tranh.
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có
được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thơng qua đó mà thu được
lợi ích tối đa. Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường
càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn.
Thật vậy, mục đích của người sản xuất là thu được lợi nhuận tối đa. Tuy
nhiên, mỗi người lại có điều kiện sản xuất khác nhau (khác nhau về trình độ, số

1

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


vốn, nguồn nguyên liệu, thị trường, thời gian, không gian,...). Để giành giật các
điều kiện thuận lợi cho mình, họ phải cạnh tranh. Hơn nữa, những điều kiện sản
xuất lại ln thay đổi, biến động; do đó cạnh tranh lại khơng ngừng tiếp diễn. Vì
vậy, cạnh tranh là một hoạt động chủ yếu, tất yếu của mỗi chủ thể kinh tế trên
thị trờng nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mình với mục đích tối đa

hố lợi ích, chống lại hoạt động của các đối thủ cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có thể diễn ra giữa các chủ thể trong

2

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


nội bộ ngành, cũng có thể diễn ra giữa các chủ thể thuộc các ngành khác
nhau.
II. Cạnh tranh cùng ngành và cạnh tranh khác
ngành. 1. Khái niệm cạnh tranh cùng ngành.
Cạnh tranh cùng ngành hay còn được gọi là cạnh tranh nội bộ ngành là sự
cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng một ngành hàng hoá. Đây là
một trong những phương thức để thực hiện lợi ích của doanh nghiệp trong cùng
một ngành sản xuất.
Trong cuộc cạnh tranh này có sự thơn tính lẫn nhau. Những doanh nghiệp
chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường, và ngược
lại những doanh nghiệp thua trong cuộc cạnh tranh này phải bắt buộc thu hẹp lại
phạm vi hoạt động thậm chí là dẫn đến phá sản.
2. Khái niệm cạnh tranh khác ngành.
Cạnh tranh khác ngành là sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh

giữa các ngành khác nhau nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất.
Trong cuộc cạnh tranh này các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những
3

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vố từ ngành ít lợi nhuận sang ngành
nhiều lợi nhuận. Sự điều tiết tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này sau một
thời gian nhất định sẽ hình thành nên một sự phân phối hợp lý giữa các ngành
sản xuất, để rồi kết quả cuối cùng là các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành
khác nhau với số vốn như nhau thì chỉ thu được như nhau, nghĩa là sinh ra tỷ
suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.
III.

Tác động của quy luật cạnh tranh đối với nền kinh tế

Việt Nam. 1. Tác động tích cực của quy luật cạnh tranh.
 Thứ nhất, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các chủ thể
sản xuất kinh doanh khơng ngừng tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công
nghệ mới vào sản xuất, từ đó kéo theo sự đổi mới về trình độ tay nghề, tri thức
của người lao động. Kết quả là, cạnh tranh thúc đẩy lực sản xuất xã hội phát
triển hơn.

Ví dụ:

4

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam, để cạnh tranh trên thị trường quốc tế
với các nền nông nghiệp về lúa gạo lớn trên thế giới như là Ấn Độ, Thái Lan,...
thì ở Việt Nam có HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Thuận đã áp dụng và thực
hiện mô hình sản xuất lúa sử dụng phân bón thơng minh và máy cấy lúa tự động
đã đem lại năng xuất cao hơn và đã giúp nâng cao trình độ tay nghề của nông

dân.
Ngành du lịch ở Việt Nam hiện nay là khi du lịch nội địa phát triển dẫn đến
các công ty du lịch - lữ hành cạnh tranh mạnh mẽ lẫn nhau nhằm thu hút khách
hàng về với công ty mình. Do đó, phải dẫn tới việc thay đổi và cải tiến mạnh mẽ
trong các công ty du lịch nội địa. Là nâng cao tay nghề đội ngũ nhân viên phục
vụ, áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật và bổ sung kiến thức đa dạng và
chuyên sâu về văn hoá vùng miền khác nhau. Hơn nữa là kỹ năng marketing và
đặc biệt là trình độ ngoại ngữ. Đó là ví dụ về cạnh canh thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển.
 Thứ hai, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường.

5

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Trong nền kinh tế thị trường, mọi hành vi của mọi chủ thể kinh tế đều hoạt
động trong môi trường cạnh tranh. Hơn nữa, mọi hoạt động của các chủ thể kinh
tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận tối
đa, muốn vậy ngoài việc hợp tác, học cũng cạnh tranh với nhau để có được
những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để thu lợi nhuận cao
nhất. Thông qua đó, nền kinh tế thị trường khơng ngừng được hồn thiện hơn.
Ví dụ:
Khi đất nước ta cịn trong thời kỳ kinh tế bao cấp thì lúc đó các yếu tố thị
trường chưa được hoàn thiện và hệ thống doanh nghiệp nhà nước còn cồng
kềnh, sản xuất kém hiệu quả. Tuy nhiên sau khi chuyển sang kinh tế thị trường
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước phải đối mặt và cạnh tranh với các doanh
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Điều đó dẫn đến doanh
nghiệp nhà nước phải cổ phần hoá, sát nhập hoặc giải thể nhằm để tăng tính hiệu
quả trong sản xuất. Như cơng ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã cổ phần

hoá và chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh. Và hiện nay là một công ty về
6

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


sữa đứng đầu Việt Nam và 1 trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới. Nhờ có sự
cạnh tranh nên nền kinh tế thị trường nước ta thay đổi và phát triển.
 Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các
nguồn lực.
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên
nguyên tắc cạnh tranh để phân bổ vào chủ thể có thể sử dụng hiệu quả hơn cả.
Theo đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh phải thực hiện cạnh tranh để có được
cơ hội sử dụng các nguồn lực để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Ví dụ:
Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về nguồn lao động sản xuất, để thu
hút nguồn lao động sản xuất thì các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về lương
và phúc lợi của công ty nhằm lấy được nguồn lao động giỏi từ doanh nghiệp
khác về cơng ty mình. Hệ quả của việc cạnh tranh này là người giỏi và người có
trình độ cao sẽ được trả cơng xứng đáng.
 Thứ tư, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thoả mãn nhu cầu của xã hội.

7

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Trong nền kinh tế thị trường, mục đích của các chủ thể kinh tế là lợi nhuận
tối đa. Chỉ có những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng lựa chọn
thì mới bán được và do đó người sản xuất mới có lợi nhuận. Vì vậy, những

người sản xuất phải tìm mọi cách tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, dồi dào,
phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ, làm cho nhu cầu của người tiêu dùng và
xã hội được đáp ứng.
Ví dụ:
Hiện tại các cơng ty bán lẻ về mặt hàng công nghệ tại Việt Nam như: Thế
giới di động, FPT, Viễn Thông A, Cellphones,... cạnh tranh với nhau để thu hút
khách hàng đến mua sản phẩm ở cửa hàng của mình. Vì thế họ phải tạo ra nhiều
ưu đãi có lợi cho khách hàng như là:
-

Sự phục vụ, đối xử với khách hàng

-

Về sản phẩm tặng kèm khi mua sản phẩm chính

-

Các phiếu giảm giá, hay chính sách hỗ trợ bảo hành

-

Giá cả cạnh tranh

Đều đó dẫn đến việc thoả mãn nhu cầu và mang lại lợi ích cho người tiêu
8

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



dùng.
2. Tác động tiêu cực của quy luật cạnh tranh.
Khi thực hiện cạnh tranh thiếu lành mạnh, cạnh tranh có thể dẫn tới các tác
động tiêu cực như:
 Một là, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh.
Khi các chủ thể thực hiện các biệ pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí
là các thủ đoạn xấu để tìm kiếm lợi thế sẽ làm xói mịn đến mơi trường kinh
doanh, thậm chí xói mịn giá trị đạo đức xã hội. Do đó, các biện pháp, thủ đoạn
cạnh tranh thiếu lành mạnh cần được loại trừ.
Ví dụ:
Để chạy theo lợi nhuận sẽ có nhiều hoạt động lừa đảo, trốn thuế, hàng giả,
tung tin phá hoại uy tín của đối thủ. Những hành vi tiêu cực này gây tổn hại môi
trường kinh doanh buộc nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế bằng pháp luật,
cơ chế và chính sách. Như cơng ty địa ốc Alibaba đã lừa 6.700 khách hàng bằng
việc bán dự án ma chiếm đoạt tài sản lên đến 2.650 tỷ đồng. Đã bị nhà nước và

9

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


pháp luật trừng trị.
 Hai là, cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Để dành ưu thế trong cạnh tranh, có thể có chủ thể chiếm giữ các nguồn lực
mà khơng phát huy vai trị của các nguồn lực đó trong sản xuất kinh doanh,
khơng đưa vào sản xuất để tạo ra hàng hoá, dịch vụ cho xã hội. Trong những
trường hợp như vậy, cạnh tranh đã làm cho nguồn lực xã hội bị lãng phí.
Ví dụ:
Các hoạt động đầu cơ tích trữ hàng hố, ép giá để kiếm lợi nhuận chênh
lênh. Điển hình như việc đầu cơ tích trữ khẩu trang đầu mùa dịch Covid ở các

cửa tiệm thuốc tây hay những cá nhân riêng lẻ. Hành vi tiêu cực này gây lãng
phí nguồn lực, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người lợi ích xã hội.
 Ba là, cạnh tranh không lành mạnh gây làm tổn hại phúc lợi của xã hội.
Khi nguồn lực bị lãng phí, cạnh tranh khơng lành mạnh đã khiến cho phúc
lợi xã hội bị tổn thất. Thay vì nếu sử dụng hiệu quả, xã hội sẽ có nhiều cơ hội
lựa chọn hơn để thoả mãn nhu cầu. Cho nên, khi các chủ thể sử dụng các biện

10

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, phúc lợi xã hội sẽ bị ảnh hưởng.
Ví dụ:
Các hành vi đe doạ, hành hung đối với các chủ xe tư nhân nhỏ lẻ của các nhà
xe lớn trong lĩnh vực giao thông đường bộ Việt Nam chúng ta hiện nay. Đó là
một hành động cạnh tranh không lành mạnh và gây ảnh hưởng đến phúc lợi xã
hội nước ta.
IV. Kết luận.
Tóm lại có cạnh tranh thì năng xuất sản xuất và lao động được nâng cao hơn.
Dĩ nhiên, bất kỳ vấn đề nào cũng tồn tại hai mặt đó là tiêu cực và tích cực.
Trong đó quy luật cạnh tranh cũng khơng ngoại lệ. Vấn đề của mọi người chính
là nhìn nhận ra tiêu cực và phát huy cái tích cực. Điều này chính là sự mềm dẻo
linh hoạt để cho nền kinh tế Việt Nam tồn tại và phát triển bền vững.

11

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học

khơng chun lý luận chính trị) 2019
2.

Cạnh tranh là gì? Khái niệm của cạnh tranh? Bản chất của cạnh

tranh? ( />3.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

( />
12


TIEU LUAN MOI download : moi nhat



×