Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Chủ trương cổ phần hoá của nhà nước và sự thành công của công ty cổ phần bao bì bia- rượu - nước giải khát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.77 KB, 14 trang )

Tiểu luận Luật
NỘI DUNG
I. CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HOÁ
1. Khái niệm cổ phần hoá
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp Nhà
nước thành công ty cổ phần đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không
cần nắm giữ 11% vốn đầu tư, nhằm tạo điều kiện cho người lao động trong
doanh nghiệp có cổ phẩn làm chủ thực sự doanh nghiệp. Huy động vốn toàn
xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp góp phần tăng
trưởng kinh tế.
2. Các loại hình doanh nghiệp Nhà nước được lựa chọn cổ phần hoá
* Loại doanh nghiệp Nhà nước hiện có, chưa tiến hành cổ phần hoá:
- Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Khi cổ phần hoá những
doanh nghiệp thuộc loại này có mức vốn Nhà nước trên 10 tỷ đồng phải được
Thủ tướng Chính phủ cho phép. Nếu dưới 10 tỷ đồng do Bộ trưởng, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
- Sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ Nhà nước độc quyền kinh
doanh: vật liệu nổ, chất phóng xạ, in bạc và các chứng chỉ có giá, mạng trục
thông tin quốc gia và quốc tế.
* Loại doanh nghiệp nhà nước hiện có, nhà nước cần nắm cổ phần chi
phối, cổ phần đặc biệt khi tiến hành CPH:
- Doanh nghiệp hoạt động công ích trên 10 tỷ đồng
- Khai thác quặng quí hiếm
- Khai thác khoáng sản quy mô lớn.
- Các hoạt động dịch vụ kỹ thuật về khai thác dầu khí
- Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh và hoá dược
- Sản xuất kim loại màu và kim loại quý hiếm quy mô lớn
- Sản xuất điện quy mô lớn, truyền tải và phân phối điện
1
Trần Thu Phương Lớp 717 - MSV: 2002D7816N


Tiểu luận Luật
- Sửa chữa phương tiện bay
- Dịch vụ khai thác bưu chính viễn thông
- Vận tải đường sắt, hàng không, viễn thông
- In, xuất bản, sản xuất rượu, bia, thuốc lá có quy mô lớn.
- Nhà nước đầu tư, Nhà nước cho người nghèo
- Kinh doanh xăng dầu có quy mô lớn
* Các loại doanh nghiệp nhà nước hiện có còn lại đều có thể thực hiện
CPH và áp dụng các hình thức chuyển đổi sở hữu khác trong đó Nhà nước
không giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt.
II. QUÁ TRÌNH CPH
1. Các bước CPH
Bước 1: Chuẩn bị CPH
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi tắt là các
Bộ), các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là UBND tỉnh),
các Tổng công ty 91.
Dựa vào phương án phân loại và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo
chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ và bảng
danh mục doanh nghiệp nhà nước để lựa chọn CPH ban hành kèm theo Nghị
định 44/1998/NĐ-CP ban hành kèm theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày
29/6/1998: Lập danh sách doanh nghiệp nhà nước CPH từng báo cáo Thủ
tướng Chính phủ và gửi cho doanh nghiệp để thực hiện. Riêng các doanh
nghiệp thành viên của Tổng công ty 91, sau khi có ý kiến phê duyệt của Thủ
tướng Chính phủ sẽ tổ chức thực hiện CPH.
2. Các doanh nghiệp nhà nước trong danh sách CPH báo cáo các Bộ,
UBND tỉnh, Tổng công ty 91 dự kiến doanh thu danh sách các thành viên
trong Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp.
3. Các Bộ, UBND tỉnh, Tổng Công ty 91: Quyết định từng doanh
nghiệp CPH trong từng năm và quyết định thành lập Ban đổi mới quản lý tại
doanh nghiệp, thành phần gồm: Giám đốc (hoặc phó giám đốc) làm trưởng

2
Trần Thu Phương Lớp 717 - MSV: 2002D7816N
Tiểu luận Luật
ban, kế toán trưởng uỷ viên thường trực, các trưởng phòng, ban kế hoạch, sản
xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ, kỹ thuật là uỷ viên và mời đồng chí Bí thư
Đảng uỷ (hoặc Chi bộ), Chủ tịch công đoàn tham gia gọi là uỷ viên ban đổi
mới quản lý tại doanh nghiệp và các cán bộ chủ chốt tại các doanh nghiệp sẽ
tiến hành cổ phần hoá.
5. Ban trao đổi mới quản lý tại doanh nghiệp có trách nhiệm tuyên
truyền, giải thích về chủ trương, chính sách cho người lao động
6. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp chuẩn bị tài liệu về:
- Hồ sơ pháp lý khi thành lập doanh nghiệp
- Công nợ, tài sản, nhà xưởng, vật kiến trúc, đang quản lý
- Vật tư hàng hoá ứ đọng, kém, mất phẩm chất đề ra hướng giải quyết.
- Danh sách người lao động của doanh nghiệp đến thời điểm cổ phần
hoá, năm công tác từng người
- Dự toán chi phí cổ phần hoá đến khi hoàn thành Đại hội cổ đông lần
thứ nhất
Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần hoá
7. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp tổ chức kiểm kê tài sản tiền
vốn, công nợ của doanh nghiệp.
Căn cứ số liệu trên sổ sách kế toán và kết quả kiểm kê đánh giá lại giá
trị tài sản của doanh nghiệp, giải quyết vướng mắc tài chính, đề nghị giá trị
thực tế của doanh nghiệp, và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh
nghiệp.
8. Các Bộ, UBND tỉnh, Tổng công ty 91 thống nhất với cơ quan quản lý
vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp về giá trị thực tế của doanh nghiệp,
ra văn bản thoả thuận với Bộ tài chính mức giá này
9. Quyết định giá trị thực tế của doanh nghiệp
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá trị doanh nghiệp có mức vốn

Nhà nước ghi trên sổ kế toán tại thời điểm cổ phần hoá trên 10 tỷ đồng
3
Trần Thu Phương Lớp 717 - MSV: 2002D7816N
Tiểu luận Luật
- Các Bộ, UBND tỉnh, Tổng công ty 91 giá vốn ghi trên sổ sách tại thời
điểm cổ phần hoá từ 10 tỷ đồng trở xuống.
Thời hạn việc xác nhận giá trị doanh nghiệp không quá 30 ngày.
10. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lập phương án cổ phần hoá
doanh nghiệp, dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần.
- Có thể tổ chức Đại hội công nhân viên chức lấy ý kiến về dự thảo
phương án.
- Phổ biến hoặc niêm yết công khai dự kiến nêu trên cùng thảo luận.
- Hoàn thiện phương án trình lên cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
* Bước 3. Phê duyệt và triển khai thực hiện phương án cổ phần hoá.
11. Các Bộ, UBND tỉnh, Tổng công ty 91
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước có giá trị thuộc vốn Nhà nước trên 10
tỷ đồng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quyết định.
- Các Bộ, UBND tỉnh phê duyệt và quyết định đối với doanh nghiệp có
vốn Nhà nước đã quy định từ 10 tỷ đồng trở xuống.
- Các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty 91 có vốn Nhà nước
từ 10 tỷ đồng trở xuống do Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật phê duyệt
12. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp
- Mở rộng đăng ký mua cổ phần của các công ty cổ đông. Đăng ký mua
tờ cổ phiếu tại kho bạc Nhà nước.
- Công khai tình hình tài chính của doanh nghiệp cho đến thời điểm cổ
phần hoá
- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chủ trương bán cổ
phần, bán cổ phần của doanh nghiệp cho cổ đông.
13. Trưởng ban đổi mới quản lý doanh nghiệp triệu tập đại hội cổ đông
lần thức nhất để bầu hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, thông qua điều lệ tổ

chức và hoạt động của công ty cổ phần.
* Bước 4. Ra mắt công ty cổ phần và đăng ký kinh doanh
4
Trần Thu Phương Lớp 717 - MSV: 2002D7816N
Tiểu luận Luật
14. Giám đốc, kế toán trưởng với sự chứng kiến của Ban đổi mới quản
lý tại doanh nghiệp và đại diện cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước bàn
giao cho Hội đồng quản trị công ty cổ phần: lao động, tiền vốn, tài sản. danh
sách, hồ sơ cổ đông và toàn bộ hồ sơ tài liệu, sổ sách của doanh nghiệp.
- Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp bàn giao công việc còn lại (nếu
có) cho Hội đồng quản trị và công bố tự giải thể từ ngày ký biên bản bàn giao.
15. Hội đồng quản trị công ty cổ phần hoàn tất những công việc còn lại.
- Xin khắc con dấu công ty cổ phần, nộp lại con dấu cũ (nếu có)
- Lập bảng kê đề nghị kho bạc tỉnh, thành phố cung cấp cho các cổ
đông tờ cổ phiếu phù hợp với số cổ phần của các cổ đông.
- Tổ chức ra mắt công ty cồ phần: theo các hình thức
- Đăng ký với Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố thuộc Trung ương
nơi doanh nghiệp đóng trụ sở. Hồ sơ đăng ký kinh doanh quy định tại điều 19
nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ.
2. Cổ phần hoá chỉ tiến không lùi
Bộ kiên quyết không để các doanh nghiệp cũng như các Tổng công ty
xin lùi tiến độ cổ phần hoá là 1 trong những biện pháp quan trọng nhất của Bộ
trong kế hoạch đẩy mạnh nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp và bộ
phận doanh nghiệp Nhà nước do Bộ quản lý.
Biện pháp này xuất phát từ thực tế là có một số doanh nghiệp trong kế
hoạch cổ phần hoá vẫn thể hiện né tránh, chần chừ, một số doanh nghiệp
chưa có quyết tâm cao, chưa coi công tác cổ phần hoá là quan trọng, có doanh
nghiệp đã đấu thầu kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp nhưng vẫn xin lùi
thời hạn xác định doanh nghiệp như năm 2003 có công ty Que hàn Việt Đức,
công ty kinh doanh thiết bị công nghiệp hay có công ty đã xác định giá trị

doanh nghiệp nhưng vẫn chậm làm phương án để trình Bộ xét duyệt chuyển
sang công ty cổ phần như công ty may Đông Phương, công ty máy và thiết bị
hoá chất.
5
Trần Thu Phương Lớp 717 - MSV: 2002D7816N

×