Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu trong thời gian qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.21 KB, 31 trang )

Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty sản xuất bao
bì và hàng xuất khẩu trong thời gian qua.
I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ
VÀ HÀNG XUẤT KHẨU HÀ NỘI.
1- Hoàn cảnh ra đời
Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu Hà Nội. Tiền thân là xí nghiệp
thương binh 27/7 Hà Nội.
Được thành lập theo quyết định số 268/CV ngày 22/8/1975 của Uỷ ban
nhân dân Thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ của Công ty là được Thành phố giao cho tiếp nhận số anh chị
em thương binh sau chiến tranh kết thúc. Không đủ điều kiện làm việc trong
các cơ quan Nhà nước (tình trạng sức khoẻ, trình độ văn hoá, tay nghề.. ) của 4
quận, huyện nơi ngoại thành để tổ chức sản xuất làm ra của cải vật chất cho xã
hội và tự nuôi sống bản thân mình. Đồng thời thực hiện chính sách hậu
phương quân đội của Đảng và Nhà nước sau chiến tranh.
Giai đoạn đầu của Công ty sản xuất các mặt hàng dây chun và chỉ khâu
cung cấp cho ngành nội thương và quân đội.
2-Quá trình phát triển.
Từ năm 1987 Nhà nước chuyển nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao
cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước. Công ty được bàn giao tổng tài sản: 280.826.615đồng.
Trong đó tài sản cố định: 164.405.000đồng.
Bao gồm nhà xưởng đã sử dụng trên 15 năm, các máy móc thiết bị được
sản xuất trong nước lạc hậu đã khấu hao gần hết.
Tài sản lưu động: 116.421.615đồng.
Gồm: dụng cụ văn phòng, phụ tùng thay thế, vật rẻ tiền mau hỏng dùng
cho sản xuất dây chun và chỉ khâu. Số trên đã chiếm 2/3 tài sản lưu động, số
còn lại là sản xuất chun, chỉ tồn kho không tiêu thụ được.
Số lao động là thương binh chiếm 70% tổng số lao động của Công ty.
Trong điều kiện cơ sở vật chất rất nghèo nàn, kinh nghiệm quản lý sản xuất


kinh doanh còn ít ỏi lại chưa hiểu biết với cơ chế thị trường là bao nhiêu. Với
những khó khăn trên câu hỏi đầu tiên đặt ra cho Công ty là làm gì đây? để duy
trì cuộc sống cho anh em, làm mặt hàng gì đây cho phù hợp với cơ chế thị
trường và đặc biệt là phù hợp với sức khoẻ của thương binh, nguồn vốn lấy ở
đâu? Đào tạo và hướng dẫn công nghệ sản xuất như thế nào? Các vấn đề đặt
ra ở đây phải mất 3 năm (1988 - 1990) thì Ban lãnh đạo Công ty mới giải
quyết được. Sau khi tiếp cận với thị trường khu vực phía nam và tham khảo tài
liệu khoa học kỹ thuật của một số nước. Ban lãnh đạo Công ty đã định hướng
được mặt hàng để thay thế cho mặt hàng dây chun và chỉ khâu đó là: Sản xuất
các loại bao bì mềm LDPE, HDPE, PP và bao bì hợp Carton sóng có in nhiều
màu sắc, túi xốp siêu thị các loại để phục vụ nhu cầu thị trường.
Tìm hiểu thị trường, định hướng chính xác mặt hàng sản xuất, nắm được
nhu cầu của thị trường và dự đoán cầu trong các năm tới. Công ty đã lập dự
án đầu tư chiều sâu sản xuất các loại bao bì công suất 1.000 tấn/năm và đã
được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Uỷ ban Khoa học Hà nội phê duyệt
dự án vào năm 1992 bằng các nguồn vốn: tự có, vốn vay và vốn ngân sách cấp.
Hàng năm, Công ty đã đầu tư các loại máy móc thiết bị mới hơn có đặc tính kỹ
thuật cao hơn, có năng suất, chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường
phía Bắc và xuất khẩu.
Tháng 5/1992 Công ty được thành lập Doanh nghiệp Nhà nước theo
quyết định số 388 với số vốn pháp định là: 408.037.061đồng.
Trong đó vốn ngân sách cấp: 203.348.037 đống
Gồm: - Vốn hiện vật: 134.821.888 đồng
- Vốn bằng tiền: 50.050.000 đồng
- Vốn xây dựng cơ bản: 18.476.149 đồng.
Do năng lực sản xuất và nhu cầu mất cân đối (cung ít hơn cầu) nên Công
ty vẫn tiếp tục đầu tư vào các năm tiếp theo với các dây chuyền sản xuất và
Công nghệ tương đối hiện đại.
Trong 26 năm qua, Công ty đã trưởng thành về mọi mặt, quá trình phát
triển của Công ty gắn liền với sự đổi mới không ngừng về trình độ quản lý, về

kỹ thuật, công nghệ...
Một niềm vinh dự to lớn đối với quá trình phát triển và trưởng thành của
Công ty là ngày 31/10/1997 Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam Trần Đức Lương đã ký quyết định tặng thưởng danh hiệu "Đơn vị anh
hùng" cho tập thể các bộ công nhân viên của Công ty.
3- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sản xuất
bao bì và hàng xuất khẩu Hà nội trong một số năm gần đây.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Thực hiện Thực hiện So sánh 1999 - 2000
1997 1998 1999 2000 + / - %
1.Giá trị tổng sản
lượng
Triệu đồng 4.999 7.271 9.090 16.614 +7.524 182,77
2. Tổng doanh thu
Triệu đồng 5.154 7.420 12.112 18.614 +6.502 153,68
3.Lợi nhận thuần (lợi
tức sau thuế)
Triệu đồng 378 384 532 638 +106 119,93
4.nộp ngân sách
Triệu đồng 291,7 400 800,9 964,5 +163,6 120,43
5. số lao động
Người 160 180 210 250 +40 119,05
6. thu nhập bìnhquân
Triệu đồng 0,520 0,550 0,715 0,738 +0,023 103,2
7 vốn kinh doanh
Triệu đồng 10.304 11.350 12.302 12.802 +500 104,06
- vốn cố định

Triệu đồng 7.504 7.832 8.622 8.822 +200 102,32
-vốn lưu động
Triệu đồng 2.800 3.518 3.680 3.980 +300 108,15
Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch thị trường và phòng tài chính kế toán Theo
quyết định số 15/TTg ngày 20/10/1992 của Thủ tướng Chính phủ.
Công ty phải trích nộp các khoản sau:
- 50% thuế doanh thu
- 4,8% thuế vốn/năm
Thuế lợi tức 35% được miễn 100% không phải chịu trích nộp. Riêng 50%
thuế doanh thu khi báo cáo quyết toán được cấp trên phê duyệt thì được bổ
sung. Năm 2000 Công ty được cục quản lý vốn công nhận là đơn vị có hoạt
động tài chính lành mạnh không có nợ đọng thuế.
Qua bảng trên ta thấy kết quả hoạt động SXKD của Công ty năm 2000
tăng cao hơn so với năm 1999, cụ thể thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
+ Tổng doanh thu tăng 6.502 triệu đồng (tăng 53,68%)
+ Nộp ngân sách tăng 163,6 triệu đồng (tăng 20,43%)
+ Lợi nhuận sau thuế tăng 106 triệu đồng(tăng 19,93%).
Nhờ đó mà thu nhập bình quân của người lao đọng tăng 23000
đồng/tháng.
Kết quả là do Công ty đổi mới công nghệ, đào tạo con người để có sản
phẩm phù hợp, đáp ứng nhanh nhậy thị trường miền Bắc
II- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ
HÀNG XUẤT KHẨU HÀ NỘI.
1. Đặc điểm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Được liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các đơn vị, cá nhân trong và
ngoài nước để mở rộng sản xuất kinh doanh các mặt hàng bao bì và các sản
phẩm khác của Công ty.
Xuất khẩu các mặt hàng do Công ty sản xuất, nhập khẩu vật tư thiết bị,
phục vụ nhu cầu sản xuất của Công ty và thị trường.
1-1- Kinh doanh: Các mặt hàng phục vụ cho quá trình sản xuất như bao bì

nhựa các loại, bao bì carton sóng phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
1-2- Sản xuất: Công ty xác định sản xuất là chính, là khâu then chốt quyết
định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Sản phẩm bao bì các loại được sản
xuất trên các máy móc tự động, bán tự động của nước ngoài, được chế tạo từ
năm 1993 - 1995. Chủ yếu là máy móc nhập của Đài Loan và Nhật Bản.
2. Cơ sở vật chất: Công ty hiện có 2 cơ sở:
- Cơ sở I: Số 4 đường Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội, chuyên làm văn phòng
và dịch vụ gần 4000 m
2
.
- Cơ sở II: Làng Vàng - xã Cổ Bi - huyện Gia Lâm - Hà Nội làm cơ sở sản
xuất của Công ty hơn 10.000 m
2
.
Cả 2 cơ sở này nhà xưởng tương đối khang trang và đầy đủ tiện nghi.
Công ty hiện có 15 dây chuyền sản xuất bao bì mềm gồm 30 đơn vị máy
với công suất 1.000 tấn/năm trị giá khoảng 7 tỷ đồng Việt Nam.
Ngoài ra Công ty còn có 05 xe vận tải từ 1 đến 5 tấn chuyên chở hàng
cho khách.
3-Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm của Công ty đa dạng, gồm nhiều chủng loại, mẫu mã, kích cỡ
khác nhau.
Trong những năm gần đây sự phát triển của ngành công nghiệp ngày một
tăng góp phần đẩy mạnh sự nghiệp “Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá” đất
nước. Trong đó công nghiệp bao bì đã và đang phát triển mạnh trên thị
trường, ngày nay các nhà sản xuất đã thấu hiểu chuỗi xích tăng giá trị sản
phẩm bao gồm tất cả các khâu đầu vào, chế biến (sản xuất) đầu ra. Marketing,
bán hàng và dịch vụ sau bán là các khái niệm phổ thông trong nền kinh tế thị
trường. Việc đóng gói với bao bì tốt, đẹp là một việc vô cùng quan trọng trong
các khâu hoạt động này. Bao bì, đóng gói đẹp hấp dẫn sẽ tăng được giá trị

háng hoá, vì nó không những có tính năng bảo quản mà nó còn có tính năng
thẩm mỹ cho hàng hoá. Bao bì có tính quảng cáo rất lớn, thu hút sự chú ý ban
đầu của người mua, tăng sự tín nhiệm của khách hàng và tạo uy tín cho nhà
sản xuất. Thực tế cho ta thấy hàng hoá với bao bì đẹp sẽ bán được với giá cao
hơn.(khi cùng một chất lượng bên trong) hoặc sẽ thu hút được nhiều khách
hàng hơn (khi cùng một giá cả). Đây chính là sự phản ánh của hành vi khách
hàng trong nền kinh tế hàng hoá. Các nhà sản xuất hàng tiêu dùng đã nhận
thức rõ điều đó, nên đã có rất nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm và dùng nhiều
loại bao bì, đóng gói đẹp từ nhiều chất liệu khác nhau. Đây chính là cơ hội tốt
cho ngành công nhiệp bao bì phát triển.
Trong những năm gần đây túi bọc, gói bọc bằng bao bì nhựa mềm đã xuất
hiện nhiều ở nước ta. Việc dùng những túi này đã trở thành thói quen của
người bán, hàng hoá gói bọc bằng nilon mỏng trở thành thị hiếu của mọi
người. Đây là những loại túi nhẹ, khối tích nhỏ, không thấm nước, mức độ
trong suốt có thể in hoa hoặc chữ... có thể điều chỉnh tuỳ loại hàng, khách hàng.
Do đó nó rất tiện lợi cho nhà sản xuất kinh doanh và người mua sắm hàng.
Thực tế sử dụng những loại bao bì túi này chúng có những ưu điểm sau:
- Hình thức đẹp, trang nhã với các mẫu in đa dạng trên đó có thể truyền
đạt cho người sử dụng nhiều thông tin về sản phẩm bên trong như: thành
phần, đặc tính, cách sử dụng, bảo quản...
- Chất liệu và kích cỡ bao bì phù hợp với từng loại sản phẩm, giữ được các
đặc tính của sản phẩm bên trong như: giòn, khô, bền...
- Thời gian bảo quản sản phẩm lâu nhờ các đặc tính cách nhiệt, chống
ẩm, cản ánh sáng... nhờ vậy sản phẩm được bảo quản tốt trong thời gian vận
chuyển.
- Đáp ứng được yêu cầu khắt khe về vệ sinh thực phẩm và tránh độc hại.
Nhiều loại màng mỏng cho phép người mua nhìn được hàng bên trong, có thể
nhận biết được loại hàng. Mặt khác còn tăng được tính hấp dẫn cho sản phẩm.
Túi nilon mỏng ngày càng được dùng nhiều, càng được đa dạng hoá về
chất liệu, kiểu dáng, chất lượng và công năng. Nó được làm túi xách, bao gói

khi bán hàng và cũng như làm bao bì bảo quản được đóng cố định với sản
phẩm từ trong xưởng sản xuất, túi nilon được dùng cho công nghiệp chế biến
thực phẩm, làm bao gói cho các loại hàng đóng gói như: bánh, mứt, kẹo, mì
chính, chè, đường... cho ngành dệt và may mặc sẵn: túi bọc quần áo, chăn màn..
cho mọi ngành sản xuất khác kể cả điện tử và chế tạo máy (làm túi gói các linh
kiện, chi tiết.... ) cùng với sự tăng trưởng kinh tế, sự nhận thức của người tiêu
dùng, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong nền kinh tế thị trường, bao bì
đóng gói luôn được quan tâm cải tiến kế cả kiểu dáng lẫn chất lượng, mẫu
mã...
4- Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Công ty đã tìm hiểu thị trường, định hướng chính xác mặt hàng sản xuất,
nắm được nhu cầu của thị trường và dự đoán cầu trong các năm tới. Công ty
đã lập dự án đầu tư chiều sâu sản xuất các loại bao bì công suất 1000 tấn/năm
và đã được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Uỷ ban Khoa học Hà Nội phê
duyệt dự án vào năm 1992 bằng các nguồn vốn: tự có, vốn vay và vốn ngân
sách cấp, hàng năm Công ty đã đầu tư các loại máy móc thiết bị mới hơn có
đặc tính kỹ thuật cao hơn, có năng suất, chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị
trường phía Bắc và xuất khẩu.
Trong cơ chế thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều tổ chức, Doanh
nghiệp tư nhân cùng sản xuất chung một loại mặt hàng. Vì vậy tính cạnh tranh
cao.
Công ty nhanh chóng đổi mới lĩnh vực tổ chức quản lý điều hành sản
xuất cho phù hợp với điều kiện hoạt động, mở rộng quy mô, phạm vi kinh
doanh. Để thực hiện được sản lượng kế hoạch của các năm vấn đề mấu chốt là
phải khai thác và mở rộng thị trường.
Xác định chiến lược về thị trường, có các biện pháp phối hợp tốt trong
quá trình tiếp thị để mở rộng thị trường và tạo thế cạnh tranh. Công ty phải
mở rộng hợp tác với các cơ quan, đơn vị bạn hàng, mở rộng mạng lưới tiêu
thụ sản phẩm ra các tỉnh phía Bắc.
Liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước. Tạo nguồn đầu

vào và đầu ra vững chắc.
5- Đặc điểm về tổ chức sản xuất
Quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm được khép kín thành một chuỗi mắt
xích tại các khâu: thời gian ngắn, sản phẩm của Công ty sản xuất đơn giản, gọn
nhẹ khi sản phẩm được hoàn thành thì nhập kho có xác nhận của thủ kho.
Sơ đồ1;Quá trình sản xuất của sản phẩm túi nilon mỏng.
Đơn đặt h ngà
Hợp đồng ký kết
Thiết kế mẫu
Cắt dán đáy túi
In
Thổi m ngà
Tất cả các quy trình trên đều được làm trên máy móc hiện đại. Sản phẩm
làm ra đạt chất lượng cao, tiết kiệm tối đa hao phí vật tư, hạn chế tối đa gây ô
nhiễm môi trường.
6- Đặc điểm về bộ máy quản lý:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty là tổng hợp các bộ phận khác nhau
có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá, được giao
những trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm
thực hiện các chức năng quản trị.
Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý của Công ty
KCS đóng gói Đột quai túi
Sản phẩm
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KH - TT
PHÒNG T I VÀ Ụ
PHÒNG TC - HC
PHÒNG KỸ THUẬT
PH N XÂ ƯỞNG

TẠO HẠT
PH N XÂ ƯỞNG PPPH N XÂ ƯỞNG
HD
PH N XÂ ƯỞNG
LD
PH N XÂ ƯỞNG
CARTON SÓNG
Chức năng nhiệm vụ: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty có dạng cơ cấu
trực tuyến hợp cơ cấu này hình thành từ việc kết hợp cơ cấu tổ chức trực
tuyến nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của từng loại
hình tổ chức riêng biệt.
Lãnh đạo Công ty là một Giám đốc, là người chỉ huy cao nhất trong Doanh
nghiệp là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước tập thể cán bộ công
nhân viên chức trong Doanh nghiệp về mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, quản lý và sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất, cải
thiện và không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên chức, là
người đại diện pháp nhân của Doanh nghiệp trong việc thực hiện đường nối
chính sách pháp lệnh của Nhà nước.
Giúp việc Giám đốc có các Phó giám đốc là người được Giám đốc uỷ quyền
cao nhất trong việc tổ chức và điều hành quản trị Doanh nghiệp từ khâu tổ
chức sản xuất đến quá trình sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm. Phó giám đốc
là người trực tiếp chỉ huy các trưởng ngành và thường là người có quyền cao
nhất thay mặt cho Giám đốc quyết định những vấn đề liên quan đến sản xuất
và báo cáo tình hình công việc cho Giám đốc.
Bộ máy của công tư được hình thành từ hai tuyến
- Tuyến chức năng: gồm các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho
Giám đốc ở từng lĩnh vực:
+ Phòng hành chính tổ chức: Điều hành nhân sự, tổ chức đào tạo cán bộ,
tổ chức thi tay nghề... công tác hành chính văn phòng...
+ Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ xây dựng phương án về tài chính,

tổ chức các quyết định về tài chính, quản lý vốn, phản ánh các hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
+ Phòng kế hoạch thị trường: Xây dựng các kế hoạch gồm:
Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Dự thảo các hợp đồng mua bán vật tư và tiêu thụ sản phẩm
Các hoạt động Marketing, tìm kiếm và mở rộng thị trường.
Chịu trách nhiệm trong công tác đối ngoại, quan hệ ngoại giao với khách
hàng, quan hệ xuất nhập khẩu trực tiếp.
+ Phòng kỹ thuật: Trực tiếp tham giai quản lý máy móc, thiết kế, chất
lượng sản phẩm, nghiêm cứu và đầu tư chiều sâu... tổ chức sản xuất nhằm đảm
bảo cho sản xuất hoạt động có chất lượng và hiệu quả cao nhất.
- Tuyến dọc (trực tuyến): bao gồm các phân xưởng dưới sự lãnh đạo
của Giám đốc.
Các phân xưởng thực hiện nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh của Công ty.
7. Đặc điểm về lao động
Bảng 2: Bảng về cơ cấu lao động
Chỉ tiêu Đơn vị tính 1999 2000
Tổng số lao động của Công ty Người 210 250
Trong đó:
1- Số thương binh Người 115 100
Tỉ lệ % 54,76 40
Con em thương binh và người
ngoài
Người 95 150
Tỉ lệ % 45,24 60
2- Theo giới tính
- Nam Người 179 215
Tỉ lệ % 85,24 86
- Nữ Người 31 35
Tỉ lệ % 14,76 14

3- Theo độ tuổi
- Dưới 30 Người 42 75
Tỉ lệ % 20 30
- Từ 31 đến 45 Người 153 160
Tỉ lệ % 72,86 64
Trên 45 Người 15 15
Tỉ lệ % 7,14 6
4- Theo trình độ
- Đại học và trên đại học Người 6 8
Tỉ lệ % 2,85 3,2
- Trung cấp và cao đẳng Người 10 10
Tỉ lệ % 4,76 4
- Phổ thông Người 194 232
Tỉ lệ % 92,38 92,8
5- Tính chất lao động
- Trực tiếp lao động Người 194 232
Tỉ lệ % 92,38 92,8
- Gián tiếp lao động Người 16 18
Tỉ lệ % 7,62 7,2
Qua bảng cơ cấu lao động trên ta thấy tổng số lao động của năm sau cao
hơn năm trước 40 người. Điều này cho thấy Công ty hoạt động có hướng mở
rộng hơn.
Số thương binh có giảm 15 người nhưng số con em thương binh và người
ngoài tăng 55 người qua đó ta thấy lực lượng lao động trẻ có sự bổ sung lớn
cho Công ty.
Lao động chủ yếu của Công ty là Nam, năm 1999 có 179 người chiếm
85,24 % ; năm 2000 có 215 người chiếm 86%.
Phần lớn lao động từ độ tuổi 31 đến 45 năm 1999 có 153 người chiếm
72,86%, năm 2000 có 160 người chiếm 64% còn lao động trẻ dưới 30 đã tăng
so với năm 1999.

- Cán bộ công nhân viên có trình độ Đại học: 8 người chiếm 3,2% ở năm
2000 tăng 2 người so với năm 1999.
- Cán bộ công nhân viên có trình độ trung cấp 10 người chiếm 4%, về số
tuyệt đối thì không tăng so với năm trước.
- Số còn lại là lao động phổ thông chủ yếu là con em thương binh trình độ
văn hoá 12/12, tăng lên 38 người so với năm trước.
- Số anh en thương bệnh binh trình độ văn hoá chủ yếu hết cấp II.
Thời trai trẻ các anh phải lên đường cầm súng đánh Mỹ. Khi đất nước hoà
bình các anh từ chiến trường trở về, lại phải lo sản xuất tự nuôi bản thân mình
và gia đình mình (vì trợ cấp của Nhà nước quá ít ỏi, không đủ trang trải cho
cuộc sống hàng ngày).

×