Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

ô nhiễm không khí tại tp.hồ chí minh nguyên nhân và biện pháp giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 118 trang )

HUTECH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

TÔ THỊ THÚY HẰNG

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU



LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ NGÀNH: 60 85 01












TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
HUTECH
CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM





Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Hưng


Cán bộ chấm nhận xét 1:


Cán bộ chấm nhận xét 2:

Luận văn thạc só được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM
ngày . . tháng . . . năm 2011
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc só gồm:
1. TS.
2. TS.
3. TS.
4. TS.
5. TS.
Xác nhận của Chủ tòch Hội đồng đánh giá LV và Khoa quản lý chuyên ngành sau khi
luận văn đã được sửa chữa (nếu có).






Chủ tòch Hội đồng đánh giá LV Khoa quản lý chuyên ngành
HUTECH
TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM


PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
_______________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
TP. HCM, ngày… tháng… năm 2011
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TÔ THỊ THÚY HẰNG Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 05 – 01 -1979 Nơi sinh: Bình Đònh
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG MSHV: 0981081010
I. TÊN ĐỀ TÀI:
“Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU”


II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Tìm nguyên nhân và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí ở Thành phố Hồ
Chí Minh.
2. Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Tổng quan về phát tán và giảm thiểu ô nhiễm không khí trong hoạt động sản xuất
công nghiệp và đường giao thông.
4. Nguyên cứu tình hình sản xuất và vấn đề môi trường không khí của một số nhà
máy gây ô nhiễm chính trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Lập bảng đồ phân bố nồng độ chất ô nhiễm từng khu vực.
6. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho Thành phố Hồ Chí Minh.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ____/____/ 2011


IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 11 / 07 / 2011

V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. HOÀNG HƯNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Học hàm, học vò, họ tên và chữ ký) (Học hàm, học vò, họ tên và chữ ký)




PGS. TS. HOÀNG HƯNG
HUTECH

LỜI CÁM ƠN


Trước tiên tôi xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến Quý thầy, cô trong khoa
Công Nghệ Môi Trường & Công Nghệ Sinh Học - Trường Đại Học Kỹ Thuật Công
Nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Các thầy, cô đã truyền đạt vô vàn kiến thức quý báu để tôi có
được những kiến thức như ngày hôm nay.

Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy giáo - PGS. TS. Hoàng Hưng,
thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn
này.

Trong suốt quá trình khảo sát, thu thập số liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu, tôi
đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của nhiều tổ chức, đơn vò, các nhân. Tôi thật là cảm
kích, bằng cả tấm lòng tôi xin được gởi lời cám ơn đến:
* Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn – Khu Vực Nam Bộ
* Phòng Tài Nguyên Môi Trường – Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

* Tập thể Nhà máy Nhiệt Điện Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
* Viện Môi Trường và Tài Nguyên – Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh

Cám ơn các bạn trong lớp Cao Học Công Nghệ Môi Trường 09SMT đã có những
trao đổi, góp ý, phản biện thẳng thắn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Những sự giúp đỡ của các bạn về mặt chuyên môn và những khích lệ luôn là nguồn động
lực rất lớn để tôi có thể hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến mọi người trong gia đình đã tạo
nhiều điều kiện để tôi có được cơ hội học tập trong suốt thời gian qua cũng như sự hỗ trợ
về vật chất, tinh thần nhằm giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Trân trọng!

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07/ 2011
Học Viên


Tô Thò Thúy Hằng


HUTECH
Trang ii
Luận Văn Thạc Só
MỤC LỤC

Trang:
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮØ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG iix
DANH MỤC HÌNH VẼ ix

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1

MỞ ĐẦU 2
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TP. HỒ CHÍ MINH 5
1.1.1. Vò trí, đòa hình 5
1.1.2. Đòa chất - Thủy văn 5
1.1.3. Khí hậu – Thời tiết 7
1.1.3.1. Bức xạ mặt trời 7
1.1.3.2. Nhiệt độ. 8
1.1.3.3. Chế độ gió. 8
1.1.3.4. Chế độ mưa 9
1.1.3.5. Độ ẩm không khí 10
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI TP. HỒ CHÍ MINH 12
1.2.1. Dân số – lao động. 12
1.2.2. Cơ sở hạ tầng 13
1.2.2.1. Hệ thống giao thông. 13
1.2.2.2. Truyền Thông 14
1.2.2.3. Kinh tế 15

1.3. TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 16
1.3.1. Ô nhiễm không khí 16
1.3.2. Các nguồn ô nhiễm không khí. 18
1.3.3. Ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp 19
HUTECH
Trang iii
Luận Văn Thạc Só
1.3.3.1. Ô nhiễm do đốt nhiên liệu 19
1.3.3.2. Ô nhiễm không khí từ quy trình công nghệ sản xuất 20
1.3.4. Tác hại của ô nhiễm không khí 21
1.3.4.1. Tác động đối với con người và động vật 22
1.3.4.2. Tác động đối với thực vật 22
1.3.4.3. Tác động đối với vật liệu 22
1.3.4.4. Tác động đối với môi trường 23
1.4. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TÁN CHẤT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ NGUỒN
ĐIỂM CAO 23
1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát tán chất ô nhiễm. 23
1.4.1.1. Các yếu tố về nguồn thải. 24
1.4.1.2. Các yếu tố khí tượng 25
1.4.1.3. Ảnh hưởng của đòa hình đối với sự phát tán chất ô nhiễm 27
1.4.1.4. Ảnh hưởng của công trình xây dựng với sự phát tán ô nhiễm 28
1.4.1.5. Ảnh hưởng điều kiện thời tiết đến độ ổn đònh của khí quyển. 29
1.4.2. Tình hình sử dụng mô hình toán để mô phỏng sự phát tán chất ô nhiễm
không khí trên thế giới và trong nước 29
1.4.2.1. Trên thế giới. 29
1.4.2.2. Trong nước 30
1.5. TỔNG QUAN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 31
1.5.1. Biện pháp di dời các nhà máy ô nhiễm. 31
1.5.2. Biện pháp giảm thiểu tại nguồn 31
1.5.2.1. Thay đổi nhiên liệu sử dụng. 31

1.5.2.2. Sử dụng chất phụ gia 32
1.5.2.3. Thay đổi quy trình công nghệ. 32
1.5.2.4. Điều chỉnh chế độ vận hành hợp lý, phù hợp với thiết bò. 32
1.5.3. Biện pháp xử lý cuối đường ống 32
1.5.3.1. Xử lý bụi. 33
1.5.3.2. Xử lý khí. 34
1.5.4. Kiểm soát ô nhiễm không khí do giao thông 35
1.5.5. Giải quyết vấn đề ách tắc giao thông đô thò 36

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 37
2.1. GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI TP.HCM 37
2.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY ĐIỂN HÌNH GÂY Ô
NHIỄM KHÔNG KHÍ. 43
2.2.1 Hiện trạng sản xuất của Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên I 43
2.2.1.1. Nguồn nguyên liệu, nhiên liệu 43
2.2.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất của Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên I 44
2.2.2. Hiện trạng sản xuất của Nhà Máy Nhiệt Điện Thủ Đức 46
2.2.3. Hiện trạng sản xuất của Nhà Máy Thép Thủ Đức. 48
2.2.3.1. Nguồn nguyên liệu, nhiên liệu 48
2.2.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất của Nhà Máy Thép Thủ Đức 49
HUTECH
Trang iv
Luận Văn Thạc Só
2.2.4. Hiện trạng sản xuất của Nhà Máy Điện Chợ Quán. 52
2.3. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY NHIỄM KHÔNG KHÍ TP.HCM. 53
2.3.1. Ô nhiễm không khí do sản xuất công nghiệp. 53
2.3.1.1. Các nguồn ô nhiễm không khí của Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên I 56
2.3.1.2. Các nguồn ô nhiễm không khí của Nhà Máy Nhiệt Điện Thủ Đức 57
2.3.1.3. Các nguồn ô nhiễm không khí của Nhà Máy Thép Thủ Đức. 59
2.3.2. Ô nhiễm môi trường không khí do nguồn giao thông vận tải 60

2.4. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP 63
2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN KHUẾCH TÁN CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
VÀO MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỪ CÁC ỐNG KHÓI. 63
2.5.1. Phương pháp Gauss 63
2.5.1.1. Chất thải dạng khí. 64
2.5.1.2. Chất thải là dạng bụi. 66
2.5.2. Giới thiệu chương trình 68
2.6. CÁC THÔNG SỐ ĐẦU VÀO VÀ KẾT QUẢ TÍNH PHÁT TÁN CHẤT Ô
NHIỄM KHÔNG KHÍ. 68
2.6.1. Các thông số về nguồn thải 68
2.6.1.1. Vò trí các ống khói 68
2.6.1.2. Chiều cao, đường kính ống khói, nhiệt độ, vận tốc và lưu lượng khí
thải. 69
2.6.1.3. Tải lượng các chất ô nhiễm. 70
2.6.2. Các yếu tố về khí tượng 70
2.6.3. Nhóm yếu tố về đòa hình và các công trình kiến trúc xung quanh 71
2.6.4. Kết quả tính toán phát tán nồng độ chất ô nhiễm trên mặt đất 72
2.7. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ MÁY GÂY
LÊN CHẤT LƯNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ. 72
2.7.1. Đánh giá ô nhiễm bụi. 72
2.7.2. Đánh giá ô nhiễm SO
2
. 74
2.7.3. Đánh giá ô nhiễm NO
2
76
2.7.4. Đánh giá ô nhiễm CO. 78
2.8. KHÍ THẢI GIAO THÔNG 81

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM

KHÔNG KHÍ TP.HCM 84
3.1. HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM
KHÔNG KHÍ CỦA CÁC NHÀ MÁY 84
3.1.1. Hiện trạng và đánh giá biện pháp xử lý ô nhiễm không khí tại Nhà Máy
Xi Măng Hà Tiên I 84
3.1.1.1. Hiện trạng xử lý ô nhiễm không khí tại NM Xi Măng Hà Tiên I 84
3.1.1.2. Đánh giá biện pháp xử lý ô nhiễm không khí của Nhà Máy Xi Măng
Hà Tiên I. 85
3.1.2. Hiện trạng và đánh giá hệ thống xử lý ô nhiễm không khí tại Nhà Máy
Nhiệt Điện Thủ Đức 86
HUTECH
Trang v
Luận Văn Thạc Só
3.1.2.1. Hiện trạng xử lý ô nhiễm không khí tại NM Nhà Máy Nhiệt điện Thủ
Đức. 86
3.1.2.2. Đánh giá biện pháp xử lý ô nhiễm không khí của Nhà Máy Nhiệt
Điện Thủ Đức. 86
3.1.3. Hiện trạng và đánh giá biện pháp xử lý ô nhiễm không khí tại Nhà Máy
Thép Thủ Đức. 87
3.1.3.1. Hiện trạng xử lý ô nhiễm không khí tại Nhà Máy Thép Thủ Đức. 87
3.1.3.2. Đánh giá biện pháp xử lý ô nhiễm không khí của Nhà Máy Thép Thủ
Đức. 88
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ MÁY 88
3.2.1. Di dời các nhà máy bò ô nhiễm 89
3.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn. 89
3.2.3. Xây dựng hệ thống xử lý khí thải. 90
3.2.4. Lựa chọn biện pháp thích hợp 92
3.2.5. Phát triển công nghiệp xanh. 94
3.2.6. Về xây dựng. 94

3.3. BIỆN PHÁP CHO CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG. 94
3.3.1. Công tác giám sát môi trường không khí 94
3.3.2. Kiểm tra khói thải của xe. 95
3.3.3. Biện pháp sử dụng nhiên liệu sạch 95
3.3.4. Quan trắc chất lượng không khí 95
3.3.5. Về giáo dục 96

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 87
1. KẾT LUẬN 97
2. KIẾN NGHỊ 98
3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 102

HUTECH
Trang vii
Luận Văn Thạc Só
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CEFINEA: Trung tâm Công nghệ – Môi trường
Cty: Công ty
Ctv: Cộng tác viên
DO: Diesel Oil
FO: Fuel Oil.
MW: Megawatt.
NM: Nhà máy.
Kwh: Kilowatt giờ.
QCVN: Qui chuẩn Việt Nam.
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh.

TS: Tiến só.
XN: Xí nghiệp.
HUTECH
Trang viii
Luận Văn Thạc Só
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Phân bố bức xạ từng tháng tại trạm Tân Sơn Nhất (năm 2010).
Bảng 1.2: Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất (năm 2010)
Bảng 1.3: Hướng gió chủ đạo và tốc độ gió tại trạm Tân Sơn Nhất (năm 2010).
Bảng 1.4: Lượng mưa trung bình hàng năm đo tại trạm Tân Sơn Nhất (năm 2010).
Bảng 1.5: Độ ẩm tương đối không khí từng tháng tại trạm Tân Sơn Nhất (năm 2010) .
Bảng 1.6: Tổng hợp các yếu tố khí tượng đặc trưng tháng tại thành phố Hồ Chí Minh
(năm 2010).
Bảng 1.7: Các chất ô nhiễm đặc trưng cho từng ngành sản xuất.
Bảng 2.1: Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí của một số nhà máy ở thành phố
Hồ Chí Minh.
Bảng 2.2: Thống kê số lượng xe tại thành phố Hồ Chí Minh (số liệu năm 2010).
Bảng 2.3: Lượng nhiên liệu tiêu thụ trong giao thông đường bộ 2010 (lít/ngày).
Bảng 2.4: Tải lượng ô nhiễm theo lượng nhiên liệu bán ra năm 2009 (tấn/năm)
Bảng 2.5: Tải lượng ô nhiễm theo lượng nhiên liệu bán ra năm 2010 (tấn/năm)
Bảng 2.6: Lưu lượng xe giờ cao điểm trên một số đường chính tại Tp Hồ Chí Minh.
Bảng 2.7: Nồng độ các chất ô nhiễm tại một số điểm trong Tp Hồ Chí Minh
Bảng 2.8: Thống kê số lượng phương tiện vận chuyển ở thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.9: Nguyên nhiên liệu và hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất.
Bảng 2.10: Nguồn nguyên nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất.
Bảng 2.11: Nồng độ bụi trong các công đoạn sản xuất của NM Xi Măng Hà Tiên I.
Bảng 2.12: Tải lượng bụi tại 3 ống khói được CEFINEA đo đạc.
Bảng 2.13: Tải lượng chất ô nhiễm trong các ống khói NM Nhiệt Điện Thủ Đức.
Bảng 2.14: Tải lượng các chất ô nhiễm trong ống khói thoát khí của lò hồ quang.

Bảng 2.15: Tải lượng các chất ô nhiễm trong ống khói thoát khí thải của các lò cán
nhà máy thép Thủ Đức.
Bảng 2.16: Công thức tính toán các hệ số σ
y,
σ
z
ở khu vực thành phố.
HUTECH
Trang ix
Luận Văn Thạc Só
Bảng 2.17: Các cấp độ ổn đònh của khí quyển theo Pasquill.
Bảng 2.18: Tọa độ ống khói các nhà máy.
Bảng 2.19: Thông số vật lý các ống khói.
Bảng 2.20: Tải lượng các chất ô nhiễm của các nguồn thải cao một số nhà máy.
Bảng 2.21: Điều kiện khí tượng trung bình vào ban ngày từng tháng.
Bảng 2.22: Điều kiện khí tượng trung bình vào ban đêm trong hai mùa.
Bảng 2.23: Độ cao đòa hình, chiều cao và rộng của tòa nhà công trình kế cận.
Bảng 2.24: Nồng độ bụi cực đại và khoảng cách đến nguồn tính từ tâm vùng biểu
diễn.
Bảng 2.25: Nồng độ SO
2
cực đại và khoảng cách đến nguồn tính từ tâm vùng biểu
diễn.
Bảng 2.26: Nồng độ NO
2
cực đại và khoảng cách đến nguồn tính từ tâm vùng biểu
diễn.
Bảng 2.27: Nồng độ CO cực đại và khoảng cách đến nguồn tính từ tâm vùng biểu
diễn.
Bảng 2.28: Nồng độ các chất ô nhiễm tại một số điểm trong Tp Hồ Chí Minh

Bảng 2.29: Tổng hợp nồng độ bụi (tấn/km
2
/tháng) trong năm 2010.
Bảng 3.1: Đánh giá các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
HUTECH
Trang x
Luận Văn Thạc Só
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sông Sài Gòn, đoạn qua trung tâm thành phố và bán đảo Thủ Thiêm
Hình 1.2: Hệ thống ô nhiễm không khí
Hình 1.3: Luồng khói lan truyền khi gặp vật cản đồi núi.
Hình 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất của Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên I.
Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất vỏ bao tại Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên I.
Hình 2.3: Nhà máy Nhiệt Điện Thủ Đức.
Hình 2.4: Sơ đồ công nghệ sản xuất điện bằng dầu FO, DO.
Hình 2.5: Quy trình công nghệ dây chuyền luyện thép tại Nhà máy thép Thủ Đức.
Hình 2.6: Sơ đồ khối dây chuyền công nghệ đúc liên tục 2 dòng.
Hình 2.7: Sơ đồ dây chuyền công nghệ cán thép.
Hình 2.8: Nhà máy Nhiệt Điện Chợ Quán.
Hình 2.9: Nhà máy thải khí thải ra môi trường.
Hình 2.10: Lượng xe đông đúc tại Cầu Sài Gòn.
Hình 2.11: Biểu đồ nồng độ bụi cực đại các tháng trong năm
Hình 2.12: Biểu đồ nồng độ bụi cực đại các mùa trong năm
Hình 2.13: Nồng độ SO
2
cực đại các tháng trong năm
Hình 2.14: Nồng độ SO
2
cực đại các mùa trong năm
Hình 2.15: Nồng độ NO

2
cực đại các tháng trong năm
Hình 2.16: Nồng độ NO
2
cực đại các mùa trong năm
Hình 2.17: Nồng độ CO cực đại các tháng trong năm
Hình 2.18: Nồng độ CO cực đại các mùa trong năm
Hình 2.19: Khí thải ôtô, xe máy là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm
không khí tại TP.HCM.
Hình 2.20: Nồng độ bụi cực đại các tháng trong năm 2010
Hình 2.21: Bản đồ TP.HCM – nồng độ các chất ô nhiễm trọng điểm một số nút giao
thông.
HUTECH
Trang xi
Luận Văn Thạc Só
Hình 2.22: Bản đồ cụm Khu công nghiệp Phước Long – nồng độ một số nhà máy gây
ô nhiễm.
Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ xử lý bụi của Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên I.
Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống thoát khí thải Nhà máy Nhiệt Điện Thủ Đức.
Hình 3.3: Sơ đồ xử lý khí thải của lò hồ quang điện Nhà Máy Thép Thủ Đức.
Hình 3.4: Sơ đồ hệ thống thiết bò xử lý khói thải do đốt nhiên liệu.
Hình 3.5: Sơ đồ thiết bò hấp thụ 2 cấp xử lý khí SO
2

HUTECH
Trang 1
Luận Văn Thạc Só
TÓM TẮT LUẬN VĂN



Trong luận văn này tập trung nghiên cứu vấn đề “ô nhiễm không khí ở
Thành phố Hồ Chí Minh”. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chính là
các hoạt động sản xuất từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, xí nghiệp
chưa có hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường không khí xung quanh.

Bên cạnh phát thải như nêu trên thì phát thải từ hoạt động giao thông cũng là
một trong những tác nhân gây ô nhiễm không khí. Lượng phương tiện giao thông
ngày càng tăng, loại hình phương tiện thô sơ, chất lượng nhiên liệu, mạng lưới giao
thông, … làm gia tăng phát thải các chất ô nhiễm. Nhất là vào các giờ cao điểm khi
mà một lượng phương tiện lớn tập trung tại một khu vực nhỏ và đồng thời xả thải thì
nồng độ các chất ô nhiễm tăng lên rất cao.

Để góp phần quản lý và bảo vệ môi trường không khí cho Thành phố Hồ Chí
Minh thì cần phải nguyên cứu nguyên nhân ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất và
các phương tiện giao thông trong thành phố, từ đó đề xuất những biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường không khí.


ABTRACT


This study investigated the air pollution problem in Ho Chi Minh City. The
main sources could be the production of industrial parks, export processing zones,
factories; and enterprises with no air exhaust treatment system before discharge into
the ambient air.

Besides emission sources as mentioned above, vehicular exhaust was also one
of the factor causing of air pollution. The amount of vehicles increases, using
primitive vehicles, fuel quality, and network traffic, increased emissions of
pollutants. Particular in rush hour, the level of pollutants rose high because the large

amount of vehicular concentrated in small area and exhausted at the same time.

To order to manage and protect the air environment in Ho Chi Minh City, the
possible emission sources causing air pollution should be studied, from which feasible
methods proposed to reduce air pollution.
HUTECH
Trang 2
Luận Văn Thạc Só
MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành mối quan tâm
lớn của nhân loại, đặc biệt ở những thành phố có hoạt động sản xuất công nghiệp
phát triển. Các hoạt động sản xuất công nghiệp một mặt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
nhưng mặt khác lại làm gia tăng các tác động xấu đến môi trường, nhất là môi trường
không khí.

Thành Phố Hồ Chí Minh là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế lớn nhất ở
nước ta, nơi tập trung khoảng 25% năng lực sản xuất công nghiệp và 1/3 sản lượng
công nghiệp cả nước nên lượng khí thải vào môi trường hàng năm cũng rất lớn. Phần
lớn các nhà máy xí nghiệp chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm không khí hoặc có nhưng
hoạt động không có hiệu quả và mang tính chất đối phó. Bên cạnh đó, với đặc điểm
của một nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chất sản xuất nhỏ, công
nghiệp lạc hậu…, nên ngày càng thải vào môi trường sống một khối lượng bụi, hơi khí
độc và mùi hôi khổng lồ, gây ảnh hưởng không những cho công nhân trực tiếp sản
xuất mà ngay cả dân cư khu vực lân cận cũng chòu ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra còn
có các phương tiện giao thông công cộng ít hoặc không thuận tiện cho việc đi lại của
nhân dân cùng với hiện trạng quy hoạch về mạng lưới các tuyến đường không đáp
ứng nhu cầu rất cao của thực tế đã góp phần rất lớn gây ô nhiễm môi trường không

khí ở thành phố. Đặc biệt là vào giờ cao điểm thường gây ra kẹt xe đôi khi tới 3 hoặc
4 giờ liền.

Để góp phần quản lý và bảo vệ môi trường cho Thành Phố Hồ Chí Minh thì
cần phải nghiên cứu nguyên nhân ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất và các
phương tiện giao thông trong thành phố, từ đó đề xuất những biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường. Do vậy, đề tài “Ô nhiễm không khí ở Thành phố Hồ Chí Minh
– nguyên nhân và biện pháp giảm thiểu” là cần thiết và cấp bách nhằm khống chế
HUTECH
Trang 3
Luận Văn Thạc Só
ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng – xây dựng Thành Phố Hồ Chí
Minh trở thành một thành phố văn minh, xanh, sạch và phát triển bền vững cả về
kinh tế lẫn môi trường.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.

Tìm nguyên nhân và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí ở Thành
Phố Hố Chí Minh (tập trung chính tại Quận Thủ Đức).

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Để hoàn tất đề tài này, các phương pháp sau đây được chọn:
+ Phương pháp tham khảo tài liệu.
+ Tổng quan về ô nhiễm không khí qua các nguồn tài liệu có sẵn trong và ngoài
nước.
+ Các tạp chí chuyên ngành về xây dựng, môi trường, năng lượng, nhiệt…
+ Các báo cáo đánh giá tác động môi trường của một số nhà máy ô nhiễm chính
trong thành phố.
+ Phương pháp điều tra và thu thập số liệu.

+ Phương pháp phân tích và đánh giá.
+ Lập bản đồ phân bố nồng độ chất ô nhiễm từng khu vực.
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu dựa trên cơ sở tài liệu đã thu thập được
và kết quả đánh giá ô nhiễm không khí để đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm phù
hợp với điều kiện thực tế.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

Để đáp ứng mục tiêu đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
+ Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của Thành Phố Hồ
Chí Minh.
HUTECH
Trang 4
Luận Văn Thạc Só
+ Tổng quan về phát tán và giảm thiểu ô nhiễm không khí trong hoạt động sản xuất
công nghiệp, và đường giao thông.
+ Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Nghiên cứu tình hình sản xuất và vấn đề môi trường không khí của một số nhà máy
gây ô nhiễm chính tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
+ Lập bảng đồ phân bố nồng độ chất ô nhiễm từng khu vực.
+ Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thành Phố Hồ Chí Minh.

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.

* Ý nghóa khoa học:
Với mục đích đánh giá ô nhiễm không khí của Thành Phố Hồ Chí Minh và đề xuất
biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí thích hợp cho thành phố.

* Ý nghóa thực tiễn:
- Xác đònh được khu vực ô nhiễm cụ thể nhằm giúp cho các nhà quản lý có chiến lược

quy hoạch và phát triển vùng sản xuất hợp lý trong quá trình công nghiệp hóa và đô
thò hóa của Thành Phố Hồ Chí Minh. Người quản lý có thể xây dựng được bản đồ
hiện trạng ô nhiễm không khí, xác đònh các nguồn nhạy cảm do những nguồn thải
trong khu vực gây ra. Từ đó người quản lý có thể quy hoạch, điều chỉnh loại hình sản
xuất cho từng khu vực nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường phù hợp với điều kiện của các
nhà máy trong Thành Phố Hồ Chí Minh.

6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.

Đề tài chỉ tập trung vào các nhà máy xí nghiệp và đường giao thông gây ô nhiễm
không khí chính của Thành Phố Hồ Chí Minh (tập trung chính tại Quận Thủ Đức).
HUTECH
Trang 5
Luận Văn Thạc Só
CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
1.1.1. Vò trí, đòa hình.

Thành Phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10
0
10' – 10
0
38' Bắc và 106
0
22' – 106

0
54'
Đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông
Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Ròa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam
giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, nằm ở miền Nam - Việt Nam. Thành Phố Hồ Chí
Minh cách Hà Nội 1.730 (km) theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển đông
50 (km) theo đường chim bay. Với vò trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành
Phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy
và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long, đòa hình Thành Phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng
cao nằm ở phía Bắc – Đông bắc là một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen
kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở Quận 9. Ngược lại
vùng trũng nằm ở phía Nam – Tây Nam và Đông nam thành phố, có độ cao trung
bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần Quận
Thủ Đức, Quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và Quận 12 có độ cao trung bình khoảng 5
mét tới 10 mét.

1.1.2. Đòa chất - Thủy văn.

Đòa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích
Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần
Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt
HUTECH
Trang 6
Luận Văn Thạc Só
động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất
xám. Với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4% diện tích thành phố, đất xám ở
Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng

và hiếm hơn là đất xám gley.


Hình 1.1: Sông Sài Gòn, đoạn qua trung tâm Thành Phố và bán đảo Thủ Thiêm

Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn, Thành
Phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch đất đa dạng. Sông Đồng Nai bắt
nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng
45.000 (km
2
). với lưu lượng bình quân 20 – 500 (m
3
/s), hàng năm cung cấp 15 (tỷ
m
3
) nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của Thành Phố. Sông Sài
Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí
Minh, với chiều dài 200 (km) và chảy dọc trên đòa phận thành phố dài 80 (km). Sông
Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 (m
3
/s), bề rộng tại thành phố khoảng
225 (m) đến 370 (m), độ sâu tới 20 (m).

Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông
ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông
Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông
HUTECH
Trang 7
Luận Văn Thạc Só
bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường

thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố
Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chòt: Láng The, Bàu Nông, Rạch
Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc – Thò Nghè, Bến Nghé, Lò
Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Đôi… . Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ
Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chòu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của
biển Đông, thủy triều thâm nhập sâu vào nhiều nơi đã gây nên những tác động xấu
tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.

1.1.3. Khí hậu – Thời tiết.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí
Minh có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt.

1.1.3.1. Bức xạ mặt trời.

Vùng nằm trong vành đai nội chí tuyến nên có lượng bức xạ phong phú và
tương đối ổn đònh. Tổng lượng bức xạ trung bình năm vào khoảng 140 (kcal/cm).

Cường độ bức xạ cực đại vào tháng 3 ứng với mùa khô sau đó giảm dần trong
mùa mưa và đạt cực tiểu vào tháng 6 và tháng 7 như trong bảng 1.1.

Bảng 1.1: Phân bố bức xạ từng tháng tại trạm Tân Sơn Nhất (năm 2010)
Tháng
Bức xạ tổng cộng
(Kcal/cm
2
)
Tháng
Bức xạ tổng cộng
(Kcal/cm

2
)
1 12,2 7 8,9
2 15,2 8 9,6
3 16,0 9 9,9
4 14,5 10 10,0
5 11,1 11 10,3
6 8,9 12 10,4
Nguồn: Trung tâm Khí tượng - Thủy văn phía Nam

HUTECH
Trang 8
Luận Văn Thạc Só
Tổng số giờ nắng trong năm khoảng từ 2.000 – 2.200 (giờ). Vào các mùa khô
trong ngày có đến 10 – 13 (giờ) có nắng và giảm xuống ở các tháng mùa mưa trung
bình 4 – 5 (giờ) mỗi ngày, số giờ nắng trong ngày là 6,3 (giờ/ngày).

1.1.3.2. Nhiệt độ.

Nhiệt độ tại khu vực tương đối điều hòa. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào
khoảng 27
0
C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 do ảnh hưởng xa
của áp cao lục đòa biến tính kết hợp với lưỡi áp cao Thái Bình Dương với nhiệt độ
trung bình khoảng 25 – 26
0
C. Thời kỳ nóng nhất của Thành Phố là vào các tháng 3,
4, 5 do ảnh hưởng của hệ thống rãnh áp thấp nóng phía Tây, trong đó tháng 4 là
tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình 29,1
0

C.

Biên độ giao động nhiệt giữa các tháng rất nhỏ, chênh lệch nhiệt độ trung bình
giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3
0
C được thể hiện rõ trong bảng 1.2

Bảng 1.2: Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất (năm 2010)
Tháng Nhiệt độ (
0
C) Tháng Nhiệt độ (
0
C)
1 25,9 7 27,4
2 26,8 8 27,3
3 28,0 9 27,1
4 29,1 10 26,9
5 28,7 11 26,6
6 27,7 12 26,0
Nguồn: Trung tâm Khí tượng - Thủy văn phía Nam

1.1.3.3. Chế độ gió.
Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh chòu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là
Tây – Tây Nam và Đông – Đông Bắc. Gió Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào mùa
mưa, gió Đông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô.

Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh còn chòu ảnh hưởng của gió tín phong có
hướng Nam – Đông Nam.

HUTECH

Trang 9
Luận Văn Thạc Só
Tốc độ gió trung bình hàng năm của khu vực này là 2,5 (m/s) với hướng gió và
tốc độ gió trung bình hàng tháng tại khu vực được trình bày trong bảng 1.3.

Bảng 1.3: Hướng gió chủ đạo và tốc độ gió tại trạm Tân Sơn Nhất (năm 2010)
Tháng Hướng gió Tốc độ gió (m/s)
1 Đông Nam 2,1
2 Đông Nam 2,0
3 Đông Nam 2,0
4 Đông Nam 2,0
5 Đông Nam 2,4
6 Tây Nam 3,0
7 Tây Nam 3,1
8 Tây Nam 3,0
9 Tây Nam 2,8
10 Đông Nam 2,5
11 Đông Bắc 2,3
12 Đông Bắc 2,1
Nguồn: Trung tâm Khí tượng - Thủy văn phía Nam

1.1.3.4. Chế độ mưa.

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên lượng mưa trung bình hàng năm lớn
từ 1.800 – 2.000 mm và có hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt có tác động chi
phối môi trường cảnh quan sâu sắc.

Mùa mưa bắt đầu trong khoảng tháng 5 và kết thúc trong khoảng tháng 11
nhưng có khi kết thúc vào tháng 12, đây là những tháng tập trung lớn lượng mưa trong
năm (chiếm khoảng 93% - 96% lượng mưa năm). Lượng mưa tháng 5 tăng nhanh gấp

4 lần so với tháng 4 là do gió mùa Tây Nam đã bắt đầu hoạt động. Sau tháng 5, lượng
mưa tiếp tục tăng do đây là giai đoạn gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh mẽ. Vào
cuối tháng 7 đầu tháng 8 thường xảy ra các đợt khô hạn kéo dài. Sự bất thường tạo
nên hai đỉnh mưa, một đỉnh chính vào tháng 7 và một đỉnh phụ vào tháng 9. Tháng
11, lượng mưa giảm nhiều so với tháng 10, do đây là thời điểm chuyển mùa mưa sang
mùa khô. Tháng 3 là giai đoạn chuyển tiếp giữa mùa khô sang mùa mưa nên lượng
mưa tăng rất nhanh (gấp đôi so với tháng trước). Lượng mưa trong tháng 4 chủ yếu là
sự bộc phát của gió mùa Tây Nam.

HUTECH
Trang 10
Luận Văn Thạc Só
Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có lượng mưa khá thấp, lượng mưa
trung bình tháng lớn nhất tập trung vào tháng 12, đạt khoảng 50 mm (bằng ¼ so với
tháng 11), thậm chí có tháng lượng mưa chỉ khoảng 5 mm hoặc hoàn toàn không có
mưa , thường tập trung vào tháng 1 và tháng 2. Khoảng cuối tháng 3 thường xuất hiện
những cơn mưa rào vào chiều tối do nhiệt độ hoặc do các nhiễu động nhỏ trong đới
gió đông hoặc do lưỡi cao áp lạnh tăng cường.

Bảng 1.4: Lượng mưa trung bình hàng năm đo tại trạm Tân Sơn Nhất (năm 2010)
Tháng
Lượng mưa trung bình
(mm)
Tháng
Lượng mưa trung bình
(mm)
1 11 7 306
2 6 8 279
3 12 9 296
4 52 10 285

5 205 11 146
6 283 12 37
Nguồn: Trung tâm Khí tượng – Thủy văn phía Nam

1.1.3.5. Độ ẩm không khí.

Độ ẩm tương đối của không khí trong khu vực dao động từ 75 – 86%, cao vào
mùa mưa khoảng 83 – 87% và thấp vào mùa khô từ 71 – 74 %. Các tháng có độ ẩm
trung bình cao nhất là các tháng 9 và tháng 10 với độ ẩm là 86%, các tháng có độ ẩm
nhỏ nhất là tháng 2 và tháng 3 có độ ẩm trung bình khoảng 71%.

Bảng 1.5: Độ ẩm tương đối không khí từng tháng tại trạm Tân Sơn Nhất (năm
2010)
Tháng
Độ ẩm tương đối
(%)
Tháng
Độ ẩm tương đối
(%)
1 73,8 7 84,2
2 71,1 8 84,5
3 71,0 9 86,0
4 73,7 10 85,1
5 80,7 11 81,7
6 83,7 12 77,8
Nguồn: Trung tâm Khí tượng – Thủy văn phía Nam
HUTECH
Trang 11
Luận Văn Thạc Só
Bảng 1.6: Tổng hợp các yếu tố khí tượng đặc trưng tháng tại Tp.HCM (năm 2010)

Tháng
Các yếu tố
1 2 3 4 5 6
Nhiệt độ trung bình tháng 27,3 28,4 29,4 30,3 31,3 29,3
Nhiệt độ cao nhất tháng 35 36.2 37.5 37.8 38.5 38.2
Ngày xuất hiện 29 13 17 26 31 01
Nhiệt độ thấp nhất tháng 21.1 24.0 23.9 26.3 26.5 25.1
Nhiệt
độ
0
C
Ngày xuất hiện 20 11 11 20 01 15(2)

Tháng
Các yếu tố
7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ trung bình tháng 28.3 27.9 28.6 27.5 27.2 27.4
Nhiệt độ cao nhất tháng 35.2 35.0 35.7 34.7 34.1 34.4
Ngày xuất hiện 08(2)

27(2)

23 08 16 16
Nhiệt độ thấp nhất tháng 24 24 23.5 22 22.7 21.8
Nhiệt
độ
0
C
Ngày xuất hiện 25 23(3)


12 31 05 26
Tháng
Các yếu tố
1 2 3 4 5 6
Độ ẩm trung bình tháng 71 70 68 70 70 76
Độ ẩm cao nhất tháng 97 91 90 87 87 93
Ngày xuất hiện 20 25 24(2)

06(3)

01 15
Độ ẩm thấp nhất tháng 40 37 28 36 39 46
Độ ẩm
(%)
Ngày xuất hiện 01 15 16 24 31 01
Tháng
Các yếu tố
7 8 9 10 11 12
Độ ẩm trung bình tháng 79 80 76 79 79 73
Độ ẩm cao nhất tháng 96 94 94 97 94 94
Ngày xuất hiện 21 14(3)

28 10 29(2)

11(2)

Độ ẩm thấp nhất tháng 52 49 42 46 52 38
Độ ẩm
(%)
Ngày xuất hiện 10 25 23 23 10(2)


25
Tháng
Các yếu tố
1 2 3 4 5 6
Tốc độ gió trung bình tháng 1 1 1 1 1 1
Hướng gió thònh hành SE SE SE SE SE NW
Tốc độ 7 8 7 8 7 7
Ngày xuất hiện 05(2)

06(2)

06(2)

07(2)

14 02(2)

Gió
(m)
Gió
mạnh
nhất
Hướng gió tương ứng SE E E S SE W


HUTECH
Trang 12
Luận Văn Thạc Só
Tháng

Các yếu tố
7 8 9 10 11 12
Tốc độ gió trung bình tháng 1 1 1 1 0 0
Hướng gió thònh hành SW NW NW NW NW SE
Tốc độ 6 8 8 5 6 5
Ngày xuất hiện 10(2)

09 16 02(8)

04(2)

07(4)

Gió
(m)
Gió
mạnh
nhất
Hướng gió tương ứng SE W NW SW N W
Nguồn: Trung tâm Khí tượng – Thủy văn phía Nam


1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
1.2.1. Dân số – Lao động.

Tính đến cuối năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.416.429 (người),
gồm 1.824.822 (hộ dân), trong đó: 1.509.930 (hộ) tại thành thò và 314.892 (hộ) tại
nông thôn, bình quân 3,93 (người/hộ). Dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ
năm 1999 – 2009 dân số thành phố tăng thêm 2.125.709 (người), bình quân tăng hơn
212.000 (người/năm), tốc độ tăng 3,54 (%/năm), chiếm 22,32% số dân tăng thêm của

cả nước trong vòng 10 năm.

Với 572.132 (người), tương đương với dân số một số tỉnh như: Quảng trò, Ninh
Thuận, quận Bình Tân có dân số lớn nhất trong số các quận cả nước. Tương tự, huyện
Bình Chánh với 420.109 (người) là huyện có dân số lớn nhất trong số các huyện cả
nước. Trong khi đó huyện Cần Giờ với 68.846 (người), có dân số thấp nhất trong số
các quận, huyện của thành phố. Không chỉ là thành phố đông dân nhất Việt Nam,
quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh còn hơn phần lớn các thành phố lớn, thủ
đô ở châu Âu ngoại trừ Moscow và London. Theo số liệu thống kê năm 2009, có
khoảng 83,32% dân cư sống trong khu vực thành thò. Thành phố Hồ Chí Minh có gần
một phần ba là dân nhập cư từ các tỉnh khác.

Cơ cấu dân tộc, người Kinh với 6.699.124 (người) chiếm 93,52% dân số thành
phố, tiếp theo là người Hoa với 414.045 (người) chiếm 5,78% còn lại là các dân tộc
Chăm 7.819 (người), Khmer 24.268 (người) …. Tổng cộng có đến 52/54 dân tộc được
công nhận tại Việt Nam có người cư trú tại thành phố (chỉ thiếu dân tộc Bố Y và

×