Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

PHÂN TÍCH HÀNH VI TIÊU DÙNG TRONG DU LỊCH CỦAA KHÁCH NHẬT và các CHÍNH SÁCH MARKETING để THU hút THỊ TRƯỜNG KHÁCH NHẬT CHO CÔNG TY VIETRAVEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
VIỆN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU DU LỊCH
------

PHÂN TÍCH HÀNH VI TIÊU DÙNG TRONG DU LỊCH CỦA KHÁCH
NHẬT VÀ CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING ĐỂ THU HÚT THỊ
TRƯỜNG KHÁCH NHẬT CHO CÔNG TY VIETRAVEL

MÔN: HÀNH VI TIÊU DÙNG TRONG DU LỊCH
GVHD: PHẠM THỊ MỸ LINH
LỚP: MKT 424 SE
SVTH:
1. Phạm Hà Khuê Tú 5280
2. Hồ Viết Dũng 6489
3. Nguyễn Thị Thu Nga 6720
4. Nguyễn Thị Tuấn Trân 6672
5. Mai Ngọc Ánh 6430
6. Phạm Văn Tin 6717
7. Đinh Hùng Vỹ 6673
8. Đinh Thị Băng Tâm 6446
9. Bùi Hoàng Oanh 5630
10. Lê Nguyễn Hùng Lâm 1999
Đà Nẵng, Ngày 5 Tháng 8 Năm 2021


MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU……………….……………………………………………………......1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIETRAVEL……………………………….2


1.1. Quá trình hình thành và phát triển……………………………………………...2
1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn và cốt lõi giá trị……………………………………………4
1.3. Các lĩnh vực kinh doanh, hệ thống sản phẩm dịch vụ………………………….6
1.4. Nguồn lực……………………………………………………………………...12
1.4.1. Cơ cấu tổ chức…………………………………………………………...12
1.4.2. Nguồn nhân lực………………………………………………………….13
1.5. Các giải thưởng tiêu biểu của Vietral………………………………………….13

PHẦN 2: PHÂN TÍCH HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH NHẬT….15
2.1. Mục đích chuyến đi của người Nhật…………………………………………..15
2.2. Thời gian chuyến đi……………………………………………………………15
2.3. Các loại hình thức chuyến đi…………………………………………………..16
2.4. Khả năng chi tiêu………………………………………………………………16
2.5. Yêu cầu về các dịch vụ của khách Nhật……………………………………….17
2.6. Sở thích, thói quen và phong cách du lịch Nhật Bản………………………….19

PHẦN 3: ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH MARKETING THU HÚT KHÁCH
NHẬT TẠI DOANH NGHIỆP VIETRAVEL………………………………21
3.1. Lựa chọn thị trường……………………………………………………………21


3.2. Xây dựng sản phẩm mới……………………………………………………….22
3.2.1. Chương trình chi tiết……………………………………………………..23
3.2.2. Chương trình hồn chỉnh………………………………………………...24
3.3. Giá và chiến lược về giá……………………………………………………….29
3.4. Hệ thống kênh phân phối………………………………………………………32
3.5. Hoạt động truyền thông, cổ động……………………………………………...34
3.6. Quan hệ công chúng…………………………………………………………...39

KẾT LUẬN……………………………………………………………………….....40



1

LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển mạnh và chiếm vị trí
quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia. Việt Nam được biết đến với nhiều
danh lam thắng cảnh nổi tiếng, được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
như vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, phố cổ Hội An hay Thánh Địa Mỹ Sơn....
Bên cạnh đó, thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam một hệ thống bãi biển dài và đẹp tạo
nên nhiều bãi tắm đẹp như Biển Mỹ Khê, Nha Trang, Sầm Sơn, Đồ Sơn, Cửa Lị… Vì
vậy mà Việt Nam đã, đang là điểm đến lý tưởng của bạn bè, du khách quốc tế.
Từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của Covid 19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả
các ngành kinh tế của Việt Nam cũng như của nhiều nước trên thế giới bao gồm cả
ngành du lịch. Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đã làm kiệt quệ các nền kinh tế, trong
đó du lịch khơng thể phát triển được, khách du lịch trong nước và thế giới cũng không
thể đi đâu.
Cho đến khi dịch bệnh được kiểm sốt, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các chương
trình, phương án phục vụ du khách, thúc đẩy ngành du lịch dịch vụ nhanh chóng trở lại
như trước kia. Do đó, Vietravel đã nghiên cứu đầy đủ về nhu cầu du lịch của du khách,
đặc biệt là khách Nhật – một thị trường khách tuy khó tính nhưng quen thuộc – thu hút
đến Việt Nam. Vietravel đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động
xúc tiến cho công ty bằng cách chọn đề tài này để làm dự án thu hút khách du lịch.


2

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIETRAVEL
1.1. Quá trình hình thành và phát triển


Hình 1.1: Nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp Vietravel
Vietravel là một trong những công ty lữ hành đầu tiên tại Việt Nam, Vietravel là nhà
cung cấp dịch vụ tour trọn gói, tổ chức các sự kiện chuyên nghiệp nhất hiện nay. Ngày
20/12/1995, Công ty du lịch và tiếp thị Giao Thông Vận Tải trực thuộc bộ Giao Thông
Vận Tải Vietravel ra đời trên cơ sở của trung tâm dịch vụ tiếp thị và dịch vụ đầu tư.
Được thành lập và phát triển từ năm 1995 đến nay, công ty Vietravel không ngừng lớn
mạnh và khẳng định vị trí thương hiệu của mình khơng chỉ ở phạm vi trong nước mà
còn mở rộng ra các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ngày 01/01/2014, Vietravel chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Du lịch và
Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel).
Hiện nay, Công ty Vietravel có 30 văn phịng, trung tâm, chi nhánh trong cả nước.
Địa chỉ trụ sở chính: 190 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: Fax: +84 (8) 8299142
Email:
Website:
Thị trường chính: Tồn cầu


3

Lĩnh vực kinh doanh chính: Du lịch nội địa (Domestic), Du lịch nước ngoài
(Outbound). Du lịch phục vụ khách quốc tế (Inbound).
Từ khi bắt đầu thành lập Vietravel ln tìm cách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
trên thị trường nhằm tăng uy tín của cơng ty đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
* Giai đoạn 1992-1995 - Tiền thân là Trung tâm Tracodi Tour thuộc T ổng Công ty
Đầu tư phát triển GTVT (Tracodi). Năm 1995 Trung tâm chính thức phát triển thành
doanh nghiệp độc lập với tên gọi là Công ty Du lịch và Tiếp thị GTVT (Vietravel), trực
thuộc Bộ Giao thông Vận tải.
* Giai đoạn 1995-2000:
Giai đoạn này, Vietravel mở rộng thị trường, thành lập chi nhánh tại các địa phương

lớn miền Trung và miền Bắc, đồng thời tham gia các Hiệp hội Du lịch trên thế giới.
* Giai đoạn 2001-2005:
Công ty đã chuyển trụ sở chính tại Thành Phố Hồ Chí Minh, thành lập các phịng
kinh doanh trụ sở chính. Vietravel được cơ quan quản lý du lịch các nước Thái Lan,
Malaysia ghi nhận sự đóng góp.
* Giai đoạn 2006-2010:
Cơng ty thành lập chi nhánh tại các tỉnh lớn trên cả nước và đưa ra nhiều sản phẩm,
dịch vụ du lịch mới.
Năm 2010, chuyển đổi thành Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và tiếp thị giao
thông vận tải Việt Nam-Vietravel công ty đã trách nhiệm hữu hạn một thành viên du
lịch và tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam Vietravel.
* Giai đoạn 2011- đến nay:
Năm 2012: Công ty tiếp tục tái cơ cấu các phòng ban nghiệp vụ và mở rộng các đơn
vị kinh doanh bán lẻ. Công ty bước đầu thực hiện theo mơ hình Vietravel năm bằng việc
tập trung hoạt động theo cơ cấu vùng: Vietravel miền Tây Nam Bộ, Vietravel miền Đông
Nam Bộ, Vietravel miền Trung, Viettravel miền Bắc, Viettravel quốc tế với sự điều hành
từ các đầu mối của vùng và chịu sự quản lý của chủ sở chính.
Năm 2014: Cơng ty chính thức chuyển từ hình thức sở hữu nhà nước sang mơ hình
cơng ty cổ phần khơng cịn vốn của nhà nước. Đây là giai đoạn quan trọng, đánh dấu sự


4

thay đổi về cách quản lý, năng động hơn và linh hoạt hơn trong thị trường có nhiều thay
đổi như ngành dịch vụ du lịch, làm cơ sở để công ty định hướng trong việc duy trì và
phát triển Viettravel trong tương lai. Ngày 21/1/2014, Công ty được chuyển đổi thành
công ty cổ phần du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam Vietravel.
Năm 2017: Công ty mở mới chi nhánh Thanh Hóa và văn phịng cơng ty tại Singapore
Vietravel là cơng ty duy nhất đảm trách tồn bộ công tác vận chuyển phục vụ hội nghị
cấp cao APEC 2017.

Năm 2018: Công ty mở mới chi nhánh tại Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Long
An.
Năm 2019: Cơng ty mở mới chi nhánh Thái Nguyên, Hải Dương, Vĩnh Long và văn
phòng tại Thái Lan. Vietravel được giáo hội phật giáo Việt Nam ủy thác công tác hậu
cần phục vụ cho sự sự kiện đại lễ Phật Đản liên hiệp quốc 2019- Vesak2019.
Năm 2020: Vietravel chính thức ra mắt hãng Hàng không Vietravel Airlines. Và
chuyển đổi thành công ty TNHH Hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airline).
Vietravel sở hữu đội tàu bay mới và đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, Vietravel khai thác
mạng đường bay phủ khắp Việt Nam.
Ngày 19/1/2021: Vietravel Airlines bắt đầu mở bán chính thức các chuyến bay
thương mại.
1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi
* Tầm nhìn: “Đưa Vietravel Holdings trở thành một giá trị cốt lõi trong cuộc sống
của người dân Việt Nam.”
Vietravel Holdings đã ghi dấu ấn của mình với thông điệp “Nâng tầm giá trị cuộc
sống”. Những giá trị mà cơng ty ln nỗ lực hướng đến đó là: Giá trị mới mẻ, giá trị
lòng tin và giá trị vượt trội.
* Sứ mệnh: “NGƯỜI TIÊN PHONG”
Trung thành với triết lý “Khách hàng là trung tâm”, Vietravel ln hồn thành tốt
nhất sứ mệnh phục vụ để mỗi chuyến đi không chỉ là kỳ nghỉ hồn hảo mà cịn đem đến
cảm xúc thăng hoa cho từng du khách. Bên cạnh việc xây dựng mạng lưới chi nhánh
rộng khắp cả nước và thế giới, Vietravel còn chú trọng phát triển các lĩnh vực liên quan


5

đến du lịch nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của du khách. Trong năm qua, Vietravel cho
ra đời và phát triển mạnh các đơn vị thành viên:
• WorldTrans – Sàn giao dịch vé máy bay lớn nhất Việt Nam
• Trung tâm Du lịch “Chuyến đi của bạn” – TripU

• Trung tâm Tư vấn Du học Vietravel – Vietravel SCC
• Trung tâm Điều hành Hướng dẫn viên Việt Nam
* Giá trị cốt lõi:
Tính chuyên nghiệp: Vietravel đã nắm bắt nhanh những cơ hội vàng của hoạt động
kích cầu du lịch trong nước để tăng tốc đạt mục tiêu kế hoạch. Thường xuyên phải tăng
chỗ, tăng chuyến mới đáp ứng hết nhu cầu du khách. Lựa chọn những điểm đến cực hot
để du khách có nhiều lựa chọn và trải nghiệm. Thái độ phục vụ ân cần, sự chuyên nghiệp
của Vietravel, vượt trên cả sự mong đợi của du khách sự phối hợp nhịp nhàng của đội
ngũ nhân viên để mang lại sự hài lòng cao nhất cho du khách. Mỗi góp ý dù nhỏ của du
khách, Vietravel ln xem là giá trị vô giá để lắng nghe và không ngừng hồn thiện, để
mỗi hành trình ln đầy ắp tiếng cười, kiến thức bổ ích, những tình cảm và khoảnh khắc
khó quên chỉ có khi đồng hành cùng Vietravel.
Cảm xúc thăng hoa: Vietravel còn hướng đến mục tiên mang lại cảm xúc cho khách
hàng để sau mỗi chuyến đi là những kĩ niệm đẹp trong lòng khách hàng. Trước hết là
khám phá sự khác biệt của những vùng văn hóa, với những nét đặc trưng riêng. Đồng
thời với mục tiêu du lịch có trách nhiệm với cộng đồng Vietravel đã tích cực triển khai
các tour thiện nguyện với chủ đề “Xuân Nhân Ái”, mang áo ấm đến các em nhỏ và
đồng bào vùng cao Tây Bắc, hay vận động du khách đồng hành cùng quỹ từ thiện “Light
for Life” để mang lại ánh sáng cho đồng bào nghèo cả nước. Chương trình mang tính
“dài hơi” hơn đó là chiến dịch “Go Green” với mục tiêu vận động du khách và người
dân “Khơng xả rác”. Chương trình bước đầu đã thu hút được sự quan tâm và tham gia
tích cực của cộng đồng. Vietravel sẽ tiếp tục triển khai mạnh và sâu rộng các hoạt động
ý nghĩa.
Gia tăng giá trị: ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm, sự gắn bó lâu dài
của khách hàng thân thiết ln được doanh nghiệp đề cao. Là thương hiệu lữ hành hàng
đầu châu Á, Vietravel tiên phong mang đến cho du khách những “giá trị gia tăng” độc


6


đáo, mang bản sắc riêng. Công ty kết hợp với các tổ chức tài chính, ngân hàng lớn tung
ra nhiều chương trình hấp dẫn hướng đến lợi ích thiết thực của người tiêu dùng, nỗ lực
rất lớn của Vietravel trong việc gia tăng quyền lợi cho khách hàng. Thay vì điều chỉnh
dịch vụ, công ty chọn cách hợp tác với các đối tác tài chính ngân hàng để thực hiện gói
hỗ trợ tài chính. Theo đó, khách hàng vừa hưởng chất lượng tốt nhất trên đường tour,
vừa được hoàn tiền để thỏa thích mua sắm khi đi du lịch.
1.3. Các lĩnh vực kinh doanh và hệ thống sản phẩm của Vietravel
Sản phẩm dịch vụ chính: Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của Công ty là kinh doanh
Du lịch lữ hành nội địa và quốc tế, bên cạnh đó cịn có các dịch phụ như xuất khẩu lao
động, tổ chức các lớp dạy nghề lao động, tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại, tổ
chức sự kiện, đại lý vé máy bay, dịch vụ hàng không, thương mại văn hóa, tư vấn du
học...
* Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế

Hình 1.2: Kinh doanh lữ hành của Vietravel
- Kinh doanh dịch vụ Du lịch lữ hành là hoạt động kinh doanh chính của Vietravel
từ giai đoạn mới thành lập đến nay. Các sản phẩm du lịch ln đa dạng làm hài lịng du
khách. Vietravel ln hướng đến dịch vụ hoàn hảo, lấy khách hàng là trung tâm cung
cấp cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo nhất. Không những thế, mức giá tour tại
Vietravel vô cùng hấp dẫn. Chắc chắn sẽ cung cấp đến du khách những chuyến đi hoàn
hảo nhất.


7

- Kinh doanh lữ hành nội địa (DOMESTIC): hằng năm Công ty Vietravel phục vụ
đưa khách Việt Nam du lịch trong nội địa với số lượng rất lớn đến các địa danh du lịch
nổi tiếng trong cả nướ c.
Ví dụ:
• Tour Miền Tây 4N3D: Cần Thơ - Sóc Trăng - Nhà Công Tử Bạc Liêu - Mũi Cà

Mau - Chợ nổi Cái Răng
• Tour Đà Nẵng 4N3D: Bà Nà Hill - Hội An - tặng show Ký Ức Hội An
• Tour Mộc Châu 2N1D: Vườn Dâu Chi Mi Farm - Thác Dải Yếm - Rừng thơng
Bản Áng
• Tour Hà Giang 3N2D: Lũng Cú - Đồng Văn - Nơi đá nở hoa
• Tour Ninh Bình 1 ngày: Chùa Bái Đính - Khu du lịch Tràng An
• Tour Cao Bằng 4N3D: Thác B ản Giốc - Hồ Ba Bể - Hang Pắc Pó - Suối Lê Nin
• Tour Sapa 3N2D - TẾT DƯƠNG LỊCH: Thác Bạc - Tả Van/Cát Cát - Hàm Rồng
- Fansipan.
- Kinh doanh lữ hành nước ngồi (OUTBOUND): Cơng ty Vietravel đưa khách du
lịch Việt Nam đi nước ngoài tham quan du lịch với các sản phẩm đa dạng phong phú.
Ví dụ:
• Tour Đài Loan 4N3D: Đài Bắc - Nam Đầu - Đài Trung
• Tour Singapore 4N3D: Singapore - Sentosa
• Tour Hàn Quốc 5N4D: Seoul - Nami - Lotte World - Phố Insadong - Thủy cung
Coex
• Tour Singapore 4N3D: Singapore - Sentosa - Cơng viên Canopy
• Tour Singapore - Malaysia 6N5D: Garden by the Bay - Johor Bahru - Malacca Genting - Kuala Lumpur
• Tour Nhật Bản 6N5D: Tokyo - Ueno Park - Núi Phú Sĩ - Kyoto – Osaka.
- Kinh doanh lữ hành quốc tế Vietravel khai thác đưa khách quốc tế vào du lịch tại
Việt Nam (INBOUND):
Ví dụ:
• Tour Miền Tây 4N3D: Cần Thơ - Sóc Trăng - Nhà Công Tử Bạc Liêu - Mũi Cà
Mau - Chợ nổi Cái Răng


8

• Tour Đà Nẵng 4N3D: Bà Nà Hill - Hội An - tặng show Ký Ức Hội An
• Tour Mộc Châu 2N1D: Vườn Dâu Chi Mi Farm - Thác Dải Yếm - Rừng thơng

Bản Áng
• Tour Hà Giang 3N2D: Lũng Cú - Đồng Văn - Nơi đá nở hoa
• Tour Ninh Bình 1 ngày: Chùa Bái Đính - Khu du lịch Tràng An
• Tour Cao Bằng 4N3D: Thác B ản Giốc - Hồ Ba Bể - Hang Pắc Pó - Suối Lê Nin
• Tour Sapa 3N2D - TẾT DƯƠNG LỊCH: Thác Bạc - Tả Van/Cát Cát - Hàm Rồng
- Fansipan.
* Tổ chức và xúc tiến thương mại

Hình 1.3: Vietravel vinh dự nhận 4 giải thưởng quan trọng trong khuôn khổ Hội chợ
Du lịch VITM 2020
Công ty Vietravel tham gia các hội chợ, hội thảo, tổ chức sự kiện, xúc tiến thương
mại về du lịch ở trong và ngồi nước.
Ví dụ: Diễn ra từ ngày 29/11-1/12/2019 tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại
và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ (108 Lê Lợ i, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) Hội chợ Du lịch quốc tế Cần Thơ 2019 (VITM Cần Thơ 2019) với quy mơ có sự tham
gia của trên 400 doanh nghiệp du lịch (lữ hành, khách sạn, hàng không, nhà hàng, quản
lý điểm đến...) và cơ quan xúc tiến du lịch đến từ 6 quốc gia và trên 20 tỉnh/thành phố,
các hoạt động chuyên mơn về du lịch, cùng các chương trình kích cầu du lịch, biểu diễn
nghệ thuật và lễ hội ẩm thực; hứa hẹn sẽ là cơ hội lớn để du lịch C ần Thơ phát triển


9

mạnh hơn, tăng cường kết nối với các địa phương thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long và các địa phương trên cả nước.
* Trung tâm đào tạo nghề và nghiệp vụ du lịch

Hình 1.4: Trung tâm dạy nghề Vietravel Training Center tại TP Hồ Chí Minh
Cơng ty mở các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ
sát với thực tế nhằm cung cấp cho học viên cái nhìn và kỹ năng trong lĩnh vực này, sau
đó có cơ hội được làm việc thực tế tại Vietravel cũng như các tổ chức khách trong ngành.

Đây là mảng kinh doanh tiềm năng đang được đẩy mạnh phát triển.
Ví dụ: Vietravel Training thường xun thơng báo tuyển sinh: Quản trị khách sạn,
nghiệp vụ nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn…
* Giao thơng vận tải:
Vận tải du lịch: cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy
nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch,
tại khu du lịch, điểm du lịch.


10

Hình 1.5: Hãng hàng khơng Vietravel airlines
Vietravel Airlines: là một hãng hàng không Việt Nam, thuộc Vietravel. Đây là hãng
hàng khơng đầu tiên có trụ sở tại sân bay Phú Bài, Huế. Vietravel Airlines dự kiến khai
thác các chuyến bay trên máy bay Airbus, Boeing hoặc tương đương. Vietravel Airlines
có 4 máy bay trong năm đầu tiên, tương lai sẽ đặt mục tiêu 30 máy bay, mở rộng khai
thác bay quốc tế. Các chuyến bay thương mại thường lệ đầu tiên của hãng sẽ là giữa Hà
Nội - Huế - Sài Gòn. T ừ các điểm đến này, hãng sẽ tiếp tục mở rộng mạng bay tới những
địa điểm du lịch mới như Phú Quốc, Nha Trang (Cam Ranh), Đà Lạt, Vân Đồn, Đà
Nẵng,…
* Những dịch vụ khác:
- Thu đổi ngoại tệ: VNĐ, USD, AUD, CAD, CHF, EUR, GBP, JPY, SGD…
- Booking: Vé máy bay trong và ngoài nước, Vé tàu hỏa, Nhà hàng hay Khách sạn
mà khách hàng yêu cầu.


11

Hình 1.6: Hệ thống booking của Vietravel
- Tư vấn du học: V ới nhiều gia đình, du học khơng chỉ là con đường ngắn nhất để

xây dựng sự nghiệp tốt đẹp cho con cái mà còn là kênh đầu tư rất hiệu quả. Vì thế, ngay
từ khâu đầu tiên – lựa nhà tư vấn du học chuyên nghiệp để chọn đúng trường, đúng sở
thích cũng như phù hợp với ngân sách rất quan trọng. Trung tâm Tư vấn du học Vietravel
(Vietravel SCC) chính là một địa chỉ như thế.

Hình 1.7: Tư vấn du học cùng Vietravel
- Xuất khẩu lao động: Hàng năm Công ty Vietravel cung cấp lao động Việt Nam cho
các thị trường Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan… Vietravel đang hợp tác với các cơng ty
lớn và uy tín của các quốc gia trong khu vực như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Macau và thị trường Châu Âu như: Nga, Phần Lan, Bungaria, Rumani… để đưa nguồn
nhân lực trẻ sang các nước này làm việc.


12

1.4. Nguồn lực
1.4.1. Cơ cấu tổ chức

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM TỐN NỘI
BỘ

VĂN PHỊNG THƯỜNG TRỰC
HĐQT
BAN ĐIỀU HÀNH

BAN NGHIỆP VỤ HỖ
TRỢ HOLDING


BAN KIỂM TOÁN
NỘI BỘ

LỮ HÀNH

VẬN CHUYỂN

NƯỚC NGỒI

CTY TNHH MTV/CP
Du lịch Vietravel

Các văn phịng chi
nhánh Cơ hữu

Online
(travel.com.vn)

CTY TNHH MTV
TRIPU (tripu.vn)

CTCP Vietravel Global

Mỹ

Úc

Pháp


CTY TNHH MTV
INBOUND

CTCP Vietravel
Airlines

DỊCH VỤ - THƯƠNG
MẠI

CTCP Hospitality

CTCP Khai thác DV
sân bay (Lá xanh)

Nhà hàng

Sân vé online (CTCP
Worldtrans)

Khách sạn

CTCP liên hiệp vận
chuyển (Xuyên Á)

Thương mai

Miền Bắc

ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN


GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

CTCP Quốc tế Kent

Hệ thống trường
Kent

CTCP XIDMEX

Kindergarten

CTY TNHH MTV Đầu
tư phát triển

Dự án 1

Dự án 2

Elementary school

Dự án 3

Intermediate school

Dự án ...

Campichia

Miền Trung


CTCP E - shop

High school

Thái Lan

Tây Nam Bộ

CTCP Xuất khẩu lao
động

College

Khác

Liên vận

University

TT tư vấn du học

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Vietravel
Theo bộ máy tổ chức trên ta thấy đây là cơ cấu trực tuyến chức năng. Ở đây hội đồng
quản trị trực tiếp điều hành, theo dõi mọi hoạt động một cách nhịp nhàng hỗ trợ lẫn nhau
trong việc thực hiện nhiệm vụ và chịu sự lãnh đạo trực tiếp cao nhất của ban giám đốc.
Cơ cấu này phù hợp với cơng ty, nó đảm bảo việc phản ánh thơng tin một cách nhanh
nhất, phát huy năng lực của từng bộ phận trong việc thực hiện cơng việc của mình. Quy
mơ của phịng ban phụ thuộc vào quy mơ và nội dung tính chất hoạt động của cơng ty.



13

Tuy nhiên, dù ở quy mơ nào thì nội dung và tính chất của cơng việc của các phịng ban
về cơ bản vẫn đúng như khái niệm. Điểm khác biệt chủ yếu là phạm vi, quy mơ và hình
thức tổ chức của các bộ phận này. Ngồi ra cịn có các bộ phận hỗ trợ và phát triển như:
phòng vận chuyển, phòng vé máy bay, được coi như là các phương hướng phát triển của
công ty. Các bộ phận này vừa thỏa mãn nhu cầu của công ty (về khách sạn, vận chuyển),
vừa đảm bảo mở rộng phạm vi lĩnh vực kinh doanh.
1.4.2. Nguồn nhân lực
Vietravel có một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, trẻ trung, năng động, có trình
độ chun mơn, ngoại ngữ và nghiệp vụ. Hằng năm cơng ty Vietravel thường xun tổ
chức các chương trình tập huấn nhằm đạo tạo và tái đào tạo đội ngũ nhân viên, hai ngành
đào tạo chính là Điều hành & Bán tour du lịch, Hướng dẫn viên… đặc biệt nhân viên có
cơ hội tìm hiểu thực tế và tự tin tổ chức một tour du lịch hoàn chỉnh, từ khâu tiếp thị,
thiết kế chương trình đến điều hành các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển… Được
đánh giá là công ty du lịch chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, Vietravel sở hữu một tài
sản q giá đó chính là hơn 1000 nhân sự có chun mơn cao và tràn đầy lịng nhiệt
huyết. Tại Vietravel, văn hóa doanh nghiệp được xem là nền tảng trong việc quản trị
nhân sự. Công ty ln tạo được bầu khơng khí đồn kết, phát huy cao tinh thi đua để
nâng cao năng suất lao động. Về cộng tác viên Trung tâm đã có những hình thức tuyển
chọn, duy trì số lượng cộng tác viên rất tốt. Nhưng chỉ trong phạm vi mùa vụ. Cộng tác
viên chỉ dừng lại ở thời gian thực tập hoặc mùa vụ sau đó lại rời đi.
1.5. Các giải thưởng tiêu biểu của Vietravel
Vietravel vinh dự đạt danh hiệu “Doanh nghiệp, Doanh nhân Tp.HCM tiêu biểu năm
2020”.
Vietravel vinh dự lần thứ 3 liên tiếp nhận Giải Thưởng Du Lịch Thế Giới - World
Travel Awards.
Nhật Bản ghi nhận cống hiến đặc biệt của Vietravel trong khuôn khổ giải thưởng
'Japan Best Incentive Travel Awards 2019'.

Vietravel được vinh danh tại Giải Thưởng Du Lịch Thế Giới World Travel Awards
2019.
Vietravel đạt top 50 Doanh nghiệp Việt có thương hiệu Tuyển dụng hấp dẫn năm
2018.
Vietravel tiếp tục đứng đầu Top 10 Công ty Du lịch - Lữ hành uy tín năm 2018.


14

Vietravel tự hào 6 năm liền đạt giải thưởng uy tín từ Tổng C ục Du Lịch Hàn Quốc
(KTO).
Vietravel tự hào 7 lần đạt giải thưởng TTG Travel Awards.


15

PHẦN 2: PHÂN TÍCH HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH NHẬT
2.1. Mục đích chuyến đi của người Nhật
Du lịch tham quan: nâng cao hiểu biết xung quanh như hiểu biết văn hóa, lịch sử,
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, đời sống xã hội. Đối tượng tham quan thường là
những tài nguyên thiên nhiên như một phong cảnh kì thú, tài nguyên du lịch nhân văn
như di tích lịch sử, cơng trình đương đại.
Du lịch giải trí: nhằm tìm kiếm sự thư giãn, thoải mái, giải tỏa tâm lý và áp lực căng
thẳng từ công việc hàng ngày thông qua các hoạt động giải trí ở điểm du lịch, đi theo
hình thức này thường chọn những nơi bình yên.
Du lịch kinh doanh: mục đích chuyến đi là các thương gia sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư,
cơ hội kinh doanh, tìm kiếm đối tác. Đây được xem là đối tượng phục vụ đặc biệt của
các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú.
Du lịch cơng vụ: Mục đích chính là tham dự hội nghị, hội thảo, tăng cường ngoại
giao, trao đổi văn hóa.

Du lịch nghỉ dưỡng: là phục hồi sức khỏe cộng đồng, điểm đến của loại hình du lịch
này là những nơi có khơng khí trong lành, khí hậu dễ chịu, nhiều phong cảnh đẹp như
các bãi biển, sông, suối, hồ, vùng núi hay nông thôn lý tưở ng.
Du lịch lễ hội: lễ hội ở đây là lễ hội truyền thống, liên hoan phim… Mục đích của du
lịch lễ hội là tạo cơ hội cho du khách tham gia vào một lễ hội được tổ chức tại một điểm
nào đó, qua đó để nâng cao hiểu biết văn hóa, bản sắc, tăng cường quan hệ giao tiếp.
2.2. Thời gian chuyến đi
Nhìn chung, người Nhật Bản đi du lịch quanh năm. Tuy nhiên, có một số thời điểm
người Nhật đi du lịch nước ngoài đông nhất là:
Dịp đầu năm mới: Tuy người Nhật không được nghỉ năm mới dài ngày nhưng nhưng
đây là thời gian có lượ ng khách du lịch nước ngồi đơng. Đặc biệt là đối tượng khách
du lịch là học sinh, sinh viên khá động vì các trường của Nhật Bản thường được nghỉ
đông từ trước Giáng sinh đến khoảng mồng 10 tháng một năm sau mới nhập trường.
Ngoài ra, người về hưu và cao tuổi cũng thường đi du lịch dài ngày ở nước ngoài vào
thời gian này, nhất là đến các nước ở phía Nam, nơi có khí hậu ấm áp.


16

Dịp nghỉ xuân tháng 3: Đây là thời gian nghỉ xuân của hầu hết các trường tại Nhật
Bản. Nhiều trường có thời gian nghỉ từ giữa tháng hai và bắt đầu vào năm học mới vờ
đầu tháng 4. Thời gian này, số lượng học sinh, sinh viên đi du lịch nước ngồi khá đơng,
nhất là học sinh đã tốt nghiệp cấp 1, 2, 3 và sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Việc đi du
lịch được coi là một món quà cha mẹ dành cho học sinh chuyển cấp và là sự kiện đánh
dấu một bước ngoặt cuộc đời đối với các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học.
Dịp nghỉ Tuần lễ vàng đầu tháng 5: Đây có lẽ là thời điểm khách du lịch Nhật Bản
đi du lịch nước ngồi đơng nhất do thời gian nghỉ dài (khoảng hơn 1 tuần). Các cơng ty
du lịch đón khách Nhật Bản thường rất vất vả để đón khách trong thời gian này.
Dịp nghỉ lễ Obon vào tháng 8: Lễ Obon là một trong những ngày lễ quan trọng nhất
trong năm của người Nhật Bản để tưởng nhớ đến người đã mất. Đây cùng là thời gian

diễn ra nhiều lễ hội trong nước nhất tại Nhật Bản. Thời gian này, nhiều người Nhật chọn
việc về quê để nghỉ lễ nhưng cũng có một số lượng lớn người chọn đi du lịch nước ngoài.
Ngoài ra, đây cũng là thời gian nghỉ hè của học sinh, sinh viên nên đây cũng là thời điểm
có số lượng khách du lịch outbound lớn trong năm.
Ngoài các thời điểm nêu trên, trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến cuối năm cũng
được coi là thời điểm có lượng khách du lịch Nhật Bản đi du lịch nước ngồi đơng.
2.3. Các loại hình thức chuyến đi
Có hai hình thức chuyến đi: khách lẻ và khách đồn. Rất ít khi người Nhật đi du lịch
một mình trừ đi chuyến đi thương mại và du lịch ba lô. Tuy nhiên hiên nay ở Việt Nam,
lượng khách lẻ và khách đoàn là ngang nhau.
2.4. Khả năng chi tiêu
Nhu cầu của du khách đến từ Nhật Bản là tham quan, tìm hiểu các điểm du lịch văn
hóa, lịch sử, đơ thị, các di sản thế giới, tìm hiểu lối sống bản địa và thỏa mãn sở thích
mua sắm. Khách du lịch Nhật Bản là những người có khả năng chi trả cao nhất thế giới.
Theo JNTO, trung bình người Nhật Bản chi tiêu trên 2.900 USD cho một chuyến đi du
lịch nước ngoài, gấp 1,5 lần khách Âu - Mỹ; gấp 2 lần khách Thái Lan, Hàn Quốc; gấp
8 lần khách Trung Quốc.
Khách du lịch Nhật thường có cái nhìn thiếu thiện cảm với những mặt hàng có chất
lượng thấp.


17

Du khách Nhật thích các mặt hàng được đề giá cố định hơn là các mặt hàng phải mặc
cả. Ngoài ra những điểm đến với ưu thế cuộc sống về đêm hay những điểm đến có những
hoạt động ngồi trời hướng tới cộng đồng cũng được du khách Nhật ưa thích.
2.5. Yêu cầu về các dịch vụ của khách Nhật Bản
Nhật Bản – một trong những nước có lượng du khách tới Việt Nam nhiều nhất trong
vài năm trở lại đây. Việc nắm bắt tâm lý khách du lịch Nhật Bản sẽ là cơ sở quan trọng,
giúp khai thác nguồn khách tiềm năng này.

Ngành dịch vụ của Nhật Bản luôn được biết đến với sự hoàn hảo, tỉ mỉ nhất, bởi vậy
họ cũng mong muốn được đối đáp như vậy khi đi du lịch, nghỉ dưỡng.
Du khách Nhật rất hứng thú với vẻ đẹp tự nhiên và hoang sơ của Việt Nam. Họ cũng
thích được khám phá ẩm thực, những phong tục tập quán... nét đặc sắc của đất nước
hình chữ “S”.
Người Nhật rất ngại bày tỏ sự khó chịu, khơng hài lịng của mình với người khác một
cách trực tiếp.
Thấu hiểu nhưng quan ngại của khách, khách sạn thường sử dụng những mẫu phiếu
đánh giá. Khách hàng Nhật sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi bày tỏ quan điểm của mình “kín
đáo”.
Người Nhật ưa thích sự n tĩnh và khơng gian sống tối giản. Sự hài hịa giữa kiến
trúc và thiên nhiên sẽ đem lại sự thoải mái, và là điểm cộng lớn cho khách sạn. Xác định
phương hướng kinh doanh phục vụ chủ yếu cho nhóm du khách này, nên thiết kế thêm
một sân vườn. Không gian xanh, thư thái, thêm một tách trà thơm mát đủ để đánh gục
bất kì du khách nào.
Lễ nghi, quy tắc xã hội nghiêm khắc, cung cách và thái độ phục vụ là một trong
những tiêu chí được du khách Nhật đánh giá cao nhất. Khi đón khách Nhật, hãy gập
người và cúi chào lễ phép. Đây là phương thức đơn giản, hiệu quả nhất để thể hiện sự
chào đón và tơn trọng.
Khách Nhật rất quan tâm tới thương hiệu, các tiện nghi cao cấp và thích được phục
vụ bởi những nhân viên mang găng trắng, đồng phục sang trọng.
* Những điều nên và không nên khi phục vụ khách Nhật Bản


18

NÊN:
- Có nhân viên lễ tân biết tiếng Nhật (du khách Nhật thường kém Tiếng Anh, nếu yêu
cầu vài lần mà khách sạn không hiểu được sẽ mang lại sự khơng hài lịng).
- In tờ rơi, hướng dẫn, bản đồ, cảnh báo bằng tiếng Nhật.

- Chú ý tới hành lý cá nhận của khách khi làm thủ tục check-in.
- Xếp phịng theo cấp bậc thứ hạng cho khách đồn (nhân viên khơng thể ở phịng
sang trọng, to đẹp hơn sếp).
- Tháo giày, dép trước khi vào phòng.
- Tâm lý khách du lịch Nhật Bản thích ngâm mình, nên hãy xếp họ vào những phịng
có bồn tắm.
- Học cách phát âm để gọi đúng tên khách Nhật.
- Để két sắt an tồn trong phịng vì các vị khách “Xứ Anh Đào” có thói quen mang
nhiều tiền mặt.
KHƠNG NÊN:
- Nhìn thẳng vào mắt khách hàng.
- Không chạm vào người khách.
- Không thay đổi nhiều người phục vụ trong một bữa ăn.
- Xếp phòng (hoặc tầng) số 04 cho khách du lịch người Nhật.
Khách du lịch Nhật Bản rất coi trọng chất lượng, đây là yếu tố chiếm vị trí hàng đầu
trong tâm trí họ. Nếu chất lượng kém có thể phải bồi thường và họ sẽ không bao giờ
quay trở lại. Người Nhật thường đề ra các tiêu chuẩn về độ bền và chất lượng cho hàng
hóa và chúng phải là hàng có thương hiệu, họ cũng quan tâm đến các dịch vụ sau bán.
Với khách du lịch Nhật, họ có yêu cầu rất cao đối với sản phẩm du lịch: an toàn, vệ sinh,
kết hợp mua sắm, du lịch quanh năm khơng có tính thời vụ.
2.6. Sở thích, thói quen và phong cách du lịch
Việc hiểu biết về khách du lịch Nhật Bản, sở thích, thói quen và phong cách
du lịch của du khách Nhật Bản nói chung sẽ giúp thu hút và phục vụ khách du
lịch Nhật được nhiều và tốt hơn.


19

* Phong cảnh thiên nhiên hoang sơ
Người Nhật thích đến những vùng đất có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà Nhật

Bản khơng có nên người Nhật ưu tiên cho những chuyến đi tới các nước châu Âu (Italia,
Thụy Sĩ, Pháp…), tiếp đó là châu Úc, các nước Nam Mỹ… những nơi có vẻ đẹp tự nhiên
hoang sơ.
* Tìm hiểu về lịch sử
Người Nhật thích những nơi có bề dày lịch sử, văn hoá nên người Nhật rất quan tâm
tới Ai Cập, Trung Quốc…Họ ưa tìm đến các bảo tàng lịch sử, mỹ thuật, vì thế châu Âu
- khu vực có nhiều bảo tàng nổi tiếng - ln thu hút được sự chú ý của họ.
* Ẩm thực ngon và hợp khẩu vị
Người Nhật chuộng ẩm thực, thích thưởng thức những món ăn ngon. Về phương diện
này thì Việt Nam là nơi lý tưởng với khách Nhật bởi có nhiều món ăn ngon. Người Nhật
Bản rất thích món ăn Việt Nam, vì khơng nhiều dầu mỡ như món Trung Quốc và lại có
nhiều rau xanh rất tốt cho sức khỏe. Với người Nhật, các món ăn Thái Lan hay Indonesia
cay khơng hợp khẩu vị. Về đồ uống thì người Nhật rất sành các loại bia, rượu.
* Chào đón hiếu khách
Du khách Nhật thích những đất nước mà dân bản địa hiếu khách, tình cảm đằm thắm.
Chẳng hạn như ở Mơng Cổ tuy khơng có gì đặc biệt lắm đối với người Nhật và món ăn
cũng bình thường nhưng vì người Mông Cổ rất niềm nở, hiếu khách nên rất nhiều người
Nhật đã đến đây. Trái lại, họ không muốn đến những nơi có sự phân biệt nam, nữ, tơn
giáo, chủng tộc.
* Nghệ thuật truyền thống
Những du khách Nhật thích được thưởng thức nghệ thuật truyền thống nơi họ đặt
chân đến. Vì vậy đến Hà Nội, họ thường dành thời gian xem múa rối nước. Khơng thể
tượng tượng được có những vị khách bỏ ra hàng giờ để tham gia vào các trò chơi dân
gian (cờ người, đưa thuyền thúng, đập niêu, hát bội, múa rối). Mùa Noel, nhiều người
Nhật tràn sang Mỹ chỉ để ngắm những cây thông khổng lồ được trang hồng nghệ thuật
trong khơng khí ngày hội.
* Hoạt động xã hội từ thiện


20


Người Nhật thích đến những nơi có các hoạt động tình nguyện. Từ phong trào giúp
đỡ những người bất hạnh sau các trận động đất lớn ở đất nước mình, người Nhật có
mong muốn được giúp đỡ những người gặp khó khăn ở khắp nơi. Thêm nữa, đi ra nước
ngồi tình nguyện họ có cơ hội khám phá, tìm hiểu những nét đặc sắc của nhiều nước
khác nhau.
* Đồ thủ công và sản phẩm đặc trưng của dân tộc
Người Nhật (đặc biệt là phụ nữ) thích mua sắm đồ thủ công truyền thống về làm quà
cho người thân và bạn bè với ý thơng báo rằng mình đã được đến nơi đó. Đi mua sắm là
thú vui của phụ nữ Nhật - nhất là giới trẻ - phần lớn mục đích của họ khi đến Việt Nam
là mua sắm và mua sắm mà thôi. Những hàng truyền thống mẫu mã phong phú, có nét
đặc trưng riêng, giá cả phải chăng, hình dạng ngộ nghĩnh sẽ kích thích người Nhật mua
rất nhiều. Phụ nữ Nhật rất thích áo dài Việt Nam, họ cho rằng nó rất đẹp, dễ mặc và phù
hợp với những khi đi dự tiệc.


21

PHẦN 3: ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH MARKETING THU HÚT KHÁCH
NHẬT TẠI DOANH NGHIỆP VIETRAVEL
3.1. Lựa chọn thị trường
Theo thống kê của Tổng cục du lịch, số lượng khách Nhật đến Việt Nam năm 2018
là 826.674 lượt khách chiếm 5,33%. Năm 2019, số lượt khách Nhật Bản là 951.962 lượt
khách chiếm 5,29%. 3 tháng đầu năm 2020, tháng 1 chiếm 4,47%, tháng 2 chiếm 5,94%,
tháng 3 chiếm 8,3% số lượng khách Nhật. Có thể thấy, nếu khơng có tình hình dịch bệnh
diễn ra, số lượng khách Nhật đến Việt Nam sẽ ngày một đông hơn.
Trên cơ sở đặc điểm tâm lý, tiêu dùng du lịch của người Nhật, khi xây dựng sản
phẩm cần bám sát các lợi thế tiềm năng du lịch của nước ta “Tạo ra những sản phẩm
độc đáo mang sắc thái riêng của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế
ưu tiên các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa – lịch sử, đa dạng hóa các sản phẩm

du lịch, tạo ra các sản phẩm đặc trưng của từng vùng để thỏa mãn nhu cầu của khách du
lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh”.
Phân đoạn thị
trường

Nhân viên, độc
thân, sinh viên...
(tuổi 18-30)

Nhân viên, công
chức…
(tuổi 30-45)

Cán bộ, thương
gia…
(Trên 45 tuổi)

Đặc điểm thị trường
Đi du lịch nhiều
Thích nhiều hoạt động vui chơi,
giải trí, mua sắm...
Khám phá những điều mới lạ, theo
phong trào
Có đi du lịch và nhiều kinh nghiệm
Thường đi theo tour cùng người
thân
Không tham gia nhiều hoạt động
du lịch trong một chuyến đi
Khả năng chi trả cao


Hoạt động du lịch ưa
thích/Sản phẩm du lịch
phù hợp
Mua sắm
Ẩm thực
Khám phá, trải nghiệm…

Mua sắm
Ẩm thực
Tham quan thắng cảnh, di
tích lịch sử…

Mua sắm
Đi du lịch nhiều
Ẩm thực
Địi hỏi phục vụ cao, nhiều yêu cầu
Tham quan thắng cảnh, di
Khả năng chi trả cao
tích lịch sử…


22

Dựa vào bảng phân tích trên và các đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật, có rất nhiều
địa điểm phù hợp với du lịch Việt Nam, đặc biệt là các điểm du lịch ở miền Bắc.
Một số thời điểm người Nhật đi du lịch rất nhiều thường có thời vụ khá trùng với
thời gian cao điểm đi du lịch của người Nhật.
Phố cổ Hà N ội, một địa điểm du lịch hấp dẫn và đầy thú vị với du khách, là nơi tìm
hiểu về cuộc sống, văn hóa và con người Hà Nội, Vịnh Hạ Long, Bãi Cháy… những địa
không thể bỏ lỡ khi đến với Việt Nam. Là nơi có nhiều di sản thiên nhiên được cơng

nhận và nổi tiếng, khoảng cách giữa các điểm không quá xa có thể di chuyển trong ngày
rút ngắn thời gian vận chuyển, tăng thời gian nghỉ dưỡng, khám phá thỏa mãn nhu cầu
của họ.
3.2. Xây dựng sản phẩm mới
Chương trình tour mới: Hà Nội – Hạ Long: Gắn kết văn hóa Việt
(4 ngày 3 đêm)
Số lượng: 20 khách


×