Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

LÝ LUẬN của CHỦ NGHĨA mác LÊNIN về THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội và THỰC TIỄN xây DỰNG xã hội XHCN ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.8 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA KH XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG XÃ HỘI XHCN Ở VIỆT NAM

GVHD: THS.NGUYỄN THỊ HẢI LÊN
LỚP: POS 351
SINH VIÊN: Trần Phan Huy Thiện - 5775
Nguyễn Minh Hiếu - 5240
Nguyễn Tấn Nam Phương - 7578
Phùng Lương Tuyết Quỳnh - 4022
Trần Công Quyền - 0096
Trương Như Thảo - 7657
Nguyễn Thanh Bình - 7669

1

download by :


Mục Lục
Lời mở đầu................................................................................................................................................ 3
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo quan điểm chủ
nghĩa mác-lênin....................................................................................................................................... 4

1.1

Khái niệm thời kỳ quá độ lên chủ CNXH......................................................................... 4



1.2 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH...................................................................... 4
1.3: Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:........................................................... 6
1.4: Nội dung thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:................................................................... 7
1.5 Khả năng quá độ CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa................................................9
Chương 2:Vận dụng lý luận để thực tiễn vào công cuộc xây dựng xã hội XHCH ở Việt Nam

10
2.1 Tính tất yếu của quá độ lên CNXH ở Việt Nam................................................................ 10
2.2 Những khó khăn, thuận lợi, thành tựu đạt được qua các giai đoạn: ........................... 14
2.2.2 Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975:................................................................................. 16
2.2.3 Thời kỳ từ năm 1976 đến năm 1986.................................................................................. 19
2.2.4 Thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế................................................................................. 21
KẾT LUẬN............................................................................................................................................ 24
Danh mục tham khảo.......................................................................................................................... 25

2

download by :


Lời mở đầu
Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội do C.Mác và Ph.Ăngghen khởi xướng được V.I.Lênin bổ sung, phát triển
và hiện thực hố trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô viết trở thành học thuyết hình thái
kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin, tài sản vô giá của nhân loại.Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của
chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra tính tất yếu sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình
thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, đó là quá trình lịch sử - tự nhiên. Sự thay thế này được thực hiện thông
qua cách mạng xã hội chủ nghĩa xuất phát từ hai tiền đề vật chất quan trọng nhất là sự phát triển của lực lượng
sản xuất và sự trưởng thành của giai cấp công nhân.Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác Lênin đã cung cấp những tiêu chuẩn thực sự duy vật, khoa học cho sự phân kỳ lịch sử, trong đó có sự phân kỳ
hỉnh thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.


Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia đều có quyền lựa chọn con đường, sự phát triển cho chính mình
sao cho phù hợp với xu thế chung của thời đại. Do vậy, Việt Nam đi lên CNXH là một tất yếu khách
quan hoàn toàn phù hợp với xu thế chung đó. Trước thời cơ và vận hội, nguy cơ và thách thức đan xen
nhau thì việc tìm hiểu nhằm nâng cao nhận thức v ề con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là việc làm
mang tính cấp thiết, có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhận thức và hành động của mỗi sinh viên.

3

download by :


Chương 1: Cơ sở lý luận chung về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo quan điểm chủ
nghĩa mác-lênin
1.1Khái niệm thời kỳ quá độ lên chủ CNXH
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin, thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách
mạng sâu sắc, triệt để và toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới- xã hội XHCN. Nó diễn ra trong
toàn bộ nền các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra các tiền đề vật chất, tinh thần cần thiết để hình
thành một xã hội mới mà trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội XHCN từng bước được
thực hiện. Thời kỳ này bắt đầu từ khi giai cấp vơ sản giành được chính quyền, bắt tay vào xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật và kết thúc khi đã xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất- kỹ thuật của xã
hội.
1.2 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH
Học thuyết hình thái kinh tế- xã hội của chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ rõ: lịch sử xã hội đã trải qua
5 hình thái kinh tế- xã hội: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa
và cộng sản chủ nghĩa. So với các hình thái kinh tế xã hội đã xuất hiện trong lịch sử, hình thái kinh
tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa có sự khác biệt về chất, trong đó khơng có giai cấp đối kháng, con
người từng bước trở thành người tự do.... Bởi vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin,
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trãi qua thời kỳ quá độ chính trị. C.Mác khẳng
định: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách

mạng từ xã hội này sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và
nhà nước của thời kỳ ấy khơng thể là cái gì khác hơn là nền chun chính cách mạng của giai cấp
vơ sản”. V.I.Lênin trong điều kiện nước Nga xô- viết cũng khẳng định: “Về lý luận, khơng thể nghi
ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định”.
Khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá độ, đồng thời các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học
cũng phân biệt có hai loại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản:

4

download by :


1) Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước đã trải qua chủ

nghĩa tư bản phát triển. Cho đến nay thời kỳ quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa cộng sản từ chủ nghĩa
tư bản phát triển chưa từng diễn ra;
2) Quá độ gián tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước chưa trải qua

chủ nghĩa tư bản phát triển. Trên thế giới một thế kỷ qua, kể cả Liên Xô và các nước Đông Âu
trước đây, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước xã hội chủ nghĩa khác ngày nay, theo đúng lý
luận Mác - Lênin, đều đang trải qua thời kỳ quá độ gián tiếp với những trình độ phát triển khác
nhau.
Xuất phát từ quan điểm cho rằng: chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần sáng tạo ra ,
không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải tuân theo mà là kết quả của phong trào hiện thực, các
nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng: Các nước lạc hậu với sự giúp đỡ của giai cấp vơ
sản đã chiến thắng có thể rút ngắn được quá trình phát triển: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản đã
chiến tháng, các dân tộc lạc hậu có thể rút ngắn khá nhiều quá trình phát triển của mình lên xã hội
xã hội chủ nghĩa và tránh được phần lớn những đau khổ và phẩn lớn các cuộc đấu tranh mà chúng
ta bắt buộc phải trãi qua ở Tây Âu”. C.Mác, khi tìm hiểu về nước Nga cũng chỉ rõ: ‘‘Nước Nga...
có thể không cần trải qua đau khổ của chế độ (chế độ tư bản chủ nghĩa – TG) mà vẫn chiếm đoạt

được mọi thành quả của chế độ ấy”.
Vận dụng và phát triển quan điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen trong điều kiện mới, sau cách mạng
tháng Mười, V.I.Lênin khẳng định: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các
nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ xô – viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới
chủ nghĩa cộng sản không phải trải qua giia đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa( hiểu theo nghĩa con
đường rút ngắn – TG)”.
Quán triệt và vận dụng, phát triển sáng tạo những lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong thời đại
ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới,
chúng ta có thể khẳng định: Với lợi thế của thời đại, trong bối cảnh tồn cầu hóa và cách mạng

5

download by :


công nghiệp 4.0, các nước lạc hậu, sau khi giành được chính quyền, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
1.3: Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội tiền tư
bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sáng xã hội xã hội chủ nghĩa. Xã hội của thời kỳ quá độ là xã
hội có sự đan xen của nhiều tàn dư về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần của chủ nghĩa tư
bản và những yếu tố mới mang tính chất xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa xã hội mới phát sinh chưa
phải là chủ nghĩa xã hội đã phát triển trên cơ sở của chính nó.
Về nội dung, thời kỳ q độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tạo cách mạng sâu sắc, triệt để xã
hội tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng từng bước
cơ sở vật chất – kỹ thuật và đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Đó là thời kỳ lâu dài, gian khổ
bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền đến khi xây dựng
thành cơng chủ nghĩa xã hội. Có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội như sau:
Trên lĩnh vực kinh tế:

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện kinh tế, tất yếu tồn
tại nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần đối lập. Đề cập tới đặc trưng này,
V.I.Lênin cho rằng: “Vậy thì danh từ quá độ có ý nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có
ý nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ

nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội khơng? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có. Song không phải mỗi
người thừa nhận điểm ấy đều suy nghĩ xem các thành phần của kết cấu kinh tế - xã hội khác nhau
hiện có ở Nga, chính là như thế nào? Mà tất cả then chốt của vấn đề lại chính là ở đó” .Tương ứng
với nước Nga, V.I.Lênin cho rằng thời kỳ quá độ tồn tại 5 thành phần kinh tế: Kinh tế gia trưởng,
kinh tế hàng hóa nhỏ; kinh tế tư bản; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Trên lĩnh vực chính trị:
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội về phương diện chính trị, là việc thiết
lập, tăng cường chun chính vơ sản mà thực chất của nó là việc giai cấp cơng nhân nắm và sử
6

download by :


dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản, tiến hành xây dựng một xã hội không giai cấp.
Đây là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân với chức năng thực hiện dân chủ đối với
nhân dân, tổ chức xây dựng và bảo vệ chế độ mới, chuyên chính với những phần tử thù địch, chống
lại nhân dân; là tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản đã chiến thắng nhưng chưa
phải đã toàn thắng với giai cấp tư sản đã thất bại nhưng chưa phải thất bại hoàn toàn. Cuộc đau
tranh diễn ra trong điều kiện mới- giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền, với nội
dung mới- xây dựng toàn diện xã hội mới, trọng tâm là xây dựng nhà nước có tính kinh tế, và hình
thức mới- cơ bản là hịa bình tổ chức xây dựng.
Trên lĩnh vục tư tưởng - văn hóa:
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư tường khác nhau,
chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản. Giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong của
mình là Đảng Cộng sản từng bước xây dựng văn hóa vơ sản, nền văn hố mới xã hội chủ nghĩa,

tiếp thu giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, bảo đảm đáp ứng nhu cầu văn hóatinh thần ngày càng tăng của nhân dân.
Trên lĩnh vực xã hội:
Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần qui định nên trong thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều
giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã hội các giai cấp, tầng lớp vừa hợp
tác, vừa đấu tranh với nhau. Trong xã hội của thời kỳ quá độ cịn tồn tại sự khác biệt giữa nơng
thơn, thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Bởi vậy, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện xã hội là thời kỳ đấu tranh giai cấp chống áp bức, bất
cơng, xóa bỏ tệ nạn xã hội và những tàn dư của xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã hội trên cơ
sở thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ đạo.

1.4: Nội dung thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Trong lĩnh vực kinh tế:
Nội dung cơ bản trên lĩnh vực kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện việc sáp
xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội; cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan
hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày
càng tốt đời sống nhân dân lao động. Việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất của xã
7

download by :


hội nhất địnk khơng thể theo ý muốn nóng vội chủ quan mà phải tuân theo tính tất yếu khách quan
của các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất. Đối với những nước chưa trải qua q trình cơng nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa,
tất yếu phải tiến hành cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra được cơ sở vật chất, kỹ thuật
của chủ nghĩa xã hội. Đối với những nước này, nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ phải là tiến
hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa diễn ra ở các nước khác nhau với những điều kiện lịch sử
khác nhau có thể được tiến hành với những nội dung cụ thể và hình thức, bước đi khác nhau. Đó
cũng là quán triệt quan điểm lịch sử – cụ thể trong việc xác định những nội dung, hình thức và

bước đi trong tiến trình cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong lĩnh vực chính trị:
Nội dung cơ bản trong lĩnh vực chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tiến hành cuộc
đấu tranh chống lại những thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; tiến
hành xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, bảo đảm
quvền làm chủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân lao động: xây dựng
các tổ chức chính trị – xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động; xây
dựng Đảng Cộng sản ngày càng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời
kỳ lịch sử.
Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hoá:
Nội dung cơ bản trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: thực
hiện tuyên truyền phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp cơng nhân trong
tồn xã hội; khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền
văn hóa trên thế giới.

Trong lĩnh vực xã hội:
Nội dung cơ bản trong lĩnh vực xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phải thực hiện
việc khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại; từng bước khắc phục sự chênh lệch phát
8

download by :


triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã
hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu lý tưởng tự do của người
này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác.
Tóm lại, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỹ lịch sử tất yếu trên con đường phát triển
của hình chái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là thời kỳ lịch sử có đặc điểm riêng với
những nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội đặc thù mà giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa

trên con đường phát triển của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể có được trên
cơ sở hồn thành các nội dung đó.

1.5 Khả năng quá độ CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
1.5.1 Điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Khi phân tích đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ độc quyền, thấy được quy luật
phát triển khơng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội có thể thắng lợi
ở một số nước riêng lẻ chứ không thể thắng lợi cùng một lúc ở tất cả cả nước. Trong điều kiện đó,

các nước lạc hậu có thể quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Theo
V.I.Lênin, điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là:
Thứ nhất, điều kiện bên trong, có Đảng cộng sản lãnh đạo giành được chính quyền và sử dụng
chính quyền nhà nước cơng, nơng, trí thức liên minh làm điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Thứ hai, điều kiện bên ngồi, có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các nước tiên tiến đã giành
thắng lợi trong cách mạng vô sản.
Các nước lạc hậu có khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
nhưng không phải là quá độ trực tiếp, mà phải qua con đường gián tiếp với một loạt những bước
q độ thích hợp, thơng qua “chính sách kinh tế mới”. Chính sách kinh tế mới là con đường quá độ
gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, được áp dụng ở Liên Xô từ mùa xụân 1921 thay cho “ chính sách
cộng sản thời chiến” được áp dụng trong nhửng năm nội chiến và can thiệp vũ trang của chủ nghĩa
đế quốc.
9

download by :


1.5.2 Chính sách kinh tế mới của Lê nin:
+) Dùng thuế lương thực thay cho trưng thu lương thực thừa trong chính sách cộng sản thời chiến
+) thiết lập quan hệ hàng hóa, tiền tệ, phát triển thị trường, thương nghiệp…. thay cho Chính sách

cộng sản thời chiến
+) Sử dụng nhiều thành phần kinh tế, các hình thức kinh tế quá dộ, khuyến khích phát triển kinh tế
cá thể, kinh tế tư bản tư nhân thay cho chính sách cộng sản thời chiến, sử dụng chủ nghĩa tư bản
nhà nước, chuyển các xí nghiệp nhà nước sang chế độ hạch toán kinh tế, chủ trương phát triển kinh
tế với các nước phương Tây để tranh thủ vốn, kỹ thuật….
“Chính sách kinh tế mới” của lê nin có ý nghĩa to lớn:
-Về thực tiễn, nhờ có chính sách đó nước Nga Xơ viết đã làm khơi phục nhanh chóng nền kinh tế
sau chiến tranh, khắc phục được khủng hoảng kinh tế và chính trị.
-Về lý luận, nó phát triển nhận thức sâu sắc về CNXH, về thời kỳ quá độ lên CNXH.
Ở nước ta từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, những quan điểm kinh tế của Đảng ta đã thể hiện sự

nhận thức và vận dụng “chính sách kinh tế mới ” của lê nin phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ
thể của thời kỳ quá độ ở nước ta.
Chương 2:Vận dụng lý luận để thực tiễn vào công cuộc xây dựng xã hội XHCH ở Việt Nam
2.1 Tính tất yếu của quá độ lên CNXH ở Việt Nam
2.1.1.Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và
sâu sắc.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Liên Xô (trước đây) và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã
đạt những thành tựu to lớn về nhiều mặt, từng là chỗ dựa cho phong trào hịa bình và cách mạng
thế giới, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là một tổn thất lớn đối với phong
trào cách mạng thế giới, nhưng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa vẫn kiên định mục
tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới, giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển;
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước hồi phục. Tuy nhiên, các nước theo con
đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và cánh tả vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, các thế lực
thù địch tiếp tục chống phá, tìm cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
10

download by :



Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp
bức, bóc lột và bất cơng. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn
giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng
kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và
cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.
Các nước độc lập dân tộc và các nước đang phát triển, kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu
tranh rất khó khăn, phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược
để bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc.
Nhân dân thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh
lồi người. Đó là giữ gìn hịa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ mơi trường
và ứng phó với biến đổi khí hậu tồn cầu, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi
những dịch bệnh hiểm nghèo... Việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác và tinh thần
trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia, dân tộc.
Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình
độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc
gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển
và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng sẽ có những bước tiến mới Theo quy
luật tiến hóa của lịch sử, lồi người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội
2.1.2. Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử, bởi:
- Ở Việt Nam thời kỳ quá độ lên CNXH bắt đầu từ 1954 ở miền bắc và từ 1975 trên phạm vi nhà

nước, sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành thắng lợi, đất nước hoàn toàn
thống nhất đi lên CNXH
- Thời kỳ quá độ lên CNXH là một tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia xây dựng CNXH, dù

xuất phát ở trình độ cao hay thấp
Một là, phát triển theo con đường XHCN là phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử. Loài
người đã trải qua các hình thái kinh tế- xã hội: cơng xã ngun thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến,

tư bản chủ nghĩa. Sự biến đổi của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên,
11

download by :


hình thái kinh tế- xã hội sau cao hơn hình thái xã hội trước và tuân theo quy luật quan hệ sản xuất
phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Cho dù ngày nay, CNTB đang nắm ưu thế về vốn, khoa học, công nghệ và thị trường nhưng
vẫn không vượt ra khỏi những mâu thuẫn vốn có của nó, đặc biệt là mâu thuẫn ngày càng gay gắt
giữa tính chất xã hội hóa ngày càng caocủa lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Sự phất triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xã hội hóa lao động
làm cho các tiền đề vật chất, kinh tế, xã hội ngày càng chín muồi cho sự phủ định chủ nghĩa tư bản
và sự ra đời của xã hội mới - chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của lồi
người. Theo quy luật tiến hố của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.
Hai là, phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội không chỉ phù hợp với xu thế của thời đại,
mà còn phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam: cách mạng dân tộc, dân chủ gắn liền với
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trước hết là giải phóng dân tộc,
giành độc lập, tự do, dân chủ... đồng thời nó là tiền đề để “ làm cho nhân dân lao động thốt nạn
bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no, và sống một đời hạnh phúc”, nhằm
thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh”. Vì vậy, cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp tục hợp lơgíc cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, làm cho cách
mạng dân tộc, dân chủ được thực hiện triệt để.
2.1.3.Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN ở Việt Nam
Trước đây, miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ với “đặc điểm lớn nhất là từ một nước
nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa”. Khi cả nước thống nhất cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội, đặc điểm trên vẫn cịn tồn tại.
Phân tích rõ hơn thực trạng kinh tế, chính trị của đất nước, trong cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “nước ta quá độ
lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực

lượng sản xuất rất thấp. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề.
Những tàn dý thực dân phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại
chế độ xã hội và nền độc lập của nhân dân ta”
12

download by :


Sẽ là sai lầm và phải trả giá nếu quan niệm “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” theo kiểu phủ
định sạch trơn, đem đối lập chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản, bỏ qua cả những cái “không thể
bỏ qua” như đã từng xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Vì vậy, báo cáo chính trị tại Đại
hội Đảng IX Đảng cộng sản Việt Nam đã nói rõ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là “bỏ qua việc xác
lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu,
kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa
học công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”.
Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thực chất là phát triển theo con đường “rút ngắn” quá trình
lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng “rút ngắn” không phải là đốt cháy giai đoạn, duy ý chí, coi thường quy
luật, như muốn xóa bỏ nhanh sở hữu tư nhân và các thành phần kinh tế “phi chủ nghĩa xã hội” hoặc
coi nhẹ sản xuất hàng hóa,... Trái lại, phải tơn trọng quy luật khách quan và biết vận dụng sáng tạo
vào điều kiện cụ thể của đất nước, tận dụng thời cơ và khả năng thuận lợi để tìm ra con đường, hình
thúc, bước đi thích hợp. Phát triển theo con đường “rút ngắn” là phải biết kế thừa những thành tựu
mà nhân loại đã đạt được ở chủ nghĩa tư bản không chỉ về lực lượng sản xuất mà cả về quan hệ sản
xuất, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng.
Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng không thể thực hiện quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã
hội mà phải qua con đường gián tiếp, qua việc thực hiện hàng loạt các hình thức quá độ. Sự cần
thiết khách quan và vai trị tác dụng của hình thức kinh tế quá độ được Lênin phân tích sâu sắc
trong lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước. Thực hiện các hình thức kinh tế quá độ, các khâu trung
gian... vừa có tác dụng phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, vừa cần thiết để chuyển từ các
quan hệ tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nó là hình thúc vận dụng các quy luật kinh tế phù hợp với
điều kiện cụ thể.

Tóm lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta tạo ra sự biến
đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là q trình rất khó khăn, phức tạp, tất yếu “phải trải
qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có
tính chất q độ”

13

download by :


2.2 Những khó khăn, thuận lợi, thành tựu đạt được qua các giai đoạn:
2.2.1 Giai đoạn sau cách mạng tháng 8 (1945-1954)
1. Khó khăn.
a) Ngoại xâm và nội phản,kinh tế.
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào nước ta theo sau là các đảng

phái tay sai hịng cướp chính quyền.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: Quân Anh kéo vào, dọn đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta.
- Trên cả nước: còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, theo lệnh Anh chống phá cách mạng.

Ngoài ra, trên cả nước ta có 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp. Một bộ phận qn Nhật đã có tình gây
ra nhiều tội ác cho nhân dân ta.
– Các thế lực thù địch trong nước thì ln tìm mọi cách để chống phá chính quyền cách mạng.
– Nền kinh tế nơng nghiệp nước ta vốn lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề; hậu quả của nạn
đói cuối năm 1944 – đầu năm 1945 chưa được khắc phục. Tiếp đến là nạn lũ lụt lớn, làm vỡ đê ở
chín tỉnh Bắc Bộ, rồi hạn hán kéo dài, khiến cho nửa tổng số ruộng đất không canh tác được.
– Ngân sách Nhà nước trống rỗng. Chính quyền cách mạng chưa quản lý được Ngân hàng Đơng
Dương. Trong lúc đó, qn Trung Hoa Dân quốc lại tung ra thị trường các loại tiền Trung Quốc đã
mất giá, làm cho nền tài chính nước ta thêm rối loạn. Các cơ sở cơng nghiệp của ta chưa kịp phục
hồi sản xuất. Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

– Tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nạng nề, hơn 90% dân số
không biết chữ.
– Trong khi đó, chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, chưa được củng cố, lực lượng vũ trang
còn non yếu, chưa có kinh nghiệm quản lý Nhà nước.
b) Đối nội:
- Chính quyền cách mạng: chưa được củng cố, lực lượng vũ trang non yếu.
- Nạn đói: chưa được khắc phục, đời sống nhân dân khó khăn.

14

download by :


- Tài chính: ngân sách Nhà nước trống rỗng, tiền mất giá của Trung Hoa Dân Quốc tung ra thị

trường làm tài chính nước ta rối loạn.
- Nạn dốt: hơn 90 % dân số mù chữ, cờ bạc, rượu chè, tệ nạn mê tín dị đoan phổ biến.

Đất nước đúng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
- Trên cơ sở vận dụng về cách mạng không ngừng, về thời kì quá độ đi lên CNXH của chủ nghĩa

Mác – Lênin và xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách
mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên CNXH. Như vậy,
quan niệm Hồ Chí Minh về thời kì q độ lên CNXH ở Việt Nam là quan niệm về một hình thái
quá độ giá tiếp, cụ thể - quá độ từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu đi lên
CNXH.
Hình thức quá độ này rất lâu dài
- Năm 1943 trả lời Tiêu Văn (tướng của Tưởng Giới Thạch), ở VN sau 50 năm nữa thì có

CNXH hay khơng? Trả lời chưa có thể có CNXH được.

- Năm 1946 một phóng viên Pháp có hỏi ở VN khi nào có CNCS? Hồ Chí Minh nói: Muốn có

CNCS phải có ba điều kiện, phải có đất cơng nghệ, đất nơng nghệ và phải có con người phát triển
tồn diện. Ở nước tơi cả 3 điều kiện này chưa có, khi nào có đủ thì có CNXH.
2. Thuận lợi:
- Nhân dân đã giành quyền làm chủ, gắn bó với chế độ.
- Cách mạng nước ta có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo.
- Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành, phong trào cách mạng dâng cao ở nhiều

nước thuộc địa, phụ thuộc và tư bản.
– Năm 1945, phong trào đấu tranh của Việt Nam giành được nhiều thắng lợi, cùng với đó, tình hình
thế giới cũng có nhiều chuyển biến tốt đẹp với sự phát triển mạnh mẽ của phòng trào cách mạng
thế giới và hệ thống Xã hội chủ nghĩa, góp phần tạo nên chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt
Nam.
– Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ bây giờ đã chính thức đứng lên làm chủ vận mệnh của
mình, làm chủ vận mệnh đất nước. Điều này khiến nhân dân càng thêm phấn khởi, tin tưởng và

15

download by :


ủng hộ vào chế độ mới. Như vậy, có thể thấy, chính quyền mới rất được sự tin tưởng của nhân dân.
– Sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản. Như chúng ta đã biết,vì tình
hình chính trị của đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chuyển vào trạng thái hoạt động bí mật,
điều này đã làm cho việc chỉ đạo và phối hợp, quản lý, và điều hành công việc rất khó khăn. Hiện
nay, khi đất nước được giải phóng, dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng
Cộng sản Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều thành tựu to lớn cho dân tộc sau này.
3. Thành tựu.
- Từ cuối tháng 9-1945, cảnh chết đói gần như đã chấm dứt, ến năm 1946, nạn đói đã bị đẩy lùi.

Sản lượng lương thực năm 1946 đạt 1.155.000 tấn, gấp đôi năm 1945.
- Để thực hiện chủ trương tăng gia sản xuất, khắp nơi đề ra khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng”, tức là tận
dụng mọi nơi mọi chỗ có thể trồng trọt được
- Tháng 8-1945, đê vỡ hàng loạt chính là vì những chính quyền cũ bỏ bê việc củng cố hệ thống đê,
khiến cho đê điều sạt lở liên tiếp trong 4-5 năm mà không được gia cố. Nay, chính quyền cách
mạng tổ chức đắp lại, củng cố tất cả những đoạn đê bị vỡ, sạt lở. Cho đến tháng 10-1945, hầu hết
các đoạn đê vỡ đã được tu bổ, những đoạn đê xung yếu đã được bồi đắp.
- Ngoài những đồng tiền Quan kim và Quốc tệ do quân đội Trung Hoa dân quốc mang vào thì đồng
bạc lưu hành chính thức ở Việt Nam vẫn là giấy bạc do Ngân hàng Đông Dương phát hành. - Vừa
kháng chiến vừa kiến quốc là một chủ trương lớn của Đảng, được xác định ngay trong bản Chỉ thị
ngày 25-11-1945 của Ban Thường vụ Trung ương, trở thành khẩu hiệu công khai lần đầu tiên tại
phiên họp Quốc hội vào tháng 11-1946. Đó là khi cuộc kháng chiến sắp tới gần. Tên cuộc họp
Quốc hội đó được đặt là Quốc hội kháng chiến và kiến quốc.
- Ước tính từ năm 1945 đến năm 1953, đã có tất cả 302.840ha ruộng đất từ các nguồn khác nhau
(của thực dân Pháp, ruộng công và nửa ruộng công, ruộng hiến, ruộng trưng mua, trưng thu của địa
chủ) được tạm cấp, tạm giao cho nông dân.
2.2.2 Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975:
Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi, tháng 7-1954
hịa bình đã được lập lại ở miền Bắc, cịn miền Nam vẫn tạm thời phải sống dưới ách thống trị của
16

download by :


Mỹ – ngụy. Từ đó hai miền có chế độ chính trị, kinh tế – xã hội hồn tồn khác nhau. Miền Bắc đi
theo con đường xã hội chủ nghĩa, miền Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và ngày càng lệ
thuộc nặng nề vào Mỹ.

Khó khăn ở miền Bắc :
- Nền kinh tế miền Bắc là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu dựa trên sản xuất nhỏ cá


thể, cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản đề lại hết sức kém cỏi và non yếu. Công nghiệp nhỏ bé, mới
phôi thai. Nông nghiệp và thủ cơng có tính chất phân tán, chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế
quốc dân. Hơn nữa, miền Bắc lại bị tàn phá nặng nề của 15 năm chiến tranh.
- Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội trong khi chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới.

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã được sự hỗ trợ về vật chất từ các nước xã hội
chủ nghĩa anh em, đặc biệt từ Liên Xô.
- Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc tiến hành trong hoàn cảnh đất nước ta bị chia cắt

làm hai miền. Đế quốc Mỹ đã biến miền Nam thành thuộc địa, thành căn cứ phá hoại công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chuẩn bị gây chiến tranh xâm lược.
- Trải qua 15 năm chiến tranh, trong đó có 9 năm kháng chiến chống Pháp, nền kinh tế miền Bắc bị

tàn phá nặng nề. Trong nông nghiệp, hơn 14 vạn ha ruộng đất bị bỏ hoang, trâu bò bị bắn giết mấy
vạn con, hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho 32 vạn ha bị phá hỏng, khơng đảm bảo có nước
tưới để cày cấy. Trong cơng nghiệp, nhiều cơ sở khi tiếp quản đang ở tình trạng ngừng hoạt động
do máy móc bị tháo dỡ và nhân viên kỹ thuật di chuyển vào miền Nam. Sản lượng cơng nghiệp chỉ
cịn chiếm 1,5% tổng sản lượng cơng nông nghiệp năm 1954, về giao thông vận tảỉ, hơn 1.061 km
trong tồng số 1.152 km đường sát bị phá hoại, 10.700 km đường bộ và 30.000 m cầu bị hư hỏng,
nạn đói đe dọa khắp nơi…
Giai đoạn hồn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế quốc dân:
Thuận lợi ban đầu :
Cuộc vận động cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ sau hịa bình lập lại, đến tháng 6-1955 được tiến
hành ở 735 xã, bao gồm 1.608.294 nhân khẩu. Tiếp đó tháng 12-1955, cải cách ruộng đất đợt 5
17

download by :



được triển khai ở 1.720 xã, có trên 6 triệu người trong 20 tỉnh và 2 thành phố. Tháng 7-1956, cải
cách ruộng đất đợt 5 kết thúc ở toàn bộ vùng đồng bằng, trung du và 280 xã miền núi.

Thành tựu đạt được :
Cuộc vận động cải cách ruộng đất năm 1956 đã đạt kết quả là: Chia 334.100 ha ruộng cho nơng
dân; hồn thành xóa bỏ giai cấp địa chủ, xóa bỏ tàn dư chế độ phong kiến ở miền Bắc; nâng cao
quyền làm chủ của nông dân trong nơng thơn.
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khố I, từ 29-12-1956 đến 25-1-1957, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã
báo cáo trước Quốc hội về cơng tác của Chính phủ từ ngày hồ bình lập lại. Báo cáo của Chính phủ
kiểm điểm về công tác cải cách ruộng đất đã nêu rõ: “Cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã căn bản
hoàn thành, giai cấp địa chủ đã căn bản bị đánh đổ, chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất bị xố
bỏ. Nơng dân đã làm chủ nơng thơn, nguyện vọng lâu đời của người nông dân là người cày có
ruộng đã được thực hiện. Sức sản xuất ở nơng thơn đã được giải phóng, đời sống nhân dân bước
đầu đã được cải thiện, mở đường cho việc phát triển cơng thương nghiệp, góp phần quan trọng vào
cơng cuộc củng cố miền Bắc, phát triển kinh tế, văn hoá. Đó là những thành tích căn bản”. Đồng
thời báo cáo cũng kiểm điểm những sai lầm nghiêm trọng phạm phải trong quá trình thực hiện cải
cách ruộng đất, những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những sai lầm ấy. Chính phủ đã đề
ra một kế hoạch sửa chữa sai lầm gồm ba bước cụ thể, với tinh thần kiên quyết, khẩn trương, thận
trọng, từng bước có trọng điểm, có kế hoạch chu đáo, có lãnh đạo chặt chẽ và cảnh giác trước sự
phá hoại của địch.
Đến cuối năm 1957, công tác sửa sai đã đưa lại kết quả tốt. Nông thôn miền Bắc dần dần ổn định.
Nội bộ Đảng đồn kết nhất trí. Lịng tin của quần chúng đối với Đảng và Chính phủ được khơi
phục. Sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh. Năm 1957 là năm được mùa lớn, khối liên minh cơng
nơng được củng cố. Chính quyền nhân dân được ổn định. Sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
Kết quả sửa chữa sai lầm làm cho cuộc cách mạng ruộng đất hoàn thành thắng lợi.
Nền kinh tế quốc dân đến cuối năm 1957 căn bản được phục hồi. Tổng sản lượng công nghiệp và
nông nghiệp đã đạt xấp xỉ mức năm 1939. Sản lượng lương thực đạt trên 4,5 triệu tấn, vượt xa
18

download by :



mức trước chiến tranh. Thành phần kinh tế quốc doanh được củng cố. Mọi hoạt động kinh tế trong
nước đã trở lại bình thường. Nhờ đó, miền Bắc đã giảm bớt được khó khăn và bước đầu cải thiện
đời sống nhân dân, chuẩn bị bước sang thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
2.2.3 Thời kỳ từ năm 1976 đến năm 1986
A) Khó khăn
- Kế hoạch 5 năm 1976-1980 vấp phải một số sai lầm khuyết điểm chủ yếu do tư tưởng chủ quan

nóng vội, giáo điều thể hiện rõ nhất qua việc đề ra phương châm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững
chắc lên chủ nghĩa xã hội, đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu q cao, khơng tính đến khá năng thực hiện
và điều kiện cụ thể của đất nước sau thống nhất. Sai lầm trong cả chủ trương cải tạo, quản lý kinh
tế, thể hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ. Kinh tế Việt Nam mất cân đối lớn, kinh tế quốc doanh và tập
thể luôn thua lỗ nặng, không phát huy tác dụng. Kinh tế tư nhân và cá thể bị ngăn cấm triệt để. Sản
xuất chậm phát triển, thu nhập quốc dân, năng suất thấp, đời sống nhân dân khó khăn, xã hội nảy
sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.
-Việc thực hiện kế hoạch kinh tế 5 năm 1976-1980 gặp nhiều khó khăn. Trước tiên là nguồn viện
trợ từ phía các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút. Đặc biệt, viện trợ từ Trung Quốc chấm dứt hoàn
toàn từ năm 1977. Các nguồn viện trợ này gồm những mặt hàng quan trọng như gạo, sợi, đường,
sữa, vải vóc, thuốc men, v.v…
-Kế hoạch cải cách giá - lương - tiền không diễn ra như kế hoạch do sự chắp vá giữa cải cách với
mơ hình cũ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong thời gian cuối năm 1985 và năm 1986, song
chính sự khủng hoảng này đã làm cho các cấp các ngành nhận ra rằng đã cải cách là phải cải cách
triệt để. Mơ hình cũ phải bị đoạn tuyệt hồn tồn. Trên cơ sở đó, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần
thứ sáu của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1986 đã đưa ra những chủ trương cải cách, đổi
mới lịch sử.
- Từ tháng 2 đến tháng 12-1978, tập đồn phản động Pơn Pốt-Iêng Xary cho qn đội“Campuchia

dân chủ” liên tiếp xâm lấn, gây nhiều tội ác dã man đối với nhân dân Việt Nam tại các tỉnh biên

giới Tây Nam.

19

download by :


- Chỉ số giá bán lẻ của thị trường xã hội năm 1986 tăng 587,2% so với năm 1985. Do đồng tiền mất

giá, người ta quay sang lấy vàng làm bản vị, khiến giá vàng tăng vọt, còn nhanh hơn cả tăng giá
hàng hóa
-Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên đã đưa đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm
trọng trong những năm 80 của thế kỷ XX, đặt ra yêu cầu đổi mới cấp bách.
B)Thuận lợi:
-Ngày 25-9-1976, Chính phủ Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tun bố về chính sách đối
với cơng thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam. Đây là một chính sách lớn của Nhà nước
nhằm hướng dẫn và cải tạo kinh tế tư bản tư doanh đi dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội thông
qua con đường cải tạo xã hội chủ nghĩa.
-Từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976, đã diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng - Đại
hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc, Đại hội đưa cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội.
-Ngày 4 tháng 5 năm 1977, Hoa Kỳ đồng ý để Việt Nam vào Liên Hợp Quốc Tây Âu sẵn sàng giúp
đỡ Việt Nam.
-Năm 1978, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng đi thăm một loạt nước Tây Âu. Đông
Nam Á muốn tạo dựng mối quan hệ hữu nghị với Việt Nam.
-Năm 1977, Phạm Văn Đồng đi thăm các nước Philippines, Singapore, Thái Lan. Dù có quan hệ
quốc tế khá thuận lợi để đẩy mạnh hội nhập kinh tế rộng rãi, nhưng Việt Nam đã không tranh thủ
-Ngày 25-3-1978, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết hướng dẫn thi hành pháp luật thống nhất
trong cả nước. Nghị quyết quy định: Pháp luật hiện hành gồm các văn bản cho Quốc hội, ủy ban
Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ và do Chính phủ Cách

mạng lâm thời Cộng hồ miền Nam Việt Nam đã ban hành trước đây, nay phổ biến thi hành trong
cả nước
-Ngày 16-4-1979, Việt Nam gia nhập Liên minh Quốc hội.
-Ngày 5-6-1984, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về
vùng trời nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuyên bố khẳng định: Khoảng không gian ở
20


download by :


trên đất liền, nội thuỷ, lãnh hải và các hải đảo Việt Nam là thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C)Thành tựu:
-Ngày 25-4-1976, Tổng tuyển cử, bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất đã được tiến
hành trong cả nước.
Tên nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngơi sao vàng năm cánh.
Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình trịn, nền đỏ, ở giữa có ngơi sao vàng
năm cánh, xung quanh có bơng lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thủ đô: Hà Nội
Quốc ca: Bài Tiến quân ca.
- Trong 5 năm (1976-1980), trên mặt trận kinh tế, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu

quan trọng: khắc phục từng bước những hậu quả nặng nề của chiến tranh xâm lược do đế quốc Mỹ
gây ra và của cuộc chiến tranh biên giới;
-khôi phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc và xây dựng lại
các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá; củng cố kinh tế quốc doanh và kinh tế tập
thể ở miền Bắc, bước đầu cải tạo và sắp xếp công thương nghiệp tư doanh ở miền Nam, đưa một bộ

phận nông dân Nam Bộ, nông dân Nam Trung Bộ vào con đường làm ăn tập thể; bước đầu phân bố
lại lực lượng lao động xã hội;
-Tăng cường một bước cơ sở vật chất-kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Trên mặt trận văn hoá,
giáo dục, khoa học, kỹ thuật, y tế cũng có nhiều thành tựu.
-Từ năm 1981, kinh tế Việt Nam khởi sắc. Sản lượng lương thực tăng mạnh, giá trị sản lượng công
nghiệp tăng khá, thâm hụt thương mại giảm đáng kể
- từ năm 1981-1985 đã đạt được nhiều tiến bộ rõ rệt. Nơng nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,9%

so với 1,9% thời kỳ 1976-1980. Sản lượng lương thực có bước phát triển quan trọng, mức bình
quân hàng năm từ 13,4 triệu tấn trong thời kỳ 1976-1980 đã tăng lên 17 triệu tấn trong thời kỳ

21

download by :


1981-1985. Sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn 9,5% so với 0,6% thời kỳ 1976-1980. Thu nhập
quốc dân tăng bình quân hàng năm 6,4% so với 0,4% trong 5 năm trước đó.
2.2.4 Thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
1. Khó khăn
– Đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội khi các nước đi trước đã và đang gặp nhiều khó
khăn nhất định trong việc tạo lập cơ sở vật chất của xã hội mới, khi mà bản thân điều kiện vật chất
nội tại trong nó cịn nhiều hạn chế và nghèo nàn. Ngồi ra, cịn có sự chống phá của các thế lực
trong và ngoài nước.
– Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế phát triển mạnh
mẽ cũng đặt ra nhiều nguy cơ về việc suy thoái đạo đức, lối sống, nhất là lối sống thực dụng, thiếu
tính nhân văn cũng đang và từng ngày từng giờ tác động đến cán bộ, đảng viên và nhất là tầng lớp
trẻ. Thực tế đó là một thách thức to lớn cho Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng Đảng,
đào tạo nền tảng chính trị xã hội vững chắc trong từng lớp đảng viên.
– Mặc dù quan điểm chính trị độc lập, chủ quyền, và tồn vẹn lãnh thổ luôn được sự thống nhất và

đồng ý của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay lại đặt ra nhiều thắc thức
với Việt Nam hơn trong vấn đề này. Đòi hỏi Việt Nam phải thật khôn khéo và tế nhị nếu không sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển mơ hình Xã hội chủ nghĩa của đất nước.
2. Thuận lợi
– Trong điều kiện tồn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã thúc đẩy các
quốc gia mở cửa và hội nhập. Đây cũng là một cơ hội tốt để Việt Nam có thể hợp tác để cùng giao
lưu và tìm kiếm nguồn vốn, cơng nghệ và quản lý. Quá trình giao lưu, hội nhập tạo điều kiện nâng
cao trình độ dân trí, sự hiểu biết lẫn nhau, đồng thời, tạo điều kiện cho việc tiếp thu các thành tựu
và kinh nghiệp phát triển của các nước đi trước, có trình độ phát triển cao, để phát triển rút ngắn
đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
– Ở các nước Tư bản chủ nghĩa hiện nay cho thấy rõ không thể tiếp tục cách thức phát triển truyền
thống gây ô nhiễm môi trường, ảnh hường đế chất lượng cuộc sống của người dân. Hàng loạt các
vấn đề toàn cầu xảy ra ngày càng nghiêm trọng, đơn cử như việc biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi
trường, … địi hỏi phải có sự chung sức của cộng đồng quốc tế cùng nhau giải quyết, chứ không
22

download by :


phải chỉ một nước, thậm chí một nhóm nước có thể giải quyết được. Điều này, tạo điều kiện thuận
lợi cho Việt Nam trong việc mở rộng cơ hội tập hợp lực lượng tiến bộ.
– Quá trình phát triển của Việt Nam, đặc biệt công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng
và lãnh đạo trong hơn 30 năm qua đã thu được những kết quả đáng kể. Điều này, một mặt củng cố
và khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ Tư bản
chủ nghĩa ở nước ta; măt khác, đó cịn là các điều kiện, cơ sở cho việc tiếp tục vững bước trên con
đường đã chọn.
3. Thành quả đạt được

a/ Về Chính trị
Những kết quả đạt được, tuy chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong tình

hình mới, nhưng cần khẳng định, đổi mới chính trị ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, trực tiếp là cơ sở để đất nước có được bước phát triển to lớn hiện nay.
Hệ thống tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tiếp tục được tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả hơn; phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đổi mới và hoàn thiện: “Tổ chức bộ máy
các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội tiếp tục được sắp
xếp, kiện toàn theo yêu cầu nhiệm vụ mới. Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các tổ
chức trong hệ thống chính trị được phân định, điều chỉnh phù hợp hơn” và “Phương thức lãnh đạo
của Đảng đối với hệ thống chính trị tiếp tục được đổi mới. Đã ban hành nhiều quy chế, quy định,
quy trình cơng tác để thực hiện, bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy
vai trị, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị”; “Quốc hội
có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Những kết quả tích cực đó tạo ra
nhiều thay đổi lớn trong đời sống xã hội, dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy, mở rộng hơn,
người dân được thông tin, giám sát hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính
trị: “Quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực tiếp và
dân chủ đại diện, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và chính trị được phát huy tốt hơn”, hệ thống luật
pháp, cơ chế chính sách ngày càng thích ứng với thơng lệ quốc tế, tính nghiêm minh trong thực
hiện cao hơn. Nhờ đó, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn, được thế giới ghi nhận, nhân dân
đồng tình ủng hộ.
23

download by :


b/ Về Kinh tế:
Trong suốt quá trình chuyển mình từ một nền kinh tế lạc hậu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường
hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng
trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nền kinh tế không chỉ tăng
trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân được cải thiện đáng kể.
Kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới

(1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995,
GDP bình quân đã tăng gấp đơi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá
cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng
nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước
tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.
KẾT LUẬN
Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo
hướng chú trọng hơn chất lượng và tăng tính bền vững với các khâu đột phá là: Hoàn thiện đồng bộ
thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; phát triển nguồn nhân lực, trước hết là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng kết cấu hạ
tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội (Văn kiện Đại hội XIII, tập 2, trang 337 - 338).

Và điều hết sức quan trọng là phải luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần
chúng lao động. Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện.
Nó sẽ cịn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn
phát triển của khoa học. Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê
phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của
chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại,
khơng rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống.
24

download by :


×