Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Đảng lãnh đạo thực hiện đối ngoại, hội nhập quốc tế và biện pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.28 KB, 41 trang )

lOMoARcPSD|10804335

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH



BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
ĐỀ TÀI:
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ
BIỆN PHÁP BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA TỔ QUỐC HIỆN NAY

LỚP: L05

NHÓM: 15

HK212

NGÀY NỘP: 19/12/2022
Giảng viên hướng dẫn: THS. Nguyễn Hữu Kỷ Tỵ

Sinh viên thực hiện
Huỳnh Đức Thịnh
Phan Tấn Thịnh
Phạm Trần Minh Thơ
Đinh Thị Vân Thọ
Huỳnh Thành Thuận

Mã số sinh viên
1910563
1912132


1915365
1915338
1915379

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021

Downloaded by Con Ca ()

Điểm số
20%
20%
20%
20%
20%


lOMoARcPSD|10804335

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................2
4. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2
6. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................4
I. Đảng lãnh đạo thực hiện đối ngoại, hội nhập quốc tế và biện pháp bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay............................................................................4
1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, tư tưởng chỉ đạo và một số chủ trương, chính sách lớn về

mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng...............................................4
1.1.1. Mục tiêu của Đảng................................................................................................4
1.1.2. Nhiệm vụ...............................................................................................................5
1.1.3. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng...................................................................................5
1.1.4. Một số chủ trương chính sách lớn về mở rộng kinh tế đồi ngoại hội nhập quốc tế
của Đảng.........................................................................................................................6
1.2. Biện pháp trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của Đảng và Nhà nước...8
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 12
II. Vận dụng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay......................14
2.1. Đánh giá thực tế bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước hiện nay..................14

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

2.1.1. Lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hồng Sa và
Trường Sa..................................................................................................................... 14
2.1.2. Tình hình chủ quyền biển đảo những năm gần đây (2005-2021), thái độ gây hấn
làm leo thang căng thẳng của Trung Hoa......................................................................16
2.1.3 Đánh giá thực tế bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước giai đoạn hiện nay,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước...............................................................18
2.2. Quan điểm của các bên trong vấn đề tranh chấp biển, đảo.................................21
2.2.1. Quan điểm của Việt Nam....................................................................................21
2.2.1.1. Góc nhìn của Đảng và Nhà nước......................................................................21
2.2.1.2. Quan điểm của Đảng về vấn đề tranh chấp biển, đảo.......................................22
2.2.2. Quan điểm của quốc tế........................................................................................24
2.3. Nhiệm vụ của sinh viên trong góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
......................................................................................................................................... 29
2.3.1. Nâng cao nhận thức của bản thân, nghiên cứu, tìm hiểu và học tập kiến thức về

biển đảo......................................................................................................................... 29
2.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tham gia tình nguyện đến các vùng biển đảo. 30
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 31
PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................................33

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn lấy ngoại giao hòa hiếu làm
thượng sách giữ nước. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, đối ngoại đi đầu tạo thế “vừa đánh, vừa đàm”, tranh thủ ủng hộ
quốc tế, phá bao vây cấm vận, mở ra cục diện phát triển mới cho đất nước. Ngày nay,
trong tiến trình hội nhập quốc tế, cơng tác đối ngoại, đã góp phần lớn vào việc vữa giữ ổn
định chính trị - xã hội, bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, tối đa lợi ích hóa quốc gia, phục vụ
phát triển kinh tế, mở rộng thị trường, thu hút công nghệ để đưa đất nước ngày càng phát
triển. Việc thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa
dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì lợi ích quốc gia – dân tộc, ngành
Ngoại gia đã khơi thông, mở rộng và đưa quan hệ với nhiều đối tác ngày càng đi vào
chiều sâu.
Biển, đảo Việt Nam là một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong cơng
cuộc đối ngoại là cửa ngõ giao lưu quốc tế. Khơng những thế nó còn là một bộ phận cấu
thành chủ quyền quốc gia, là khơng gian sinh tồn, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến
phịng thủ hướng đơng của đất nước, tạo khoảng khơng gian cần thiết giúp kiểm sốt việc
tiếp cận lãnh thổ trên đất liền. Tình hình biển đảo hiện nay có những tranh chấp, phức tạp
nhất là trước hành động lấn tới của Trung Quốc, việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển,

đảo đối với nước ta càng đặt ra yêu cầu cao hơn trong mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc,
đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc, nhưng vẫn giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, tập
trung cho phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế. Trong thực tiễn Đảng lãnh đạo bảo vệ chủ
quyền biển, đảo đạt nhiều thành cơng, tuy nhiên vẫn cịn một số hạn chế cần khắc phục.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhóm em chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo thực
hiện đối ngoại, hội nhập quốc tế và biện pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
hiện nay” để nghiên cứu.
1

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

2. Đối tượng nghiên cứu
Thứ nhất, Đảng lãnh đạo thực hiện đối ngoại, hội nhập quốc tế và biện pháp bảo
vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay.
Thứ hai, vận dụng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của Đảng và Nhà
nước.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mục tiêu, nhiệm vụ, tư tưởng chỉ đạo, một số chủ trương, chính
sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng và vận dụng trong bảo
vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, nêu mục tiêu, nhiệm vụ, tư tưởng chỉ đạo và một số chủ trương, chính
sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng.
Thứ hai, đánh giá thực tế bảo vệ chủ quyên biển, đảo; quan điểm của các bên trong
vấn đề tranh chấp biển, đảo và các biện pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của
Đảng và Nhà nước.
Thứ ba, nhiệm vụ của sinh viên trong góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ

quốc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất là
các phương pháp: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp phân tích và tổng hợp;
phương pháp lịch sử - logic;…
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 phần nội
dung chính:

2

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

Một là, Đảng lãnh đạo thực hiện đối ngoại, hội nhập quốc tế và biện pháp bảo vệ
chủ quyền biển, đảo và Tổ quốc hiện nay.
Hai là, vận dụng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay.

3

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

PHẦN NỘI DUNG
I. Đảng lãnh đạo thực hiện đối ngoại, hội nhập quốc tế và biện pháp bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay

1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, tư tưởng chỉ đạo và một số chủ trương, chính sách lớn về mở
rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng
1.1.1. Mục tiêu của Đảng
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói ”ngồi lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì
Đảng khơng có lợi ích gì khác”1, Đảng ta ln nhận thức sâu sắc lợi ích quốc gia- dân tộc
là mục tiêu cao nhất của đối ngoại. Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX (năm 2003) lần
đầu tiên nêu rõ các thành tố cơ bản của lợi ích quốc gia- dân tộc. Từ Đại hội XI (năm
2011), Đảng khẳng định lợi ích quốc gia- dân tộc là mục tiêu cao nhất của đối ngoại,
trong đó lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc thống nhất với nhau trong lợi
ích quốc gia- dân tộc.
Đại hội XIII khẳng định "bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc", tức là đặt
lợi ích quốc gia- dân tộc lên trước hết và trên hết; đồng thời, chỉ ra nguyên tắc chung là
phải ln nỗ lực đạt được lợi ích quốc gia- dân tộc tới mức cao nhất có thể. Bảo đảm cao
nhất lợi ích quốc gia- dân tộc khơng có nghĩa nước ta theo chủ nghĩa dân tộc vị kỷ. Đại
hội XIII nhấn mạnh thúc đẩy lợi ích quốc gia- dân tộc phải "trên cơ sở các nguyên tắc cơ
bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có
lợi", cùng phấn đấu vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, lợi ích quốc gia- dân tộc cao nhẩt là bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và
chế độ XHCN; giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước;
bảo vệ sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự,
an tồn xã hội và nền văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, Đại hội XIII bổ sung bảo đảm an
ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xã hội trật tự, kỷ cương cũng là những lợi
1 Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, 2011, t.5, tr.290

4

Downloaded by Con Ca ()



lOMoARcPSD|10804335

ích quan trọng của quốc gia- dân tộc. Các thành tố nói trên có quan hệ chặt chẽ, tương
hỗ và thống nhất với nhau, không thể coi nhẹ thành tố nào, đồng thời là căn cứ quan
trọng nhất để xác định đối tác- đối tượng, hợp tác- đấu tranh trong đối ngoại, là "bất biến"
để ứng phó với tình hình diễn biến nhanh, phức tạp.
1.1.2. Nhiệm vụ
Trong thời kỳ đổi mới, đối ngoại luôn thực hiện nhiệm vụ bao trùm và thường
xun là giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, tranh thủ các yếu tố quốc tế thuận lợi
cho công cuộc đổi mới và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế đất nước. Nhiệm vụ này được
nhận thức ngày càng sâu sắc qua các nhiệm kỳ đại hội Đảng. Nghị quyết 13 Bộ Chính trị
khóa VI (năm 1988) khởi đầu quá trình đổi mới tư duy và đường lối đối ngoại, đề ra
nhiệm vụ tranh thủ ủng hộ quốc tế và xu thế quốc tế hóa để phát triển đất nước. Đến Đại
hội XII (năm 2016), Đảng khẳng định rõ nhiệm vụ của đối ngoại gồm ba thành tố an
ninh, phát triển và vị thế đất nước.
1.1.3. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng
Trong hơn 35 năm đổi mới, kế thừa và phát huy truyền thống đối ngoại của dân
tộc, nhất là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã kế thừa và không ngừng bổ
sung, phát triển, hoàn thiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở vì hịa bình, hợp
tác và phát triển, thực thi chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế. Đại hội lần thứ XII của Đảng đã thống nhất rất cao về nhận
thức và quyết tâm “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình,
hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm
cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương
Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng;
Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng
đồng quốc tế”1 .

1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.161-162


5

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

1.1.4. Một số chủ trương chính sách lớn về mở rộng kinh tế đồi ngoại hội nhập
quốc tế của Đảng
Để đối ngoại phát huy vai trị tiên phong và hồn thành tốt các định hướng, nhiệm
vụ nói trên, Đại hội XIII đề ra chủ trương “xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại
với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”1. Chủ
trương mới này phản ánh sự trưởng thành của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam do
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đồng thời cũng là một yêu cầu mới vừa mang tính chiến
lược, lâu dài, vừa mang tính cấp thiết đối với đối ngoại và ngành ngoại giao trong bối
cảnh mới.
Từ chủ trương “thêm bạn, bớt thù”, Đảng đã phát triển thành hệ thống quan điểm,
phương châm chỉ đạo xuyên suốt đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới là nhất quán thực
hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa
phương hóa, đa dạng hóa; "là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của
cộng đồng quốc tế"; nắm vững hai mặt đối tác- đối tượng, vừa hợp tác, vừa đấu tranh;
kiên định nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, nhưng linh hoạt, khôn khéo về sách lược, “dĩ
bất biến, ứng vạn biến”… Cơ chế thực hiện đối ngoại là phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng
giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân dưới sự lãnh đạo thống
nhất của Đảng và quản lý tập trung của Nhà nước.
Với nhận thức Việt Nam là một bộ phận của thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế (Đại
hội IX) được triển khai mạnh mẽ, sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác và hình thành
chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế (Đại hội XI). Chủ trương này là định
hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ

thống chính trị. Nhận thức về quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ngày càng
sâu sắc, trong đó nhất quán kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nội lực là
quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng.

1 “Nền ngoại giao” ở đây được hiểu tương đương với đối ngoại, gồm đối ngoại đảng, ngoại
giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.

6

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

Đối ngoại song phương và đa phương từng bước điều chỉnh, bổ sung và hoàn
thiện. Từ “tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác tồn diện với Liên Xơ và các nước
trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa” 1 (Đại hội VI) đến hợp tác với tất cả các nước trên cơ
sở luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi. Từ tham gia các diễn đàn quốc tế đến “nỗ
lực vươn lên đóng vai trị nịng cốt, dẫn dắt hoặc hòa giải tại các diễn đàn, tổ chức đa
phương có tầm quan trọng chiến lược”2.
Triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế tồn diện sâu rộng là định hướng bao trùm của đối ngoại trong giai đoạn
phát triển mới của đất nước:


Thứ nhất, tính đồng bộ thể hiện ở sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa
các trụ cột đối ngoại, bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối
ngoại nhân dân, giữa các mối quan hệ với các đối tác, các lĩnh vực, nhất là
đối ngoại quốc phòng, an ninh, giữa song phương và đa phương…




Thứ hai, tính sáng tạo địi hỏi đối ngoại không ngừng đổi mới, linh hoạt,
khôn khéo xử lý các vấn đề phức tạp, tìm hướng đi, cách làm mới với “tinh
thần chủ động tiến công, dám vượt ra khỏi những tư duy, những lĩnh vực
quen thuộc để có suy nghĩ và hành động vượt tầm quốc gia, đạt tới tầm khu
vực và quốc tế”3. Đương nhiên, sáng tạo phải trên cơ sở giữ vững nguyên
tắc, kiên định mục tiêu chiến lược.



Thứ ba, tính hiệu quả thể hiện ở việc đưa các quan hệ đối ngoại đi vào
chiều sâu, thực chất, thiết thực, huy động và kết hợp hiệu quả các nguồn lực
bên ngoài với nguồn lực trong nước để phục vụ tốt nhất phát triển đất nước
và bảo vệ Tổ quốc. Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới đặt ra
yêu cầu ngày càng cao về tăng cường tính đồng bộ, sáng tạo và hiệu quả
trong hoạt động đối ngoại.

1 ĐCS Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ Đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, 2019, Phần I, tr.97.
2 Chỉ thị 25 của Ban Bí thư khóa XII.
3 Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30, tháng
8/2018.

7

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335


Về hội nhập quốc tế, Đại hội XIII đặt ra u cầu về tính “tồn diện” và “sâu
rộng”. Đó là, hội nhập quốc tế qua tất cả các kênh Đảng, Nhà nước và nhân dân, song
phương và đa phương, ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Không chỉ rộng mở về
không gian, hội nhập quốc tế tiếp tục đi vào chiều sâu, triển khai các cam kết quốc tế,
trong đó thực hiện hiệu quả các cam kết sâu rộng của các FTA thế hệ mới, “chủ động
tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trị của Việt Nam trong xây dựng, định hình
các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế” vì lợi ích quốc gia- dân tộc và
lợi ích chung của cộng đồng quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương
Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
1.2. Biện pháp trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của Đảng và Nhà nước
Một là, xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển tồn diện, có
trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia trong khu vực mạnh về kinh tế
biển, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế. Để kinh tế phát triển
tương xứng với tiềm năng của biển, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng,
an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo cần phải tổ chức lại hoạt động khai thác
hải sản theo hướng giảm khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ; hồn thiện hệ thống
chính sách, pháp luật về biển theo hướng phát triển bền vững, bảo đảm tính khả thi, đồng
bộ, thống nhất, phù hợp thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững,
tăng cường bảo vệ, tái sinh nguồn lợi hải sản và môi trường biển, nghiêm cấm các hoạt
động khai thác mang tính hủy diệt.
Phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển
các ngành công nghiệp năng lượng, cơng nghiệp hàng hải, đóng tàu, ni trồng, khai thác
và chế biến hải sản chất lượng cao. Đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa, xây dựng các trung tâm
kinh tế ven biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ,
xuất khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dầu khí, vận tải biển, v.v. Phát triển kinh tế các đảo,
đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, thăm dị, khai thác, ni trồng thủy sản gắn với bảo vệ,
giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị,
trật tự, an tồn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao vị
8


Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Xây dựng các chiến lược, quy hoạch, chương trình,
dự án phát triển kinh tế - xã hội trên biển, đảo; tăng cường đầu tư các nguồn lực và hoạch
định cơ chế chính sách trong phòng, chống thiên tai, thảm họa, bảo vệ môi trường biển.
Hai là, xây dựng và tổ chức các lực lượng bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi
pháp luật trên biển. Việc tập trung nỗ lực xây dựng lực lượng quản lý biển, đảo và các
hoạt động kinh tế biển, nhất là lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Dân quân
tự vệ biển và lực lượng Kiểm ngư vững mạnh, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
là yêu cầu bức thiết hiện nay. Trong đó, Hải quân nhân dân Việt Nam là lực lượng chuyên
trách hoạt động trên biển, giữ vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các
vùng biển, đảo của Tổ quốc, cần được ưu tiên đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại hóa
và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, đặc biệt là lực lượng thường xuyên tuần tra trên biển
và chốt giữ các đảo xa bờ. Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách quản lý, duy
trì thực thi pháp luật trên biển, cần được tiếp tục củng cố, hoàn thiện về tổ chức, biên chế,
tăng cường trang bị hiện đại, bảo đảm đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
Bộ đội Biên phòng cần được đầu tư đủ trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện cơ động, đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, cứu hộ, cứu nạn, chống buôn lậu và các tệ
nạn xã hội trên các vùng biển. Dân quân tự vệ biển được xây dựng theo phương châm
vững mạnh, rộng khắp, ở đâu có tàu, thuyền, ngư dân hoạt động và dân cư sinh sống trên
đảo thì ở đó có dân qn tự vệ biển; lấy doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã làm nòng cốt;
tổ chức biên chế phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, bảo đảm thành ba tuyến:
ven bờ, lộng, khơi; coi trọng lực lượng hoạt động trên biển. Kiểm ngư là lực lượng được
tổ chức chặt chẽ, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử
lý các vi phạm của tàu thuyền nước ngoài; hỗ trợ ngư dân, đảm bảo an ninh trật tự và có
vai trị quan trọng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển của Tổ quốc. Đầu
tư trang thiết bị hiện đại, chú trọng đào tạo nhân lực, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật

và tăng cường khả năng hiệp đồng, tác chiến của các lực lượng tham gia bảo vệ chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đất
nước. Xây dựng lực lượng công an khu vực ven biển, đảo, các khu đô thị, khu kinh tế,

9

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

khu cơng nghiệp ven biển vững mạnh, làm nịng cốt bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an
tồn xã hội vùng biển, đảo; xây dựng vững chắc thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế
trận an ninh nhân dân vùng biển, đảo.
Ba là, kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển, đảo bằng biện pháp hịa
bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Là thành viên của Liên hợp quốc, của UNCLOS cũng
như tuyên bố của các bên về cách ứng xử trên biển Đông (DOC), Việt Nam luôn tuân thủ
các quy định của luật pháp quốc tế; kiên trì con đường giải quyết các vấn đề nảy sinh
bằng biện pháp hịa bình, trên cơ sở bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau; thơng qua đàm
phán, thương lượng, nhằm tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng
của tất cả các bên liên quan vì độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, vì hịa
bình, ổn định khu vực và quốc tế. Theo tinh thần đó, những vấn đề cịn đang bất đồng,
tranh chấp song phương thì giải quyết song phương; những vấn đề tranh chấp liên quan
đến nhiều bên thì giải quyết đa phương và phải hết sức cơng khai, minh bạch giữa các
bên có liên quan. Trong khi nỗ lực xử lý các vấn đề nảy sinh ở Biển Đơng bằng biện pháp
hịa bình, cần kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ những lợi ích chính đáng của ta trên
biển với quyết tâm “Việt Nam quyết không để một tấc đất, tấc biển nào bị xâm phạm”;
kiên trì tìm kiếm một giải pháp lâu dài và yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có
hoạt động làm phức tạp thêm tình hình, khơng sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ
lực, tuân thủ cam kết giải quyết bằng biện pháp hịa bình, trên cơ sở các nguyên tắc của

luật pháp quốc tế, UNCLOS và 05 ngun tắc chung sống hịa bình, tăng cường nỗ lực
xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an ninh biển, nghiên cứu khoa học, chống tội
phạm; cùng nhau thực hiện nghiêm chỉnh DOC, hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử
COC để Biển Đông thực sự là vùng biển hịa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát
triển. Tại các vùng biển không phải là tranh chấp, hoàn toàn thuộc chủ quyền và quyền tài
phán của quốc gia ven biển, Việt Nam có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp
với quy định của UNCLOS để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng.
Bốn là, chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về
biển. Đối ngoại quốc phòng là vấn đề quan trọng diễn ra chủ yếu trong thời bình và cả
10

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

khi có tình huống chiến tranh, thực hiện tốt vấn đề này góp phần vừa giữ vững độc lập,
chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, hịa bình, ổn định trên Biển Đơng, vừa duy trì sự ổn định
chính trị - xã hội trong nước và môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế. Thực
hiện tốt công tác đối ngoại quốc phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, điều quan trọng
trước hết là hợp tác chặt chẽ trên tất cả lĩnh vực, đặc biệt là giữa quốc phòng, an ninh và
đối ngoại. Các ngành chức năng, trọng tâm là Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an và Bộ Ngoại
giao cần xây dựng, hoàn thiện quy chế phối hợp, trọng tâm là cơng tác nghiên cứu cơ
bản, phân tích dự báo chiến lược về tình hình thế giới, khu vực, chiều hướng diễn biến
của mối quan hệ quốc tế, về đối tác, đối tượng của cách mạng. Tăng cường mở rộng quan
hệ hợp tác quốc phòng với các nước, nhất là các nước trong khu vực và các nước lớn trên
thế giới để tăng sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế
về quản lý, sử dụng, bảo tồn bền vững biển, đại dương; thực hiện nghiêm túc các điều
ước, thoả thuận khu vực và quốc tế về biển, đại dương mà Việt Nam đã tham gia; nghiên
cứu tham gia các điều ước quốc tế quan trọng về biển, trước mắt ưu tiên các lĩnh vực về

quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học biển; đẩy mạnh tham gia
nghiên cứu khoa học, khảo sát, thăm dò, khai thác tài nguyên tại các vùng biển quốc tế
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của
Tổ quốc. Xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng báo cáo viên, biên soạn, phát hành tài
liệu tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là cư dân sinh sống ở ven
biển, trên đảo, ngư dân làm ăn trên biển, kiều bào ta ở nước ngoài. Phối hợp chặt chẽ
giữa các bộ, ngành, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng, dưới sự chỉ đạo
tập trung, thống nhất của các cơ quan chức năng Trung ương trong công tác tuyên truyền
về chủ quyền biển, đảo. Bên cạnh đó cần thơng tin kịp thời, minh bạch, chính xác để mọi
người dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và nhân dân thế giới hiểu cơ sở
pháp lý, chứng cứ lịch sử và sự chiếm hữu thực tế của Việt Nam trên các vùng biển, đảo
ở Biển Đông; hiểu rõ quan điểm, lập trường của Đảng, Nhà nước ta về giải quyết vấn đề
chủ quyền trên Biển Đơng; từ đó, xây dựng niềm tin, ý chí quyết tâm, đồng thuận của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới để

11

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và các hoạt động kinh tế biển. Cùng với công tác
truyên truyền về biển, đảo, cần kết hợp với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, làm
cho ngư dân hiểu rõ các quy định trong luật biển Việt Nam và pháp luật quốc tế, nhất là
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, làm cho ngư dân không chỉ chấp hành,
mà còn kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật của tàu, thuyền nước ngoài ở
vùng biển Việt Nam. Cần sớm đưa các nội dung về chủ quyền biên giới, lãnh thổ, biển,
đảo vào chương trình giáo dục phổ thông và đại học; phổ biến rộng rãi trong cộng đồng
người Việt Nam và quốc tế về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên biển.


KẾT LUẬN
Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở
vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac - Lenin, kế thừa và phát
huy truyền thống, bản sắc đối ngoại, ngoại giao và văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc
tinh hoa văn hố thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, chúng ta đã xây dựng nên một
trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh,
mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm
đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. Đó là: Mềm mại, khôn khéo,
nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can
trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân
dân. Đồn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Biết
nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, “tuỳ cơ ứng
biến”, “lạt mềm buộc chặt”. Biển, đảo nước ta đã góp phần rất lớn trong cơng cuộc hội
nhập kinh tế đối ngoại, là cửa ngõ giao thông quan trọng góp phần thúc đẩy tang trưởng
kinh thế, vì những lợi thế đó ln là miếng mồi béo bở của các nước lớn. Trước những
diễn biến mau lẹ, khó lường của tình hình thế giới, khu vực trên Biển Đơng, địi hỏi tồn
Đảng, tồn dân, tồn qn phải nâng cao cảnh giác, chủ động nắm chắc, dự báo chính xác
mọi động thái, ngăn ngừa nguy cơ xung đột từ sớm, từ xa, kiên quyết không đề mất dù
lag một sải biển, một tấc đảo. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm của
12

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; yếu tố quan trọng để đất nước phát triển bền vững.
Trong bối cảnh thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, để bảo vệ chủ quyền
biển, đảo, nước ta đã đề ra những giải pháp là: xây dựng và thực hiện chiến lược phát

triển kinh tế biển toàn diện; tăng cường sức mạnh quốc gia xây dựng thế trận quốc phịng
tồn dân trên biển vững mạnh; kiên quyết, kiên trì giair quyết tranh chấp trên biển, đảo
bằng biện pháp hịa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; chủ động tang cường và mở rộng
quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền
biển, đảo thiêng liêng Tổ quốc.

13

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

II. Vận dụng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay
2.1. Đánh giá thực tế bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước hiện nay
2.1.1. Lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa
Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa là thuộc chủ
quyền của người Việt Nam. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử dân tộc qua các
q trình khai phá biển cả của ơng cha ta. Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố
hiện nay, đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục của
Việt Nam. Nhiều thế kỷ nay, ít nhất là từ thế kỷ 17, Việt Nam đã xác lập, thực hiện chủ
quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này cịn là vơ chủ,
thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo một cách hịa bình, liên tục và không gặp phải
sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào.
Ngày nay, tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới vẫn còn lưu giữ nhiều tư liệu,
sách cổ, văn bản pháp lý của nhà nước, bản đồ thể hiện việc thực thi, xác lập chủ quyền
của các nhà nước phong kiến Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
(toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá Tự cơng đạo (1686); Phủ biên tạp lục của
Lê Quý Đôn biên soạn năm 1776; Hồng việt địa dư chí (1833); Đại nam thực lục tiền

biên (1844 – 1848); Đại nam thực lục chính biên (1844 – 1848); Việt sử cương giám khảo
lược (1876); Đại nam nhất thống chí (1882); Dư địa chí khâm định đại nam hội điển sự lệ
(1910),…1
Khơng chỉ xác lập chủ quyền từ hàng trăm năm trước, chủ quyền của Việt Nam
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn được tái khẳng định bởi thực dân Pháp
trong thời kỳ cai trị và cộng đồng quốc tế trong những năm đầu TK XX. Tại Hội nghị hịa
bình San Francisco năm 1951, phái đồn Quốc gia Việt Nam tham gia Hội nghị đã ra
tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Ngày 7-9-1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc
1 Kim Nhiên (2014), Chủ quyền Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Bài báo điện tử đăng trên
công thông tin điện tử Cà Mau www.camau.gov.vn

14

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

gia Việt Nam đã ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao của các nước thành viên Liên hợp
quốc.1
Sau khi ký hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 Pháp đã chuyển giao hai quần đảo
Hồng Sa và Trường Sa cho chính quyền Sài Gòn. Sau năm 1975, nước Việt Nam thống
nhất, nhà nước CHXHCN Việt Nam quản lý các đảo ở Trường Sa và ln khẳng định chủ
quyền đối với quần đảo Hồng Sa.
Theo phương thức thụ đắc lãnh thổ, một quốc gia được coi là có chủ quyền đối với
một vùng lãnh thổ khi quốc gia đó chứng minh được mình chiếm hữu, thực thi, quản lý
và khai thác lãnh thổ đó với tư cách Nhà nước một cách hịa bình ổn định liên tục trong
thời gian dài. Theo đó, Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng

Sa và Trường Sa từ những năm cuối TK XVII cho đến tận ngày nay hoàn toàn phù hợp
với các quy định của luật pháp quốc tế.
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc đánh chiếm vào các năm
1956 và 1974; một số bãi ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh
chiếm bằng vũ lực vào năm 1988. Bất cứ hành động chiếm đóng bằng vũ lực nào ở quần
đảo Hồng Sa và Trường Sa đều vi phạm nghiêm trọng hiến chương Liên hợp quốc và
các chuẩn mực của pháp luật quốc tế. Năm 1947, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đưa ra
yêu sách chủ quyền trên Biển Đông với đường lưỡi bị 11 đoạn, sau này chính phủ Cộng
hịa Nhân dân Trung Hoa sử dụng lại đường lưỡi bò này nhưng chỉ còn 9 đoạn. Đường
lưỡi bò bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đơng (biển Nam Trung
Hoa) là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield
với khoảng 75% diện tích mặt nước của Biển Đơng 2. Từ đó đến nay, Trung Quốc không
bao giờ nhượng bộ và từ bỏ thủ đoạn nắm trọn biển Đơng thơng qua chính sách Đường
Lưỡi Bò.

1 Nguyễn Thanh Minh (2017), Về một số hội nghị quốc tế liên quan đến chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và
Trường Sa (1943-51), đăng trên trang điện tử nghiencuuquocte.org
2 Wikipedia, Tranh chấp chủ quyền Biển Đông – Tuyên bố lãnh hải, vi.wikipedia.org

15

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

2.1.2. Tình hình chủ quyền biển đảo những năm gần đây (2005-2021), thái độ
gây hấn làm leo thang căng thẳng của Trung Hoa
Hành động đánh chiếm ngang ngược của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đã gây ra nhiều bất ổn cho khu vực Biển

Đông. Việc đánh chiếm của Trung Hoa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền
tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố về
ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm
cho tình hình Biển Đơng thêm phức tạp.
Những năm gần đây (2012-2021), nền kinh tế Trung Quốc đạt được những phát
triển vượt bậc. Sau gần hai nhiệm kỳ cầm quyền của Chủ Tịch Tập Cận Bình, Trung
Quốc đã vượt Mỹ và trở thành quốc gia giàu có nhất thế giới, với tài sản rịng lên tới 120
nghìn tỷ USD vào năm 2020, so với 90 nghìn tỷ của Mỹ. Vượt lên là nền kinh tế có quy
mô GDP lớn thứ 2 thế giới. 1 Việc nắm trong tay nguồn lực kinh tế dồi dào đã tạo cho
Trung Quốc cơ hội để đầu tư vào quân sự, thể hiện cường quyền đối với quốc gia khác
đang tranh chấp chủ quyền biển đảo ở khu vực Biển Đông. Song song với việc lớn mạnh
của Trung Hoa cũng đi kèm với tần suất hành động gây hấn ngang ngược ngày càng gia
tang ở nhiều khía cạnh khác nhau:
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố độc quyền khai thác dầu mỏ trong khu vực
Đường Lưỡi Bò và tiến hành các hoạt động quấy rối ngăn chặn việc khai thác dầu mỏ
hợp pháp của Việt Nam trên chính vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Các sự kiện tiêu
biểu làm leo thang căng thẳng quan hệ Việt-Trung nổi bật như việc Trung Hoa cản trở
hợp đồng của BP với Việt Nam trong vùng Nam Côn Sơn (năm 2007), cản trở hợp đồng
của Exxon Mobil với Việt Nam (năm 2008), vụ căng thẳng giữa tàu thăm dò đại dương
USNS Impeccable của Mỹ với một số tàu Trung Quốc đầu năm 2009.

1 Lê Thế Cương - Nguyễn Thị Phương (2021), Thành tựu kinh tế, xã hội Trung Quốc sau một thập niên cầm quyền
của Chủ tịch Tập Cận Bình (Kỳ 2), đăng trên trang điện tử của Học viện chính trị Cơng an nhân dân
/>
16

Downloaded by Con Ca ()



lOMoARcPSD|10804335

Ngày 26 tháng 5 năm 2011, 3 tàu hải giám của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải của
Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Tập đồn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang hoạt động tại vùng biển miền Trung chỉ cách mũi Đại
Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải lý. Phía Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc dừng các hành
động gây hấn và hành xử theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Quốc tế biển (UNCLOS
1982) và yêu cầu bồi thường, nhưng phía Trung Hoa bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc và
ngang nhiên cho rằng hành động của mình là hợp pháp. Ngày 1 Tháng 5 năm 2014, Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa đưa giàn khoan HD-981 vào khu vực Biển Đông tiến hành khai
thác trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, dẫn tới việc nhà nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố phản đối.1
Đối với hoạt động khai thác thủy sản, Trung Quốc cấm toàn bộ các hoạt động khai
thác đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam trong vùng Đường Lưỡi Bò và tiến hành hàng
loạt các hành động đưa các tàu hải cảnh xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam để
bắt bớ, phun vòi rồng vào tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt.
Bên cạnh việc khai thác trái phép, Trung Hoa còn thể hiện sự ngang ngược đánh
cắp chủ quyền của nhân dân Việt Nam thông qua việc thành lập thành phố thuộc tỉnh Hải
Nam lấy tên là Tam Sa có phạm vi quản lý 3 quần đảo trên Biển Đơng, trong đó có hai
quần đảo tranh chấp với Việt Nam: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (mà
Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa).
Bên cạnh Trung Hoa, cũng có nhiều quốc gia giáp biển Đơng khác tranh chấp chủ
quyền với Việt Nam ở nhóm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa như Malaysia,
Brunei, Phillipines và Đài Bắc Trung Hoa. Việc tranh chấp các đảo thuộc quần đảo
Trường Sa cũng như vùng biển chủ quyền đã dẫn đến căng thẳng chính trị giữa các nước
và đặt ra thách thức cho việc đoàn kết các quốc gia thuộc khối ASEAN.
Tháng 1/2021, Trung Quốc công bố luật Hải cảnh mới, cho phép lực lượng hải
cảnh (cảnh sát biển) Trung Quốc sử dụng vũ khí đối với tàu nước ngoài trong trường hợp
cần thiết. Động thái mới nhất này của Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại sẽ làm leo thang
1 Wikipedia, Tranh chấp chủ quyền Biển Đông – Các vụ tranh chấp, vi.wikipedia.org


17

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

bạo lực trong khu vực gây ra các xung đột vũ trang, gây ảnh hưởng đến an ninh khu vực,
vi phạm luật pháp quốc tế, cản trở các cuộc đàm phán COC và làm gia tăng vịng xốy
căng thẳng ở Biển Đông.
Hoạt động quân sự tại khu vực biển Đông cũng gia tăng trong những năm gần đây
với xuất hiện hàng loạt các tàu chiến và hàng không mẫu hạm di chuyển qua hoặc tập
trận tại khu vực Biển Đông. Đơn cử là vụ Anh đưa nhóm tác chiến tàu sân bay HMS
Queen Elizabeth đi qua eo biển Singapore hôm 26-7 và tiến vào Biển Đông, diễn tập với
chiến hạm Singapore ở phía nam Biển Đơng và cơng bố rằng giữ 2 tàu chiến ở lại Thái
Bình Dương để hoạt động thường trực để đảm bạo trật tự1. Mỹ cũng gia tăng sự hiện diện
của mình của biển Đơng thơng qua việc đưa đội tác chiến của hàng không mẫu hạm USS
Carl Vinson vào tập trận với Anh ở vùng biển Phillipines cũng như tang cường các hoạt
động trinh sát giữ gìn trật tự, bảo vệ quyền lợi của các đồng minh trong khu vực2.
Việc Trung Quốc đưa ra Luật Hải Cảnh vi phạm nghiệm công ước Liên Hiệp Quốc
UNCLOS về luật biển quốc tế 1982 để biện hộ cho hành vi sử dụng vũ trang lên tàu
thuyền của các quốc gia khác cùng với sự leo thang quân sự của nhiều nước trong khu
vực đã đặt ra bài toán nhức nhối cho Việt Nam trong việc thể hiện chủ quyền hợp pháp
đúng đắn của mình tại Biển Đơng, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc mà không gây
ra leo thang vũ trang quân sự trong khu vực.
2.1.3 Đánh giá thực tế bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước giai đoạn hiện
nay, đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước
Về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông hiện đang tồn tại bốn vấn đề lớn liên
quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam chưa được giải quyết: Chủ quyền trên quần đảo

Hoàng Sa; bảo vệ chủ quyền và giải quyết tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa
giữa năm nước sáu bên; phân định ranh giới các vùng biển theo Công ước của Liên hợp
quốc về Luật biển năm 1982; xác định ranh giới ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm
1 TS. Satoru Nagao(01/08/2021), Khi tàu sân bay Anh tiến vào Biển Đông, đăng trên trang điện tử của Báo Thanh
Niên
2 Huệ Bình (04/11/2021), Mỹ tăng hiện diện ở biển Đông, Trung Quốc tập trận lớn ở Hoa Đông, đăng trên trang
điện tử của Báo Người Lao Động

18

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

lục địa. Cùng với đó, những nhân tố có thể gây mất ổn định trên Biển Đông vẫn đang
diễn ra gay gắt: xâm phạm chủ quyền, an ninh; nguy cơ xung đột vũ trang; tranh chấp
biển, đảo và thềm lục địa.
Đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Quê
hương, Đảng và Nhà Nước đã khơng ngừng nỗ lực trong việc tìm ra hướng đi giải quyết
phù hợp cho các bên tranh chấp để nhận được sự đồng thuận của các bên khác nhau.
Việt Nam ln ưu tiên theo đuổi chính sách ngoại giao là chính khi giải quyết các
tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Tuy tránh leo thang căng thẳng, nhưng Việt Nam
luôn thể hiện sự cứng rắn mạnh mẽ trong việc bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa trên trường quốc tế. Việt Nam đã đưa công hàm phản đối việc liên tục vi
phạm luật công ước quốc tế UNCLOS 1982 của Trung Hoa tại vùng biển Đông tranh
chấp lên Liên Hiệp Quốc1, đáp trả những luận điệu gian xả biện hộ của Trung Hoa cho
hành vi ngang ngược của mình, tìm cách giải quyết tranh chấp ơn hịa với Malaysia và
Phillipines đồng thời cùng nhau đồn kết để vạch mặt âm mưu chiếm lĩnh biển Đông của
Trung Hoa.

Ngồi ra Việt Nam cũng khơng ngừng cố gắng cải thiện vị thế trên trường Quốc tế
thông qua việc trở thành Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, tổ chức các
sự kiện quốc tế lớn như APEC, … cải thiện hình ảnh là quốc gia yêu chuộng hịa bình để
có thể khẳng định tiếng nói của mình trong các vấn đề tranh chấp và vận động được sự
đồng thuận của các nước trên thế giới đối với chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Việt
Nam.
Bên cạnh chính ngoại giao, thì Việt Nam cũng khơng cải thiện sức mạnh của Hải
Quân để thể hiện sức mạnh phòng vệ của Tổ Quốc, chống lại chà đạp bằng uy lực vũ
trang của Trung Hoa tại Biển Đông. Việt Nam đã thể hiện mong muốn đặt mua lớp tàu hộ
vệ Gepard của Nga, cũng như nâng cấp vũ khí cho các tàu có sẵn 2. Ngày 20/1/2017, Việt
1 Hồng Việt (26/04/2020), Việt Nam gửi Công hàm phản đối Trung Quốc tại Liên hợp quốc, đăng trên trang điện tử
của Viện Nghiên cứu Lập Pháp />2 Trà Khánh (08/09/2021), Việt Nam muốn mua thêm tàu hộ vệ tên lửa Nga, Gepard sẽ được nâng cấp, đăng trên
báo điện tử VTC />
19

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

Nam đã nhận đơn hàng 6 tàu ngầm lớp Kilo đặt từ Nga để nâng cao năng lực hoạt động
trên biển Đông1.
Tại kỳ họp Đại hội Đảng thứ XIII của Đảng xác định: “Kiên quyết, kiên trì đấu
tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng
biển; giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển...”. 2Và Đảng đã đặt ra một số
mục tiêu quan trọng trong tương lai để có thể hiện thực được cơng cuộc bảo vệ chủ quyền
biển đảo quê hương:
Một là, với Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển
bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra mục
tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước mạnh về kinh tế biển. Việt Nam phải phát triển các

ngành kinh tế biển kết hợp với việc nâng cao năng lực quốc phịng, bảo vệ tồn vẹn
quyền lợi, chủ quyền biển đảo lãnh thổ.
Hai là, xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về mọi mặt, nhất
là lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Dân quân tự vệ biển và lực lượng
Kiểm ngư vững mạnh, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là yêu cầu bức thiết
hiện nay. Các lực lượng phịng vệ phải ln lấy doanh nghiệp nước nhà, lấy ngư dân làm
gốc, ra sức đấu tranh bảo vệ quyền lợi của nhân dân Việt Nam đối việc khai thác kinh tế
về vùng biển chủ quyền.
Ba là, kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển, đảo bằng biện pháp hịa
bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Là thành viên của Liên hợp quốc, của UNCLOS cũng
như tuyên bố của các bên về cách ứng xử trên biển Đông (DOC), Việt Nam luôn tuân thủ
các quy định của luật pháp quốc tế; kiên trì con đường giải quyết các vấn đề nảy sinh
bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau; thơng qua đàm
phán, thương lượng, nhằm tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng

1 Báo Điện tử Chính phủ (21/01/2017), Việt Nam đã có 6 tàu ngầm Kilo hiện đại, đăng trên trang điện tử
/>2 Đại tá, PGS, TS. Nguyễn Thanh Long, Một số giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới, đăng trên
trang điện tử của Tạp chí Quốc Phịng Tồn Dân />
20

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

của tất cả các bên liên quan vì độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, vì hịa
bình, ổn định khu vực và quốc tế.
Bốn là, thực hiện tốt cơng tác đối ngoại quốc phịng. Đối ngoại quốc phòng là vấn
đề quan trọng diễn ra chủ yếu trong thời bình và cả khi có tình huống chiến tranh, thực
hiện tốt vấn đề này góp phần vừa giữ vững độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, hịa

bình, ổn định trên Biển Đơng, vừa duy trì sự ổn định chính trị - xã hội trong nước và mơi
trường quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của
Tổ quốc. Đặc biệt, cần thông tin kịp thời, minh bạch, chính xác để mọi người dân trong
nước, người Việt Nam ở nước ngoài và nhân dân thế giới hiểu cơ sở pháp lý, chứng cứ
lịch sử và sự chiếm hữu thực tế của Việt Nam trên các vùng biển, đảo ở Biển Đông; hiểu
rõ quan điểm, lập trường của Đảng, Nhà nước ta về giải quyết vấn đề chủ quyền trên
Biển Đơng; từ đó, xây dựng niềm tin, ý chí quyết tâm, đồng thuận của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới để bảo vệ vững chắc
chủ quyền biển, đảo và các hoạt động kinh tế biển.
2.2. Quan điểm của các bên trong vấn đề tranh chấp biển, đảo
2.2.1. Quan điểm của Việt Nam
2.2.1.1. Góc nhìn của Đảng và Nhà nước
Được đề cập trong Nghị quyết hội nghị lần 8 ban chấp hành trung ương đảng khóa
12 (2018). Đảng đã đưa ra những nhận định về bối cảnh, tình hình tại khu vực biển Đơng.
Theo đó, tình hình quốc tế tiếp tục có nhiều chuyển biến phức tạp, đặc biệt là sự cạnh
tranh chiến lược giữa các nước lớn tranh chấp chủ quyền ranh giới biển và sự bất đồng
giữa các nước tại Biển Đông. Ơ nhiễm mơi trường xun biên giới, biến đổi khí hậu,
nước biển dâng đã trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu. Phát triển bền vững, hài hoà giữa
phát triển với bảo tồn biển trở thành xu thế chủ đạo. Tồn cầu hố và cách mạng khoa học
- cơng nghệ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. Ở trong nước, ổn định kinh tế vĩ mô, phát

21

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

triển bền vững; thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; an ninh, trật tự, an toàn

xã hội vẫn là những khó khăn, thách thức lớn.

Hình 1: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương, Chiều 6/10/20181
2.2.1.2. Quan điểm của Đảng về vấn đề tranh chấp biển, đảo
Thứ nhất, thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trị và tầm quan trọng đặc
biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian
sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững,
thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm
quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối
ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì mơi trường hồ bình, ổn định cho phát
triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,
là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam.
Thứ hai, phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn
đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển, bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế và
tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương
1 Thông báo Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (2018), Truy cập từ: />
22

Downloaded by Con Ca ()


×