Tiểu luận Luật Kinh tế
LỜI MỞ ĐẦU
Sau 30 năm xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hơn 10 năm xây dựng
nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nhận ra
rằng cần phải có những doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao, làm tiền đề thúc đẩy các
thành phần kinh tế. Điều này chỉ có thể thực hiện bởi một loại hình doanh nghiệp là các
công ty cổ phần.
Công ty cổ phần đã được xuất hiện từ lâu ở các nước tư bản và nó rất
phổ biến ở các nước đó. Nhưng ở Việt Nam công ty cổ phần chỉ được chú ý
và phát triển trong một thập kỷ gần đây. Vậy Đảng và Nhà nước ta đã làm gì
để phát triển loại hình doanh nghiệp này. Với kiến thức và sự hiểu biết còn
hạn chế, nhưng em mạnh dạn đề cập tới quá trình cổ phần hoá của nước ta
trong thập kỷ qua và một số kiến nghị , giải pháp để tiếp tục đổi mới doanh
nghiệp nhà nước.
Tuy vậy do thời gian có hạn & nhận thức còn chưa thật thấu đáo nên
bài làm không tránh khỏi những sai sót, nhược điểm. Em mong thầy cô thông
cảm và góp ý cho em. Em xin chân thành cảm ơn.
1
Tiểu luận Luật Kinh tế
I.SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ
1.Sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần hoá.
Công ty cổ phần ra đời từ cuối thế kỷ 16 ở các nước phát triển đến nay
đã có lịch sử phát triển hàng mấy trăm năm. Nó được hình thành từ một kiểu
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nó ra đời không nằm trong ý muốn
chủ quan của bất kỳ lực lượng nào mà là một quá trình phát triển kinh tế
khách quan, do những nguyên nhân sau:
Quá trình xã hội hoá tư bản, tăng cường tích lũy và tập trung tư bản
ngày càng cao để mở rộng quy mô sản xuất và hiện đại hoá các trang thiết bị
tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Song
đây là một giải pháp hết sức khó khăn và hơn nữa việc huy động vốn phải mất
nhiều thời gian mới có thể thực hiện được. Một lối thoát có hiệu quả là các
nhà tư bản vừa và nhỏ phải liên kết với nhau các nhà tư bản khác.
Như vậy công ty cổ phần hoá là một loại hình doanh nghiệp, một loại
hình trên cơ sở tín dụng. Trong lịch sử, công ty cổ phần là một loại hình
doanh nghiệp độc quyền, sử dụng các tổ chức tài chính đa dạng để tạo khả
năng huy động vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Tâm lý
cũng như cơ sở pháp luật thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá tạo
điều kiện ra đời các công ty cổ phần. Với động tác này các công ty cổ phần đã
phát triển mạnh và thịnh hành trong giai đoạn tư bản chủ nghĩa, tư bản độc
quyền Nhà nước có nền kinh tế phát triển.
2. Đôi nét định nghĩa của công ty cổ phần.
a.Khái niệm.
Công ty cổ phần là một loại doanh nghiệp trong đó các thành viên chỉ
chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm
vi số vốn (tức là cổ phần) của mình góp vào doanh nghiệp.
2
Tiểu luận Luật Kinh tế
b.Một số dấu hiệu cần chú ý.
-Công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn của mình
cho nên cũng là loại công ty trách nhiệm hữu hạn.
-Công ty cổ phần phát triển cổ phiếu để huy động vốn. Mỗi cổ phiếu có
giá trị bằng nhau. Người mua cổ phiếu gọi là cổ đông.
-Cổ đông có thể là một cá nhân, một tổ chức. Số lượng cổ đông của
công ty tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
-Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo
luật chứng khoán.
-Công ty cổ phần là một pháp nhân.
-Công ty cổ phần là một công ty đối vốn.
II.THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ
1.Khái quát tình hình cổ phần hoá DNNN trong những năm qua
Chương trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, mà trọng tâm là
cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được triển khai thí điểm từ năm 1992.
Mục đích của chương trình này là tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ
sở hữu, trong đó có chủ sở hữu là người lao động, để quản lý và sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn, tạo cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp, đồng
thời giúp doanh nghiệp có thể huy động vốn trong toàn xã hội để đầu tư đổi
mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp.
Song do chưa có đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này và
chưa có hướng dẫn cụ thể nên từ năm 1992 đến 1997, cả nước mới chỉ có 38
doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá.
Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thực sự có bước chuyển
mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng kể từ khi chính phủ ban hành nghị
định về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần vào tháng
3
Tiểu luận Luật Kinh tế
6/1998 trong đó nêu rõ các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp và người
lao động tại các doanh nghiệp cổ phần hoá. Nghị định này đã trở thành đòn
bảy đưa lộ trình cổ phần hoá đi nhanh hơn.
Tính đến đầu năm 2003, cả nước đã có 828 doanh nghiệp được cổ phần
hoá, chiếm 3% tổng số vốn của doanh nghiệp nhà nước, trong đó, có khoảng
13% doanh nghiệp độc lập thuộc các bộ, 5,5% doanh nghiệp thuộc các Tổng
công ty; 81,5% doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành. Ngành nghề có doanh
nghiệp chuyển đổi nhất là công nghiệp – xây dựng (53,3%), thương mại –
dịch vụ (34,28%), giao thông vận tải (7,7%), còn lại là các ngành khác. Ngoài
ra, đã có khoảng 130 doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi theo phương thức
giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê.
2. Một số kết quả sau khi cổ phần hoá
Việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần không
chỉ giúp nhà nước bảo tồn nguồn vốn mà còn tăng đáng kể tỉ suất lợi nhuận
trên đồng vốn. Các doanh nghiệp hoạt động năng động nhạy bén và tự chủ
hơn trong kinh doanh. Quá trình cổ phần hoá đã thu hút rộng rãi các nguồn
vốn của người lao động cả trong doanh nghiệp và ngoài xã hội, nhờ đó doanh
nghiệp có vốn đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh theo
chiều sâu. Tính chung với trên 400 doanh nghiệp đã cổ phần hoá trên 1 năm,
doanh thu tăng 1,43 lần, lợi nhuận tăng 2,04 lần, nộp ngân sách tăng 1,98 lần,
thu nhập người lao động tăng 22%.
Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình về kết quả khả quan. Từ
năm 1992 đến nay, thành phố đã có hơn 100 doanh nghiệp và bộ phận doanh
nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, chiếm 12,5% tổng số doanh nghiệp nhà
nước được cổ phần hoá cả nước. Qua khảo sát hoạt động của 22 doanh nghiệp
đã cổ phần hoá, doanh thu bình quân hàng năm là 41%, lợi nhuận tăng 39,5%,
4
Tiểu luận Luật Kinh tế
nộp ngân sách tăng 30,9%, cổ tức hàng năm từ 6% đến 24%, thu nhập người
lao động tăng 10,5%.
3. Triển vọng trong tương lai
Để đẩy mạnh cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, sắp tới nhà nước sẽ đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện
khung pháp lý về đổi mới doanh nghiệp nhà nước, trong đó phân định rõ chức
năng quản lý của nhà nước và doanh nghiệp, nhất là quyền chủ sở hữu nhà
nước đối với doanh nghiệp, ban hành chế độ phân phối cổ phần hợp lý, đổi
mới phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, giám sát hoạt động kinh
doanh và việc chấp hành quy định của nhà nước tại doanh nghiệp.
Kế hoạch của chính phủ đến năm 2005 số doanh nghiệp rút xuống còn
2000 thay vì 5600 doanh nghiệp như hiện nay. Tuy nhiên vẫn có thể lập thêm
doanh nghiệp nhà nước nếu thực sự cần thiết.
4. Một số khó khăn trong khi cổ phần hoá
Trong thời gian gần đây vai trò tích cực của doanh nghiệp nhà nước đã
giảm dần. Sức cạnh tranh thấp trên cả thị trường trong và ngoài nước đang là
điểm yếu nhất của doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hội nhập với khu
vực và quốc tế theo lịch trình đã cam kết. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều
đó là:
+ Các chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước đều được triển khai
nhưng chưa thực hiện được đồng bộ và triệt để. Các doanh nghiệp nhà nước
chưa nhận thức được cụ thể và thống nhất đã gây khó khăn lúng túng khi định
hướng và thực hiện các biện pháp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, là các biện
pháp sắp xếp, đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
5