Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phân tích vụ việc nhóm quái xế chặn quốc lộ 22 để đua xe tại huyện hóc môn thành phố hồ chí minh dưới góc nhìn pháp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VỤ VIỆC NHĨM QI XẾ CHẶN QUỐC LỘ 22 ĐỂ
ĐUA XE TẠI HUYỆN HĨC MƠN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DƯỚI GĨC
NHÌN PHÁP LÝ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS Đồn Cơng Thức
SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Anh Thư
MÃ NHÓM HP: 010400500404
MSSV: 20H4010193
LỚP: KT20CLCD

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. CHƯƠNG 1:
1.1 NGÀNH LUẬT ĐIỀU CHỈNH trang 4
1.2 CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐƯỢC ĐỀ CẬP trang 6
1.3 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ THỂ ĐƯỢC THỂ HIỆN NHƯ THẾ NÀO
trang 7
1.4 KHÁCH THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT TRONG TÌNH HUỐNG ĐỀ CẬP
ĐẾN trang 8
1.5 CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP LUẬT
trang 8
2. CHƯƠNG 2:
2.1 HÀNH VI CỦA CHỦ THỂ ĐƯỢC THỂ HIỆN NHƯ THẾ NÀO, DƯỚI DẠNG


HÀNG ĐỘNG HAY KHƠNG HÀNH ĐỘNG? HÀNH VI NÀY CĨ TRÁI VỚI
PHÁP LUẬT KHƠNG? Trang 10
2.2 PHÂN TÍCH LỖI CỦA CHỦ THỂ KHI THỰC HIỆN HÀNH VI VI PHẠM trang
10
2.3 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ THỂ trang 11
2.4 CƠ SỞ ĐỂ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CHỦ THỂ trang
11
2.5 MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ trang 11
2.6 CĂN CỨ ĐỂ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ trang 12
2.7 NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ trang 12
KẾT LUẬN

2


MỞ ĐẦU
Về lý do em chọn đề tài “NHÓM QUÁI XẾ CHẶN QUỐC LỘ 22 ĐỂ ĐUA XE TẠI
HUYỆN HÓC MƠN” vì có thể nêu lên tính chất nghiêm trọng của vụ việc. Đề tài
gần gũi với thực tế do hiện nay tình trạng đua xe ở huyện Hóc Mơn bởi các thanh
thiếu niên thực hiện diễn ra rất nhiều. Đề tài có tác dụng giáo dục thanh thiếu niên ở
huyện Hóc Mơn nói chung cũng như thanh thiếu niên ở các tỉnh thành khác nói riêng.
Áp dụng cho thực tế và hiện trạng đua xe diễn ra phức tạp ở huyện Hóc Mơn. Qua đề
tài này em có thể ứng dụng những kiến thức mình đã học ở học phần Pháp Luật Đại
Cương. Giúp em có cái nhìn sâu hơn về vụ việc. Nâng cao khả năng phân tích tình
huống thực tế dựa theo kiến thức pháp luật đã học, giúp em trở thành cơng dân tốt có
ích cho đất nước.

3



CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC VỀ CHỦ THỂ VÀ QUY ĐỊNH TỔ CHỨC ĐUA XE
1.1 NGÀNH LUẬT ĐIỀU CHỈNH
Hiện nay, tình trạng đua xe trái phép, đặc biệt là đua xe máy, diễn ra phức tạp, gây
mất trật tự công cộng, vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thơng đường bộ
và trật tự, an tồn giao thơng đơ thị, đe dọa tính mạng, sức khỏe của con người, tài
sản của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước. Trong thời gian qua việc xử lý về hình sự
của các cơ quan Cơng an, Viện Kiểm sát, Tịa án đối với loại vi phạm pháp luật này
còn chưa thống nhất, dẫn đến hạn chế hiệu quả của việc ngăn chặn loại vi phạm pháp
luật này. Vì vậy, Bộ Nội vụ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao
thống nhất hướng dẫn xử lý các hành vi đua xe trái phép như sau:
1 - Người đua xe trái phép:
Người đua xe trái phép nói trong thông tư này là người điều khiển xe trên đường giao
thơng với mục đích cùng đua với người điều khiển xe khác mà khơng được phép của
cơ quan có thẩm quyền. Cũng được coi là người đua xe trái phép với vai trò đồng
phạm đối với người tổ chức (người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy) cuộc đua xe trái phép;
người xúi giục (người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy) người khác đua xe trái phép; người
giúp sức (người tạo những điều kiện vật chất hoặc tinh thần) cho việc đua xe trái
phép; người ngồi cùng với người điều khiển xe đua trái phép mà cùng cố ý đua xe
như: Trước khi ngồi lên xe hoặc sau khi ngồi lên xe biết người điều khiển xe sẽ thực
hiện việc đua, nhưng vẫn ngồi với ý thức tham gia đua xe; trước khi ngồi lên xe hoặc
sau khi ngồi lên xe không biết người điều khiển xe sẽ thực hiện việc đua xe, nhưng
sau khi người điều khiển xe thực hiện việc đua xe thì có hành vi cổ vũ, reo hị…
Đối với người sau khi ngồi lên xe vẫn khơng biết người điều khiển xe sẽ thực hiện
việc đua xe, nhưng trên đường đi người điều khiển xe đã thực hiện việc đua xe mà
người ngồi sau xe buộc phải ngồi lại trên xe, khơng có hành vi cổ vũ, reo hị… thì họ
khơng bị coi là người đua xe trái phép.
2 - Về định tội danh:
a. Mọi trường hợp đua xe trái phép có từ 2 xe tham gia trở lên đều bị coi là hành vi
gây rối trật tự công cộng và người đua xe trái phép phải bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội gây rối trật tự công cộng, theo khoản 1 Điều 198 Bộ luật hình sự.

- Người tổ chức cuộc đua xe trái phép, người xúi giục người khác đua xe trái phép thì
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự.

4


b. Người đua xe trái phép nếu gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác
hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, mà thiệt hại xảy ra là do lỗi vơ ý, thì
ngồi việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 198 Bộ luật hình sự
(nếu có hành vi tổ chức, xúi giục thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2
Điều 198 Bộ luật hình sự) cịn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 186 Bộ luật
hình sự.
c. Người đua xe trái phép gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc
gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, mà thiệt hại xảy ra là do lỗi cố ý, thì ngồi việc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 198 Bộ luật hình sự, cịn bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo điều tương ứng của Bộ luật hình sự về tội phạm khác đó (Điều
101, Điều 109, Điều 138 hoặc Điều 160).
d. Người đua xe trái phép vì mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật thì ngồi
việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 198 Bộ luật
hình sự cịn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 200 Bộ luật hình sự.
đ. Người đua xe trái phép có hành vi chống lại người thi hành cơng vụ ngồi việc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự cịn bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ theo Điều 205 Bộ luật hình
sự.
e. Người đua xe trái phép có hành vi chống lại người thi hành công vụ làm cho người
thi hành cơng vụ bị thương hoặc chết thì ngồi việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể cịn bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo điều tương ứng (Điều 101, Điều 109) của Bộ luật hình
sự.
3 - Việc xử lý xe dùng để đua trái phép và giấy phép lái xe:

a. Việc xử lý xe dùng để đua trái phép
- Đối với xe dùng để đua trái phép thuộc sở hữu của người đua xe thì tịch thu sung
cơng quỹ Nhà nước (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 Bộ luật hình sự và
điểm a khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự).
- Đối với xe dùng để đua trái phép không thuộc sở hữu, hoặc quản lý hợp pháp của
người đua thì tùy từng trường hợp cụ thể mà giải quyết như sau:
+ Nếu chủ sở hữu biết người đua xe dùng xe của mình để đua mà vẫn cho mượn, cho
sử dụng (ví dụ như xe thuộc sở hữu của bố; mẹ và bố, mẹ cho con sử dụng; con đã
dùng xe đó để đua trái phép; bố, mẹ biết nhưng vẫn tiếp tục cho con sử dụng dẫn đến
con thực hiện tiếp việc đua xe trái phép), thì tịch thu xe sung cơng quỹ Nhà nước
(theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng hình sự).
5


+ Nếu chủ sở hữu không biết người đua xe dùng xe của mình để đua, thì trả lại xe
cho chủ sở hữu (theo quy định khoản 2 Điều 33 Bộ luật hình sự và điểm b khoản 2
Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự).
+ Nếu xe dùng để đua là xe bị chiếm đoạt, thì trả lại xe cho chủ sở hữu hoặc người
quản lý hợp pháp (theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Bộ luật hình sự và điểm b khoản
2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự).
+ Trường hợp khơng xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp của xe
dùng để đua, thì tịch thu xe sung cơng quỹ Nhà nước.
b. Về giấy phép lái xe
Trong mọi trường hợp, người đua xe trái phép nếu đã được cấp giấy phép lái xe thì
đều bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe
4 - Một số vấn đề về bắt, tạm giữ, tạm giam người đua xe trái phép và thu giữ xe
đua trái phép:
Trong mọi trường hợp người đang thực hiện hành vi đua xe trái phép phải bị bắt theo
quy định tại Điều 64 của Bộ luật tố tụng hình sự về trường hợp bắt người phạm tội
quả tang. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam người đua xe trái phép và thu giữ xe đua trái

phép phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
1.2 CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐƯỢC ĐỀ CẬP:
Ngày 28/3/2021 gần 100 quái xế tụ tập trên đường Tơ Ký, huyện Hóc Mơn, TP.HCM
để đua xe gây rối trật tự, nẹt pô, bốc đầu... khiến nhiều người dân bức xúc. Liên quan
đến nhóm quái xế chặn quốc lộ 22 để đua xe. Ngày 6/5/2021, Cơng An huyện Hóc
Mơn đang tạm giữ hình sự V.G.B (23 tuổi, ngụ huyện Hóc Mơn) và 10 người khác
để làm rõ hành vi “ gây rối trật tự cơng cộng, tổ chức đua xe trái phép”. Theo đó, sáng
sớm ngày 3.5, nhóm thanh niên tụ tập đua xe trên quốc lộ 22, trong đó có cả một số
là nữ, đi theo để cổ vũ. Các thành viên trong nhóm này có độ tuổi từ 16-25 và ngụ tại
nhiều địa bàn quận huyện khác nhau của TP.HCM và đa số đều đã nghỉ học. Qua làm
việc, những người này khai nhận, vào lúc 5 giờ ngày 3/5 hẹn nhau đua xe tại quốc lộ
22 để tổ chức ăn mừng sinh nhật B. Nhóm người này cử người chặn làn ô tô để so kè
tốc độ, khoảng 15 phút và B. cũng đưa xe máy ra biểu diễn. Qua kiểm tra cơng an
phát hiện trong nhóm có 3 người dương tính với ma túy, 1 người từng có tiền án lừa
đảo chiếm đoạt tài sản....

6


1.3 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ THỂ (NÓI TRÊN) ĐƯỢC THỂ HIỆN
NHƯ THẾ NÀO?
* ĐIỀU KIỆN ĐUA XE HỢP PHÁP
Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có quy định về điều kiện đua xe ơ tơ địa hình (Thơng tư số
18/2015/TT-BVHTTDL), việc tổ chức đua xe F1 sẽ phải tuân thủ các quy định về thể
thao và kỹ thuật của FIA. Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015, sửa
đổi bởi luật số 12/2017/QH14:
“Điều 128. Tội vô ý làm chết người”
1) Người nào vơ ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2) Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm

“Điều 180. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản”
1) Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000
đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không
giam giữ đến 02 năm
2) Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở
lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặcphạt tù từ
03 tháng đến 02 năm."
"Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
7


1) Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì
phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác.
2) Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do
lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác.
3) Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo
quy định tại khoản 2 Điều này."
Trong Điều lệ các giải đua xe có quy định về an toàn đối với phương tiện và người
tham gia giải cũng như các quy định về bảo hiểm mà đơn vị tổ chức, đơn vị tham gia,
các bên thứ ba phải tn thủ. Thơng thường thì đơn vị tổ chức có trách nhiệm đảm
bảo mua bảo hiểm cho mọi rủi ro xảy ra cho người và tài sản tham gia cuộc đua.
Khi xảy ra tai nạn do rủi ro, các đối tượng tham gia vào giải đã được bao gồm trong
chính sách bảo hiểm sẽ được hưởng phần quyền lợi từ bảo hiểm. Bên cạnh đó, các
đơn vị cung cấp phương tiện, các tay đua cũng thu xếp các khoản bảo hiểm riêng cho
phương tiện, thiệt hại do các lỗi kỹ thuật của phương tiện gây ra và bảo hiểm tính

mạng, thân thể.
1.4 KHÁCH THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT TRONG TÌNH HUỐNG ĐỀ CẬP
ĐẾN
Hành vi nêu trên xâm phạm đến các quy định của nhà nước về đảm bảo an ninh trật
tự, gây rối nơi công cộng và tổ chức đua xe trái phép đe dọa đến sự an tồn tính mạng
của người dân khi tham gia giao thông, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
1.5 CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP LUẬT
Những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật gắn với
việc hình thành , thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật được gọi là sự kiện pháp
lý.
Căn cứ vào ý chí của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý được
chia thành: Sự kiện phát sinh khơng phụ thuộc vào ý chí của con người (sự biến) các
hiện tượng tự nhiên thiên tai. Trong các trường hợp đồng thường có điều khoản miễn
trách nhiệm trong trường hợp xảy ra thiên tai mà bên vi phạm đã tìm mọi cách khắc
phục nhưng khơng hiệu quả. Sự kiện phát sinh phụ thuộc vào ý chí con người (Hành
8


vi, hành động (đánh người) hoặc không hành động (bỏ đói...) im lặng, khơng phản
đối, khơng trả lời trong một số trường hợp chấp nhận chào hàng.
Căn cứ vào hậu quả pháp lý, sự kiên pháp lý được chia thành: Sự kiện pháp lý làm
phát sinh quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật, sự kiện
pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật.
Căn cứ vào hậu quả pháp lý, sự kiện pháp lý được chia thành: Sự kiện pháp lý đơn
giản, sự kiện pháp lý phưc tạp. Một sự kiện pháp lý có thể phát sinh nhiều quan hệ
pháp luật. Một quan hệ pháp luật có thể tập hợp nhiều sự kiện pháp lý.

9



CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CỤ THỂ HÀNH VI CỦA CHỦ THỂ
2.1 HÀNH VI CỦA CHỦ THỂ ĐƯỢC THỂ HIỆN NHƯ THẾ NÀO, DƯỚI DẠNG
HÀNH ĐỘNG HAY KHÔNG HÀNH ĐỘNG? HÀNH VI NÀY CĨ TRÁI PHÁP
LUẬT KHƠNG?
Hành vi của chủ thể được thể hiện: ngày 3/5 nhóm thanh niên tụ tập chăn quốc lộ 22
để thực hiện hành vi đua xe, đây là cuộc đua xe có tổ chức, huy động nhiều thành
phần tham gia, gây náo loạn trật tự xã hội, đe dọa tính mạng người tham gia giao
thơng. Hành vi này của chủ thể thể hiện dưới dạng hành động.
Đây là hành vi trái pháp luật, dựa vào các dấu hiệu sau:
-Dấu hiệu thứ 1: Là hành vi của con người
+ Tụ tập nhiều thanh niên để chặn quốc lộ 22, phát dộng đua xe có tổ chức
-Dấu hiệu thứ 2: Hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ, xác lập
+Đây là hành vi của con người, xét dưới góc độ pháp lý là hành vi khơng hợp pháp
vì vi phạm pháp luật. Căn cứ vào khoản 1 Điều 198 Bộ luật hình sự: mọi tường hợp
đua xe trái phép có từ 2 xe tham gia trở lên đều bị coi là hành vi gây rối trật tự công
cộng và người đua xe trái phép phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật
tự cơng cộng. Căn cứ theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự: người tổ chức cuộc đua
xe trái phép, người xúi giục người khác đua xe trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
2.2 PHÂN TÍCH LỖI CỦA CHỦ THỂ KHI THỰC HIỆN HÀNH VI VI PHẠM
Vi phạm pháp luật được cấu thành bởi 4 yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ
thể và khách thể của vi phạm pháp luật.
A) Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
-Đây là hành vi vi phạm pháp luật, được thể hiện dưới dạng hành động, không phù
hợp với các quy định của pháp luật đe dọa gây thiệt hại cho xã hội khi tổ chức đua xe
trái phép ( căn cứ vào khoản 1 Điều 198 Bộ luật hình sự, khoản 2 Điều 198 Bộ luật
hình sự)
-Hậu quả của hành vi tổ chức đua xe trái phép là gây rối trật tự công cộng, làm ách
tắc giao thông giờ cao điểm (5h chiều), đe dọa đến sự an toàn của người tham gia

giao thông, với phương tiện vi phạm pháp luật là xe máy.
-Hậu quả trên có mối quan hệ chặt chẽ với hành vi, chính hành vi đua xe trái phép có
tổ chức đã gây ra những hậu quả khó tránh cho xã hội.
-Ngoài các yếu tố nêu trên, cuộc đua xe này còn được tổ chức ở quốc lộ 22 - đoạn
đường quốc lộ quan trọng của huyện Hóc Môn, tổ chức vào giờ cao điểm của giao
10


thơng (5h chiều ngày 3/5), ngồi ra các chủ thể đã sử dụng phương tiện là xe đua trái
với quy định an tồn giao thơng
B) Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện của tâm lý bên trong của chủ
thể có hành vi trái pháp luật, được thể hiện gồm các yếu tố sau.
-Lỗi của chủ thể vi phạm là lỗi cố ý vì chủ thể nhận thức rõ hành vi đua xe của mình
là trái pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện.
-Động cơ vi phạm là muốn tạo dấu ấn đặc biệt cho ngày sinh nhật V.G.B đã huy động
lực lượng để tổ chức đua xe trái pháp luật.
-Mục đích vi phạm là nhằm thỏa mãn cái tôi, chứng tỏ bản thân với bạn bè và mọi
người xung quanh.
C) Chủ thể vi phạm pháp luật
Cá nhân từng thành phần trong cuộc đua xe đều đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
đặc biệt là V.G.B (23 tuổi) và có sức khỏe tâm lý ổn định đủ khả năng chịu trách
nhiệm về hành vi đua xe trái phép do mình gây ra.
D) Khách thể của vi phạm pháp luật
Vì chủ thể tổ chức đua xe trái phép đây là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này
xâm hại đến khách thể là sự an toàn của người tham gia giao thông cũng như trật tự
xã hội.
2.3 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ THỂ
-Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của cá nhân hay tổ chức gánh chịu hậu
quả bất lợi, biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định ở chế tài quy phạm

pháp luật. Nhóm qi xế đã bị Cơng an huyện Hóc Mơn và các đơn vị nghiệp vụ
Cơng an TP.HCM vào cuộc điều tra, truy xét, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi
hành lệnh bắt giam với 15 “quái xế”. 15 đối tượng này ra hầu tòa về hành vi tổ chức
đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng.
2.4 CƠ SỞ ĐỂ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CHỦ THỂ
-Dựa vào hành vi tổ chức đua xe trái phép để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 15
đối tượng (căn cứ vào khoản 1 Điều 198 Bộ luật hình sự và khoản 2 Điều 198 Bộ luật
hình sự)
2.5 MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

11


-Hành vi tổ chức đua xe trái phép đã gây ra những thiệt hại về mặt vật chất cũng như
tinh thần cho mọi người. Do đó việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các đối
tượng trên là một yêu cầu khách quan của xã hội. Truy cứu trách nhiệm pháp lý nhằm:
+Bảo vệ quyền lợi của người dân, người tham gia giao thơng
+Mang tính chấm giáo dục, phịng ngừa các đối tượng có khả năng phạm tội trong
địa bàn huyện Hóc Mơn cũng như những khu vực lân cận khác
2.6 CĂN CỨ ĐỂ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
-Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm của các chủ thể vi phạm pháp luật trước nhà
nước , thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước ( thơng qua các cơ quan nhà
nước hoặc người có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm
pháp luật xác lập và điều chỉnh.
-Các căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý:
+Hành vi tổ chức đua xe trái phép
+Hậu quả của việc tổ chức đua xe trái pháp luật là gây mất trật tự công cộng, gây ùn
tắt giao thông tại quốc lộ 22 vào giờ cao điểm, đe dọa đến tính mạng của những người
tham gia giao thông
+Tổ chức đua xe ở quốc lộ 22 huyện Hóc Mơn (5h chiều), sắp xếp xe để chặn quốc

lộ và thực hiện hành vi đua xe.
2.7 NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
-Vì chủ thể đủ năng lực chịu trách nhiệm pháp lý, đã thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật là tổ chức đua xe trái phép, có lỗi
-Truy cứu đúng người, đúng tội, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, đúng pháp
luật
-Đảm bảo tính cơng bằng, hành vi như nhau, gây thiệt hại giống nhau thì phải chịu
trách nhiệm giống nhau
-Cá biệt hóa, tính đến hồn cảnh từng trường hợp
-Truy cứu kịp thời

12


KẾT LUẬN
Tóm lại ngày 3/5/2021 nhóm quái xế gồm 15 đối tượng đã chặn quốc lộ 22 để đua xe
ăn mừng sinh nhật V.G.B. Được biết, trước đó các đối tượng có liên quan đến vụ việc
đua xe ở đường Tô Ký gồm 100 đối tượng. Hậu quả của việc chặn quốc lộ 22 để đua
xe là gây mất trật tự công cộng, làm ách tắc giao thông vào giờ cao điểm và đe dọa
đến sự an toàn của người tham gia giao thơng. Cuối cùng nhóm đối tượng đã bị truy
xét, khởi tố vụ án và bắt tạm giam 15 đối tượng, 15 đối tượng này ra hầu tòa về hành
vi tổ chức đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng. Cuối cùng, tổ chức đua xe trái
phép là hành vi vi phạm pháp luật, vụ việc mang tính chất giáo dục, răn đe các đối
tượng sắp và có khả năng phạm tội.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

/>2. />3. />4. />5. />6. />7. />8. />9. />10. Pháp luật đại cương – ThS Đồn Cơng Thức, ThS Nguyễn Thị Bé Hai-Đoàn
Nguyễn Hạnh ( tái bản lần thứ 18)

14



×