Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

TLMARDV 2021101073502 HKD2021 SHOPEE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.47 KB, 30 trang )

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ ĐẦU, NĂM 2021

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2021

DANH MỤC HÌNH
1


TTCN: Thông tin cá nhân
TMĐT: Thương mại điện tử
ĐTCT: Đối thủ cạnh tranh
KHCN: Khoa học công nghệ

2


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ SHOPEE
1.1

Giới thiệu tổng thể về Shopee

Shopee là ứng dụng mua sắm trực tuyến thuộc tập đồn Garena nay là SEA và có
trụ sở chính tại Singapore. Sàn thương mại điện tử (TMĐT) Shopee xuất hiện lần
đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á và Đài Loan. Được thành lập vào tháng 2 năm
2015 nhưng đến năm 2016 thì mới chính thức bước chân vào hoạt động trên thị
trường, so với các mơ hình TMĐT khác thì sự gia nhập này khá trễ. Tuy là một ứng
dụng sinh sau đẻ muộn nhưng họ biết cách nắm bắt xu hướng của giới trẻ hiện nay,
tạo cảm giác an tồn, dễ dàng thao tác và nhanh chóng cho người dùng. Shopee cho


phép người dùng đầu tư nền tảng thương mại chất lượng, hỗ trợ tối đa dịch vụ chăm
sóc khách hàng từ việc mua - bán, cách thức thanh toán và vận chuyển giao hàng.
Điều này giúp người dùng tiết kiệm thời gian mua sắm bất kể khơng gian và thời
gian. Trong q trình Shopee đẩy mạnh sự phát triển mảng TMĐT này, tại thị
trường Việt Nam mức tăng trưởng người dùng Internet mạnh mẽ. Bởi theo báo cáo
của eConomy SEA 2019 do Google và Temasek đã công bố, số lượng người dân kết
nối với Internet đã tăng thêm 40 triệu người điều này sẽ giúp công nghệ mua sắm
3


trực tuyến đến gần với người dân hơn do tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát.
Cùng với sự đầu tư và phát triển mơ hình kinh doanh và tối đa hóa các dịch vụ cho
khách hàng đã giúp cho Shopee vừa gia nhập thị trường đã vươn lên đứng vị trí đầu
bảng xếp hạng các doanh nghiệp đầu ngành.
Mơ hình kinh doanh ban đầu của họ dựa trên nền tảng C2C (Consumer-toConsumer) kết nối trực tuyến những cá nhân có nhu cầu mua hàng với cá nhân bán
hàng. Tuy nhiên hiện nay Shopee đã mở rộng thêm mơ hình giao dịch B2C
(Business-to-Consumer) Shopee đứng vai trò là trung gian trong hoạt động thương
mại giữa người mua và doanh nghiệp bán hàng. Năm 2017, Shopee cho ra mắt
Shopee Mall với cam kết sẽ cung cấp cho người mua những hàng hóa chính hãng từ
các doanh nghiệp với thương hiệu nổi tiếng hoặc từ những sản phẩm bày bán trên
Shopee đã được nhà cung cấp đăng ký có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm duyệt
bởi nhân viên của công ty.
1.2

Giới thiệu logo, ý nghĩa thương hiệu Shopee
Khi việc mua sắm trên thiết bị di động đang ngày càng phổ biến, Shopee ln liên
tục nâng cao nền tảng, dịch vụ của mình để tạo sự trải nghiệm tốt nhất cho người
dùng. Shopee đã trở thành thương hiệu trở nên quen thuộc với cộng đồng người
Việt trẻ tuổi hiện nay, bên cạnh sự gia nhập đột phá vào kênh mua sắm trực tuyến
Shopee đã thể hiện tầm quan trọng của logo, bộ nhận diện thương hiệu và ý nghĩa

mà họ muốn truyền tải đến mọi người. Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu, thiết
kế logo của Shopee đơn giản giúp mọi người có ấn tượng mạnh và dễ nhớ khi sử
dụng màu cam chủ đạo, logo được thiết kế đơn giản với chữ “S” viết tắt cho tên
thương hiệu Shopee nổi bật trên nền trắng của chiếc túi. Lấy cảm hứng từ chiếc túi
xách với mục đích muốn truyền tải đến khách hàng thơng điệp mua sắm với hàng
hóa với mẫu mã đa dạng, giá cả hợp lý.

4

Hình 1.1: Logo Shopee


Nguồn: Shopee.vn

Thông điệp slogan mà Shopee muốn truyền tải cho khách hàng của mình là hãy
nghĩ đến Shopee khi bạn muốn mua bất cứ món hàng nào với đa dạng hàng hóa của
các lĩnh vực từ mỹ phẩm, thời trang, điện tử, nội thất, hàng tiêu dùng... Các chiến
dịch quảng cáo của Shopee cịn có slogan ấn tượng “Mua tất ở Shopee”.

5


1.3

Tầm nhìn và sứ mệnh của Shopee:
Shopee được ra mắt vào năm 2015, nền tảng TMĐT của Shopee nhằm đem đến cho
người dùng trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Các thao tác sử dụng đơn giản, dễ
dàng và mang đến các dịch vụ hỗ trợ cho người dùng. Khẩu hiệu của SEA - Công ty
mẹ của Shopee là “Kết nối các điểm” và sứ mệnh của Shopee là “Kết nối người
mua và người bán”. Công ty khai thác nền tảng công nghệ và kết nối những người

mua và người bán tạo nên cộng đồng thương mại trực tuyến sôi nổi. Với sự đa dạng
của sản phẩm dược bán trên sàn giao dịch, cộng đồng thành viên sử dụng Shopee có
thể tìm kiếm bất cứ hàng hóa và dịch vụ vận chuyển để phục vụ nhu cầu mua sắm
trực tuyến.

1.4

Tình hình hoạt động các dịch vụ hiện tại của Shopee
Thành viên trên sàn TMĐT là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động mua
bán hợp pháp được Shopee cho phép sử dụng dịch vụ phù hợp với các bên mua bán. Các thành viên nếu muốn trải nghiệm dịch vụ từ Shopee cần đăng ký thông tin
ban đầu cho Ban quản lý sàn TMĐT Shopee công nhận và được phép sử dụng. Các
quy trình giao hàng hóa cho từ người bán cho người mua, dịch vụ đăng sản phẩm
lên Shopee để bán đều được Shopee hỗ trợ theo các quy trình.
Đối với người bán: là thương nhân, tổ chức, cá nhân sau khi đăng ký tài
khoản Shopee sẽ được tiến hành sử dụng dịch vụ bán hàng: tạo lập gian hàng, đăng
tin giới thiệu hoặc khuyến mãi sản phẩm/dịch vụ của họ. Shopee sẽ kiểm duyệt
thông tin về sản phẩm của người bán khi họ đăng lên sàn giao dịch.
Đối với người mua: bắt buộc phải đăng ký tài khoản để tham gia giao dịch
mua hàng tại Shopee. Người mua sẽ tìm kiếm tham khảo các thơng tin mà họ có
nhu cầu đang quan tâm. Dịch vụ người mua có thể liên hệ trực tiếp với chủ gian nếu
muốn biết thông tin của sản phẩm. Khi người mua quyết định đặt hàng thông tin
đơn hàng sẽ được chuyển đến cho người bán và Shopee có thể hỗ trợ chuyển hàng
và thanh tốn an tồn hoặc cả bên mua – bán tự thỏa thuận. Sau khi nhận hàng nếu

6


người mua có thắc mắc, khiếu nại người bán sẽ được sự hỗ trợ từ tổng đài của
Shopee.
Chính sách giao nhận vận chuyển: Sau khi có người mua hàng hệ thống của

Shopee sẽ tự động báo thông tin đơn hàng về cho người bán và xác nhận hình thức
giao dịch và vận chuyển. Nếu khi người mua sử dụng phương thức thanh tốn qua
thẻ tín dụng cá nhân thì người bán sẽ tự vận chuyển đơn hàng đến địa chỉ của người
mua và Shopee không hỗ trợ dịch vụ vận chuyển. Ngược lại nếu cả bên mua lẫn bên
bán chấp nhận sử dụng dịch vụ vận chuyển của Shopee sẽ có người từ bộ phận vận
chuyển của cơng ty đến chỗ người bán và giao hàng đến địa chỉ của người mua.
Chính sách bảo trì, bảo hành của Shopee: Khi mua một số loại hàng hóa có
bảo hành người bán có trách nhiệm thực hiện bảo hành sản phẩm như trong giấy
cam kết. Người mua sẽ được quyền khiếu nại người bán trong trường hợp có giữ
giấy bảo hành cịn thời hạn mà người bán từ chối bảo trì sản phẩm. Shopee khơng
chịu trách nhiệm chính trong việc bảo trì sản phẩm nên thường khuyến cáo khách
hàng là người mua cần kiểm tra các chính sách bảo hành khi có ý định mua sản
phẩm. Shopee chỉ hỗ trợ trong khả năng cho phép để người mua nhận được đúng
quyền lợi của họ.
Chính sách Trả hàng/Hồn tiền: Shopee sẽ hỗ trợ người mua hồn tiền trong
các điều kiện sau sau:
• Tất cả sản phẩm ngoại trừ sản phẩm thuộc danh mục hạn chế đổi trả
• Kể từ lúc nhận hàng khơng quá 07 ngày đối với Shopee Mall và không quá 03
ngày đối với Shop thường.
• Sản phẩm phải khơng có dấu hiệu đã qua sử dụng, cịn ngun bao bì đóng gói
của nhà sản xuất, đầy đủ phụ kiện và q tặng kèm (nếu có)

Hình 1.2: Danh mục sản phẩm hạn chế không áp dụng trả hàng
7


Nguồn Quy chế hoạt động sàn thương mại điện tử Shopee.vn, />
Dịch vụ thanh toán đơn hàng: Người mua và người bán có thể lựa chọn một
trong các phương thức thanh tốn cho đơi bên: (1) Thanh tốn khi nhận hàng (COD
– Giao hàng và thu tiền tận nơi); (2) Thanh tốn trực tuyến qua Ví Shopee hoặc thẻ

tín dụng/thẻ ghi nợ. Trong quá trình giao dịch Shopee cam kết sẽ bảo vệ bảo mật
tuyệt đối thông tin của đôi bên.
Các dịch vụ hiện tại của Shopee đang ngày càng tối ưu cho thành viên của họ
(người bán và người mua). Việc Shopee bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng giúp
khách hàng của họ có thể an tâm khi mua - bán tại sàn TMĐT. Mọi dịch vụ đều tạo
sự thuận lợi cho thành viên của sàn giao dịch TMĐT Shopee, các thành viên khi có
tài khoản cá nhân sẽ được hưởng quyền lợi của các dịch vụ khi tham gia giao dịch.

8


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG MARKETING
CỦA SHOPEE
2.1 Mơi trường vĩ mơ
2.1.1 Chính trị - pháp luật
Việt Nam được xem là nơi có nền chính trị ổn định và có nhiều cơ hội phát triển,
không chiến tranh và bạo động. Hệ thống chính trị của Việt Nam cũng được tổ chức
theo những mơ hình phổ biến trên thế giới nhưng cũng có những đặc điểm riêng. Hệ
thống chính trị mang tính thống nhất với mục tiêu là xây dựng một quốc gia “dân
giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Cùng với hệ thống chính trị ổn
định kết hợp cùng với các chính sách pháp luật hỗ trợ sự phát triển khiến cho Việt
Nam trở thành nơi hấp dẫn và thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp.
Ngay khi thị trường thương mại điện tử xuất hiện và Shopee cũng là một trong
những công ty tham gia trong ngành đã thúc đẩy sự phát triển lớn nhưng cũng
không tránh khỏi những tác động đến từ chính trị - pháp luật. Một số bộ luật đã
được ban hành nhằm nhằm tạo ra khung pháp lý đảm bảo cho sự phát triển của
ngành như:


Luật thương mại điện tử 2005




Luật giao dịch điện tử 2005



Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính Phủ về Thương mại
điện tử



Thơng tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử,…

Ngoài ra, nhằm phát triển ngành thương mại điện tử, các cơ quan có thẩm quyền
cũng ban hành những nghị định nhằm thực hiện những mục tiêu và đảm bảo được
sự minh bạch đối với ngành này như:
9




Ngày 12/9/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy
định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.



Thơng tư số 68/2019/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn nghị
định trên.




Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương
mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cùng với hành lang pháp lý đang ngày càng được hoàn thiện đã tạo ra nhiều cơ hội
cho ngành này. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật còn những hạn chế và bất cập nhất
định gây khó khăn trong việc áp dụng và thi hành đối với doanh nghiệp.

2.1.2 Khoa học – công nghệ
Ngày nay, khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển, đó cũng là một cơ hội lớn
cho các sàn thương mại điện tử khi người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận được
những dịch vụ thương mại điện tử. Có thể thấy, cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0
đang tạo ra những cơ hội rất lớn và thị trường thương mại điện tử đang phát triển
dựa trên dữ liệu và trí thơng minh nhân tạo AI.
Theo Báo cáo tổng quan xu hướng thị trường thương mại điện tử năm 2020 của
Marketing AI hơn một nửa người được khảo sát sử dụng các ứng dụng di động
(59%) để mua sắm online, tăng so với năm trước (47%) (Lương Hạnh, 2021). Sự
phát triển của khoa học công nghệ theo xu hướng 4.0 đã cho thấy số lượng người sử
dụng điện thoại di động và tiếp cận với internet đang ngày càng tăng. Sự phát triển
của kỉ nguyên trí tuệ nhân tạo sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng một cách triệt
để bởi mỗi một quảng cáo trên các trang thương mại điện tử xuất hiện đều nhờ vào
các thuật toán máy tính hay việc tìm kiếm các sản phẩm dựa trên từ khóa mà khách
hàng cung cấp một cách tương đồng nhất thay vì xuất hiện một cách ngẫu nhiên từ
kho hàng mà khơng có sự sắp xếp. Cơng nghệ tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh
cũng đang phát triển. Hay trợ lí tự động trả lời câu hỏi,.. tạo ra nhiều thuận lợi cho
doanh nghiệp.
10



Bên cạnh đó là sự bùng nổ của các tiện ích như: Google Adword, Google Display
Network, SEO, Facebook ads,…
Nhờ có khoa học cơng nghệ mà hệ thống thanh tốn thương mại điện tử cũng đang
dần được cải thiện và phát triển. Khi trước kia khách hàng chỉ thanh toán trên
Shopee bằng tiền mặt thì bây giờ có thể thanh tốn bằng thẻ ngân hàng hoặc các ví
điện tử có liên kết với Shopee. Với việc áp dụng khoa học công nghệ, khoa học –
công nghệ sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ việc nắm bắt được sự hành vi khách hàng,
nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh. Nhờ có khoa học – cơng nghệ mà Shopee
có thể đo lường các chỉ tiêu như tần suất, số lượt theo dõi, số lượng hay thậm chí dự
đốn được xu hướng tiêu dùng để gợi ý, kết nối khách hàng với sản phẩm dựa trên
dữ liệu thu thập được sẽ hỗ trợ cho việc giữ chân khách hàng cũng như mang lại
thành cơng cho doanh nghiệp.
Nhưng ngồi những thuận lợi mà khoa học – cơng nghệ mang lại, vẫn cịn những
khó khăn và thách thức nhất định khi sự tiếp cận khoa học công nghệ ở các vùng
miền không đồng nhất, các địa phương khác nhau về hạ tầng công nghệ thơng tin và
truyền thơng góp phần tạo ra một khoảng cách lớn cho sự phát triển của thương mại
điện tử.
2.1.3 Văn hóa xã hội
Văn hóa thích mua sản phẩm trực tiếp từ cửa hàng và sự thay đổi:
Đối với người Việt Nam khi văn hóa mua hàng hóa thích tự tay chọn lựa, cảm nhận
về chất lượng sản phẩm khi lựa chọn trực tiếp là một văn hóa tiêu dùng đặc trưng
của người Việt Nam. Nhưng do sự phát triển của kinh tế nên khách hàng có xu
hướng chuyển sang mua hàng trực tuyến đang tăng lên bởi sự thuận tiện và dễ dàng
của nó.
Tuy nhiên, một số khách hàng lại tỏ ra khá e dè và cân nhắc khi mua sắm trên các
sàn thương mại điện tử bởi khó cảm nhận được chất lượng trước khi mua và chính
sách đổi trả sau bán hàng gặp nhiều khó khăn. Tâm lý e dè của người tiêu dùng xuất
phát từ những lí do về sự lo ngại về an tồn khi giao dịch, chi phí vận chuyển và

11


giao dịch cịn cao, tình hình an ninh mạng chưa đảm bảo,… cộng thêm sự quen
thuộc khi mua hàng tại các cửa hàng truyền thống từ lâu đời và niềm tin đối với
những cửa hàng truyền thông là rất cao.
Văn hóa thanh tốn bằng tiền mặt:
Văn hóa thích sử dụng tiền mặt trong mua sắm vẫn còn rất phổ biến tại Việt Nam.
Mặc dù đã có hạ tầng thanh tốn điện tử nhưng tỷ lệ thanh toán qua thu tiền hộ
(COD) vẫn cao. Theo thống kê của bộ công thương, giai đoạn năm 2016 – 2019 có
80% người dân được hỏi đều cho biết ưu tiên lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt
trong giao dịch thương mại điện tử (Uyên Hương, 2020). Sự ưa chuộng văn hóa tiêu
dùng này do người tiêu dùng còn thiếu lòng tin khi mua hàng vì các ứng dụng
thương mại điện tử vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập như lừa đảo, tâm lý ngại tiếp cận
với công nghệ mới.
2.1.4 Môi trường tự nhiên
Shopee là một sàn thương mại điện tử và đóng vai trị trung gian giữa người cung
cấp và khách hàng mua sản phẩm. Nên những yếu tố tự nhiên mà ảnh hưởng đến
q trình cung cấp hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến Shopee. Các yếu tố từ môi trường tự
nhiên ảnh hưởng đến q trình cung cấp, giao nhận hàng hóa như:
Vị trí địa lí: Việt Nam là một quốc gia có vị trí khá thuận lợi cho việc thơng thương
giao nhận hàng hóa với nước ngồi khi Việt Nam có đường biên giới tiếp giáp với
nhiều nước như Thái Lan, Lào, Campuchia và đặc biệt là Trung Quốc và nước ta
cũng có hệ thống bờ biển trãi dài. Hàng hóa có thể được vận chuyển bằng nhiều
phương thức khác nhau như đường bộ, đường biển,…Tuy nhiên, với những khách
hàng trong nước sẽ gặp những khó khăn như đồi núi, sơng ngịi,… làm tăng chi phí
giao hàng.
Thời tiết, khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa nên sẽ dễ dàng xảy ra bão
lũ ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp và vận chuyển hàng hóa. Cùng với sự phân
hóa rõ rệt khí hậu ở những vùng miền khác nhau sẽ làm cho quá trình vận chuyển bị

chậm trễ, ảnh hưởng chất lượng hàng hóa.
12


2.1.5 Kinh tế
Sự phát triển của hạ tầng kỹ thuật đang tạo những thuận lợi cho Shopee khi nhà
nước đang đầu tư vào hệ thống cầu đường như tuyến cao tốc TP.HCM- Cần Thơ,
cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai,…cũng như là các tuyến giao thông
trọng yếu nhằm kết nối các khu vực sẽ tạo thuận lợi cho việc đi lại và giảm chi phí
vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, hạ tầng kỹ thuật số và dịch vụ giao nhận hàng
hóa, logistic phát triển theo xu hướng lấy công nghệ làm nền tảng cũng được đầu tư
phát triển mạnh giúp cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng tiết kiệm được chi phí
và nâng cao được năng suất.
Nền kinh tế Việt Nam mặc dù đang tăng trưởng và gặp những khó khăn nhất định
như dịch Covid 19, ảnh hưởng của xung đột Mỹ - Trung, tình hình thiên tai tác động
khơng nhỏ tới tình hình kinh tế nước ta. Mức tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp
nhất trong giai đoạn năm 2011-2020. Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia có mức tăng
trưởng tích cực trong năm 2020, quy mô kinh tế Việt Nam đạt hơn 343 tỷ USD,
vượt Xin-ga-po (337.5 tỷ USD) và Ma-lai-xi-a (336.3 tỷ USD), đưa Việt Nam trở
thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á (Tổng cục
thống kê, 2021). Quy mô kinh tế tăng sẽ góp phần làm cho ngành thương mại điện
tử phát triển sâu, người dân sử dụng thương mại điện tử nhiều hơn và sẽ biết đến
Shopee nhiều hơn. Sự phát triển của kinh tế sẽ kéo theo sức mua hàng hóa tăng
theo. Đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao thị
phần và chiếm lĩnh được thị trường và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Lạm phát: Nhìn chung, tình hình lạm phát tại Việt Nam đang được kiểm sốt. Chỉ
số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với năm trước, đạt mục tiêu
kiểm soát lạm phát. CPI tháng 12/2020 tăng 0.19% so với tháng 12/2019, là mức
thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. Lạm phát cơ bản tháng 12/2020 tăng 0.07% so
với tháng trước và tăng 0,99% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình

quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quan năm 2019, đạt mục tiêu Quốc Hội đề
ra là dưới 4%. (Tổng cục thống kê, 2021)

13


Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã và đang diễn ra mạnh mẽ khi Việt Nam hội
nhập và tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và lộ trình giảm bớt hàng rào thuế
quan từ khi gia nhập WTO. Hiệp định thương mại tự do FTA cũng có tác động rất
tích cực đến hoạt động xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa của Việt Nam được
xâm nhập nhiều nước trên thế giới cũng tạo ra cơ hội cho hàng hóa có thể được
phân phối dễ dàng hơn khi đặt và giao hàng trên shopee. Tuy nhiên, ngồi những
thuận lợi cho hàng hóa thì Shopee cũng phải đối đầu với những đối thủ từ nước
ngoài gia nhập vào thị trường Việt Nam cạnh tranh cả về chất lượng sản phẩm lẫn
giá cả hàng hóa.

2.1.6 Nhân khẩu học
Theo số liệu được cập nhật tính đến năm 2021 trên trang danso.org, dân số hiện tại
của Việt Nam là hơn 98 triệu người người theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.
Mật độ dân số của Việt Nam năm 2019 là 290 người/km2. Hà Nội và TP.HCM là
hai nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước tương ứng là 2.398 người/km2 và 4.363
người/km2. (Bộ Lao động Thương binh và xã hội, 2019)
Trình độ học vấn: Việt Nam là nước có hệ thống giáo dục khá hồn chỉnh đào tạo
từ tiểu học đến đại học và sau đại học. Theo công bố của Bộ Lao động -Thương
binh và xã hội (2019):“Cả nước có 95.8% người dân từ 15 tuổi trở lên biết đọc và
biết viết. Trong 20 năm qua, tỷ lệ biết đọc biết viết của nữ tăng 7.7 điểm phần trăm;
khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ biết đọc biết viết của nam và nữ được thu hẹp đáng
kể”
Sự tăng lên của trình độ học vấn góp phần làm tăng trình độ lao động tại các doanh
nghiệp như Shopee. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của người dân được nâng cao sẽ

dẫn đến sự am hiểu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghệ như điện thoại
thơng minh, máy tính,… làm nảy sinh nhu cầu mua hàng trực tuyến và là điều kiện
phát triển của doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử như Shopee
2.1 Môi trường vi mô

14


2.2.1 Khách hàng
Khách hàng là yếu tố gắn liền với bất kì một doanh nghiệp nào, quyết định mua sắm
của khách hàng cũng có nhiều lý do khác nhau.
Shopee có những khách hàng cả trong và ngoài nước là người dùng, người trực tiếp
sử dụng dịch vụ và khách hàng cung cấp sản phẩm được bán trên sàn thương mại
điện tử của mình. Khách hàng của Shopee được phân chia thành các nhóm như
khách hàng trung thành, khách hàng chỉ mua khi có giảm giá, khách hàng mua khi
có nhu cầu, khách hàng mua hàng ngẫu nhiên và khách hàng “đi dạo”. Ngoài ra, đối
với khách hàng tại thị trường quốc tế, Shopee cũng có những khách hàng mua quốc
tế, nhà phân phối và đối tác tại nước ngoài.
Số lượng khách hàng của Shopee rất đa dạng có đầy đủ những lớp lứa tuổi từ thanh
thiếu niên đến người già, cho nên đây cũng là một cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh
cũng của mình đến người tiêu dùng. Những khách hàng này có yêu cầu khác nhau
về chất lượng, mẫu mã, giá của của sản phẩm. Ngoài ra khách hàng đang ngày càng
thơng thái hơn, ngồi chất lượng thì những địi hỏi về an tồn, tiêu chuẩn chất lượng
và rất nhạy cảm với các thông tin liên quan.

2.2.2 Nhà cung cấp
Đóng vai trị là một trung gian phân phối, Shopee khơng những có những nhà cung
cấp ngun vật liệu cho hoạt động kinh doanh của mình mà cịn có các nhà cung
cấp hỗ trợ đóng vai trị trung gian trong các hoạt động.
Các trung gian Marketing có vai trò hỗ trợ cho doanh Shopee trong việc lưu trữ

hàng hóa, giao hàng đến tay người tiêu dùng và các hoạt động khác. Hiện tại
Shopee có những trung gian để thực hiện những việc đó như:


Hệ thống kho bãi: Hệ thống 3 kho lưu trữ hàng hóa tại Việt Nam trong đó
kho hàng tại Củ Chi, Tp. HCM có quy mơ lớn nhất hệ thống.



Cung cấp sản phẩm: Các gian hàng được bán trên Shopee

15




Đơn vị vận chuyển: Giao hàng tiết kiệm, Viettel Post, J&T Express, Giao
hàng nhanh, Vietnam Post,…



Dịch vụ thanh tốn: Airpay, Momo, hệ thống các ngân hàng



Dịch vụ giao đồ ăn: Now

Các trung gian cung cấp dịch vụ này hợp tác với Shopee tạo nên một hệ sinh thái
hoàn chỉnh và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Với sự hợp tác và hỗ trợ giữa
các trung này, Shopee có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên khắp Việt Nam.


2.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Với sự phát triển ngày càng lớn của thị trường
thương mại điện tử. Shopee đang phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh trong
nước như Tiki, Sendo,… mà cịn những đối thủ đến từ nước ngồi như Lazada,
Amazon,… Tuy Shopee đang dẫn đầu trong thị trường thương mại điện tử tại Việt
Nam nhưng những đối thủ này cũng đang phát triển và sẵn sàng vươn lên bất kỳ lúc
nào. Để cạnh tranh có hiệu quả hơn, các đối thủ cũng đã có những mơ hình, dịch vụ
mới như Tiki, Sendo đã thực hiện mở các kênh phát video trực tuyến (livestream)
trên facebook và xem đây là kênh chủ lực tương tác với khách hàng. Trong khi đó,
Lazada và Shopee hợp tác với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) để
phối hợp địa phương đưa nông sản, đặc sản địa phương lên bán trên sàn thương mại
điện tử.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Ngoài các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Shopee thì
cịn tồn tại những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong ngành là những start up đang
mon men chen chân vào thị trường đầy tiềm năng này. Cùng với đó là các doanh
nghiệp đang có xu hướng tự mở cho mình một kênh phân phối online riêng như
website, ứng dụng bán hàng trực tiếp mà không cần thông qua trung gian như
shopee.
Các đối thủ cạnh tranh này cạnh tranh với nhau càng khốc liệt hơn khi có sự đầu tư
mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường thương mại điện tử Việt
Nam. Việc các doanh nghiệp nước ngoài đổ vốn vào thị trường Việt Nam không chỉ
16


cho thấy được sức hút và tiềm năng của việc phát triển thị trường thương mại điện
tử Việt Nam mà còn tạo ra sự cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần giữa các doanh
nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngồi, đặc biệt là với Shopee.

2.2.4 Cơng chúng

Các giới cơng chúng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Shopee như:


Giới truyền thơng: là những tổ chức phổ biến tin tức, báo chí,… có ảnh
hưởng đến các hoạt động của Shopee. Trước hết, đó là những tổ chức như: Đài
truyền hình, các cơ quan ngơn luận báo chí như VnExpress, Tuổi trẻ, Thanh
niên,… Shopee ln tích cực xây dựng những mối quan hệ tốt với giới này để
có thể có những chiến lược marketing kịp thời và hiệu quả nhất.



Giới hoạt động xã hội: Đây là những người có khả năng chất vấn cho doanh
nghiệp như tổ chức người tiêu dùng, tổ chức mơi trường hay những nhóm khác.
Các hoạt động marketing của Shopee có thể bị những tổ chức ấy đặt vấn đề và
gây ảnh hưởng.



Giới tài chính: Có ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo và huy động nguồn vốn
của doanh nghiệp. Đây là những ngân hàng, nhà đầu tư, cổ đông, một số ngân
hàng,… tham gia vào sự hỗ trợ cho Shopee



Nội bộ: Các yếu tố nội bộ của Shopee với số nhân viên đông đảo, nhà quản
trị,.. được Shopee tập trung vào việc thông tin đến nhân viên, tạo môi trường
làm việc thuận lợi và động viên lực lượng nhân viên nội bộ của mình nhằm tạo
được sự thoải mái, thái độ tích cực đối với cơng việc.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC STP

3.1 Phân khúc thị trường

17


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING
MIX 8P CỦA SHOPEE
Chỉ mới gia nhập vào thị trường Việt Nam gần 5 năm, Shopee hiện đang là nền tảng
ứng dụng sàn TMĐT được nhiều người biết đến và sử dụng nhiều nhất. Thành cơng
của Shopee là nhờ có những chiến lược Marketing-mix kết hợp các thành tố với
nhau từ cấp chiến lược 4P (sản phẩm dịch vụ, giá cả, phân phối và chiêu thị) cho
đến chiến lược 4P tiếp theo (con người, quy trình, vật chất, dịch vụ khách hàng) tạo
nên chiến lược Marketing-mix 8P. Trong nội nội dung, chúng ta sẽ tìm hiểu Shopee
đã sử dụng những thành tố này như thế nào.
4.1.

Chiến lược sản phẩm dịch vụ của sàn thương mại điện tử Shopee

Thứ nhất, sàn TMĐT Shopee là một dịch vụ cung cấp nền tảng cho các bên bán có
thể kinh doanh sản phẩm và bên mua có thể thỏa mãn nhu cầu mua sắm của mình.
Những mặt hàng xuất hiện và được phép kinh doanh bao gồm:
-

Nhóm ngành tiêu dùng: sức khỏe, bách hóa, mẹ và bé, giặt xả,…

-

Nhóm ngành thời trang: thời trang nam nữ, phụ kiện, thời trang trẻ em,…

-


Nhóm ngành đời sống: xe máy, đồ chơi, voucher, đồ gia dụng,…

-

Nhóm ngành cơng nghệ: điện thoại thơng minh, thiết bị điện tử, laptop, máy
ảnh,…

-

Nhóm ngành khác: mã khuyến mãi, mã áp dụng, mã ưu đãi, voucher dịch vụ,…

Khi mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng luôn đắn đo và suy nghĩ xem liệu sản
phẩm có chất lượng và hình ảnh có đúng như mơ tả. Họ thường dành ra hàng giờ để
tìm hiểu và chọn lọc các thơng tin nhằm đánh giá độ uy tín của cửa hàng cũng như
chất lượng của sản phẩm. Chính vì vậy, Shopee đã ra mắt hạng mục Shopee Mall.
Shopee Mall khơng khác gì các cửa hàng kinh doanh trên sàn thương mại này
nhưng những mặt hàng trên đây sẽ được cam kết chính hãng. Lúc này, người tiêu
dùng có thể hồn tồn n tâm khi mua sắm trực tuyến vì đối với các cửa hàng được

18


gắn mác Shopee Mall thì họ thường được đi kèm các chính sách hỗ trợ rõ ràng từ
chính Shopee nhằm đảm bảo uy tín.
Ngồi Shopee Mall, các cửa hàng khác cũng có thể tạo dựng thương hiệu của riêng
mình và sẽ được nâng cấp thành Shop Yêu Thích khi đạt được những điều kiện nhất
định của Shopee. Khi trở thành Shop Yêu Thích, người mua sẽ thấy được sản phẩm
từ cửa hàng này nhiều hơn và sẽ được ưu tiên hơn khi người tiêu dùng tìm kiếm từ
khóa liên quan trên sản phẩm này. Các cửa hàng này thường có những sản phẩm đạt

hàng ngàn lượt mua, hàng trăm đánh giá nên khách hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc
chọn cửa hàng thích hợp và các sản phẩm chất lượng.
Ngồi ra, Shopee cũng có những dịch vụ khác đi kèm theo. Hình thức vận chuyển
chính là dịch vụ khơng thể thiếu đối với các ngành liên quan đến sàn TMĐT và
Shopee cũng giống vậy. Tại đây họ sẽ sử dụng các dịch vụ vận chuyển của bên thứ
3, cụ thể là các công ty vận chuyển như Giao Hàng Tiết Kiệm, Ninja Van, Viettel
Post, Giao Hàng Nhanh,… Điều này giúp cho việc vận chuyển đến mọi nơi trên
khắp đất nước linh hoạt hơn. Người bán lẫn người mua đều có thể chủ động chọn
cách thức vận chuyển tùy thuộc các điều kiện sẵn có.
Bên cạnh đó, Shopee cịn hỗ trợ các dịch vụ khác như chính sách bảo hành phụ
thuộc vào chính sách của người bán, dịch vụ kiểm tra hàng, đổi trả khi sản phẩm
không đúng yêu cầu hoặc hư hỏng, dịch vụ hồn tiền.
Nhìn chung, Shopee cung cấp một “chợ” mua sắm trực tuyến với vai trò trung gian
giữa người mua và người bán. Đồng thời Shopee cũng có những đơn vị vận chuyển
từ bên thứ ba nhằm đảm bảo các đơn hàng được chuyển đến tay người tiêu dùng
trên khắp đất nước. Với Shopee Mall, mức độ uy tín cao hơn những gian hàng
thơng thường sẽ giúp người tiêu dùng không phải đắn đo quá nhiều khi lựa chọn và
đưa ra quyết định mua sản phẩm. Sản phẩm đi kèm với những dịch vụ cơ bản và
một số dịch vụ khác là những gì Shopee xây dựng.

19


4.2.

Chiến lược giá của sàn thương mại điện tử Shopee

Shopee là một trong những nền tảng sàn TMĐT nhiều người sử dụng nhất. Một
trong những lợi thế khi nhắc tới Shopee chính là giá. Shopee sử dụng chiến lược
định giá thâm nhập với hàng ngàn sản phẩm ln có giá rất ưu đãi và luôn thấp hơn

giá thị trường.
Sàn thương mại Shopee hướng đến các đối tượng khách hàng tiềm năng là nữ nhiều
hơn nam nên họ thường tập trung vào giá rẻ với nhiều hình thức khác nhau như
khuyến mãi cực lớn, các chương trình trợ giá, đồng giá một nghìn đồng với cách
thức thanh tốn đa dạng và q trình mua hàng nhanh chóng đã dần giúp họ thu
được rất nhiều lượt mua và truy cập.
Nếu so sánh với các sàn TMĐT khác, Shopee với giá sản phẩm thấp hơn rất nhiều.
Thậm chí, Shopee đã từng tung ra chiến dịch Marketing với thông điệp “Rẻ vô địch!
Ở đâu rẻ hơn, Shopee hồn tiền”. Khơng những vậy, một khi các đối thủ khác có
những chương trình khuyến mãi, Shopee cũng sẽ tung ra một chiến dịch tương tự
với giá cực sốc để cạnh tranh. Ngoài khách hàng nữ, Shopee cịn hướng đến khách
hàng có mức thu nhập trung bình nên việc định giá sản phẩm thường thấp hơn so
với thị trường nhằm có thể dễ dàng tiếp cận với đa số người tiêu dùng.
Ngồi ra, chiến lược miễn phí phí vận chuyển của Shopee cũng góp phần thu hút
nhiều khách hàng sử dụng. Shopee luôn tạo ra những mã giảm giá hoặc miễn phí
vận chuyển để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Đây cũng là một chiến
lược Marketing vô cùng thành công của sàn thương mại này khi đánh đúng được
vào tâm lý của người tiêu dùng khi họ luôn ưu tiên cho những mặt hàng được miễn
phí vận chuyển.
Bên cạnh những chiến lược giá tập trung cho người mua, Shopee cũng có những kế
hoạch về định giá giúp cho người bán kinh doanh dễ dàng hơn. Với việc tạo ra
những chương trình trợ giá hấp dẫn, Shopee đã tạo ra một thị trường với các cá
nhân, tổ chức doanh nghiệp kinh doanh trên sàn với hàng ngàn sản phẩm thơng qua
các chương trình bán hàng khác nhau.
20


Shopee luôn nhắm tới chiến lược giá sản phẩm rẻ cũng như các dịch vụ đi kèm như
vận chuyển, vận hành với mức giá thấp nhằm thu hút cũng như là đặc điểm nhận
diện thương hiệu của Shopee.

4.3.

Chiến lược phân phối của sàn thương mại điện tử Shopee

Shopee là một sàn TMĐT nên đòi hỏi nền tảng này phải dựa trên các ứng dụng trực
tuyến, đòi hỏi sự cơ động, thuận tiện và đáp ứng nhanh các nhu cầu của người tiêu
dùng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Shopee đã xây dựng dựa trên
hai nền tảng chính là ứng dụng điện thoại và trang web.
Nền tảng của Shopee được vận hành trên ứng dụng cùng tên và trên trang web với
tên miền Shopee.vn. Người tiêu dùng lẫn người bán hồn tồn có thể sử dụng cả 2
nền tảng này một cách dễ dàng. Thông qua các ứng dụng về trí tuệ nhân tạo cũng
như các cơng cụ hỗ trợ Marketing khác nhau, Shopee thường nắm bắt xu hướng
người tiêu dùng rất tốt và luôn cập nhật nhiều tính năng dễ sử dụng, bắt mắt trên cả
2 nền tảng trên. Khơng có sự khác biệt q nhiều trên ứng dụng hay website,
Shopee ln chú trọng đến hình ảnh cũng như giao diện trên đây, đáp ứng được
những nhu cầu của người tiêu dùng.

Hình 4.1: Trang web chính thức của Shopee
Nguồn: Shopee.vn

Hình: Ứng dụng Shopee

Với tơng màu chủ đạo là cam và tông trắng tinh khiết, Shopee mang đến cho chúng
ta sự mới mẻ, hiện đại và sự năng động của sức trẻ. Cả 2 nền tảng đều sử dụng
chung sự phối màu này. Đây cũng là điểm khác biệt của Shopee so với các sàn
21


thương mại khác. Với giao diện thân thiện, dễ sử dụng và tốc độ truy cập nhanh,
Shopee đã thu hút hàng triệu người dùng mỗi tháng. Một yếu tố nữa là ứng dụng

Shopee hay trang web shopee.vn đều rất ít khi xảy ra những tình trạng đình trệ,
khơng xuất hiện những vụ tấn công mạng và sự bảo vệ thông tin cá nhân rất tốt đã
mang đến những sự tin tưởng cho người tiêu dùng giúp họ hoàn toàn yên tâm khi sử
dụng Shopee.
Sự thuận tiện và nhanh gọn cũng là đặc điểm chung của các sàn TMĐT bây giờ.
Shopee với chiến lược phân phối gắn liền với thời đại công nghệ 4.0 giúp người tiêu
dùng cũng như bên người bán có thể dễ dàng tiếp cận với nền tảng sàn TMĐT bất
cứ lúc nào và bất cứ đâu.
4.4.

Chiến lược chiêu thị của sàn thương mại điện tử Shopee

Trong các chiến dịch kinh doanh quy mô lớn, Shopee xuất hiện ở hầu hết các
phương tiện truyền thơng từ truyền hình, báo mạng, từ khóa tìm kiếm trên google,
các bảng quảng cáo ngồi trời,…và hình ảnh sản phẩm của Shopee ln xuất hiện
trong tầm mắt của người tiêu dùng thông qua các nền tảng mạng xã hội như
Facebook, Instagram, Zalo,…
Đầu tiên về các hình thức quảng cáo ngoại tuyến, Shopee đã sử dụng rất nhiều các
bảng quảng cáo ngoài trời, đặt tại các địa điểm trung tâm nhằm quảng bá cho chiến
dịch của sàn thương mại sắp tới như các chiến dịch “Ngày hội độc thân 11.11”, “Ở
nhà khơng khó, có Shopee”, “Prehype thật high, nhận thưởng quà khủng”,…
Thứ hai, Shopee đã kết hợp rất nhiều các cách quảng cáo trực tuyến, nhằm phủ sóng
tồn bộ các kênh truyền thơng, bất cứ khi nào, người khác đều nghe nhắc đến cụm
từ Shopee. Bao gồm một số hình thức sau:
-

Tiếp thị liên kết: Đây là cách tiếp thị đã xuất hiện rất lâu đời và các công ty lớn
thường sử dụng. Nhằm tiết kiệm chi phí quảng cáo, Shopee đã sử dụng nền tảng
tiếp thị này. Cách tiếp thị này sẽ được người sử dụng tham gia quảng bá sản phẩm
của Shopee trên mạng xã hội hay các blog để tiếp cận những người khác với chi phí

rất thấp. Tiêu biểu là Shopee đã tham gia vào Accesstrade vào năm 2018.
22


-

Sử dụng hình ảnh người nổi tiếng: Một trong những hình thức mà Shopee sử dụng
rất hiệu quả là khi chọn người đại diện hình ảnh cho mình. Từ các nghệ sĩ ở Việt
Nam như Hương Giang, Hoài Linh, Sơn Tùng cho đến các thần tượng nổi tiếng của
thế giới như nhóm nhạc BlackPink, cầu thủ bóng đá Cristiano Ronaldo cùng với
những câu slogan bắt tai và dễ nhớ như “Thích shopping, lướt Shopee”

-

Các trang mạng xã hội: Shopee xuất hiện rất thường xuyên trên Facebook,
Instagram hay Zalo. Các nền tảng này ln là địa điểm ưa thích cho Shopee và các
đối thủ khác như Tiki, Lazada vì tính truyền tải và thơng dụng của nó.
Ngồi ra, Shopee thường có những chương trình giảm giá, khuyến mãi vào các dịp
lễ, những ngày đặc biệt như 10 tháng 10, 11 tháng 11 hay 12 tháng 12. Hầu như mỗi
tháng chúng ta đều bắt gặp ít nhất một chương trình khuyến mãi từ Shopee. Có thể
nói, sàn TMĐT này chạy các chiến dịch giảm giá rất thường xuyên.

Hình 4.2: Ngày sale 6.6 của Shopee
Nguồn: Chiến dịch Marketing của Shopee vào ngày 6.6 từ />
Với mong muốn tiếp cận số lượng khách hàng khổng lồ, Shopee đã chọn cho mình
những chiến lược chiêu thị phù hợp nhằm phủ sóng mạng xã hội, tăng cường tính
nhận diện thương hiệu, gieo vào đầu người tiêu dùng những slogan ngắn gọn, bắt
trend và dễ nhớ. Có thể nói, sự lựa chọn thích hợp các diễn viên, con người nổi
tiếng để làm đại sứ thương hiệu của Shopee đã giúp Shopee định vị thương hiệu
trong lòng của hàng triệu khách hàng ở mỗi phân khúc khác nhau.


23


App cũng có nhược điểm cần phải khắc phục đó là tốc độ load và độ mượt chưa
thực sự tốt. Nhận được phàn nàn về phía người tiêu dùng rất nhiều. Nếu Shopee
khơng nhanh chóng khắc phục tình trạng này thì có thể đánh mất khách hàng vào
tay những ơng lớn trong ngành TMĐT khác.

4.6.5 Giao diện cho người bán
Giao diện dành cho người bán hàng trên Shopee thì đa dạng và có nhiều tính năng
hơn so với người mua hàng. Gam màu chủ đạo của giao diện này vẫn là cam và
trắng. Tuy nhiên điều đặc biệt đó là các chủ Shop có thể tùy ý thiết kế giao diện và
khơng gian của Shop mình theo sở thích và sự tiện lợi trong lúc kinh doanh bằng
cách nhấn vào mục “Thiết lập Shop” ở giao diện.
Đối với những Shop hiện đang hoạt động trên Shopee thì họ ln nhận được sự
quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ Shopee. Điển hình, ơng lớn trong ngành TMĐT này
đã cho ra đời Shopee Uni, đây là chương trình đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm bán
hàng cho các Shop tại Shopee. Tại đây những người bán hàng sẽ được cung cấp tất
cả các thông tin cần thiết ngay từ khi bắt đầu đăng ký kinh doanh trên Shopee đến
khi gặp một số vấn đề trong lúc bán hàng. Tất cả các thông tin này đều được chỉ dẫn
chi tiết và theo thứ tự rõ ràng, cụ thể cho các Shop dễ dàng thao tác.
4.7.

Process

Quy trình dành cho người mua hàng 7 bước theo mơ hình hóa
Bước 1: Đăng nhập tài khoản. Bước 2: Tìm kiếm sản phẩm. Bước 3: Xem chi tiết
sản phẩm. Bước 4: Đặt hàng. Bước 5: Nhập địa chỉ nhận hàng. Bước 6: Nhập mã
giảm giá và chọn hình thức thanh tốn. Bước 7: Xác nhận đặt hàng.

Quy trình dành cho người bán hàng 6 bước theo mơ hình hóa
Bước 1: Đăng ký tài khoản. Bước 2: Thiết lập shop, gian hàng riêng. Bước 3: Đăng
bán hàng trên Shopee. Bước 4: Xử lý đơn hàng của khách. Bước 5: Chuẩn bị hàng,
đóng gói hàng. Bước 6: Giao hàng cho bưu tá.

24


Ngồi 2 quy trình thơng thường này ra, Shopee cịn thiết lập những quy trình nhỏ,
chi tiết cho từng tháo tác trên Shopee, hỗ trợ người mua hàng và bán hàng thuận lợi
thực hiện. Ví dụ như: quy trình đăng bán sản phẩm, quy trình đăng ký mua/bán
hàng, quy trình hồn tiền cho người mua hàng, quy trình liên kết tài khoản Shopee
với tài khoản Instagram…
4.8.

Partnership

VISA: Shopee kí kết với VISA – một cơng ty cơng nghệ thanh tốn tồn cầu. Với
chiến lược hợp tác 5 năm nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc tham gia kinh tế kỹ thuật số
ở khu vực Đơng Nam Á. Trong q trình hợp tác, người dùng từ cả hai bên đều
được hưởng lợi. Về phía người dùng Shopee sẽ được thanh tốn dễ dàng hơn thơng
qua việc sử dụng thẻ VISA và cịn được hưởng nhiều quyền lợi ưu đãi kèm theo quà
tặng khác. Người dùng VISA cũng sẽ được thúc đẩy mua sắm trực tuyến thơng qua
những trải nghiệm mua hàng tiện ích trên Shopee. Trong vài tháng tới, Shopee và
VISA cũng sẽ cho ra mắt thẻ tín dụng đồng thương hiệu trên các thị trường được lựa
chọn hợp tác với các địa phương. Điều này sẽ mang lại cho người mua hàng những
tính năng tích hợp liền mạch, ưu đãi nổi trội và cho phép Visa tiếp cận nhiều người
tiêu dùng địa phương hơn.
Trong thỏa thuận Shopee và VISA sẽ hợp tác về:
-


Khuyến khích doanh nghiệp MSMEs số hóa các hoạt động kinh doanh của họ

-

trên Shopee và áp dụng thanh toán điện tử bằng thẻ Visa.
Cung cấp cho doanh nghiệp MSMEs những chiến dịch quảng bá, hỗ trợ tiếp thị
để thúc đẩy nhận diện thương hiệu, tăng lượng truy cập và doanh số bán hàng

-

cho các cửa hàng trực tuyến.
Ra mắt thẻ đồng thương hiệu phối hợp với các ngân hàng địa phương.
Cung cấp giải pháp thanh toán qua thẻ Visa nhanh chóng, an tồn và tiện lợi cho

-

người dùng Shopee.
Mang đến những trải nghiệm độc đáo cho người dùng Shopee thông qua nền
tảng tài trợ độc quyền của Visa.

SAMSUNG: Shopee và Samsung đang hợp tác chiến lược, mở rộng tiếp cận người
dùng trên toàn khu vực vào năm 2019. Trong lần hợp tác này Samsung sẽ mở rộng
25


×