Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Tiểu luận hương liệu mỹ phẩm tìm hiểu kem dưỡng trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 45 trang )

Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm

MỤC LỤC

1|Page


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm

LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, xã hội đang ngày càng phát triển, cuộc sống của chúng ta không
ngừng cải thiện từ tinh thần tới vật chất. Nếu trước đây chúng ta chỉ lo lắng đến việc
làm sao ăn no, mặc ấm thì ngày nay với mức sống dần nâng cao chúng ta còn quan
tâm nhiều đến hình thức bên ngồi. Hình thức bên ngồi ở đây khơng chỉ là kiểu tóc,
quần áo hay phụ kiện thời trang mà cịn có mỹ phẩm – các sản phẩm giúp làm đẹp đặc
biệt là cho phái nữ. Mỹ phẩm không chỉ giúp phái nữ tôn lên vẻ đẹp, che các khuyết
điểm mà còn giúp họ tự tin, năng động trong công việc và cuộc sống. Trước nhu cầu
này, các hãng mỹ phẩm đã tung ra rất nhiều sản phẩm làm đẹp, đa dạng cả về mẫu mã
lẫn cơng dụng. Vì vậy nếu chúng ta khơng có kiến thức về làm đẹp như là làm đẹp
không đúng cách, sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc có chứa những thành
phần nguy hại hoặc là mỹ phẩm đó khơng phù hợp với chúng ta thì việc làm đẹp sẽ trở
nên vô cùng nguy hiểm, đi ngược lại với mong muốn ban đầu.
Hiện nay, các sản phẩm giúp chăm sóc da, đặc biệt là làm trắng da được phái nữ rất
quan tâm nhưng việc lựa chọn sản phẩm làm trắng da phù hợp không phải dễ dàng. Để
lựa chọn được sản phẩm phù hợp, việc tìm hiểu thêm về da (như cấu tạo, phân loại,
nguyên nhân làm đen da,…), các hoạt chất có cơng dụng làm trắng da trong mỹ phẩm
và ảnh hưởng của chúng đến da và sức khỏe là hết sức cần thiết. Vì vậy, nhóm chúng
em đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về các chất làm trắng da sử dụng trong mỹ phẩm”.

Nhóm sinh viên thực hiện


2|Page


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm

CHƯƠNG 1: CẤU TẠO CỦA DA VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DA
1.1. Cấu tạo của da
1.1.1. Sơ lược về da
- Da là một màng mỏng bao bọc quanh cơ thể và bảo vệ cơ thể khỏi các kích thích
khác nhau từ mơi trường bên ngồi. Ở người lớn, diện tích của da chiếm khoảng 1.5-2
m2 với trọng lượng bằng 16 -18% trọng lượng cơ thể.
- Da ở những vị trí khác nhau trên cơ thể sẽ có chiều dày khơng giống nhau, như da ở
mi mắt là 0.06 – 0.09 mm, ở lòng bàn tay khoảng 0.5 – 0.8 mm,…Độ dày của da cịn
phụ thuộc lứa tuổi hay giới tính. Da nam giới thường dày hơn da nữ giới.
- Màu sắc của da phụ thuộc vào màu của tổ chức da, vào chiều dày của lớp hạt
và sừng, vào sự phản quang của mạch máu dưới da và nhất là độ đậm của sắc
tố melanin.
1.1.2. Cấu tạo của da
- Da là tổ chức khá phức tạp, mô da là một khối tổng hợp gồm 3 lớp: Biểu bì, trung bì
và hạ bì kết hợp chặt chẽ với nhau thành các lớp tổ chức bao phủ mang tính chất chun
dãn (về các phía), có
tính nhớt, tính tạo
hình, có các lớp biểu
mơ, các mơ liên kết,
các tuyến, lông và
gốc lông, thớ cơ, tận
cùng các dây thần
kinh,

lưới


mạch

máu và bạch mạch.
- Các tế bào biểu bì
ln ln thay thế
mới hoàn toàn trong
4-6 tuần. Như thế da
là một trong các loại
mô luôn sinh trưởng
nhanh của cơ thể.
3|Page


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm

1.1.2.1. Lớp biểu bì của da (Eperdimis):
- Bao gồm nhiều lớp tế bào dày khoảng 0,1-0,3 mm. Từ ngoài vào trong, các lớp này
được gọi là lớp sừng (hay stratum corneum), lớp hạt, lớp tế bào gai và lớp nền (lớp
đáy).
Lớp tế bào đáy được tạo thành từ những tế bào hình trụ (tế bào nền). Các tế bào nền
phân chia liên tục và “các tế bào con” di chuyển theo hướng bề mặt để hình thành lớp
tế bào gai. Các tế bào lớp gai nối với nhau bằng các cầu nối gọi là desmosome. Những
tế bào này được phân cách bởi một khoảng rất hẹp và các tế bào bạch huyết giàu chất
dinh dưỡng chảy tự do trong đó. Lớp tế bào gai là những lớp tế bào dày nhất trong
biểu bì. Trên lớp tế bào gai, có hai đến ba lớp tế bào hạt. Các tế bào dạng hạt được đặt
tên theo các hạt keratohyalin mà chúng chứa, mang lại cho lớp này một bề mặt “hạt”.
Các tế bào ở lớp sừng ngoài cùng thay đổi theo một số cách khác nhau. Một số cơ
quan bao gồm sự biến mất của hạt nhân và các tế bào được lấp đầy với các sợi protein
có tên là keratin. Lớp sừng tiếp xúc trực tiếp với mỹ phẩm và phản ánh tình trạng da rõ

nhất.
Ngồi các tế bào hóa sừng (keratinocyte), lớp biểu bì cịn chứa tế bào biểu bì tạo hắc
tố sản xuất ra sắc tố melanin. Tế bào biểu bì tạo hắc tố nằm rải rác giữa các tế bào nền
ở lớp đáy. Biểu bì cũng chứa tế bào Langerhans với chức năng đáp ứng miễn dịch như
một cơ chế chống lại sự xâm nhập từ bên ngồi.
- Chức năng:
+ Lớp biểu bì có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại mọi ảnh hưởng có hại của mơi
trường và sự xâm nhập của vi khuẩn.
+ Lớp biểu bì có tác dụng tổng hợp các vitamin D dưới tác động bức xạ của mặt trời.
+ Lớp biểu bì cũng chứa các tế bào sắc tố quyết định màu sắc của da và ngăn chặn
khơng cho các tia cực tím đi sâu vào da.
1.1.2.2. Lớp trung bì (lớp bì):
- Bao gồm các mơ liên kết dưới biểu bì. Bề mặt lớp trung bì tiếp xúc với biểu bì, các
vùng mà biểu bì nhơ ra phía dưới lớp trung bì được gọi là biểu bì nhú. Các vùng của
lớp trung bì gần phần nhơ ra của biểu bì được gọi là trung bì nhú, và lớp trung bì xa
hơn được gọi là trung bì lưới. Khơng giống như tế bào biểu bì, nhiều tế bào trung bì
khơng liên kết chặt chẽ với nhau, và có nhiều khoảng trống ngoại bào. Phần này có cấu
trúc mạng lưới đại phân tử được gọi là khuôn ngoại bào. Lớp trung bì cũng chứa các tế
4|Page


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm
bào mast, tạo ra histamin và serotonin có nhiệm vụ đáp ứng dị ứng ngay lập tức. Các
protein dạng sợi bao gồm collagen và elastin. Collagen là protein chính của khn
ngoại bào và duy trì hình dạng của các mơ. Sợi elastin được kết nối với nhau, tạo
thành liên kết chéo để duy trì tính đàn hồi của mơ. Kết quả là, lớp trung bì đóng một
vai trị to lớn trong tính đàn hồi và độ căng của da. Lớp trung bì cũng chứa mạch máu,
dây thần kinh, lông, sợi cơ lông, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn.
- Chức năng trung bì:
+ Là nơi ni biểu bì (qua lớp nhú).

+ Cơ quan bài tiết mồ hôi, chất nhờn, đào thải chất bã và các chất độc.
+ Là cơ quan điều chỉnh thân nhiệt (qua mồ hôi và co dãn lưới mao mạch).
+ Nhận cảm giác và đặc biệt bảo đảm tính đàn hồi, tính mềm dẻo, phục hồi hình
thể và vị trí sau cử động làm da không nhăn nhúm, hấp thu một số chất, thuốc
qua ống tuyến và chân lông, tái tạo làm liền vết thương, vết bỏng trên da.
+ Làm hàng rào sinh học miễn dịch, tạo ra một số men và các chất chế tiết, đáp
ứng viêm và các phản ứng dị ứng.
1.1.2.3. Lớp hạ bì( Hypodermis):
- Là mơ liên kết mỡ: các tế bào mỡ gắn kết lại với nhau thành nhóm như một lớp đệm.
- Lớp mỡ gắn với cơ quan như xương, cơ, bắp, thịt đến da. Lớp này chứa các dây thần
kinh và các tế bào thịt.
- Chức năng: nơi tạo ra năng lượng của cơ thể, đồng thời hoạt động như một tấm đệm
và cách nhiệt cho cơ thể.
1.2. Chức năng của da
- Da không đơn giản chỉ là một màng bao quanh cơ thể mà là một cơ quan thực
hiện rất nhiều chức năng quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát
triển cơ thể. Ngồi ra, da cịn liên quan mật thiết đến các bộ phận khác trong cơ thể.
- Các chức năng có thể kể đến:
+ Bảo vệ da khỏi tác động bên ngồi mơi trường: Bảo vệ cơ thể chống sự xâm nhập
của vi khuẩn và các chất hóa học ở mơi trường xung quanh, chống lại các tác nhân lý
học làm hại cơ thể, bảo vệ cơ thể tránh tia nắng mặt trời.
+ Điều chỉnh nhiệt độ: Da đổ mồ hôi giúp làm mát cơ thể và thu nhỏ lại hệ thống các
mạch máu ở hạ bì để giữ nhiệt.
+ Bài tiết mồ hôi và chất bã: nhằm thải trừ các chất cạn bã và độc hại ra khỏi cơ thể,
giúp da không thấm nước, làm cho lớp sừng, lơng tóc mềm mại và có tác dụng chống
vi khuẩn, virus ký sinh trùng…
5|Page


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm

+ Cơ quan cảm giác: Da có thể phân biệt 3 loại cảm giác: sờ mó hay đụng chạm, nóng
hay lạnh và cảm giác đau. Chức năng này giúp da thích ứng được với ngoại cảnh,
tránh các yếu tố có hại và là điều cần thiết để con người hình thành và phát huy khả
năng lao động, sáng tạo và cải tạo.
+ Sự tái tạo: da có khả năng phục hồi các vết thương.
+ Cung cấp dinh dưỡng: các tế bào chất béo ở mô dưới da cung cấp các chất dinh
dưỡng quan trọng. Khi cơ thể cần, những chất này sẽ được di chuyển đến các mạch
máu và đưa đến nơi cần thiết.
+ Da cũng đóng một vai trị quan trọng về tâm lý: Là chỉ số dễ thấy nhất của sức khỏe,
tình trạng da của chúng ta ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm thấy về bản thân mình và
cách người khác cảm nhận chúng ta ra sao. Khi làn da khỏe mạnh và khơng có bất kì
vấn đề gì, nó có thể làm mọi chuyện tốt hơn và chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và tự
tin hơn.
=> Tóm lại, làn da chính là nơi thể hiện khá tốt tình trạng sức khỏe của một con người.
1.3. Các loại da
- Trong chăm sóc da người ta dựa vào tính chất của da để phân thành 4 kiểu da khác
nhau. Mỗi kiểu da khác nhau này sẽ có những sản phẩm chăm sóc khác nhau, cách
chăm sóc khác nhau cho phù hợp.
1.3.1. Da thường
- Là loại da lý tưởng nhất vì Da khỏe mạnh, có tổ chức cấu tạo da liên kết với
nhau chặt chẽ, da mềm mại, mịn màng không khô quá cũng không nhờn quá, độ đàn
hồi cao. Da thường chủ yếu bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Mùa hè da hay bị
nhờn cịn mùa đơng da lại bị khơ.
1.3.2. Da khơ
- Là loại da khi xoa nhẹ có cảm giác cứng và khơ vì lượng nước và mỡ tiết ra
khơng đủ. Nhìn có cảm giác da non mịn, trong, lỗ chân lông nhỏ, dễ bị nếp nhăn và
tàn nhang. Da khơ có ưu điểm khơng có nhiều chất nhờn nên da mặt khơng bị
bóng hay có mụn đen.
- Nguyên nhân gây da khô là do thiếu:
+ Các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên, đặc biệt là urea, các amino axit và axit lactid giúp

liên kết với nước.
+ Các lipid biểu bì ví dụ như ceramides, axit béo và cholesterol là những chất cần thiết
cho hàng rào chức năng da được khỏe mạnh.
6|Page


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm
- Mức độ da khô:
+ Da khơ: da khơ nhẹ có thể cảm nhận được là căng, sần sìu và có vẻ xỉn màu, độ đàn
hồi của da thấp.
+ Da rất khô: xuất hiện các vết sần sùi và đốm màu, cảm giác da quá căng, có thể bị
ngứa,…
+ Da cực kì khơ:các vùng da cơ thể có xu hướng: sần sùi, bị nứt nẻ và làn da bị
tổn thương, các vết chai, vảy và ngứa thường xuyên,…
1.3.3. Da dầu
- Một số nguyên nhân gây ra da dầu:
+ Yếu tố di truyền
+ Sự thay đổi hoocmon và không cân bằng hoocmon.
+ Dược phẩm, căng thẳng
+ Mỹ phẩm có thể gây mụn
- Đặc điểm của da dầu:
+ Lỗ chân lơng to, có thể nhìn thấy được
+ Bề mặt bóng nhống
+ Da dày, tái nhợt: lưu thơng máu không rõ rệt
+ Thường bị mụn trứng cá, mụn đầu đen và các loại mụn khác.
1.3.4. Da hỗn hợp
- Đặc điểm da này:
+ Da hai bên má thường khô nhưng vùng trán, cằm và mũi (vùng chữ T) có dầu
+ Lỗ chân lông to ở vùng này và thường bịt kín
+ Da cũng dễ bị mụn trứng cá và mụn đầu đen

- Nguyên nhân gây ra:
+ Ở những phần da bị dầu hơn của loại da hỗn hợp được gây bởi sự sản sinh dầu quá
độ
+ Ở những phần da bị khơ hơn của loại da hỗn hợp thì do thiếu hụt dầu và thiếu lipid
tương ứng.
1.4. Các vấn đề liên quan đến da
1.4.1. Độ ẩm của da
- Lớp sừng bình thường ở 21oC và độ ẩm tương đối 65%, có lượng hơi ẩm xấp
xỉ khoảng 10-15%.

7|Page


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm
- Sức chứa hơi ẩm từ 15-20%, các sợi mềm của lớp sừng căng ra dễ dàng và đưa
đến các cảm giác mềm mại. Nếu lớp sừng có lượng ẩm nhỏ hơn 10% thì da bị khô
tạo nên những lớp nhăn hoặc vảy trên bề mặt da.
1.4.2. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng
- Khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng thường làm cho da khô, xơ xác. Vì vậy cần ăn uống
đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ăn nhiều chất mỡ và chất ngọt
sẽ làm cho da nhờn và gây mụn trứng cá.
- Trừ các lớp bên ngồi của q trình sừng hóa là các tế bào chết thì da là một cơ quan
sống của cơ thể. Vì vậy mối tế bào là một tổ chức sống và cần có năng lượng để cung
cấp cho việc duy trì sự tồn tại và tái sản xuất.
1.4.3. Tâm lý
- Tâm lí cũng tác động đến da. Khi lo âu, buồn bã, có nhiều chuyện ưu tư, da sẽ xấu đi.
Người có trạng thái thoải mái, hoạt động, yêu đời thì làn da sẽ khỏe manh, hồng hào.
1.4.4. Lão hóa da
- Kể từ độ tuổi 25, các dấu hiệu lão hóa đầu tiên bắt đầu xuất hiện trên bề mặt da. Các
đường nhăn xuất hiện trước, và sau đó là nếp nhăn, và sự giảm thể tích và giảm mật độ

của da có thể nhận thấy được.
- Q trình lão hóa xảy ra trong tất cả các lớp da:
+ Lớp biểu bì: Quá trình tái tạo tế bào chậm hơn và sự sản sinh lipid bị suy giảm lại
khiến cho làn da bị khô ráp và sần sùi hơn. Khi lão hóa xảy ra, lớp da này trở nên nhạy
cảm hơn với tia UV. Da ít hiệu quả trong việc tự lành vết thương và chức năng miễn
dịch suy yếu dẫn đến việc khả năng da bị nhiễm trùng rất cao, và các vết thương tự
lành rất chậm.
+ Lớp trung bì: Từ độ tuổi 25 mỗi năm làn da bị mất đi 1% lượng collagen tự nhiên.
Cùng với sự thiếu hụt chất elastin đã khiến cho các mơ trung bì bị phá hủy. Cấu trúc da
bị tổn thương và các đường nhăn xuất hiện. Sự đàn hồi của da suy giảm, làn da có xu
hướng bị tổn thương và các mao mạch bị phá vỡ. Lưu thông máu kém dẫn đến việc
vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxi đến bề mặt da không được hiệu quả. Cuối cùng
làm làn da khơng cịn được hồng hào và trẻ trung nữa.
+ Lớp hạ bì: Ở các lớp da sâu hơn, các thay đổi đáng chú ý là về kích thước và số
lượng các tế bào tạo lipid ở các lớp da có mỡ. Chúng bị sụt giảm làm ảnh hưởng rất
8|Page


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm
lớn đến việc giảm thể tích da, và có thể khiến cho các nếp nhăn sâu hơn, má bị hõm
vào và các vết thương khó tự lành được.
- Các nguyên nhân gây lão hóa da:
+ Nhân tố bên trong: Tuổi sinh học của chúng ta quyết định sự thay đổi cấu trúc da và
tính hiệu quả của chức năng của các tế bào:
Lưu thông máu kém: Vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxi đến bề mặt da bị cản
trở.
Yếu tố di truyền học đóng vai trị quan trọng trong việc lão hóa da diễn ra như thế
nào. Sắc tộc và loại da mà chúng ta có được từ lúc sinh ra tạo nên sự khác biệt về độ
nhanh chậm mà các dấu hiệu lão hóa xảy ra trên bề mặt của da.
+ Nhân tố bên ngồi: Đây là sự giải phóng các phân tử được gọi là các gốc tự do hay

các loại oxy phản ứng lại trong cơ thể. Gốc tự do là một nguyên tử rất dễ bay hơi hay
là phân tử có chứa các electron riêng lẻ ở lớp vỏ bên ngồi. Phần lớn các gốc tự do thì
có khả năng làm tổn thương cấu trúc tế bào bao gồm lipis và protein. Tuy nhiên, theo
thời gian, chức năng làm các gốc tự do không hoạt động được của da bị suy yếu. Kết
quả là gây tổn thương đến các thành phần cấu thành tế bào. Sự oxy hóa da cịn bị ảnh
hưởng bởi các nhân tố về lối sống:
Ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời là nhân tố bên ngoài cơ bản
gây ra việc lão hóa da thơng qua sự oxy hóa da. Da bị thương tổn do phơi nắng quá
nhiều và tiếp xúc với tia UV mỗi ngày được gọi là chứng làm cho da mất cân bằng sắc
tố.
Ô nhiễm: Việc tiếp xúc với mơi trường có thể giải phóng các gốc tư do gây độc hại
cho da, them vào đó ảnh hưởng của việc phơi nắng, làm q trình oxy hóa da nhanh
hơn.
Hút thuốc lá: Các chất hóa học và nicotin có chứa trong thuốc lá là nguyên nhân gây
nên sự gia tăng các gốc tự do ở da.
Dinh dưỡng: Một chế độ ăn thiếu các chất chống oxy hóa sẽ gia tăng q trình lão
hóa. Ăn nhiều trái cây và rau củ có chứa các chất chống oxy hóa là một phần quan
trọng của phương pháp khoa học ngăn chặn quá trình lão hóa xảy ra.
 Chăm sóc da q ít: Làn da với sự chăm sóc ít ỏi thì sẽ lão hóa nhanh hơn.
1.4.5. Nám
- Là hiện tượng tăng hắc tố ở da, tổn thương tăng hắc tố thường có màu nâu, xám và
đen. Xuất hiện nhiều ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng nhất là mặt.

9|Page


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm
- Nám da có thể gây tổn thương tâm lý xã hội: da mặt bị nám thì thường hay bị để ý,

- Các nguyên nhân gây nám:

+ Nám do ảnh hưởng của môi trường.
+ Nám do lạm dụng mỹ phẩm.
+ Nám do sinh nở
+ Nám do tuổi tác và nội tiết tố thay đổi
+ Do di truyền, đơi khi cịn do rối loạn cảm xúc, kinh nguyệt,…
+ Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
1.4.6. Tàn nhang
- Tàn nhang là những nốt nhỏ, nhẵn, xuất hiện nhiều nhất trên vùng da mặt.Tàn nhang
xuất hiện rải rác trên da mặt. Tuy nhiên, đơi khi chúng tích tụ với nhau để hình thành
những đốm tàn nhang lớn. Do vậy nó ảnh hưởng đến nhan sắc mỗi ngưỡi rõ rệt.
- Theo khoa học tàn nhang là dấu hiệu rõ ràng cho thấy da đang bị tổn thương vì tiếp
xúc nhiều với ánh nắng mặt trời,…
1.4.7. Ngứa và dị ứng
- Dị dứng da được định rõ đặc điểm là da khơ, châm chích và ngứa, ngồi ra da cũng
dày lên, có thể nứt nẻ và thỉnh thoảng thì bị chảy máu. Nó gây nên sự tụt giảm độ ẩm
và sự trao đổi chất axit béo bị vỡ do đó dẫn đến hàng rào chức năng da sụp đổ.
- Một số nguyên nhân gây dị ứng:
+ Do di truyền
+ Địa điểm địa lý, tiếp xúc với môi trường bẩn,..
1.4.8. Độ pH
- Duy trì cân bằng độ pH là điều cần thiết để giảm thiểu các vấn đề về da. Lớp vỏ acid
trên bề mặt da chính là lớp đầu tiên giúp bảo vệ da khỏi các vi khuẩn xâm nhập, và
giúp cho làn da-cơ quan lớn nhất của cơ thể luôn ở phong độ tốt nhất. Lớp vỏ acid này
được tạo thành từ các chất bã nhờn (acid béo tự do) được tiết ra từ tuyến bã nhờn của
da, trộn với lactic và acid amin từ mồ hôi để tạo ra độ pH của da.
- Các lỗ chân lông trên da của chúng ta được tạo thành từ sự kết hợp của tuyến dầu và
mồ hôi giúp cho làn da khỏe mạnh và đàn hồi. Đảm bảo độ pH của da là trong một
giới hạn cho phép sẽ đảm bảo sức khỏe làn da của chúng ta nhiều hơn. Mất sự cân

10 | P a g e



Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm
bằng pH trên da của bạn sẽ dẫn đến khơ, da lão hóa nhanh chóng, mụn trứng cá và
viêm nhiễm.
- Độ pH bình thường cho da khoảng: 4.5 đến 6.2, đối với trẻ em là 7.
1.4.9. Các yếu tố bên ngồi
- Có rất nhiều yếu tố tác động đến da, như khí hậu, khói bụi, tia tử ngoại, thuốc
lá… trong đó, dù khí hậu có nóng hay lạnh cũng khơng tốt cho da, nhiệt độ tốt nhất
cho da vào khoảng 15 – 20oC. Tia tử ngoại hủy hoại các thành phần chính của da,
làm da sạm đi, có tàn nhang và nặng hơn có thể ung thư da. Khói thuốc làm da
nhợt nhạt, khơng hồng hào, mất sức sống. Khói bụi làm da nhiễm bẩn, dễ sinh mụn.

11 | P a g e


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm

CHƯƠNG 2: CÁC CHẤT LÀM TRẮNG DA SỬ DỤNG TRONG MỸ PHẨM
2.1. Tìm hiểu nguyên nhân gây đen da
Đen da là một vấn đề đang ngày càng phổ biến không chỉ ở nữ giới mà cả nam giới.
Đặc biệt là ở vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam chúng ta bị ảnh hưởng bởi vấn đề
này rất nhiều. Do thời tiết nóng, các tế bào da sẽ sản sinh nhiều sắc tố melanin hơn để
bảo vệ da khỏi tác động có hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời. Ngoài yếu tố về mơi
trường sinh sống cịn có nhiều ngun nhân khác gây đen da.
2.1.1. Đen da do các yếu tố chủ quan và rối loạn cơ thể
2.1.1.1. Sự tăng sắc tố
Da có chứa các sắc tố melanin và lượng sắc tố melanin này quyết định đến màu da,
làm cho da có màu từ trắng đến nâu đen hay da tối màu. Melanin được sinh ra từ các
enzyme gọi là tyrosinase – những enzyme tạo màu cho da, mắt và mái tóc. Tyrosinase

xúc tác vào acid amin tyrosin qua một chuỗi chuyển hóa acid amin này trở thành
melanin. Quá trình sản sinh ra melanin này sẽ khiến nước da trở nên tối màu.
2.1.1.2. Yếu tố di truyền
Một số yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân khiến nước da tối màu thậm chí là do
bẩm sinh. Màu da được kiểm soát bởi sự đa dạng của cặp gen, mỗi cặp gen nhận đươc
từ các gen khác nhau của bố và mẹ. Đó là lý do tại sao bố mẹ có nước da tối màu
thường sinh ra con cũng có làn da tương tự. Nhưng sự đột biến trong gen di truyền
cũng có thể làm thay đổi màu da, do vậy trong một số trường hợp làn da của những em
bé mới sinh có thể sáng hơn hoặc tối hơn làn da của bố mẹ.
2.1.1.3. Rối loạn cơ thể
Da bị đen có thể cịn do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, ăn uống thiếu chất. Một số
vitamin đặc biệt là vitamin A, C, E, các loại vitamin B rất quan trọng để có một làn da
trắng sáng và khỏe mạnh, nhưng sự thiếu hụt các vitamin này sẽ làm da thô, ráp và
sạm màu.
Ngồi ra da bị đen đi cịn do một số vấn đề bệnh lý như:
- Rối loạn nội tiết tố, sắc tố
- Suy giảm chức năng gan- tích tụ nhiều sắt, suy thận,…

12 | P a g e


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm
2.1.2. Đen da do các tác nhân khách quan và môi trường
2.1.2.1. Thức khuya, làm việc với máy tính
Đây là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến làn da. Đa số chúng ta không biết rằng 22h303h là thời gian dành cho việc ngủ, thay vào đó, chúng ta thường xun làm việc bên
máy tính muộn mà khơng chú ý chăm sóc da. Khoảng thời gian trên thần kinh hoạt
động mạnh cùng ảnh hưởng của màn hình từ sẽ khiến cho da bị sạm đi, thâm quầng và
da bị đen.
2.1.2.2. Tác hại của ánh nắng mặt trời
Sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều sẽ làm làn da rám nắng. Đây là cơ chế tự

nhiên của làn da để bảo vệ nó khỏi tác động tiêu cực từ tia UV của mặt trời, da sản
sinh ra nhiều sắc tố melanin hơn để chống lại sự xâm nhập của tia UV vào làn da đồng
thời làm da trở nên tối màu. Mặc dù tia UV có thể hỗ trợ trong việc tạo ra vitamin D
nhưng sự tiếp xúc quá nhiều UV sẽ gây hại cho sức khỏe và làm da chuyển màu tối.
2.1.2.3. Thói quen không tốt cho da
Một số việc như hút thuốc, uống rượu, cafe, trà… cũng không tốt cho da. Những thứ
này chứa hàm lượng nicotine khá cao, làm phá vỡ chức năng của da, khiến da bị hư
tổn và sạm màu.
2.1.2.4. Lạm dụng mỹ phẩm
Để trắng da ngay lập tức một số người thường xuyên dùng các loại mỹ phẩm trắng chỉ
sau một vài lần sử dụng. Tuy nhiên, điều này lợi bất cập hại vì chỉ sau một thời gian
ngắn da sẽ trở nên xấu và đen, thậm chí không khôi phục được trạng thái ban đầu.
2.2. Cơ chế làm trắng da
2.2.1. Cơ chế tạo màu của da
Ở mỗi người, sự đa dạng về màu da, tóc hay mắt là do sự khác nhau về chủng loại, số
lượng, mức độ và sự phân bố của sắc tố da melanin. Ngồi việc quy định màu da,
melanin cịn góp phần bảo vệ da khỏi các tác nhân vật lý (tia UV), hóa học (ơ nhiễm
mơi trường, kim loại nặng, chất oxy hóa), hóa sinh (vi khuẩn)…
Q trình sinh tổng hợp sắc tố da melanin (Melanogenesis)
13 | P a g e


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm
Melanin là những đại phân tử sinh học đa hình và đa dạng về chức năng, Có ba loại
chính của melanin: eumelanin, pheomelanin và neuromelanin.
- Eumelanin là loại melanin phong phú nhất ở người. Nó có thể được tìm thấy trong
hai biến thể. Eumelanin đen và eumelanin nâu.
- Neuromelanin có thể tìm
thấy


trong

tủy,

tuyến

thượng thận và các tế bào
thần kinh mang sắc tố
(locus coeruleus, substantia
nigra, vv) trong não.
- Pheomelanin là một chất
màu đỏ-vàng tìm thấy trong
cả người da láng và da sẫm
màu hơn. nó có chứa lưu
huỳnh và tan trong kiềm
Menoblast là tiền thân của melanocyte (tế bào biểu bì tạo sắc tố hay tế bào bạch cầu
kết sắc tố đen), xuất phát từ thần kinh đỉnh và đi đến những mơ đích ở tóc và da. Đến
cơ quan đích, menoblast được biệt hóa thành melanocyte và bắt đầu sản xuất
melanosome – một bào quan màng dính có hình elip nơi melanin được tổng hợp.
Những melanosome giàu sắc tố với sự hoạt động của tyrosinase là tối thiểu sẽ được
chuyển đến các keratinocyte (tế bào sừng) nhờ vào các đi gai của melanocyte. Mỗi
melanocyte có thể tương tác và vận chuyển melanosome với gần 36 keratinocyte,
melanin hình thành sẽ hấp thụ và chuyển đổi năng lượng tia UV thành năng lượng vô
hại, ngăn ngừa nguy cơ ung thư da.
Tại melanosome, quá trình tổng hợp melanin diễn ra với sự tham gia của những enzym
quan trọng như tyrosinase, phenylalanine hydroxylase (PHA), và protein liên quan đến
tyrosinase (TYRP-1, TYRP-2). Tyrosinase có cấu trúc là một glycoprotein chứa đồng,
đóng vai trị chủ đạo trong q trình tạo sắc tố melanin trên da, thúc đẩy cho quá trình
sinh tổng hợp hai tiểu đơn vị chính của eumelanin và pheomelanin thơng qua việc xúc
tác cho phản ứng hydroxyl hóa L-tyrosin thành DOPA (3, 4-dihydroxy-phenylalanine)

và phản ứng oxi hóa DOPA thành DOPAquinon. Từ tổng hợp DOPAquinone, sự tổng
hợp melanin phân chia thành hai đường dẫn:
14 | P a g e


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm
- Nếu có mặt cystein hoặc glutathion, DOPAquinon tương tác với amino axit tạo thành
Cysteinyl DOPA rồi tạo dẫn xuất benzothiazine của pheomelanin.
- Nếu không có cystein và glutathion, DOPAquinon sẽ chuyển thành DOPAchrom.
Dưới tác dụng của men TYRP-2, DOPAchrom sẽ bị hỗ biến thành DHICA
(dihydroindole-2-carboxylic acid), sau đó dưới tác dụng của men TYRP-1 sẽ bị oxi
hóa thành Eumelanin. Khi điều kiện mơi trường thiếu TYRP-2, gốc carboxyl của
DOPAchrom sẽ bị mất đi tạo thành DHI (dihydroindole), DHICA liên hợp với DHI tạo
nên những tiểu đơn vị của Eumelanin.

15 | P a g e


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm

2.2.2. Cơ chế làm trắng da
Chất làm trắng da làm việc bằng cách giảm sự có mặt của melanin trong da. Để đạt
được điều này, có một số cơ chế có thể xảy ra:


Ức chế hoạt tính của tyrosinase : Tác động xúc tác của tyrosinase bị ức chế (làm



chậm hoặc gần như dừng lại) bởi chất làm trắng da.

Ức chế biểu hiện hoặc hoạt động của tyrosinase: Các tác nhân chống lại quá
trình tổng hợp melanin làm cho ít tyrosinase được tạo ra hoặc tyrosinase khơng






được kích hoạt ở dạng chức năng của nó.
Thu hẹp các sản phẩm trung gian của tổng hợp melanin.
Ngăn chặn sự chuyển giao melanosomes tới keratinocytes.
Trực tiếp phá huỷ melanin hiện có .
Phá hoại tế bào melanocyte.

2.3. Cách sử dụng kem trắng da hiệu quả
- Tẩy tế bào chết cho da trước khi sử dụng kem trắng da
16 | P a g e


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm
Để kem trắng da phát huy được tác dụng làm trắng thì việc đầu tiên là các hoạt chất
làm trắng phải thấm được vào da. Da chúng ta có nhiều lớp, ngồi cùng là lớp sừng.
Nếu lớp sừng dày quá thì hầu như hoạt chất làm trắng khơng thể thẩm thấu vào được.
Vì vậy thực hiện tẩy tế bào chết cho da 1 hoặc 2 lần/tuần là rất cần thiết, xuyên suốt
thời gian dùng kem trắng da để làm mỏng lớp sừng giúp kem dễ dàng thấm sâu vào da
và phát huy tác dụng.
Ngoài ra việc tẩy tế bào chết sẽ giúp da nhìn sáng lên ngay lập tức và còn hạn chế
được mụn do bí tắc lỗ chân lơng.
- Chống nắng cho da khi sử dụng kem trắng da
Có thể bạn nghĩ rằng chỉ cần mình mua được kem trắng da có các thành phần an tồn

thì da sẽ khơng bị bắt nắng. Điều này hồn tồn sai lầm. Tia UV trong nắng có sức tàn
phá rất ghê gớm đối với làn da, là yếu tố chính khiến da đen sạm và lão hóa một cách
nhanh chóng. Khi tiếp xúc với ánh nắng, cơ thể sẽ có phản ứng tự vệ sản xuất hắc tố
melanin để bảo vệ làn da, khiến da bị rám nắng. Do đó sẽ là vơ nghĩa nếu dùng kem
trắng da mà lại bỏ qua yếu tố chống nắng.
- Luôn sử dụng đều đặn sản phẩm
Chu kì turnover (sừng hóa) của làn da trung bình khoảng 28 ngày nên sử dụng đều đặn
sản phẩm trong 1 tháng mới thấy hiệu quả rõ rệt. Sau khi cảm thấy đã hài lòng với làn
da của mình thì có thể giảm cường độ sử dụng kem trắng da xuống.
2.4. Các chất làm trắng da
2.4.1. Một số chất làm trắng da hiệu quả an toàn
2.4.1.1. Arbutin

17 | P a g e


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm

- Cơng thức hóa học:C12H16O7
- Tên IUPAC: (2R,3S,4S,5R,6S)-2-Hydroxymethyl-6- (4-hydroxyphenoxy)oxane3,4,5-triol hoặc Arbutoside hoặc Hydroquinone β-D-glucopyranoside
- Arbutin là một thành phần làm trắng da quen mặt trong các mỹ phẩm. Arbutin tồn
tại ở hai dạng, alpha và beta. Dạng alpha cho mức độ ổn định cao hơn và có tác dụng
ức chế mạnh hơn so với dạng beta. Về mặt hố học, Arbutin chính là một dạng
Hydroquinone (1 chất làm trắng da) nhưng phân tử của nó có thêm Glucose. Chính
Glucose này là yếu tố quyết định cách làm việc khác nhau của Hydroquinone và
Arbutin và đã được FDA thơng duyệt. Thay vì giết chết các tế bào Melanocytes,
Arbutin giúp ức chế enzyme sản sinh ra melanin trong tế bào. Chính bởi cách làm việc
khác nhau, Arbutin là chất làm trắng da lành tính hơn và khơng đem lại các tác dụng
phụ không mong muốn như Hydroquinone mặc dù có thể kết quả chậm hơn.Trong tự
nhiên, Arbutin được chiết xuất từ cây Bearberry, ngồi ra Arbutin cịn được tìm thấy

khá nhiều ở mầm lúa mì, da lê, lá của việt quất và nam việt quất. Arbutin được coi là
một trong những thành phần làm sáng da an tồn và lành tính, lại có nguồn gốc từ
dược liệu nên đã được sử dụng rất nhiều trong các chế phẩm làm sáng da.
Arbutin giúp tăng sắc tố, làm giảm mức độ sạm da sau khi tiếp xúc với tia cực tím đặc
biệt là ở vùng da tiếp xúc với ánh mặt trời bởi sự hoạt động mạnh của melanocytes.
Làm đều màu da, loại bỏ nhanh chóng các đốm nâu tích tụ lâu ngày trên da, chống lão
hóa, ngăn chặn các gốc tự do, trẻ hóa da. Ngồi ra,Arbutin cịn mang lại lợi ích tuyệt
vời trong việc làm sáng màu vùng da sẹo mụn.
18 | P a g e


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm
Theo các nghiên cứu chỉ ra, sử dụng Arbutin với nồng độ 1% trở lên sẽ cho thấy kết
quả rõ rệt và tốt nhất là kết hợp cùng với các chất làm trắng khác như Kojic Acid. Sản
phẩm có chứa Alpha-arbutin mang lại kết quả tốt nhất sau khi sử dụng trong ít nhất 2-3
tháng.
Sản phẩm trắng da có chứa Arbutin, ví dụ như:

2.4.1.2. Kojic Acid

19 | P a g e


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm
- Công thức phân tử : C6H6O4
- Tên IUPAC : 5-Hydroxy-2- (hydroxymethyl) -4H-pyran-4-one
hoặc 2-Hydroxymethyl-5-hydroxy-γ-pyrone hoặc 5-Hydroxy-2-(hydroxymethyl)-4pyrone
- Kojic Acid ở dạng bột, màu trắng, tan trong nước ấm dưới 40 0C (trên 400C sẽ bị mất
đi hoạt tính của nó), khơng bền vững khi tiếp xúc với khơng khí và phản ứng với các
chất khác khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tương tự như Arbutin, Acid Kojic cũng là một thành phần chiết xuất từ dược liệu giúp
làm mờ thâm nám, lành tính. Acid Kojic được chiết xuất từ một số chủng nấm (như
Aspergillus oryzae) có tên ở Nhật Bản là koji hoặc rượu gạo lên men (trong quá trình
sản xuất rượu sake của Nhật Bản). Điều đó có nghĩa rằng kojic acid là hồn tồn tự
nhiên khơng gây độc hại cho da. Cơ chế của acid kojic cũng đã được các nhà khoa học
chỉ ra đó là làm ức chế enzyme tyrosinase hình thành sắc tố melanin ở cấp độ phân tử.
Bản chất đây là một chất giúp chống gốc tự do, được ứng dụng khá rộng rãi trong các
sản phẩm làm sáng da.
Kojic acid giúp làm sáng da, có tác dụng làm tăng đáng kể thực bào của bạch cầu đa
nhân trung tính và tăng sinh tân bào giúp cho việc loại bỏ các hắc sắc tố gây nám
da tốt hơn. Kojic acid thường được sử dụng với nồng độ 1% – 4%. Qua nghiên cứu,
việc đề xuất thêm kojic acid 2% vào hỗn hợp hydroquinone 2%, glycolic acid 2% sẽ
mang lại kết quả điều trị nám và tàn nhang tăng lên đáng kể.
Ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng da, kem tẩy tế bào
chết, xà phòng, huyết thanh… giúp da trắng sáng và đẩy lùi các vết thâm hiệu quả.
Thậm chí, nó cũng là một thành phần quan trọng trong kem đánh răng giúp làm trắng
răng.
Kojic acid đã được các chuyên khoa da liễu chứng minh là rất an tồn và khơng để lại
tác dụng phụ. Giúp làm mờ vết thâm nám mà không hề khô da, không gây mẩn đỏ
ngay cả ở những người có làn da nhạy cảm.
- Các sản phẩm làm trắng da chứa acid kojic, ví dụ như:

20 | P a g e


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm

2.4.1.3. Glutathione

- Cơng thức hóa học: C10H17N3O6S

- Tên IUPAC: (2S)-2-Amino-4-{[(1R)-1-(carboxymetyl) carbamoyl]-2-sulfanylethyl]
carbamoyl}butanoic axit
- Glutathione (GSH) là một tripeptide nội sinh có mặt trong tất cả các tế bào động
vật và con người, được tổng hợp từ tế bào bằng 3 amino axit gồm L- cysteine, axit Lglutamic và glycine, chúng được phân bố trong gan và sau đó phân bố khắp cơ thể. Nó
21 | P a g e


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm
cũng có sẵn một cách tự nhiên trong dưa hấu, bơ, bông cải xanh, rau bina và cà chua…
Trong cơ thể của chúng ta L-Glutathione đóng vai trị là chất chống oxy hóa siêu mạnh
và có thể khẳng định đây là chất chống oxy hóa mạnh nhất cơ thể, mỗi tế bào trong cơ
thể đều cần có Glutathione để cơ thể khỏe mạnh. Nói cách khác, Glutathione giúp tái
tạo các phân tử không ổn định, trả lại cho tế bào sự hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả.
Đây được xem là một trong những tác dụng được biết tới nhiều nhất của Glutathione,
nó được sử dụng rộng rãi để giúp chống lại các dấu hiệu lão hóa như các loại kem bơi
trực tiếp trên da, sản phẩm dạng viên uống làm trắng da toàn thân của chứa
Glutathione.
Làn da của chúng ta là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với các vi khuẩn hay môi trường ô
nhiễm bên ngoài, bởi vậy là nơi đầu tiên chống lại nhiễm trùng và bệnh tật, đó là lý do
tại sao da cần lượng lớn Glutathione để giúp chống oxy hóa. Ngay cả khi sức khỏe của
chúng ta bị tổn thương thì làn da cũng là nơi chịu tác động sớm nhất, chính vì thế gốc
tự do và oxy hố là những mối đe dọa lớn nhất đối với sự trẻ trung và làn da khỏe
mạnh.
Glutathione làm trắng da toàn thân thông qua cơ chế, giúp da tăng cường tạo ra sắc tố
melanin sáng và ngăn chặn tạo ra hắc tố melanin (melanin đen), bằng cách can thiệp
vào quá trình chuyển hóa và ngăn ngừa hoạt động của enzyme tyrosinase, giúp làm
đảo ngược tiến trình tổng hợp sắc tố melanin sáng thay vì tổng hợp các sắc tố melanin
tối, kết quả là da dần trắng sáng và đều màu hơn.
Nhưng để phát huy tối đa hiệu quả của Glutathione đặc biệt là làm trắng toàn thân, y
học vẫn khuyên chúng ta nên sử dụng dạng ưu việt hơn là L-Glutathione, hay còn gọi

là reduced Glutathione (GSH) để dễ hấp thu qua dạ dày, ruột một cách bền vững nhất.
Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả dưỡng trắng da toàn thân với những viên uống chứa LGlutahione, chắc chắn không thể thiếu người bạn đồng hành là Alpha Lipoic acid
(ALA). Cặp đôi này sẽ tương trợ cho nhau để chăm sóc làn da trắng sáng hiệu quả, bền
vững và an toàn.
- Các sản phẩm làm trắng da chứa glutathione, ví dụ như:

22 | P a g e


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm

2.4.1.4. Vitamin C

- Vitamin C cịn được biết là acid ascorbic có cơng thức phân tử là C6H8O6.
- Tên IUPAC: 2-oxo-L-threo-hexono-1,4-lactone-2,3-ened iol
Hoặc (R)-3,4-dihydroxy-5-((S)- 1,2-dihydroxyethyl) furan-2(5H)-one
- Trạng thái: dạng tinh thể, màu trắng, dễ tan trong nước, không tan trong các dung
môi hữu cơ.
- Vitamin C thu được từ các loại trái cây họ cam, quýt và rau lá xanh, là một vitamin
tan trong nước và chất chống oxy hóa tự nhiên, có tác dụng làm sáng da, chống oxi
hoá, kháng viêm và bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng. Bổ sung vitamin C cho da
sẽ giúp da tránh được rắc rối do mụn, da thô ráp, hay xỉn màu, bảo vệ da không bị bắt
nắng, làm tăng mức glutathione trong cơ thể.
Vitamin C là một dược phẩm điển hình được sử dụng trong các mỹ phẩm làm trắng để
kiểm soát sự sản xuất melanin. Vitamin C có tác động kép: nó làm giảm hợp chất trung
gian của melanin – dopaquinon, trong phản ứng tyrosinase tạo ra melanin từ tyrosine
23 | P a g e


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm

và nó cũng làm giảm lượng melanin bị oxy hóa có màu sẫm thành dạng có màu sáng
hơn.
Vitamin C rất an tồn nhưng khơng ổn định. Do đó các dẫn xuất thường được sử dụng
vì tính ổn định cao hơn. Vitamin C phosphat (muối magie) đã được phát triển do tính
ổn định cao trong dung dịch nước. Khi vitamin C phosphat được ủ trên da, thì vitamin
C sẽ được giải phóng.
Trong các thử nghiệm in vivo về kiểm soát sản xuất melanin, khi các sản phẩm chứa
vitamin C phosphat được sử dụng thời gian dài trên da có dấu hiệu tăng sắc tố sau khi
tiếp xúc với tia UV, màu da phục hồi nhanh hơn so với các vùng da không được điều
trị.
Tỉ lệ sử dụng: từ 5-10% , pH: 2-3,5. Thường được kết hợp trong các sản phẩm làm
trắng.
- Các sản phẩm trắng da có chứa vitamin C, ví dụ như:

24 | P a g e


Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm
2.4.1.5. Retinol (Vitamin A)

- Công thức phân tử:C20H30O
- Tên IUPAC: (2E,4E,6E,8E)-3,7-dimethyl-9-(2,6,6-trimethylcyclohex-1-enyl) nona2,4,6,8-tetraen-1-ol
- Retinol là một dạng của Retinoid- dẫn xuất phổ biến nhất của Vitamin A, là hoạt chất
trẻ hóa, kích thích tái tạo làn da. Trước hết Retinol hoạt động với vai trò liên kết tế
bào. Có nghĩa, Retinol có thể khiến các tế bào da hoạt động tích cực, hiệu quả, giúp tế
bào da tươi mới và khỏe mạnh. Một tác dụng rất rõ của Retinol trên da đó chính là
kích thích tái tạo da, tăng sinh collagen, từ đó làm da săn chắc, giảm nếp nhăn. Thành
phần này cũng giúp ức chế enzym tạo ra tyrosinase làm giảm sự hình thành sắc tố da
(melanin), từ đó da sẽ sáng hơn, giảm thâm nám.
- Các sản phẩm trắng da chứa retinol, ví dụ như:


25 | P a g e


×