Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Dự báo giá bằng công cụ bollinger bands trường hợp thị trường tương lai hàng hóa nông sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.88 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỌI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYEN HA UYEN

Dự BÁO GIÁ BẰNG CÔNG cụ BOLLINGER BAND

TRƯỜNG HỢP THỊ TRƯỜNG TƯONG LAI
HÀNG HĨA NƠNG SẢN
Chun ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số : 8340201

LUẬN VĂN THẠC sĩ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẦN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ NHUNG

Hà Nội - 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam kêt luận văn này do chính tôi thực hiện. Tên đê tài tôi lựa chọn

chưa được thực hiện, nghiên cứu bởi bất cứ tác giả nào trước đây. Tồn bộ thơng
tin, dữ liệu và nội dung trình bày trong luận văn khơng vi phạm bản quyền hoặc
sao chép bất hợp pháp dưới bất cứ hình thức nào.

Bằng cam kết này, tôi xin chịu trách nhiệm với những vi phạm của mình nếu
có.


Học viên

Nguyễn Hà Un


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Giảng viên TS. Nguyễn Thị Nhung đã

hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này. Xin cảm ơn các thầy, cô giảng viên đã
tham gia đào tạo lớp cao học QHE - TCNH1- 2019 và các bạn cùng lớp đã giúp
đỡ tơi hồn thành chương trình và luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm các cán bộ

nhân viên tại sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và các thành viên kinh doanh đã
nhiệt tình tham gia q trình khảo sát hồn thiện phiếu điều tra và đã cung cấp số

liệu của bài viết cũng như giúp đờ tơi trong q trình thực hiện đề tài luận văn này

Xin chân thành cảm ơn !

TĨM TẮT
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ,

tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được chia làm 4 chương, cụ thể:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về ứng dụng công cụ Bollinger
Band trong dự báo giá tương lai hàng hoá

Chương 2 : Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 : Hiệu quả sử dụng công cụ Bollinger Band vào dự báo giá tương lai các


mặt hàng nông sản
Chương 4 : Kết luận và giải pháp


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... i

DANH MỤC BẢNG BIÊU..........................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH VẼ.............................................................................................. iii

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỐNG QUAN NGHIÊN cứu VÀ cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÚNG
DUNG CÔNG CU BOLLINGER BAND TRONG Dư BÁO GIÁ TƯƠNG LAI






HÀNG HỐ................................................................................................................. 6
1.1 Tống quan nghiên cứu về về ứng dụng của Bollinger band trong việc dụ báo

giá hàng hóa............................................................................................................... 6
9

\

1.1.1. Tơng quan vê công cụ Bollinger Bands........................................................ 6


1.2 Cơ sở lý luận về ứng dụng công cụ Bollinger Band trong dự báo giá tương

lai hàng hoá............................................................................................................... 10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................... 26

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cửu............................. 27
2.1 Thiết kế nghiên cứu........................................................................................... 27

2.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................... 35
CHƯƠNG 3. HIỆU
QUẢ sử DỤNG
CƠNG cụ• BOLLINGER BAND VÀO Dự




BÁO GIÁ TƯƠNG LAI CÁC MẶT HÀNG NƠNG SẢN........................................ 36

3.1 Tổng quan về thị trường tương lai hàng hoá nông sản giao dịch trên ICE us
vàlCEEƯ................................................................................................................. 36

3.2. Kết quả kiểm định hiệu quả ứng dụng công cụ Bollinger Band vào dự báo
giá tương lai các mặt hàng nông sản......................................................................55

3.3. ứng dụng công cụ Bollinger Bands vào dự báo giá tương lai một số mặt

hàng nông sản........................................................................................................... 60


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................... 66
CHƯƠNG 4. KÉT LUẬN.............................................................................................. 67


4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu.............................................................................. 67
4.2 Kiến nghị................................................................................................................ 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4............................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................72

PHỤ LỤC.........................................................................................................................74


DANH MỤC CHŨ'VIẾT TẲT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Ký hiệu
BBs
BCEC
CBOT

HĐTL
ICE EU
MXV
PSHH
RSI

Nguyên nghĩa
Bollinger Band
Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
Sàn Thương mại Chicago (Chicago Board of Trade )
Hợp đồng tương lai
Sàn giao dịch liên lục địa
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
Phái sinh hàng hóa
Chỉ số sức mạnh tương đối (Relative Strength Index)


DANH MỤC BẢNG BIẺU

ST
T
1

Bảng
Bảng
2.1

Nơi

dung

Diễn giải các bước thực hiện nghiên cứu luận văn

Tra
ng
29

2

Bảng

Tầm quan trọng của các tiêu chí

59

3

3.1
Bảng
3.2

Điếm số cho giao dịch tương lai các mặt hàng nông

59

sản

11


DANH MỤC HÌNH VẼ

STT

Hình

Nội dung

Trang

Đồ thị dạng đường của sản phấm hàng hóa lúa mỳ
1

Hình 1.1

từ 07/2017 đến 12/2020

13

Đồ thị dạng thanh của hợp đồng tương lai Bắp Hoa

2

Hình 1.2

3

Hình 1.3

Kỳ từ 06/2017 đến 12/2020
Một thanh ứng với một phiên giao dịch


13
14

Đồ thị hình nến về Hợp đồng tương lai Đậu tương
4

Hình 1.4

5

Hình 1.5

từ 7/2017 đến 12/2020

Biểu đồ cây nến ứng với một phiên giao dịch

14
15

Đồ thị điểm và hình của hợp đồng tương lai dầu đậu

6

Hình 1.6

7

Hình 1.7

nành hoa kỳ từ tháng 07/2017 đến 12/2020


Biểu đồ giá đi ngang của hàng hóa Ngơ

16
23

Biểu đồ dự báo giá vượt ngưỡng của mặt hàng Cà

8

24

Hình 1.8

Phê
Biểu đồ nút thắt cổ chai của mặt hàng Dầu Đậu

9

Hình 1.9

25
Tương

10

Hình 3.1

Biểu đồ biến động giá của cà Phê Robusta


44

11

Hình 3.2

Biểu đồ biến động giá của cà Phê Arabica

44

Biểu đồ biến động giá của Ngô từ năm 2017 đến
12

Hình 3.3

46
năm 2020

13

Hình 3.4

Biểu đồ biến động giá tương lai của Lúa Mì

49

14

Hình 3.5


Biểu đị biến động giá tương lai của Đậu Tương

51

Biểu đồ biến động giá tương lai của Dầu Đậu
15

Hình 3.6

53
Tương

111


Thống kê vị trí cơng tác của các chun gia được
16

Hình 3.7

57

phỏng vấn
Thống kê số nãm kinh nghiệm của các chun gia

17

Hình 3.8

18


Hình 3.9

Hiệu quả của cơng cụ BBs trên từng khía cạnh

57

19

Hình 3.10

Hiệu quả của cơng cụ BBs theo từng chỉ báo

58

57

được phỏng vấn

ứng dụng công cụ Bollinger Bands dự báo giá Cà
20

62

Hình 3.11

Phê Arabica
ứng dụng cơng cụ Bollinger Bands dự báo giá Lúa
21


63

Hình 3.12


22

Hình 3.13

ứng dụng cơng cụ Bollinger Bands dự báo giá Ngô

64

ứng dụng công cụ Bollinger Bands dự báo giá Đậu

23

Hình 3.14

65
Nành

ứng dụng cơng cụ Bollinger Bands dự báo giá Dầu

24

Hình 3.15

66
Đâu

• Nành

25

Hình 4.1

Kết hợp cơng cụ Bollinger Band và RSI

iv

71


LỜI MỒ ĐẦU
1. Tính câp thiêt cùa đê tài
Tại Việt Nam, các giao dịch kỳ hạn hàng hố đã hình thành từ đầu những

năm 2000 với việc cho phép một số ngân hàng thương mại thực hiện một số giao
dịch phái sinh hay việc hình thành các Sở giao dịch hạt điều, thủy sản và cà phê tại
nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tiếp đó, trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuột (BCEC) được thành lập năm 2008 và Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
(VNX) được thành lập năm 2011. Tuy nhiên khối lượng giao dịch và số lượng

người tham gia giao dịch trên cả BCEC và VNX rất thấp, dẫn tới việc đóng cửa
của cả hai trung tâm/sở giao dịch hàng hoá nêu trên (Nguyễn Thị Nhung, 2017).

Khi Nghị định 51 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158, có hiệu lực từ
ngày 1/6/2018 với nhiều bước đột phá mới thì Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
mới được hồi sinh. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam chính thức vận hành thị
trường giao dịch hàng hóa Việt Nam cấp quốc gia từ ngày 17/08/2018 với tên gọi


tiếng Việt là Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam và tên tiếng Anh là Mercantile

Exchange of Viet Nam (MXV). Với quy mơ thị trường tồn quốc và kết nối với thị
trường quốc tế, MXV đã khắc phục tính cục bộ, các mơ hình kém hiệu quả trong

giới hạn phạm vi của thị trường vùng miền, đóng vai trò trung gian giao dịch và
kết nối các nhà đầu tư trong nước tham gia giao dịch trên các sàn thế giới.
Quan sát trên thị trường cho thấy phần lớn các nhà đầu tư Việt Nam tham

gia vào giao dịch tương lai hàng hố nơng sản ưa chuộng sử dụng các phân tích
kỷ thuật (Technical Analysis) hơn là phân tích cơ bản (Fundamental Analysis).

về bản chất, phân tích kỹ thuật là phương pháp được sử dụng đế đánh giá các

khoản đầu tư và xác định các cơ hội giao dịch bằng cách phân tích các xu hướng

được thu thập từ hoạt động giao dịch, chủ yếu là các chuyển động giá và khối
lượng, thay vì cố gắng đánh giá giá trị của một chứng khoán dựa vào kết quả
kinh doanh như phân tích cơ bản. Được sử dụng song song với phân tích cơ bản,

phân tích kỹ thuật cho phép phát hiện ra các tín hiệu giao dịch ngắn hạn từ các

công cụ biểu đồ khác nhau, đồng thời có thể giúp cải thiện việc đánh giá điểm
1


mạnh hoặc điêm yêu của chứng khoán cũng như đưa ra các ước tính định giá phù

hợp hơn. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hiện nay các các

phương pháp và cơng cụ phân tích kĩ thuật đã trở nên thịnh hành và rất hữu ích

đối với các nhà đầu tư.
về tài sản cơ sở, mỗi công cụ hàng hóa phái sinh đều được phát hành trên cơ
sở một loại tài sản tài chính nào đó. Tài sản mà giá của các cơng cụ hàng hóa phái

sinh phụ thuộc vào được gọi là tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở được chia làm 4 loại
chính: hàng hố, cổ phiếu phổ thơng và các chỉ số chứng khốn, các loại chứng

khốn có thu nhập cố định, và ngoại tệ. Hàng hóa phái sinh là cơng cụ tài chính mà
giá trị của nó phụ thuộc vào một tài sản cơ sở như Cà Phê, Ngơ, Lúa Mì, Đậu

Tương, Dầu Đậu Tương.... Hàng hóa cơ sở những cơng cụ tài chính đã có, chủ
yếu nhằm phịng ngừa rủi ro tài chính, phân tán rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện các

hợp đồng kinh doanh để bảo vệ hoặc tạo ra Ịợi nhuận cho các bên tham gia.
về nhóm ngành hàng hóa nơng nghiệp Việt Nam, nơng nghiệp vẫn chiếm tỷ
trọng cao là ngành kinh tế có vị trí quan trọng với khoảng 70% dân số làm nông

nghiệp. Việt Nam cũng đã dần chuyển từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh

tế thị trường hàng hóa. Đối với các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh,chế
biến kinh doanh nơng nghiệp Việt Nam thì đây là một bước ngoặt đầy thách thức,
buộc họ phải nỗ lực để vượt qua để phát triển và hội nhập. Để hạn chế được tối đa

các rủi ro trong sản xuất và kinh doanh cho ngành nơng nghiệp thì Sở Giao Dịch
Hàng Hóa Việt Nam có đưa các giải pháp về Hedging cho các mặt hàng: Cà phê,

Lúa Mỳ, Ngô, Dầu Đậu Tương, Đậu Tương.Từ đó thị trường Phái Sinh hàng hóa
Việt Nam phát triển và được đưa đến với các nhà kinh doanh, đầu tư, đâù cơ trên


thị trường. Sự phát triển của thị trường phái sinh hàng hóa cũng là bước ngoặt lớn
trong bước chuyển mình của kinh tế Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật được ứng dụng rất đa dạng, bao gồm phân tích các chứng
khốn, các cơng cụ có thu nhập cố định, đặc biệt là thị trường ngoại hối và giao

dịch hàng hoá nơi các nhà đầu tư quan tâm nhiều tới biến động của giá trong ngắn
hạn. Trong số các cơng cụ phân tích kỹ thuật, cơng cụ Bollinger Bands (BBs) - ra
2


đời cách đây hơn 30 năm, được sử dụng khá phô biên trên Thê giới cũng như ở
Việt Nam và được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng bởi tính sự đơn giản và khả năng
phản ánh nhanh những biến động của thị trường (Lubnau và Todorova, 2015). Một

vài

nghiên cứu về thị trường hàng hoá như Miffre và Rallis (2007), Shen và cộng

sự (2007), Marshall và cộng sự (2008), Szakmary và cộng sự (2010)... Cụ thể,
Miffre và Rallis (2007) đã kiểm định chiến lược ngược xu thế (Contrarian
strategies )ỵ và chiến lược thuận xu thế (Momentum strategies)2vào thị trường hàng

hoá Mỹ.
Tuy nhiên, tổng quan nghiên cứu cho thấy cịn rất ít các nghiên cứu mang

tính chất học thuật về phân tích kỹ thuật nói chung và cơng cụ BBs nói riêng, đặc
biệt là ờ Việt Nam. Chính vì vậy, học viên đã chọn đề tài “Dự báo giá bằng công


cụ Bollinger Band: Trường hợp thị trường tương lai hàng hóa nơng sản” làm
đề tài nghiên cứu của mình.

2.

Mục
tiêu và nhiệm
vụ• nghiên
cứu


o

2.1.

Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn có mục tiêu đánh giá hiệu quả của công cụ Bollinger Band trong

việc dự báo giá tương lại một số hàng hố nơng sản đang được giao dịch trên ICE
EU và ICE ƯS (bao gồm: cà phê, ngô, luá mỳ, đậu tương và dầu đậu tương) và sáp

xếp tính hiệu quả theo từng mặt hàng. Từ đó, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ Bollinger Band trong việc dự báo giá

tương lai một số mặt hàng nơng sản.

2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hố cơ sở lý luận về công cụ Bollinger Band, hợp đồng tương lai


hàng hố nơng sản và ứng dụng cùa cơng cụ Bollinger Band vào dự báo giá tương
lai hàng hoá.
Đánh giá hiệu quả của công cụ Bollinger Band trong việc dự báo giá tương

lại một số hàng hố nơng sản đang được giao dịch trên 1CE EƯ và ICE us (bao

gồm: cà phê, ngô, luá mỳ, đậu tương và dầu đậu tương) và sắp xếp tính hiệu quả
theo từng mặt hàng.

3


Đê xuât một sô giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ

Bollinger Band trong việc dự báo giá tương lai một số mặt hàng nông sản.

3.

Câu hỏi nghiên cứu
Cơng cụ Bollinger Band là gì? Các đặc trưng của cơng cụ Bollinger Band

là gì? Hợp đồng tương lai là gì? Giá hợp đồng tương lai có đặc điểm và chịu tác

động của những nhân tố nào? Đây là cơ chế ứng dụng công cụ Bollinger Band vào
dự báo giá tương lai hàng hố?

Hiệu quả của cơng cụ Bollinger Band trong việc dự báo giá tương lại một

số hàng hố nơng sản đang được giao dịch trên ĨCE EU và ĨCE us là như thế nào?

Trong số 5 mặt hàng nghiên cứu (bao gồm: cà phê, ngô, luá mỳ, đậu tương và dầu
đậu tương), mặt hàng nào có thể áp dụng công cụ Bollinger Band để dự báo giá là
chính xác nhất?
Cần có những lưu ý và giải pháp gì đế nâng cao hiệu quả sử dụng cơng cụ

Bollinger Band trong việc dự báo giá tương lai một số mặt hàng nông sản?

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1.

Đối tượng nghiên cứu
Cơng cụ Bollinger Band.

Giá tương lai hàng hố nông sản ( Cà phê, Lúa Mỳ, Đậu Tương, Dầu Đậu
Tương, Khô Đậu Tương).

4.2.

Phạm vỉ nghiên cứu
Phạm vi nội dung

: Hiệu quả sử dụng công cụ Bollinger Band vào dự báo

giá

tương lai hàng hố nơng sản (Cụ thể là các mặt hàng sau: cà phê, ngô, luá mỳ, đậu
tương và dầu đậu tương)

Phạm vi không gian : Hợp đồng tương lai các các mặt hàng nông sản được
giao

dịch trên ICE EU và ICE us.

Phạm vi thời gian

: 3 năm, từ ngày 01/01/2017 đến ngày 01/01/2020

4


5.

Kêt câu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ,

tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được chia làm 4 chương, cụ thể:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về ứng dụng công cụ Bollinger

Band trong dự báo giá tương lai hàng hoá
Chương 2 : Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 : Hiệu quả sử dụng công cụ Bollinger Band vào dự báo giá tương lai các

mặt hàng nông sản
Chương 4 : Kết luận và giải pháp

5



CHƯƠNG 1. TÔNG QUAN NGHIÊN cứu VÀ cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ

ỨNG DỤNG CÔNG cụ BOLLINGER BAND TRONG Dự BÁO GIÁ

TƯƠNG LAI HÀNG HỐ

1.1

Tơng quan nghiên cứu vê vê ứng dụng của Bollinger band trong việc dự

báo giá hàng hóa

1.1.1. Tổng quan về công cụ Bollinger Bands
Dải Bollinger (Bollinger Bands - BBs) được giới thiệu và phát triển đầu tiên

bởi John Bollinger vào năm 1983. Theo Bollinger (2001), BBs bao gồm 03 đường
cơ bản được tính tốn dựa trên sự kết hợp của đường trung bình động và độ lệch
chuẩn của giá, bao gồm: Đường giữa (Mid-BB), đường trên (Upper BB) và đường

dưới (Lower BB).

Dải giữa thường là đường trung bình động giản đon 20 kỳ hay cịn gọi là

SMA20, được tính tốn như sau:
SMA 20=

Giá đónơ cửa/
_------ L
20


Dải trên bàng dải giữa cộng với bội số của độ lệch chuẩn (thông thường là 2
lần độ lệch chuẩn - cr). Dải dưới bằng dải giữa trừa đi cùng bội số của độ lệch

chuẩn với dải trên. Theo đó:
Dải trẻn = Dải giữa + 2 * ơ
Dải dưới = Dải giữa — 2 * ơ
2(ổiá đóng cửaj — giá trung bình)2
ơ = V_ _________________ _
20

Vùng giới hạn giữa giải trên và dải dưới được biết đến như một “đường bao”

hay phạm vi hoạt động của phần lớn các đường giá, cung cấp ranh giới cho những
đỉnh và đáy mới. Khoảng cách giữa hai dải thay đồi dựa vào mức độ biến động của
giá. Trong các giai đoạn giá biến động mạnh, các dải mở rộng báo hiệu xu hướng

6


sè mạnh hơn nữa. Cịn trong giai đoạn giá ít biên động, các dải thu hẹp báo hiệu xu
hướng hiện tại vẫn tiếp tục.

BBs được xem là công cụ hiệu quả để phân tích sự biến động về giá cả so với
các cơng cụ khác như chỉ báo trung bình động hội tụ phân kỳ (Moving Average

Convergence
Divergence- MACD), các mô hình sóng... BBs đưa ra những tín hiệu về biến động
của thị trường (thị trường sẽ biển động theo xu hướng hay tích luỹ), và cho phép


dự đốn xu hướng và các đảo ngược tiềm năng có thề xảy ra của giá... Cụ thể

nhận định dựa vào BBs như sau:

Thứ nhất, BBs cho phép xác định xu hướng biến động của thị trường hay dự

báo giá. Nếu dải trên và dải dưới gần nhau, thị trường sẽ ít biến động. Nếu dải trên
và dưới mờ rộng xa nhau, thị trường sẽ biến động mạnh. Nếu 2 dải đi gần như

song song trong một thời gian dài, thị trường có khả năng sideways trong 1 kênh
giá. Kết hợp với biến động giá, nếu biến động giá suy yếu và các dải thu hẹp tối đa
thường dẫn đến thay đối mạnh của giá sau đó

Thứ hai, khi giá đi trong dãy BBs xoay quanh đường MA20, nhà đầu tư nên
mua khi giá di chuyến ra khởi dải trên và sau đỏ đóng cửa trong dải BBs. Ngược

lại nhà đầu tư nên bán khi giá di chuyển ra khỏi dài dưới và sau đó đóng cửa trong

dải BBs.

Thứ ba, khi giá vượt dải trên hoặc dưới, giá sẽ bức khỏi BBs theo xu hướng
tăng thì nên giao dịch ở nửa trên của BBs (giữa dải trên và đường SMA20). Ngược

lại, khi giá muốn bức khởi BBs theo xu hướng giảm thì sẽ ln giao dịch ở nửa
dưới của BBs (giữa dải dưới và đường SMA20).
Thông thường, đề đạt được hiệu quả cao trong đầu tư, các nhà đầu tư thường

kết hợp BBs với các chỉ số khác như mơ hình đảo chiều, hay chỉ số sức mạnh

tương quan (RSI - Relative Strenghth Index) hay đường trung bình hội tụ/phân kỳ

(MACD).

7


1.1.2. Các nghiên cứu vê Bollinger Bands
Bên cạnh phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật cũng thu hút sự quan tâm của các

nhà nghiên cứu, tuy không nhiều. Phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào làm
rõ lợi ích hay tính hiệu quả cùa phân tích kỹ thuật trong quá trình thực hiện giao
dịch. Một số nghiên cứu tập trung vào thị trường hàng hoá như Miffre và Rallis

(2007), Shen và cộng sự (2007), Marshall và cộng sự (2008), Szakmary và cộng sự
(2010)... Cụ thể, Miffre và Rallis (2007) đã kiểm định chiến lược ngược xu thế

(Contrarian strategies^ và chiến lược thuận xu thế (Momentum strategies )2vằo thị
trường hàng hoá Mỹ. Kết quả cho thấy, chiến lược ngược xu thế là kém hiệu quả
trong khi đó chiến lược thuận xu thế có thể mang lại lợi nhuận lên tới 12 tháng

cho nhà đầu tư. Shen và cộng sự (2007) so sánh hiệu quả của chiến lược thuận xu
thế giữa thị trường hàng hoá và thị trường cố phiếu và cho thấy lợi nhuận thuận xu
thế thu được từ thị trường hàng hoá cao hơn rất nhiều so với việc giao dịch cổ

phiếu. Trái ngược với quan điểm cho rằng phân tích kỹ thuật có nhiều ưu điểm
vượt trội khi áp dụng vào thị trường hàng hoá - nơi chi phí giao dịch rất thấp,

Marshal và cộng sự (2008) đã thực hiện kiểm định cho tất cả 15 hợp đồng tương
lai hàng hoá và đi đến kết luận rằng lợi nhuận thu được khơng thể cao hơn lợi

nhuận kì vọng bời lý do xuất hiện các hiện tượng ngẫu nhiên trên thị trường. Cũng


nghiên cứu về thị trường hàng hoá, nhưng Fuertes và cộng sự (2010) đã kết hợp

các tín hiệu giao dịch thuận chiều và tín hiệu giao dịch cấu trúc kỳ hạn (Term

structure trading signals) vào thị trường tương lai hàng hoá. Kết quả kiểm định
cho thấy cả hai công cụ này đều rất tốt. Trong khi đó, Szkmary và cộng sự (2010)
lại cho rằng các chiến lược đầu tư theo xu hướng thuần tuý nói chung có nhiều

điểm vượt trội hơn chiến lược đầu tư theo xu thế.
về BBs, tuy là một công cụ được ưa chuộng rộng rãi bởi các nhà giao dịch
trên thị trường nhưng các nghiên cứu mang tính chất học thuật về cơng cụ này cịn

rất ít (Lubnau và Todorova, 2015). Lento và cộng sự (2007) đà sử dụng dữ liệu là
các chỉ số chứng khoán và thị trường ngoại hối để chứng minh rằng BBs không
cho phép tạo ra lợi nhuận lớn hơn chiến lược giao dịch mua và giữ (Buy-and-Hoỉd

8


trading strategy). Tương tự, Leung và Chong (2003) cũng cho răng BBs kém hiệu
quả hơn đường trung bình động.

Ngược lại, Lubnau và Todorova (2015) đã kiểm định tính hiệu quả cùa việc
áp dụng các công cụ kĩ thuật vào giao dịch tương lai các mặt hàng dầu thơ, khí tự

nhiên, xăng và dầu sưởi ấm. Riêng BBs được kiểm định như là tín hiệu mua và bán
trong giao dịch. Kết quả cho thấy tín hiệu mua vào được phát hiện từ BBs khơng

rõ nét nhưng có xuất hiện với số lượng không nhiều, từ 5 cho tới 70 giao dịch

trong thời gian nghiên cún là 5 năm. Ngoài ra, quy tắc sử dụng tín hiệu của đường
trung bình động 20 ngày mang lại tín hiệu tốt nhất, số lượng giao dịch trở nên ít
hơn đối với các đường trung bình động dài hạn, trong khi thời gian giữ cho mỗi

giao dịch trở nên dài hơn.
Ni và cộng sự (2019) sử dụng dữ liệu của các cổ phiếu cấu thành chỉ số

Taiwan 50 để xem xét liệu nhà đầu tư có thể sử dụng cơng cụ BBs như là tín hiệu

để mua/bán nhằm thu được lợi nhuận từ thị trường hay khơng. Kết quả cho thấy
cơng cụ BBs là hồn tồn hiệu quả, theo đó nhà đầu tư có thể mua vào khi giá cổ

phiếu chạm dải BB thấp hoặc dải BB cao. Hơn nữa, nhà đầu tư có thể sử dụng
chiến lược thuận xu thế (Momentumstrategies) thay vì chiến lược ngược xu thế

(Contrarian strategies) khi giá chạm ngưỡng dải BB cao.
Như vậy, mặc dù BBs được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư trên thị trường
nhưng các nghiên cứu về BBs cịn rất ít và các kết quả nghiên cứu về tính hiệu quả
khi áp dụng BBs để đưa ra các dự báo về giá, các quyết định bán hay quyết định

mua còn khác nhau giữa các thị trường. Điều này thơi thúc nhóm tác giả nghiên
cứu về tính hiệu quả của BBs khi áp dụng vào giao dịch tương lai của các mặt

hàng nông sản tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, chủ đề về dải Bollinger Bands cũng thu hút sự quan tâm của
nhiều chuyên gia thực tiễn và các nhà nghiên cứu.
Bài Viết về “Thị trường phái sinh hàng hóa thế giới và Việt Nam” cũng đưa
ra được tác giản TS Đinh Xuân Cường - Đại học kinh tế- Đại học Quốc Gia nhận
định về xu hướng thị trường hàng hóa phái sinh trên thế giới và Việt Nam.


9


Tác giả Steven B. Achelis đã viêt cuôn sách “ Phân tích kĩ thuật từ A đên Z”,

NXB Thơng tấn đã xuất bản tại Việt Nam vào năm 2013. Cuốn sách viết về các

cơng cụ Phân tích kỹ thuật trên thị truờng tài chính. Cơng cụ Bollinger Bands được
viết trong cuốn sách này cũng đưa ra các nhận định về xu hướng biến động giá của
thị trường theo sự dịch chuyển của dải Bolinger Band.
Trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, số 3

(2017) 74-83, tác giả Nguyễn Thị Nhung có nghiên cứu về trường hợp giao dịch
kỳ hạn Cà Phê - Sở Giao Dịch hàng hóa Việt Nam (2017), căn cứ vào thị trường

cũng như xu hướng của tương lai. Tác giả đà đưa ra những thực trạng ,ưu điểm và

hạn chế trên thị trường Cà Phê.

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung qua nghiên cứu, rà sốt các tài liệu có liên quan, có thể nhận thấy

rằng hiện nay hầu như chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về ứng dụng công

cụ Bollinger Band vào trong việc dự báo giá của các mặt hàng nông sản phái sinh.
Do vậy, học viên quyết định lựa chọn đề tài “ Dự báo giá bằng công cụ Bollinger

Bands: Trường hợp thị trường tương lai hàng hóa nơng sản” làm đề tài luận
văn của mình.


1.2

Cơ sớ lý luận về ứng dụng công cụ Bollinger Band trong dự báo giá

tương lai hàng hố

1.2.1

Phân tích kỹ thuật
Có nhiều cách hiểu về phân tích kĩ thuật, nhưng hiểu đơn giản thì phân tích kĩ

thuật là việc nghiên cứu giá, với công cụ cơ bản là biểu đồ, nhằm nâng cao hiệu
quả của hoạt động đầu tư. Nguồn gốc của phân tích kĩ thuật hiện đại xuất phát từ
Lý thuyết Dow do Charles Dow phát triền vào khoảng năm 1900. William Peter

Hamilton là người thực sự mang lại sức sống cho những nghiên cúu của Dow bằng

việc tiếp tục nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “The Stock Market Barometer”
(Phong vũ biểu thị trường chứng khoán) vào năm 1922. Suốt những năm 1920 và

1930, Richard w. Schabacker là người đà đi sâu vào những nghiên cứu của Dow

10


và Hamilton, và chính Schabacker là người đà đqa ra khái niệm đâu tiên vê Phân

tích kỹ thuật. Ơng chỉ ra rằng những dấu hiệu mà lý thuyết Dow đưa ra được với
chỉ số binh quân thị trường vẫn giữ nguyên giá trị quan trọng khi áp dụng vào đồ
thị của từng mã giao dịch . Điều này được ông thế hiện và chứng minh trong cuốn


sách của mình: “Stock Market Theory and Practice, Technical Market Analysis
and Stock Market Profit”. Như vậy những cơ sở đầu tiên của Phân tích kỹ thuật đã
xuất hiện từ trong lý thuyết Dow, như ng phải đến Schabacker - ngqời cha của

Phân tích kỹ thuật hiện đại tiếp đó là Edward và Magee với “Technical Analysis of

Stock Trend” và ngày nay là John Murphy, Jack Schwager, Martin Pring, ... thì

“Phân tích kỹ thuật ” mới đqợc nâng cao, tổng kết thành một hệ thống lý luận
quan trọng trong phân tích đầu tư trên thị trường hàng hóa nói riêng và thị trường

tài chính nói chung.
Trong “Technical Analysis of stock trend”, hai tác giả Edward và Magee đã

đưa ra 4 điểm căn bản sau về Phân tích kỹ thuật: Giá trị thị trường cùa một tài sản
tại một thời điểm được xác định duy nhất thông qua tác động qua lại giữa cung và

cầu.Cung và cầu ờ bất kì thời điểm nào đều chịu ảnh hưởng bời hàng trăm yếu tố,
một số là ảnh hưởng hợp lý, cịn hầu như là phi lý. Thơng tin, ý kiến, tâm lý, dự
đốn (có thể đúng, có thể sai) về tương lai kết hợp với những yếu tố cần thiết khác
để tạo thành sự cân bằng chung của tồn thị trường. Khơng một cá nhân nào có thể

nắm lấy và định lượng những điều này mà thị trường sẽ tự thực hiện.BỎ qua những

dao động nhỏ thì giá nhìn chung sẽ vận động theo những xu thế giá chung của thị
trường, những xu thế này là ốn định trong một khoảng thời gian tương đối
dài.Những thay đổi trong xu thế thị trường thể hiện qua sự dịch chuyển của điểm

cân bằng cung cầu dù là vi bất kỉ nguyên nhân nào đều có thể xác định sớm hơn

hoặc muộn hơn thời điểm thị trường biến động.

Phân tích kĩ thuật gần như hồn tồn dựa trên phân tích giá và khối lượng

giao dịch. Các thông số giá và khối lượng giao dịch của hàng hóa được giải thích
như sau:

Giá mở cửa: là mức giá của giao dịch đầu tiên trong kì (ví dụ: giao dịch đầu

II


tiên cùa ngày). Khi phân tích dữ liệu hàng ngày, giá mở cửa có vai trị đặc biệt
quan trọng vì đây là giá đã được các bên liên quan đồng thuận.

Giá cao nhất: là mức giá cao nhất của hàng hóa trong kì. Đây là mức giá có

nhiều ngoỊỜi bán hơn người mua, tức là ln có nhiều người sẵnsàng bán với giá

cao hơn nhưng mức này là mức cao nhất mà người mua sẵnsàng mua vào.

Giá thấp nhất: là mức giá thấp nhất của hàng hóa trong kì. Đây là mức giá
có nhiều người mua hơn người bán, tức là ln có nhiều người sẵn sàng mua với

giá thấp hơn nhưng mức này là mức thấp nhất mà người bán sẵn sàng bán ra.

Giá đóng cửa: là giá khớp cuối cùng của hàng hóa trong kỉ. Giá đóng cửa

mang rất nhiều ý nghĩa và được sử dụng phô biến nhất trong phân tích kĩ thuật.
Mối liên quan giữa giá mở cửa và giá đóng cửa được hầu hết các chuyên viên phân


tích kĩ thuật coi trọng.
Khối lượng giao dịch: là số lượng hàng hóa (hay hợp đồng) được giao dịch trong ki.
Dựa vào các thông số giá, các nhà phân tích kì thuật lựa chọn loại đồ thị thích
hợp để nghiên cứu biến động của hàng hóa đó. Có nhiều loại đồ thị khác nhau,
trongđó thường được dùng nhất là đồ thị dạng đường, đồ thị dạng thanh, đồ thị
hình nến, đồ thị điểm và hình.

Đồ thị dạng đường (Line charts)

Đồ thị dạng đường được tạo thành bằng cách kẻ các đường nối giá của hàng
hóa tại các mốc thời gian giao dịch. Ưu điểm của đồ thị dạng đường chính là sự
đơn giản, qua đó cho chúng ta cái nhìn thơng suốt và dề hiểu về giá hàng hóa. Tuy

nhiên hiện nay do khoa học kĩ thuật phát triển, diễn biến của thị trường hàng hóa
phái sinh ngày càng phức tạp nên loại đồ thị này ngày càng ít được sử dụng, nhất
là trên các thị trường hàng hóa phái sinh hiện đại vi ở đây thường có diễn biến khá

phức tạp, mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch khá cao. Đồ thị dạng

đường chủ yếu được sử dụng trên các thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt

động trong thời gian ngắn, khớp lệnh theo phương pháp khớp lệnh định kì theo
từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên.

12


Hình 1.1. Đơ thị dạng đường của sản phâm hàng hóa lúa mỳ tù' 07/2017 đên


12/2020
y

Ngụơn: https ://vn. investing.com

Đơ thị dạng thanh (bar charts)

Hình. 1.2. Đơ thị dạng thanh của hợp đông tương lai Băc Hoa Kỳ từ 06/2017
đến 12/2020
Nguồn:
Ưu điểm của đồ thị dạng thanh đó là thể hiện được thông tin chi tiết hơn so

với đồ thị dạng đường. Trong mỗi phiên giao dịch, khoảng giá giao dịch được biếu
diễn bằng một thanh thẳng đứng với một dấu gạch ngang bên phải ứng với giá đỏng

13


cửa và một dâu gạch ngang bên trái ứng với giá mở cửa, hai đâu của thanh thê hiện

mức giá thấp nhất và cao nhất (Hình 1.3).

Đồ thị hình nến (candlestick charts)

Cao

Đóng cìpa

Mỡ cửa --------


Thấp

Hình 1.3. Một thanh ứng với một phiên giao dịch

Hình 1,4.Đồ thị hình nến về Hợp đồng tương lai Đậu tương tù’ 7/2017 đến
12/2020
(Nguồn: )

14


Đơ thị hình nên có ngn gơc từ Nhật Bản, so với đô thị dạng đường và đô

thị dạng thanh thì nó thề hiện chi tiết nhất chuyển động của thị trường phái sinh
hàng hóa. Đồ thị hình nến tương tự như đồ thị dạng thanh, nhưng ngoài việc thể
hiện giá mở cửa, giá cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa thì đồ thị hình nến cịn

sử dụng màu sắc khác nhau cho biết giá mở cửa cao hơn hay thấp hơn giá đóng

Hình 1.5. Mơi cây nên ứng với một phiên giao dịch
Nguồn: h ttps ://coph ỉeux. com
Trong đồ thị hình nến, phần chính giữa (phần được tơ màu) được gọi là
phần thân, hai đường thẳng nhỏ phía trên được gọi là “cái bấc nến”. Dạng đồ thị
này có thể phản ánh rõ nét nhất sự biến động của giá hàng hóa .

Đồ thị điểm và hình (point and figure chart)
Khác với các loại đồ thị trên, đồ thị điểm và hình chỉ dựa trên sự thay đổi
của giá cả, trục thời gian trên đồ thị mở rộng khơng đồng đều. Ưu điểm của nó
chính là sự đơn giản, biến động giá ít hay khơng biến động được xem như


khơng thích hợp và khơng được thể hiện, chỉ có những biến động giá vượt
ngưỡng quy định mới được ghi nhận. Điều này sẽ giúp ta tập trung vàobiến

động giá và giúp cho việc xác định mức hỗ trợ, mức kháng cự, điểm xuyên phá
và điểm phá vỡ dễ dàng hơn.

15


ZL

5

th

1D

1W

-

Ố**



xồ

.ĩáíl

*


0 HỢp đồng Tương lai Dâu Đậu nành Hoa Kỳ. M, (CFD), PnF [ATRÍ14), 1.64. 3]

1981

1974

1990

2004

2016

2021

**
**

□ ’
c

On/a Hn/a Ln/a Cn/a

2022

2023

• Market Closed •72 00

2024


2025

2026

2027

Hình 1.6. Đơ thị điêm và hình của họp đông tưong lai dâu đậu nành Hoa Kỳ từ
tháng 07/2017 đến 12/2020
Nguồn: https ://vn. investing, com

1.2.2

Tắng quan vê hợp đồng tương lai hàng hoá

1.2.1.1 Khái niệm và vai trị của hợp đồng tương lai hàng hố
Hợp đồng tương lai (Futures Contract) là một thỏa thuận đế mua hoặc bán một

lượng hàng hóa hay cơng cụ tài chính đà được tiêu chuẩn hóa về chất lượng và số
lượng tại một ngày được xác định trước trong tương lai. Những thông số của họp

đồng tương lai được Sàn Giao dịch hàng hóa đưa ra chi tiết thơng qua một bản đặc

tà hợp dồng.

Họp đồng tương lai hàng hóa là một loại họp đồng tương lai có loại tài sàn sản
cơ sờ là hàng hóa. Trong đó, hàng hóa được phân loại theo những nhóm hàng hóa
cơ bản như:



Nhóm nơng sán: gồm những sản phẩm như lúa mì, ngơ, đậu tương, dầu

đậu tương, khơ đậu tương


Nhóm ngun liệu: gồm đường, cao su, bơng sợi, cà phê Arabica, cà phê

Robusta



Nhóm kim loai: bao gôm kim loại công nghiệp như nhôm, đông, thép, ...



Nhóm năng lượng: như khí đốt,

dầu thơ, ...

Vai trị của hợp đồng tương lai hàng hóa

16


×