Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ IOT TRONG VIỆC QUẢN LÝ,GIÁM sát PHƯƠNG TIỆN THỦY nội địa tại TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

DANH THỊ DIỄM PHƯƠNG

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ IOT TRONG VIỆC QUẢN
LÝ,GIÁM SÁT PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA TẠI TỈNH
KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

ĐÀ NẴNG, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

DANH THỊ DIỄM PHƯƠNG

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ IOT TRONG VIỆC QUẢN LÝ,
GIÁM SÁT PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
TẠI TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: khoa học máy tính
Mã số: 8480101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ ĐẮC BÌNH

ĐÀ NẴNG, 2021



3

LỜI CẢM ƠN
Để đề tài Luận văn thạc sỹ này hồn thành, cho tơi được bày tỏ lịng
biết ơn sâu sắc và chân thành đến giáo viên hướng dẫn Tiến sĩ Hà Đắc Bình,
người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu
khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hồn thành Luận văn này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đến tồn thể thầy giáo, cơ giáo của
khoa Sau Đại học trường Đại học Duy Tân; các thầy, cơ trực tiếp giảng dạy
đã nhiệt tình giúp đỡ, trang bị những kiến thức quý báu, bở ích và tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đờng nghiệp và tồn thể các anh, chị
học viên lớp cao học Khoa học máy tính khố 20 và 21 Kiên Giang đã luôn
cổ vũ, động viên, giúp đỡ, khuyến khích tơi trong q trình học tập và nghiên
cứu thực hiện luận văn này.
Do có nhiều hạn chế về thời gian và kiến thức nên luận văn khơng tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của quý thầy/cơ và các bạn cùng quan tâm.
Cuối cùng em xin gửi lời chúc sức khỏe và thành đạt đến tất cả quý
thầy/cô, quý đờng nghiệp cùng tồn thể gia đình và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà nẵng, ngày tháng năm 2021
Học viên

Danh Thị Diễm Phương


4


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với
các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn
đã được chỉ rõ ng̀n gốc.
Học viên

Danh Thị Diễm Phương


5

MỤC LỤC


6

DANH MỤC HÌNH VE
Số hiệu
hình vẽ
1.1
1.2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7

2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

Tên hình vẽ

Trang

Mơ hình của IoT
Các lĩnh vực ứng dụng IoT
Sơ đồ khối tổng thể hệ thống
Thiết bị định vị GPS CJ720
Huớng dẫn tháo lắp thiết bị
Ắc quy GS GTZ5S
Sơ đồ hoạt động của thiết bị định vị GPS
Hệ thống Google maps API

Sơ đồ cấu trúc website
Sơ đồ quan hệ giữa các bảng
Giao diện cơ sở dữ liệu bảng “Phương tiện”
Giao diện cơ sở dữ liệu bảng “Nhóm/loại phương tiện”
Giao diện cơ sở dữ liệu bảng “Vị trí”
Giao diện đăng nhập hệ thống
Giao diện với tính năng sửa/bở sung/xóa thơng tin
phương tiện
Giao diện tạo mới phương tiện hoạt đợng
Giao diện thêm nhóm phương tiện
Giao diện giám sát định vị phương tiện hoạt động
Giao diện đăng nhập CSDL hệ thống
Giao diện chỉnh sửa, cập nhật nhóm phương tiện
Giao diện thêm mới phương tiện Superdong IX
Giao diện thêm mới phương tiện Superdong X
Giao diện tất cả danh sách người quản trị hệ thống
Giao diện thêm mới người quản trị hệ thống
Tín hiệu truyền về hệ thống của Superdong IX
Tín hiệu truyền về hệ thống của Superdong X

17
26
35
36
38
39
41
44
44
47

48
48
49
50
51
51
52
52
54
55
55
56
56
57
67
68


7

MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà mọi thứ đều đang được cải tiến
để "thơng minh hóa" để phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của con người. Giao
thông cũng vậy, trước những vấn nạn giao thông hiện có thì sự ra đời của mợt
hệ thống giao thông thông minh là điều vô cùng cần thiết. Vậy, chúng ta hiểu
gì về mợt trong những cơng nghệ được ứng dụng trong hệ thống giao thơng
thơng minh hay cịn được gọi là ITS (lntelligent Transport System)? Vì thế,
trong luận văn này tác giả sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về những cơng nghệ đó.
Hệ thống giao thơng thơng minh là việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ

bao gồm các thiết bị cảm biến, điều khiển, điện tử, tin học và viễn thông với
cơ sở hạ tầng giao thông để điều hành và quản lý hệ thống giao thông vận tải
mợt cách hiệu quả, đảm bảo an tồn giao thơng, giảm thời gian và chi phí đi
lại, bảo vệ mơi trường...
Hệ thống giao thông thông minh hiện nay đã phát triển rộng rãi tại các
quốc gia trên thế giới. Hàn Quốc, Singapore là những điển hình cho việc ứng
dụng cơng nghệ hiện đại vào hệ thống mạng lưới giao thông. Có thể nói Hàn
Quốc và Singapore là những quốc gia có hệ thống giao thơng cơng cợng ưu
việt và hoạt động hiệu quả nhất thế giới với hai phương tiện di chuyển chính
là tàu điện ngầm và xe buýt. Hệ thống thanh tốn đa dạng, khách hàng có thể
mua thẻ trả trước hàng tháng hoặc có thể trả tiền cho từng chặng với giá rẻ.
Nếu ở Hàn Quốc người dân có thể thuận tiện khi sử dụng thẻ T-money thì ở
Singapore thẻ EZ-Link là phương thức thanh tốn thơng dụng. Người dân
tham gia giao thông công cộng được hỗ trợ với giá rẻ giúp tiết kiệm khá nhiều
chi phí.


8

Tại Singapore, tuy hệ thống ITS được xây dựng từ những năm 1980
nhưng đến nay chúng vẫn vận hành tốt bởi lẽ hệ thống này đến nay đã liên tục
được đầu tư, nâng cấp. Các trung tâm ITS được đầu tư với cơng nghệ thu thập
dữ liệu hiện đại, có thể phân tích, xử lí mợt lượng lớn dữ liệu. Ngồi ra cịn có
hệ thống tư vấn và giám sát đường cao tốc thơng minh. Theo đó hệ thống này
có thể nhanh chóng phát hiện sự cố và phát tín hiệu đến các cơ quan một cách
kịp thời. Theo Wall Street Journal, chính phủ Singapore đang triển khai lắp
đặt thiết bị truyền dữ liệu qua vệ tinh trên các xe hơi, từ đó thu thập thơng tin
lưu thơng của các xe để tiến hành một số ứng dụng điều hành tự đợng. Cụ thể,
phí lưu thơng đường bợ và phí đỗ xe tại các điểm đỗ công cộng sẽ được tính
trực tuyến dựa trên tín hiệu định vị vệ tinh (GPS). Thơng tin cũng được dùng

để kiểm sốt ùn tắc, điều khiển và phân làn giao thông, giúp các lái xe tiết
kiệm thời gian, quãng đường, và được tư vấn lợ trình tốt hơn [11].
Tại Hàn Quốc người dân sử dụng hệ thống TOPIS, hệ thống này giúp
cho người dân có thể kiểm tra tình trạng giao thơng hiện tại, vị trí tắc đường,
vị trí các bãi đỗ xe gần đó hay những tai nạn khẩn cấp,… Trang web này cũng
cung cấp thông tin về các tuyến xe buýt, tàu điện ngầm và xe đạp cùng bản đồ
trực quan dành cho người tham gia giao thông. Hệ thống giao thông tại Seoul
được tính tốn và xây dựng phù hợp làm cho việc lưu thông của người dân trở
nên dễ dàng. ITS được ứng dụng trong mọi loại hình giao thơng ở Hàn Quốc.
Hệ thống vận hành và thông tin giao thông Seoul TOPIS cung cấp đầy đủ dữ
liệu từ các ng̀n khác nhau: dịch vụ quản lí xe buýt, hệ thống thẻ giao thông
công cộng, hệ thống thu vé tự đợng, hệ thống phát thanh và truyền hình giao
thơng,… Bên cạnh đó Seoul cịn có những ứng dụng tiện lợi trên điện thoại
giúp người dùng có thể biết thời gian tàu, xe đến hay vị trí các trạm buýt, ga
tàu gần nhất [10].


9

Tại Việt Nam, Chính phủ đang đẩy nhanh việc xây dựng chính phủ điện
tử, các Bợ, Ban, Ngành cũng đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào ngành mình, trong đó có ngành Giao thơng vận tải, đặc biệt là ngành
Giao thông vận tải đường thủy nội địa của cả nuớc nói chung, tại tỉnh Kiên
Giang nói riêng đang ở mức báo đợng. Vì thế cơng nghệ IoT ở nước ta khơng
cịn là điều xa lạ nữa.
Kiên Giang là mợt tỉnh có thế mạnh về Giao thơng đường thủy, nhưng
công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này trong thời gian qua chưa
được coi trọng. Ðẩy mạnh công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện là một
trong những cách làm mà tỉnh đang thực hiện nhằm hạn chế những nguy cơ
tai nạn giao thông tiềm ẩn có thể xảy ra [9].

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 2.700 km sông, kênh, rạch đang được khai
thác để vận tải đường thủy với 123 tuyến. Có 35 đơn vị đăng ký kinh doanh
vận tải hành khách đường thủy, với 291 phương tiện, tương đương 11.700
ghế. Mỗi năm, các tuyến Giao thông đường thủy vận chuyển khoảng 7,8 triệu
lượt hành khách và khoảng 3,8 triệu tấn hàng hóa, chiếm 71% lượng hàng hóa
lưu thơng trên địa bàn. Hệ thống vận tải đường thủy nội địa ở Kiên Giang đã
và đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh và là tuyến giao
thông chủ yếu ở nhiều vùng nông thôn trong tỉnh. Thế nhưng, điều lo ngại
hiện nay là ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường thủy nợi địa của
người dân cịn thấp, cợng với cơng tác quản lý Nhà nước của các cơ quan
chức năng cịn bị xem nhẹ, thậm chí các ngành chức năng cịn khơng giám
sát, theo dõi, bỏ mặc cho các phương tiện tự do hoạt động [9].
Xuất phát từ những kinh nghiệm triển khai hệ thống quản lý Giao thông
thông minh tại các nước Hàn Quốc, Singapore. Đặc biệt, trong những năm
gần đây mơ hình Internet of Things (IoT) là mợt mơ hình nghiên cứu đang nởi
lên. Theo Kevin Ashton đã xác định IoT là “mợt cách chuẩn hố cho máy tính


10

để hiểu thế giới thực”. Với tính năng chính là tạo ra môi trường thông minh
cùng với sự đáp ứng nhanh để hỗ trợ việc ra quyết định hay hành đợng của
con người. Từ đó, bản thân nhận thấy ứng dụng cơng nghệ IoT có thể góp
phần giải quyết được tình trạng nêu trên . Do đó, tơi chọn đề tài “Ứng dụng
công nghệ IoT trong quản lý, giám sát phương tiện thủy nội địa tại tỉnh
Kiên Giang” để tìm hiểu, nghiên cứu trong luận văn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát phương tiện thủy nội địa bằng
công nghệ IoT dựa trên những chức năng và nhiệm vụ, cụ thể như sau:
- Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát nhanh chóng đối với những

phương tiện chở khách hoạt động tuyến cố định từ bờ ra các đảo, quanh đảo
và ngược lại tại cảng Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang;
- Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản lý, điều hành;
- Chủ động tham mưu lãnh đạo cấp trên áp dụng hệ thống quản lý, giám
sát rợng rãi trong phạm vi tồn đơn vị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Công nghệ IoT “Internet of Things” và các khái niệm liên quan;
- Cơ sở dữ liệu (thông tin của phương tiện: số đăng ký, đăng kiểm...
được cấp thẩm quyền phê duyệt);
- Quản lý, giám sát một số thơng tin của phương tiện: tốc đợ di chuyển;
vị trí đang hoạt đợng (kinh đợ, vĩ đợ); đợ cao sóng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Mơ hình hệ thống quản lý, giám sát đối với các phương tiện thủy nội địa
chở khách đăng ký hoạt động tuyến cố định từ bờ ra các đảo, quanh đảo và
ngược lại tại cảng Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang (Rạch Giá – Hòn Tre, Rạch Giá
– Hòn Sơn).


11

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tài liệu: nghiên cứu các tài liệu liên quan cập nhật những
thông tin liên quan đến đề tài.
- Phương pháp lý thuyết được sử dụng để tính tốn thiết kế hệ thống.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thử nghiệm ứng dụng vào hệ
thống.
- Phương pháp phân tích: phân tích và đánh giá dữ liệu.
5. Bố cục của đề tài
Được chia làm 3 chương

Chương 1: Tổng quan về hệ thống quản lý, giám sát phương tiện thủy
nội địa
Trong chương này, tác giả sẽ giới thiệu tổng quan về công tác quản lý,
giám sát phương tiện thủy nội địa, ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý,
giám sát phương tiện cũng như hoạt động của một số hệ thống IoT trong thực
tế. Đây là cơ sở cần thiết để chúng ta có thể đi vào thiết kế một hệ thống quản
lý, giám sát đối với tất cả phương tiện đang hoạt động.
Chương 2: Thiết kế hệ thống quản lý, giám sát phương tiện thủy nội
địa tại tỉnh Kiên Giang
Trong chương này, tác giả sẽ sử dụng những kiến thức, cũng như cập
nhật các cơ sở dữ liệu để xây dựng hệ thống quản lý, giám sát đối với phương
tiện và thiết kế phần cứng đáp ứng được yêu cầu của hệ thống.
Chương 3: Thử nghiệm và đánh giá
Trong chương này, trên cơ sở nghiên cứu cơ bản về IoT, một số thiết bị
cảm biến thơng dụng, tác giả xây dựng mợt chương trình thực nghiệm (trên
thiết bị thật) để quản lý, giám sát các thơng số của phương tiện: tốc đợ di
chuyển; vị trí đang hoạt đợng (kinh đợ, vĩ đợ); đợ cao sóng biển. Sau đó, tiến
hành chạy thử nghiệm chương trình, đánh giá các kết quả đạt được và so sánh
với mục tiêu, yêu cầu đặt ra đối với luận văn.


12

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ, GIÁM SÁT
PHƯƠNG TIỆN THỦY TẠI TỈNH KIÊN GIANG
Quản lý đóng vai trị quan trọng trong mọi chế đợ xã hợi và mọi lĩnh
vực ngành nghề, quản lý bao trùm lên toàn bộ hoạt động của xã hội. Quản
lý một cách khoa học sẽ đem lại những lợi ích vơ cùng to lớn. Quản lý có
nguyên tắc và phương pháp chung nhất song đi sâu vào từng ngành nghề,
từng lĩnh vực chúng có những đặc thù riêng. Chính vì vậy, mọi ngành

nghề, mọi lĩnh vực đều phải nghiên cứu để tìm ra cách thức, phương pháp
quản lý khoa học nhất đối với ngành nghề, lĩnh vực của mình.
Tại tỉnh Kiên Giang đã được phê duyệt chủ trương cho Quy hoạch
chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa tỉnh Kiên
Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 (theo Quyết định số
2834/QĐ-UBND ngày 13/12/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên
Giang).
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, GIÁM SÁT PHƯƠNG
TIỆN THỦY NỘI ĐỊA TẠI TỈNH KIÊN GIANG
Công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành Giao thông vận tải đường
thủy nội địa tại tỉnh Kiên Giang được đơn vị Cảng vụ đường thủy nội địa trực
thuộc Sở Giao thông vận tải quản lý, giám sát và chỉ đạo điều hành đúng theo
chức năng, nhiệm vụ đảm bảo an tồn trật tự giao thơng đường thủy nội địa
đối với các phương tiện thủy nội địa ra, vào tại các cảng, bến thủy nợi địa và
phịng ngừa ô nhiễm môi trường.
Vận tải hành khách trên các tuyến từ bờ ra các đảo, quanh đảo và
ngược lại tại tỉnh Kiên Giang đang ngày càng phát triển vượt kế hoạch. Hiện
nay có 15 đơn vị kinh doanh vận tải đang hoạt động trên 5 tuyến vận tải thủy
từ bờ ra đảo, bao gồm Tuyến Rạch Giá - Phú Quốc; Hà Tiên - Phú Quốc;


13

Rạch Giá - Nam Du; Nam Du - Phú Quốc; Thở Châu - Phú Quốc (với 62
phương tiện, trong đó có 34 phương tiện cao tốc, 17 tàu phà chở được ơ tơ, 5
tàu sắt và 6 tàu gỗ). Ngồi ra, cịn có 80 phương tiện hoạt đợng đưa khách
tham quan du lịch quanh các đảo huyện Phú Quốc, Nam Du, Lại Sơn, Hòn
Tre; Hòn Phụ Tử, Ba Hòn Đầm… được Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cho
phép hoạt đợng theo biểu đờ bình thường đã đăng ký trên tất cả các tuyến
(không giới hạn số chuyến và số phương tiện hoạt đợng) [7].

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Minh Thành cho biết: Hoạt động
vận tải hành khách của tỉnh Kiên Giang rất năng đợng, có đợi tàu vận tải hành
khách lớn nhất cả nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong 5
năm qua, vận chuyển hành khách trên các tuyến từ bờ ra đảo tăng trung bình
từ 13- 15% mỗi năm. Nhu cầu hiện nay của Kiên Giang chủ yếu phục vụ cho
hành khách du lịch đi các đảo và hàng hố thơng thường [7].
Trong 09 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh Kiên Giang thu hút 20 dự án
đầu tư vào lĩnh vực du lịch, với tởng diện tích 337,28 ha, tởng vốn đầu tư
17.693,24 tỷ đờng. Trong đó, có 17 dự án đầu tư vào địa bàn huyện Phú
Quốc, ba dự án đầu tư vào thành phố Rạch Giá. Đến nay, toàn tỉnh Kiên
Giang có 320 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tởng diện tích 10.399 ha, tởng
vốn đầu tư 352.877 tỷ đồng. Riêng địa bàn huyện Phú Quốc có 276 dự án đầu
tư vào du lịch. Đối với hệ thống cảng biển tại Kiên Giang bao gồm 12 khu
bến: Khu bến Hịn Chơng, Bãi Nị, Bình Trị, Rạch Giá, Phú Quốc (gồm cảng
An Thới, Vịnh Đầm, Dương Đông, Mũi Đất Đỏ, Bãi Vịng, Đá Chờng, Nam
Du) [8].
Là tỉnh có thế mạnh về Giao thơng đường thủy, nhưng cơng tác quản lý
Nhà nước ở Kiên Giang trên lĩnh vực này thời gian qua chưa được coi trọng.
Ðẩy mạnh công tác quản lý, giám sát, điều hành phương tiện là một trong
những cách làm mà tỉnh đang thực hiện nhằm hạn chế những nguy cơ tai nạn


14

giao thơng tiềm ẩn có thể xảy ra. Tuy nhiên, công tác quản lý, điều hành hoạt
động đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh chủ yếu theo phương pháp truyền
thống. Theo đó, các bợ phận chun mơn trực tḥc thực hiện chức năng quản
lý, giám sát hoạt động của phương tiện thủy nội địa ra, vào cảng, bến thủy nợi
địa và phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường bằng hình thức tuần tra, báo cáo và xử
lý khi có sự việc xảy ra. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác

quản lý, giám sát phương tiện thủy vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu
phát triển về đường thủy và tạo sự chủ động trong việc giám sát, cảnh báo,
đặc biệt đối với công tác bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường thủy.
Quy trình quản lý, giám sát đối với phương tiện thủy được thực hiện
như sau: khi phương tiện ra, vào cảng, bến thuộc Cảng vụ quản lý, đại diện
bên phương tiện phải trực tiếp đến văn phòng của Cảng vụ để làm thủ tục và
sau đó đại diện bên Cảng vụ xuống phương tiện để kiểm tra thực tế cấp phép.
Điều này khiến mất nhiều thời gian đi lại của hai bên (Cảng vụ và phương
tiện) và đặc biệt là nguồn nhân sự để thực hiện việc kiểm tra thực tế. Tuy
nhiên, một vấn đề nan giải được đặt ra đó là Cảng vụ không thể quản lý, giám
sát một số thông tin của phương tiện khi đang hoạt động trên biển như: Tốc
đợ di chuyển, vị trí hiện tại…
Trước nhu cầu thực tế đó, để quản lý, giám sát được tất cả hoạt đợng
của phương tiện thủy nợi địa, thì địi hỏi đơn vị Cảng vụ phải ứng dụng được
công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn, cũng như ứng dụng bản đồ
điện tử và thiết bị định vị GPS giúp hỗ trợ cho công tác quản lý, giám sát
phương tiện đang hoạt đợng trên biển nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hiệu
quả, nhằm giảm thiểu được thời gian và nguồn nhân lực và nâng cao chất
lượng công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, góp phần bảo đảm an tồn giao thông
đường thủy nội địa.


15

Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động
quản lý, giám sát phương tiện thủy nội địa. Tuy nhiên, quản lý, giám sát là
yếu tố quan trọng nhất, bởi mợt mơ hình cơ cấu tở chức phù hợp và
phương pháp, cơ chế quản lý khoa học sẽ đem lại những lợi ích vơ cùng to
lớn; tiết kiệm chi phí và thời gian, tiết kiệm sức lao động, giảm thiểu
những hư hao vật chất, tăng năng suất lao động và tạo được hiệu quả cao

nhất trong cơng việc.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CƠNG NGHỆ IOT
1.2.1. Internet of Things (IoT) là gì
1.2.1.1. Internet of Everything (IoE)
Khái niệm về IoE nổi lên như một sự phát triển tự nhiên IoT và kết hợp
rộng với chiến thuật của Cisco System để thiết lập một miền thị trường mới.
IoE bao gồm 4 thành phần chính:
- Con người: sử dụng các thiết bị đầu cuối kết nối với Internet để chia
sẻ thông tin và các hoạt đợng của họ. Ví dụ chia sẻ thông tin trên các trang
mạng xã hội và hoạt động liên quan sức khoẻ...
- Vật: các cảm biến, các thiết bị vật lý và các vật khác tạo ra dữ liệu
haynhận thơng tin từ các ng̀n khác nhau. Ví dụ bộ điều chỉnh nhiệt độ và
thiết bị điện tử thơng minh.
- Dữ liệu: dữ liệu thơ được phân tích và xử lý thành thơng tin có ích để
đưa ra các quyết định thông minh và để điều khiển thiết bị. Ví dụ từ việc ghi
các thơng số về nhiệt đợ trong phịng thường xun, thực hiện chuyển đởi
thành số giờ nhiệt đợ cao trung bình trong ngày để ước lượng u cầu làm mát
phịng đó.
- Quy trình: tăng khả năng kết nối giữa dữ liệu, đồ vật và con người để
thêm giá trị. Ví dụ, việc sử dụng các thiết bị cân nặng thông minh và các trang


16

mạng xã hợi để quảng cáo việc chăm sóc sức khoẻ nhằm chào mời các khách
hàng.
IoE thiết lập hệ thống kết nối thiết bị đầu cuối này với thiết bị đầu cuối
khác bao hàm các công nghệ, xử lý, và mơ hình hố được sử dụng trên tất cả
các trường hợp sử dụng kết nối.
1.2.1.2. Internet of Things (IoT)

Ngay từ thời kỳ sơ khai của Internet, khi các nhà phát minh mong muốn
kết nối tất cả mọi thứ qua một mạng lưới đờng nhất để có thể điều khiển
chúng phục vụ cho mục đích của con người, đây được xem như mợt dạng biểu
hiện của IoT.
Theo định nghĩa của Nhóm các dự án nghiên cứu Châu Âu: “Things” là
các thành phần “tích cực” có mặt trong các lĩnh vực đời sống – xã hợi, ở đó
chúng có thể tương tác, liên lạc với nhau và với môi trường bằng sự trao đổi
dữ liệu và trao đổi thông tin cảm nhận được từ môi trường. Việc trao đổi,
tương tác và liên lạc với nhau có thể khơng cần sự can thiệp của con người.
Theo định nghĩa từ Wikipedia: Internet of Things (IoT) là một kịch
bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh
của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu
qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người
với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công
nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập
hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên
ngoài để thực hiện một cơng việc nào đó [12].
Như vậy có thể tạm hiểu, IoT là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với
nhau qua mạng Internet, người dùng (chủ) có thể kiểm sốt mọi đờ vật của
mình qua mạng mà chỉ bằng một thiết bị thông minh, chẳng hạn như
smartphone, tablet, PC hay một chiếc đồng hồ đeo tay thông minh.


17

1.2.2. Mơ hình của IoT
Bất kỳ mợt hệ thống IoT nào cũng được xây dựng lên từ sự kết hợp của
4 layer sau:
- Lớp ứng dụng (ApplicationLayer);
- Lớp Hỗ trợ dịch vụ và hỗ trợ ứng dụng (Service support and

application support layer);
- Lớp mạng (NetworkLayer);
- Lớp thiết bị (DeviceLayer);

Hình 1.1. Mơ hình của IoT
1.2.3. Thành phần của IoT
IoT có ba thành phần chính gờm: phần cứng, phần mềm trung gian giữa
máy khách và cơ sở dữ liệu, phần hiển thị.
Trong đó, phần cứng có thiết bị cảm biến (sensor), thiết bị truy nhập,
phần cứng về truyền thông; phần mềm trung gian thể hiện nhu cầu lưu trữ và
các công cụ tính tốn cho việc phân tích dữ liệu; phần hiển thị - các công cụ
trực quan, dễ hiểu và giải thích rõ ràng mà có thể được truy cập rợng rãi trên
các nền tảng khác nhau và có thể được thiết kế cho các ứng dụng khác nhau.


18

Kiến trúc IoT được đại diện cơ bản bởi 4 phần: Vạn vật (Things), Trạm
kết nối (Gateway), hạ tầng mạng và điện toán đám mây (Network and Cloud)
và các lớp tạo và cung cấp dịch vụ (Services – creation and Solution Layers).
- Vạn vật (Things) như đã định nghĩa ở 1.2.1.2.
- Trạm kết nối: mợt rào cản chính khi triển khai IoT đó là gần 85% các
vận dụng đã khơng được thiết kế để có thể kết nối với Internet và khơng thể
chia sẻ dữ liệu với điện tốn đám mây, để khắc phục vấn đề này, các trạm kết
nối sẽ đóng vai trị là mợt trung gian trực tiếp, cho phép các vật dụng đã có
này kết nối với điện tốn đám mây mợt cách bảo mật và dễ dàng quản lý.
- Hạ tầng mạng và điện toán đám mây: về cơ sở hạ tầng kết nối,
Internet là một hệ thống toàn cầu của nhiều mạng IP được kết nối với nhau và
liên kết với hệ thống máy tính, cơ sở hạ tầng mạng này bao gồm thiết bị định
tuyến, trạm kết nối, thiết bị tổng hợp, thiết bị lặp và nhiều thiết bị khác có thể

kiểm sốt lưu lượng dữ liệu lưu thông và cũng được kết nối đến mạng lưới
viễn thông và cáp được triển khai bởi các nhà cung cấp dịch vụ; trung tâm dữ
liệu/hạ tầng điện tốn đám mây: gờm mợt hệ thống lớn các máy chủ, hệ thống
lưu trữ và mạng ảo hoá được kết nối.
- Các lớp tạo và cung cấp dịch vụ: là các giao diện lập trình ứng dụng
cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay dùng, tuỳ vào hệ điều
hành khác nhau có những bợ giao diện này khác nhau.
1.2.4. Công nghệ mạng sử dụng trong IoT
Khi các thiết bị IoT kết nối mạng Internet vấn đề đặt ra sẽ lựa chọn
công nghệ mạng nào. Dưới đây đưa ra những ưu và nhược điểm của một số
cơng nghệ mạng tiêu biểu, từ đó các nhà phát triển IoT có cơ sở để chọn cơng
nghệ mạng cho các sản phẩm của cơng ty mình.
Các nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet (Internet Service Providers):
Nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet kết nối các văn phòng và nhà riêng với
mạng Internet và thực hiện lưu lượng mạng và chuyển tiếp kết nối tới các
mạng khác cho đến khi kết nối tới đích mong muốn.


19

Các kết nối IoT khơng dây và có dây: Nhà riêng, văn phịng hay mợt
thiết bị IoT có kết nối mạng Internet có thể kết nối với Internet thơng qua kết
nối có dây và khơng dây. Nếu kết nối có dây, về cơ bản sẽ kết nối trực tiếp tới
bộ định tuyến Internet, và thiết bị cố định. Một thiết bị kết nối khơng dây có
thể có bợ điều chế/giải điều chế di động, một bộ định tuyến không dây hay
cơng nghệ kết nối khác, cho phép thiết bị có thể di động.
Tuy nhiên khả năng kết nối phụ thuộc vào nơi có đường ISP đến, và các
thiết lập phức tạp.
Trong tương lai hứa hẹn sự đa dạng về các công nghệ kết nối không dây
như 4G LTE (4th Generation Long Term Evolution), thậm chí 5G (5 th

Generation). Các mạng phạm vi rộng năng lượng thấp (LPWAN: Low Power
Wide Area Networks) cũng đang được triển khai, cung cấp thông tin liên lạc
tầm xa tương tự như mạng tế bào truyền thống.
1.2.5. Vai trị của điện tốn đám mây đối với sự phát triển IoT
Trong những năm gần đây, cụm từ gọi là “điện toán đám mây” hoặc
đơn giản là “đám mây” đã được đặt ra để mô tả các hệ thống cho phép xử lý
và lưu trữ thông tin, dữ liệu trong trung tâm dữ liệu cực kỳ lớn với khoản chi
phí nhất định. Các ng̀n điện tốn khởng lờ (phần mềm, dịch vụ…) sẽ được
đặt tại những máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì đặt trong các máy
tính văn phịng, gia đình… (dưới đất) để mọi người kết nối và sử dụng bất cứ
khi nào, bất cứ ở đâu và từ bất kỳ thiết bị nào. Các nhà cung cấp đám mây
cung cấp khả năng và sự linh hoạt để bắt đầu và dừng tính tốn, lưu trữ và tài
nguyên mạng dựa trên nhu cầu cụ thể về khách hàng và các ứng dụng sử dụng
các dịch vụ đám mây này.
Giữa IoT và điện toán đám mây có mối quan hệ chặt chẽ. Khi cả 2 cơng
nghệ này kết hợp với nhau tạo ra sự đổi mới mạnh mẽ và sẽ tiếp tục thay đổi
cách chúng tương tác với nhau và thay đổi cách lưu trữ, quản lý và sử dụng
thông tin.


20

Để khởi động IoT là không dễ dàng. Thứ nhất, lo lắng về vấn đề phần
cứng hoặc thiết bị sẽ hoạt động như thế nào, bao gồm sự làm việc của các bộ
cảm biến, kết nối phần cứng với Internet, vấn đề về tuổi thọ của pin… Thứ
hai, phát triển phần mềm để tạo điều kiện cho việc giao tiếp và thu thập dữ
liệu. Cuối cùng, việc phát triển tất cả các cơ sở hạ tầng hỗ trợ ở tầng sau để
tập hợp các phần trên với nhau. Điện toán đám mây có thể giúp IoT giải quyết
vấn đề này. Đối với việc phát triển phần cứng và phần mềm IoT, khi có điện
tốn đám mây khơng cần phải lo lắng về việc thiết lập máy chủ, triển khai cơ

sở dữ liệu, cấu hình mạng, mà những cơng việc này các nhà cung cấp điện
toán đám mây sẵn sàng cung cấp các tính năng này bằng cách mở các máy
chủ ảo, khởi tạo một đơn vị cơ sở dữ liệu và tạo ra các đường truyền dữ liệu.
Điện toán đám mây có thể cung cấp khả năng mở rợng và linh hoạt để
giải quyết vấn đề các thiết bị IoT cung cấp số lượng lớn dữ liệu và sử dụng
các thiết bị có tính khơng đờng nhất cao. Với điện tốn đám mây có thể thiết
lập mức cơng suất của thiết bị linh hoạt, khi nhu cầu lưu trữ, xử lý lên cao thì
tăng cơng suất. Ngược lại, giảm cơng suất. Với máy chủ truyền thống, cần
mua đủ dung lượng cho trường hợp lưu trữ và xữ lý dữ liệu lớn nhất, như vậy
sẽ gây ra sự lãng phí khi nhu cầu lưu trữ ít.
Điện tốn đám mây có thể cải thiện tính năng bảo mật cho giải pháp
IoT. Đối với IoT vấn đề bảo mật cho các thiết bị IoT, máy tính, điện thoại
thơng minh và các thiết bị khác trong hệ thống ln được quan tâm đó là bảo
vệ các thiết bị đầu cuối và các thiết bị hỗ trợ cho các thiết bị đầu cuối.
Điện toán đám mây có thể liên kết các ứng dụng và quy trình, tất cả dữ
liệu được lưu trữ trên đám mây giúp cho chúng có thể tích hợp và phân tích
liền mạch giải quyết được vấn đề về sự thiếu tính tích hợp và khả năng tương
tác trong IoT. Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn chung cho IoT do đó mỗi cơng ty
đưa ra sản phẩm IoT của riêng mình do đó khó thể tích hợp, giao tiếp và chia


21

sẻ dữ liệu với nhau. Điện toán đám mây tạo ra môi trường để các thiết bị với
các ứng dụng, nền tảng khác nhau có thể tương tác với nhau.
Như vậy, điện tốn đám mây có thể giúp cho IoT phát triển nhanh hơn
nhằm giải quyết các vấn đề như lưu trữ và xử lý lượng dữ liệu lớn do các thiết
bị IoT tạo ra, bảo vệ hệ sinh thái IoT và tích hợp hệ thống IoT với các hệ
thống hiện tại và các thiết bị IoT trong hệ thống.
1.2.6. Vai trò của Dữ liệu lớn (Big Data) đối với IoT

Các thiết bị IoT tạo ra một khối lượng lớn dữ liệu. Có đến 90% dữ liệu
của thế giới đã được tạo ra trong hai năm qua nhờ vào sự gia tăng nhanh
chóng của IoT và các thiết bị di đợng.
Đặc tính của dữ liệu do các thiết bị IoT tạo ra khác với dữ liệu truyền
thống được thu thập qua các hệ thống, do nhiều bộ cảm biến và vật thể khác
nhau tham gia vào quá trình thu thập dữ liệu. Các đặc tính đó là: sự khơng
đờng nhất, nhiễu, sự đa dạng và tốc độ tăng nhanh. Đặc biệt là các dữ liệu IoT
thường theo dòng (stream) liên tục.
Vai trị của việc phân tích dữ liệu lớn với IoT: Đáp ứng thời gian thực
với khối lượng lớn dữ liệu thu thập được; Xử lý các dữ liệu lớn do các thiết bị
IoT tạo ra.
Tuy nhiên khả năng kết nối phụ tḥc vào nơi có đường ISP đến và các
thiết lập phức tạp.
1.2.7. Các vấn đề gặp phải khi áp dụng IoT
Mặc dù IoT là xu thế trong tương lai, nhưng với bất kỳ công nghệ, xu
thế nào cũng có ưu điểm và hạn chế hay những vấn đề tờn tại trong đó. Đối
với IoT những vấn đề chính là cung cấp địa chỉ IP cho một số lượng lớn các
thiết bị, bảo mật thông tin, khả năng và quản lý kết nối, tiêu chuẩn chung cho
các thiết bị IoT, khả năng mở rộng mạng và năng lượng tiêu thụ.
a) Cung cấp địa chỉ IP cho quá nhiều thiết bị
Khi triển khai IoT, sự bùng nổ về số lượng các website, các thiết bị di
động và các kết nối IP thường trực, cơ quan quản lý Internet nhận ra rằng
không gian địa chỉ IPv4 sẽ là không đủ trong thời gian dài.


22

Sự thiếu hụt đáng chú ý trong năm 2011 đã khơng tác đợng nghiêm
trọng đến nhiều người vì sử dụng các kỹ thuật như Biên dịch địa chỉ mạng
(NAT: Network Address Translation). Công nghệ này cho phép một router

chia sẻ cùng địa chỉ IP cơng cợng bên ngồi, hay thiết lập các địa chỉ công
cộng cho tất cả các lưu lượng được tạo ra bởi hệ thống mạng nội bộ. Do NAT,
nhiều hệ thống nợi bợ có thể chia sẻ mợt địa chỉ IP chung cho các truy cập
bên ngồi. Nhưng giải pháp lâu dài cho sức chứa hàng tỷ thiết bị liên tục được
bổ sung vào Internet, đặc biệt là với các ứng dụng M2M/IoT, là nâng cấp
không gian địa chỉ IP với nhiều dãy số lớn hơn. Hiện nay phần lớn các hệ
thống sử dụng địa chỉ IPv4 như: 101.10.101.10. Đây là một số 32 bit bao gồm
bốn số 8 bit. Về mặt lý thuyết có 255*255*255*255 hay sấp xỉ 4,2 tỷ các số
sẵn có. Trên thực tế, có ít địa chỉ IPv4 hơn bởi vì hình thành nhóm các lớp địa
chỉ IP. Nhiều dãy địa chỉ có công dụng đặc biệt, giống như 192.nnn.nnn.nnn
cho các mạng nội bộ. Do vậy thế giới hướng tới IPv6.
Vấn đề không có đủ số địa chỉ IPv4 sẽ được giải quyết khi thế giới
Internet chuyển sang IPv6. Trong IPv6, tổng không gian địa chỉ đã được mở
rộng tới 128 bit (từ 32 bit sử dụng trong IPv4). Điều này cho phép 2^128 địa
chỉ IPv6 (xấp xỉ (3.4x10)^38).
b) Bảo mật
Trong bài phát biểu của mình tại triển lãm CES vào tháng 1 năm 2015,
Chủ tịch Uỷ ban liên bang thương mại Mỹ Edith Ramirez ghi nhận “bất kỳ
thiết bị được kết nối với Internet đều có nguy cơ bị đánh cắp thơng tin”. Khi
triển khai thiết bị IoT có nghĩa là các thiết bị kết nối Internet, tạo ra môi
trường lớn để các hacker lấy cắp thơng tin. Do đó vấn đề bảo mật đối với IoT
đã trở thành mối quan tâm an ninh nghiêm trọng đã thu hút sự chú ý của các
cơng ty và cơ quan chính phủ trên tồn thế giới.


23

Bảo mật dữ liệu phải gắn với giá cả vừa phải, khả năng mở rộng, và
thân thiện với người dùng. Khơng phải người dùng, thiết bị nào cũng cần tính
cơng cụ bảo mật mạnh.

Sự thay đổi quan trọng hơn trong bảo mật sẽ xuất phát từ thực tế IoT và
sẽ trở nên ăn sâu hơn vào cuộc sống của chúng ta. Vấn đề bảo mật không chỉ
dừng lại là bảo vệ thông tin hay tài sản mà cuộc sống và sức khoẻ của chúng
ta có thể trở thành mục tiêu tấn công của các hacker IoT.
c) Khả năng và quản lý kết nối
Việc kết nối rất nhiều thiết bị sẽ là một thách thức lớn nhất trong tương
lai IoT, và nó sẽ phá vỡ chính tất cả cấu trúc về các mơ hình truyền thơng hiện
tại và các cơng nghệ cơ bản. Hiện tại chúng ta dựa vào mơ hình máy chủ/máy
khách tập trung để xác thực, cho phép và kết nối với các nút khác trong mạng.
Mơ hình này là đủ cho hệ sinh thái IoT hiện tại khi mà có hàng chục,
hàng trăm, hàng nghìn thiết bị trong đó. Nhưng chỉ khi các mạng lưới phát
triển lên tới các tỷ và hàng trăm tỷ thiết bị tham gia, các hệ thống tập trung sẽ
trở thành một nút cổ chai. Các hệ thống như vậy sẽ đòi hỏi sự đầu tư và chi
tiêu rất lớn để duy trì các máy chủ đám mây có thể xử lý mợt số lượng lớn các
trao đởi thơng tin và tồn bợ hệ thống có thể bị sập nếu máy chủ khơng hoạt
đợng.
Quản lý sự phát triển IoT di động là một nỗ lực phức tạp. Xem xét
những cân nhắc địa lý của mạng IoT mà nối qua nhiều nước, mỗi nước có bợ
tài chính, luật pháp, tn thủ và thách thức cơng nghệ. Hạn chế về tầm nhìn và
giám sát là cố hữu trong những trường hợp này, đặc biệt khi vượt trội của
nhiều quốc gia về hoạt động gắn với chuỗi cung ứng, hàng tồn kho, hậu cần
và các bộ phận nằm ở những vị trí khác nhau, tất cả đều sử dụng kết nối các
hệ thống và thiết bị để hoạt động.
Chỉ phát triển kết nối IoT cũng là một thách thức lớn. Ngay cả khi
cường đợ tín hiệu cao, mạng IoT có thể bị ảnh hưởng với phần cứng, phần
mềm, cấu hình, hoặc các vấn đề mức ứng dụng. Giải quyết vấn đề nhanh


24


chóng và hiệu quả phụ tḥc vào việc giám sát thời gian thực và khả năng
theo dõi vấn đề. Thất bại trong việc giải quyết vấn đề kết nối không chỉ làm
tăng chi phí hoạt đợng mà rủi ro mất tồn hệ thống và thời gian chết có thể
dẫn đến giảm tính khơng tn theo u cầu và dính líu pháp lý, cũng như
khơng hài lịng của khách hàng và uy tín thương hiệu bị phá vỡ.
d) Tiêu chuẩn chung
Geoff Huston là Giám đốc khoa học của Trung tâm thông tin mạng
Châu Á Thái Bình Dương (APNIC) chỉ ra rằng việc thiếu các tiêu chuẩn có
thể đưa ra các hành vi ngu ngốc cho các thiết bị IoT.
Việc thiếu các tiêu chuẩn, đặc biệt là trường hợp sử dụng nhiều giao
thức kết nối như hiện nay, là một cản trở cho IoT phát triển. Nhiều giao thức
kết nối đặc biệt đang nổi lên với mức tiêu thụ năng lượng thấp như LTE Cat.0,
802.11ah, Sigfox hay OnRamp. Công nghệ bộ xử lý hiện cũng chưa thực sự
hào hứng với thị trường IoT khi chuẩn giao thức không thực sự rõ ràng.
Các hãng công nghệ như LG, Panasonic, Sharp, Silicon Image, TPLink, HTC, Qualcomm và hơn 100 thành viên khác đã thành lập nên liên
minh AllSeen, dẫn đầu là Hiệp hội Linux. Tiêu chí của liên minh này là xóa
bỏ những rào cản cũng như thúc đẩy sự sáng tạo trong việc phát triển Internet
of Things. Nhóm này đã xây dựng nên nền tảng nguồn mở AllJoyn cho phép
các sản phẩm IoT có thể giao tiếp với nhau thơng qua nhiều dạng kết nối từ
Wi-Fi, Ethernet, và cả đường dây điện. AllJoyn có thể tương thích với mọi hệ
điều hành hiện nay và cũng không bắt buộc các thiết bị phải kết nối vào
Internet bởi chúng có thể liên lạc ở cấp đợ ngang hàng.
Nếu khơng có các tiêu chuẩn để hướng dẫn các nhà sản xuất, nhà phát
triển đôi khi thiết kế các sản phẩm hoạt động theo cách phá rối trên Internet
mà không quan tâm nhiều đến tác động của chúng. Nếu thiết kế và cấu hình
kém, các thiết bị như vậy gây ra những hậu quả tiêu cực cho tài nguyên mạng
mà chúng kết nối và rộng hơn là đến Internet.
e) Khả năng mở rộng



25

Trong phạm vi IoT/M2M, khả năng mở rộng là khả năng phát triển các
ứng dụng, giải pháp và nền tảng để giữ vững tốc độ tăng trưởng dự kiến về số
lượng các thiết bị, lưu lượng dữ liệu từ các thiết bị này, các ứng dụng, các
máy chủ xử lý và lưu trữ dữ liệu nhận được, hệ thống cảnh báo dữ liệu trực
tuyến thời gian thực (hoặc gần thời gian thực), mơ hình và phân tích dự
đốn…
Giải pháp cho việc quản lý ứng dụng phải được mở rộng và phải được
thiết kế cho sự phát triển. Ví dụ, hầu hết các nền tảng IoT/M2M cho phép
khách hàng cung cấp mợt cách nhanh chóng các thiết bị di đợng cho dịch vụ
với khối lượng lớn. Các yêu cầu không gửi thủ công; mà là các hệ thống tự
động tạo ra yêu cầu, và hệ thống tự động xử lý yêu cầu.
f) Năng lượng tiêu thụ
Thực tế cho thấy, năng lượng tiêu thụ có thể là thách thức lớn nhất mà
các nhà thiết kế các thiết bị di động phải đối mặt với IoT. Khi kích thước pin
nhỏ lại để cho phép các yếu tố hình thức nhỏ gọn, t̉i thọ pin trở nên quan
trọng để đáp ứng các yêu cầu về chi phí, chất lượng và đợ tin cậy. Vì ngày
càng có nhiều thiết bị dán mác đã có sẵn IoT bằng cách kết hợp anten, bộ cảm
biến, và mạch tích hợp, năng lượng của thiết bị đó sẽ tăng lên từ năng lượng
cho các thiết bị truyền thống tới năng lượng cần thiết để duy trì hoạt đợng của
thiết bị kết nối thông minh, tất cả với sự hạn chế năng lượng cung cấp.
Việc chuyển đổi một thiết bị thơng minh truyền thống sang thiết bị
thơng minh có kết nối yêu cầu thiết kế anten có hiệu quả để đạt được kết nối
mong muốn, mà không khác so với thiết kế, điều này có thể làm cho tiêu tốn
pin hơn. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ điện năng cho các mạch tích hợp cũng làm
tăng thêm thách thức cho các thiết bị di động đảm bảo IoT. Theo logic việc
thêm vào mạch tích hợp các tính năng để hỗ trợ nhiều khả năng hơn như xử lý
video, xử lý và kiểm sốt dữ liệu thời gian thực, màn hình cảm ứng do đó hiệu
suất năng lượng của các thiết bị này trở thành chìa khố cho việc thực hiện



×