Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Khảo sát sinh hoạt văn học dân gian của một số nhóm cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.21 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________

Võ Thị Xuân Thúy

KHẢO SÁT SINH HOẠT VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA
MỘT SỐ NHĨM CƯ DÂN PHÍA BẮC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________

Võ Thị Xuân Thúy

KHẢO SÁT SINH HOẠT VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA
MỘT SỐ NHĨM CƯ DÂN PHÍA BẮC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số
: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ QUỐC HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành cảm ơn phịng cơng nghệ sau Đại học; Khoa Ngữ văn
Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh; Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh
An Giang; Ban Giám Đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Huyện Tri Tôn đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn này. Đặc biệt là tôi xin gởi lời tri ân
đến TS. Hồ Quốc Hùng, thầy đã hướng dẫn tận tình trong quá trình thực hiện đề tài.
Để hoàn thành một đề tài nghiên cứu khảo sát thực tế như thế này cũng nhờ sự cộng
tác giúp đỡ của chính quyền địa phương cùng những cư dân trên các địa bàn: Xã
Nam Thái Sơn ( Huyện Hòn Đất); Thị trấn Tân Hiệp (Huyện Tân Hiệp) và Thị trấn
Kiên Lương (Huyện Kiên Lương) của tỉnh Kiên Giang. Bên cạnh đó, tơi cũng xin
bày tỏ lịng cảm ơn đến gia đình, thầy cơ, bạn bè và những người thân đã giúp đỡ
tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
Trong bước đầu tập tễnh làm công việc nghiên cứu khoa học nên có lẽ luận văn
này sẽ cịn nhiều chỗ sai sót nhất định. Kính mong được sự góp ý, xây dựng của các
thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp để chúng tơi có thêm nhiều kinh nghiệm cho những
lần nghiên cứu sau.


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ 3

T
0


T
0

MỤC LỤC ............................................................................................................................. 4
T
0

T
0

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
T
0

T
0

Chương 1: QUÁ TRÌNH ĐỊNH CƯ CỦA CƯ DÂN PHÍA BẮC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
KIÊN GIANG ........................................................................................................................ 6
T
0

T
0

1.1. Vài nét về địa bàn tỉnh Kiên Giang và quá trình định cư của cư dân phía Bắc trên địa
T
0


bàn tỉnh Kiên Giang ........................................................................................................... 6
T
0

1.1.1. Vài nét về địa bàn tỉnh Kiên Giang .................................................................... 6
T
0

T
0

1.1.2. Vài nét về quá trình định cư của cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang8
T
0

T
0

1.2. Đặc điểm của các nhóm cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ................... 12
T
0

T
0

1.2.1. Đặc điểm của nhóm cư dân thứ nhất ................................................................ 12
T
0

T

0

1.2.2. Đặc điểm của nhóm cư dân thứ hai .................................................................. 15
T
0

T
0

1.2.3. Đặc điểm nhóm cư dân thứ ba .......................................................................... 17
T
0

T
0

1.3. Đặc điểm của cư dân bản địa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang...................................... 19
T
0

T
0

Chương 2 : TÌNH HÌNH TƯ LIỆU ..................................................................................... 21
T
0

T
0


2.1. Nhóm tư liệu điền dã ................................................................................................. 21
T
0

T
0

2.1.1. Nhóm tư liệu từ việc điều tra phỏng vấn .......................................................... 21
T
0

T
0

2.1.2. Nhóm tư liệu từ việc điều tra bằng phiếu trắc nghiệm ..................................... 29
T
0

T
0

2.2. Nhóm tư liệu đã được sưu tầm, nghiên cứu lưu hành ............................................... 39
T
0

T
0

2.2.1. Nhóm tư liệu sưu tầm ....................................................................................... 39
T

0

T
0

2.2.2. Nhóm tư liệu đã được nghiên cứu, lưu hành .................................................... 40
T
0

T
0

2.3. Nhận xét tư liệu ......................................................................................................... 41
T
0

T
0

2.3.1. Nhận xét kết quả nhóm tư liệu điền dã ............................................................. 41
T
0

T
0

2.3.2. Nhận xét kết quả đối chiếu tư liệu .................................................................... 43
T
0


T
0

Chương 3: ĐẶC THÙ TRONG SINH HOẠT VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA CƯ DÂN
PHÍA BẮC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG ........................................................... 47
T
0

T
0

3.1. Cách thức và nội dung sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phía Bắc trên địa bàn
T
0

tỉnh Kiên Giang ................................................................................................................ 47
T
0


3.1.1. Cơ cấu thể loại văn học dân gian trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân
phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ....................................................................... 47
T
0

T
0

3.1.2. Cách thức và nội dung sinh hoạt văn học dân gian phổ biến ........................... 51
T

0

T
0

3.1.3. Cách thức và nội dung sinh hoạt văn học dân gian riêng của từng nhóm cư dân
.................................................................................................................................... 55
T
0

3.2. Những nét đặc thù trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phía Bắc trên địa
T
0

bàn tỉnh Kiên Giang ......................................................................................................... 59
T
0

3.2.1. Tâm thức trong sinh hoạt văn học dân gian ..................................................... 59
T
0

T
0

3.2.2. Sự giao thoa, ảnh hưởng trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phía Bắc
với cư dân bản địa ...................................................................................................... 62
T
0


T
0

3.3. Quy luật vận động trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phìa Bắc trên địa
T
0

bàn tỉnh Kiên Giang ......................................................................................................... 66
T
0

3.3.1. Quy luật vận động: Vùng ngoại biên bảo lưu văn hóa tốt hơn vùng trung tâm67
T
0

T
0

3.3.2. Quy luật vận động: Thích nghi mơi trường trong sinh hoạt văn học dân gian . 68
T
0

T
0

KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 71
T
0

T

0

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 74
T
0

T
0

PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 77
T
0

T
0

T
0


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm nửa đầu thế kỉ hai mươi đến nay, do nhiều nguyên nhân
khách quan hoặc chủ quan mà có nhiều đợt di cư của cư dân phía Bắc vào Nam. Dù
cho họ xuất thân từ tầng lớp nào đi chăng nữa thì khi đến vùng đất mới họ vẫn
mang theo những hành trang q giá nhất về văn hóa vốn được hình thành từ bao
đời. Trong những thứ hành trang quý giá ấy, ắt hẵn không thể thiếu văn học dân
gian của q hương mình. Chính vì vậy, sinh hoạt văn học dân gian trên vùng đất

mới chính là một biểu hiện của tâm thức những người li hương xa xứ. Trong những
dịp sinh hoạt văn học dân gian ấy, họ có dịp giao lưu văn hóa với văn học dân gian
của cư dân khác thuộc khối cộng cư.
Với mong muốn tìm hiểu đặc thù trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân
phía Bắc trên vùng đất Nam Bộ, được sự gợi ý, hướng dẫn của thầy và sự động viên
giúp đỡ của gia đình, bạn bè, chúng tơi xin chọn vấn đề này làm đề tài cho luận văn.
Tuy nhiên, do khả năng có hạn nên trong q trình khảo sát, chúng tôi chỉ chọn một
tỉnh tiêu biểu ở Nam Bộ có nhiều nhóm cư dân phía Bắc sống tập trung – đó là tỉnh
Kiên Giang. Thiết nghĩ, đây là một đề tài thú vị, mở ra hướng tiếp cận văn học dân
gian từ nguồn văn học dân gian sống thông qua thâm nhập môi trường thực tế đời
sống. Chính vì vậy, chúng tơi thống nhất chọn đề tài”Khảo sát sinh hoạt văn học
dân gian của một số nhóm cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Với đề tài này, chúng tôi thực hiện nhằm mục đích sau:
Thứ nhất, tìm ra những nét đặc thù trong sinh hoạt văn học dân gian của các
nhóm cư dân phía Bắc ở Nam Bộ thơng qua việc khảo sát một địa bàn cụ thế - tỉnh
Kiên Giang.
Thứ hai, luận văn góp phần khẳng định tính tích cực, hiệu quả của việc nghiên
cứu văn học dân gian bằng cách thức điền dã.


2

Từ những mục đích đã đề ra, chúng tơi cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, chúng tôi tiến hành tìm hiểu quá trình định cư của cư dân phía Bắc
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Theo chúng tơi, cần thiết phải tìm hiểu điều này vì đặc
điểm môi trường vùng đất định cư sẽ là cơ sở vững chắc cho việc bảo tồn và phát
triển văn nghệ dân gian nói chung và văn học dân gian nói riêng.
Thứ hai, chúng tôi tiến hành ghi chép trung thực và xử lí những tư liệu do

người dân cung cấp về sinh hoạt văn học dân gian của họ trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang, tiến hành phỏng vấn, phát phiếu điều tra để khảo sát tình hình sinh hoạt văn
học dân gian theo từng nhóm đối tượng cụ thể.
Thứ ba, từ những tư liệu khảo sát, chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu sinh
hoạt văn học dân gian của cư dân miền Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang với cư dân
bản địa (ở từ lâu đời). Từ đó, chúng tôi khái quát lên những quy luật vận động
trong sinh hoạt văn học dân gian từ vùng đất cố cựu lên vùng đất mới, rút ra những
nét đặc thù, thế mạnh, hạn chế trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phía
Bắc cư trú trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
3. Lịch sử vấn đề
Chúng tôi nghĩ rằng đây là một đề tài mới và rất thú vị. Trong q trình khảo
sát, chúng tơi rất tiếc chưa tìm được cơng trình nghiên cứu nào liên quan đến đề tài.
Chính vì vậy, để thực hiện đề tài theo mục đích và nhiệm vụ đề ra ở trên, chúng tơi
phải rất khó khăn để giải quyết cho tường tận. Kính mong q thầy cơ thơng cảm.
4. Đóng góp của luận văn
Chúng tôi nhận thấy với việc khảo sát đề tài này, luận văn có những đóng góp sau:
Thứ nhất, thơng qua việc xử lí tư liệu, luận văn đã tìm ra được những nét đặc
thù trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang, rút ra những quy luật vận động trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân
từ phía Bắc vào Nam.
Thứ hai, luận văn góp phần khẳng định tính tích cực, hiệu quả của việc nghiên
cứu sự vận động, sinh tồn của văn học dân gian bằng cách thức điền dã.


3

5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp chuyên ngành, chúng tôi chủ yếu sử dụng một số
phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra xã hội học:

Với đề tài này, chúng tôi dùng phương pháp điều tra xã hội học ở hai cách:
Thứ nhất, điều tra dạng hỏi – đáp (hỏi và trả lời bằng miệng).
Thứ hai, điều tra dạng trắc nghiệm (lập phiếu điều tra theo từng nhóm đối
tượng cụ thể).
- Phương pháp so sánh, đối chiếu:
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm so sánh đối chiếu sinh hoạt văn học
dân gian của cư dân miền Bắc trên địa bàn Kiên Giang với các tài liệu sưu tầm văn
học dân gian ở miền Bắc và sinh hoạt văn học dân gian của cư dân bản địa.
- Phương pháp thống kê:
Thống kê những tư liệu đã điều tra để tiến hành xử lí tư liệu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phân tích những tư liệu điều tra, những kết quả rút ra từ việc so sánh, đối
chiếu để tổng hợp nên những nét đặc thù trong sinh hoạt văn học dân gian của cư
dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào đặc thù của đề tài nghiên cứu văn học dân gian thông qua con
đường điền dã trên một địa bàn cụ thể nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là những
vấn đề liên quan đến sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phía Bắc trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, để tiện cho việc khảo sát, chúng tôi chỉ chọn những địa
bàn tiêu biểu trong tỉnh Kiên Giang có đơng người miền Bắc sống tập trung. Cụ thể,
luận văn sẽ khảo sát trên ba huyện của tỉnh Kiên Giang, trong mỗi huyện, chúng tôi
sẽ chọn một xã hoặc thị trấn tiêu biểu. Như vậy, đối tượng nghiên cứu chính của đề
tài là: cư dân phía Bắc cư trú trên các khu vực thuộc xã Nam Thái Sơn (huyện Hòn
Đất); thị trấn Tân Hiệp (huyện Tân Hiệp) và thị trấn Kiên Lương (huyện Kiên
Lương) của tỉnh Kiên Giang. Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi xin tạm gọi cư


4

dân miền Bắc cư trú ở xã Nam Thái Sơn là nhóm một; cư dân miền Bắc cư trú ở thị

trấn Tân Hiệp là nhóm hai và cư dân miền Bắc cư trú ở thị trấn Kiên Lương là
nhóm ba. Cách gọi này chúng tôi sẽ dùng thống nhất trong luận văn.
Về phương diện phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chủ yếu đi vào khảo
sát những vấn đề liên quan đến sinh hoạt văn học dân gian đối với đối tượng nghiên
cứu đã nêu ở trên.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần phụ lục và danh mục tư liệu tham khảo, phần chính của luận văn
gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Trong đó phần nội dung là phần chính của luận văn gồm có ba chương:
Chương 1:Q trình định cư của cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
1.1. Đặc điểm vùng đất định cư.
1.1.1.Điều kiện sinh sống.
1.1.2. Đặc điểm văn hóa xã hội
1.2. Đặc điểm của các nhóm cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
1.2.1. Đặc điểm của nhóm cư dân thứ nhất.
1.2.2. Đặc điểm của nhóm cư dân thứ hai..
1.2.3. Đặc điểm của nhóm cư dân thứ ba.
1.3. Đặc điểm của cư dân bản địa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Chương 2: Tình hình tư liệu

.

U

U

1. Nhóm tư liệu điền dã.
1.1.Tư liệu từ việc điều tra phỏng vấn.
1.2. Tư liệu từ việc điều tra trắc nghiệm.
2. Nhóm tư liệu đã được sưu tầm in ấn.

3. Nhận xét tư liệu.
Chương 3: Đặc thù trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phía Bắc
U

U

trên địa Bàn tỉnh Kiên Giang.
3.1.Cách thức và nội dung sinh hoạt văn học dân gian.
3.1.1. Cơ cấu thể loại văn học dân gian.


5

3.1.2. Cách thức và nội dung sinh hoạt văn học dân gian phổ biến.
3.1.3. Cách thức và nội dung sinh hoạt văn học dân gian riêng của từng
nhóm cư dân.
3.2 . Những nét đặc thù trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phía Bắc
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong sự đối sánh với sinh hoạt văn học dân
gian của cư dân bản địa.
3.2.1. Tâm thức trong sinh hoạt văn học dân gian.
3.2.2. Sự giao thoa, ảnh hưởng trong sinh hoạt văn học dân gian với cư dân
bản địa.
3.3. Quy luật vận động trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phía Bắc
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
3.3.1. Quy luật vận động vùng ngoại biên bảo lưu văn hóa tốt hơn vùng
trung tâm.
3.3.2. Quy luật vận động thích nghi mơi trường.


6


Chương 1: Q TRÌNH ĐỊNH CƯ CỦA CƯ DÂN PHÍA BẮC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
Ở chương này, chúng tôi tiến hành khảo sát sơ lược về vùng đất định cư và
những đặc điểm chính của cả ba nhóm đối tượng cư dân phía Bắc cư trú trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang. Từ đó, chúng tơi tìm ra những điều kiện thuận lợi cũng như những
khó khăn của vùng đất định cư đối với sự phát triển văn học dân gian. Chúng tơi
nghĩ rằng tìm hiểu sinh hoạt văn học dân gian của một cộng đồng người là cần thiết
phải tìm hiểu rõ về những vấn đề liên quan đến đời sống của họ. Bởi vì chúng tơi
hiểu rằng sinh hoạt văn học dân gian là hoạt động mang tính cộng đồng, họ sử dụng
văn học dân gian hoặc chất liệu văn học dân gian có hoặc khơng có chủ ý ngay
trong đời sống sinh hoạt thường nhật. Thiết nghĩ, những nội dung này sẽ là những
tiền đề quan trọng chi phối sự hình thành và phát triển nền văn học dân gian ở địa
bàn tỉnh Kiên Giang nói chung và sinh hoạt văn học dân gian của các nhóm cư dân
miền Bắc di cư vào Nam trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng.
1.1. Vài nét về địa bàn tỉnh Kiên Giang và quá trình định cư của cư dân phía
Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
1.1.1. Vài nét về địa bàn tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam
nước ta. Trung tâm của tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí Minh
250 km về phía Tây. Tỉnh Kiên Giang tiếp giáp với tỉnh An Giang ở phía Đơng Bắc,
thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang ở phía Đơng, tỉnh Bạc Liêu ở phía Đơng
Nam, tỉnh Cà Mau phía Nam, đặc biệt là phía Bắc giáp với nước Campuchia với
đường biên giới dài 54 km và Vịnh Thái Lan ở phía Tây với đường biển dài hơn 200
km. Tỉnh Kiên Giang có khoảng hơn 100 đảo lớn nhỏ ngồi biển vá có diện tích
rừng ngập mặn vào loại nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh có diện tích
tự nhiên là 6299 km2 với dân số 1683149 người (tính từ ngày 1/4/2009). Về địa giới
P

P


hành chính, tỉnh Kiên Giang có một thành phố, một thị xã và mười ba huyện. Nhìn
chung, trong tất cả các địa bàn của tỉnh đều có ba thành phần dân tộc gồm Kinh,


7

Hoa và Khơ me. Trong số đó, người Kinh chiếm tỉ lệ đông nhất với một phần người
Kinh bản địa và một bộ phận rất đông người Bắc di cư vào Nam. Những người gốc
Bắc di cư này chủ yếu sống ở các địa bàn thuộc các huyện Hòn Đất, Tân Hiệp và
Kiên Lương của tỉnh Kiên Giang. Nhìn chung, những người dân trong khối cộng cư
này vẫn sống chan hịa, khơng phân biệt tơn giáo, dân tộc, người Bắc hay người
Nam. Họ ln u thương, đồn kết giúp đỡ, chia sẽ nhau trong việc phát triển sản
xuất, nâng cao đời sống cũng như trong sinh hoạt văn hóa cũng có sự giao lưu với
nhau. Chính điều này đã tạo nên nét đặc thù trong sinh hoạt văn hóa của địa bàn
này.
Về mặt lịch sử, Kiên Giang trước đây là một trấn hoang vu của phủ Sài Mạt
thuộc Chân Lạp xưa do Mạc Cửu, di thần nhà Minh- Trung Quốc, do khơng hàng
phục triều đình Mãn Thanh đã di cư đến mở mang, khai phá và phát triển làm cho
vùng đất này ngày càng trở nên trù phú hơn. Khoảng cuối thế kỉ mười bảy, đầu thế
kỉ mười tám, vua Cao Miên phong cho Mạc Cửu chức Ốc nha để cai quản vùng đất
này. Tuy nhiên do bị quân Xiêm thường xun quấy nhiểu mà nhà nước Cao Miên
khơng có đủ sức mạnh quân sự để bảo vệ, vì vậy, năm 1708, Mạc Cửu đã thần phục
chúa Nguyễn Phúc Chu để được bảo hộ nhưng vẫn giữ nguyên chức vụ. Từ lúc đó
trở đi, vùng đất này thuộc lãnh thổ của Việt Nam và có tên gọi Hà Tiên. Sau này,
con của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tích làm đơ đốc cai trị và mở rộng thêm vùng đất
này. Đến đời Minh Mạng, 1832, Hà Tiên là một trong sáu tỉnh Nam kì. Đến năm
1876, Pháp chia Nam kì thành bốn khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính
lại chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện thì tỉnh Hà Tiên lúc bấy giờ lại bị
chia thành hai hạt là Hà Tiên và Rạch Giá. Đến khoảng năm 1900, hai hạt tham biện

Hà Tiên và Rạch Giá lại đổi thành hai tỉnh Hà Tiên và Rạch Giá. Sau năm 1954, hai
tỉnh này nhập lại làm một với tên gọi là Kiên Giang như ngày nay.
Vốn là một tỉnh giàu tiềm năng về kinh tế lại được thiên nhiên ưu đãi với
nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào bao gồm hơn hai mươi núi đá vôi lớn nhỏ lại
thêm rừng vàng biển bạc nên đời sống của người dân Kiên Giang tương đối phát
triển. Cùng với sự phát triển ấy, đời sống văn hóa tinh thần của người dân Kiên


8

Giang cũng được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, như đã nói, đây là địa bàn có nhiều
thành phần dân tộc, tơn giáo đặc biệt là khu vực có rất đông người di cư gốc Bắc
sống tập trung nên trong sinh hoạt văn hóa vừa đa dạng vừa phức tạp. Ngồi sự tiếp
thu nền văn hóa mới trong khối cộng cư, mỗi dân tộc đều có những bản sắc riêng kể
cả những người dân di cư, khi đến vùng đất mới, họ vẫn mang theo và truyền cho
các thế hệ con cháu những gì thuộc về bản sắc văn hóa của quê hương mình. Người
Hoa ở Kiên Giang dù đã định cư rất lâu nhưng họ vẫn nói lưu lốt tiếng mẹ đẻ và
những nghi thức lễ hội của họ đều được bảo tồn. Người Khơ me bản địa cũng thể
hiện bản sắc văn hóa dân tộc, tơn giáo của mình rất rõ trong sinh hoạt tập thể ở các
lễ hội chùa chiền. Người miền Bắc khi di cư vào Nam cũng thể hiện mình bằng
những nét văn hóa đặc sắc của quê hương qua những cân chuyện kể, những lời ru,
điệu hị câu hát q mình...
1.1.2. Vài nét về q trình định cư của cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang
Đối với đề tài này, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi những người gốc Bắc di cư
trong khoảng thời gian từ nửa đầu thế kỉ hai mươi đến nay. Như đã giới thiệu ở phần
mở đầu, từ khoảng nửa đầu thế kỉ hai mươi đến nay đã có rất nhiều đợt di cư của cư
dân phía Bắc vào Nam. Họ di cư với nhiều lí do, có thể là vì cuộc sống mưu sinh
cũng có thể vì lí do tơn giáo, chính trị hoặc nhiều lí do khác nữa, thế nhưng, hầu hết
những người miền Bắc di cư đến miền Nam nói chung, đến tỉnh Kiên Giang nói

riêng đều có điểm chung là cần cù, sáng tạo, chịu thương chịu khó. Qua khảo sát tư
liệu và thực tế, chúng tôi nhận thấy trong khoảng một thế kỉ trở lại đây có nhiều đợt
di cư từ Bắc vào Nam nhưng nhìn chung vẫn có ba đợt di cư được xem là quy mơ
lớn. Đó là các đợt di cư vào các năm : 1941, từ 1954 đến 1956 và từ 1978 đến 1979.
Đợt di cư có thể xem là sớm nhất là đợt di cư năm 1941 của người miền Bắc
chủ yếu là ở vùng nông thôn. Vào năm 1940, báo chí miền Bắc có đăng một bài thơ
vận động nhân dân đi vào Nam, cụ thể là vùng Rạch Giá, Tri Tôn làm đồn điền.
Hiện nay, hầu hết người dân di cư vào Nam vẫn truyền lại cho con cháu nội dung
bài thơ như sau:


9

“Vốn nhà nơng nghề mình từ trước
Việc cấy cày cả nước cùng theo
Bắc kì ruộng ít người nhiều
Cái điều nhân mãn là điều đáng lo
Miền Rạch Giá người thưa đất rộng
Bãi phù sa gần vũng Tri Tôn
Muôn ngàn mẫu ruộng bỏ không
Cỏ hoa vui mắt non sông nhiệm mầu
Nay muốn giúp dân nghèo cả nước
Chính phủ bèn mở cuộc di dân
Đưa người ra đó làm ăn
Riêng dân Nam, Thái dự phần được đi
Nhờ chính phủ thương vì rất mực
May áo quần lương thực cấp cho
Ruộng vườn, nhà cửa, trâu bò
Mười lăm mẫu ruộng riêng cho tư điền
Dịp may mắn tự nhiên mà gặp

Anh em nghèo xin chớ bỏ qua
Chữ rằng tứ hải vi gia
Ở đâu cũng đất nước nhà Việt Nam
Nên cố gắng ăn làm chăm chỉ
Chớ tin điều tà quỉ điêu ngoa
Những điều gian trá xấu xa
Đừng nên nghe vạy nữa mà mất khôn
Cát lấp mãi nên cồn mấy chốc
Đất vỡ dần thành thục có phen
Nền ta nếp cũ vẫn cịn
Ngoảnh trơng Tiền Hải, Kim Sơn thuở nào
Cơng tác thổ dồi dào khắp cõi


10

Cuộc hưng vong nối dõi tông đường
Một mai sở vững bền
Thành làng thành nước nổi lên cơ đồ...”
Đó là một nội dung vận động nhân dân hai tỉnh Nam Định và Thái Bình vào
vùng Tri Tơn lập nghiệp, thực ra đó là một hình thúc mộ phu của tay tư sản Belot...
Được chính quyền thực dân ủng hộ bằng một số chính sách cụ thể trong việc di dân,
Belot đã mộ được 750 gia đình của các huyện Tiền Hải, Kiến Xương, Thụy Anh,
Nghĩa Hưng, Xuân Thủy, Hải Hậu thuộc hai tỉnh Nam Định và Thái Bình vào làm
cơng cho hắn dưới hình thức chia đất cho dân khai hoang lập nghiệp. Như vậy, đến
ngày 27/10/1941, đã có 750 gia đình quê ở hai tỉnh Nam Định, Thái Bình vào định
cư trên vùng đất mới này cho đến ngày nay. Có thể xem đợt di cư này là cuộc di cư
thứ nhất và riêng có trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Đợt di cư thứ hai có thể xem là cuộc di cư vào Nam qui mô lớn nhất từ trước
đến nay. Qua khảo sát tài liệu, chúng tôi thấy rằng từ năm 1954 đến năm 1956, tổng

cộng có khoảng một triệu người gốc Bắc di cư vào Nam. Ngoài số đơng là người
Kinh, trong đợt di cư này cũng có khoảng bốn mươi lăm ngàn người dân tộc thiểu
số Tây Bắc như Nùng, Thái, Mèo,... Trong đợt di cư này, đồng bào cơng giáo có
khoảng tám trăm ngàn người chiếm hơn hai phần ba số dân di cư. Trong số đó có rất
đơng giáo dân thuộc các làng Bùi Chu và Phát Diệm thuộc tỉnh Ninh Bình và các
khu vực phụ cận. Như vậy, có thể nói lí do tơn giáo là lí do thứ nhất của những
người di cư đợt này. Có thể xem đợt di dân này là đợt di dân nhiều nhất trong lịch
sử của người gốc Bắc vào Nam. Khi vào Nam, đại bộ phận những cư dân này sống
tập trung theo khu vực, cũng có một số rất ít sống riêng lẽ hịa nhập cùng cộng đồng
người Nam bản địa hoặc các dân tộc khác. Qua tìm hiểu thực tế, chúng tơi thấy
rằng, những khu vực có đơng người gốc Bắc di cư trong đợt này tập trung nhiều
nhất ở các địa bàn của tỉnh Đồng Nai và rất nhiều trong số đó tập trung ở một số địa
bàn thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có địa bàn Tân Hiệp, tỉnh
Kiên Giang. Đây cũng là địa bàn nằm trong phạm vi khảo sát của đề tài.


11

Khác với đợt di dân năm 1941, đợt di dân này gồm nhiều thành phần rất phức
tạp, có cả những người trí thức và những người có xu hướng chính trị tiêu cực. Qua
khảo sát ở địa bàn Tân Hiệp và Kiên Lương của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi thấy đa
số di dân vào Nam vì lí do chính trị trong đợt này hiện nay đã di cư sang Mỹ, nhất là
những người định cư ở địa bàn Kiên Lương của tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, trong
phạm vi khảo sát của đề tài, chúng tôi xin phép không đề cập nhiều đến vấn đề lí do
chính trị hay tơn giáo của những người di cư đợt này. Thiết nghĩ, đó là vấn đề nhạy
cảm và cũng không cần thiết cho phần tiền đề để đi vào việc tìm hiểu sinh hoạt văn
học dân gian của họ.
Đợt di dân thứ ba là đợt di dân khoảng từ năm 1978 đến mùa hè năm 1979, khi
chiến tranh biên giới phía Bắc nước ta nổ ra, một số cư dân ở nhiều địa bàn miền
Bắc đã lần lượt di cư vào Nam. Hầu hết những người di dân trong đợt này là tránh

họa chiến tranh, một số khác vì lí do kinh tế khó khăn nên vào Nam lập nghiệp. Khi
vào Nam, họ định cư ở nhiều nơi, nhiều tỉnh ở miền Nam. Chính vì vậy, họ khác với
các đợt di dân trước, những người di dân trong đợt này có quê gốc ở nhiều tỉnh khác
nhau và ít sống tập trung thành khu vực như các nhóm di dân trước đó. Qua khảo
sát, chúng tôi nhận thấy ở tỉnh Kiên Giang duy chỉ có địa bàn Kiên

Lương là có

nhóm cư dân này sống tập trung tương đối cao.
Ngoài ba đợt di cư nói trên, khu vực đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và
tỉnh Kiên Giang nói riêng cịn có nhiều đợt di cư khác với quy mơ nhỏ lẻ. Những
nhóm cư dân này vào Nam nhiều nhất vào những năm tám mươi đến nay với nhiều
lí do nhưng nhiều nhất vẫn là đồn tựu gia đình và mục đích kinh tế. Một nhóm
người dân gốc Bắc khác vào Nam cũng tương đối đông là những cán bộ công viên
chức chuyển công tác và bộ đội vào Nam sau 1975. Nhìn chung, trên địa bàn Kiên
Giang, những nhóm này định cư ở nhiều nơi nhưng nhiều nhất vẫn là các khu vực
thuộc các địa bàn nằm trong phạm vi khảo sát của đề tài này, đặc biệt chiếm tỉ lệ
cao nhất ở địa bàn huyện Kiên Lương.


12

1.2. Đặc điểm của các nhóm cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
1.2.1. Đặc điểm của nhóm cư dân thứ nhất
1.2.1.1. Vài nét về lịch sử vùng đất Nam Thái Sơn
Là một xã thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, Nam Thái Sơn có rất đơng
người dân phía Bắc di cư. Về vị trí địa lí, xã Nam Thái Sơn nằm cặp theo kinh xáng
Tri Tôn về phía bờ bắc kinh xáng Rạch Giá-Hà Tiên. Xã có diện tích tự nhiên
154.960 km2 với dân số trên 3000 người. Phía Bắc giáp xã Vọng Thê và Cơ Tơ-tỉnh
P


P

An Giang, Nam giáp thị trấn Hịn Đất, Đơng giáp xã Mỹ Hiệp Sơn-tỉnh Kiên Giang
và phía Tây giáp xã Bình Sơn-Kiên Giang.
Trước đây, vùng này là rừng rậm, đất thấp. Trải qua một thời gian dài với
nhiều biến đổi của thiên nhiên, nhất là thời kì”hải thối”(biển lùi), lại thêm được
nước sông Cửu Long mang phù sa về bồi dần, cây tràm phát triển mạnh. Rừng xanh
tươi tốt nhưng gần như khơng có người ở. Cho đến khi Trấn Hà Tiên được thành lập
thì vùng đất này vẫn cịn hoang vu, nhưng cư dân từ các vùng trên, phía An Giang,
cũng bắt đầu lần xuống khai hoang lập nghiệp.
Đến đầu thế kỉ XIX, dưới triều Nguyễn, khu vực này thuộc tổng Kiên Hảo,
huyện Kiên Giang, tỉnh Hà Tiên. Đến khi thực dân Pháp xâm chiếm miền Nam,
chúng chia Nam kì thành 6 tỉnh, trong đó tỉnh Rạch Giá gồm 6 quận: Châu Thành,
Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, Long Mỹ và Phước Long. Các làng Thổ Sơn, Sóc
Sơn, Mỹ Lâm đều thuộc quận Châu Thành. Địa giới của các làng bấy giờ rất rộng.
Làng Sóc Sơn kéo dài từ Sóc Xồi đến Bình Sơn, bao trùm cả Nam Thái Sơn ngày
nay.
Từ khoảng những năm 20 của thế kỉ XX, thực dân Pháp cho đào kênh Rạch
Giá-Hà Tiên và kênh Mốp Giăng (cịn gọi là kênh Sóc Xồi-Ba Thê), kênh Tri Tôn
và kênh Tám Ngàn để phục vụ cho việc khai thác rừng tràm và phát triển nơng
nghiệp. Bên cạnh đó, thời gian này, các đường giao thông nối liền Rạch Giá, Hà
Tiên và các vùng phụ cận còn được mở. Kênh Xáng Tri Tơn được đào từ Tri Tơn
(Xà Tón) thuộc tỉnh An Giang xuống Rạch Giá-Hà Tiên nên chỗ khu vực nối có địa
danh là Ngã Ba Tri Tơn. Thời gian này, nơi đây bắt đầu có dân cư người kinh và


13

người khmer bản địa tập trung về ở hình thành xóm Tri Tơn.

Khi kênh Tri Tơn hình thành, nhân dân các nơi kéo về khai hoang lập nghiệp,
nhất là dân vùng Xà Tón, Ba Thê, lấn dần từ phía An Giang xuống ở dọc theo kênh
xáng, mở đất làm ruộng hình thành những khu dân cư mới. Từ những năm 1930,
một số người hoạt động cách mạng ở các nơi khác bị chính quyền thực dân khủng
bố đã tìm về đây trú ngụ. Thế nhưng, vùng đất này có cư dân đông đúc, trù phú như
ngày nay phải kể đến những người di dân từ Bắc vào Nam.
1.2.1.2. Vài nét về lịch sử di dân của nhóm cư dân thứ nhất
Như đã giới thiệu ở phần trước, vào khoảng những năm 30, 40 của thế kỉ XX,
chính quyền thực dân cho phép số tư sản người Pháp và địa chủ người bản xứ đến
địa bàn xã Nam Thái Sơn ngày nay khai thác rừng tràm và mở các đồn điền trồng
lúa. Vùng đất Nam Thái Sơn ngày nay lúc bấy giờ thuộc làng Sóc Sơn được một tay
tư sản người Pháp tên Belot xin khai thác phần đất phía đơng kinh xáng Tri Tôn. Tại
đây, ở hai bờ kênh xáng đã có một số người dân bản địa sinh sống nhưng rất thưa
thớt. Như đã nói ở phần trước, đến năm 1941, địa bàn này lại có thêm có 750 gia
đình quê ở hai tỉnh Nam Định, Thái Bình vào định cư trên vùng đất mới này cho đến
ngày nay.
Tính đến thời điểm khảo sát đề tài, người viết đã thống kê có khoảng hơn 2500
người dân trên địa bàn xã Nam Thái Sơn là người gốc Bắc, chiếm tỉ lệ trên 80 phần
trăm dân số trong toàn xã. Thời gian đầu, cộng đồng cư dân Nam Thái Sơn được
hình thành nhưng mối quan hệ giữa dân di cư mới đến và dân địa phương chưa gắn
bó chặt chẽ vì ai cũng phải lao động cật lực để mưu sinh. Khi cuộc sống dần ổn
định, quan hệ của họ càng ngày càng thân thiết qua trao đổi kinh nghiệm trong cuộc
sống, lao động sản xuất hay giao lưu văn hóa, khơng có sự phân biệt giữa dân mới
và dân cũ, người Bắc hay người Nam. Việc hình thành tên xã Nam Thái Sơn cũng
đã phần nào khẳng định mối quan hệ khắng khít của cộng đồng cư dân trong khối
cộng cư này (Nam Thái Sơn là tên ghép giữa dân di cư Nam Định, Thái Bình và cư
dân người kinh, khơ me thuộc làng Sóc Sơn bản địa).


14


1.2.1.3. Điều kiện sinh sống
Phần lớn những hộ gia đình di dân ở xã Nam Thái Sơn theo tập quán lao động
của ông cha là làm ruộng và chăn nuôi nơng nghiệp. Tuy nhiên, có một bộ phận
người di dân đến đây lại chuyển sang làm nghề nắn lò đất. Đây là một nghề truyền
thống có trên một trăm năm nay của cư dân bản địa do tận dụng nguồn nguyên liệu
đất sét tự nhiên của địa phương. Thế nhưng, từ khi nhiều gia đình người Bắc di cư
chuyển sang nghề nắn lị thì nơi đây lại nhanh chóng trở thành làng nghề nổi tiếng
với tên gọi “Xóm lị đầu doi”. Tại đây, người dân di cư không chỉ nắn lò đất mà còn
chuyên sản xuất một số loại sản phẩm gia dụng như khn bánh, nồi, óng khói lị,...
Nhờ sự cần cù vốn có của số đơng đồng bào di cư mà đời sống người dân ở Nam
Thái Sơn hiện nay đang dần khấm khá, phát triển hơn.
1.2.1.4. Về văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng
Hầu hết người dân di cư vào Nam Thái Sơn đều xuất phát từ gốc nông thôn
cùng khổ thuộc hai tỉnh Nam Định và Thái Bình. Chính vì vậy, khi đến vùng đất
mới, họ vẫn bảo tồn truyền thống tín ngưỡng, văn hóa của q hương mình. Khi có
điều kiện thì họ lập tức xây dựng đền thờ những anh hùng dân tộc trên vùng đất
mới. Có lẽ, đó vừa là niềm tự hào đối với quê hương của họ vừa là chỗ dựa tinh thần
giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Khảo sát trong tồn xã Nam
Thái Sơn có tổng cộng ba đền thờ đều là do những người Bắc di cư xây dựng, đó là
hai đền thờ các vị vua nhà Trần và đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Mặc dù qui mơ các đền thờ có khác nhau nhưng lịng tơn kính của họ đối với các
bậc tiền nhân theo thời gian vẫn không suy giảm. Hàng năm, họ đều tổ chức các
nghi thức lễ hội rất long trọng với sự tham gia của đông đảo người dân di cư, trong
đó có cả người dân bản địa. Qua khảo sát thực tế, người viết nhận thấy phần lớn
người di cư nơi đây không theo tôn giáo nào cả. Họ thờ cúng tổ tiên ông bà, thổ địa,
thành hồng và trong nhà đều có treo ảnh Bác Hồ. Một bộ phận rất ít người di dân là
tín đồ Công giáo và phật giáo. Và những người theo đạo phật này cũng có đơi chút
ảnh hưởng của đạo Phật giáo Hòa Hảo của người dân Nam Bộ và đạo phật của
người Khmer bản địa.



15

Hịa chung vào sự giao lưu tín ngưỡng là sự giao lưu văn hóa giữa những
người di dân và người bản địa. Trong những lễ hội, sinh hoạt văn hóa của người
miền Bắc di cư không bao giờ thiếu sự tham gia của những người bản địa, kể cả
người Khmer và người dân vùng phụ cận. Và tất nhiên trong các lễ hội, sinh hoạt
văn hóa của người dân bản địa cũng khơng thể thiếu sự tham gia nhiệt tình của
người dân di cư. Thoạt nhìn cứ tưởng trong khối cộng cư này có sự hịa trộn văn hóa
sâu sắc nhưng quan sát kĩ thì đó chỉ là sự giao lưu, tiếp thu những tinh hoa giữa các
vùng văn hóa với nhau. Đã hơn nửa thế kỉ vào Nam nhưng những người Bắc di cư
vẫn bảo ban cho con cháu mình giữ giọng nói của người con Nam-Thái, vẫn nhớ
khơng quên những lời ru, điệu hò câu hát và cả những câu truyện kể như là niềm tự
hào đối với quê hương xứ sở...
1.2.2. Đặc điểm của nhóm cư dân thứ hai
1.2.2.1. Vài nét về lịch sử vùng đất Tân Hiệp
Địa bàn Tân Hiệp của tỉnh Kiên Giang là địa bàn có rất đơng người dân miền
Bắc theo đạo Cơng giáo di cư vào Nam. Huyện được thành lập năm 1957 trên cơ sở
tách ra từ quận Kiên Thành. Nơi đây có vị trí địa lí thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế, văn hóa xã hội vì huyện nằm trên trục đường chính nối dài theo hướng thành phố
Rạch Gía đi thành phố Hồ Chí Minh. Huyện gồm chín xã và thị trấn trung tâm- thị
trấn Tân Hiệp, phía Bắc giáp huyện Thoại Sơn-tỉnh An Giang, phía Nam giáp huyện
Giồng Riềng- tỉnh Kiên Giang, phía Đơng giáp huyện Vĩnh Thạnh- thành phố Cần
Thơ và phía Tây giáp thành phố Rạch Giá, huyện Châu Thành- tỉnh Kiên Giang.
Do giới hạn của đề tài, chúng tơi chỉ đi vào tìm hiểu địa bàn có đơng người
miền Bắc di cư nhất huyện, đó là thị trấn Tân Hiệp. Thị trấn Tân Hiệp có diện tích
tự nhiên là 321.720 km2 với dân số là 19.929 người. Thị trấn Tân Hiệp ra đời ngay
P


P

khi huyện thành lập và là khu vực trung tâm của huyện. Đây là địa bàn duy nhất ở
đồng bằng sông Cửu Long có đền thờ Quốc tổ Hùng Vương do những người di cư
từ miền Bắc vào Nam xây dựng từ năm 1957.



×