Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Trình bày và phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực quốc tế của tập đoàn mcdonalds

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 18 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1

TÓM TẮT ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1

1.2

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................. 1

1.1

MỤC TIÊU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ........................................................... 2

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY ........................................ 3
2.1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY............................................ 3

2.2

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH........................................................................... 3

2.3

SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỤ THỂ .............................................................. 4

2.4

SƠ LƯỢC VỀ SƠ ĐỒ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY ................................ 5


CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ ..... 8
3.1

SƠ LƯỢC VỀ CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY .................................................................................. 8
3.2

CHIẾN LƯỢC VỀ NGUỒN LỰC ............................................................ 8

3.3

CHIẾN LƯỢC VỀ HIỆU SUẤT LÀM VIỆC .......................................... 9

3.4

CHIẾN LƯỢC VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ ....................................... 10

3.5

CHIẾN LƯỢC VỀ KHEN THƯỞNG .................................................... 11

3.6

CHIẾN LƯỢC VỀ QUAN HỆ NHÂN VIÊN......................................... 12

3.7

ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ............................................. 13


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ...................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 16

i


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ nhân sự của McDonald’s................................................................. 5

ii


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Hoạt động quản trị nguồn nhân lực là một phần không thể thiếu trong việc quản

lý và sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Dù trước đó đã có nhiều cơng trình
trong nước nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, có rất ít cơng trình trong nước nghiên
cứu về hoạt động quản trị nguồn nhân lực quốc tế tại một công ty, tập đồn đa quốc gia.
Mục đích chính của bài nghiên cứu này là tìm hiểu và phân tích các chiến lược về hoạt
động quản trị nguồn nhân lực quốc tế tại tập đoàn McDonald's. Hy vọng bài nghiên cứu
này có thể đem lại một cái nhìn tồn diện hơn và hiểu rõ hơn cách thức mà tập đoàn đã
áp dụng vào hoạt động quản trị nguồn nhân lực quốc tế nhằm mang lại sự thành công
lâu dài như hiện nay.
1.2

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự diễn ra không ngừng nghỉ của xu hướng tồn cầu hóa, việc cạnh


tranh khốc liệt giữa các quốc gia là điều tất yếu. Cùng với đó là nhu cầu mở rộng thị
trường hoạt động, định hướng phát triển công ty đa quốc gia dẫn đến nhu cầu về nguồn
lực tăng cao. Tính chất tồn cầu hóa đã kéo theo một bộ phận nhân sự ở các quốc gia
mà sự khác biệt về văn hóa, quốc tịch, phong cách làm việc,.... được thể hiện một cách
rõ rệt. Đây là thách thức lớn đối với cả nhà quản trị khi việc quản trị nhân lực trở nên
phức tạp và khó kiểm sốt. Điều này u cầu những nhà quản lý nhân sự và doanh
nghiệp phải có một cái nhìn đúng đắn, nhận thức rõ và sâu sắc về nguồn lực để có thể
đề ra các giải pháp giải quyết, hướng đến sự phát triển bền vững, lâu dài.
McDonald’s với chiều dài hơn 80 năm hoạt động cùng với sự có mặt rộng rãi,
khắp nơi trên thế giới. Nhóm tác giả tin chắc rằng, để có bề dày phát triển như vậy, chắc
chắn McDonald’s đã triển khai hiệu quả các giải pháp, chiến lược về hoạt động quản trị
nguồn nhân lực quốc tế. Đây cũng chính là lý do nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Trình
bày và phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực quốc tế của tập đoàn McDonald's”
cho bài tiểu luận.

1


1.1

MỤC TIÊU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Dựa trên cơ sở lý thuyết cơ bản đã học kết hợp với việc tìm kiếm, nghiên cứu

trên báo chí, tivi và đặc biệt là internet. Nhóm tác giả đã áp dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau như: phương pháp thống kê, diễn giải, phân tích nhằm tìm hiểu
về thực trạng quản trị nguồn nhân lực quốc tế và cách nó hoạt động tại tập đoàn
McDonald's.

2



CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
2.1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
McDonald’s đã xuất hiện trên 118 quốc gia cùng với 35.000 nhà hàng trên toàn

thế giới. Tại Việt Nam có 22 nhà hàng, có mặt tại 3 thành phố lớn đó là Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh, Bình Dương.
Biết được xu hướng của người tiêu dùng Việt Nam ngày nay, nhằm đảm bảo
được an toàn vệ sinh thực phẩm trong những bữa ăn nhanh, cùng với đầy đủ các chất
dinh dưỡng và thái độ phục vụ chuyên nghiệp. McDonald’s cam kết sẽ làm cho khách
hàng không chỉ hài lòng về sản phẩm mà còn đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh
thực phẩm, dịch vụ và giá trị.
Tầm nhìn: Mang đến cho khách hàng những trải nghiệm độc nhất chỉ có tại chuỗi
nhà hàng McDonald's của chúng tôi.
Sứ mệnh: Đảm bảo 4 tiêu chuẩn quốc tế: Chất lượng - Dịch vụ - Vệ sinh - Giá trị
2.2

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
McDonald’s thành lập vào năm 1940, người sáng lập là hai anh em Richard và

Maurice ("Mick & Mack"). Sau này, Ray Kroc mua lại của hai anh em và phát triển đến
ngày hôm nay với kinh doanh thức ăn nhanh.
Ray Kroc là một nhà kinh doanh chuyên bán về máy sinh tố, với tính hiếu kỳ và
tị mị thì ơng đã đến California và xem cách hoạt động của hai anh em nhà McDonald
vì sao có thể mua nhiều máy sinh tố đến thế, nhiều hơn gấp nhiều lần so với các cửa
hàng ở thành phố lớn. Khi ơng đến nơi, thì ơng nhận thấy mơ hình kinh doanh của 2 anh
em McDonald rất đặc biệt, quy trình làm thức ăn được sắp xếp rất khoa học và hợp lý,

làm cho q trình hồn thành thức ăn một cách nhanh chóng. Và số lượng khách hàng
rất đông, đứng xếp hàng dài 20m.
Sau khi thấy được điều này, Ray Kroc đã đề xuất với 2 anh em McDonald hãy
phát triển và mở rộng mơ hình, nhưng 2 anh em McDonald lo sợ và chần chừ. Vì
thế, Ray Kroc đã mua lại toàn bộ chuỗi McDonald với giá là 2,7 triệu USD.Và ông phát

3


triển McDonald theo sự tính tốn của mình và làm cho những sản phẩm của McDonald
trở nên duy nhất.
Ngày nay, McDonald’s khơng chỉ được nhắc đến ở Mỹ mà cịn phổ biến ở nhiều
quốc gia khác trên thế giới như Pháp, Triều Tiên, Hàn Quốc,… và Việt Nam.
McDonald’s có nguồn nhân sự rất dồi dào, có lúc lên đến 1.5 triệu người.
2.3

SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỤ THỂ

Dịch vụ:
- Mở cửa 24h: nhằm đưa đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị cùng không
gian thoải mái với bữa thức ăn ngon tại bất cứ giờ nào trong ngày
- Mơ hình drive - thru hay còn gọi là take- away là khách hàng có thể vào mua ngay
thức ăn mà khơng cần phải đỗ xe nhưng vẫn mang đến những thức ăn nóng hổi và
tươi ngon. Phù hợp cho những khách hàng bận rộn hoặc không muốn dùng thức
ăn tại nhà hàng. Tại Việt Nam, McDonald’s là nhà hàng đầu tiên sử dụng mơ hình
này.
- Tổ chức các bữa tiệc sinh nhật: McDonald’s có đội ngũ tổ chức chuyên nghiệp
dành cho các buổi tiệc, từ việc trang trí, lên chương trình, chuẩn bị thức ăn, trò
chơi,... Đây là nơi các bố mẹ thường dành tặng cho các bé để tổ chức sinh nhật.
- Wifi miễn phí: khách hàng thoải mái sử dụng Internet với tốc độ cao

- Dịch vụ giao hàng: McDonald’s cho ra mắt ứng dụng dịch vụ McDelivery luôn
phục vụ khách hàng 24h trong ngày, ứng dụng này được sử dụng trên thiết bị điện
thoại và website của nhà hàng.
- Thanh tốn qua điện thoại: khách hàng có thể thanh tốn từ xa qua các ví điện tử
chuyển tiền nhanh, đảm bảo độ chính xác cao, nhanh chóng và tiện lợi.
Sản phẩm:
- Menu chính: Bánh Buger (Big Mac, Bánh Buger trứ danh), gà rán, cơm (cơm thịt
bò, thịt heo, thịt gà), phần ăn cho bé,…
- Món điểm tâm: Bánh quy thịt xơng khói, trứng & phơ mai; Xúc xích McGriddles,
Bánh muffin, tráng miệng (kem, bánh táo), món ăn nhẹ (khoai tây chiên, kem, bánh
táo nướng, burger),…

4


- Đồ uống: thức uống nóng (trà nóng, socola nóng), thức uống đá (coca cola, sprite,
Dr Pepper,...) , trái cây đá xay (chuối dâu tây, sinh tố xoài dứa,Caramel Mocha),
sữa,..
2.4

SƠ LƯỢC VỀ SƠ ĐỒ NHÂN SỰ CỦA CƠNG TY

Hình 2.1: Sơ đồ nhân sự của McDonald’s
Nguồn:
Ban giám đốc (CEO, Broad of Directors):
-

Ban Quản trị và Hỗ trợ: Hỗ trợ hoạt động và điều hành của Hội đồng quản trị
bằng cách tư vấn và thông báo cho các thành viên Hội đồng quản trị, giao tiếp
giữa Hội đồng quản trị và nhân viên, và hỗ trợ đánh giá của Hội đồng quản trị về

giám đốc điều hành

-

Chương trình, Sản phẩm và Cung cấp Dịch vụ: Giám sát thiết kế, tiếp thị, khuyến
mãi, phân phối và chất lượng của các chương trình, sản phẩm và dịch vụ.

-

Quản lý Tài chính, Thuế, Rủi ro và Cơ sở vật chất: Đề xuất ngân sách hàng năm
để Hội đồng quản trị phê duyệt và quản lý thận trọng các nguồn lực của tổ chức
trong các hướng dẫn ngân sách đó theo luật và quy định hiện hành

-

Quản lý nguồn nhân lực: Quản lý hiệu quả nguồn nhân lực của tổ chức theo các
chính sách và quy trình nhân sự được ủy quyền, phù hợp với các quy định và
pháp luật hiện hành

-

Cộng đồng và Quan hệ công chúng: Đảm bảo tổ chức và sứ mệnh của tổ chức,
các chương trình, sản phẩm và dịch vụ được trình bày nhất qn bằng hình ảnh
tích cực và mạnh mẽ cho các bên liên quan.
5


Bộ phận chiến lược Marketing (Marketing Department):
- Xây dựng và phát triển hình ảnh của thương hiệu thơng qua các hoạt động như: tổ
chức tham gia các hoạt động xã hội, chính sách chăm sóc khách hàng đặc biệt,...

- Nghiên cứu sáng tạo sản phẩm và mở rộng thị trường kinh doanh.
- Phân tích và đánh giá từ nhưng thơng tin thu nhập được, từ đó lên kế hoạch quyết
định cải tiến sản phẩm hiện có.
- Đề xuất ý tưởng cho dự án mới và sản phẩm mới.
Bộ phận kinh doanh (Sales Department):
-

Bộ phận bán hàng là liên kết trực tiếp giữa sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty và
khách hàng. Tuy nhiên, một bộ phận bán hàng được đào tạo bài bản sẽ làm được
nhiều việc hơn là bán hàng.

-

Nhân viên bán hàng của bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng của bạn. Hơn
nữa, một nhân viên bán hàng chất lượng giúp xác định nhu cầu riêng của khách
hàng và đảm bảo rằng những nhu cầu đó được đáp ứng.

-

Vì nhân viên bán hàng liên tục tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của bạn, họ trở
nên bí mật về thơng tin cá nhân giúp làm cho các tương tác bán hàng trở nên suôn
sẻ và thân thiện hơn.

Bộ phận tài chính (Finance Department):
Các hoạt động của bộ phận tài chính có thể có tác động to lớn đến một công ty
và hoạt động chung của nó. Bên cạnh việc giám sát dịng tiền vào và ra, bộ phận
tài chính cịn có các vai trị khác, chẳng hạn như:
-

Cung cấp thông tin cho ban quản lý: Nhóm phịng tài chính cung cấp thơng

tin quan trọng cho ban lãnh đạo công ty để quản lý hiệu quả.

-

Quản lý vốn chủ sở hữu: Bộ phận tài chính phải quản lý hiệu quả vốn chủ
sở hữu của công ty.

-

Quản lý dịng tiền: Bộ phận tài chính đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời
các quỹ cho hoạt động của doanh nghiệp.

-

Quản lý rủi ro: Bộ phận xác định, thẩm định và vạch ra các biện pháp giảm
thiểu rủi ro cho tổ chức.

6


-

Quản lý thuế: Cán bộ tài chính xử lý các báo cáo nộp thuế và các vấn đề
về bảng lương của nhân viên.

Bộ phận nhà hàng: (Restaurant Department):
- Bộ phận nhà hàng có chức năng quản lý chuỗi hệ thống nhà hàng của công ty, bao
gồm các cấp bậc như: quản lý nhà hàng, quản lý bộ phận đào tạo nhân viên nhà
hàng.
- Ban quản lý của bộ phận nhà hàng phải đảm bảo chất lượng phục vụ, chất lượng

sản phẩm đến với khách hàng.
Bộ phận cung ứng: (Supply Department):
- Nhiệm vụ chính của bộ phận cung ứng nào là cung cấp cho tổ chức, đối tác của
công ty những hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu từ bên ngoài tổ chức, đúng chất
lượng, đúng lúc, đúng số lượng và đúng giá.
- Bộ phận cung ứng có năm chức năng chính: thu mua, hoạt động, logistics, quản lý
tài nguyên, quy trình làm việc thơng tin.

7


CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
QUỐC TẾ
3.1

SƠ LƯỢC VỀ CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ

TẠI CƠNG TY
Hoạt động của McDonald’s tồn cầu được phát triển và phù hợp với chiến lược
hoạt động có kế hoạch để cùng thắng. Chiến lược này chủ yếu xoay quanh nhu cầu cung
cấp trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng.
Chiến lược kế hoạch để cùng thắng tập trung vào sản phẩm, con người, địa điểm,
giá cả và khuyến mại (5P). Với sự kết hợp của 5P này, công ty tin rằng họ có thể đạt
được sứ mệnh cải thiện liên tục trải nghiệm của khách hàng. Chiến lược nguồn nhân lực
của công ty bao gồm việc chuẩn bị nguồn nhân lực, lựa chọn, giáo dục, hiệu suất, đãi
ngộ và duy trì nhân viên.
Trong kế hoạch chiến lược sử dụng nhân viên làm nguồn chính để đảm bảo sự
hài lịng của khách hàng bằng cách cải thiện trải nghiệm của họ, McDonald’s đã phát
triển một chiến lược lập kế hoạch việc làm hiệu quả. Công ty nỗ lực đưa ra các kế hoạch
tuyển dụng phù hợp bằng cách đảm bảo rằng công ty triển khai đúng người về số lượng

và chuyên môn của họ.
Kế hoạch này giúp đảm bảo rằng nó khơng thiếu nhân viên cần thiết để cung cấp
khơng chỉ các sản phẩm và dịch vụ của công ty mà cịn cả các giá trị của cơng ty cho
khách hàng. Nếu khơng có đủ những người có thể tận dụng các dịch vụ ở tốc độ cao
nhất có thể, tổ chức nhận ra rằng có thể khơng đầy đủ sản phẩm ra thị trường. Khách
hàng có thể cân nhắc dùng bữa tại các nhà hàng của đối thủ cạnh tranh của cơng ty,
những nhà hàng có thời gian chờ đợi thấp.
3.2

CHIẾN LƯỢC VỀ NGUỒN LỰC
Chiến lược để thu hút nguồn lực của McDonald’s tập trung vào môi trường làm

việc và sự phát triển của nhân viên tại công ty. McDonald’s luôn tạo ra một môi trường
làm việc thân thiện, cởi mở và hiện đại giúp cho nhân viên có thể tự do sáng tạo và đóng
góp cho cơng ty. Bên cạnh đó, lý do McDonald’s có thể thu hút ứng viên đó là cơ hội
thăng tiến và phát triển cao. Nhân viên không những được rèn luyện, phát triển năng lực
8


thông qua các công việc hàng ngày ở trong nước mà cịn có cơ hội tham gia các khố
đào tạo chuyên sâu, dài ngày tại thị trường nước ngoài như: Singapore, Philippines,..để
nâng cao năng lực, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực chiến ở các môi trường mới.
Năm 2006, McDonald's ở Anh ra mắt chiến dịch tuyển dụng “Not Bad for a
McJob”. Có 1225 nhà hàng áp dụng và 18 biển quảng cáo áp phích khác nhau được tạo
ra để thực hiện chiến dịch. Các áp phích minh họa điều kiện làm việc tốt tại McDonald's,
các chế độ khuyến mãi, trả lương và các phúc lợi sức khỏe có tại McDonald's. Những
tấm áp phích này trái ngược hồn tồn với nhận thức xấu được tạo ra về McJobs là
những “công việc trả lương thấp địi hỏi ít kỹ năng và ít cơ hội phát triển”. Chiến dịch
đã mang lại kết quả đáng kể trong việc cải thiện tỷ lệ ứng tuyển vào cơng ty: tỷ lệ vị trí
trống (cải thiện từ 4 vị trí: trống 1 lên 14 vị trí : trống 1).

3.3

CHIẾN LƯỢC VỀ HIỆU SUẤT LÀM VIỆC
McDonald’s đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên hai lần một năm dựa trên

các năng lực quan trọng phù hợp với chiến lược tổng thể của công ty và mô tả công việc
của từng cá nhân. Đây là cơ hội để đo lường hiệu quả hoạt động, đặt ra các mục tiêu
cũng như thảo luận về các nhu cầu đào tạo và phát triển của nhân viên. Các phần của
bài đánh giá bao gồm cả nhận xét bằng văn bản và đánh giá bằng số trên thang điểm 1 4. Thêm vào đó, nhân viên MCDonald’s cũng có cơ hội tự cho điểm và đưa ra nhận xét
về cách họ đánh giá bản thân trong mỗi phần. Việc đánh giá hiệu suất định kỳ là yếu tố
cần thiết để doanh nghiệp McDonald’s có thể xác định được phương án đào tạo, cải
thiện năng lực làm việc giúp hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh việc tạo môi trường làm việc năng động cho các nhân viên hợp tác, chia
sẻ kiến thức, kinh nghiệm và chuyên môn với nhau thì McDonald’s cũng đã áp dụng
nhiều chương trình khen thưởng, hình thức đào tạo và phát triển để nâng cao hiệu suất
làm việc của nhân viên. Việc khen thưởng (phần 3.5) sẽ tạo nguồn động lực mạnh mẽ
giúp nhân viên làm việc có hiệu quả hơn. Cùng với đó, chương trình đào tạo và phát
triển nhân viên là một cơng cụ hữu hiệu để cải tiến nhân viên cũng như hiệu suất hoạt
động. Chi nhánh MacDonald’s Ilford thuê nhân viên mới hàng năm và sau đó đào tạo
để họ làm quen với văn hóa, chuẩn mực, mơi trường cùng với quyền và trách nhiệm của
họ. Ngồi ra, McDonald’s cũng có một số chương trình đào tạo như trường Đại học
9


Hamburger, Archways to Opportunity,... sẽ được đề cập rõ hơn ở phần nội dung tiếp
theo. Bằng cách đào tạo phát triển nhân viên, McDonald’s đã nhận sự hài lòng của nhân
viên, sự cam kết của nhân viên, giảm sự luân chuyển và tăng khả năng giữ chân nhân
viên. Qua đó, tăng động lực và nâng cao năng suất làm việc của nhân viên hơn.
3.4


CHIẾN LƯỢC VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ
Trong tình hình kinh tế biến động bởi dịch COVID 19, việc đầu tư cho đào tạo

nhân lực trở thành vấn đề nan giải của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ
khó có thể vững mạnh nếu nhân sự khơng được huấn luyện, nâng cao năng lực hằng
năm theo xu hướng phát triển nhanh chóng của thị trường. Để có được vị thế trên thị
trường quốc tế như hiện nay, McDonald’s đã luôn đề ra các chiến lược phát triển nhân
sự kịp thời và hiệu quả.
McDonald's đã thành lập “Đại học Hamburger” vào năm 1961 để cung cấp cho
nhân viên chương trình đào tạo tốt nhất mang tính tồn cầu dành riêng cho việc phát
triển các kỹ năng và kiến thức của cá nhân trong quy trình vận hành nhà hàng: kỹ năng
lãnh đạo, chất lượng, dịch vụ khách hàng,... Đại học Hamburger được công nhận là trung
tâm xuất sắc toàn cầu của McDonald's về đào tạo và phát triển hoạt động, với nhiều cơ
sở ở Chicago, Hồng Kông, Sydney, Hamburg, Tokyo, Trung Quốc, Singapore và
Dubai,...Vì việc học tập tại Đại học McDonald's được coi là đào tạo nhân viên,
McDonald's muốn tạo điều kiện cho những ứng viên thành công dễ tiếp cận nhất có thể
nên cơng ty và những người được nhượng quyền sẽ trả chi phí theo học tại trường đại
học này. Bên cạnh đó, McDonald's cũng cung cấp học bổng và các chương trình hỗ trợ
học phí cho nhân viên McDonald's và sinh viên tốt nghiệp Đại học Hamburger muốn
theo đuổi bằng đại học.
Thêm vào đó, chương trình Archways to Opportunity của McDonald’s ra mắt vào
năm 2015 đã giúp nhân viên trên toàn cầu cải thiện kỹ năng tiếng Anh, lập kế hoạch
giáo dục và nghề nghiệp tương lai với sự trợ giúp của các cố vấn nghề nghiệp.
McDonald’s đã tích hợp sự phát triển chun mơn vào trải nghiệm của nhân viên để
giúp lực lượng lao động của họ đạt được thành công. Kể từ năm 2015, đã có hơn 750
nhân viên tốt nghiệp chương trình trung học trực tuyến nghề nghiệp và hơn 7.250 nhân
viên tốt nghiệp chương trình English Under the Arches (ra mắt năm 2007). Ứng dụng
10



Archways to Careers giúp nhân viên có được nhiều cơ hội để phát triển cá nhân và nghề
nghiệp trong công việc, cho dù đó là học cách giao tiếp với đồng nghiệp có hồn cảnh
khác nhau hay sử dụng các kỹ năng mềm như sự đồng cảm để hiểu quan điểm của khách
hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc. Mặc dù mỗi nhân viên của McDonald’s
đều khác biệt về nguyện vọng nghề nghiệp, hoàn cảnh xuất thân và sở thích cá nhân,
nhưng họ có một điểm chung là trải nghiệm của nhân viên được định hình bởi sự học
hỏi và phát triển.
Vào năm 2019, công ty đã hợp tác với “Tổ chức phịng chống bạo lực tình dục
RAINN” để xây dựng khoá đào tạo cho tất cả các nhân viên cửa hàng của mình tại Hoa
Kỳ. Nội dung của khóa đào tạo bao gồm những bài học về các vấn đề như phân biệt đối
xử và ngăn chặn trả thù, các tình huống tránh bạo lực với khách hàng và cách báo cáo
khiếu nại về hành vi quấy rối. Công ty cũng giới thiệu một đường dây nóng ẩn danh để
nhân viên báo cáo các mối quan ngại. Có thể thấy đây là lần đầu tiên McDonald's tổ
chức chương trình đào tạo đặc biệt như vậy cho người quản lý điều hành nhà hàng và
gần 850.000 nhân viên nhà hàng ở Mỹ như đầu bếp và thu ngân sau vụ lùm xùm năm
2018 về vấn đề an tồn tại nơi làm việc ở cơng ty. Có thể thấy McDonald’s luôn quan
tâm đến vấn đề phát triển nhân sự không những về năng lực chuyên môn nghề nghiệp
mà cịn các yếu tố ảnh hưởng đến mơi trường làm việc của nhân viên.
3.5

CHIẾN LƯỢC VỀ KHEN THƯỞNG
McDonald’s đã nâng cao hiệu suất và năng suất bằng cách đảm bảo tất cả các

chương trình khen thưởng đều phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình. Năm 2012,
cơng ty đã giành được Giải thưởng Lợi ích cho Nhân viên vì sự phù hợp giữa các lợi ích
với chiến lược kinh doanh.
Năm 2014, sáng kiến “Road to Rio” khuyến khích nhân viên từ 5% nhà hàng
hàng đầu dựa trên xếp hạng mức độ hài lòng của khách hàng vào tháng 2, tháng 3 và
tháng 4 được tham gia rút thăm trúng thưởng giành một chuyến đi đến World Cup ở
Brazil. Đây là một sự cải tiến rõ rệt và tạo ra một tiếng vang thực sự ở nơi làm việc khi

trong ba tháng, công ty đã phục vụ thêm 24.000 khách hàng mỗi ngày.
McDonald's cũng khuyến khích và hỗ trợ các chương trình thưởng cho chuỗi nhà hàng
thuộc sở hữu của công ty. Mỗi tháng, tất cả nhân viên trong 10% nhà hàng hàng đầu,
11


dựa trên điểm số của người mua sắm bí ẩn, sẽ nhận được tiền thưởng 50p cho mỗi giờ
họ làm việc trong khoảng thời gian hai tuần. Ngoài ra, quản lý nhà hàng đủ điều kiện
nhận tiền thưởng hàng quý dựa trên ba thước đo có trọng số như nhau: điểm số của
người mua sắm bí ẩn, tăng trưởng doanh số và lợi nhuận. McDonald's cho phép nhân
viên lựa chọn các phúc lợi phù hợp với họ và cung cấp các tùy chọn khác nhau để phù
hợp với các độ tuổi khác nhau. Chiến lược thưởng này phù hợp với các mục tiêu kinh
doanh và là chìa khóa quan trọng giúp tổ chức đảm bảo mức tăng trưởng doanh số bán
hàng.
Đại dịch COVID 19 buộc các doanh nghiệp phải chú ý nhiều hơn đến chính sách
trả lương và nghỉ ốm. Đầu thời kỳ bùng phát dịch bệnh ở Mỹ, McDonald's đã thực hiện
một chính sách mới để cung cấp 2 tuần nghỉ phép có lương cho cơng nhân tại các cửa
hàng thuộc sở hữu của công ty. McDonald's cho nhân viên tại 650 nhà hàng thuộc sở
hữu của công ty khoản tiền thưởng tương đương 10% tiền lương kiếm được vào tháng
5/2020. McDonald's cho biết việc thể hiện lòng biết ơn bên cạnh các biện pháp khác mà
họ đã thực hiện cho nhân viên bao gồm gần 50 quy trình an tồn; nghỉ ốm có lương cho
những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19; tăng gấp đôi tiền thưởng quý 1 cho những
người quản lý đủ điều kiện, từ 800 đô la đến 4.000 đơ la; đường dây nóng y tá 24/7 cho
nhân viên và gia đình của họ; và các buổi tư vấn hỗ trợ tinh thần. Phần thưởng này là
một cách khác để McDonald’s có thể đánh giá cao tinh thần những nhân viên nhà hàng
của mình, quan tâm đến sự an toàn, an ninh và hạnh phúc của người lao động.
3.6

CHIẾN LƯỢC VỀ QUAN HỆ NHÂN VIÊN
Đối với McDonald’s, nhân viên là tài sản quan trọng nhất. Điều này là bởi vì sự


hài lịng của khách hàng bắt đầu với thái độ và khả năng của nhân viên. Nhân viên của
McDonald’s được khuyến khích đưa ra ý kiến của mình thơng qua hịm thư mở và trang
web riêng. Tất cả những ý kiến gửi về đều được ghi nhận ở dạng ẩn danh, quản lý cửa
hàng có thể truy cập vào website để tổng hợp các ý kiến, góp ý về bản thân hoặc bộ phận
đang phụ trách.
Một năm bốn lần, tất cả nhân viên sẽ được tham dự buổi họp chia sẻ ý kiến, quan điểm
cá nhân dựa trên tinh thần xây dựng và đóng góp. Hàng năm, nhân viên của mỗi chi
nhánh sẽ được thuyên chuyển công việc sang một chi nhánh khác thuộc hệ thống và
12


ngược lại. Tập thể nhân viên còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa để mở rộng
mối quan hệ với đồng nghiệp cũng như tăng tính đồn kết nội bộ, chẳng hạn như dã
ngoại hoặc các buổi tiệc do cơng ty tổ chức.
Bên cạnh đó, McDonald’s cịn tạo ra hai chương trình rất sáng tạo để hỗ trợ nhân
viên là “Hợp đồng kết nối Bạn bè & Gia đình” và chương trình “Học việc ngành Nhà
hàng”. Chương trình “Hợp đồng kết nối Bạn bè & Gia đình” tạo cơ hội cho nhân viên
và thành viên gia đình hoặc bạn bè được làm việc ở cùng một chi nhánh để dễ dàng giúp
đỡ và chia sẻ công việc mà không cần báo trước, đây là chương trình vơ cùng phù hợp
với đối tượng là phụ nữ và sinh viên.
Mặt khác, chương trình “Học việc ngành Nhà hàng” lại cung cấp cho nhân viên
sự tiếp cận đầy đủ vởi các bằng cấp có giá trị được cơng nhận trên tồn quốc, bao gồm
cả các loại bằng cấp cơ bản như tiếng Anh và Toán học. Giám đốc Nhân sự của
McDonald’s châu Âu - David Fairhurst cho rằng: “Sự đầu tư mà chúng tôi thực hiện để
mang lại giá trị cho nhân viên thơng qua những chương trình này, mang lại giá trị gấp
nhiều lần cho doanh nghiệp với sự cam kết cao, hiệu năng và sự gắn kết của nhân viên”.
3.7

ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Từ lâu, ngành công nghiệp thức ăn nhanh đã phải đối mặt với nhiều vấn đề liên

quan đến béo phì và sức khỏe. Là cơng ty chủ chốt trong ngành, McDonalds đã thay đổi
thực đơn của mình bao gồm nhiều lựa chọn lành mạnh hơn như rau, salad, trái cây và
các sản phẩm làm từ sữa ít béo. Đồng thời, giảm lượng đường, chất béo bão hịa, chất
béo chuyển hóa nhân tạo và natri trong các sản phẩm chủ chốt của hãng như hamburger
và khoai tây chiên.
Bên cạnh đó, thiết lập một chuỗi cung ứng bền vững đi cùng với trách nhiệm xã
hội cũng là điều mà nhiều năm gần đây McDonald’s chú trọng phát triển. Để thực hiện
được điều đó, McDonald’s đã tạo ra “The Supplier Code of Conduct” - một bộ quy
chuẩn dành cho những nguyên liệu đầu vào mà nhà cung cấp khi hợp tác McDonald’s
phải đáp ứng. Bộ quy chuẩn này bao gồm môi trường làm việc, các tác động đến môi
trường sống, đạo đức kinh doanh và quyền con người. Định kỳ hai lần mỗi năm,
McDonald’s sẽ “ghé thăm” nơi làm việc của các nhà cung cấp để kiểm tra, chưa tính
đến những lần kiểm tra đột xuất.
13


McDonald’s cùng với “Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên” (WWF), “Cargill”,
“JBS” và các tổ chức khác thành lập nên “Hội nghị Bàn tròn về Thịt bò Bền vững” để
xây dựng một bộ quy chuẩn về nguồn thịt bò bền vững và cấp chứng nhận cho các đơn
vị tham gia. Năm 2014, Bộ quy chuẩn hồn chỉnh được cơng bố và chính thức đưa vào
áp dụng. Lấy nguồn nguyên liệu từ chính đất nước mình, McDonald’s Canada là chi
nhánh đầu tiên của McDonald’s đạt tỉ lệ sử dụng 100% thịt bị bền vững.
Khơng riêng gì thịt bị, những nguồn thực phẩm đầu vào khác của McDonald’s
cũng đạt được nhiều thành tích nổi bật. Vào năm 2012, “Hội đồng Quản lý Biển”
(Marine Stewardship Council - MSC) đã trao giấy chứng nhận cho McDonald’s vì nỗ
lực tạo ra 100% nguồn cung cấp cá lạt (whitefish) bền vững.
Ngoài ra, chuỗi thức ăn nhanh này còn tập trung vào việc giảm số km lái xe, tối
ưu hóa các tuyến đường vận chuyển hàng và cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu nhằm

hạn chế tối đa mức khí thải ra mơi trường. Cơng ty cũng hướng tới việc tăng cường bao
bì bền vững cho thực phẩm của mình thơng qua việc tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm
và thiết kế sản phẩm phù hợp. Hầu hết các bao bì của McDonald’s hiện tại đều làm từ
sợi, thay thế hoàn toàn việc sử dụng nhựa để đóng gói như trước đây.

14


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
McDonald’s là một trong những thương hiệu hàng đầu và duy trì tốc độ tăng
trưởng bậc nhất trong thị trường đồ ăn nhanh ở 120 quốc gia trên 6 châu lục với hơn
30.000 cửa hàng và 210.000 nhân viên khắp thế giới. Thành công của McDonald’s bắt
nguồn từ nhiều yếu tố mà đóng góp một phần khơng nhỏ cho sự thành cơng đó là chiến
lược quản trị nguồn nhân lực quốc tế của công ty.
Sở hữu nguồn nhân lực quốc tế khổng lồ, McDonald’s luôn đảm bảo rằng dù làm
việc ở vị trí nào, cơng ty cũng sẽ hỗ trợ nhân viên khám phá mọi khả năng có thể của
bản thân thơng qua những chương trình phát triển nhân sự, nâng cao hiệu suất làm việc
và động viên nhân viên bằng những chế độ khen thưởng, các hoạt động quan hệ nhân
viên.
“Tại McDonald’s, chúng tơi có thể khơng tuyển ứng viên giỏi nhất nhưng nếu có
nhiệt huyết và tố chất, bạn chắc chắn có cơ hội trở thành người giỏi nhất”, bà Nguyễn
Quế Anh - Giám đốc Nhân sự của McDonald’s Việt Nam chia sẻ. Năm 2019,
McDonald’s tiếp tục lọt top “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” của tạp chí
Anphabe trong 4 năm liên tiếp (2015 - 2019) và “Top 25 nơi làm việc tốt nhất thế giới”
do tạp chí Fortune bình chọn.
Hơn nữa, McDonald’s cịn là một cơng ty có trách nhiệm xã hội, khi thực hiện
xuất sắc vai trị của mình thơng qua những thay đổi tích cực về khẩu phần ăn cùng các
dự án vì mơi trường giúp đóng góp đáng kể vào sự phát triển của cộng đồng.

15



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Md. Belayet Hosen Raju, “How training and development effect employee
performance and motivation in McDonald’s”,
/>mployee_performance_and_motivation_in_McDonald_s.docx .
2. Sarah Gallo, “Case study: How McDonald’s Intergrates Learning into the Employee
Experience”, ngày
16/03/2020.
3. Clare Duffy, “McDonald’s to start new worker training program following criticism
over workplace safety issues”, CNN Business, năm 2019, số 0641.
4. Robert Crawford, “McDonald’s Restaurants puts motivation and reward at heart of
business strategy”, ngày
03/06/2015.
5. Ben Coley, “McDonald’s to Reward Company Employee with Bonuses”,
tháng 5/2020.
6. Mộc Trà, “Điều gắn kết đội ngũ nhân viên tại McDonald’s Việt Nam ”,
ngày 30/09/2016.
7. Nguyễn Quyên, “Chuỗi cung ứng bền vững của McDonald’s”,
ngày
09/06/2017.
8. Sơn Trà, “Lý do McDonal’s được người trẻ lựa chọn là nơi làm việc đầu tiên”,
ngày 03/04/2018.

16



×