Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Cách viết CV khi chưa có kinh nghiệm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.72 KB, 3 trang )

Cách viết CV khi chưa có kinh nghiệm
Kinh nghiệm luôn là nỗi lo lắng hàng đầu của những tân cử
nhân khi đi xin việc. Đặc biệt, vào thời buổi “cung nhiều hơn
cầu”, yêu cầu về kinh nghiệm trở thành cản trở những người
mới trong thị trường lao động vươn tới công việc “trong mơ”
của mình.
Tuy nhiên, bạn không nên vội từ bỏ vị trí mình mong muốn chỉ bởi
chưa có kinh nghiệm. Dù công ty đăng tin tuyển dụng và yêu cầu
người có kinh nghiệm đăng ký, điều này không có nghĩa là họ chỉ
muốn những người có kinh nghiệm. Họ biết trong thị trường lao
động, tỉ lệ người mới không có hoặc có ít kinh nghiệm. Và điều họ kỳ
vọng là một số người trẻ tuổi dám thử thách thể hiện bản thân. Đây
là dấu hiệu cho một nhân viên tự tin, sẵn sàng đương đầu với khó
khăn trong tương lai.
Vì vậy, điều bạn cần làm là “chăm chút” cho bản CV để thu hút sự
chú ý của nhà tuyển dụng và nhận được lời phỏng vấn. Việc này
cũng phải đơn giản bởi bạn không thể viết CV với vài dòng ngắn ngủi
hay ghi những kinh nghiệm không có thật vào đó. Dù vậy, bạn có thể
lái sự chú ý của nhà tuyển dụng vào những điểm mạnh khác của
mình.
- Chứng tỏ kỹ năng cứng
Kỹ năng cứng sẽ nói lên con người bạn. Vì không có kinh nghiệm
làm việc thực tế, bạn nên hoàn thiện tốt kỹ năng cứng của mình. Đây
là những kỹ năng bạn đã tích lũy qua quá trình học tập và trải nghiệm
tại trường học. Chẳng bạn, với công việc kế toán, nắm vững kiến
thức về luật, tính toán… sẽ là những yếu tố được sử dụng để thuyết
phục nhà tuyển dụng. Đừng cho rằng như vậy là quá chi tiết và
không nhất thiết phải viết vào CV.
Ngoài ra, bạn có thể thêm vào các hoạt động đoàn đội, tình nguyện,
câu lạc bộ tiếng Anh hay môi trường… bạn từng tham gia khi còn đi
học. Rất nhiều nhà tuyển dụng hiện nay tìm kiếm những ứng viên


năng động, nhiệt tình như vậy cho dù họ không có kinh nghiệm làm
việc thực tế.
- Tận dụng kỹ năng mềm
Bên cạnh kỹ năng cứng, các kỹ năng mềm xuất sắc cũng giúp bạn
ghi thêm điểm với nhà tuyển dụng. Đây không hẳn là những kỹ năng
bạn được dạy tại trường lớp mà là những kỹ năng đặc biệt của bản
thân mình, như khả năng lắng nghe, tập trung tốt, kỹ năng giao tiếp
Tính cách cũng có thể hỗ trợ nhiều cho bạn. Ví dụ, với công việc kế
toán, tính cẩn thận, tỉ mỉ, chú ý tới từng chi tiết là những yếu tố rất
quan trọng và cần thiết. Hãy nhấn mạnh những tính cách có liên
quan tới công việc để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Tóm lại, bạn cần tổng hợp những điểm mạnh của mình để chứng tỏ
bạn có thể làm tốt công việc. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ chú ý khi
đọc CV của ứng viên có những đặc điểm tương đồng, thỏa mãn yêu
cầu về công việc kể cả dù chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế.
1. Bắt đầu bằng việc viết một dòng các kinh nghiệm ở các khía cạnh
khác nhau (ở trường, trong công việc và trong cả các hoạt động xã
hội…). Sử dụng bảng thống kê của CV để sắp xếp những ý tưởng
đó.
2. Đưa mỗi hoạt động gắn với một thành quả cụ thể. Khi trình bày
thành quả, cần bắt đầu bằng một động từ mạnh, miêu tả các hoạt
động của bạn và kết thúc bằng điều bạn đã đạt được.
3. Tạo một danh sách các thành quả đạt được một cách toàn diện.
Sau đó, bạn có thể sắp xếp lại cho hoàn chỉnh.
4. Sau khi đã hoàn thành danh sách đó, hãy chỉnh sửa chúng; diễn
giải bằng những lời lẽ chắc chắn và những ví dụ rõ ràng, cụ thể cho
kết quả đó.

×