Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài voọc dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia cát bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.45 KB, 81 trang )

Luận văn tốt nghiệp 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Là một trong những quốc gia đang phát triển với hàng loạt những ưu
tiên cho phát triển kinh tế, Việt Nam không tránh khỏi những mâu thuẫn
mà các quốc gia khác thường gặp phải, đó là những vấn đề môi trường nảy
sinh khi các chỉ số kinh tế tăng vọt. Cùng với sự phát triển về kinh tế đó là
vấn đề sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không hợp lý gây ô nhiễm
môi trường. Hiện nay, ở Việt Nam hầu như tất cả các thành phố có hoạt
động công nghiệp phát triển đều đang trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng.
Trước tình trạng đáng báo động đó thì việc tìm giải pháp, hướng đi phù hợp
và mang lại hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường là thực sự cần thiết.
Một trong những hình thức quản lý môi trường thu được hiệu quả
cao là quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (Community – Based
Environment Manager – CBEM). Mô hình này là một phương tiện cho
người dân trong cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định. Quá trình
này đưa ra một giới hạn đầy đủ về các bên tham gia, từ đó phá vỡ những
rào cản giữa các bên liên quan và đưa ra những mục tiêu rõ ràng, tạo cơ hội
cho cộng đồng tham gia vào quá trình quản lý và xác lập khả năng tự trị.
Do đó, đây là một cơ chế quan trọng cho sự tham gia từ đó tạo hiệu quả cao
trong việc xây dựng năng lực quản lý của chính quyền địa phương.
Hiện nay, mô hình quản lý này đã và đang được áp dụng ở nhiều
vùng khác nhau trên thế giới. Các mô hình này qua thực tế đã thể hiện
nhiều ưu điểm mà công tác quản lý nhà nước không đạt được. Mô hình
quản lý môi trường dựa vào cộng đồng được áp dụng vào nhiều lĩnh vực
khác nhau, như các mô hình quản lý bảo tồn, mô hình thu gom rác tại các
phường, xã
Ở Việt Nam, mô hình người dân tham gia vào hoạt động quản lý môi
trường không phải là hiếm thấy nhưng mô hình quản lý môi trường dựa vào
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 2


cộng đồng theo đúng nghĩa của nó thì không nhiều. Cần thiết có sự nghiên
cứu, tìm hiểu những hình thức mà người dân tham gia vào quản lý môi
trường ở nước ta và thực trạng áp dụng hình thức quản lý này.
Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng nhằm bảo vệ loài
Voọc đầu trắng ở Vườn quốc gia Cát Bà là một mô hình tiêu biểu, điển
hình cho hình thức quản lý này. Mô hình này đang được áp dụng ở Vườn
quốc gia Cát Bà và đang tỏ ra là rất hiệu quả và có nhiều ưu việt, xứng
đáng được nghiên cứu xem xét để các vùng khác học tập kinh nghiệm, và
quảng bá rộng dãi.
Vì vậy trong khuôn khổ của luận văn em quyết định lựa chọn đề tài
“Bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài Voọc dựa vào cộng
đồng ở Vườn quốc gia Cát Bà”
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu đề tài này nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
- Đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý dựa vào cộng
đồng
- Nghiên cứu và phân tích, mô hình quản lý bảo tồn loài Voọc đầu
trắng dựa vào người dân ở Vườn quốc gia Cát Bà.
- Đánh giá những thành tựu, những tồn tại, khó khăn thuận lợi mà
mô hình gặp phải và đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của mô hình.
3. ` Phương pháp nghiên cứu.
-Tổng hợp tài liệu, số liệu, phân tích , đánh giá.
- Khảo sát thực địa.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian địa điểm nghiên cứu: Vườn quốc gia Cát Bà bao
gồm cả vùng lõi và vùng đệm, thời điểm nghiên cứu là năm 2006.
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 3
5. Nội dung nghiên cứu.

Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
và thực trạng quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam.
Chương II: Nghiên cứu mô hình quản lý dựa vào cộng đồng nhằm
bảo tồn loài Voọc đầu trắng ở Vườn quốc gia Cát Bà.
Chương III: Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình, những thuận
lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động.
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 4
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM.
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG.
1.1.1 Một số khái niệm.
* Khái niệm về tài nguyên sở hữu chung
Tài nguyên sở hữu chung là tài nguyên được quản lý và sử dụng bởi
một nhóm người (không phải một người). Để quản lý tài nguyên này thì
nhóm người quản lý phải đặt ra các luật lệ và giám sát thực hiện các luật lệ
này.
Đối với tài nguyên sở hữu chung vấn đề luật lệ là rất quan trọng. Bởi
vì khi dân số phát triển hay các yếu tố về luật bị phá vỡ thì hệ thống khác
sẽ không vận hành hiệu quả nữa và chuyển sang một dạng tài nguyên khác
được gọi là tài nguyên tự do tiếp cận. Khi đó việc sử dụng tài nguyên này
không bị loại trừ và có tính cạnh tranh là cho việc khai thác tài nguyên
không bị ràng buộc, mạnh ai người ấy khai thác, khai thác cho tới khi
không thể khai thác được nữa thì thôi.
* Khái niệm cộng đồng.
Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng thông thường, cộng

đồng được hiểu là tập hợp những người có chung lịch sử hình thành, có
chung địa bàn sinh sống, có cùng luật lệ và quy định hay tập hợp những
người có cùng những đặc điểm tương tự về kinh tế- xã hội và văn hoá.
Cũng có khái niệm khác, cộng đồng là một nhóm người có chung sở
thích và lợi ích, có chung địa bàn sinh sống, có chung ngôn ngữ (hoặc loại
ngôn ngữ) và có những đặc điểm tương đồng.
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 5
Tuỳ theo lịch sử hình thành hay đặc điểm của cộng đồng, có các loại
cộng đồng sau:
- Cộng đồng người địa phương, là những người có quan hệ gần gũi
với nhau, thường xuyên gặp mặt ở địa bàn sinh sống.
- Cộng đồng những người có chung quan tâm đặc điểm, tính chất
(cộng đồng các nhà nghiên cứu khoa học, cộng đồng doanh nhân )
- Cộng đồng những người có chung những quan tâm đặc điểm, tính
chất, màu da (cộng đồng người dân tộc thiểu số, cộng đồng người da
màu )
- Cộng đồng có quan niệm chung về các vấn đề quan hệ xã hội, có
chung mục tiêu, quan điểm chung về giá trị, cùng tham gia vào quá trình ra
quyết định (cộng đồng ASEAN, các nước Pháp ngữ )
* Khái niệm sự tham gia của cộng đồng.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự tham gia của cộng đồng. Nhưng
theo tổ chức phát triển quốc tế Canada quan niệm :
Tham gia cộng đồng là thu hút các nhóm đối tượng mục tiêu vào các
khâu của chu trình dự án từ thiết kế, thực hiện và đánh giá dự án với mục
tiêu nhằm xây dựng năng lực của người nghèo để duy trì được cơ sở hạ
tầng và kết quả mà dự án đã tạo ra được trong quá trình thực hiện, và tiếp
tục phát triển sau khi tổ chức hay cơ quan tài trợ rút khơi dự án . Cách tiếp
cận này đựơc sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực, các dự án trên thế
giới.

Trước những năm 80, các hoạt động, chương trình có mục tiêu phục vụ
cộng đồng đều được đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện từ cơ quan
trung ương. Thời kì này người ta mới khuyến khích sự tham gia của các
ngành vào các chương trình, hành động. Sự hiện diện của cộng đồng là rất
ít. Vì thề tính bền vững của chương trình hay hoạt động không được đảm
bảo. Cách tiếp cận sự tham gia của cộng đồng được phát triển mạnh mẽ vào
những năm 80-90 của thế kỷ 20, đặc biệt là áp dụng cho các chương trình
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 6
của tổ chức Phi chính phủ, chương trình thí điểm liên quan nhiều đến cộng
đồng như phát triển đô thị và nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, phát triển
nông nghiệp và nông thôn, chương trình bảo vệ môi trường Cách tiếp cận
phát triển định hướng vào cộng đồng hay còn gọi là phát triển dựa trên
cộng đồng được áp dụng phổ biến từ năm 2000. Các chương trình, dự án
phát triển định hướng cộng đồng có đặc điểm là trao cho cộng đồng quyền
kiểm soát quá trình ra quyết định và đóng góp nguồn lực vào việc lập kế
hoạch, thiết kế, thực hiện, vận hành, bảo trì những cơ sở hạ tầng.
* Khái niệm về quản lý môi trường dựa vào cộng đồng(CBEM).
Quản lý cộng đồng là phương thức bảo vệ môi trường trên cơ sở một
vấn đề môi trường cụ thể ở địa phương, thông qua việc tập hợp các cá nhân
và tổ chức cần thiết để giải quyết vấn đề đó. Phương pháp này sử dụng các
công cụ sẵn có để tập trung cải tạo hoặc bảo vệ một tài nguyên nào đó hay
tạo ra lợi ích về môi trường như dự án tái tạo năng lượng, phục hồi lưu
vực Và đồng quản lý tài nguyên đó thông qua sự hợp tác giữa các đối tác
chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân
cư.
Phương pháp quản lý môi trường dựa vào cộng đồng là lấy cộng
đồng làm trọng tâm trong việc quản lý môi trường. Đưa cộng đồng tham
gia trực tiếp vào hệ thống quản lý môi trường, họ trực tiếp tham gia trong
nhiều công đoạn của quá trình quản lý, từ khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên

kế hoạch thực hiện, triển khai các hoạt động và nhận xét, đánh giá sau khi
thực hiện. Đây là hình thức quản lý đi từ dưới lên, thực hiện theo nguyện
vọng, nhu cầu thực tế và ý tưởng của chính cộng đồng trong đó các tổ chức
quần chúng đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ thúc đẩy cho các hoạt
động cộng đồng.
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 7
1.1.2 Vai trò của người dân trong quản lý môi trường dựa vào cộng
đồng.
Sự tham gia của người dân địa phương làm cho dự án phù hợp hơn
với đặc điểm nhu cầu của địa phương. Thông qua việc tham khảo ý kiến
của người dân, hay người dân đóng góp ý kiến sẽ cung cấp những thông tin
có giá trị cho dự án. Do vậy dự án dễ được chấp nhận và khả năng bền
vững cao hơn.
Bởi lẽ, họ có kiến thức về địa bàn sinh sống, chính vì vậy họ nắm rõ
các đặc thù điều kiện cũng như vấn đề văn hoá, xã hội ở địa bàn, nắm rõ
các nhu cầu cũng như các phương tiện hiện có của quản lý. Các quyết định
có sự tham gia của cộng đồng sẽ trở nên có cơ sở thực tiễn và đây là căn cứ
đảm bảo cho tính khả thi của các quyết định về quản lý môi trường về mặt
kinh tế. Chẳng hạn, việc đề ra phí thu gom chất thải không thể nào áp dụng
một mức như nhau cho tất cả các địa phương mà phải phân cấp cho các địa
phương quyết định trên cơ sở lấy ý kiến cộng đồng.
Người dân tham gia vào các dự án giúp cho dự án có thể tiếp tục vận
hành tốt, và có hiệu quả sau khi dự án kết thúc. Bởi vì hoạt động của dự án
đem lại lợi ích cho họ. Và có thể được nhân rộng ra nhằm giải quyết vấn đề
trên phạm vi rộng hơn.
Sự tham gia của người dân sẽ góp phần điều tiết trong sử dụng
nguồn lực đảm bảo tính bền vững trong quản lý môi trường, tài nguyên
thiên nhiên được sử dụng hiệu quả nhất khi biết vận dụng kiến thức của
người dân và huy động được các nguồn lực tài chính sẵn có trong cộng

đồng vào việc làm kinh tế, từ đó tạo có hội tăng thu nhập cho người dân.
Có sự tham gia của cộng đồng sẽ đảm bảo giám sát và đánh giá các
chương trình liên quan đến quản lý tổng hợp, duy trì được các hoạt động
thông qua hợp tác trong cộng đồng và thể chế hoá sự tham gia của cộng
đồng. Những dự án từ khi bắt đầu đến khi vận hành thì đều phải gắn với
môi trường dân cư trong vùng, người dân trong vùng là người hiểu rõ nhất
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 8
những nảy sinh, những hiện tượng khi dự án hoạt động. Họ sẽ là người đưa
ra những đánh giá trung thực nhất, sát sao nhất về dự án qua đó đánh giá
được thực chất của dự án
Sự tham gia của cộng đồng vào các dự án sẽ giải quyết được vấn đề
nhận thức của người dân thông qua sự tác động lẫn nhau giữa các thành
viên trong cộng đồng. Người dân sống trong một cộng đồng nên họ dễ
dàng chia sẻ và bảo ban nhau vì vậy khi có người vi phạm hoặc đi ngược
lại hoạt động của quản lý thì họ là người tác động đem lại hiệu quả nhất.
1.1.3 Các nguyên tắc trong quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.
Nguyên tắc: Xác định danh giới rõ ràng.
Nguyên tắc này cho rằng việc tổ chức quản lý dựa vào cộng đồng
phải được phân công rõ dàng cụ thể tới từng đối tượng. Xác định được đối
tượng cần quản lý, từ đó tiếp tục chia nhỏ đối tượng quản lý để dễ phân
chia công việc. Phải phân công rõ dàng từng công việc tới từng đối tượng.
Nếu không dễ dẫn tới tình trạng không biết được mình quản lý cái gì hay
đối tượng thuộc ai quản lý. Tránh tình trạng “Cha chung không ai khóc”.
Trong quá trình phân công công việc, phân công trách nhiệm phải chú ý là
phân công được tất cả công việc tới tất cả các đối tượng tham gia không để
sảy ra tình trạng người muốn tham gia không được tham gia hay công việc
dồn quá nhiều vào một người như thế dễ sảy ra xung đột trong quản lý.
Nguyên tắc: Cân đối giữa chi phí và lợi ích
Để lôi kéo được người dân tham gia vào việc quản lý môi trường cần

có cơ chế tăng thu nhập cho họ. Tức là cần gắn kết giữa mục tiêu quản lý
môi trường với tăng thu nhập của người dân. Người dân tham gia vào việc
quản lý tích cực khi họ tìm thấy ở đó lợi ích đem lại cho họ mà ngoài lợi
ích gián tiếp là các lợi ích trực tiếp thu được hàng ngày. Khi người dân
tham gia vào các hoạt động kinh tế mà do dự án tổ chức thì họ phải thu
được thu nhập từ hoạt động này để duy trì đời sống của mình và gia đình,
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 9
vì thế mà các dự án ngoài việc đầu tư cho các hoạt động phục vụ mục đích
chính cần hỗ trợ người dân ở đó phát triển kinh tế đảm bảo người dân tham
gia là có lợi ích kinh tế ví dụ như: hỗ trợ kĩ thuật, giống cây, tiêu thụ sản
phẩm
Nguyên tắc: Được đưa ra, được tiếp thu ý kiến
Cộng đồng dân cư được phép và được khuyến khích đưa ra ý kiến
của mình trong các cuộc thảo luận. Họ được đưa ra những đánh giá về hoạt
động của hệ thống quản lý. Người dân địa phương thông qua việc đóng góp
ý kiến sẽ cung cấp cho cơ quan quản lý cao hơn những thông tin, những
phản hồi từ phía họ. Những vấn đề mà người dân có thể sẽ gặp phải khi hệ
thống đi vào vận hành. Những ý kiến từ phía người dân là rất quan trọng vì
khi hệ thông hoạt động sẽ ảnh hưởng tới lợi ích, cuộc sống của họ và không
ai hơn họ là người cung cấp thông tin đúng đắn, sát thực nhất. Đồng thời,
người dân địa phương là người sống lâu ở địa bàn, họ có kinh nghiệm về
địa bàn sinh sống vì vậy họ có thể đưa ra những giải pháp đơn giản mà hiệu
quả cho những vấn đề đặt ra.
Nguyên tắc: Người dân tham gia giám sát
Mọi hoạt động, muốn thực hiện có hiệu quả cần có sự giám sát, và lẽ
tất nhiên khi người dân tham gia vào hệ thống quản lý thì họ cũng có quyền
được giám sát. Sự giám sát của người dân là hoạt động giám sát đối với hệ
thống quản lý cấp trên giám sát đối với đối tượng quản lý, và giám sát lẫn
nhau. Người dân tham gia giám sát giúp cho dự án hoạt động hiệu quả về

thời gian, chất lượng. Giám sát của người dân là một nguyên tắc giúp cho
dự án vận hành tốt, đi chệch hướng khi dự án kết thúc, không còn sự giám
sát từ phía dự án. Sự giám sát của dân giúp phản ánh kịp thời những sai
phạm của các khâu khi thực hiện dự án vấp phải, nêu nên mong muốn của
dân trong quá trình triển khai dự án.
Nguyên tắc: Thưởng phạt rõ ràng.
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 10
Những cá nhân trong cộng đồng chịu sự giám sát của các tổ chức,
đặc biệt là sự giám sát của cộng đồng mình về các hoạt động của mình.
Nếu có hành vi vi phạm thì sẽ bị phạt, còn nếu lập công thì sẽ được thưởng.
Những cá nhân không tham gia vào hoạt động của dự án có thể bị loại trừ
khỏi các hoạt động công cộng khác, đây là cơ chế để khuyến khích người
dân tham gia vào mô hình quản lý. Đồng thời cuốn hút người dân tham gia
nhiệt tình hơn. Nhưng cơ chế thưởng phạt phải thật rõ ràng và đủ khả năng
khuyến khích và lôi kéo sự quan tâm của mọi người.
Nguyên tắc: Công nhận quyền tối thiểu đối với các tổ chức.
Người dân được phép đưa ra ý kiến của mình với các cơ quan quản
lý nhà nước trong hệ thống quản lý môi trường mà không bị cản trở bởi các
tổ chức nhà nước khác. Có nghĩa là khi người dân đưa ra ý kiến của mình
họ không phải bận tâm về việc có động chạm vào các tổ chức khác không,
và nếu có động chạm vào thì họ có phải chịu trách nhiệm gì không? Điều
này có ý nghĩa rất quan trọng vì vấn đề người dân đưa ra nhiều khi có liên
quan tới nhiều lĩnh vực liên quan khác chứ không phải chỉ về môi trường,
vì thế nguyên tắc này đưa ra nhằm khuyến khích người dân nêu ra ý kiến
của mình, và khuyến khích họ đưa ra ý kiến trung thực nhất.
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 11
1.1.4 Tiến trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (CBEM).
Hình1.1.4.1: Tiến trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng( CBEM)

Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Xác định các thách
thức của cộng đồng
Xây dựng sự
nhất trí
Chỉ định người triệu
tập
(người đầu tầu)
Ký kết thoả thuận
Xây dựng nhóm làm
việc cộng đồng
(nhóm CBEM)
Xây dựng giải pháp
Đề ra các mục tiêu
Thưc hiện dự án
Ô nhiễm nước, không khí, đất, cải
tạo cơ sở hạ tầng, tái định cư
Cán bộ được địa phương bầu cử,
lãnh đạo cộng đồng có uy tín khác
Chính quyền
Doanh
nghiệp
Tổ chức
NGO
Tổ chức các cuộc họp để xác định
các thách thức và mục tiêu, thông tin
và các yếu tố cần thiết, đề ra hướng
giải quyết có thể
kinh tế
Xã hội

Môi
trường
Xây dựng kế hoạch hành động
Các đối tác cam kết:Hành động
Nguồn lực
Lịch trình
Biện pháp
 Phục hồi lưu vực
 Cải thiện việc quản lý
chất thải
 Sản xuất sạch hơn
 Giáo dục, tham gia của
cộng đồng
Luận văn tốt nghiệp 12
* Xác định các thách thức của cộng đồng.
Quá trình xác định các thách thức của cộng đồng là sự tham gia của
nhiều bên liên quan, các bên cùng thảo luận để đưa ra vấn đề môi trường cụ
thể của khu vực như các vấn đề về ô nhiễm nước, không khí, cải tạo cơ sở
hạ tầng Từ đó xác định các vấn đề ưu tiên, tìm kiếm các giải pháp để xây
dựng sự đồng thuận rộng rãi trong cộng đồng. Trong suốt quá trình cộng
đồng ra quyết định thì việc thảo luận được tiến hành với nhiều mức độ khác
nhau, hình thức và tỷ lệ khác nhau. Điều này có thể đưa ra nhiều vấn đề
khác nhau nhưng cuối cùng sẽ tập chung chủ yếu vào ý kiến tổng hợp của
một tỷ lệ dân cư rộng lớn.
* Chỉ định người triệu tập.
Việc bổ nhiệm người triệu tập có thể thông qua việc sử dụng bảng
câu hỏi như là một hướng dẫn để lựa chọn được người triệu tập cho dự án.
Có thể đưa ra một ví dụ khi lựa chọn người triệu tập, bằng việc đưa ra các
câu hỏi sau cho nhóm cộng đồng trả lời.
- Ai là người trong cộng đồng có thể tham gia là người triệu tập?

- Ai có được sự hỗ trợ từ địa phương, có mối liên quan tới quản lý
nhà nước để bênh vực cho dự án ?
- Ai có thể đóng vai trò lãnh đạo, có kỹ năng điều phối và biểu lộ sự
tập chung?
- Ai có thể đủ thời gian tham gia?
- Chính quyền có bằng lòng bổ nhiệm người triệu tập không ?
Trong ví dụ này, với 5 câu hỏi trên, nguời nhận được câu trả lời tốt
nhiều nhất sẽ được lựa chọn là người triệu tập của dự án.
* Xây dựng nhóm cộng đồng.
Nhóm cộng đồng bao gồm các thành phần sau:
Nhà tài trợ: Đó là một nhà lãnh đạo hoặc cơ quan, cộng đồng, nhóm
dân cư, doanh nghiệp Trách nhiệm của họ là nhận diện các vấn đề và đưa
ra đánh giá.
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 13
Người triệu tập, nhà lãnh đạo: Có thể là nhà lập pháp, chủ tịch
UBND, đại biểu hội đồng nhân dân, người đứng đầu trong cộng đồng được
kính trọng Với trách nhiệm tập hợp mọi người bàn bạc cùng nhau (quá
trình đồng thuận của tất cả các đối tác tham gia) viết văn bản thoả thuận
của tất cả các đối tác, đảm bảo sự phát triển bền vững, hiệu quả và quá
trình tiến hành lâu dài của dự án
Nhóm trung lập: Đó là các trường đại học, trung tâm đồng thuận,
các tổ chức dân sự, chương trình mở rộng
Các nhóm trên chính là nhóm làm việc cộng đồng, trong quá trình
thực hiện dự án cần phải có sự phối hợp đồng bộ và có sự phân chia trách
nhiệm rõ ràng cho các nhóm.
* Xây dựng sự nhất trí.
Sự nhất trí được duy trì trên nguyên tắc hoạt động là công bằng, cởi
mở và tin tưởng lẫn nhau. Tiến hành bằng cách tổ chức các cuộc họp, hội
thảo để xác định các thách thức và mục tiêu, xác định thông tin và các yếu

tố cấn thiết, đề ra hướng giải quyết có thể. Sự hình thành sự nhất trí không
phải thông qua hình thức biểu quyết trong các cuộc hội thảo mà bằng các
hình thức tìm hiểu, giải thích, cùng bàn bạc đi đến quyết định cuối cùng.
Tạo không khí thân mật, cởi mở để mọi người đều đưa ra ý kiến của mình.
* Đề ra các mục tiêu.
Việc đề ra các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường nhằm giúp dự
án xác định rõ kết quả đạt được về từng lĩnh vực cụ thể là như thế nào, từ
đó càng thấy rõ tầm quan trọng của dự án cũng như của cộng đồng trong
việc phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường. Việc đề ra các mục tiêu
chính là cơ sở để xây dựng các mục tiêu nhỏ, cụ thể để từng bước thực hiện
các mục tiêu lớn. Có thể đề ra các mục tiêu trên thông qua việc xác định
các chỉ tiêu chính. Các chỉ tiêu đưa ra phải được nghiên cứu kĩ lưỡng
những điều kiện hiện có để có những chi tiêu phù hợp, nếu chỉ tiêu quá cao
hoặc quá thấp đều không có tác dụng thúc đẩy hoạt động. Chỉ tiêu quá thấp
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 14
sẽ không thực hiện được mục tiêu đề ra, chỉ tiêu quá cao, khó hoàn thành sẽ
kìm hãm sự cố gắng hoàn thành.
Hình 1.1.4.2 Sơ đồ xác định các chỉ tiêu, mục tiêu.
* Xây dựng các giải pháp tích hợp.
Việc xây dựng các giải pháp tích hợp được thực hiện thông qua việc
lập kế hoạch. Chúng bao gồm các bước sau:
- Xác hoạt động của dự án.
Là bước quan trọng nhất trong giai đoạn lên kế hoạch dự án, thời
gian và nỗ lực đầu tư cho bước này giúp dự án có nhiều khả năng thành
công. Việc xác định các hoạt động cần có sự tham gia đầy đủ của các bên
liên quan và phải dựa trên các mục tiêu cụ thể của dự án, kể cả những
nguồn lực và trở ngại. Dự án được thực hiện một cách có hệ thống khi các
hoạt động được vạch ra một cách chi tiết và kĩ lưỡng ở giai đoạn chuẩn bị.
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45

Bước1
Liệt kê
các mục
tiêu cho
mỗi loại
môi
trường
,kinh tế
và xã hội
1. Môi
trường
2. Kinh tế
3. Xã hội
chỉ tiêu 1.1
chỉ tiêu 1.2
chỉ tiêu 2.1
Chỉ tiêu 2.2
Chỉ tiêu 3.1
Chỉ tiêu 3.2
Bước 2
Đối với
mỗi
mục
tiêu,
trình
bày rõ
từng
loại chỉ
tiêu
Bước 3: Sử dụng bảng danh sách các mục tiêu và chỉ tiêu

để truyền đạt những lợi ích đến cộng đồng và các đối tác
Luận văn tốt nghiệp 15
Khả năng quyết định một loạt hoạt động theo trình tự với nhau và những đề
mục hoạt động là một kĩ năng quan trọng mà nhà lập kế hoạch cần phải có.
- Trình tự các hoạt động.
Khi đã định được các hoạt động thì vấn đề cần thiết là lập được một
trình tự đúng đắn cho các hoạt động . Biết trình tự đúng đắn sẽ tránh lãng
phí thời gian và nguồn lực. Thông thường một dự án được thực hiện bởi
một nhóm cá nhân, do đó khi đã có khởi động thì cần phải có sự giám sát
và phối hợp các hoạt động để tiến hành theo một trình tự hợp lý. Vì vậy,
sắp xếp các hoạt động phải được làm trong giai đoạn chuẩn bị.
Việc vạch kế hoạch về thời gian cho các hoạt động chính, phụ sẽ
giúp dự án dự án được mỗi hoạt động, khởi sự và hoàn tất trong khuôn khổ
các nguồn lực sẵn có. Điều này cũng giúp giám sát các hoạt động của dự án
trong quá trình thực hiện, kiểm tra xem công việc có tiến triển theo đúng kế
hoạch không.
- Phân công trách nhiệm.
Việc phân công trách nhiệm cần tiến hành có phương pháp để đảm
bảo sự tham gia đầy đủ của cộng đồng, vì quá trình lên kế hoạch của dự án
sẽ không hoàn chỉnh nếu không phân công trách nhiệm cho từng cá nhân
hoặc nhóm thực hiện những hoạt động khác nhau. Khi phân công trách
nhiệm điều quan trọng là động cơ của những người thực hiện, các cá nhân
sẽ có động lực tốt nếu họ được phân công công việc họ muốn đảm nhận và
hoàn thành. Do đó, cần phải tìm hiểu những kĩ năng, chuyên môn và sở
thích của các thành viên, nhóm cộng đồng để có những phân công hợp lý.
* Ký kết thoả thuận.
Kí kết thoả thuận áp dụng sau hội thảo lập kế hoạch hành động nhằm
mục đích dẫn chứng - bằng văn bản - các vai trò và sự giao phó cho mỗi
đối tác chủ yếu có liên quan tới quy trình CBEM.
Quy trình thực hiện ký kết thoả thuận có thể bao gồm bước:

Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 16
- Người triệu tập xác nhận lại các đối tác chủ yếu đã ký tên vào bảng
công bố.
- Điều phối viên dự án chuẩn bị bản công bố và thu thập ý kiến tán
thành của từng thành viên, nhóm.
- Người triệu tập họp các đối tác để cùng nhau ký thoả thuận chính
thức.
Bản ký kết sẽ diễn đạt tất cả các thông tin cần thiết để thuyết phục và
dẫn chứng sự thoả thuận mà các đối tác đạt được trong việc thực hiện mô
hình CBEM.
* Thực hiện dự án.
Thực hiện dự án là quá trình triển khai các kế hoạch đã lập ra trong
các hội thảo trước đó dựa trên sự đóng góp của các bên theo thoả thuận,
bao gồm các hoạt động phối hợp của nhiều bên nhằm đảm bảo sự tham gia
của các lực lượng vào quá trình triển khai mô hình. Để triển khai mô hình
thành công cần chú ý tới các vấn đề sau:
- Cần xác định rõ vấn đề môi trường cần giải quyết.
- Lựa chọn được công cụ phù hợp, dưới cái nhìn toàn diện.
- Trong quá trình thực hiện cần sự điều chỉnh linh hoạt và phối hợp
tốt giữa các đối tác.
- Đạt được các cam kết của các bên liên quan, cần thiết trong phối
hợp giữa chính quyền và nhân dân.
- Cần xác định rõ vai trò của người đầu tầu trong dự án CBEM,
người đầu tầu phải được chỉ định bởi chính quyền và có uy tín trong cộng
đồng. Người đầu tầu phải quan tâm đến những tác động tích cực và tiêu cực
của dự án, và hoạt động vì lợi ích chung.
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 17
1.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Ở VIỆT NAM.
1.2.1 Cơ sở của việc áp dụng mô hình quản lý môi trường có sự tham
gia của cộng đồng ở Việt Nam.
Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, đặc
biệt trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Điều này được
thể hiện rõ trong các văn bảo luật, các văn kiện, định hướng phát triển đất
nước là phát triển đất nước bền vững, hài hoà giữa ba mục tiêu là kinh tế,
môi trường và xã hội. Chính vì vậy, trong các văn bản pháp luật cũng chú ý
tới các hình thức quản lý môi trường, đặc biệt nhấn mạnh tới hình thức
quản lý dựa vào cộng đồng, người dân địa phương cụ thể như:
Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của bộ chính trị về chủ
trương “đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường”
Quy định số 256/ 2003/ QĐ-TTg của, ngày 2-12-2003 của thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh “Bảo vệ môi
trường là nhiện vụ của toàn xã hội, của các cấp các ngành, các tổ chức,
cộng đồng và của người dân”
Trong chỉ thị 36/CT-TW, ngày 25-6-1998 “BVMT là sự nghiệp của
toàn đảng, toàn quân, toàn dân”.
Những căn cứ pháp lý này có vai trò quan trọng để khuyến khích
việc áp dụng hình thức quản lý này ở nước ta. Và nó cũng tác động tới tâm
lý người dân, làm họ tự tin và tin tuởng hơn khi tham gia vào các dự án cần
sự tham gia của người dân trong việc quản lý môi trường.
1.2.2 Các mô hình quản lý môi trường quản lý môi trường dựa vào
cộng đồng hiện có ở Việt Nam.
1.2.2.1 Mô hình cam kết bảo vệ môi trường.
Mô hình này được xây dựng trên cơ sở các hương ước, quy ước. Đây
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 18
là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các cuộc vận động duy trì an ninh, trật tự vệ

sinh môi trường và giải quyết các tranh chấp vi phạm nhỏ trong lĩnh vực
BVMT, hương ước, quy ước ra đời trên cơ sở đoàn kết gắn bó, thống nhất
của mỗi thành viên trong cộng đồng làng, xã.
Hương ước, quy ước quy định những nội dung hết sức thiết thực gần
gũi, hữu ích với cuộc sống hàng ngày. Hương ước quy định được cộng
đồng lập ra dựa trên các quy ước truyền thống và hướng dẫn của cơ quan
kiểm lâm. Một nội dung không thể thiếu ở bất kì hương ước nào là các quy
định về BVMT. Những quy định này góp phần quan trọng trong việc nâng
cao ý thức BVMT.
Quy ước là một hình thức của hương ước và ngày càng được sử dụng
nhiều, các quy ước thì rất nhiều, đa dạng điều quan trọng là phải phù hợp
với đặc điểm của từng địa phương. Quy ước của cộng đồng còn được sử
dụng trong việc xây dựng làng văn hoá.
Để phát huy những ưu điểm này Bộ nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã ban hành thông tư 56/1999/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng
quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn,
bản, Tuy nhiên để những hương ước, quy ước BVMT có hiệu qủa cần thiết
có sự tham gia, chỉ đạo của chính quyền cơ sở, đặc biệt nên tránh tình trạng
biến hương ước, quy ước trở thành những văn bản pháp lý của nhà nước.
Bên cạnh đó có các hương ước, quy ước thường không bị cưỡng chế bởi
các cơ quan thực thi pháp luật, nên dễ bị xâm phạm đòi hỏi cần có cơ chế
giám sát tốt thông qua hình thức giám sát từ dòng họ của các tổ dân phố,
cụm dân cư.
1.2.2.2 Mô hình tổ chức tự quản xử lý ô nhiễm môi trường.
Trước thực tế ô nhiễm môi trường (ONMT), nhiều loại hình tự quản
xử lý ô nhiễm môi trường với quy mô hoạt động trên địa bàn thôn, xã và
quy mô huyện đã xuất hiện. Hiệu quả của các hoạt động này phụ thuộc rất
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 19
nhiều vào chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư. Ngoài ra việc quy

định mức phí đóng góp thích hợp của cộng đồng, các hình thức phân chia
trách nhiệm cũng như phân chia lợi nhuận một cách công bằng, bình đẳng
trong nhóm là điều kiện đảm bảo nhóm, tổ chức duy trì và phát triển. Mô
hình này ra đời đã đạt được các mục tiêu: Xử lý rác làm sạch môi trường
với giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo, tạo đà xây dựng tổ phụ nữ tiết
kiệm lồng ghép vệ sinh môi trường. Hoạt động trên cơ sở phát huy nguồn
lực cộng đồng, tổ chức thu gom rác thải tại nguồn, phát triển tái sử dụng và
quay vòng sử dụng chất thải rắn, tự trang trải, và quyền được đổ rác hợp vệ
sinh của người dân.
1.2.2.3 Mô hình lồng ghép xoá đói giảm nghèo với BVMT.
Điển hình cho mô hình này là các làng sinh thái ở Vĩnh Trinh- Thành
phố Cần Thơ, xã Cổ Đô- Ba Vì- Hà Tây, xã Lộc Trì- Phúc Lộc- Thừa
Thiên Huế và các mô hình làm tăng năng xuất cây xanh của trung tâm năng
suất Việt Nam. Hiện nay, các mô hình này đang được người dân đón nhận
và là mục tiêu hướng tới của các nhà quản lý. Hoạt động của các mô hình
này mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt đồng thời bảo vệ được môi trường,
hướng tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên thực hiện các mô hình này đòi
hỏi phải có sự đồng thuận cao của cả cộng đồng, sự hướng dẫn chỉ đạo kĩ
thuật chặt chẽ sát sao của nhà khoa học và vốn đầu tư ban đầu tương đối
cao. Mô hình lồng ghép xoá đói giảm nghèo với BVMT là một hướng giải
quyết toàn vẹn vừa đáp ứng được nhu cầu tăng thu nhập cho người dân vừa
giúp đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường.
1.2.2.4 Các phong trào tình nguyện .
Xuất phát từ mục tiêu khác nhau nhưng các phong trào tình nguyện
đều gặp một điểm chung là cùng nhau giữ gìn phát triển tài nguyên thiên
nhiên và BVMT. Từ những hoạt động tình nguyện các phong trào đã lôi
cuốn và thu hút nhiều người tham gia và hưởng ứng, góp phần giải quyết
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 20
những vấn đề bức xúc của cộng đồng dân cư và mang lại lợi ích thiết thực

cho ngưòi dân. Tuy nhiên các phong trào này rất khó duy trì, tính bền vững
không cao vì mục đích liên kết và những điều kiện ràng buộc còn lỏng lẻo.
Có không ít phong trào kém hiệu quả, lúc phát động thì trống dong cờ mở,
lúc làm thật thì chỉ được thời gian đầu, về sau xẹp dần theo mô hình luẩn
quẩn” phát - động - xẹp – phát”. Nguyên nhân chính là chưa tuyên truyền
vận động sâu rộng và thường xuyên để góp phần nâng cao cao nhận thức
thực sự và làm thay đổi hành vi ứng sử, không có tổ chức chủ trì việc đôn
đốc, theo dõi phong trào, hoặc có nhưng tổ chức này chưa làm tròn trách
nhiệm, sự tham gia của cộng đồng, của công chúng còn ít, thiếu khen chê,
thưởng phạt kịp thời, công bằng và thoả đáng. Thực tế cho thấy các phong
trào tình nguyện đòi hỏi những người tham gia phải là người tâm huyết,
nhiệt tình với chương trình đôi khi hộ phải chịu thiệt thòi
1.2.2.5 Mô hình BVMT trong sản xuất công nghiệp.
Nước ta đang hình thành những mô hình tốt gắn sản xuất với BVMT
như mô hình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, BVMT
của các công ty. Điển hình như công ty TNHH Chiang shin Việt Nam,
công ty thuốc sát trùng Việt Nam, công ty phân lân nung chảy Văn điển,
công ty xăng dầu Hà tĩnh…
Qua thực tế cho thấy mô hình đem lại lợi ích rõ rệt về kinh tế và môi
trường. Một số mô hình đòi hỏi vốn ban đầu tương đối lớn để thành lập hệ
thống xử lý chất thải nhưng lại thu đuợc những lợi ích to lớn về môi trường
và sức khoẻ người lao động. Tuy nhiên các mô hình này mới bước đầu áp
dụng ở Việt Nam, chưa được phổ biến rộng rãi do ý thức bảo vệ môi
trường trong các doanh nghiệp ở Việt Nam còn kém, một sỗ khác các
doanh nghiệp chưa có đủ tiềm lực để áp dụng hình thức này. Do đó mô
hình này cần được nghiên cứu kĩ, hỗ trợ từ nhà nước cũng như hoạt động
tuyên truyền thích hợp.
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 21
1.2.3 Những thuận lợi trong việc áp dụng mô hình quản lý môi trường

dựa vào cộng đồng ở Việt Nam.
Ở Việt Nam đã có những văn bản pháp lý với những điều khoản điều
chỉnh, khuyến khích việc huy động người dân tham gia vào công tác bảo vệ
môi trường. Đây là sự thuận lợi về thể chế chính sách, là thuận lợi ban đầu
để cho thu hút các dự án hỗ trợ xây dựng các mô hình quản lý có sự tham
gia của cộng đồng và là cơ sở để vận động người dân tham gia vào hoạt
động quản lý môi trường. Qua việc cộng đồng địa phương có thể đóng góp
ý kiến cho các chủ trương chính sách của nhà nước và các dự án đầu tư,
nhất là các tác động trực tiếp tới môi trường, tới sản xuất và đời sống của
nhân dân tại đó. Vì vậy, thực hiện nguyên tắc ”Dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra” là một trong các biện pháp quan trọng để xã hội hoá cộng tác
bảo vệ môi trường.
Các cộng đồng dân tộc Việt Nam, các cộng đồng địa phương đã có
truyền thống lâu đời từ nhiều thế kỷ trong việc sống hài hoà với thiên
nhiên, bảo vệ môi trường nên việc vận động, thu hút họ vào công tác quản
lý môi trường không gặp quá nhiều khó khăn. Đặc biệt là các cộng đồng
miền núi luôn luôn gắn bó với rừng. Hầu như tất cả các hoạt động kinh tế
của cộng đồng đều dựa vào việc quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên,
trong đó tài nguyên rừng (thậm chí có nơi mà 50-60% tổng thu nhập nhân
dân địa phương được rừng cung cấp). Từ nhỏ trong sinh hoạt đời sống hàng
ngày họ đã gắn bó với cây cỏ, rừng núi nên họ có tình cảm với mọi vật
xung quanh họ, chỉ cần giáo dục, phân tích rõ những tác động thiệt hơn tới
rừng thì chắc chắn rằng họ sẽ làm theo.
Nước ta là một trong những nước có mức đa dạng sinh học cao,
chính vì thế đã thu hút được nhiều dự án đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi
trường. Các dự án tác động trực tiếp bằng cách hỗ trợ tài chính cho việc
xây dựng mô hình quản lý cộng đồng như các mô hình thu gom rác thải có
sự tham gia của người dân ở các phường xã, hay các mô hình bảo tồn ở các
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 22

vườn quốc gia, các khu bảo tồn Các dự án tác động gián tiếp bằng cách
cho vay vốn phát triển kinh tế, hay dự án đầu tư cho tuyên truyền giáo dục
môi trường tới người dân.
- Các ngành ở một mức độ nào đó đã có sự quan tâm tới hoạt động
quản lý này, thông qua việc hỗ trợ về thể chế chính sách, tạo điều kiện
thuận lợi để triển khai các dự án về môi trường tại các địa phương.
1.2.4 Những khó khăn trong việc áp dụng mô quản lý môi trường dựa
vào cộng đồng ở Việt Nam.
Bên cạnh những thuận lợi trong việc áp dụng mô hình quản lý cộng
đồng ở Việt Nam, thì còn không ít khó khăn gặp phải khi xây dựng mô
hình, cụ thể:
Điều kiện kinh tế nước ta chưa đủ để người dân quên đi những lo
lắng về “cơm áo, gạo tiền” mà quan tâm tới chất lượng cuộc sống, khi số
lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thì người ta ít quan tâm tới chất lượng.
Vì thế mà người dân Việt Nam ít có khả năng, cơ hội tham gia vào công tác
quản lý môi trường cho dù là họ có quan tâm đi nữa.
Kiến thức của người dân về môi trường và hoạt động bảo vệ môi
trường còn hạn chế. Điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức của cộng
đồng. Bên cạnh đó, hoạt động nâng cao nhận thức là hoạt động diễn ra trên
diện rộng, cần nhiều thời gian với nguồn kinh phí khá lớn. Khi thiếu kiến
thức về bảo vệ môi trường sẽ ảnh hưởng tới sự tham gia rộng lớn của cộng
đồng dân cư trong mô hình và cũng ảnh hưởng tới quá trình triển khai mô
hình. Sự tham gia của cộng đồng vào các khâu của mỗi hoạt động (từ thiết
kế, thực hiện, đánh giá) đòi hỏi người dân phải có kiến thức nhất định hoặc
có nhận thức rõ ràng về lợi ích trước mắt và lâu dài, nhưng trong thực tế
các nhóm cộng động nghèo và có địa vị thấp lại gặp khó khăn về mặt này.
Vì vậy đòi hỏi người đưa ra sáng kiến phải kiên trì và có phương pháp cũng
như cách làm việc thích hợp.
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 23

Trong quá trình chuẩn bị xây dựng kế hoạch, thiết kế và tổ chức thực
hiện với cách tiếp cận lấy ý kiến cộng đồng, đòi hỏi nhiều thời gian hơn,
nhiều công sức, tài chính hơn vì phải tổ chức các buổi thảo luận, lấy ý kiến.
Đây là khó khăn trong việc tiến hành và triển khai mô hình.
Năng lực quản lý của cộng đồng nói chung còn thấp, nhất là các
nhóm dân cư nghèo dẫn đến lúng túng trong tham gia và điều hành công
việc
Vai trò của chính quyền chưa được thể hiện rõ, các cấp chính quyền
địa phương còn thiếu hiểu biết về cách huy động cộng đồng tham gia, do
đó việc tiến hành còn lúng túng và kết quả còn hạn chế.
Sự hỗ trợ của các ngành các cấp, các vườn quốc gia còn hạn chế ví
dụ việc ngăn cấm bán các loại sản vật quý hiếm ở các khu vực xung quanh
các vườn quốc gia nhiều nơi không được thực hiện.
Giao thông, cơ sở hạ tầng, phương tiện phục vụ trong hoạt động
quản lý là một vấn đề bức xúc đối với việc thực hiện hoạt động quản lý.
1.2.5 Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong lĩnh vực quản lý
môi trường dựa vào cộng đồng trong thời gian vừa qua.
Tuy rằng việc áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng
đồng ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, các mô hình còn nhiều bất cập
trong triển khai vào hoạt động, nhưng trong cho tới hiện tại Việt Nam đã
đạt được những thành tựu đáng kể trong việc huy động, lôi cuốn người dân
tham gia vào quản lý môi trường. Nhờ đó mà công tác bảo vệ môi trường
đã đem lại những hiệu quả rõ rệt.
Thiết lập được một hệ thống các hương ước, quy ước về môi
trường ở nhiều xã, phường trên cả nước, đặc biệt là các quy ước, hương
ước này được sử dụng để xây dựng làng văn hoá. Các hương ước bảo vệ
môi trường được lập và thực hiện ở nhiều xã, bản như bản Hợp Thành xã
Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An Quy định về việc không
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 24

được bắn vượn, mang nếu chúng mắc bẫy thì phải thả ra, hay ở làng Beng,
xã Bảo Hoà huyện Bảo yên tỉnh Lào Cai quy định về việc bắn nai, số lượng
nai được bắn mỗi năm là 3 con nai nếu bắn đủ rồi thì không được bắn nữa,
ai vi phạm thì sẽ bị phạt rất nặng.
Nói đến quy ước thì phải đề cập tới quy ước bảo vệ môi trường của
làng Chiết Bi - xã Thuỷ Tân - huyện Hương Thuỷ- Tỉnh Thừa Thiên Huế
gồm 4 chương: Chương 1 quy định chung gồm 2 điều nói lên trách nhiệm
của làng và mỗi người dân trong làng đối với việc chấp hành pháp luật.
Chương 2 là quy định về các hành vi gồm 5 điều quy định việc không được
phóng uế bừa bãi, xây dựng hố xí, hạn chế dùng bao ni lông, mọi gia đình
có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước Chương 3 gồm 2 điều nêu ra các quy
định về thưởng, phạt. Chương 4 gồm 3 điều khoản về thi hành. Làng cử ra
Ban thường trực để tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện quy ước. Các
trưởng làng, trưởng họ, trưởng xóm và tổ trưởng của các đoàn thể như Hội
nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội người cao tuổi giúp đõ trong việc
giám sát.
Ngoài ra còn các quy ước của làng Vân Cù - xã Hương Toàn - tỉnh
Thừa Thiên Huế cũng gồm 4 chương và 12 điều nhưng vận dụng phù hợp
với thực tế của địa phương như các điều khoản quy định không vui chơi
gây tiếng ồn ảnh hưởng tới người khác đặc biệt sau 22h, không được tắm,
giặt tại các bến sông trước 8h để đảm bảo nguồn nước lấy từ sông về làm
bún. Quy ước bảo vệ môi trường ở xã Nậm Loòng - huyện Tam Đường -
tỉnh Lai Châu có một số điều khoản như không làm chuồng trâu, bò ở gần
nhà hoặc gần nguồn nước, không hạ cây tươi để làm củi, không đào rãnh
thông lấy nước từ ruộng trên xuống ruộng dưới Quy ước bảo vệ môi
trường ở xã thạch Hoà, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có quy định người
chết không để quá thời gian quy định, việc kèn trống tế lễ chỉ thực hiện
trước 23h, cấm dùng kích điện, chất nổ để đánh bắt ở ao hồ, kênh mương.
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45
Luận văn tốt nghiệp 25

Xây dựng được mạng lưới cộng đồng bảo vệ rừng. Mỗi cộng đồng
có một mạng lưới chính để chỉ đạo, tập chung toàn bộ lực lượng bảo vệ
rừng. Nhiều tổ chức đoàn thể thành lập các mạng lưới của thanh niên
chuyên tuần tra, canh gác, mạng lưới của phụ nữ để phát hiện các bất
thường trong khai thác rừng, mạng lưới của nông dân đảm bảo chung cho
rừng phát triển tốt, mạng lưới của người cao tuổi phát hiện nguy cơ cháy
rừng, lâm tặc Các hoạt động chủ yếu của mạng lưới này là tuyên truyền,
giáo dục, phát hiện sự cố, thông tin với các cấp lãnh đạo và các ngành
chuyên môn, tham gia giải quyết, sử lý sự cố khi sảy ra.
Phát huy được phong tục, tập quán và truyền thống bảo vệ rừng ở
các địa phương có rừng. Người dân nhận thức được rằng rừng có vai trò
quan trọng tới cuộc sống của chính họ chính vì thế các cộng đồng gắn bó
với rừng và có truyền thống bảo vệ rừng. Tuy nhiên khi mật độ dân số tăng
nên gây sức ép nghiêm trọng lên tài nguyên thì các phương thức khai thác
truyền thống không còn thích hợp cần phải tìm kế sinh nhai khác nhưng
vẫn giữ được phong tục tập quán trong việc bảo vệ rừng. Các dự án đầu tư,
nguồn kinh phí của dự án ODA, các chương trình quốc gia, chuơng trình
của địa phương tạo điều kiện cho dân cư ở các vùng đệm ổn định và nâng
cao đời sống nhờ đó họ mới có thể giữ gìn các truyền thống bảo vệ môi
trường.
Cộng đồng tham gia bảo tồn đa dạng sinh học. Các cộng đồng
tham gia phục hồi tài nguyên rừng dưới nhiều hình thức. Nhiều cộng đồng
đã kết hợp chăm sóc cây rừng, nâng cao độ phì nhiêu của đất rừng để phát
triển nông nghiệp. Ví dụ ở Sa Pa đồng bào trong vùng đệm của vườn quốc
Gia Hoàng Liên Sơn, đồng bào Mông, Dao đã chăm sóc cây rừng, bón
phân cho đất rừng để phục hồi thảo quả dưới tán cây rừng. Đồng bào nhiều
nơi cũng tự nhân giống cây rừng để phục vụ đời sống của họ. Nhìn chung,
cộng đồng tham gia bảo vệ rừng một cách tự nguyện nhằm thực hiện tố
chính sách của Nhà nước và bảo vệ quyền lợi thiết thực của mình.
Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45

×