Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

BỒI DƯỠNG học SINH GIỎI PHẦN SINH học cơ THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 20 trang )

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ
TRẦN MẠNH HÙNG
THPT CHUYÊN HÀ TĨNH


CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY LÝ THUYẾT
CẦN BỒI DƯỠNG CHO HỌC SINH GIỎI


Vận dụng

Lưu trữ
Xử lý

Thu thập

Thông tin


1. Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin
Kỹ năng thu thập thông tin: Học sinh biết lọc bỏ các thông tin không cần thiết, tập trung ghi nhận

những thơng tin có ý nghĩa; biết đánh dấu vào những thơng tin quan trọng, biết tìm các từ khóa của
đoạn thông tin.

Kỹ năng xử lý thông tin: Học sinh biết sắp xếp thơng tin một cách có hệ thống, tìm ra được mối liên
hệ giữa các khái niệm, từ đó có khả năng xây dựng các bản đồ tư duy hợp lý, sáng tạo.

Để rèn luyện kỹ năng này, GV cần xây dựng các câu hỏi, bài tập chứa nhiều thông tin lạ, chi tiết và
yêu cầu học sinh phải thu thập, xử lý, tìm mối liên hệ giữa các thơng tin với nhau từ đó mới giải quyết


được u cầu bài ra.


Ví dụ: Tiến hành thay đổi nồng độ CO2 của mơi trường thí nghiệm để xác định ảnh hưởng của nồng độ
CO2 đến cường độ quang hợp của 3 loài cây A, B và C ở cùng một điều kiện chiếu sáng như nhau, người
ta thu được số liệu như bảng dưới
a) Thí nghiệm này nhằm xác định chỉ tiêu sinh lí nào của cây? Giải thích.
b) Khi sống ở vùng có khí hậu khơ nóng thì lồi cây nào trong 3 loài cây A, B, C phát triển kém nhất?
Giải thích.
c) Hãy trình bày các giai đoạn cố định CO2 ở loài C.


2. Kỹ năng lưu trữ thơng tin (ghi nhớ)
Để có thể ghi nhớ được lượng thơng tin lớn ngồi khả năng bẩm sinh của các em thì cần có
phương pháp thu thập, xử lý thông tin và cách ghi nhớ phù hợp, hiệu quả. Nếu thông tin thu
thập không đầy đủ, xử lý khơng khoa học thì rất khó có thể ghi nhớ lâu dài.
Các câu hỏi kiểm tra kỹ năng này thường là câu hỏi yêu cầu học sinh phải huy động các kiến
thức cụ thể, chi tiết.


Ví dụ: Dưới đây là sơ đồ tiêu hóa prơtêin ở động vật nhai lại. Hãy điền vào các nội dung thích hợp
vào các ơ từ số 1 đến số 8.


3. Kỹ năng quan sát, phân tích sơ đồ, hình ảnh, đồ
thị
Biểu hiện: HS có khả năng quan sát hình ảnh, sơ đồ, đồ thị, phân tích và lựa chọn các thơng tin có
giá trị để giải quyết các u cầu của đề thi



Ví dụ: Gỗ của các cây mọc ở vùng ơn đới có vịng trịn sinh trưởng hàng năm phản ánh các điều
kiện sinh trưởng khác nhau giữa các năm và giữa các cá thể. Thân của 3 cây lá kim cùng loài
được cắt ngang ở cùng độ cao thân và cùng năm.
Hãy sắp xếp các cây trên tương ứng với môi trường sống phù hợp:
- Đủ nước và ánh sáng.
- Đủ ánh sáng và thiếu nước.
- Đủ nước và thiếu ánh sáng.
Giải thích.


4. Học
Kỹsinhnăng
vận
dụng
giải
quyết
vấn
đề
biết vận dụng các kiến thức sẵn có hoặc được cung cấp để phát hiện và giải
quyết trọn vẹn một vấn đề nêu ra.

Ví dụ: Insulin là một loại hoocmon được tiết ra bởi các tế bào Bêta đảo tụy. Nó đi đến các tế bào, kích
thích các tế bào tăng cường hấp thu glucose, do vậy có tác dụng làm giảm đường huyết. Khi đường không
được hấp thu hoặc hấp thu ít, nồng độ của nó ở trong máu tăng cao, chúng sẽ được thải ra qua thận.
Những người bị chứng này gọi là bệnh Đái tháo đường.
Có hai bệnh nhân biểu hiện đái tháo đường, tuy nhiên việc bổ sung Insulin chỉ làm giảm các triệu chứng
bệnh ở người thứ nhất mà khơng có tác dụng ở người thứ hai. Hãy giải thích.


5. Kỹ năng đề xuất giả thuyết giải thích quy luật,

hiện tượng
Bằng các kiến thức và kỹ năng tư duy, phân tích các hiện tượng học sinh đưa ra được các giả
thuyết phù hợp nhằm giải thích, chứng minh các quy luật, hiện tượng sinh học.
Ví dụ: Một người có nồng độ hooc môn Tyroxin trong máu cao bất thường, các kiểm tra về mặt di
truyền cho thấy người này bị đột biến hỏng một gen duy nhất.
a) Theo em, gen bị đột biến có thể có chức năng gì? Giải thích
b) Làm thế nào để kiểm tra các giả thuyết nêu ra ở câu a là đúng?


6. Kỹ năng tính tốn định lượng
Ví dụ: Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ lệ giữa số mol CO2 cơ thể thải ra trên số mol O2 cơ thể tiêu thụ.
Trong cơ thể, axit panmitic (C16H32O2) và glucôzơ (C6H12O6) đều có thể được sử dụng làm
nguyên liệu chuyển hóa theo phương trình sau:
C16H32O2 + 23 O2 → 16 CO2 + 16 H2O + 129 ATP
C6H12O6 + 6 O2 → 6 CO2 + 6 H2O + 38 ATP

(1)
(2)

Một người phụ nữ trưởng thành có RQ = 0,7. Biết hàm lượng ôxi trong khí quyển là 210ml/1 lít
không khí, hàm lượng ôxi trong khí thở ra của người này là 170ml/lít.
a) Tính RQ của cơ thể ở các trường hợp (1) và (2).
b) Số ml khí CO2 do cơ thể tạo ra có trong 1 lít khí thở của người này là bao nhiêu?


CÁC KỸ NĂNG THỰC HÀNH
CẦN BỒI DƯỠNG CHO HỌC SINH GIỎI


1. Kỹ năng lựa chọn mẫu vật, dụng cụ, thiết bị thí

nghiệm
HS biết cách lựa chọn các mẫu vật, dụng cụ, thiết bị cần thiết và phù hợp với thí nghiệm. Đặc biệt,
việc lựa chọn mẫu vật rất quan trọng, nếu học sinh khơng có kinh nghiệm trong thực hành thí
nghiệm sẽ khơng lựa chọn được mẫu phù hợp, cho kết quả chính xác.
Ví dụ: Cho các thiết bị mẫu vật sau:.....
a) Hãy lựa chọn các mẫu vật, thiết bị phù hợp để tiến hành thí nghiệm chứng minh.....
b) Để kết quả thí nghiệm được chính xác, cần sử dụng các mẫu vật/thiết bị đảm bảo những yêu cầu
nào?


2. Kỹ năng lắp ráp, sử dụng các thiết bị, hóa chất,
dụng cụ thí nghiệm
HS nắm rõ cấu tạo, chức năng, nguyên lý sử dụng của các thiết bị, hóa chất, dụng cụ cũng như các
nguyên tắc về an toàn thí nghiệm từ đó có các thao tác nhanh, gọn, đảm bảo cho các dụng cụ, thiết
bị hoạt động hiệu quả, chính xác
Ví dụ:
Nếu bạn lắp vào kính hiển vi một vật kính 10X và một thị kính 40X, mẫu vật mà bạn quan sát được
qua kính hiển vi này được phóng đại bao nhiêu lần?


3. Kỹ năng thực hiện thí nghiệm và thu thập số liệu
thí nghiệm
HS phải thực hiện chính xác, nhanh gọn các thao tác thực hành theo đúng quy trình khoa học chặt
chẽ, biết cách ghi các số liệu thu được một cách chính xác. Điều này phụ thuộc vào cách đo, cách
ghi, thời điểm ghi số liệu
Ví dụ:



Trong thí nghiệm....... Nếu khơng thực hiện thao tác..... Thì kết quả thí nghiệm thay đổi như thế

nào?


4. Kỹ năng xử lý số liệu, rút ra kết luận và viết báo
cáo





HS biết các sắp xếp các số liệu vào các bảng biểu một cách khoa học.
Xử lý số liệu bằng các phép toán thống kê hoặc vẽ biểu đồ, đồ thị phù hợp
Biết rút ra nhận xét về kết quả thí nghiệm dựa trên các số liệu thu được.
Nêu được các giả thuyết giải thích kết quả thí nghiệm


5. Kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh trong q trình thực hành thí nghiệm
HS cần nắm vững quy trình và ý nghĩa của các bước trong thí nghiệm, từ đó có thể xác định được
những thao tác sai, xử lý được các sự cố xảy ra trong q trình thí nghiệm.


Các bài thực hành có thể tổ chức thi
Thí nghiệm về thốt hơi nước
Thí nghiệm về hơ hấp ở thực vật
Thí nghiệm phát hiện diệp lục và carotenoit
Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người


Bài tập
Hãy dựa vào hình dưới đây để xây dựng các câu

hỏi phát triển các kỹ năng cho học sinh giỏi.
1: Tế bào nguồn (ở lá)
2: Dòng mạch gỗ
3: Tế bào chứa (ở rễ, củ, quả....)
4: Bản rây
5: Dòng mạch rây



×