LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Chính vì thế, mà các Doanh nghiệp Việt
Nam đang đứng trước những khó khăn to lớn, đó là phải gánh trên vai một khối
lượng lao động quá lớn, cồng kềnh do phương pháp quản lý của cơ chế cũ để lại.
Đồng thời, hoạt động quản lý nhân sự ở hầu hết các doanh nghiệp thường chỉ mang
tính hình thức, thụ động, chủ yếu là do các doanh nghiệp chưa đánh giá đúng mức
tầm quan trọng của công tác quản lý nhân sự vì “mọi quản lý suy đến cùng đều là
quản lý con người”. Nó dẫn đến kết quả tất yếu là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh đạt được chưa cao do năng lực của cán bộ công nhân viên chưa được khai
thác triệt để.
Đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp là cả một quá trình có tác động và ảnh hưởng
to lớn đối với hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp và mang yếu
tố quyết định mục tiêu của Doanh nghiệp có đạt được hay không? Một chế độ đãi
ngộ tài chính công bằng cộng thêm với những chính sách đãi ngộ phi tài chính như:
Bản thân công việc, môi trường làm việc một cách hợp lý sẽ là nguồn động viên lớn
lao giúp đội ngũ công nhân viên lao động hăng say và sáng tạo hơn nữa.
Người lao động trong Doanh nghiệp không phải chỉ có động lực làm việc duy nhất
là kiếm tiền bởi có những nhu cầu không thể thỏa mãn bằng vật chất mà họ còn có
giá trị khác để theo đuổi. Chính vì vậy, đãi ngộ phi tài chính đóng một vai trò quan
trọng trong công tác quản trị nhân sự, thực hiện tốt yếu tố này sẽ là tiền đề tạo nên
sự gắn kết mạnh mẽ giữa đội ngũ nhân viên với các nhà quản trị, sự trung thành và
tâm huyết của đội ngũ lao động với Doanh nghiệp.
Với lý do trên, nhóm chúng em quyết định chọn Công ty Vận Tải Đa Phương Thức
để nghiên cứu đề tài: “Thực tiễn về công tác đãi ngộ phi tài chính tại Công ty trên”
nhằm làm rõ quá trình thực hiện công tác này, tìm hiểu những hạn chế và đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty nói
riêng cũng như công tác đãi ngộ phi tài chính nói chung tại Việt Nam.
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÃI NGỘ PHI TÀI CHÍNH
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm đãi ngộ phi tài chính
- Người lao động trong doanh nghiệp không phải chỉ có động lực duy nhất làm việc
là kiếm tiền mà còn có những nhu cầu không thể thỏa mãn bằng vật chất nói chung
và tiền bạc nói riêng, nói cách khác họ còn có giá trị khác để theo đuổi. Chính vì
vậy, để tạo ra và khai thác đầy đủ động cơ thúc đẩy cá nhân làm việc thì cần phải có
những đãi ngộ phi tài chính kết hợp với đãi ngộ tài chính để tạo ra sự đồng bộ trong
công tác đãi ngộ nhân sự trong Doanh nghiệp.
- Đãi ngộ phi tài chính thực chất là chăm lo đời sống tinh thần của người lao động
thông qua các công cụ không phải là tiền bạc. Những nhu cầu đời sống tinh thần
của người lao động rất đa dạng và ngày càng đòi hỏi được nâng cao, như: Niềm
vui trong công việc, sự hứng thú, say mê làm việc, được đối xử công bằng, được
kính trọng, được giao tiếp với mọi người, với đồng nghiệp…
1.2 Các hình thức đãi ngộ phi tài chính
1.2.1 Đãi ngộ thông qua công việc
* Đối với người lao động (NLĐ) trong doanh nghiệp, công việc được hiểu là những
hoạt động cần thiết mà tổ chức giao cho mà họ có nghĩa vụ phải hoàn thành, đó là
nhiệm vụ và trách nhiệm của NLĐ. Công việc mà NLĐ thực hiện có ý nghĩa rất
quan trọng vì nó gắn liền với mục đích và động cơ làm việc của họ. Nếu NLĐ được
phân công thực hiện việc quan trọng, phù hợp với trình độ chuyên môn tay nghề,
phẩm chất cá nhân và sở thích thì sẽ làm cho họ có những hứng thú trong công việc,
có trách nhiệm đối với kết quả công việc. So với công việc họ đang làm hay một
công việc hàm chứa nhiều cơ hội thăng tiến, sẽ làm cho NLĐ cảm thấy hài lòng và
thoả mãn, các nhu cầu cơ bản không những được thoả mãn tốt hơn mà ngay cả
những nhu cầu cấp cao hơn (nhu cầu được thể hiện, được tôn trọng...) cũng được
thoả mãn đầy đủ. Khi đó, NLĐ sẽ cảm thấy gắn bó và có trách nhiệm hơn trong
việc thực hiện công việc, họ sẽ mang lại năng suất và hiệu quả công việc cao hơn.
Theo quan điểm của NLĐ, một công việc có tác dụng đãi ngộ sẽ thỏa mãn các yêu
cầu sau:
- Mang lại thu nhập (lương, thưởng,...) xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra.
- Có một vị trí và vai trò nhất định trong hệ thống công việc của doanh nghiệp.
- Phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm của NLĐ
- Có cơ hội để họ thăng tiến.
- Không nhàm chán, kích thích lòng say mê và sáng tạo.
- Không ảnh hưởng sức khoẻ, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện công
việc
- Kết quả công việc phải được đánh giá theo các tiêu chuẩn rõ ràng và thực tiễn.
1.2.2 Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc
* Bằng cách áp dụng các hình thức đãi ngộ như: tạo không khí làm việc, quy định
và tạo dựng các quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong nhóm làm việc, đảm
bảo vệ sinh và an toàn lao động, tổ chức các phong trào văn hoá và thể dục thể
thao,... sẽ góp phần tạo ra tinh thần làm việc thoải mái cho họ, giúp họ sẵn sàng
mang sức lực - trí tuệ để làm việc và cống hiến. Ngoài các hình thức nói trên, thái
độ ứng xử của nhà quản trị đối với nhân viên thuộc cấp là một trong những nội
dung quan trọng của đãi ngộ phi tài chính và có tác động rất mạnh mẽ đến tinh
thần làm việc của tập thể người lao động. Sự quan tâm của NQT đến đời sống tinh
thần của NLĐ như một hình thức đãi ngộ phi tài chính: biểu dương, khen thưởng,
thăng chức, quan tâm thông cảm, phê bình và giúp đỡ. Một lời khen đúng lúc, một
món quà nhỏ hay đơn thuần chỉ là một lời chúc mừng sinh nhật, lễ tết, một sự chia
buồn thông cảm khi nhân viên gặp khó khăn... sẽ được nhân viên đón nhận như
một sự trả công thực sự.
* Để tạo ra môi trường làm việc tích cực, có tác dụng đãi ngộ nhân sự như trên,
doanh nghiệp nói chung và nhà quản trị nói riêng phải thực sự quan tâm đến NLĐ,
phải coi họ và gia đình họ như là một bộ phận không thể tách rời của doanh
nghiệp, gắn kết các thành viên thành một khối thống nhất và đoàn kết, tôn trọng
lợi ích cá nhân, lấy mục tiêu chung làm đường hướng và đích phấn đấu cho họ.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ PHI TÀI CHÍNH
TẠI
CÔNG TY VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC (VIETRANSTIMEX)
2.1 Giới thiệu chung về Công ty
Công ty vận tải Đa Phương thức (Vietranstimex) là một Doanh nghiệp Nhà nước
độc lập chịu sự điều chỉnh của luật Doanh nghiệp Nhà nước, được phê chuẩn theo
quyết định số 0907/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2003 của Bộ trưởng bộ giao thông
vận tải và được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con, tiền thân là Công
ty đại lý vận tải Đà Nẵng thành lập theo quyết định số 1313/QĐTC ngày
27/03/1976 của Bộ GTVT. Từ ngày thành lập đến nay công ty đã trải qua các thời
kỳ sau:
Thời kỳ thứ nhất (1976 -1982 ): Đây là thời kỳ khó khăn nhất, cơ sở vật chất kỷ
thuật còn thô sơ, thiếu thốn. Địa bàn hoạt động chủ yếu là các tỉnh Miền trung và
Tây nguyên. Công ty được Bộ giao thông tăng cường một số phương tiện vận tải để
phục vụ yêu cầu ổn định đời sống kinh tế xã hội sau chiến tranh, vận chuyển hàng
hoá cho đất nước và khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.
Thời kỳ thứ hai (1983-1988): Bộ GTVT ban hành quyết định số 1561/QĐ-TC
ngày 21/08/1983 về việc chuyển các đại lý vận tải về tổng cục đường bộ quản lý với
chức năng, nhiệm vụ không đổi và công ty đổi tên thành Công ty vận tải Đường
biển II trực thuộc tổng cục đường biển.
Thời kỳ thứ ba (1989-1995): Ngày 16/12/1989 với quyết định số 2338/TCCB-
LĐ, công ty đổi thành Công ty dịch vụ vận tải II trực thuộc Bộ GTVT. Để phù hợp
với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Công ty được giao
nhiệm vụ, chức năng theo quyết định số 1052/TCCB - LĐ ngày 15/06/1992 của Bộ
GTVT.
Trên cơ sở đề nghị của Bộ GTVT, Văn phòng chính phủ đã thông báo số59/TB
ngày 10/10/1993 và QĐ 385/TCCB- LĐ ngày 11/03/1993 của Bộ GTVT về việc
thành lập Công ty và được cấp giấy phép kinh doanh số 104094 ngày 13/03/1993
của Sở Kế Hoạch Đầu Tư Quảng Nam - Đà Nẵng và quyết đinh số 1896 ngày
27/11/1995 của Bộ GTVT về việc thành lập Tổng công ty Dịch Vụ Vận Tải thuộc
Bộ GTVT.
Thời kỳ thứ tư (1996-5/2004): Ngày 25/11/2006 với quyết định số 1896QĐ-LĐ
về việc thanh lập Công ty DVVT thuộc Bộ GTVT nhưng chưa chính thức hoạt động
từ tháng 4/1996 và đổi tên thành Công ty DVVT Đà Nẵng. Trong thời gian này
công ty hoạt động không hiệu quả, không phù hợp với nền kinh tế và có sự chồng
chéo giữa các ngành dịch vụ. Ngày 15/05/1997, Bộ GTVT ban hành quyết định số
1273/TCCB-LĐ giải thể công ty và lấy lại tên cũ là: Công ty DVVT II.
Thời kỳ thứ năm (Tháng 6/2004 đến nay): Đây là thời kỳ công ty chính thức
bước vào hoạt động và tổ chức theo mô hình công ty mẹ- công ty con theo quyết
định số 198/2003/QĐ-TT ngày 24/09/2003 của thủ tướng chính phủ và quyết định
số 3097/QĐ-Bộ GTVT ngày 24/10/2003 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc thành lập
công ty mẹ: Công ty vận tải Đa Phương Thức. Từ đây công ty bước vào một giai
đoạn mới và đã tạo được những thành công, những lợi thế trong việc khai thác tiếp
thị các dự án có quy mô lớn trong những năm tiếp theo.
Tên Công ty : Công Ty Vận Tải Đa Phương Thức.
Tên giao dịch quốc tế : VIETRANSTIMEX.
Vốn điều lệ : 41.145.064.361 đồng
Địa chỉ trụ sở chính : 80 - 82 Bạch Đằng - Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng.
Điện thoại : (0511) 3822057 – 3827715.
Fax : (0511) 3810286 – 3822478.
E- mail :
Website : www.vietranstimex.com.vn
Logo công ty :
2.2 Sơ đồ tổ chức nhân sự của Công ty
* Công ty vận tải đa phương thức là một đơn vị vận tải có quy mô hoạt động khá
lớn và phức tạp. Để thực thi chức năng nhiệm vụ kinh doanh của mình, công ty
Vận tải Đa phương thức luôn nghiên cứu tìm cách để không ngừng hoàn thiện bộ
máy tổ chức quản lý của mình cho phù hợp với điều kiện thực tế. Cơ cấu tổ chức
bộ máy được thiết lập theo sơ đồ sau:
Quan hệ chỉ đạo điều hành toàn diện.
Quan hệ đầu tư vốn (chi phối) SXKD.
Thông tin phản hồi.
2.3 Thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính tại Công ty
* Trước đây, các Doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ quan tâm đến công tác đãi
ngộ tài chính. Nhưng trong điều kiện hiện nay, khi mà nhu cầu ăn no mặc ấm của
người lao động (NLĐ) được đáp ứng về cơ bản thì hoạt động đãi ngộ phi tài chính
đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm. Thực
hiện tốt công tác đãi ngộ phi tài chính, nhân viên sẽ có được sự say mê trong công
việc và thêm gắn bó với doanh nghiệp.
2.3.1 Thực trạng đãi ngộ thông qua công việc
Ngày nay, NLĐ họ đi làm không chỉ đơn thuần vì miếng cơm manh áo mà một
phần nào đó, công việc thể hiện được phong cách và cái tôi của họ. Khi làm việc
NLĐ đòi hỏi công việc phải thực sự lôi cuốn – làm cho họ có cảm giác chiến thắng
khi hoàn thành công việc. Nắm bắt được mong muốn này, các Nhà quản trị trong
công ty luôn cố gắng tạo điều kiện để thỏa mãn được nhu cầu đó. Điều đó được thể
hiện ở nghệ thuật ứng xử đối với nhân viên trong suốt quá trình : phân công, giao
việc, thực hiện và hoàn thành công việc.
* Công việc thích thú – sự khởi điểm tốt đẹp cho Người lao động
Đối với mỗi người lao động, họ đều có hứng thú trong một phần công việc nào
đó. Vì vậy, để tạo ra hứng thú trong công việc cho nhân viên của mình các nhà lãnh
đạo công ty luôn cố gắng giao công việc phù hợp với người thực hiện. Sự tương
hợp này thể hiện ở nhiều khía cạnh như tâm lý, sinh lý, chuyên ngành đào tạo, sở
trường.
Điều đó, thể hiện trước tiên ở công tác tuyển dụng nhân sự :