Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm petrolimex(pjico)”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.69 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ BẢO HIỂM
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt
nghiÖp
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN
SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX (PJICO)
Giáo viên hướng dẫn : TS. Mạc Văn Tiến
Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Thùy Trang
Lớp : Bảo hiểm 44A
Cơ quan thực tập : Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO
Phòng Bảo hiểm khu vực 1
Số 1 Khâm Thiên, Hà Nội
- 2 -
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước cơ sở hạ tầng
mà cụ thể là hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta đã được nâng
cấp khá rõ rệt nhưng nhìn chung chất lượng vẫn còn nhiều hạn chế,
nhiều tuyến đường kém chất lượng và ngày càng xuống cấp ngiêm
trọng, số đầu xe cơ giới tham gia giao thông tăng nhanh tuy nhiên có
rất nhiều loại xe không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, lái xe chưa
thực sự coi trọng luật an toàn giao thông, ý thức chấp hành pháp luật
của người tham gia giao thông chưa thật tốt… Bên cạnh đó nhu cầu
đi lại của dân cư cũng như đòi hỏi của nền kinh tế lại gia tăng đáng
kể. Sự tham gia của xe cơ giới vào việc vận chuyển một khối lượng
khổng lồ hàng hóa và người đã góp phần không nhỏ vào phát triển
kinh tế đất nước. Xuất phát từ những lý do trên mà nghiệp vụ bảo
hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba cần thiết phải được triển khai sâu rộng hơn nữa. Theo thống kê, số


xe tham gia bảo hiểm TNDS có tăng lên qua các năm nhưng vẫn thấp
hơn so với tốc độ tăng của xe lưu hành, điều này chính là cơ hội và
cũng là thách thức đặt ra cho các Doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH)
đòi hỏi các DNBH phải biết nắm bắt cơ hội, nỗ lực cạnh tranh nhằm
nâng cao thị phần đối với nghiệp vụ bảo hiểm này. Làm được điều này
các DNBH không chỉ nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình từ đó
nâng cao hình ảnh cũng như uy tín của DN mà còn góp phần ổn định
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 3 -
xã hội vì đây là một nghiệp vụ có tính xã hội rất cao. Cùng với các
DNBH phi nhân thọ khác trên thị trường, Công ty cổ phần bảo hiểm
PETROLIMEX(PJICO) đã triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này từ rất
sớm và đây cũng là một nghiệp vụ chủ yếu tạo doanh thu cho Công ty.
Là một DN còn non trẻ và ra đời trong điều kiện cạnh tranh gay gắt
của thị trường bảo hiểm tuy nhiên PJICO đã dần khẳng định vị trí của
mình nhưng để tồn tại và phát triển một cách bền vững đòi hỏi PJICO
phải có những đổi mới nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm bảo
hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới nói
riêng.
Từ những lý do trên cùng với mong muốn được nghiên cứu sâu
hơn về thực tiễn triển khai, tiềm năng, kết quả đạt được cũng như
những hạn chế trong quá trình hoạt động tôi quyết định chọn đề tài
“Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp
vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba tại Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX(PJICO)”. Sau
thời gian tìm hiểu, học hỏi cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các Cán
bộ chuyên môn của Phòng bảo hiểm PJICO – khu vựcI nơi tôi thực
tập đã cung cấp cho tôi những số liệu thực tế cần thiết phục vụ cho
Báo cáo, bên cạnh đó cũng phải kể đến sự hướng dẫn tận tình của
thầy giáo- Tiến sỹ Mạc Văn Tiến đã giúp tôi hoàn thành Báo cáo này.

Nhờ đó, những kiến thức cơ bản tôi đã được học ở trường đã được
củng cố cộng với những kinh nghiệm thực tế tích lũy được tôi tin rằng
đó là hành trang vô cùng quý giá sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều trong
công tác sau này.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 4 -
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH
NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI
THỨ BA
I. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
1. Đặc điểm chung của hoạt động vận tải xe cơ giới trong giao thông
đường bộ ở Việt Nam
Giao thông vận tải là một ngành giữ vị trí rất quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, đó là một ngành kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến hầu hết các ngành khác trong các lĩnh vực như kinh tế,
kỹ thuật, an ninh quốc phòng… Giao thông vận tải là một bộ phận của kiến
trúc hạ tầng kinh tế, không thể phủ nhận giao thông vận tải chính là cầu nối
của các mối quan hệ buôn bán, giao lưu kinh tế giữa các ngành, các vùng,
các khu vực trên đất nước, giữa quốc gia này với các quốc gia khác trên thế
giới. Nhờ có đặc điểm này, giao thông vận tải đã góp phần phát triển kinh
tế đất nước, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đầu tư trong nước cũng như quốc
tế, phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư. Bên cạnh đó giao thông vận tải còn
có một ý nghĩa xã hội to lớn đó là thúc đẩy giao lưu văn hóa trong và ngoài
nước, tạo điều kiện nâng cao dân trí, thúc đẩy sự phát triển và gìn giữ
truyền thống văn hóa dân tộc, đẩy mạnh sự ứng dụng các thành tựu khoa
học kỹ thuật và những tiến bộ của nhân loại… Có thể khẳng định rằng giao
thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nói chung
và Việt Nam nói riêng.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, trong
những năm gần đây giao thông vận tải ở nước ta đã có sự phát triển vượt
bậc với những hình thức vận chuyển ngày càng phong phú như vận chuyển
bằng đường bộ (là loại hình vận chuyển chủ yếu), bằng đường sắt, đường
thủy, đường hàng không… Các phương tiện vận tải cũng ngày càng nhiều
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 5 -
và đa dạng về chủng loại, kích cỡ, từ việc sử dụng các phương tiện vận tải
thô sơ bằng sức người, bằng súc vật… đến nay các phương tiện vận tải đã
hầu hết được cơ giới hóa và được trang bị hiện đại hơn trước rất nhiều bên
cạnh đó các máy móc tối tân kỹ thuật cao đã được đưa vào sử dụng.
Nhìn lại nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây chúng ta có
thể nhận thấy rất nhiều những khó khăn,trở ngại phải đối mặt, thu nhập của
các tầng lớp dân cư chưa cao và không đồng đều khiến chúng ta chưa thể
sử dụng hoàn toàn các phương tiện hiện đại nhất là đối với giao thông
đường bộ- một loại hình giao thông có sự tham gia chủ yếu của người dân.
Một trong những đặc điểm nổi bật của giao thông đường bộ ở nước ta đó là
việc sử dụng đa dạng và phong phú các loại xe cơ giới từ thô sơ đến hiện
đại. Điều này chính là một tiềm năng mang nhiều nguy hiểm gây ra tai nạn
đe doạ tính mạng và tài sản con người. Qua những tác dụng mà giao thông
nói chung và giao thông đường bộ nói riêng mang lại chúng ta không thể
phủ nhận những ưu điểm của nó đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Với
một lượng xe lưu thông lớn, mật độ dày đặc, tính cơ động cao và vô cùng
linh hoạt đã đem lại những thuận lợi lớn cho sản xuất và lưu thông hàng
hóa. Vì vậy, vận chuyển bằng đường bộ do các phương tiện cơ giới thực
hiện là rất tiện lợi và tiết kiệm chi phí, phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta
và thu nhập của đại đa số các tầng lớp dân cư hiện nay.
Tuy vậy thực tế cho thấy, bên cạnh những ưu thế mà giao thông
đường bộ mang lại thì mặt trái của nó cũng thật đáng kể. Đó chính là mức
độ nguy hiểm lớn, khả năng gây tai nạn cao do các đầu xe quá dày đặc và

đa dạng và chủng loại, chất lượng lại rất kém. Thêm vào đó, tình trạng
đường xá ngày càng xuống cấp và chưa được đầu tư tu sửa kịp thời; trách
nhiệm, trình độ nhận thức cũng như trình độ điều khiển của lái xe còn
yếu… cũng là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ tai nạn đáng tiếc
xảy ra. Hầu hết các vụ tai nạn giao thông xảy ra là do lái xe thiếu hiểu biết
và không tôn trọng luật an toàn giao thông, lái xe trong tình trạng say xỉn,
không làm chủ được tốc độ, phóng nhanh vượt ẩu… Bên cạnh đó còn do
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 6 -
một số nguyên nhân khách quan như thời tiết, địa hình, cơ sở hạ tầng giao
thông yếu kém…
Hiện nay mạng lưới giao thông đường bộ ở nước ta vẫn còn nhiều
vấn đề bất cập cần được giải quyết. Theo thống kê năm 2003 cả nước có
296035 km đường bộ thì chỉ có 50.38% được rải nhựa nhưng chất lượng
nhiều đoạn đường vẫn còn thấp và ngày càng xuống cấp, điều này thể hiện
rất rõ sự yếu kém của cơ sở hạ tầng giao thông của nước ta. Chỉ tính riêng
thành phố Hà Nội đã có hơn 90,000 ôtô các loại, trên 130,000 xe máy cùng
hàng nghìn các phương tiện cơ giới khác và con số ngày đã và đang không
ngừng tăng lên một cách nhanh chóng. Về địa hình, nước ta có 3/4 diện tích
là đồi núi, cả nước có 106 con đèo từ Nam ra Bắc và có những đèo đặc biệt
nguy hiểm như dốc Cun(Hòa Bình), đèo Hải Vân, đèo Cả, đèo Cù Mông,
đèo An Khê, đèo Măng Giang… do địa hình hẹp, núi cao, vực sâu, tầm
nhìn bị che khuất, thêm vào đó là khí hậu khắc nghiệt, ở những đoạn đường
hiểm trở thường có sương mù dày đặc… cũng là những nguyên nhân dẫn
đến các vụ tai nạn.
Bên cạnh đó chúng ta cũng không thể không kể đến một nguyên
nhân đó là do cơ chế thị trường bùng nổ, nền kinh tế tăng trưởng cao hàng
loạt các loại xe tư nhân được đưa vào tham gia giao thông nhưng lại được
điều khiển bởi những lái xe chưa qua các khóa đào tạo chính thức, thậm chí
chưa có giấy phép lái xe, xe không có giấy phép lưu hành… Do nhu cầu lái

xe cấp bách, những người lái xe được tuyển chọn phần lớn là những người
trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống khi tham gia
giao thông, mặt khác nhiều lái xe còn thiếu ý thức, vô trách nhiệm, lái xe
trong tình trạng say xỉn, buồn ngủ…, xe vượt quá tải trọng cho phép, đi quá
tốc độ quy định… vì vậy tai nạn vẫn thường xuyên xảy ra và có xu hướng
ngày càng gia tăng. Do nhu cầu vận tải là rất lớn nên hiện nay các phương
tiện giao thông ở Việt Nam được huy động triệt để, vì vậy tình trạng xe cũ,
quá hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn vẫn tham gia giao thông là điều
không thể tránh khỏi. Một điểm quan trọng khác không thể không đề cập
đó là các thiết bị an toàn kỹ thuật xe bao gồm phanh, lốp, hộp số, các
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 7 -
trục…, các thiết bị này gắn bó chặt chẽ với xe, giúp lái xe xử lý mọi tình
huống nguy cấp. Tuy nhiên, do có sự cạnh tranh giữa các chủ xe nhằm
giảm chi phí mà không ít xe kém chất lượng, không qua kiểm định vẫn
được lưu hành.
2. Sự cần thiết khách quan của BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba
Nhu cầu được an toàn, được bảo vệ là nhu cầu chính đáng của mỗi
con người. Trong cuộc sống con người luôn mong muốn được bình an vô
sự nhưng thực tế cho thấy những rủi ro, tai nạn bất ngờ vẫn luôn rình rập đe
dọa, và có thể xảy ra bất cứ lúc nào ngoài ý muốn của con người. Những
rủi ro đó có thể do thiên tai như động đất, núi lửa, sấm sét, bão lụt, đất lở…
nhưng cũng có thể do con người gây ra như khủng bố, chiến tranh, đình
công, bạo loạn, ô nhiễm phóng xạ hay tai nạn giao thông… làm thiệt hại
không nhỏ đến tính mạng và tài sản của con người và xã hội.
Sự phát triển của ngành giao thông vận tải một mặt đem lại sự thuận
tiện, chi phí thấp, đáp ứng nhu cầu đi lại của đông đảo dân cư Việt Nam
hiện nay nhưng mặt khác, do đặc điểm xe cơ giới tham gia giao thông
đường bộ có tính cơ động cao nên rủi ro gây tai nạn là rất lớn. Tại Việt

Nam, tai nạn giao thông luôn là vấn đề bức xúc, nó xảy ra hàng ngày, hàng
giờ đe dọa tính mạng và tài sản của người dân. Theo số liệu thống kê của
cục cảnh sát đường bộ năm 2002 xảy ra 38,675 vụ tai nạn làm chết 7,532
người, bị thương 37,250 người, năm 2003 xảy ra 41,923 vụ làm chết 8,092
người(tăng 7.43%), bị thương 39,875 người(tăng 7.03%). Những nguyên
nhân gây tai nạn cũng được cục cảnh sát giao thông thống kê một cách khá
đầy đủ và chi tiết: có 29% số vụ tai nạn do vượt quá tốc độ quy định, 25%
do vượt ẩu, 8% do lái xe trong tình trạng say rượu, 38% do các nguyên
nhân khác. Đối tượng gây tai nạn gồm: 27.9% ôtô các loại, 60.8% do môtô,
xe máy gây ra, 4.5% do người đi xe đạp, xe thô sơ và 6.8% là các đối tượng
khác.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 8 -
Thực tế cho thấy, cùng với sự gia tăng của các vụ tai nạn thì việc giải
quyết hậu quả để lại là một vấn đề hết sức phức tạp. Thông thường, khi tai
nạn giao thông xảy ra, người bị nạn không chỉ bị thiệt hại về tài sản, sức
khỏe thậm chí cả tính mạng mà còn những hậu quả nặng nề về tâm lý một
cách lâu dài. Tính mạng con người là vô giá không thể tính toán, đo lường
bằng tiền bạc và do vậy cũng khó có thể đánh giá thiệt hại về sức khỏe của
con người một cách chính xác. Vì vậy, việc đền bù một phần nào những
thiệt hại bằng tài chính tạo điều kiện cho nạn nhân hay gia đình họ khắc
phục những khó khăn là một việc nên làm và có ý nghĩa xã hội hết sức to
lớn. Tuy nhiên, khi gặp tai nạn chủ xe sẽ gặp phải những khó khăn nhất
định về mặt tài chính thậm chí có trường hợp không đủ khả năng bồi
thường. Vì vậy một điều dễ nhận thấy là lợi ích của nạn nhân trong vụ tai
nạn không được đảm bảo gây ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của bản thân
nạn nhân và gia đình họ và do đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Vấn
đề đặt ra là phải có những biện pháp thích hợp để giải quyết trường hợp này
và đó phải là những nỗ lực tích cực của Nhà nước và của toàn xã hội. Vậy
làm thế nào để có nguồn tài chính sẵn sàng cho việc giải quyết hậu quả của

những vụ tai nạn giao thông? Đó là mối quan tâm lo lắng không chỉ của
Nhà nước, các chủ xe mà còn là mối quan tâm của bản thân những người bị
thiệt hại cũng như những người tham gia giao thông nói chung. Mỗi cá
nhân có thể tự bảo vệ mình bằng cách tiết kiệm, dự trữ hiện vật, lập các quỹ
tài chính dự phòng… tuy nhiên những biện pháp đó chỉ có tác dụng nhất
định, khả năng thực hiện không cao mà lại không đủ trang trải mỗi khi có
tai nạn lớn xảy ra. Những quỹ dự trữ của Nhà nước cũng không thể đáp ứng
đủ cho tất cả những tổn thất xảy ra. Và vì vậy, biện pháp hữu hiệu nhất
chính là các Công ty bảo hiểm- “ tấm lá chắn cuối cùng của mỗi cá nhân,
mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp trong xã hội”.
Xuất phát từ thực tế trên, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba ra đời đã đáp ứng kịp thời nhu cầu này của xã hội.
Việc thành lập các quỹ bảo hiểm dựa trên sự đóng góp từ những số tiền nhỏ
của chủ xe cho các Công ty bảo hiểm. Khi tai nạn giao thông xảy ra, các
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 9 -
Công ty bảo hiểm sẽ thay mặt chủ xe giải quyết bồi thường cho người bị
nạn theo đúng các quy định của pháp luật. Như vậy lợi ích của người bị
thiệt hại đã được bảo đảm thông qua việc bảo đảm khả năng thực hiện trách
nhiệm của các chủ xe gây tai nạn, góp phần thực hiện tốt kỷ cương pháp
luật, ổn định xã hội.
3. Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với người thứ ba
Trên thế giới, bảo hiểm nói chung và bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ
giới nói riêng được ra đời từ rất sớm. Tại các nước phát triển, người ta đã
rất quen thuộc với thuật ngữ “bảo hiểm” và coi đó là yếu tố thiết yếu của
cuộc sống. Mặc dù là một ngành còn non trẻ ở Việt Nam nhưng từ khi ra
đời đến nay bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm TNDS nói riêng đã
mang lại những tác dụng to lớn, cụ thể những tác dụng này được thể hiện ở
những điểm sau:

Thông qua công tác bồi thường, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới
đã nhanh chóng khắc phục những khó khăn về tài chính, sức khỏe cho
người bị nạn, giúp các chủ xe thoát khỏi gánh nặng về vật chất và tinh thần,
đảm bảo quyền lợi cho người bị nạn cũng như thực thi trách nhiệm của chủ
phương tiện gây tai nạn.
Qua công tác giám định, bồi thường sau mỗi vụ tai nạn, Công ty bảo
hiểm sẽ thống kê được các rủi ro và nguyên nhân gây ra rủi ro đó, từ đó đề
ra các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất một cách có hiệu quả nhất giảm
bớt đáng kể những hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, giảm bớt thiệt hại
cho toàn xã hội. Đây cũng là hoạt động thể hiện phương châm “ phòng
bệnh hơn chữa bệnh” của bảo hiểm. Công tác này được tiến hành do các
công ty bảo hiểm kết hợp với các ban, ngành có liên quan như Bộ Giao
thông vận tải, Bộ Công an… đã giúp đời sống của người dân và toàn xã hội
ổn định hơn.
Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới còn giúp chủ xe, lái xe ý thức
được trách nhiệm của mình khi điều khiển xe cơ giới.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 10 -
Nghiệp vụ này ra đời không những làm giảm bớt gánh nặng cho
ngân sách Nhà nước mà còn tăng thu ngân sách thông qua việc thu thuế.
Nguồn quỹ từ thuế thu là nguồn tài chính chủ yếu dùng để chi trả, bồi
thường, đồng thời cũng để nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, xây
dựng các biển báo, đường lánh nạn…
Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba còn góp
phần xoa dịu sự căng thẳng giữa các bên trong vụ tai nạn, đây là mục đích
mang tính chất nhân văn của nghiệp vụ này, nó thể hiện vai trò trung gian
hòa giải có tính chất pháp lý của Công ty bảo hiểm.
Từ những tác dụng nêu trên, với tư cách là một nghiệp vụ bảo hiểm ,
bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba vừa mang tính
kinh tế, vừa mang tính xã hội, nó thể hiện tính nhân đạo và nhân văn cao

cả.
II. Quá trình hình thành và tính chất bắt buộc của nghiệp
vụ BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Việt
Nam
1. Quá trình phát triển của nghiệp vụ
Ở Việt Nam, bảo hiểm nói chung là một ngành được ra đời khá muộn
so với thế giới tuy vậy xét một cách toàn diện thì bảo hiểm TNDS được coi
là một nghiệp vụ truyền thống. Ngay từ năm 1965, nghiệp vụ này đã được
triển khai ở hầu hết các tỉnh phía Nam theo sắc lệnh của Chính phủ ngụy
quyền Sài Gòn. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng bảo hiểm TNDS
của chủ xe cơ giới cũng đã được triển khai ở thành phố Hồ Chí Minh theo
tập quán cũ, đến năm 1979 được mở rộng ở hầu hết các tỉnh phía Nam và
đến năm 1980 đã được phát triển mở rộng trên phạm vi cả nước. Từ năm
1980 đến 1987 nghiệp vụ này được triển khai dưới hình thức tự nguyện.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai nó đã bộc lộ nhiều khuyết điểm cần
khắc phục, một số chủ xe chưa nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo hiểm nên
còn lẩn tránh không tham gia, trong khi đó bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 11 -
giới là một vấn đề mang tính xã hội sâu sắc. Vì vậy, việc tham gia bảo hiểm
không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiêm của mỗi chủ xe. Để nâng cao
trách nhiệm của chủ xe và bảo vệ lợi ích của các nạn nhân, ngày 10/3/1998
Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nghị định30/HĐBT về chế độ bảo hiểm
TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba dưới hình thức bắt buộc.
Đây là hình thức bắt buộc theo luật định đối với tất cả các loại xe chạy trên
đường bộ bằng động cơ của chính nó(trừ xe đạp máy).
Nghị định 30/HĐBT ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng
trong quá trình hoạt động của nghiệp vụ, tạo điều kiện phát triển nghiệp vụ,
giúp các Công ty bảo hiểm phát huy tốt quy luật “số đông bù số ít”, từ đó
đem lại lợi ích cho cả Công ty bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và người

được bảo hiểm.
2. Những lý do thể hiện sự bắt buộc
Trong cuộc sống mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức đều phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật cho từng hành vi ứng xử của mình. Nhìn
chung, khi một người gây thiệt hại cho người khác do sự bất cẩn của mình
thì phải chịu trách nhiệm trước những thiệt hại đó. Cũng vì vậy mà sự bắt
buộc trong bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới là một tất yếu và được xuất
phát từ những lý do sau đây.
Thứ nhất, công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước ta đang
trên đà phát triển kéo theo đó là sự tăng tiến không ngừng của các loại
phương tiện giao thông đường bộ. Tuy nhiên, với điều kiện đường xá, điều
kiện kỹ thuật của xe và ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn chưa
cao như hiện nay thì tai nạn giao thông vẫn thường xuyên xảy ra là điều tất
yếu. Do vậy, để hạn chế bớt nguy cơ xảy ra tai nạn và thực hiện được các
mục tiêu xã hội, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới phải được quy định bắt
buộc đối với mọi cá nhân tham gia giao thông.
Thứ hai, xuất phát từ mong muốn của bản thân các chủ xe là mong
muốn có một sự bảo đảm về mặt tài chính để giải quyết được các hậu quả
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 12 -
do tai nạn giao thông gây ra từ đó giảm bớt gánh nặng về mặt tài chính cho
bản thân mình.
Thứ ba, khi xảy ra tai nạn, trên thực tế nhiều trường hợp khó xác
định lỗi thuộc về bên nào, mức độ lỗi chính xác của các bênhững. Do vậy,
để giải quyết một cách đúng đắn cần phải có thời gian để điều tra xem xét,
trong thời gian đó những thiệt hại về vật chất và tinh thần cần phải được bù
đắp một cách kịp thời cho người bị thiệt hại, chính vì vậy việc thực hiện bắt
buộc này sẽ giúp cho các bên trong vụ tai nạn được đền bù ngay trong thời
gian chờ cơ quan chức năng giải quyết.
Thứ tư, trong nhiều trường hợp người gây tai nạn bỏ trốn hay không

đủ khả năng tài chính để bồi thường cho nạn nhân thì việc việc bồi thường
là không thể thực hiện được.
Thứ năm, việc thực hiện bắt buộc sẽ giúp các cơ quan chức năng
quản lý tốt các đầu xe lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam, thống kê đầy đủ
các vụ tai nạn đã xảy ra và nguyên nhân của nó từ đó có biện pháp đề
phòng, hạn chế tổn thất cho phù hợp.
Bảo hiểm TN nói chung và bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới nói
riêng, ngoài việc nhằm đảm bảo ổn định tài chính cho người được bảo
hiểm, còn có mục đích khác là bảo vệ quyền lợi cho phía nạn nhân, bảo vệ
lợi ích công cộng và an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi,
NĐ30/HĐBT đã bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót. Để chế độ bảo hiểm bắt
buộc thực sự đi vào đời sống xã hội và khắc phục những tồn tại trên, ngày
17/12/1997 Chính phủ ban hành Nghị định 115/NĐ- CP bổ sung cho
NĐ30, Nghị định này có những điều khoản quy định chi tiết hơn về trách
nhiệm của các cơ quan, các bộ, ban, ngành có liên quan, mở rộng phạm vi
bắt buộc không chỉ đối với người thứ ba mà còn đối với cả hành khách trên
xe và đặc biệt quy định địa vị pháp lý của Công ty bảo hiểm trong tố tụng
dân sự.
Có thể nói tiến hành bắt buộc bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với
người thứ ba là một việc làm có ý nghĩa nhân đạo cao cả nhằm mục đích
khắc phục những khó khăn của các bên tham gia giao thông khi không may
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 13 -
xảy ra tai nạn, đồng thời cũng nhờ đó mà nâng cao ý thức, tinh thần trách
nhiệm của các chủ xe và lái xe, thúc đẩy việc thực hiện nghiêm chỉnh luật
an toàn giao thông, tăng cường công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro từ đó
mang lại sự an toàn cho xã hội.
III. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe
cơ giới đối với người thứ ba
1. Đối tượng của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ

ba
Người tham gia bảo hiểm thông thường là chủ xe, có thể là cá nhân
hay đại diện cho một tập thể. Công ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho
phần trách nhiệm dân sự của chủ xe phát sinh do sự hoạt động và điều
khiển của người lái xe. Như vậy, đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. TNDS của chủ xe cơ giới
đối với người thứ ba trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng
của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba khi xe lưu hành gây tai nạn.
Chủ xe là người có quyền sở hữu xe, là người đứng tên trong giấy
đăng ký xe, trong giấy phép lưu hành. Chủ xe có thể là người trực tiếp điều
khiển xe nhưng cũng có thể là người được chủ xe giao quyền sử dụng như
những người làm công ăn lương, theo hợp đồng thuê mướn…
Đối tượng được bảo hiểm không được xác định trước. Chỉ khi nào
việc lưu hành xe gây ra tai nạn có phát sinh TNDS của chủ xe đối với người
thứ ba thì đối tượng này mới được xác định cụ thể. Các điều kiện phát sinh
trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba bao gồm:
- Điều kiện thứ nhất: Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe
của bên thứ ba.
- Điều kiện thứ hai: Chủ xe, lái xe phải có hành vi trái pháp luật. Có
thể do vô tình hay cố ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ,
hoặc vi phạm các quy định khác của Nhà nước…
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 14 -
- Điều kiện thứ ba: Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái
pháp luật của chủ xe, lái xe với những thiệt hại của người thứ ba.
- Điều kiện thứ tư: Chủ xe, lái xe phải có lỗi.
Trên thực tế, chỉ cần đồng thời xảy ra ba điều kiện thứ nhất, thứ hai
và thứ ba là phát sinh TNDS đối với người thứ ba của chủ xe, lái xe. Nếu
thiếu một trong ba điều kiện đó TNDS của chủ xe sẽ không phát sinh và do
đó sẽ không phát sinh trách nhiệm của bảo hiểm. Điều kiện thứ tư có thể có

hoặc không, vì nhiều khi tai nạn xảy ra là do nguồn nguy hiểm cao độ mà
không hoàn toàn do lỗi của chủ xe hay lái xe.
Cần lưu ý rằng, bên thứ ba trong bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới
là những người trực tiếp bị thiệt hại do hậu quả của vụ tai nạn nhưng loại
trừ:
- Lái, phụ xe, người làm công cho chủ xe.
- Những người lái xe phải nuôi dưỡng như cha, mẹ, vợ, chồng, con
cái…
- Hành khách, những người có mặt trên xe.
- Tài sản, tư trang, hành lý của những người nêu trên.
Trong bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, khi xảy ra tai nạn gây
thiệt hại cho người thứ ba thì người được Công ty bảo hiểm bồi thường
chính là chủ xe hoặc người đại diện cho chủ xe được pháp luật công nhận.
2. Phạm vi bảo hiểm
2.1 Rủi ro được bảo hiểm
Công ty bảo hiểm nhận bảo đảm cho các rủi ro bất ngờ không lường
trước được gây tai nạn và làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe. Cụ
thể, các thiệt hại nằm trong phạm vi trách nhiệm của Công ty bảo hiểm bao
gồm:
- Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khỏe của bên thứ ba;
- Thiệt hại về tài sản, hàng hóa… của bên thứ ba;
- Thiệt hại về tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc làm
giảm thu nhập;
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 15 -
- Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa,
hạn chế thiệt hại; các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan
bảo hiểm( kể cả biện pháp không mang lại hiệu quả);
- Những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của những người tham gia
cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân.

Tùy thuộc vào tình hình thực tế và theo yêu cầu của người được bảo
hiểm mà Công ty bảo hiểm có thể mở rộng phạm vi bảo hiểm cho những
rủi ro khác theo như thỏa thuận giữa các bên, những đảm bảo bổ sung kéo
theo một khoản phí đóng thêm của người được bảo hiểm.
2.2 Rủi ro loại trừ
Công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của vụ
tai nạn mặc dù có phát sinh TNDS trong các trường hợp sau:
- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao
thông theo quy định của điều lệ trật tự an toàn giao thông vận tải
đường bộ.
- Chủ xe hoặc lái xe vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông
đường bộ như:
Xe không có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận kiểm định an
toàn kỹ thuật và môi trường;
Lái xe không có bằng lái hoặc bi tịch thu, bằng không hợp lệ;
Lái xe bị ảnh hưởng của các chất kích thích như rượu, bia, ma
túy…
Lái xe chở chất cháy, nổ trái phép
Xe sử dụng để tập lái, đua xe trái phép, chạy thử sau khi sửa
chữa;
Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn hoặc chỉ có đèn bên
phải;
Xe không có hệ thống lái bên phải;
- Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại, làm đình
trệ sản xuất kinh doanh.
- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia, trừ khi có thỏa thuận khác.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 16 -
Ngoài ra, Công ty bảo hiểm cũng không chụi trách nhiệm đối với tài sản
đặc biệt như vàng, bạc, đã quý, tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài,

hài cốt.
3. Phí bảo hiểm
3.1 Bản chất của phí bảo hiểm
Về bản chất, phí bảo hiểm là một khoản tiền mà chủ xe phải nộp cho
nhà bảo hiểm để hình thành một quỹ tiền tệ tập trung đủ lớn để bồi thường
thiệt hại xảy ra trong năm nghiệp vụ theo phạm vi bảo hiểm. Có thể coi phí
bảo hiểm là giá cả của sản phẩm bảo hiểm nên có thể tăng, giảm tùy thuộc
vào tình hình cung-cầu, tình hình cạnh tranh trên thị trường. Việc xác định
mức phí hợp lý là rất khó khăn,bởi phí bảo hiểm là nguồn thu chủ yếu của
Công ty bảo hiểm nên mức phí thu được tối thiểu phải thỏa mãn các nhu
cầu chi cho bồi thường tổn thất. Cùng với sự phát triển mạnh của cơ chế thị
trường mở cửa làm gia tăng các Công ty bảo hiểm, sự cạnh tranh trên thị
trường ngày càng gay gắt, việc đưa ra mức phí thích hợp là vấn đề mang
tính chiến lược và rất khó khăn.
Khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba các Công ty bảo hiểm áp dụng biểu phí mà Bộ Tài Chính đưa
ra, các Công ty cạnh tranh với nhau thông qua chất lượng dịch vụ, chăm
sóc khách hàng hay các điều kiện bổ sung…
3.2 Phương pháp tính phí
Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện. Người tham gia bảo
hiểm đóng phí bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
theo số lượng đầu phương tiện của mình. Mặt khác, các phương tiện khác
nhau về chủng loại, về độ lớn có xác suất gây ra tai nạn khác nhau nên phí
bảo hiểm được tính riêng cho từng loại phương tiện (hoặc nhóm phương
tiện). Phí bảo hiểm tính cho mỗi đầu phương tiện đối với mỗi loại phương
tiện (thường tính theo năm) là:
P = f + d (1)
Trong đó:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 17 -

P – Phí bảo hiểm / đầu phương tiện
f – Phí thuần
d – Phụ phí ( được quy định là tỷ lệ phần trăm nhất định so với tổng
phí bảo hiểm)
Phí thuần được xác định theo công thức:


=
=
=
n
i
i
n
i
ii
C
TS
f
1
1
(2)
Trong đó:
i
S
: Là số vụ tai nạn xảy ra có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ
xe được bảo hiểm bồi thường trong năm i
i
T
: Là số tiền bồi thường bình quân một vụ tai nạn trong năm i

i
C
: Là số đầu phương tiện tham gia bảo hiểm trong năm i
n : Số năm thống kê
Như vậy, f thực chất là số tiền bồi thường bình quân trong thời kỳ n
năm cho mỗi đầu phương tiện tham gia bảo hiểm trong thời kỳ đó.
Đây là cách tính phí bảo hiểm cho các phương tiện thông dụng trên
cơ sở quy luật số đông. Đối với các phương tiện không thông dụng, mức độ
rủi ro lớn hơn như xe kéo rơmooc, xe chở hàng nặng… thì tính thêm tỷ lệ
phụ phí so với mức phí cơ bản. Ở Việt Nam hiện nay thường cộng thêm
30% mức phí cơ bản.
Đối với các phương tiện hoạt động ngắn hạn (dưới 1 năm), thời gian
tham gia bảo hiểm được tính tròn tháng và phí bảo hiểm được xác định như
sau:

Hoặc:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
P
ngắn hạn
=
P
năm X Số tháng hoạt động
12 tháng
(3)
P
ngắn hạn
=
P
năm X Tỷ lệ phí ngắn hạn theo tháng (4)
- 18 -

3.3 Đóng phí và hoàn phí
Nộp phí bảo hiểm là trách nhiệm của chủ phương tiện. Tùy theo số
lượng phương tiện, Công ty bảo hiểm sẽ quy định thời gian, số lần nộp và
mức phí tương ứng có xét giảm phí theo tỷ lệ tổn thất và giảm phí theo số
lượng phương tiện tham gia bảo hiểm (tối đa thường giảm 20%). Nếu
không thực hiện đúng quy định sẽ bị phạt, ví dụ:
+ Chậm từ 01 đến 02 tháng phải nộp thêm 100% mức phí cơ bản.
+ Chậm từ 02 đến 04 tháng nộp thêm 200% mức phí cơ bản.
+ Hoặc có thể hủy hợp đồng bảo hiểm.
Trường hợp đã đóng phí (tham gia bảo hiểm) cả năm, nhưng vào một
thời điểm nào đó phương tiện không hoạt động nữa hoặc chuyển quyền sở
hữu mà không chuyển quyền bảo hiểm thì chủ phương tiện sẽ được hoàn
phí bảo hiểm tương ứng với số thời gian còn lại của năm (làm tròn tháng)
nếu trước đó chủ phương tiện chưa có khiếu nại và được bảo hiểm bồi
thường.
Số phí hoàn lại được xác định như sau:
(5)
4. Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là hạn mức trách nhiệm ghi trong hợp đồng bảo
hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm mà chủ xe được cấp. Số tiền bảo hiểm
là giới hạn cao nhất mà Công ty bảo hiểm thay mặt chủ xe bồi thường cho
phía nạn nhân hay bồi hoàn cho chủ xe (trong trường hợp chủ xe trực tiếp
bồi thường cho người bị nạn), đồng thời đây cũng là căn cứ để việc bồi
thường được khách quan, tránh việc bồi thường sai sót, tùy tiện.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
P
hoàn lại
=
P
năm X Số tháng không hoạt động

12 tháng
- 19 -
Ở nước ta, Bộ Tài Chính đã quy định hạn mức trách nhiệm tối thiểu
bắt buộc cho mọi chủ xe ở mức 30,000,000 VND đối với người và
30,000,000 VND đối với tài sản / vụ tai nạn. Tuy nhiên, các chủ xe có thể
yêu cầu mức trách nhiệm thỏa thuận cao hơn tùy theo nhu cầu và khả năng
tài chính của mình và như vậy, mức phí mà họ phải nộp sẽ cao hơn.
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba, trách nhiệm được định ra về người và về tài sản là hoàn toàn độc lập
với nhau và được tính riêng cho từng vụ tai nạn, tức là không được coongj
dồn hay tính bù trừ giữa trách nhiệm về tài sản và về người. Mặt khác,
Công ty bảo hiểm cũng không bồi thường vượt quá hạn mức trách nhiệm
cho từng vụ.
5. Trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia
5.1 Trách nhiệm và quyền lợi của chủ xe
• Trách nhiệm của chủ xe
- Kê khai đầy đủ, trung thực các nội dung trong hợp đồng bảo hiểm.
- Chủ xe phải có trách nhiệm đề phòng, hạn chế tổn thất.
- Phải trung thực trong việc thu thập, cung cấp tài liệu trong hồ sơ yêu
cầu bồi thường.
- Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng xe phải thông báo cho Công
ty bảo hiểm để điều chỉnh phí cho hợp lý.
- Khi xe xảy ra tai nạn chủ xe phải có những biện pháp cứu chữa kịp
thời, hạn chế ở mức thấp nhất những thiệt hại về người và của, đồng
thời phải báo ngay cho Công ty bảo hiểm.
- Nộp phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn.
• Quyền lợi của chủ xe
- Chủ xe có quyền yêu cầu Công ty bảo hiểm bổ sung hay sửa đổi hợp
đồng, hoặc đề nghị mở rộng phạm vi, trách nhiệm bảo hiểm.
- Khi tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm chủ xe được Công ty bảo

hiểm bồi thường tùy thuộc vào mức độ thiệt hại và mức độ lỗi của
chủ xe.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 20 -
- Chủ xe có quyền yêu cầu bồi thường trong vòng 06 tháng kể từ khi
xảy ra tai nạn trừ trường hợp do các nguyên nhân khách quan hay bất
khả kháng theo quy định của pháp luật.
- Chủ xe có quyền khiếu nại Công ty bảo hiểm trong trường hợp bồi
thường không thỏa đáng hoặc không bồi thường mà không thông bảo
lý do.
Thời hạn bồi thường của Công ty bảo hiểm là 15 ngày từ khi nhận
được hồ sơ yêu cầu bồi thường đầy đủ, hợp lệ và không được kéo dài
quá 30 ngày. Thời hạn khiếu nại đòi bồi thường của chủ xe là 03
tháng kể từ khi Công ty bảo hiểm bồi thường hoặc từ chối bồi
thường, quá thời hạn đó mọi khiếu nại sẽ không còn giá trị.
5.2 Trách nhiệm và quyền lợi của Công ty bảo hiểm
• Trách nhiệm của Công ty bảo hiểm
- Cung cấp các thông tin, quy tắc bảo hiểm, biểu phí, hạn mức trách
nhiệm bảo hiểm có liên quan tới bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới
đối với người thứ ba.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để chủ xe tham gia bảo hiểm.
- Sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho người tham gia bảo hiểm.
- Khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ phải tiến hành xét giải quyết bồi thường kịp
thời, nhanh chóng, chính xác theo quy định.
• Quyền lợi của Công ty bảo hiểm
- Có quyền thu phí từ người tham gia bảo hiểm và toàn quyền sử dụng
phí đó theo mục đích của mình.
- Có quyền yêu cầu bên tham gia khai báo trung thực và đầy đủ các
thông tin liên quan tới việc ký kết hợp đồng.
- Có quyền phạt những khách hàng vi phạm hợp đồng và tố cáo trước

pháp luật những người có ý định trục lợi bảo hiểm.
6. Công tác khai thác
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 21 -
Khai thác là một khâu tối quan trọng trong quá trình triển khai
nghiệp vụ, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty. Nếu số lượng xe cơ giới tham gia bảo hiểm không đủ lớn, quy luật
số đông bù số ít trong bảo hiểm sẽ không được đảm bảo thì Công ty bảo
hiểm sẽ bị thua lỗ. Công tác khai thác là công tác chính của Phòng kinh
doanh, các văn phòng khu vực, các chi nhánh và các đại lý của các Công ty
bảo hiểm.
Để làm tốt công tác này đòi hỏi sự năng động và nhanh nhạy của cán
bộ nhân viên phòng kinh doanh. Họ phải luôn nỗ lực trong việc tìm kiếm
nguồn khách hàng có nhu cầu tham gia nghiệp vụ bảo hiểm này, các đối
tượng này thông thường là các công ty vận tải, các cơ quan đơn vị, bệnh
viện, trường học…
Việc xây dựng mạng lưới đại lý rộng khắp cũng góp một phần quan
trọng vào thành công của công tác khai thác. Hệ thống đại lý khai thác rất
hiệu quả nguồn khách hàng nhỏ lẻ, những khách hàng không nằm trong các
cơ quan đơn vị mà nằm rải rác trong dân cư nhờ tận dụng được những mối
quan hệ có sẵn.
Ngoài ra, để khâu khai thác triển khai thành công cũng cần có sự hỗ
trợ đắc lực của các công tác khác như tuyên truyền, quảng cáo, khuếch
trương thương hiệu… Những công tác này giúp cho mọi người hiểu biết
hơn về công ty, về các sản phẩm của công ty nói chung và sản phẩm bảo
hiểm TNDS của chủ xe cơ giới nói riêng. Đồng thời nó cũng giúp nâng cao
nhận thức của người dân về sản phẩm bảo hiểm này nhờ đó đánh thức nhu
cầu tham gia bảo hiểm của khách hàng. Khi khách hàng đã có nhu cầu mua
bảo hiểm thì mức phí bảo hiểm (giá cả sản phẩm bảo hiểm) hợp lý sẽ giúp
khách hàng ra quyết định mua nhanh chóng, vì vậy công tác tính phí và xây

dựng biểu phí cũng góp phần gia tăng lượng khách hàng tham gia bảo
hiểm.
7. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 22 -
Đề phòng hạn chế tổn thất là việc mà Công ty bảo hiểm áp dụng
những biện pháp nhằm giảm thiểu những rủi ro tổn thất có thể xảy ra với
khách hàng. Trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người
thứ ba công tác đề phòng hạn chế tổn thất có ảnh hưởng lớn tới kết quả
kinh doanh của công ty. Nhìn chung, đối với mỗi Công ty bảo hiểm công
tác đề phòng hạn chế tổn thất thường bao gồm:
- Đầu tư xây dựng các biển báo, chỉ dẫn giao thông, xây dựng những
đoạn đường lánh nạn ở những nơi có địa hình hiểm trở, đèo dốc nguy
hiểm giúp chủ xe chủ động phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy
ra.
- Tổ chức các khóa tập huấn cho chủ xe, lái xe về luật lệ an toàn giao
thông, giúp họ hiểu và chấp hành đúng luật giao thông khi tham gia
giao thông.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, đề nghị xử phạt
nghiêm đối với những trường hợp cố tình vi phạm luật an toàn giao
thông.
8. Công tác giám định, bồi thường
8.1 Công tác giám định
Giám định tổn thất là việc xác định thiệt hại thực tế của đối tượng
tham gia bảo hiểm khi rủi ro tổn thất xảy ra. Căn cứ vào biên bản giám định
Công ty bảo hiểm sẽ xét giải quyết bồi thường trực tiếp cho đối tượng tham
gia bảo hiểm. Có thể nói đây là một khâu hết sức quan trọng, nó liên quan
trực tiếp tới việc nhanh chóng khắc phục khó khăn, đảm bảo quyền lợi của
người bị nạn và cả người tham gia bảo hiểm. Việc giám định phải đảm bảo
tính chính xác, khách quan và trung thực.

Để thực hiện tốt công tác này, khi có tai nạn xảy ra, Công ty bảo
hiểm phải nhanh chóng cử ngay nhân viên giám định đến hiện trường, tổ
chức tiến hành giám định, xác định mức thiệt hại thực tế của bên thứ ba,
xác định mức độ lỗi của các bên trong vụ tai nạn. Công ty bảo hiểm sẽ tiến
hành giám định trước sự chứng kiến của chủ xe, người thứ ba hoặc đại diện
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 23 -
hợp pháp của các bên có liên quan để xác định nguyên nhân, mức độ thiệt
hại do tai nạn gây ra. Trong trường hợp chủ xe không thống nhất với kết
quả giám định của Công ty bảo hiểm hai bên sẽ thỏa thuận thuê giám định
viên độc lập, kết luận của giám định viên độc lập sẽ được coi là kết quả
cuối cùng. Một điều cần lưu ý là nếu kết luận của giám định viên độc lập
khác với kết luận của giám định viên bảo hiểm thì Công ty bảo hiểm sẽ
phải chịu phí giám định, còn nếu kết luận của giám định viên độc lập trùng
với kết luận của giám định viên bảo hiểm thì chủ xe sẽ phải chịu phí giám
định. Trường hợp đặc biệt, nếu Công ty bảo hiểm không thể thực hiện được
việc lập biên bản giám định thì có thể căn cứ vào biên bản, kết luận các cơ
quan chức năng có thẩm quyền như công an, bệnh viện… để xác định mức
độ thiệt hại.
Các bước trong quá trình giám định
B1: Nhận thông tin
Khi xảy ra tai nạn chủ xe phải thông báo cho Công ty bảo hiểm các
thông tin như: số xe, chủ xe, thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn; nơi cấp giấy
chứng nhận bảo hiểm; tình hình giải quyết sơ bộ của chủ xe và cơ quan
chức năng.
B2: Hướng dẫn xử lý ban đầu
- Sau khi tiếp nhận thông tin, tùy vào tình hình phòng giám định bồi
thường sẽ yêu cầu chủ xe:
+ Thực hiện những hoạt động cần thiết hạn chế thiệt hại phát sinh.
+ Bảo vệ hiện trường

+ Báo cho cảnh sát giao thông để giải quyết tai nạn đúng luật
- Lập phương án giám định
B3: Tiến hành giám định
- Chuẩn bị các tài liệu, phương tiện cần thiết cho công tác giám định,
báo cho các bên liên quan có mặt đầy đủ
- Ghi nhận chính xác, trung thực nguyên nhân, mức độ thiệt hại
- Nếu có những vấn đề đặc biệt vượt quá khả năng thì phải thông tin
xin ý kiến của lãnh đạo
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 24 -
- Xác định mức độ thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm
- Hướng dẫn chủ xe thực hiện các công việc tiếp theo như tiến hành
cẩu kéo, bảo vệ tài sản, thu thập giấy tờ…
B4: Lập biên bản giám định
Nội dung của biên bản phải thể hiện tính trung thực, chính xác, rõ
ràng và cụ thể sự kiện bảo hiểm.
8.2 Công tác bồi thường
Đây là công tác khá quan trọng của mỗi Công ty bảo hiểm, chất
lượng của công tác này có ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín, hình ảnh của
Công ty, nếu làm tốt công tác này uy tín, hình ảnh của công ty sẽ được nâng
cao nhờ đó không những giữ được khách hàng truyền thống mà còn thu hút
khách hàng mới, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần…
Khi tai nạn xảy ra, chủ xe (lái xe) phải gửi hồ sơ khiếu nại bồi
thường cho Công ty bảo hiểm, trong hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận bảo hiểm;
- Biên bản khám nghiệm hiện trường;
- Tờ khai tai nạn của chủ xe;
- Bản kết luận điều tra tai nạn (nếu có);
- Biên bản hòa giải (trong trường hợp có hòa giải);
- Quyết định của tòa án ( nếu có);

- Các chứng từ liên quan đến thiệt hại của người thứ ba, bao gồm: thiệt
hại về con người, thiệt hại về tài sản. Các chứng từ phải hợp lệ.
Sau khi nhận được hồ sơ khiếu nại bồi thường, Công ty bảo hiểm sẽ
tiến hành giám định để xác định thiệt hại thực tế của bên thứ ba và bồi
thường tổn thất.
Thiệt hại của bên thứ ba bao gồm:
- Thiệt hại về tài sản bao gồm: Tài sản bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy
hoại; thiệt hại liên quan đến việc sử dụng tài sản và các chi phí hợp
lý để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A
- 25 -
Thiệt hại về tài sản lưu động được xác định theo giá trị thực tế (giá
thị trường) tại thời điểm tổn thất còn đối với tài sản cố định, khi xác định
giá trị thiệt hại phải tính đến khấu hao. Cụ thể:
Giá trị thiệt hại = Giá mua mới (nguyên giá) - Mức khấu hao
- Thiệt hại về con người bao gồm thiệt hại về sức khỏe và thiệt hại về
tính mạng.
Thiệt hại về sức khỏe bao gồm:
+ Các chi phí hợp lý cho công việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức
khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút như: chi phí cấp cứu, tiền hao phí
vật chất và các chi phí y tế khác (thuốc men, dịch truyền, chi phí chiếu chụp
X-quang…).
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc bệnh
nhân (nếu có theo yêu cầu của bác sỹ trong trường hợp bệnh nhân nguy
kịch) và khoản tiền cấp dưỡng cho người mà bệnh nhân có nghĩa vụ nuôi
dưỡng.
+ Khoản thu nhập bị mất hoặc giảm sút của người đó.
+ Thu nhập bị giảm sút là khoản chênh lệch giữa mức thu nhập trước
và sau khi điều trị do tai nạn của người thứ ba.
+ Thu nhập bị mất được xác định trong trường hợp bệnh nhân điều

trị nội trú do hậu quả của tai nạn. Nếu không xác định được mức thu nhập
này, sẽ căn cứ vào mức lương tối thiểu hiện hành. Khoản thiệt hại về thu
nhập này không bao gồm những thu nhập do làm ăn phi pháp mà có.
+ Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.
Thiệt hại về tính mạng của người thứ ba bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho người chăm sóc, cứu chữa người thứ ba trước
khi chết (xác định tương tự như ở phần thiệt hại về sức khỏe).
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng người thứ ba (những chi phí do
thủ tục sẽ không được thanh toán).
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bùi Thị Thùy Trang – Bảo hiểm 44A

×