Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đánh giá và các biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Trần Đức.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.59 KB, 24 trang )

Báo cáo thực tập
LỜI NÓI ĐẦU
Khi nói đến sản xuất kinh doanh, người ta thường đề cập đến hiệu
quả, năng suất, chất lượng làm mục tiêu phấn đấu, là thước đo trình độ phát
triển về mọi mặt của nền kinh tế quốc dân cũng như từng đơn vị sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nếu doanh nghiệp nào
không thích ứng được với điều kiện sẽ phải chấp nhận quy luật đào thải, nó
đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tích luỹ vốn phát triển, và mở
rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao, thu
được nhiều lợi nhuận.
Nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận và sự cần thiết phải
nâng cao lợi nhuận đối với doanh nghiệp, trong quá trình học tập ở trường
cũng như qua quá trình thực tế thực tập tại Công ty Trần Đức, được sự giúp
đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và ban lãnh đạo cùng tập thể công
nhân viên công ty, em xin trình bày một vài nét cơ bản về Công ty Trần
Đức và những vấn đề mà mình thu hoạch trong suốt quá trình thực tập tại
công ty.
Nội dung bài báo cáo của em, ngoài lời nói đầu và kết luận gồm 3
phần:
Phần I: Những vấn đề chung của công ty Trần Đức
Phần II: Thực trạng trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Phần III: Đánh giá và các biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh của Công ty Trần Đức.
Do hạn chế về trình độ lý luận thực tế, dù bản thân đã rất cố gắng
nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót . Vì vậy, em rất mong được
sự đóng góp chỉ bảo của Thầy cô giáo, các cán bộ công nhân viên trong
công ty để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Trần Anh Thảo Lớp: 716
1
Báo cáo thực tập


PHẦN I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY TRẦN ĐỨC.
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
1. Quá trình hình thành của công ty:
♦ Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại Trần Đức
♦ Tên quốc tế: Trần Đức Trading Company
♦ Tên viết tắt: TDC
♦ Số tài khoản:
- 211.10.00.006198.9 Tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà
Nội
- 501.10.00.0015625.5 Tại ngân hàng Đầu tư và phát triển
Thanh Hoá
♦ Trụ sở chính: Số 05 Phan Chu Trinh - Điện Biên – Thanh Hoá
- Điện thoại: 037.855558
- Fax: 037.758988
♦ Chi nhánh: Số 02 Giang Văn Minh – Kim Mã - Ba Đình – Hà Nội
- Điện thoại: 04.7366747
- Fax: 04.7366747
♦ Email:
2. Lịch sử phát triển của công ty:
♦ Công ty TNHH Thương mại Trần Đức tiền thân là trung tâm thiết
bị văn phòng Trần Đức. Do nhu cầu và sự áp dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến của thế giới. Lãnh đạo công ty đã nhận thấy sự cần
thiết và nhu cầu này của tỉnh nhà cũng như trong nước, từ đó công
ty TNHH Thương mại Trần Đức ra đời với mục đích: “tư vấn
Trần Anh Thảo Lớp: 716
2
Báo cáo thực tập
mạng, lắp đặt các sản phẩm văn phòng như: nội thất, máy văn
phòng, thiết bị ngoại vi, các thiết bị thay thế..”

- Công ty TNHH Thương mai Trần Đức đăng ký lần đầu vào ngày
03 tháng 7 năm 2000. Có trụ sở tại Số 05 Phan Chu Trinh - Điện
Biên – Thanh Hoá.
- Vào ngày 24 tháng 1 năm 2006 công ty thành lập chi nhánh tại :
Số 02 Giang Văn Minh – Kim Mã - Ba Đình – Hà Nội.
- Hiện nay công ty có 47 thành viên hoat động kinh doanh, kỹ thuật,
công ty luôn tự hào về đội ngũ nhân viên này. Trong đó có 03 thạc
sỹ, 44 nhân viên kỹ thuật cũng như kế toán tốt nghiệp Đại Học.
Công ty TNHH Thương mại Trần Đức là doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân, hạch toán kinh doanh độc lập. Có con dấu, tài khoản
riêng và tự chịu trách nhiệm về kết qủa kinh doanh.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY TRẦN ĐỨC.
1. Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh của Công ty.
♦ Đặc điểm tổ chức quản lý,tổ chức kinh doanh của đơn vị thực
tập:
- Các mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp:
♦ Kinh doanh,sản xuất dịch vụ thiết bị nội thất
♦ Kinh doanh thiết bị mạng văn phòng,điện tử,điện lạnh
♦ Kinh doanh thiết bị đầu cuối, viễn thông
♦ Đại lý mua bán kí gửi hàng hoá
♦ Với thời kì “bùng nổ công nghệ thông tin“ hiện nay, công ty
Thương mại Trần Đức là công ty đầu tiên đã cung cấp các giải
pháp và dịch vụ viễn thông trên thị trường tỉnh nhà một cách đầy
đủ và hiệu quả nhất.Công ty được đánh giá là một công ty hàng
Trần Anh Thảo Lớp: 716
3
Báo cáo thực tập
dầu tại Thanh Hoá, về lĩnh vực kinh doanh cung cấp dịch vụ công
nghệ mạng, thiết bị máy, nội thất văn phòng...
♦ Trong tương lai công ty sẽ mở rộng, phat triển thị trường ra tỉnh

ngoài, đặc biệt là thị trường Nghệ An .
- Bộ máy quản lý của công ty:
Xuất phát từ mô hình, đặc điểm và mạng lưới hoạt động kinh doanh
của công ty nên bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo mô
hình trực tuyến chức năng.
Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp sao cho phù hợp và hiệu quả
là một công việc hết sức quan trọng. Bộ máy quản lý của công việc sẽ giúp
đưa ra những chiến lược, kế hoạch và tổ chức chung trên cơ sở nguồn lực
hiện có.Bộ máy quản lý đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của doanh nghiệp,
phải thực hiện đầy đủ, hoàn chỉnh các chức năng quản trị doanh nghiệp,
bảo đảm thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng, chế độ trách nhiệm
cá nhân trên cơ sở dảm bảo và phát huy quyền làm chủ tập thể lao động
trong doanh nghiệp, thích ứng với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của doanh
nghiệp, đảm bảo nhu cầu vừa tinh giản, vừa vững mạnh.
♦ Nhiệm vụ của Công ty :
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạnh sản xuất kinh doanh theo
lĩnh vực ngành nghề quy định và các kế hoạnh đột xuất.có liên
quan.
- Chịu trách nhiệm về các nguồn vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư
mở rộng, sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, bù đắp các
chi phí, đảm bảo hoạch toán kế toán đầy đủ, bảo toàn vốn, kinh
doanh hiệu quả và có lãi, nộp thuế theo đúng quy định của Nhà
nước.
- Tuân thủ các quyết định của Nhà nước và quản lý kinh tế quản lý
xuất nhập khẩu và quản lý đối ngoại.
Trần Anh Thảo Lớp: 716
4
Báo cáo thực tập
- Thực hiện cam kết trong hoạt động kinh tế, hợp đồng ngoại thương
và các hợp đồng xuất nhập khẩu của Công ty.

- Quản lý và sử dụng các nguồn vốn hợp lý, có hiệu quả, tăng cường
điều kiện vật chất để Công ty ngày càng phát triển.
- Nghiên cứu thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản xuất
kinh doanh, mở rộng thị trường, thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu
tư.
- Thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp, tạo điều kiện cho
cán bộ công nhân viên làm tốt công việc được giao, đào tạo bồi
dưỡng nâng cao trình độ văn hoá nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ
công nhân viên.
- Thực hiện các quy định về bảo hộ, an toàn lao động, vệ sinh lao
động, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự trong công ty.
2. Cơ cấu quản lý và tổ chức của công ty.
♦ Cơ cấu quản lý và tổ chức của Công ty Trần Đức được xây dựng
theo mô hình tập chung được sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống .
Bộ máy tổ chức quản lý bao gồm :
- Các phòng ban chức năng:
♦ Phòng Kế toán Tài chính : Thực hiện công tác kế toán tài chính của
toàn doanh nghiệp, theo dõi và quan sát toàn bộ hoạt dộng kinh
doanh của Công ty, sử dụng và phát triển vốn có hiệu quả, giao
khoán các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho các phòng, thực hiện
việc phản ánh và sử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của toàn thể
đơn vị đó, lập báo cáo và cung cấp số liệu cho Ban Giám đốc.Đề
xuất với công ty về việc xắp xếp và tuyển chọn cán bộ, nhân viên
của phòng quản lý về kế toán tài chính.
♦ Phòng Kinh Doanh và Xuất Nhập khẩu : Lập các kế hoạch sản xuất
kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty để trình giám đốc xem
Trần Anh Thảo Lớp: 716
5
Báo cáo thực tập
xét và phê duyệt.Quản lý và thực hiện mọi hoạt động của công ty

về kinh doanh nội địa cũng như xuất nhập khẩu theo kế hoạch
hàng tháng, hàng quý và kế hoạch cả năm.Lập báo cáo, thống kê
theo định kỳ.Soạn thảo các kế hoạch, các hợp đồng kinh tế.Đề xuất
, xắp xếp và tuyển chọn nhânlực vào phòng để phục vụ xản xuất
kinh doanh đạt hiêu quả cao.
♦ Phòng tổ chức hành chính: Lập các công việc hàng ngày về văn
thư, hành chính, bảo vệ trụ sở và vệ sinh trật tự trong công ty.Soạn
thảo các văn bản hành chính, tổ chưc của công ty dể trình giám đốc
xét duyệt ban hành.Lập các kế hoạch về trang thiết bị mua sắm, sử
chữa các dịch vụ và các phương tiện hành chính để phục vụ cho
quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty.Làm thống kê, báo cáo
về tổ chức lao động của công ty theo chế độ quy định.
III. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
TRẦN ĐỨC
1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập
trung. Xuất phát từ yêu cầu kinh doanh và yêu cầu quản lý, bộ máy kế toán
của công ty dươc tổ chức theo mô hình sau(Sơ đồ 2)
Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm điều
hành, theo dõi, quản lý chung trong công việc của từng nhân viên phòng kế
toán.
Kế toán thanh toán và công nợ: Theo dõi tình hình thu, chi chung của
toàn công ty, giám sát các khoản công nợ phải thu, phải trả của công ty
trong quá trình kinh doanh đối với bạn hàng, khách hàng và với nhà nước.
Kế toán ngân hàng, kế toán qũy: Có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra
tình hình hiện có và tăng giảm các khoản tiền quỹ tại ngân hàng.
Trần Anh Thảo Lớp: 716
6
Báo cáo thực tập
Kế toán TSCĐ, tiền lương và các khoản trích nộp bảo hiểm cùng với

kế toán trưởng có trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ quyết toán của công
ty.
Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, trực tiếp thu chi tiền mặt, ngân phiếu hàng
ngày.
2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty.
Do đặc điểm của công ty là công ty vừa và nhỏ nên công ty lựa chọn
sổ kế toán và trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ
(Sơ đồ 3)
Hệ thống tài khoản sử dụng:
Theo thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 4-1142003 của bộ tài
chính về việc hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán mới được
ban hành:
Loại 1-TS ngắn hạn: TK 111, 112, 131, 113.
Loại 2-TS dài hạn: TK 211, 214.
Loại 3-Nợ phải trả: TK 311, 331, 333, 334, 338.
Loại 4-Nguồn vốn chủ sở hữu: TK411, 414, 415, 421.
Loại 5-Doanh thu: TK 511, 513.
Loại 6-Chi phí sản xúât kinh doanh: TK 632, 641, 642.
Loại 7-Thu nhập khác: TK 711, 721.
Loại 8-Chi phí khác: TK 811, 821.
Loại 9-Xác định kết quả kinh doanh: TK 911.
Tài khoản ngoại bảng: TK 009
Hệ thống sổ bao gồm:
Sổ chi tiết TS ngắn hạn.
Sổ chi tiết thanh toán người bán người mua.
Sổ quỹ tiền mặt, sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng.
Sổ chi tiết giá vốn hàng bán.
Trần Anh Thảo Lớp: 716
7
Báo cáo thực tập

Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh...
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày
31/12 của năm kế toán.
PHẦN II: THỰC TRẠNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TRẦN ĐỨC.

I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NÓI
CHUNG:
1. Để có thể dánh giá một cách khái quát tình hình kinh doanh của
công ty Trần Đức ta có thể xem xét các kết quả đạt được của công
ty qua biểu sau (Bảng 2 - phụ lục)
2. Qua bảng 2 ta thấy tổng doanh thu hoạt động kinh doanh năm 2005
đạt 178.954.700 VND tăng142.593.700.000 VND so với năm 2004
với số tương đối là 392,25%
3. Tổng lợi nhuận thực hiện tăng, cụ thể là : Tổng lợi nhuận trước
thuế là : 2.934.552.000 VND so với năm 2004 với tỷ lệ tăng
125,9%
4. Tổng số vốn kinh doanh năm 2005 đẵ tăng so với năm 2004 là
3.724.407.000 VND với tỷ lệ tương ứng là 61,92%
Qua bảng 3 ta thấy vốn lưu động năm 2005 chiếm 69,85% tăng so với
năm 2004 là 17,24%, vốn cố định chiếm 30,15%. Năm 2005 đã phần nào
nói lên rằng công ty đã có những biện pháp quản lý vốn có hiệu quả. Số
vòng chu chuyển vốn lưu động năm 2005 tăng 139,466% so với năm 2004.
Năm 2004 số vòng chu chuyển là 1,049 vòng còn năm 2005 là 2,515 vòng.
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2004-2005:
- Trong 3 năm gần đây tài sản của doanh nghệp đã tăng nhiều lên so
với mức bình quân mỗi năm.Nguyên nhân do xây dung thêm và tu
bổ thêm kho tàng bến bãi. Ngoài ra công ty còn một số tài sản khác
Trần Anh Thảo Lớp: 716
8

Báo cáo thực tập
phục vụ xản xất kinh doanh như các thiết bị văn phòng,máy vi
tính…có trị giá lớn.
- Công ty đã nỗ lực phát huy mọi kế hoạch vốn có của mình, củng
cố, khai thác các mối quan hệ bạn hàng thân quen,đáng tin cậy.
- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm qua đã dần đI
vào ổn định và có sự phát triển. Song doanh nghiệp cần có kế
hoạch tốt hơn cho việc mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị
trường và địa bàn hoạt động, đồng thời tăng cường công tác quản
lý vốn để đạt hiệu quả cao hơn.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
Hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp 2 năm qua đã dần đi vào ổn
định và có sự phát triển.Song doanh nghiệp cần có kế hoạch tốt hơn cho
việc mở rộng qui mô kinh doanh, mở rộng thị trường và địa bàn hoật động,
đồng thời tăng cường công tác quản lý vốn để đạt hiệu quả cao hơn.
Trần Anh Thảo Lớp: 716
9

×