Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Qui hoạch phát triển ngành than việt nam giai đoạn 2006-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 74 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trước đây khi nhắc tới hệ thống kế hoạch hoá trong phát triển các
ngành kinh tế quốc dân chúng ta thường bắt gặp nhiều cụm từ: chiến lược
phát triển ngành, kế hoạch phát triển ngành mà ít khi thấy các ngành lập
qui hoạch phát triển cho riêng ngành. Sở dĩ là vì qui hoạch gắn với bố trí
sắp xếp nên nó phù hợp hơn với hệ thông kế hoạch hoá phát triển cho các
vùng, các khu đô thị. Tuy nhiên đã có một thực tế đáng buồn xảy ra với các
ngành kinh tế quốc dân đặc biệt là các ngành khai thác tài nguyên thiên
nhiên đó là việc phát triển một cách tự phát các cơ sở sản xuất không tuân
theo bất cứ một khuôn khổ nào, dẫn tới các ngành rất khó kiểm soát và
không thể phát triển theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Việc này gây ra những
rắc rối trong quản lý ngành gây lãng phí mất mát lớn, không đạt hiệu quả trong đầu
tư.
Trong khoảng 5-10 năm trở lại đây các ngành đã chú trọng hơn tới
công tác xây dựng qui hoạch phát triển cho mình (ngành điện, ngành than,
ngành xi măng ). Xây dựng qui hoạch là một nội dung khó do nó đòi hỏi
phải phân tích tỷ mỉ các điều kiện phát triển ngành ở các vùng, sự liên kết
phát triển ngành giữa các vùng và sự hợp tác giữa các ngành trong vùng.
Tuy nhiên nếu có được một bản qui hoạch tốt sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi
cho các ngành phát triển nhanh và bền vững.
Qui hoạch ngành là một nội dung lớn trong hệ thống kế hoạch hoá
phát triển kinh tế xã hội. Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Tư
vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp, em có điều kiện được tìm hiểu về qui trình
lập qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam. Chính vì vậy em đã quyết
định lựa chọn để tài thực tập chuyên ngành là: Qui hoạch phát triển ngành
than Việt Nam giai đoạn 2006-2015.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú trong phòng Kế hoạch của công
ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp và TS Vũ Thị Ngọc Phùng,
giảng viên trường đại học Kinh tế quốc dân đã hướng dẫn và giúp đỡ em
hoàn thành đề tài thực tập này
1


Chương I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUI HOẠCH PHÁT
TRIỂN NGÀNH THAN VIỆT NAM
I. Tổng quan về qui hoạch ngành
1. Khái niệm về qui hoạch
Quá trình kế hoạch hoá nếu phân theo nội dung thì nó là một hệ thống
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau của các bộ phận cấu thành bao gồm:
chiến lược phát triển, qui hoạch phát triển, kế hoạch phát triển và các
chương trình, dự án phát triển. Trong đó, chiến lược phát triển xác định các
mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội mang tính chất dài
hạn( 10năm, 15năm, 20 năm, ). Qui hoạch phát triển là sự thể hiện tầm
nhìn và bố trí chiến lược về thời gian và không gian lãnh thổ. Kế hoạch
phát triển là công cụ điều hành và quản lý vĩ mô, nó được đặc trưng bằng
hệ thống các chỉ tiêu định lượng cụ thể về mục tiêu và biện pháp phát triển
trong từng thời kì nhất định. Chương trình và dự án phát triển được xem là
công cụ triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển, nhằm giải quyết các
vấn đề mang tính chất bức xúc của nền kinh tế trong thời kỳ kế hoạch.
Không thể thiếu được qui hoạch trong lý thuyết và thực tiễn kế hoạch
hoá. Về cơ bản có thể hiểu qui hoạch phát triển là sự thể hiện tầm nhìn, sự
bố trí chiến lược vể thời gian và không gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ
mô về tổ chức không gian để chủ động hướng tới mục tiêu, đạt hiệu quả
cao, phát triển bền vững. Vai trò của qui hoạch phát triển chính là sự cụ thể
hoá chiến lược trong thức tế về cả mục tiêu và các giải pháp. Nếu không có
qui hoạch sẽ mù quáng, lộn xộn, đổ vỡ trong phát triển, qui hoạch để định
hướng, dẫn dắt, điều chỉnh trong đó có cả hiệu chỉnh thị trường. Mặt khác
chức năng của qui hoạch còn là cầu nối giữa chiến lược, kế hoạch và quản
lý thực tiễn chiến lược, cung cấp các căc cứ khoa học cho các cấp để chỉ
đạo vĩ mô nền kinh tế thông qua các kế hoạch, các chương trình dự án đầu
tư, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả.
2
Qui hoạch phát triển bao gồm: Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, qui

hoạch ngành và qui hoạch vùng lãnh thổ.
Qui hoạch tổng thể là xác định và lựa chọn mục tiêu cuối cùng, tìm
những giải pháp để thực hiện mục tiêu. Qui hoạch cũng như chiến lược, xét
cho cùng vẫn là định hướng. Tuy vậy, một trong những khâu quan trọng
nhất của qui hoạch là luận chứng về tính tất yếu, hợp lý cho sự phát triển và
tổ chức không gian kinh tế - xã hội dài hạn dựa trên sự bố trí hợp lý bền
vững kết cấu hạ tầng vất chất kĩ thuật phù hợp với những điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Trong xây dựng qui hoạch
phải đi vào luận chứng ở mức cần thiêt từ khâu điều tra, phân tích đến tính
toán chứng minh, so sánh các phương án, các giải pháp, xem xét moi yếu tố
tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng, đi từ
tổng quát đến cụ thể và ngược lại, cần chú ý sự phù hợp cả không gian lãnh
thổ và thời gian cụ thể.
Trên cơ sở khung qui hoạch tổng thể và chiến lược phát triển, các
ngành sẽ xây dựng qui hoạch phát triển của ngành mình. Các tiềm năng
phát triển sẽ được đánh giá chuẩn xác hơn và cụ thể hơn, đồng thời trên
một mức độ nào đó sẽ lượng hoá các nguồn lực phát triển có thể khai thác
từ các nguồn tiềm năng, thiết lập cơ cấu phát triển ngành, làm cơ sở xây
dựng các chương trình, dự án chính sách thực hiện các mục tiêu của ngành.
Như vậy, qui hoạch ngành là dự kiến phân bố các cơ sở sản xuất của
ngành trong phạm vi lãnh thổ toàn quốc trên cơ sở dự báo nhu cầu về sản
phẩm của ngành, điều kiện tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý của vùng để
tạo ra một cơ cấu ngành hợp lý và hiệu quả. Về ý nghĩa, qui hoạch ngành
sẽ là căn cứ để xây dựng qui hoạch vùng, là công cụ để quản lý( theo dõi,
kiểm tra) ngành.
Qui hoạch tổng thể vùng là những luận chứng khoa học về bố trí sản
xuất phục vụ đời sống, sản xuất của dân cư trên phạm vi lãnh thổ của một
vùng. Nó tổng hợp qui hoạch của các ngành, xác định mục tiêu phát triển
3
của vùng dựa trên đánh giá thực trạng kinh tế, thực trạng qui hoạch trong

thời gian qua. Dựa trên kết quả nghiên cứu nhu cầu hàng hoá dịch vụ trong
vùng và ngoài vùng có liên quan để bố trí không gian hợp lý và xây dựng
giải pháp thực hiện. Qui hoạch vùng vừa phải đảm bảo các phương án tối
ưu liên ngành và liên vùng trên cùng một địa bàn lãnh thổ, vừa phải phát
huy tiềm năng và đặc thù của từng vùng để phát triển.
2. Nội dung qui hoạch ngành
Trong thực tế nếu không có qui hoạch ngành sẽ phát triển tự phát dẫn
tới sự không hiệu quả. Phải có qui hoạch mới bám sát được thị trường đảm
bảo tổng cung bằng tổng cầu. Tuỳ đặc thù từng ngành mà trong mỗi phần
có những nội dung cụ thể khác nhau. Tuy nhiên khung cơ bản của một bản
qui hoạch cần tuân theo một số nội dung sau:
2.1. Đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển
Mục đích của việc đánh giá các điều kiện, yếu tố cho phát triển là chỉ
ra những nhân tố cần thiết cho phát triển ngành; đánh giá khả năng tác
động của các yếu tố đầu vào đến phát triển ngành; đánh giá vai trò trong
hội nhập và tính cạnh tranh của ngành trong phát triển. Phải đảm bảo đánh
giá các yếu tố, nguồn lực một cách đầy đủ, tránh việc mô tả chung chung,
phải tập trung làm rõ các vấn đề sau: Phân tích sự tác động của các yếu tố,
nguồn lực đến phát triển ngành hiện tại và trong tương lai ( tác động gì? và
như thế nào? đến phát triển ngành); Mức độ cạnh tranh trong điều kiện hội
nhập; Từ phân tích những yếu tố, nguồn lực phải thấy được các điều kiện
để có thể khai thác phát huy chúng trong tương lai. Nội dung cụ thể cần
đánh giá gồm:
a) Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân
Để xác định vị trí, vai trò của ngành trong nền kinh tế ta có thể dựa
vào một số chỉ tiêu: tỷ lệ đóng góp GDP ngành trong nền kinh tế qua các
năm, tỷ lệ sử dụng vốn đầu tư của ngành trên tổng vốn đầu tư của toàn xã
4
hội qua các năm, tỷ lệ thu hút lao động của ngành, tỷ lệ trang bị công nghệ
hiện đại cho ngành Dựa vào các chỉ tiêu này có thể đưa ra nhận định

chung về tiềm năng và khả năng phát triển ngành ( nhanh, trung bình, yếu),
xác định vai trò của ngành trong hệ thống kinh tế, vai trò thu hút lao động
của ngành, khả năng hiện đại hoá công nghệ ( tiên tiến, trung bình, lạc
hậu)
b) Đánh giá các nhân tố đầu vào cho phát triển ngành
Những nhân tố đầu vào cho phát triển ngành gồm: điều kiện tự nhiên,
nguyên liệu, cung cấp điện, nước, lao động. Cần đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đầu vào đối với sự phát triển của ngành. Từ đó đưa ra
được các kết luận cụ thể: Mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến
phát triển ngành (là thuận lợi hay khó khăn); khả năng cung cấp nguyên
liệu cho sản xuất ngành ( bao gồm cả nguyên liệu từ khoáng sản và nguyên
liệu nông lâm ngư nghiệp) là dồi dào hay khan hiếm; đánh giá nguồn vốn
đầu tư, lao động lành nghề cung cấp cho ngành là nhiều hay ít.
c) Phân tích ảnh hưởng của bối cảnh thế giới đến phát triển ngành
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế đến sự phát triển
của ngành phải quan tâm đến những vấn đề: Ý kiến của các chuyên gia
chuyên ngành; quan điểm của các chuyên gia kinh tế đánh giá chung về
ngành;khảo sát các số liệu cơ bản theo các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động
của ngành trên phạm vi thế giới và khu vực; xếp hạng mức độ cạnh tranh
của sản phẩm. Từ đó rút ra được các nhận định cơ bản về tình hình phát
triển của ngành trên thế giới (nhanh/ chậm), xu thế phát triển của ngành
trên thế giới và khu vực( then chốt/ bình thường), tình hình cạnh tranh sản
phẩm của ngành trên thế giới và trong nước tác động đến phát triển ngành
trong tương lai là mạnh/ trung bình hay yếu.
d) Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn và hướng khai thác
Tổng hợp các phân tích trên để đưa ra những kết luận chính:
5
- Những thuận lợi, khó khăn của ngành ( cơ hội và thách thức).
- Hướng khai thác trong tương lai ( phát triển hay không phát triển).
2.2. Đánh giá hiện trạng qui hoạch phát triển ngành

Mục đích của việc phân tích, đánh giá hiện trạng qui hoạch phát triển
ngành là: Đánh giá toàn bộ hiện trạng ngành theo các chỉ tiêu cơ bản như
khai thác tài nguyên, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành, phân bố theo lãnh
thổ, đầu tư, lao động, công nghệ ; Đưa ra kết luận về kết quả đạt được,
những khó khăn gặp phải, những nguyên nhân chính và hướng giải quyết.
Việc đánh giá hiện trạng ngành cần tránh mô tả chung chung về thành tích
và hạn chế mà phải đảm bảo đạt được một số yêu cầu sau:
- Đánh giá trình độ phát triển ngành trong tương quan với các ngành
cũng như đối với cùng ngành trên thế giới.
- Đánh giá bối cảnh chung và mức độ cạnh tranh của ngành, sản phẩm
trong nền kinh tế quốc dân.
- Rút ra bài học (những qui luật phát triển) của ngành trong thời gian
qua. Xác định những điểm cần phải phát huy hoặc cần phải khắc phục
trong giai đoạn tới.
- Đánh giá được sự phân bố ngành, cơ cấu ngành theo vùng lãnh thổ
đưa ra nhận xét về sự hợp lý hay chưa.
- Những kết luận rút ra từ phân tích, đánh giá hiện trạng qui hoạch
phát triển phải là một trong những cơ sở để đề ra mục tiêu và phương
hướng cần khắc phục và phát huy trong giai đoạn tới.
a) Đánh giá kết quả công tác qui hoạch phát triển ngành trong 5-10 năm
- Đánh giá qui mô, tốc độ tăng trưởng ngành: Thông qua các chỉ tiêu
tính toán về: Giá trị sản xuất, số lượng các loại nguyên liệu cung cấp cho
ngành, nhịp độ tăng trưởng GTSX, GDP, nhịp độ tăng trưởng GDP, diện
tích, năng xuất, sản lượng các sản phẩm chủ yếu của ngành, nhịp độ tăng
trưởng của các sản phẩm chủ yếu, qua các năm. Từ đó đưa ra các kết luận
6
cơ bản về qui mô phát triển của ngành trong thời gian qua; mức độ phát
triển của ngành trong giai đoạn vừa qua; khả năng cạnh tranh.
- Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: Mục đích chính là
tính toán đóng góp của ngành trong toàn bộ nền kinh tế, đồng thời xác định

sự chuyển dịch sự đóng góp đó qua các năm của ngành. Thông qua các chỉ
tiêu tính toán: tỷ trọng GTSX, GDP của ngành trong tổng GTSX, GDP cả
nền kinh tế; cơ cấu GTSX, GDP, vốn đầu tư, lao động theo các sản phẩm
hoặc theo các phân ngành, theo các mốc thời gian; đánh giá và phân tích
kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Từ đó đưa ra các nhận định
chính về qui mô sản xuất ngành trong nền kinh tế, cơ cấu các phân ngành,
so sánh cơ cấu qua các mốc để đưa ra kết luận về hướng chuyển dịch cơ
cấu ngành.
b) Đánh giá hiện trạng ngành
- Đánh giá trình độ và khả năng phát triển khoa học - công nghệ của
ngành: Đối với các ngành sản xuất công nghệ đóng vai trò quyết định trong
quá trình phát triển. Trong điều kiện hội nhập toàn cầu đổi mới công nghệ
mang lại khả năng cạnh tranh cao. Đánh giá mức độ hiện đại hoá công nghệ
cho ngành sẽ được tính toán từ các chỉ tiêu: thống kê trang thiết bị theo các
thế hệ công nghệ ( cũ/mới); tỷ lệ trang bị hiện đại/đơn vị sản phẩm; tỷ lệ
trang bị hiện đại/GTSX ngành; tình hình nghiên cứu và triển khai (R&D)
của ngành. Từ đó đưa ra những kết luận cơ bản đánh giá mức độ hiện đại
hoá của ngành, trình độ trang bị công nghệ mới, khả năng đổi mới công
nghệ cho ngành.
- Đánh giá về hoạt động đầu tư cho phát triển ngành: Sử dụng các chỉ
tiêu: Tổng số vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư cho ngành qua các năm theo các
phân ngành; tốc độ tăng vốn đầu tư cho ngành qua các năm; cơ cấu vốn đầu
tư theo các sản phẩm hoặc theo các phân ngành ( vốn đầu tư theo nguồn
cung cấp, trong nước- nước ngoài, nhà nước và ngoài quốc doanh ); suất
đầu tư ( vốn đầu tư/ GTSX); khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trong
7
ngành; hệ số ICOR theo các năm và theo sản phẩm hoặc phân ngành. Để
đưa ra được các kết luận về qui mô đầu tư, cơ cấu đầu tư theo ngành, theo
nguồn, hiệu quả đầu tư.
- Nguồn nhân lực cho ngành: Thống kê số lao động, phân loại trình độ

và khả năng cung ứng lao động cụ thể cần tính toán: số lượng lao động
trong ngành qua các năm, theo các sản phẩm hoặc các phân ngành ( số lao
động trong ngành theo mức độ đào tạo: lao động phổ thông/ lao động qua
đào tạo; công nhân/kĩ sư/thợ lành nghề ); năng suất lao động qua các năm;
thu nhập của lao động trong ngành qua các năm; đánh giá khả năng đào tạo
nguồn nhân lực cho phát triển ngành. Rút ra các kết luận về tình hình lao
động cho phát triển ngành giai đoạn qua ( thiếu hay dư thừa), cơ cấu lao
động theo trình độ đào tạo đã hợp lý hay chưa, năng suất lao động là cao
hay thấp.
c) Đánh giá hiện trạng phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ
Khảo sát và đánh giá sự phát triển của ngành trên các vùng lãnh thổ
thông qua các số liệu thống kê về:
- Số lượng cơ sở sản xuất của ngành theo các vùng;
- GTSX ( GDP) ngành theo các vùng, tốc độ tăng trưởng của GTSX
(GDP) ngành theo các vùng;
- Cơ cấu ngành và các phân ngành theo các vùng lãnh thổ;
- Các khu công nghiệp tập trung trên các vùng.
Từ đó đưa ra những nhận xét về tính hợp lý của tình hình phân bố
ngành, khai thác nguồn lực của các vùng, hiệu quả hoạt động của các khu
công nghiệp khu tập trung khai thác.
d) Tổng hợp đánh giá chung
Sau những phân tích và nhận xét cụ thể về các mặt trên của ngành ta
đưa ra các kết luận chung về tính hợp lý trong công tác qui hoạch hiện tại
của ngành, những điểm mạnh và những tồn tại chủ yếu cần khắc phục.
Đồng thời nêu được nguyên nhân của các thành công và hạn chế đó.
8
2.3. Luận chứng phương hướng phát triển
Trước tiên cần dự báo được các yếu tố tác động đến phát triển ngành,
trong đó có phân tích, dự báo đầy đủ yếu tố thị trường và yêu cầu về năng
lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Các nội dung dự báo bao gồm: dự

báo khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển ngành như
nguyên, nhiên, vật liệu, điện nước, ; Dự báo về khả năng đổi mới công
nghệ của ngành; Dự báo nhu cầu và khả năng cung cấp vốn đầu tư; Dự báo
về nhu cầu và khả năng cung cấp lao động theo các trình độ đào tạo. Dựa
vào các dự báo này làm căn cứ để đưa ra định hướng qui hoạch phát triển
đảm bảo tính cân đối trong qui hoạch phát triển ngành
Trong phần này phải đưa ra được quan điểm và mục tiêu phát triển
ngành trong thời kì qui hoạch. Ngoài những quan điểm, mục tiêu có tính
chất định hướng của phát triển kinh tế nói chung cần nêu ra những quan
điểm, mục tiêu thật cụ thể đối với ngành tuỳ thuộc vào vị trí, đặc thù và bối
cảnh lịch sử của ngành. Nội dung quan điểm phát triển của ngành phải phù
hợp với quan điểm phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thể hiện sự
lựa chọn những vấn đề ưu tiên cho ngành, quan điểm hội nhập trong cơ chế
thị trường. Đối với mục tiêu còn tuỳ thuộc vào từng ngành cụ thể, song cần
thể hiện được sự phát triển bền vững, trước tiên là mục tiêu hiệu quả, mục
tiêu đáp ứng những nhu cầu xã hội và đảm bảo ổn định môi trường. Những
mục tiêu cụ thể bao gồm các chỉ tiêu về số lượng về tốc độ tăng trưởng,
doanh thu, xuất khẩu, lao động, đầu tư, của ngành
Phải đưa ra phương hướng phát triển ngành theo các tiêu chí chung và
các sản phẩm đặc biệt chú ý đến các sản phẩm chủ lực. Nêu được hướng đi
và các chỉ tiêu định lượng theo hướng đi ra của ngành, tìm kiếm thị trường
cho các sản phẩm.
Cuối cùng là đưa ra luận chứng về các phương án qui hoạch phát triển
cho ngành. Các phương án phát triển cần phải thể hiện được khả năng phát
triển theo hướng hiện đại hoá trong điều kiện hội nhập, xác định rõ vai trò
9
của nhà nước trong quản lý ngành, nêu bật được khả năng cạnh tranh của
ngành trong cơ chế thị trường, hiệu quả kinh tế ngành. Cần đưa ra được 2-3
phương án để lựa chọn, các phương án đi liền với các điều kiện ở mức độ
thấp/ trung bình/ cao. Các phương án cần thể hiện được các chỉ tiêu về nhịp

độ tăng trưởng của GTSX, GDP, doanh thu, xuất khẩu, phải thể hiện
được cơ cấu hợp lý của các phân ngành và các sản phẩm. Đặc biệt phải thể
hiện được ý đồ sắp xếp phân bổ các cơ sở sản xuất của ngành theo vùng
lãnh thổ. Đồng thời thể hiện được nhu cầu về vốn đầu tư theo các nguồn,
nhu cầu về lao động theo trình độ đào tạo. Từ việc tính toán các chỉ tiêu và
phân tích kĩ lưỡng các phương án phải cuối cùng phải lựa chọn được
phương án hợp lý cho qui hoạch. Rút ra các kết luận về:
- Tăng trưởng kinh tế ngành trong giai đoạn qui hoạch;
- Cơ cấu ngành, phân ngành, cơ cầu vùng;
- Phân bố các cơ sở sản xuất của ngành theo vùng;
- Phân bố các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp;
- Chọn các sản phẩm mũi nhọn và hướng phát triển các sản phẩm mũi
nhọn ấy ở đâu (vùng nào). Mạng lưới sản xuất, phân phối, tiêu thụ.
Đối với luận chứng phương án phân bổ ngành trên các vùng lãnh thổ,
nhất là đối với các công trình then chốt cần đưa ra các kết luận về: Các cơ
sở sản xuất của ngành và qui mô của chúng theo các vùng (đặc biệt là các
công trình then chốt); Phân bố nguồn vốn đầu tư theo vùng; Phân bố lao
động theo trình độ đào tạo theo vùng; Cơ cấu ngành, sản phẩm chủ lực và
các điều kiện chủ yếu đảm bảo mục tiêu qui hoạch được thực hiện (đầu tư,
công nghệ, lao động).
2.4. Các giải pháp và tổ chức thực hiện qui hoạch
Nội dung này đưa ra các giải pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu
của qui hoạch và xác định khả năng thực hiện các giải pháp đó. Các giải
pháp đưa ra phải thoả mãn được các tiêu chí: tiết kiệm năng lượng, tiết
10
kiệm vốn, tạo nhiều việc làm, đổi mới công nghệ. Không nêu dàn trải các
giải pháp mà tìm những giải pháp chủ yếu nhất để thực hiện qui hoạch,
không nêu chung chung mà cần có tính toán cụ thể khả năng thực hiện các
giải pháp đó. Phải đưa ra được tiến độ thực hiện cho các thời kì qui hoạch
và đề xuất những chương trình lớn, những dự án kêu gọi đầu tư xây dựng.

Cụ thể đối với những giải pháp về vốn đầu tư cần phải nêu rõ nhu cầu
về vốn đầu tư. Xác định khả năng huy động vốn: Từ nguồn vốn trung ương,
vốn địa phương, vốn doanh nghiệp,vốn huy động trong dân, vốn huy động
từ nước ngoài. Cần tính toán cơ cấu vốn hợp lý và các giải pháp huy động
để đáp ứng yêu cầu;
Các giải pháp về chính sách, cơ chế cần chú trọng đến các cơ chế tổ
chức sản xuất có hiệu quả;
Giải pháp về khoa học công nghệ cần nêu rõ những yêu cầu và biện
pháp trang bị, đổi mới công nghệ hiện đại;
Cần nêu rõ nhu cầu nguồn nhân lực, cơ cấu nguồn nhân lực và khả
năng đáp ứng nguồn nhân lực trong từng giai đoạn qui hoạch đồng thời gắn
với xây dựng các cơ sở đào tạo, dạy nghề tại khu vực sản xuất và khuyến
khích doanh nghiệp tổ chức đào tạo;
Đối với danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm và tổ chức thực
hiện, qui hoạch phải xác định được danh mục các dự án đầu tư dài hạn và
xây dựng những dự án ưu tiên, cần thiết cho những giai đoạn 1 đến 5 năm
trước mắt.
Về tổ chức thực hiện, qui hoạch phải được thông báo cho các cấp địa
phương và công khai cho người dân được biết về các nội dung của qui
hoạch khi mà qui hoạch được phê duyệt. Phải phân tích trách nhiệm giữa
các cấp ngành liên quan như bộ chủ quản, các ngành liên quan, các tổ chức
quốc tế khác trong việc thực hiện qui hoạch. Phải xây dựng được cơ chế
điều hành phối hợp giữa các cấp. Phối hợp trong việc kiểm tra, giám sát
thực hiện qui hoạch
11
2.5. Phần phụ lục
Đây là phần cuối cùng bao gồm hệ thống các bảng biểu số liệu và biều
đồ miêu tả hiện trạng phát triển ngành và dự báo khả năng phát triển ngành
trong thời kì qui hoạch. Ngoài ra có thể có các phụ biểu về hiệu quả đầu tư,
tính cạnh tranh của ngành.

II. Sự cần thiết phải lập qui hoạch phát triển ngành than
1. Sơ lược về lịch sử ngành than
Công tác khai thác mỏ than nước ta đã được bắt đầu cách đây 168
năm. Dưới triều Minh Mệnh, tháng 12- 1839, Tổng đốc An Hải là Tôn Thất
Bật đã dâng sớ xin triều đình cho thuê dân công lập công trường để khai
thác than ở núi An Lăng (xã An Thọ, huyên Đông Triều). Thời đó nghề đào
than hết sức đơn sơ, chỉ lấy than ở điểm lộ.
Công tác đi tìm mỏ được người Pháp quan tâm và tiến hành đầu tiên ở
Bắc Kì vào những năm 1881-1883. Đến cuối năm 1888 toàn bộ khu mỏ
Quảng Ninh đã trở thành thuộc địa của Pháp và được phân chia cho các tập
đoàn tư bản Pháp khai thác. Cuối năm 1906 ở vùng thượng du Bắc Kì
nhiều điểm than được phát hiện và tổ chức khai thác như Đồng Đỏ ( Hà
Tĩnh), Khe Bố ( Nghệ An), Làng Cẩm, Quán Triều ( Thai Nguyên), Từ
đây công nghiệp khai thác than ra đời, đây là ngành công nghiệp ra đời sớm
nhất và phát triển nhanh nhất. Những năm 20 của thế kỷ XX, bên cạnh các
công ty khai thác than của Pháp, một số nhà tư bản Việt Nam cũng đã đầu
tư khai thác mỏ như: Bạch Thái Bưởi, Pham Kim Bảng, Nguyễn Hữu Thu,
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ngành khai thác than chia làm
2 vùng: ở vùng tự do, công tác khai thác than và quản lý mỏ do Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam quản lý; Trong vùng bị tạm chiếm Công ty SFCT
khôi phục và mở rộng khai thác. Khi vùng Quảng Ninh được hoàn toàn giải
phóng, căn cứ theo Hiệp định đã kí kết với công ty Than Bắc Kì của Pháp
12
thì công ty này nhượng lại tất cả máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật tư dự trữ
cho Việt Nam và Chính phủ trả dần hàng năm cho Pháp bằng than.
Khi đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, 5-8-1964, Vùng mỏ
bị đế quốc Mĩ tấn công ác liệt, cán bộ và công nhân vùng mỏ quyết tâm sản
xuất tha thời chiến, tổ chức sơ tán thiết bị máy móc, vừa sản xuất , vừa
chiến đấu. Thợ mỏ bắn rơi nhiều máy bay Mĩ, binh đoàn than và Tây
Nguyên được thành lập. Thời kì 1965-1974 ngành than đã sản xuất được

29,7 triệu tấn than. Sau ngày miền Nam được giải phóng, sản lượng than
tăng dần, đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế và giữ vai trò
then chốt trong việc đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia. Bước vào thời
kì đổi mới, nhất là sự ra đời của Tổng công ty Than Việt Nam (10-10-
1994), cán bộ công nhân viên ngành than đã mạnh dạn thay đổi tư duy kinh tế.
Trải qua lịch sử khai thác hơn 100 năm từ thời thuộc Pháp, sau những
năm hoà bình lập lại, trong qua trình khôi phục và phát triển kinh tế, việc
khôi phục khai thác than tại Quảng Ninh đóng một vai trò quan trọng. Việc
tổ chức lực lượng kĩ thuật trong đó lực lượng thiết kế và tư vấn kinh tế là
một biện pháp xây dựng và phát triển ngành than.
2. Vai trò của ngành than
Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển của toàn thế giới, Việt
Nam cũng đang có những biến chuyển to lớn. Với sự kiện ra nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO và tổ chức thành công hội nghị ASEAM năm
2006 Việt Nam đã chứng tỏ với thế giới con đường đi mở cửa, thông
thoáng của mình. Chúng ta đã trở thành một thành viên phát triển không
tách rời nền kinh tế thế giới. Đây thực sự là một bước đi đúng đắn, nó thể
hiện ở sự đổi mới đang diễn ra hàng ngày từ mọi góc cạnh, diện mạo của
nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao vào loại nhất nhì thế giới. Chúng ta
đang bước vào giai đoạn phát triển nhanh để đi lên một nước công nông
nghiệp hiện đại. Trong giai đoạn này công nghiệp và dịch vụ sẽ phát triển
13
nhanh hơn nông nghiệp. Sự phát triển công nghiệp với tốc độ cao đòi hỏi
tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Hiện nay sự khan hiếm năng lượng, cạn kiệt
tài nguyên là một vấn đề toàn cầu chứ không riêng gì Việt Nam. Các nguồn
năng lượng sạch đã được đầu tư nghiên cứu và khai thác nhưng sản lượng
còn nhỏ không thể nào thay thế được những nguồn năng lượng truyền
thống. Đặc biệt ở Việt Nam, chúng ta chưa có điều kiện ( cả về vốn và kĩ
thuật) để khai thác sử dụng những nguồn năng lượng này. Trong điều kiện
như vậy thì những nguồn năng lượng truyền thống: than, dầu khí, thuỷ điện

đóng vai trò chủ chốt quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Việt Nam là
một nước nhiệt đới sự phân hoá thời tiết thành hai mùa mưa và khô rất rõ
rệt nên nguồn thuỷ điện cung cấp là không ổn định. Thêm vào đó là sự tăng
trưởng nóng của nền kinh tế đòi hỏi năng lượng cao phục vụ cho sinh hoạt
và sản xuất. Chính vì vậy vai trò của ngành than càng trở nên quan trọng
hơn đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Việt Nam có may mắn là một trong những nước được thiên nhiên ưu
đãi có trữ lượng than lớn và chất lượng tương đối tốt. Ngành công nghiệp
khai thác than đã có lịch sử hơn 100 năm phát triển, ngày nay đã được đầu
tư hơn về kĩ thuật và vốn mang lại hiệu quả kinh tế lớn, đóng góp đáng kể
vào GDP cả nước.
Than với công nghiệp điện
Hiện nay Việt Nam có 17 nhà máy nhiệt điện cung cấp khoảng 30%
sản lượng điện cho cả nước. Nguyên liệu than sử dụng cho nhiệt điện
chiếm khoảng 30-50% tổng sản lượng ngành than. Những con số đã phần
nào cho thấy vai trò của ngành than đối với ngành công nghiệp điện. Đặc
biệt là trong tình trạng thiếu điện trầm trọng như hiện nay thì 30% tổng sản
lượng điện cả nước quả thực là một con số vô cung ý nghĩa. Trong giai
đoạn tới ngành than còn tính tới việc tăng cường cung cấp than cho nhiệt
điện để đảm bảo năng lượng cho phát triển kinh tế đất nước trong cả
phương án tăng trưởng bình thường và tăng trưởng cao.
14
Than với các ngành công nghiệp khác
Than là nguyên liệu chính cho hầu hết các ngành công nghiệp: ngành
sản xuất xi măng, ngành luyện kim, ngành công nghiệp phân bón hoá học,
hoá chất, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, ngành công nghiệp giấy,
ngành công nghiệp dệt, da, may nhuộm Đó đều là những ngành công
nghiệp quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế quốc dân. Ngành
sản xuất xi măng, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp luyện kim
đang phát triền rất mạnh mẽ và đây là những ngành đóng vai trò chính

trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại cho nền kinh tế quốc dân. Công
nghiệp phân bón hoá chất phát triển là điều kiện cần để nâng cao năng suất
và hiện đại hoá nền nông nghiệp vốn là ngành chủ đạo và thế mạnh của
nước ta. Ngoài ra, Việt Nam là một nước còn kém phát triển so với thế giới
và rất dồi dào về lao động. Vì vậy công nghiệp dệt, da, may, nhuộm là
những ngành hợp nhất với chúng ta để tận dụng nhân công rẻ, khéo tay.
Hơn nữa đây còn là ngành xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam mang về
nhiều ngoại tệ và góp phần giải bài toán lao động hóc búa Từ vai trò quan
trọng của các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu than nói trên chúng
ta lại càng thấy được vai trò quan trọng của ngành than. Việc phát triển
ngành than ổn định là điều kiện cần để phát triển các ngành công nghiệp
khác.
Xuất khẩu than
Hiện nay ngành than đã có một thị trường xuất khẩu khá rộng lớn:
Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Đức, Đài Loan, Malayxia,
Indonexia, Cuba, các nước EU, Philipin, Nam Phi, Ngành than luôn coi
trọng và quan tâm xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài với các công ty thương
mại và các hộ tiêu dùng của Trung Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN, các
nước Châu Âu, để duy trì và tăng sản lượng than xuất khẩu. Đây là nguồn
thu ngoại tệ lớn của nước ta, đồng thời còn là nguồn thu chủ yếu đảm bảo
hiệu quả kinh tế cho ngành than. Năm 2004 xuất khẩu 10,5 triệu tấn, 2005
15
xuất khẩu 14,7 triệu tấn. Và trong giai đoạn tới còn có xu hướng tăng cả về
sản lượng và giá cả.
Ngoài ra ngành than còn thu hút khá nhiều lao động. Năm 2005,
ngành đã giải quyết công ăn việc làm cho gần 100 nghìn người. Ngành than
phát triển sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn và ổn định đời sống của công nhân
viên ngành than.
3. Sự cần thiết khách quan phải lập qui hoạch phát triển ngành than
Than là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí, là nguồn năng lượng không

thể tái tạo. Như đã trình bày ở trên ta cũng đã thấy được vai trò quan trọng
của ngành than đối với nền kinh tế quốc dân. Trữ lượng than là có giới hạn
vì vậy cần phải có biện pháp khai thác sử dụng than có hiệu quả để tránh
thất thoát lãng phí và để có thể sử dụng nguồn tài nguyên này lâu dài.
a) Đảm bảo nhu cầu phát triển bền vững năng lượng quốc gia
Than là nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp quan trọng.
Vì vậy việc cung cấp than đáp ứng đủ nhu cầu của các ngành công nghiệp
là điều kiện quan trọng đảm bảo việc sản xuất của các ngành sử dụng
nguyên liệu than. Trong hoàn cảnh hiện nay, các ngành công nghiệp đều
đang tăng trưởng rất nhanh và nhu cầu về than cũng tăng theo tương ứng.
Việc khai thác than cần được tính toán để cân bằng cung cầu. Qui hoạch
ngành than sẽ tính toán nhu cầu và đưa ra quyết định khai thác ở đâu, bao
nhiêu tránh tình trạng khai thác tràn lan, bừa bãi. Một mặt sẽ giảm thiểu
những tác động không tốt đến môi trường, mặt khác sẽ đảm bảo khai thác
tiết kiệm, có hiệu quả. Điều này là vô cùng ý nghĩa, nó cho phép nền kinh
tế quốc dân có thể sử dụng tài nguyên than dài lâu ít nhất là trong giai
đoạn tới, cho tới khi chúng ta tìm ra một nguồn năng lượng khác thay thế.
16
b) Cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh than trung hạn và ngắn
hạn
Qui hoạch phát triển ngành than được xây dựng dựa trên chiến lược
phát triển ngành than. Nó là sự cụ thể hoá các quan điểm chiến lược theo
không gian trong một giai đoạn nhất định ( thường là 10-15 năm). Qui
hoạch sẽ xác định tập trung khai thác ở đâu và đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật
như thế nào để việc khai thác được thuận lợi và mang lại hiệu quả cao nhất,
kết nối giữa vùng sản xuất than và thị trường tiêu thụ. Từ đó tạo nên một
mạng lưới phối hợp sản xuất và tiêu thụ hiệu quả linh hoạt. Dựa vào đây
ngành sẽ triển khai các xây dựng các kế hoạch phát triển sản xuất tầm trung
hạn và ngắn hạn ( 3-5 năm, và kế hoạch hàng năm). Điều này hoàn toàn
phù hợp với lý thuyết cũng như trong thực tế sản xuất.

c) Cơ sở để hiện đại hoá công tác khai thác và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực
Qui hoạch phát triển ngành than nêu lên việc qui hoạch khai thác ở
đâu và khai thác loại than gì với số lượng như thế nào trong một thời gian
tương đối dài. Nó là cơ sở để nghiên cứu lựa chọn sử dụng công nghệ nào
để có hiệu quả tốt nhất. Đó là những công nghệ phù hợp với nhu cầu sản
xuất của ngành trong giai đoạn tới ( về sản lượng, độ sâu khai thác ), vừa
có thể nâng cao năng suất, đảm bảo an toàn lao động, vừa bảo vệ môi
trường xung quanh. Từ đó cho phép ra quyết định sử dụng vốn đầu tư như
thế nào và nhu cầu về nhân công theo trình độ bao nhiêu là hợp lý nhất. Vì
vốn đầu tư luôn luôn có hạn nên việc sử dụng vốn đầu tư một cách có hiệu
quả có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của ngành. Cũng như vậy, để có
một lao động có trình độ cần một quá trình đầu tư đào tạo là 3- 5 năm, vì
vậy phải dựa vào qui hoạch, xem ngành sẽ phát triển ở đâu, như thế nào để
từ đó tính toán ra nhu cầu lao động trong giai đoạn tới đáp ứng đủ nhu cầu
của ngành.
17
Ý thức được sự cần thiết khách quan nói trên, công tác lập qui hoạch
đã được ngành than chú trọng xây dựng từ rất sớm và thường xuyên có
những điều chỉnh cả về nội dung và phương pháp lập qui hoạch để đáp ứng
kịp nhu cầu phát triển của ngành. Trong thời gian gần đây công tác lập qui
hoạch ngành than do Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp (là
Công ty tư vấn đầu ngành của Tổng công ty than Việt Nam) đảm nhiệm
chính, dựa trên những qui định của nhà nước về phát triển ngành than và sự
đóng góp ý kiến của các ban ngành liên quan.
4. Sự cần thiết và cơ sở lập qui hoạch phát triển ngành than giai
đoạn 2006- 2015
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2003/QĐ- TTg ngày
29/01/2003 về việc phê duyệt qui hoạch phát triền ngành than Việt Nam
giai đoạn 2003-2010 có xét triển vọng đến năm 2020. Những định hướng

cơ bản trong giai đoạn đầu chiến lược phát triển ngành trong quyết định nói
trên đã được triển khai, ngành than đã có những bước đột phá cả về qui mô
đầu tư cũng như tốc độ phát triển. Thực tế, sau một thời gian triển khai thực
hiện quyết định trên đến nay qui hoạch được duyệt không còn phù hợp với
đòi hỏi của nền kinh tế quốc dân do tốc độ phát triển của các ngành kinh tế
sử dụng than làm nguyên liệu tăng, nhất là ngành điện, xi măng, hoá chất,
phân bón, luyện kim Nhu cầu của thị trường thế giới về than Antraxit
cũng tăng lên không ngừng. Trên thị trường than " cầu" đã lớn hơn " cung",
đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp hơn, trước hết là về mặt qui
hoạch.
Kết quả thăm dò các khoáng sàng, các mỏ than của tập đoàn TKV
trong một số năm qua cũng cho thấy điều kiện tài nguyên, một trong những
cơ sở đảm bảo tính hiện thực của qui hoạch cũng có nhiều triển vọng hơn.
18
Tiến bộ về khoa học công nghệ của ngành than Việt Nam nói riêng và
của thế giới nói chung trong các năm gần đây và trong tương lai cũng có
nhiều thay đổi.
Ở tầm quản lý vỹ mô, Chính phủ cũng đã có yêu cầu phải rà soát, điều
chỉnh, bổ xung các qui hoạch phát triển ngành, các lĩnh vực then chốt cho
thời kì 2006-2015 có xét đến triển vọng năm 2025.
Với những thay đổi trên, việc lập dự án "Qui hoạch phát triển ngành
than Việt Nam giai đoạn 2006-2015 có xét đến triển vọng đến năm 2025"
là hết sức cần thiết và cấp bách.
Dự án "Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-
2015 có xét đến triển vọng đến năm 2025" nhằm mục đích: Qui hoạch phát
triển than bền vững và hợp lý để đáp ứng nhu cầu than ngày càng cao của
nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là giai đoạn sau năm 2010.
Dự án " Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-
2015 có xét đến triển vọng đến năm 2025" được lập trên các căn cứ và cơ
sở sau:

- Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng về định hướng chiến lược
phát triển kinh tế xã hội cả nước đến 2020.
- Nghị quyết của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngày 15/11/2004.
- Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương
trình nghị sự 21 của Việt Nam) ban hành kèm theo Quyết đinh số
153/2004-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính sách năng lượng quốc gia do Bộ công nghiệp lập đang trình
Chính phủ phê duyệt.
- Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, tầm
nhìn đến năm 2020 do Bộ công nghiệp lập đang trình Chính phủ phê duyệt.
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đã được đại hội
Đảng bộ tình Quảng Ninh thông qua.
19
- Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2003-2010 có
xét triển vọng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
quyết định số: 20/2003/QĐ- TTg ngày 29/01/2003.
- Qui hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 có xét
đến năm 2020 ( Qui hoạch Điện V hiệu chỉnh) đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số: 40/2003/QĐ- TTg ngày 21/03/2003.
- Điều chỉnh Qui hoạch phát triển ngành công nghiệp Xi măng Việt
Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại quyết định số: 108/2005/QĐ-TTg ngày
16/05/2005.
- Qui hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 do Bộ Giao thông vận tải lập và được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 12/08/2004.
- Qui hoạch phát triển Điện lực Việt Nam giai đoạn 2006-2015 có xét
đến triển vọng năm 2025 do viện Năng lượng lập năm 2005, đang chuẩn bị
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Các chiến lược, qui hoạch phát triển ngành: điện, xi măng, thép, hoá
chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giầy,
- Thông báo số 184/TB-VPCP ngày 28/09/2005 của Văn phòng Chính
phủ thông báo ý kiến kết luận của thủ tướng Phan Văn Khải về các giải
pháp nhằm đáp ứng nhu cầu điện giai đoạn 2006-2010.
- Hiện trạng ngành than Việt Nam đến quí I/2006.
- Các tài liệu thăm dò địa chất, dự án đầu tư và thiết kế các công trình
của ngành Than hiện có đến quí I/2006.
20
Chương II: HIỆN TRẠNG NGÀNH THAN
I. Kết quả thực hiện qui hoạch phát triển ngành than đến năm 2006
1. Kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2003-2005
Theo " Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2010 và
dự báo đến năm 2020" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết
định số: 20/2003/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2003 sản lượng than sản
xuất và tiêu thụ của toàn ngành như sau:
Năm 2005 sản xuất và tiêu thụ 16-17 triệu tấn.
Năm 2010 sản xuất và tiêu thụ 23-24 triệu tấn.
Năm 2015 sản xuất và tiêu thụ 26-27 triệu tấn.
Năm 2020 sản xuất và tiêu thụ 29-30 triệu tấn.
Năm 2003 là năm bắt đầu thực hiện Qui hoạch phát triển ngành than
do có các thuận lợi về thị trường tiêu thụ than, sản xuất và tiêu thụ than của
toàn ngành đã tăng trưởng mạnh. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2003
như sau:
- Sản xuất được 20 triệu tấn than nguyên khai tăng 17% so với năm
2002.
- Tiêu thụ đạt 18,8 triệu tấn tăng 27% so với năm 2002, trong đó xuất
khẩu 6,5 triệu tấn tăng 17% so với năm 2002, tiêu thụ nội địa 12,3 triệu tấn
tăng 33% so với năm 2002;
- Bóc đất đá 87,18 triệu m

3
tăng 36% so với năm 2002;
- Đào lò 135,82 ngàn m tăng 6% so với năm 2002;
- Doanh thu toàn công ty đạt 10.442 tỷ đồng tăng 30% so với năm
2002.
- Lợi nhuận trước thuế: 437,9 tỷ đồng.
Năm 2003 toàn ngành đã hoàn thành vượt trước 2 năm sản lượng khai
thác và tiêu thụ than của năm 2005 trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 do
Đại hội Đảng IX đề ra cho ngành than.
21
Năm 2004, 2005 thị trường trong nước và xuất khẩu đều phát triển
mạnh. Trên thị trường quan hệ cung cầu đã thay đổi căn bản: cầu đã lớn
hơn cung để tận dụng thời cơ ngành than đã xây dựng kế hoạch và điều
hành sản xuất sát với thực tế.
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2004 như sau:
- Sản xuất 27,3 triệu tấn than nguyên khai, tăng 37% so với năm 2003.
- Tiêu thụ 24,7 triệu tấn, tăng 31% so với năm 2003, trong đó tiêu thụ
nội địa 14,2 triệu tấn, tăng 15,5% so với năm 2003, xuất khẩu 10,5 triệu
tấn, tăng 63% so với năm 2003.
- Bóc đất đá 121 triệu m
3
tăng 38,8% so với năm 2003.
- Đào lò tổng số 175 km, tăng 28,9% so với năm 2003.
- Doanh thu toàn Tổng công ty đạt 14509 tỷ đồng, tăng 39% so với
năm 2003.
- Lợi nhuận trước thuế: 1284 tỷ đồng, tăng 193% so với năm 2004.
Năm 2005:
- Sản xuất 34,9 triệu tấn than nguyên khai, tăng 27,8% so với năm
2004.
- Tiêu thụ 30,0 triệu tấn, tăng 21,5% so với năm 2004, trong đó tiêu

thụ nội địa 16 triệu tấn, tăng 12,7% so với năm 2004, xuất khẩu 14,0 triệu
tấn, tăng 33,3% so với năm 2004.
- Bóc đất đá 130,472 triệu m
3
tăng 7,4% so với năm 2004.
- Đào lò tổng số 208 km, tăng 18,9% so với năm 2004.
- Doanh thu toàn tổng công ty 20.109,6 tỷ đồng, tăng 38,6% so với
năm 2004.
- Lợi nhuận trước thuế: 2453,8 tỷ đồng, tăng 91% so với năm 2004.
Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành than trong giai đoạn này vượt
rất xa so với mục tiêu qui hoạch đã đề ra.
22
2. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006
Trong giai đoạn trước (các năm 2003-2005) kết quả sản xuất kinh
doanh của ngành than đều vượt rất xa so với chỉ tiêu qui hoạch phát triển
ngành than giai đoạn 2003-2010 có xét tới triển vọng phát triển đến năm
2020, nguyên nhân là do có nhiều biến động lớn về thị trường và sự tiến bộ
khoa học công nghệ áp dụng trong ngành than. Và đây cũng là lý do chính
để chúng ta phải làm lại qui hoạch ngành than (như đã nói trong chương I).
Năm 2006 là năm đầu tiên ngành than tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh theo qui hoạch mới giai đoạn 2006-2015. Kết quả sản xuất kinh
doanh năm 2006 như sau:
- Sản xuất đạt 39,7 triệu tấn than, tăng 13.8% so với năm 2005.
- Tiêu thụ 34,82 triệu tấn than, tăng 16% so với năm 2005 và vượt chỉ
tiêu qui hoạch 0,8%. Trong đó xuất khẩu đạt 17,1 triệu tấn tăng 22% so với
năm 2005, tiêu thụ nội điạ là 17,72 tăng 10,75% so với năm 2005.
- Doanh thu toàn Tổng công ty đạt 24.466,42 tỷ đồng. Tăng 21,6% so
với năm 2005.
- Lợi nhuận trước thuế đạt 2.919,44 tỷ đồng, nộp ngân sách 2.731,608
tỷ đồng.

Như vậy nhìn chung trong năm 2006 ngành than đã đạt được kết quả
sản xuất kinh doanh tương đối sát so với các chỉ tiêu cụ thể trong qui hoạch
phát triển mới ( giai đoạn 2006-2015).
II. Hiện trạng khai thác than
1. Hiện trạng khai thác
Trong giai đoạn 1995-2005 ngành than đã đạt được những thành tựu
đáng kể trong khai thác. Tổng sản lượng than nguyên khai được khai thác
khoảng 130.512,14 triệu tấn. Sản lượng than khai thác không ngừng tăng
lên nhanh chóng qua từng năm. Tốc độ tăng trưởng sản lượng luôn đạt
được những con số ấn tượng cả về số tuyệt đối và tương đối, đáp ứng nhu
23
cầu của nền kinh tế quốc dân. Khai thác than chủ yếu bao gồm hai hình
thức là: khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò.
TỶ TRỌNG KHAI THÁC THAN
Đơn vị: 1000 Tấn
Năm
Than nguyên khai Lộ thiên Hầm lò
Sản lượng %
Sản
lượng
% Sản lượng %
1995 9369 100 6932 74 2437 26
2000 12200 100 7889 64.7 4311 35.3
2001 14589 100 9585 65.7 5004 34.3
2002 17078 100 10981 64.3 6097 35.7
2003 20000 100 12975 65 7025 35
2004 27300 100 17392 64 10200 36
2005 34928 100 22053 63 12100 37
Nhìn vào bảng sản lượng trên ta thấy khai thác than lộ thiên đóng vai
trò chủ đạo. Sản lượng khai thác lộ thiên trong những năm qua luôn chiếm

khoảng 60-70% tổng sản lượng khai thác toàn ngành. Cho đến năm 2005
ngành than có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất đạt từ 2-3 triệu tấn
than nguyên khai/năm ( Cao Sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo), 15
mỏ lộ thiên vừa và công trường lộ thiên ( thuộc các mỏ than hầm lò) sản
xuất với công suất 100.000-400.000 tấn than nguyên khai/năm và hàng
chục điểm khai thác mỏ nhỏ và lộ vỉa với sản lượng khai thác than nhỏ hơn
100.000 tấn than nguyên khai/năm.
Khai thác lộ thiên có nhiều ưu thế nổi bật hơn so với khai thác hầm lò
thể hiện ở các điểm sau:
- Điều kiện làm việc thuận lợi, an toàn và vệ sinh công nghiệp tốt do
việc toàn bộ các khâu khai thác và phụ trợ được tiến hành trên bề mặt.
- Có điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hoá và hiện đại hoá, do đó
năng suất lao động cao, giá thành khai thác hạ.
- Tổn thất tài nguyên thấp( 7-10%) hơn nhiều so với khai thác hầm lò
(30-50%).
24
Tuy nhiên, nhược điểm rất lớn của khai thác lộ thiên đó là chiếm
nhiều diện tích đất mặt cho khai trường và bãi thải; ảnh hưởng tới cảnh
quan, môi trường sinh thái do gây ra hiện tượng trôi lấp bãi thải, tạo bụi,
tiếng ồn, bồi lắng sông suối và ô nhiễm nguồn nước.
Hiện nay có trên 30 mỏ hầm lò đang hoạt động. Trong đó chỉ có 8 mỏ
có trữ lượng huy động lớn, có công nghệ và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn
chỉnh, khai thác với sản lượng hầm lò từ 1 triệu tấn/năm trở lên. Các mỏ
còn lại sản lượng khai thác dưới 1 triệu tấn/năm, dây chuyền công nghệ và
cơ sở hạ tầng không đầy đủ và kém an toàn. Một số mỏ còn quá nhỏ, diện
tích khai trường hẹp, trữ lượng ít nên không có điều kiện để phát triển sản
lượng và cơ giới hoá dây chuyền công nghệ. Khai thác hầm lò có rất nhiều
tiềm năng nhưng hiện nay còn hạn chế do công nghệ khai thác chưa đáp
ứng được yêu cầu phát phát triển.
Xu hướng hiện nay là khai thác lộ thiên giảm dần tỷ trọng và tỷ trọng

khai thác hầm lò tăng. Nhưng sản lượng của cả hai loại hình khai thác này
đều tăng. Đây là một xu hướng hợp lý, một mặt vẫn đảm bảo chú trọng
phát triển cả hai hình thức khai thác, mặt khác tiến tới phát triển theo chiều
sâu bằng cách đổi mới công nghệ, ngày càng phát huy tiềm năng của khai
thác hầm lò.
2. Đánh giá tình trạng kỹ thuật và công nghệ
a) Khai thác lộ thiên
Hiện nay tại tất cả các mỏ lộ thiên được trang bị đồng bộ thiết bị
khoan, xúc bốc, vận tải ngoài thuộc loại trung bình tiên tiến. Đối với các
mỏ qui mô lớn như Cao Sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo phục vụ
cho dây chuyền bóc đất đá là máy khoan thuỷ lực với đường kính lỗ khoan
d= 110-200 mm, máy xúc điện EKG có dung tích gàu E=4,6-8 m
3
, máy
xúc thuỷ lực với dung tích gầu xúc E= 3,5-6,7 m
3
, ô tô tự đổ có trọng tải
30-58 tấn gồm các chủng loại như BelAZ, Komatsu, Đào hoà tháo khô
25

×