BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 24 tháng 02 năm 2016)
TIÊU ĐIỂM...........................................................................................................2
1. TIÊU ĐIỂM......................................................................................................2
2. Doanh nghiệp Nhật ngại nêu đích danh cơ quan, cán bộ "nhũng nhiễu” vì sợ
trả thù............................................................................................................2
CHÍNH SÁCH MỚI..............................................................................................3
3. CHÍNH SÁCH MỚI.........................................................................................3
4. Triển khai thi hành Bộ luật Hình sự.................................................................3
5. Chính sách với cơng dân khi đăng ký nghĩa vụ quân sự..................................4
CHỈ THỊ MỚI........................................................................................................4
6. CHỈ THỊ MỚI...................................................................................................4
7. Khơng để dân vùng hạn đói, khát.....................................................................4
TIN QUỐC HỘI....................................................................................................5
8. “Thủ tục hành chính với dân giờ cay nghiệt, độc ác lắm”...............................5
9. Phó Chủ tịch Quốc hội: Hứa dân đến mà không tiếp là không được...............6
10.Công khai tài sản, thu nhập người ứng cử........................................................7
11.Đề xuất tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người ngoài Đảng..............................8
TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY....................................................................10
12.TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY..............................................................10
13.Đà Nẵng sẵn sàng “mua” ý tưởng khả thi......................................................10
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP.............................................................11
14.MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP........................................................11
15.Một nửa dân Việt sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu.............................11
16.Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: “Khơng cải cách, Việt Nam có nguy cơ tụt hậu
xa hơn”.......................................................................................................12
PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN...............................................................................14
17.PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN..........................................................................14
18.Gần dân, khơng có gì khó...............................................................................14
QUẢN LÝ...........................................................................................................15
19.QUẢN LÝ......................................................................................................15
20.Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM vào cuộc cùng đường dây nóng của ơng
Thăng..........................................................................................................15
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH................................................................................16
21.CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH...........................................................................16
22.Ủy ban an tồn giao thơng Quốc gia tiếp nhận thơng tin qua Facebook........16
23.Đồng Nai: Gửi hơn 5.600 tin nhắn mời dân lấy hồ sơ...................................17
PHÁP LUẬT.......................................................................................................17
24.PHÁP LUẬT..................................................................................................17
25.Hải Phòng: Giám đốc phải chuyển cơng tác vì dự án chậm tiến độ...............17
1
26.Đồng Nai: Hỗn vụ Phó Chủ tịch phường chiếm đoạt lương hưu.................18
27.Gia Lai: Chánh thanh tra Sở bị "trảm" sau chuyến vi hành của Giám đốc Sở
....................................................................................................................19
THẾ GIỚI............................................................................................................20
28.THẾ GIỚI.......................................................................................................20
29.Trung Quốc ban hành văn kiện hướng dẫn phát triển đô thị..........................20
TIÊU ĐIỂM
Doanh nghiệp Nhật ngại nêu đích danh cơ quan, cán bộ "nhũng nhiễu” vì sợ trả
thù
Theo kết quả khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Châu Á – Thái Bình Dương do Tổ chức Xúc tiến
thương mại Nhật Bản (JETRO) vừa cơng bố thì năm 2015 những rủi ro mà
doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam phải đối mặt đang ngày càng xấu đi so với
năm trước.
JETRO cho biết, cuộc khảo sát tại Việt Nam được thực hiện với 1.027 doanh
nghiệp Nhật Bản nhưng chỉ có 557 doanh nghiệp đưa ra trả lời hợp lệ. Theo đó,
trên 60% trong số 557 công ty được khảo sát cho biết các rủi ro đang tồn tại như
“Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch”, “Thủ tục hành
chính phức tạp”.
Đơn cử như việc thiếu nghiên cứu trước khi xây dựng luật hay nội dung văn bản
xa rời thực tế, không rõ ràng dẫn đến vận dụng không thống nhất cũng như cho
phép hồi tố các quy định xử phạt.
Cùng với đó, doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng họ phải nộp lệ phí khơng chính
thức cho hải quan, phịng cháy chữa cháy, môi trường, công an; thời gian thẩm
tra không rõ ràng (ví dụ thay đổi, cập nhật giấy chứng nhận đầu tư, thủ tục xin
phép lao động).
Doanh nghiệp Nhật cũng đánh giá thấp hiệu quả của chính quyền các địa
phương như: khơng đề xuất chính sách cụ thể (cơng nghiệp hỗ trợ, ô tô), thiếu
liên kết giữa các Bộ ngành trong chính sách phát triển ngành cơng nghiệp hỗ trợ.
Hơn một nửa số doanh nghiệp Nhật Bản được khảo sát nhìn nhận “Thủ tục thuế”
là những vấn đề cần phải được nhanh chóng cải thiện bao gồm: cơ chế phức tạp
(ví dụ thuế nhà thầu nước ngồi, chính sách chống chuyển giá), cách giải thích
khơng giống nhau giữa các cán bộ phụ trách (ví dụ thuế nhà thầu nước ngoài, áp
dụng mã HS), thủ tục hoàn thuế GTGT phức tạp, việc hoàn thuế chậm trễ.
2
Theo ông Hirokata Yasuzumi - Giám đốc điều hành JETRO văn phịng TPHCM
có thực trạng là rất ít doanh nghiệp Nhật Bản chịu nêu đích danh cơ quan và cán
bộ nhũng nhiễu để cơ quan có thẩm quyền xử lý.
“Doanh nghiệp khơng dám phản ánh vì sợ rằng sau đó sẽ bị trả thù, làm khó dù
hiện nay JETRO đã có đường dây nóng để tiếp nhận thơng tin. Đây cũng là vấn
đề làm chúng tôi đau đầu”, ông Hirokata Yasuzumi nói. (Trí Thức Trẻ 23/2)
CHÍNH SÁCH MỚI
Triển khai thi hành Bộ luật Hình sự
Để triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 kịp thời, thống nhất và có hiệu
quả, Thủ tướng đã ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật này.
Một trong những nội dung của Kế hoạch là rà sốt các vụ án hình sự và đối
tượng thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số
109/2015/QH13 để thực hiện việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, chuyển hình
phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân, miễn chấp hành hình phạt, xóa án
tích cho người bị kết án. Công tác này được thực hiện ngay sau khi Bộ luật Hình
sự năm 2015 được cơng bố (ngày 09/12/2015) và hoàn thành trước ngày
29/02/2016.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng chỉ đạo, hướng dẫn các
cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra, các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân
dân, Quân đội nhân dân tiến hành rà sốt các vụ án hình sự cơ quan, đơn vị mình
đang thụ lý để xem xét khởi tố, điều tra mà bị can thuộc diện khơng bị xử lý
hình sự theo quy định tại Nghị quyết số 109/2015/QH13 và đình chỉ điều tra đối
với bị can đó.
Bên cạnh đó, rà soát các đối tượng người bị kết án thuộc diện được chuyển hình
phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân hoặc được miễn chấp hành hình phạt
theo quy định mà cơ quan, đơn vị mình đang quản lý và lập hồ sơ trình Chánh
án Tịa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung
thân hoặc làm thủ tục đề nghị Tòa án có thẩm quyền miễn chấp hành hình phạt
cho họ, đồng thời, gửi danh sách các đối tượng được đề nghị miễn chấp hành
hình phạt theo quy định cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia để cập nhật
thông tin xóa án tích đương nhiên vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án đó.
Bộ Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thi hành án dân sự, Trung tâm lý
lịch tư pháp quốc gia, các Sở Tư pháp tiến hành rà soát các đối tượng người bị
kết án phạt tiền thuộc diện được miễn chấp hành hình phạt theo quy định và làm
thủ tục đề nghị Tòa án có thẩm quyền miễn chấp hành hình phạt tiền cho họ; rà
soát các đối tượng người bị kết án thuộc diện đương nhiên được xóa án tích theo
quy định và cập nhật thông tin vào Lý lịch tư pháp của người đó và cấp Phiếu lý
3
lịch tư pháp ghi “khơng có án tích” cho họ khi có u cầu. (Cổng thơng tin điện
tử Chính phủ 22/2)
Chính sách với cơng dân khi đăng ký nghĩa vụ quân sự
Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà
nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân
sự; khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân
sự cấp huyện được hưởng nguyên lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe đi,
về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
Đây là một trong những nội dung tại Nghị định quy định trình tự, thủ tục đăng
ký và chế độ, chính sách của cơng dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra
sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Cũng theo Nghị định, công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương
từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện đăng
ký nghĩa vụ quân sự; khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng
Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện được đảm bảo các chế độ: Tiền ăn bằng mức
tiền một ngày ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh; thanh toán tiền tàu xe
đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
Về nguyên tắc hưởng chế độ, thời gian đi, về và thực hiện đăng ký nghĩa vụ
quân sự hoặc khám, kiểm tra sức khỏe từ 4 giờ trở lên trong ngày được tính cả
ngày; dưới 4 giờ trở xuống tính 1/2 ngày.
Cơng dân làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước,
doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự; khám, kiểm tra
sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện do
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chi trả.
Công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà
nước, doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban
Chỉ huy quân sự cấp xã chi trả và thanh quyết tốn với Ban Chỉ huy qn sự cấp
huyện.
Cơng dân không thuộc cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước,
doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện do Ban Chỉ huy quân sự cấp
huyện chi trả. (Cổng thông tin điện tử Chính phủ 22/2)
CHỈ THỊ MỚI
Khơng để dân vùng hạn đói, khát
Ngày 22/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đồn cơng tác của Chính
phủ đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên để triển
khai giải pháp cấp bách phòng chống hạn hán.
4
Sau khi thị sát một số vùng trọng điểm về hạn hán, trên cơ sở báo cáo của các
địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các tỉnh bằng mọi giá khơng để
dân khát, dân đói, dịch bệnh trên đàn gia súc và cháy rừng.
Về giải pháp cấp bách đối với cơng tác chống hạn, Phó Thủ tướng chỉ đạo các
địa phương cập nhật nguồn nước các hồ chứa để xây dựng kế hoạch sử dụng
nước hợp lý; trong đó, ưu tiên nước sinh hoạt cho người, nước uống cho gia súc,
tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao. Ngành NN&PTNT các tỉnh
hướng dẫn nông dân sử dụng giống và bố trí lịch gieo trồng cụ thể trên từng
vùng; đặc biệt đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng sử dụng ít nước, ngắn ngày như
bắp, đậu… và một số cây chịu hạn khác.
Phó Thủ tướng cũng u cầu Bộ Cơng Thương, Tập đồn Điện lực Việt Nam chỉ
đạo các cơ quan liên quan tăng cường tích nước các hồ chứa thủy điện, có kế
hoạch phát điện phù hợp để ưu tiên bổ sung nước cho vùng hạ du trong các thời
điểm khơ hạn…
Văn phịng Chính phủ cũng vừa có thơng báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng
Nguyễn Xn Phúc tại Hội nghị phịng chống hạn, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL.
Thông báo cho biết những tháng đầu năm 2016, tình trạng hạn hán, xâm nhập
mặn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Trước tình hình này, Phó Thủ tướng u cầu các bộ, ngành, địa phương cần nhận
thức rõ tính chất nghiêm trọng của đợt hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra để
có chỉ đạo và thực hiện các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời, hạn chế thiệt
hại do hạn hán, xâm nhập mặn. Đặc biệt cần tập trung chăm lo cho đời sống
nhân dân với phương châm khơng để người dân bị đói, thiếu nước sinh hoạt và
bùng phát dịch bệnh do hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài. (Người Lao Động 23/2)
TIN QUỐC HỘI
“Thủ tục hành chính với dân giờ cay nghiệt, độc ác lắm”
Cho ý kiến dự án luật Dược (sửa đổi) trong phiên làm việc sáng 23/2, của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đặc biệt lưu ý đến tình
trạng sản xuất, làm và bán thuốc giả; kể cả việc cấp các chứng chỉ hành nghề.
Về căn bệnh gai đốt sống của mình, Chủ tịch Quốc hội cho biết, rất nhiều thầy
thuốc Đông y “lành nghề, mát tay” chỉ chữa trị trong 10 ngày đã khỏi. Trong khi
đó, qua Bệnh viện Bạch Mai, 108 chụp chiếu phải mổ, phải mài rất tốn kém,
nặng nề. “Những người này lúc đầu cấp chứng chỉ họ hành nghề, sau đưa lên
Ban nọ, Sở kia thế là rút ln vì chưa có trong danh mục. Trong khi có thầy
lang, thầy mo chữa bệnh giẫm đạp lên cả người thì vẫn đề”, Chủ tịch Quốc hội
dẫn chứng.
5
Việc cấp phép chứng chỉ hành nghề, theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng,
phải chặt chẽ nhưng không được gây phiền hà. “Thủ tục hành chính đối với dân
giờ cay nghiệt, độc ác lắm. Có tiền là cấp, khơng có tiền là khơng cấp. Phải đơn
giản tối đa thủ tục hành chính. Luật mình cho tự do kinh doanh, trị bệnh cứu
người, không được cấm, chỉ cấm trị bệnh lếu láo”, ông Hùng yêu cầu.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, luật Dược khi ban hành phải khắc phục được tình
trạng thuốc giả, thuốc rởm; ngăn chặn được các cửa hàng mượn bằng, treo bằng.
“Nếu cửa hàng nào không đủ điều kiện phải rút ngay”, Chủ tịch đề nghị.
Trước đó, Báo cáo Tiếp thu, giải trình và chỉnh lý một số nội dung của dự án
luật Dược (sửa đổi) Ủy ban các vấn đề xã hội cho biết, dự thảo luật mới đã
nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 13.
Theo đó, luật bổ sung thêm nhiều quy định quản lý chặt chẽ giá thuốc, thuốc
nhập khẩu và đấu thầu giá thuốc… (Thanh Niên 23/2)
Phó Chủ tịch Quốc hội: Hứa dân đến mà khơng tiếp là khơng được
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã nói như vậy tại phiên họp thứ 45
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 23/2, khi cho ý kiến vào dự thảo Nghị
quyết về cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân nguyện.
Tại phiên thảo luận, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với
việc ban hành Nghị quyết về cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân
nguyện để khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động cũng như nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Dân nguyện, góp phần để Quốc hội
thực sự gắn bó với người dân.
Dự thảo Nghị quyết quy định, Ban Dân nguyện nghiên cứu, chuyển đơn, thư gửi
đến Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Tuy
nhiên, hiện nay tại Nghị quyết 694/2008/NQ-UBTVQH12 ngày 15/10/2008 của
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội qui định về việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn,
thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân gửi Quốc hội, Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội: “Ban dân nguyện
giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội xử lý đơn, thư của cơng dân có nội dung liên
quan đến lĩnh vực phụ trách của nhiều Ủy ban và Hội đồng dân tộc của Quốc
hội, đơn, thư không thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của
Quốc hội và Ban công tác đại biểu” (Điều 14). Do vậy, một số ý kiến đề nghị
chỉnh lý lại khoản này cho thống nhất với quy định nêu trên của Nghị quyết 694
của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhằm tránh chồng chéo, trùng lặp với nhiệm
vụ của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
Cho ý kiến vào chức năng tiếp công dân của Ban Dân nguyện, Phó Chủ tịch
Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn băn khoăn: Việc tiếp cơng dân của Ban dân nguyện
có mời đại diện Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác tiếp khơng? Vì hiện nay
6
các ban đều có chức năng tiếp dân chứ khơng chỉ mỗi Ban dân nguyện có chức
năng này. Đề nghị phải có quy định cụ thể về việc này. Khơng được để dân phải
đi lòng vòng, hứa dân đến mà khơng tiếp là khơng được.
Cịn Chủ nhiệm Ủy Văn hóa, giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng Đào
Trọng Thi cho rằng, theo quy định hiện hành Ban Dân nguyện giúp Ủy ban
thường vụ Quốc hội xử lý đơn thư…. Dự thảo cần cân nhắc kỹ việc xử lý đơn
thư của mình như thế nào nếu khơng lại dẫn đến tình trạng chồng chéo, Ban Dân
nguyện cũng xử lý, các Ủy ban khác cũng xử lý. Theo tôi phải chia theo lĩnh
vực, cái gì thuộc Ban Dân nguyện phụ trách thì xử lý, đơn thư thuộc lĩnh vực
của Ban nào thì giao cho Ban đó xử lý, như vậy sẽ không chồng chéo mâu
thuẫn.
Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, công tác dân
nguyện của ta còn yếu, chúng ta đã phân vai rồi, mỗi nhiệm vụ đã phân cho từng
anh rồi, do vậy phải cố gắng làm rõ, liên quan đến tiếp dân, khiếu nại, giám sát
thì đó là vai trị của Ban Dân nguyện.
Sau khi thống nhất các nội dung cơ bản được tiếp thu qua phiên thảo luận, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Dân nguyện. (Lao Động 23/2)
Công khai tài sản, thu nhập người ứng cử
Nhiều ý kiến cho rằng, cần công khai tài sản, thu nhập người ứng cử đại biểu
Quốc hội, đại biểu HĐND để cử tri kiểm tra, giám sát cũng như tăng cường tổ
chức các buổi đối thoại với cử tri.
Theo quy định Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND, Nghị quyết
của Hội đồng bầu cử quốc gia và các văn bản hướng dẫn, người ứng cử đại biểu
Quốc hội (ĐBQH), người ứng cử đại biểu HĐND có nghĩa vụ kê khai tài sản,
thu nhập. Bản kê khai của người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND ngồi việc
cơng khai tại nơi thường xun làm việc cịn phải cơng khai tại hội nghị cử tri
theo quy định của Hội đồng bầu cử. Tuy nhiên, trên thực tế, việc công khai bản
kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử hiện cịn rất hình thức, thậm chí là
khơng được thực hiện…
Về vấn đề này, ơng Lê Văn Cng - ngun Phó trưởng đồn ĐBQH tỉnh Thanh
Hóa cho rằng, kê khai tài sản, thu nhập lâu nay vẫn mang tính hình thức, cần
quy định cụ thể hơn nữa. Còn đối với người ứng cử vào Quốc hội, HĐND là
những người được chọn lọc tiêu biểu, nên càng phải là tấm gương trong kê khai
tài sản, thu nhập để tạo niềm tin cho cử tri.
Nhấn mạnh việc kê khai tài sản, thu nhập sẽ là cơ hội để sàng lọc, lựa chọn đối
tượng tiêu biểu mẫu mực vào Quốc hội, qua đó sẽ được cử tri tín nhiệm, ông Lê
Văn Cuông cho rằng, việc quy định ứng cử viên tự nguyện kê khai, cịn cơ quan
có thẩm quyền công khai với cử tri là cần thiết. Nếu cử tri thấy chưa minh bạch,
7
rõ ràng thì kiến nghị với tổ chức bầu cử để xác minh và thông báo cho cử tri biết
kết quả để cử tri có phương án bầu chuẩn xác. “Cơng khai và có ý kiến giám sát
của cử tri để chọn lựa bầu cử người có tâm, có tài là giải pháp thiết thực. Cịn
khơng, nếu kê khai tài sản, thu nhập không đúng cũng là bước để “chặn” ngay từ
lúc đang là ứng cử viên, tránh tình trạng bầu tù mù, về sau giải quyết hậu quả sẽ
phức tạp”- ông Cuông bày tỏ.
Chỉ ra thực tế thời gian qua, chủ yếu người dân, cán bộ vẫn chi tiêu bằng tiền
mặt, mới chỉ trả lương cho cán bộ, công chức qua tài khoản, mà lương chỉ là
phần nhỏ thu nhập, cịn chủ yếu là các khoản “ngồi luồng”…, ơng Cuông cho
rằng, biện pháp lâu dài và tốt nhất hướng đến là kiểm soát chi tiêu qua tài khoản,
hạn chế tiêu tiền mặt thì mới ngăn chặn được tham nhũng, lúc đó kê khai mới đi
vào thực chất, tránh tình trạng “mông lung”và không quản lý được thu nhập cá
nhân của cán bộ, công chức như hiện nay.
Đồng quan điểm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Ngọc Dinh - Giám đốc Trung tâm
nghiên cứu phát triển Hỗ trợ cộng đồng đặt vấn đề : “Kê khai tài sản có cơng bố
trong danh sách cử tri để cho người ta biết khơng? Nếu khơng cơng bố thì chẳng
có nghĩa lý gì”. Tuy nhiên, theo ông Đặng Ngọc Dinh, bầu cử là do cử tri tín
nhiệm, có những vấn đề quan trọng cần phải làm trước kê khai tài sản, thu nhập.
“Cái chính là cần trao đổi với cử tri để cử tri lựa chọn thì sẽ thực chất hơn” ơng Dinh nói.
Ví dụ: Những người ứng cử có nhiều tài sản khi gặp cử tri sẽ hỏi “Anh làm gì
mà có nhiều nhà, tài sản thế? Tiền ở đâu ra?". Nếu họ giải thích được tiền, tài
sản từ thu nhập chính đáng thì cử tri sẽ bầu.
Theo đó, ơng Dinh cho rằng, nên tiến hành gặp gỡ cử tri để người ứng cử, đề cử
trình bày quan điểm, chương trình hành động, qua đó cử tri biết được người ứng
cử như thế nào, đóng góp như thế nào cho Quốc hội. Lúc đó, cử tri sẽ hiểu được
và lựa chọn ra những đại biểu xứng đáng.
“Chúng ta nên làm từng bước phục vụ cho bầu cử, cũng là công khai, minh bạch
nhưng cơng khai về quan điểm, ý kiến trình bày trước cử tri, để cử tri hỏi vấn
đáp rồi giải trình hơn là đi vào kê khai tài sản” - ông Dinh bày tỏ. (Báo Điện Tử
Đảng Cộng Sản Việt Nam 23/2)
Đề xuất tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người ngoài Đảng
Trao đổi với Tiền Phong về con số 35 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV dự
kiến là người ngồi Đảng, ơng Nguyễn Túc, Ủy viên Đồn Chủ tịch Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng “quá thấp”, chưa phản ánh
được tính đại diện của 90 triệu quần chúng nhân dân.
Ông Túc đề nghị, bên cạnh việc tăng số lượng thì nhiệm kỳ tới nên tạo điều kiện
để người ngoài Đảng đảm nhận các vị trí quan trọng trong bộ máy.
8
Theo ơng Nguyễn Túc, trong những khố gần đây, có rất nhiều người ngoài
Đảng khi vào QH đã phát huy được năng lực, trí tuệ, nói lên được những tâm tư
và nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân. Điển hình, ĐBQH
Nguyễn Lân Dũng, Dương Trung Quốc,…
“Trên nghị trường, những đại biểu đó khơng ngại va chạm, nói được những vấn
đề bức xúc của cuộc sống và những lo lắng, mong muốn của quần chúng nhân
dân về công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo… Họ luôn luôn được cử tri tin
tưởng, yêu mến. Do đó, trong nhiệm kỳ tới, người ngồi Đảng cần có vị trí xứng
đáng, khơng chỉ trên tư cách là đại biểu QH, HĐND mà còn cả ở những chức vụ
quản lý quan trọng trong bộ máy”, ơng Túc nói.
Phân tích về tỷ lệ cơ cấu đại biểu ngồi Đảng, ơng Cao Sỹ Kiêm, ĐBQH khố
XII, XIII cho rằng, trong hai khóa Quốc hội gần đây, ln có khoảng 42 - 43
người ngồi Đảng. Vì thế, dự kiến cơ cấu ĐBQH ngồi Đảng khóa XIV chỉ có
35 người thì so với trước là “lẻ loi” quá. “Tại hội nghị hiệp thương lần thứ nhất
về bầu cử QH khóa XIV vừa qua do Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức, một
số đại biểu đã đề nghị tăng tỷ lệ ĐBQH là người ngoài Đảng lên gấp đơi, thậm
chí tăng lên 100 người. Bởi họp Quốc hội đâu phải hội nghị đảng viên mở rộng.
Có tăng tỷ lệ đại biểu ngồi Đảng thì mới phản ánh được hết những tâm tư
nguyện vọng của người dân đến Đảng và Nhà nước”, ơng Kiêm nói.
Đề cập đến Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Hiến pháp
năm 2013 xác định, tất cả quyền lực, quyền làm chủ thuộc về nhân dân, ông Túc
cho rằng, tinh thần đó cần được phát huy cao độ trong lần bầu cử QH lần này.
“Muốn quyền làm chủ của nhân dân được thực thi thì ĐBQH là người ngồi
Đảng phải cao hơn con số 35. Bởi phần lớn người dân hiện nay là người ngồi
Đảng, trong Đảng thì chỉ có 4,5 triệu người thôi. Ủy ban Bầu cử và Ủy ban
Thường vụ QH cần phải xem xét lại để tăng số người ngoài Đảng tham gia vào
QH và HĐND một cách hợp lý”, ơng Túc nói.
Trao đổi với Tiền Phong về cơ cấu ĐBQH ngồi Đảng khóa XIV, ơng Hà Minh
Sơn, Phó trưởng Ban Cơng tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ QH cho rằng,
cơ cấu định hướng là khoảng 35 người và có thể đến 50 người. Tuy nhiên, đây
mới chỉ là cơ cấu định hướng, chứ không phải đã “chốt” nên sau khi các địa
phương có kiến nghị, Ủy ban Bầu cử, Ủy ban Thường vụ QH sẽ xem xét. Ơng
Sơn cho rằng, những cá nhân ngồi Đảng, nếu thấy mình có đủ tiêu chuẩn, điều
kiện thì có thể làm đơn xin ứng cử vào QH. Số lượng ĐBQH ngồi Đảng hồn
tồn có thể tăng thêm.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Túc cho rằng, nếu Ủy ban Bầu cử, Ủy ban Thường vụ
QH không điều chỉnh dự kiến cơ cấu thì việc tăng được tỷ lệ ĐBQH ngồi Đảng
khóa XIV là rất khó. “Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ
trong nhiệm kỳ này phải đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế. Vì thế,
9
những cái gì mà người dân làm được thì nên để cho nhân dân làm. Người ngoài
Đảng vào QH, HĐND nhiều thì sẽ thể hiện được tiếng nói của quần chúng nhân
dân một cách rõ ràng hơn”, ơng Túc nói.
Từng là ĐBQH ngồi Đảng các khố X, XI, XII, ơng Nguyễn Lân Dũng cho
rằng, cơ cấu chưa phải là tất cả, điều quan trọng là chất lượng đại biểu ngoài
Đảng đến đâu, có thực sự là những đại biểu ưu tú đại diện cho 90 triệu quần
chúng nhân dân hay khơng? Thực tế, theo ơng Dũng, có những người khi ứng cử
thì là người ngồi Đảng, nhưng sau khi vào QH được một vài tháng lại được kết
nạp vào Đảng, rất bất cập. “Đã là người ngồi Đảng thì từ đầu nhiệm kỳ cho đến
cuối nhiệm kỳ đều phải là người ngoài Đảng. Chứ khi ứng cử là người ngoài
Đảng, đến khi trúng cử rồi lại làm đơn xin vào Đảng sẽ làm mất đi tính đại diện,
ảnh hưởng đến quyền lợi và nguyện vọng mà cử tri đã bỏ phiếu bầu cho”, ơng
Dũng nói.
Theo ơng Dũng, việc cơ cấu đề ra chỉ có 35 người đại diện cho hàng chục triệu
dân ngoài Đảng vào QH là quá thấp, chưa phản ánh đầy đủ tính tiêu biểu. “Có
những cái mà trên nghị trường Đảng viên khơng nói được thì đại biểu ngồi
đảng có thể nói lên được. Do đó, việc điều chỉnh cơ cấu để tăng tỷ lệ người
ngoài Đảng vào QH là hợp lý”, ơng Dũng nói. (Tiền Phong 23/2)Về đầu trang
TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY
Đà Nẵng sẵn sàng “mua” ý tưởng khả thi
Những ý tưởng, sáng kiến mang tính khả thi cao, có thể ứng dụng, chính quyền
thành phố Đà Nẵng sẵn sàng chi trả kinh phí cho người “bán”. Tuy nhiên, đa số
ý tưởng của người dân đưa ra hiện vẫn chỉ dừng lại ở tính gợi mở.
Mới đây, thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận một ý tưởng của người dân về việc
xây dựng các con đường mang tên là các thành phố các nước trên thế giới có kết
nghĩa với địa phương. Sở Ngoại vụ Đà Nẵng đang trong quá trình nghiên cứu để
biến ý tưởng này thành hiện thực. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức
năng, ý tưởng này sẽ “khó khả thi” vì liên quan đến nhiều vấn đề đối ngoại.
Ơng Nguyễn Cơng Tiến - Phó giám đốc Sở Ngoại vụ cho biết, về mặt nội địa thì
Hải Phịng có đường Đà Nẵng và ngược lại nhưng trên quốc tế thì chưa có. Việc
đặt tên thành phố nước ngồi tại Đà Nẵng cũng phải nhận được sự đồng ý của
các nước đó. “Và khi người ta đặt tên đường là thành phố Đà Nẵng thì chúng ta
có đồng ý hay khơng, thì việc này cũng phải có sự trao đổi”, ơng Tiến nói.
Ơng Tiến phân tích, về mặt hành lang pháp lý, hiện vẫn chưa có luật nào quy
định về việc đặt tên đường là một thành phố có quan hệ hợp tác quốc tế. Cũng
theo vị lãnh đạo này, khi thực hiện ý tưởng này cũng cần xem xét xem đó có
phải là nhu cầu cấp bách hay khơng.
10
“Từ khi có việc nhận ý tưởng người dân, Sở đã nhận được vài ý tưởng đối ngoại.
Tuy nhiên, hoạt động đối ngoại liên quan đến chính trị và hiện vẫn chưa áp dụng
được cái nào”, ông Tiến cho hay: “Khi nhận được ý tưởng nào, chúng tôi cũng
đều phản hồi và trả lời cụ thể cho người dân”.
Ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL thành phố Đà Nẵng cho
biết, các ý tưởng nhận được đều là tình cảm từ người dân lẫn du khách với thành
phố. Sở đã nhận được có nhiều ý tưởng nhưng đa phần chỉ dừng lại ở tính chất
gợi mở chứ chưa có nhiều ý tưởng triển khai thực tế.
“Từ ý tưởng mà đi đến triển khai là cả một quá trình dựa vào tình hình thực tế,
cơ chế chính sách có làm được hay không. Rồi lại cả vấn đề điều kiện nguồn
nhân lực, tài chính”, ơng Cường nói: “Ý tưởng xuất phát từ thực tế và từ những
người có chun mơn thì mang tính khả thi cao, ví dụ như nắp hố ga hình con
cá. Nhưng cũng có những ý tưởng cần phải nghiên cứu vì người đưa ra ý tưởng
chỉ theo cảm nhận có thể làm được, ứng dụng được nhưng khi vào thực tế thì lại
khơng khả thi”.
Ơng Cường dẫn một vài ví dụ kém khả thi như: Ý tưởng thêm một số lễ hội
nhưng lại không phù hợp với phát triển của thành phố, với truyền thống văn hóa
hoặc về mặt kỹ thuật. Cũng có nhiều người hiến kế để phát triển về hạ tầng giao
thông nhưng lại chưa đảm bảo yếu tố kỹ thuật…
Ơng Nguyễn Cơng Tiến - Phó giám đốc Sở Ngoại vụ cho rằng, hiện việc mua –
bán ý tưởng chưa có tuy nhiên nếu trong tương lai, ý tưởng đặt tên các con phố
nước ngồi được thực hiện thì thành phố phải ghi nhận ý tưởng của người hiến.
“Người dân nên chủ động gửi ý tưởng đến cơ quan công quyền. Chúng tôi cũng
mong nhận được ý tưởng từ người dân và luôn trân trọng những ý kiến của
người dân đóng góp để xây dựng Đà Nẵng phát triển hơn”, ông Tiến cho biết.
(Thanh Niên 23/2)
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP
Một nửa dân Việt sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu
Sáng 23/2, Ngân hàng thế giới (WB) và Bộ KH&ĐT tổ chức họp báo công bố
Báo cáo Việt Nam 2035 hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân
chủ.
Báo cáo đã đề cập tới 30 năm đổi mới và khát vọng của Việt Nam; hiện đại hóa
nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân; phát triển
năng lực đổi mới và sáng tạo; Đô thị hóa và nâng cao hiệu quả kinh tế; phát triển
bền vững về môi trường và tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí
hậu; đảm bảo cơng bằng và thúc đẩy hòa nhập xã hội ; xây dựng thể chế hiên đại
và Nhà nước hiệu quả.
11
Báo cáo đánh giá tầng lớp trung lưu nổi lên nhanh chóng và tốc độ đơ thị hóa
ngày càng tăng Việt Nam mang lại thêm một cơ hội lớn. Việt Nam là quốc gia có
90 triệu dân, đứng thứ 14 trên thế giới về số dân. Nền kinh tế với quy mô 200 tỷ
USD hiện nay sẽ đạt gần 1.000 tỷ USD vào năm 2035.
Và trên nửa số dân dự kiến sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu vào năm
2035 (Hình 1) với mức tiêu dùng 15 USD/ngày hoặc cao hơn (tính theo sức mua
tương đương bằng USD năm 2011), so với con số dưới 10% như hiên nay. Điều
này khiến cho thị trường trong nước trở thành một động lực thúc đẩy tăng
trưởng.
Trong năm 2035, tầng lớp trung lưu tăng nhanh chủ yếu là do GDP bình quân
đầu người được dự báo sẽ đạt 18.000 USD (tính theo sức mua tương đương
bằng USD năm 2011), gần tương đương với mức của Malaysia 2010.
Với GDP bình quân đầu người khoảng 5.370 USD (tính theo sức mua tương
đương bằng USD 2011) vào năm 2014, trong vòng 20 năm tới tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân đầu người phải đạt tối thiểu 6%/năm mới có thể đạt
18.000 USD trong năm 2035.
Đây là tỷ lệ tăng trưởng cao hơn hẳn so với tỷ lệ tăng trưởng bình quân theo đầu
người là 5,5% trong giai đoạn 1990- 2014 và cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 3,8%
của các nước có thu nhập trung bình trong cùng thời kỳ.
Báo cáo cũng đưa một kỳ vọng thấp hơn. Đó là tốc độ tăng trưởng khả thi hơn
(nhưng vẫn là tham vọng) ở mức 5%/năm (là tốc độ tăng trưởng bình quân của
Việt Nam 10 năm qua). Với kỳ vọng này, GDP theo đầu người của Việt nam sẽ
đạt 15.000 USD vào năm 2035 và 18.000 USD vào năm 2040.
Kỳ vọng cao hơn cũng được đưa ra trong báo cáo. Đó là GDP bình quân đầu
người của Việt Nam sẽ đạt 22.000 USD vào năm 2035, tương đương với mức
thu nhập của Hàn Quốc năm 2002 hoặc của Malaysia năm 2003. Để đạt được
mức này, GDP bình qn đầu người phải có tốc độ tăng trưởng trên 7%/năm.
(VTC 23/2)
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: “Không cải cách, Việt Nam có nguy cơ tụt hậu xa
hơn”
Góp mặt tại Lễ công bố Báo cáo Việt Nam 2035 do Ngân hàng Thế giới tổ chức
tại Hà Nội sáng 23/2, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh đã có bài phát
biểu ấn tượng liên quan tới những cải cách mà Việt Nam cần phải làm nếu
không muốn nguy cơ tụt hậu xa hơn.
12
Mở đầu bài trình bày của mình, ơng Vinh thẳng thắn, Việt Nam hiện vẫn là một
nước nghèo, chúng ta chưa bằng lịng, thoả mãn với những gì đạt được nhất là
trong tương quan với các nước bên cạnh có cùng điều kiện.
Nếu đầu thế kỷ 19 (năm 1820) Việt Nam đã có một vị trí rất đáng nể trong khu
vực về dân số cũng như quy mô về kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myamar
cộng lại; gấp hơn 1,5 lần so với Thái Lan. Thu nhập bình quân đầu người của
Việt Nam khi đó xấp xỉ mức trung bình của thế giới.
Năm 2014 thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng hơn 1/5 mức
trung bình thế giới, chỉ bằng hơn 1/3 thu nhập bình quân đầu người của Thái
Lan và hơn 1/5 thu nhập của Malaysia.
“Tuy mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng nêu qua con số như vậy để thấy
hiện nay yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước đối với Việt Nam ngày càng cấp
bách hơn bao giờ hết” – ông Vinh nhấn mạnh.
Bộ trưởng Vinh lo lắng về nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình nếu
Việt Nam không cải cách mạnh mẽ.
Đưa ra dẫn chứng cho yêu cầu “đòi hỏi phải đổi mới”, người đứng đầu Bộ
KH&ĐT chỉ ra rằng, chỉ 10 năm nữa Việt Nam sẽ qua thời kỳ dân số vàng. Cùng
với đó, những dư địa cho tăng trưởng dựa trên tăng vốn đầu tư, khai thác tài
ngun khống sản .... khơng cịn nhiều lợi thế.
“Việt Nam đang hội nhập sâu hơn, chấp nhận hội nhập là chấp nhận cạnh tranh.
Vì thế, nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ là yếu tố sống còn. Việt Nam phải đổi
mới hơn nữa nếu không muốn tụt hậu lại phía sau và rơi vào bẫy thu nhập trung
bình” – Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thẳng thắn.
Nêu cụ thể 3 trụ cột phát triển được đề cập trong báo cáo Việt Nam 2035, ông
Vinh cho rằng, để Việt Nam có mức tăng trưởng cao và ổn định liên tục trong 20
năm tới với mức tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm bằng 7% (tương
đương GDP 8%/năm), mức thu nhập bình quân đầu người từ 15.0000 – 18.000
USD thì con đường duy nhất là tăng năng suất lao động, yếu tố mà Việt Nam
đang rất yếu.
“Lao động trong khu vực phi chính thức cao hơn nhiều so với chính thức, hơn
44% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp – nơi tạo ra giá trị gia tăng
thấp. Thị trường các yếu tố sản xuất như vốn, đất đai, tài nguyên khoáng sản
được phân bổ chưa theo cơ chế thị trường, chủ yếu bằng mệnh lệnh hành
chính...” – Bộ trưởng Vinh nêu rõ.
Ngoài yếu tố năng suất lao động thì nhiệm vụ trước mắt là phải nâng cao năng
lực cạnh tranh, hiệu quả cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước bằng cách
13
củng cố nền tảng kinh tế thị trường, bởi sức khoẻ của doanh nghiệp trong nước
chính là sức khoẻ của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà nước phải thúc đẩy mạnh
mẽ tinh thần khởi nghiệp, tạo ra môi trường thuận lợi... nhằm tạo ra một làn
sóng khởi nghiệp mạnh mẽ trong khối doanh nghiệp.
Đề cập tới trụ cột thứ 2 về cơng bằng và hồ nhập xã hội, ơng Vinh nhấn mạnh,
sự phát triển nhanh vận động theo quy chế thị trường sẽ tạo ra sự gia tăng
khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Vì thế, bên cạnh chính sách phát triển phải
đưa ra chính sách đảm bảo sự công bằng cho mọi đối tượng, nhất là đối tượng
nghèo trong xã hội.
Cuối cùng, trụ cột thứ 3 được đề cập trong báo cáo Việt Nam 2035 và cũng là trụ
cột quan trọng nhất được “tư lệnh” ngành kế hoạch nhắc tới, đó là nâng cao
năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước.
Theo ơng, năng suất trì trệ hiện nay và môi trường yếu kém cho khu vực tư nhân
phát triển là do Nhà nước còn thiếu hiệu quả, thiếu sự giám sát của người dân.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cảnh báo: “Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt của
cải cách và phát triển. Thời cơ và thuận lợi rất lớn, nhưng thách thức và khó
khăn cũng khơng ít. Lựa chọn duy nhất của Việt Nam hiện giờ là cải cách dựa
trên các trụ cột trên. Không thực hiện được những cải cách đó, chúng ta khơng
thể khai thác cơ hội, không thể vượt qua thách thức và nguy cơ tụt hậu xa hơn,
nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình sẽ khó tránh khỏi”. (Infonet.vn 23/2)
PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN
Gần dân, khơng có gì khó
Việc Văn phịng Thành ủy TPHCM vào tối 19/2 công bố số điện thoại đường
dây nóng (08) 88247247, theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, để
tiếp nhận ý kiến, góp ý của người dân đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư
luận. Ngay khi hoạt động cho đến nay, đường dây nóng hoạt động liên tục với
hàng ngàn cuộc gọi của người dân phản ánh, đề cập các vấn đề dân sinh nóng
bỏng của thành phố.
Cũng ngay sau đó, UBND thành phố cho biết chính quyền thành phố cũng thiết
lập đường dây nóng để được nghe thêm nhiều ý kiến góp ý, hiến kế của người
dân. Riêng Sở GTVT - Sở nhận được nhiều “quan tâm” nhất của người dân lâu
nay - cũng đã lên kế hoạch thiết lập trang facebook để có thêm kênh tương tác
trực tiếp với người dân.
Các hành động thiết thực này của lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền, sở ngành
thành phố đã nhận được nhiều sự ủng hộ, vui mừng và cả sự kỳ vọng của người
dân. Trong một phản hồi gửi đến Báo Sài Gịn Giải Phóng, một đảng viên trẻ đã
gọi đó là “sự chuyển động rất tích cực; nhiều cán bộ, lãnh đạo đã thay cách nghĩ,
14
đổi cách làm để thật sự gần dân. Sắp tới, thành phố cần tiếp tục tận dụng tất cả
các hình thức tương tác trực tiếp được với dân như điện thoại bàn, điện thoại di
động, mail, diễn dàn, mạng xã hội… để làm sao cho tất cả tầng lớp nhân dân
thành phố đều có thể dễ dàng góp ý, thơng tin đến các cấp lãnh đạo mọi diễn
biến của thành phố chúng ta”.
Việc làm nêu trên của TPHCM không phải là mới. Trước đó, chính quyền thủ đơ
Hà Nội cũng đã lập trang facebook để những hoạt động chỉ đạo của UBND
thành phố Hà Nội được cập nhật thường xuyên, thu hút hơn hàng chục ngàn lượt
người theo dõi và được đối thoại trực tiếp với lãnh đạo thành phố về những vấn
đề họ quan tâm, bức xúc. Một trong những lãnh đạo cấp cao cũng tận dụng tính
ưu việt của mạng xã hội rất hiệu quả là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim
Tiến.
Đến nay trang facebook của bà đã có hơn 300.000 lượt like. Tân Bí thư Thành
ủy thành phố Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND thành phố Đà
Nẵng Huỳnh Đức Thơ ngay sau khi công bố số điện thoại cá nhân và địa chỉ
email cũng đã nhận được rất nhiều tin nhắn, thư phản ánh, góp ý, hiến kế để phát
triển thành phố Đà Nẵng...
Gần dân khơng có gì khó nếu người cán bộ thực lịng muốn làm chuyện đó và
cái lợi mà người cán bộ, lãnh đạo nhận ngược lại cũng là vơ cùng tận. Nói như
bạn đọc ThanhHang bày tỏ trên một diễn đàn: “Ở bất kỳ thời kỳ lãnh đạo nào thì
việc tận dụng sức mạnh của nhân dân cũng là điều cần thiết hơn bao giờ hết.
Thời gian qua, chúng ta thấy những đồng chí lãnh đạo có nhiều hành động để
tạo sự gần gũi, thân thiết với nhân dân và đặc biệt nhận được sự ủng hộ nhiệt
tình của quần chúng nhân dân. Những hành động tuy rất nhỏ thơi nhưng chính
điều đó đã tạo nên niềm tin của quần chúng nhân dân đối với chế độ, đối với
Đảng, với Nhà nước và là cội nguồn của mọi sức mạnh”. (Sài Gịn Giải Phóng
23/2)
QUẢN LÝ
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM vào cuộc cùng đường dây nóng của ông
Thăng
Sáng 23/2, ông Trần Vĩnh Tuyến, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy
TP.HCM (UBKT Thành ủy), cho biết được sự đồng ý của Thường trực Thành
ủy, hằng tuần UBKT Thành ủy sẽ phối hợp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải
quyết các vấn đề bức xúc của người dân thơng qua đường dây nóng của Bí thư
Thành ủy Đinh La Thăng.
Cụ thể, UBKT Thành ủy sẽ tham gia vào ba nội dung trọng tâm: Thứ nhất là
phối hợp, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát kết quả giải quyết các vấn đề
người dân bức xúc. Đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn
vị thông qua hệ thống UBKT các cấp.
15
Thứ hai, tham mưu cho Ban Thường vụ Thành ủy trong việc đánh giá cán bộ
hằng năm, đề bạt, luân chuyển cán bộ thông qua trách nhiệm giải quyết các vấn
đề bức xúc của dân, đóng góp cho sự phát triển chung của TP.
Thứ ba là đề xuất kiểm tra, giám sát chuyên đề; kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối
với các nội dung có cơ sở về dấu hiệu vi phạm do người dân và hệ thống chính
trị phát hiện.
“UBKT Thành ủy đặc biệt quan tâm đến thái độ và trách nhiệm của người đứng
đầu, tuy sự việc có thể chưa giải quyết dứt điểm nhưng phải vào cuộc ngay, phải
đốc thúc cán bộ giải quyết tốt công việc cho dân đồng thời qua đó cũng đánh giá
cán bộ bên dưới dựa trên hiệu quả công việc được thực chất hơn” - ông Tuyến
nhấn mạnh.
UBKT Thành ủy sẽ thành lập tổ công tác do một Ủy viên UBKT phụ trách tham
mưu cho UBKT Thành ủy theo dõi, đôn đốc thơng qua hệ thống UBKT các cấp.
Ơng Tuyến cũng cho biết, thông qua phản ánh của người dân qua đường dây
nóng về những bất cập trong lãnh đạo, quản lý hoặc những quy định khơng cịn
phù hợp, UBKT các cấp sẽ tham gia đề xuất với cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa
đổi hoặc đề xuất ban hành mới để làm căn cứ, cơ sở cho các tổ chức đảng, đảng
viên chấp hành đúng quy định. Việc này cũng góp phần ngăn ngừa vi phạm, đấu
tranh phòng, chống tệ quan liêu, thiếu trách nhiệm một cách hiệu quả hơn. (Pháp
Luật TPHCM 23/2)
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Ủy ban an tồn giao thơng Quốc gia tiếp nhận thông tin qua Facebook
Ủy ban an tồn giao thơng Quốc gia thơng báo sẵn sàng tiếp nhận thơng tin, ý
kiến đóng góp của cộng đồng xã hội qua trang Facebook của cơ quan này.
Trang Facebook nói trên có tên đăng ký là Ủy ban An tồn Giao thông Quốc gia
tại địa chỉ trang mạng www. facebook.com/ntscvietnam.
Trang Facebook của Ủy ban An tồn Giao thơng Quốc gia sẽ là một kênh giao
tiếp giữa cơ quan này với người dân; trao đổi kiến nghị, đề xuất về những giải
pháp nhằm giảm tai nạn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thơng, xây dựng mơi
trường văn hóa giao thơng trên phạm vi cả nước; đồng thời công bố những văn
bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về an tồn giao thơng, giới thiệu các quy
định, chính sách mới của các cơ quan thành viên.
Sở GTVT TP. HCM cũng vừa thông báo sẽ công bố trang Facebook của Sở vào
đầu tháng 3/2016. (VTV.vn 23/2)
16
Đồng Nai: Gửi hơn 5.600 tin nhắn mời dân lấy hồ sơ
UBND huyện Nhơn Trạch cho biết, 8 tháng qua, huyện đã nhắn hơn 5.600 tin
nhắn qua điện thoại mời người dân đến nhận hồ sơ hành chính. Đây là một cải
tiến giúp người dân làm các thủ tục ít mất thời gian hoặc bị trễ hẹn. Phần lớn các
trường hợp liên quan đến lĩnh vực đất đai và cấp phép xây dựng.
Đại diện bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện Nhơn Trạch, xuất
phát từ việc áp dụng Luật đất đai mới vào cuối năm 2014, đã phát sinh nhiều hồ
sơ trễ hẹn. Do đó, lãnh đạo UBND huyện đã ký hơn 400 thư xin lỗi gửi đến
người dân khi hồ sơ trễ hẹn.
Tiếp đó, UBND huyện Nhơn Trạch thực hiện nhắn tin (SMS) tự động cho người
dân, thơng báo tình trạng hồ sơ. Đối tượng của chương trình là tất cả người dân
và doanh nghiệp khi tham gia giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả huyện Nhơn Trạch.
Theo đó, hồ sơ của người dân nếu được giải quyết sớm hơn quy định, hệ thống
sẽ tự động gửi một tin nhắn qua điện thoại thông báo đến nhận hồ sơ lại, nếu
chưa xong thì hệ thống sẽ tự động nhắn tin xin lỗi đến người dân (nhắn trước
một ngày so với ngày hẹn trả kết quả) và nhắn thêm một tin khi thủ tục được
giải quyết xong.
Bên cạnh đó, hệ thống tin nhắn điều hành cũng đã áp dụng gửi tin nhắn đối với
những văn bản hỏa tốc, giấy mời... cho các cơ quan, đơn vị trong huyện giúp
việc thơng tin trở nên nhanh chóng và tiết kiệm hơn so với trước. (Tuổi Trẻ
23/2)
PHÁP LUẬT
Hải Phòng: Giám đốc phải chuyển cơng tác vì dự án chậm tiến độ
Ngày 22/2, UBND thành phố Hải Phịng cơng bố quyết định điều chuyển công
tác đối với ông Phạm Đức Hiệu, Giám đốc Ban Quản lý dự án khu vực các cơng
trình giao thơng vận tải Hải Phịng, về nhận nhiệm vụ khác tại Sở GTVT Hải
Phịng.
Bên cạnh đó, ơng Vũ Duy Tùng, Giám đốc Sở GTVT Hải Phịng, được phân
cơng kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Ban Quản lý dự án khu vực các cơng trình
giao thơng vận tải và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch thành phố Hải Phòng về
hoạt động của Ban, nhất là về tiến độ Dự án Phát triển giao thơng đơ thị Hải
Phịng.
Dự án phát triển giao thơng đơ thị Hải Phịng có tổng vốn đầu tư hơn 276 triệu
USD, trong đó Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ vay ưu đãi 175 triệu USD. Dự
án bao gồm ba hợp phần là xây dựng tuyến đường trục đô thị dài 20km từ Bắc
17
Sơn (huyện An Dương) đến Nam Hải (quận Hải An), cải tạo hành lang giao
thông Tam Bạc-Kiến An và xây dựng tuyến xe buýt số 2.
Dự án này là dự án lớn của Hải Phòng được giao cho Ban Quản lý dự án khu
vực các cơng trình giao thơng vận tải quản lý điều hành.
Tại cuộc họp gần đây, UBND thành phố Hải Phòng nhận định, dự án đang triển
khai chậm, cơng tác giải phóng mặt bằng đất thổ cư ở các địa phương mới đạt
10%; tiến độ thi công khơng bảo đảm kế hoạch, gói thầu thi cơng nhanh nhất
cũng chỉ đạt 50% khối lượng cơng việc.
Trong khi đó, theo hiệp định cam kết vay vốn của Chính phủ với Ngân hàng Thế
giới, dự án phải hoàn thành vào ngày 31/12/2016. Nếu tiến độ triển khai các gói
thầu xây dựng chậm, cơng tác giải phóng mặt bằng chưa được các địa phương
vào cuộc tích cực như hiện nay thì khả năng sẽ khó hồn thành như đã cam kết
hiệp định vay vốn với Ngân hàng Thế giới và tài khoản vay có thể bị ngừng.
Bí thư Thành ủy-Chủ tịch thành phố Hải Phòng Lê Văn Thành chỉ rõ những bất
cập, vướng mắc là do sự vào cuộc thiếu quyết liệt của các cơ quan liên quan.
Ban quản lý dự án khu vực các cơng trình giao thơng vận tải phải tập trung cao
độ, phối hợp tốt với các cơ quan, địa phương liên quan, nhà thầu trong thực hiện
dự án.
UBND thành phố cho phép bố trí một số nguồn kinh phí để thúc đẩy cơng tác
giải phóng mặt bằng. Hải Phịng quyết tâm đến 3/12/2016 hồn thành dự án Phát
triển giao thơng đơ thị Hải Phịng. (Vietnamplus 23/2)
Đồng Nai: Hỗn vụ Phó Chủ tịch phường chiếm đoạt lương hưu
Sáng 23/2, TAND tỉnh Đồng Nai hỗn phiên tịa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo
Nguyễn Mạnh Sửu (54 tuổi, ngun Phó Chủ tịch phường.Bình Đa, thành phố
Biên Hịa, Đồng Nai) về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Lý do vì ơng Nguyễn Minh Hùng (53 tuổi, chuyên viên BHXH thành phố Biên
Hòa) người liên quan đến vụ án vắng mặt.
Khi TAND tỉnh Đồng Nai liên hệ về gia đình thì được biết ơng Hùng đã mất
trước đó nhưng do chưa nộp giấy báo tử để chứng minh nên tịa quyết định hỗn
để làm rõ.
Trong vụ án này, theo lời khai của ơng Sửu thì ơng đã cùng với ông Hùng thông
đồng nhận lương hưu của ông Đỗ Văn Khấu chia nhau (Sửu 4 phần, Hùng 6
phần), số tiền hai người chiếm đoạt là gần 332 triệu đồng.
Tuy nhiên ông Hùng không thừa nhận hành vi trên và cho rằng lời khai của ông
Sửu là không đúng. Do các tài liệu chứng cứ thu thập được chưa đủ cơ sở để xác
18
định ông Hùng là đồng phạm nên Cơ quan Cảnh sát điều tra chưa đủ căn cứ khởi
tố bị can.
Theo cáo trạng, trong thời gian làm cán bộ thương binh - xã hội và Phó Chủ tịch
phường Bình Đa, bị cáo Sửu đã nhận dùm 590 triệu đồng tiền lương hưu của hai
ông Đỗ Văn Khấu và Cao Hồng Định rồi chiếm đoạt.
Liên quan đến vụ án này, Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đã làm rõ hai người có
liên quan khác là ơng Lê Văn Trung (58 tuổi, ngụ thành phố Biên Hịa, ngun
Đại tá, cơng tác tại Phịng Chính trị Bộ Chỉ huy qn sự tỉnh, đã nghỉ hưu) và
ông Nguyễn Bá Hiếu (55 tuổi, nguyên cán bộ Sở LĐ-TB&XH, sau làm ở Bảo
hiểm xã hội tỉnh chức danh Trưởng phòng Kiểm tra).
Cụ thể hai người này đã câu kết tẩy xóa, làm giả nhiều hồ sơ nghỉ hưu của cán
bộ để làm thủ tục chi trả tiền lương hưu khống trong đó có hồ sơ của ông Đỗ
Văn Khấu; chiếm đoạt tiền ngân sách Nhà nước chia nhau tiêu xài. (Thanh Niên
23/2)
Gia Lai: Chánh thanh tra Sở bị "trảm" sau chuyến vi hành của Giám đốc Sở
Ngày 22/2, ông Nguyễn Hữu Quế - Giám đốc Sở GTVT ký quyết định tạm đình
chỉ cơng tác 30 ngày đối với ông Tạ Quang Hùng - Chánh thanh tra sở này để
kiểm điểm, làm rõ những yếu kém về chỉ đạo điều hành trong cơng tác tuần tra,
kiểm sốt và xử lý xe quá khổ, quá tải.
Đồng thời, Đội trưởng Thanh tra giao thông (TTGT) số 2 Nguyễn Hữu Trọng
cũng bị cách chức đội trưởng sang làm thanh tra viên.
Trước đó, vào đêm 20 và sáng 21/2, ơng Quế đã thuê xe dân sự trực tiếp đi “vi
hành” ở các tuyến Quốc lộ 19, 14, 25 qua các huyện, thị xã Ayun Pa, An Khê…
Quá trình vi hành, Giám đốc Sở phát hiện nhiều xe quá khổ, quá tải vẫn hoạt
động và diễn biến khá phức tạp.
Đến sáng 22/2, trong buổi họp tồn đơn vị, ơng Quế chiếu những hình ảnh xe
q tải lộng hành cho tồn đơn vị xem. Xem xong, ông Tạ Quang Hùng đổ thừa
việc xe quá tải lộng hành do lực lượng … mỏng.
Cũng đưa tin này, thông tin trên báo Giao Thông cho biết, tại buổi họp, ơng
Hùng có báo cáo về tình hình công tác của lực lượng TTGT với lãnh đạo Sở.
Tuy nhiên, do khơng nắm bắt được tình hình thực tế nên khi bị truy vấn thì nêu
các lý do là “q khó xử lý”, “lực lượng mỏng”.
Ơng Quế cho biết thêm: "Quá trình làm việc, các cán bộ của TTGT và cấp dưới
của ông Hùng cũng nêu việc ông Hùng có sự quản lý nhân sự lỏng lẻo, ơng ít ra
ngồi để đơn đốc, giám sát nhân viên làm việc”.
19
Song song với việc đình chỉ và cách chức 2 cán bộ trên, Giám đốc Sở GTVT
giao trách nhiệm điều hành cho ơng Nguyễn Đăng Hưng - Phó Chánh TTGT
chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về vấn đề kiểm sốt an tồn giao thơng trên
địa bàn tỉnh. (Đời Sống & Pháp Luật 23/2)
THẾ GIỚI
Trung Quốc ban hành văn kiện hướng dẫn phát triển đơ thị
Chính phủ Trung Quốc ban hành văn kiện hướng dẫn về việc phát triển đô thị
nhằm phát triển các thành phố xanh, được quy hoạch một cách khoa học và hoạt
động hiệu quả.
Văn kiện hướng dẫn phát triển đô thị do Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc và Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc soạn thảo.
Nội dung bản văn kiện bao gồm việc thiết lập các nguyên tắc cơ bản, các nhiệm
vụ trọng tâm nhằm mục tiêu phát triển và quản lý các đô thị trong tương lai.
Văn kiện trên nêu rõ việc ưu tiên bảo vệ đất nông nghiệp, trong khi đất được
dùng để xây dựng sẽ được phân bổ đúng cách. Trung Quốc cũng đặt ra kế hoạch
5 năm để loại bỏ các cơng trình xây dựng trái phép.
Q trình đơ thị hóa trong vài thập kỷ qua đã mang lại nhiều đổi thay đối với
nền kinh tế và đời sống xã hội tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng sản sinh những
vấn đề như ùn tắc giao thơng, ơ nhiễm mơi trường và an tồn cơng cộng bị tổn
hại. (VTV.vn 23/2)Về đầu trang./.
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
20