Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

22112021 Ban tin Thai Nguyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.21 KB, 39 trang )

ĐIỂM BÁO
THƠNG TIN VỀ THÁI NGUN QUA BÁO CHÍ
(Tin ngày 22 tháng 11 năm 2021)

PHẦN I: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THƠNG TIN VỀ THÁI NGUN...............................2
1. Thớng kê ng̀n, tin, bài..........................................................................................................2
2. Các vấn đề nổi bật được báo chí phản ánh............................................................................4
1. Chung cư Dốc Hanh xuống cấp nghiêm trọng: Đừng để người dân sống trong lo lắng.....................................4
2. Xe chở đất “cày nát” đường giao thơng ở Phú Bình: Khắc phục tạm bợ, hình thức...........................................4

PHẦN II: BÁO CÁO TỔNG QUAN THƠNG TIN VỀ THÁI NGUYÊN..............................4
I. Thời sự - Chính trị....................................................................................................................4
1. Xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm chuyển đổi số......................................................................................4
2. Chuyển đổi số giúp Thái Nguyên tiết kiệm 7,5 tỷ đồng......................................................................................6
3. ''Cách mạng số'' trong lĩnh vực bảo tàng: Thách thức không nhỏ.......................................................................7

II. Thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19.......................................................................8
1. Thái Nguyên phát hiện ca nhiễm Covid-19 cộng đồng không rõ nguồn lây.......................................................8
2. Thái Nguyên: 7 bệnh nhân đầu tiên của Bệnh viện Điều trị COVID-19 số 1 được xuất viện............................9
3. Năm 2022, bắt đầu “phủ” vắc-xin COVID-19 cho trẻ em Thái Nguyên..........................................................10

III. Kinh tế và phát triển...........................................................................................................12
1. Cục Thuế Thái Nguyên thu ngân sách vượt dự toán pháp lệnh........................................................................12
2. Bất chấp dịch Covid-19, nhà đầu tư bất động sản vẫn nườm nượp "đổ tiền" vào Phổ Yên..............................14
3. Thái Nguyên công bố danh mục dự án sử dụng dất đầu tư khu dân cư Tân Thái.............................................15
4. Thái Nguyên : Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ...........................................................16
5. Lãi lớn, bệnh viện duy nhất trên HoSE chuẩn bị huy động vốn xây thêm 2 bệnh viện....................................18
6. Thái Ngun: Giống lúa có cái tên "lạ" nơng dân ai cũng mê vì gạo dẻo, thơm ngon, bán đắt tiền.................20
7. Năng suất lúa nếp Thầu dầu đạt 47 tạ/ha...........................................................................................................22
8. Khuyến khích nơng dân vùng cao ni ốc nhồi né dịch....................................................................................22
9. Bỏ bán mỹ phẩm, trai làng tỉnh Thái Nguyên ngày đêm "luyện bột" vắt ra thứ sợi trắng mà từ quê ra phố đều


ăn...........................................................................................................................................................................24
10. Lãnh đạo tập đoàn Tiến Bộ nhận thù lao 0 đồng.............................................................................................26

IV. Văn hóa – xã hội...................................................................................................................27
1. Chung cư Dốc Hanh xuống cấp nghiêm trọng: Đừng để người dân sống trong lo lắng...................................27
2. Trường ĐH Nông lâm (ĐH Thái Nguyên) đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì....................................28
3. Thái Nguyên: Phấn đấu đến năm 2030 đạt 250.000 nghìn đồn viên cơng đồn.............................................29
4. Tổ chức trực tuyến Giải vô địch taekwondo tỉnh Thái Nguyên mở rộng..........................................................30
5. Tiếp tục phiên giao dịch trực tuyến kết nối việc làm cho người lao động........................................................31
6. Những ngơi đình, đền thờ các vị khoa bảng......................................................................................................31
7. Điều ước nơi vùng cao......................................................................................................................................32
8. Vơ tình cán chết con trai 4 tuổi: Xin đừng ném đá người mẹ bất hạnh.............................................................33

V. Pháp luật – An ninh - Quốc phịng.......................................................................................35
1. Xe chở đất “cày nát” đường giao thơng ở Phú Bình: Khắc phục tạm bợ, hình thức.........................................35
2. Đơn kiến nghị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.............................................................................37
3. Nhậu say sau tiệc sinh nhật, 2 công nhân gặp nạn khi tông đuôi ô tô...............................................................37
4. Thương tâm vụ bé trai 4 tuổi không may bị mẹ lái ô tô đâm tử vong...............................................................38
5. Kinh hồng người đàn ơng đi xe máy sang đường bị xe tải tông tử vong........................................................38 1


VI. Điểm tin đã đưa...................................................................................................................39
1. Dự án đường tỉnh lộ ĐT261 thi công kém chất lượng?.....................................................................................39
2. Trao tặng học bổng, tủ sách thư viện tới học trò vùng cao Thái Ngun..........................................................39

PHẦN I: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THƠNG TIN VỀ THÁI NGUYÊN
1. Thống kê nguồn, tin, bài
Trong ngày 22/11, các báo Trung ương, báo ngành và báo điện tử, truyền hình tiếp tục thông tin
về các hoạt động đối nội, đối ngoại của các lãnh đạo tỉnh; thông tin về các sự kiện diễn ra ở địa
phương cũng như tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Cụ thể như sau:

Hạng
mục
tin
Khen
ngợi,
động
viên

Số
tin,
bài
32

Tiêu đề tin, bài

Tên báo, số trang, tác giả

Xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm
chuyển đổi số
Chuyển đổi số giúp Thái Nguyên tiết kiệm
7,5 tỷ đồng
''Cách mạng số'' trong lĩnh vực bảo tàng:
Thách thức không nhỏ
Cục Thuế Thái Nguyên thu ngân sách vượt
dự toán pháp lệnh
Bất chấp dịch Covid-19, nhà đầu tư bất động
sản vẫn nườm nượp "đổ tiền" vào Phổ Yên
Thái Nguyên công bố danh mục dự án sử
dụng dất đầu tư khu dân cư Tân Thái
Lãi lớn, bệnh viện duy nhất trên HoSE chuẩn

bị huy động vốn xây thêm 2 bệnh viện
Thái Nguyên: Giống lúa có cái tên "lạ" nơng
dân ai cũng mê vì gạo dẻo, thơm ngon, bán
đắt tiền
Năng suất lúa nếp Thầu dầu đạt 47 tạ/ha
Khuyến khích nơng dân vùng cao ni ốc
nhồi né dịch
Bỏ bán mỹ phẩm, trai làng tỉnh Thái Nguyên
ngày đêm "luyện bột" vắt ra thứ sợi trắng mà
từ quê ra phố đều ăn
Trường ĐH Nơng lâm (ĐH Thái Ngun)
đón nhận Hn chương Độc lập hạng Nhì

Daibieunhandan.vn 20/11, Vân Anh; Đại biểu
nhân dân 20/11, tr6
Baophapluat.vn 19/11, Trọng Thể
Hanoimoivn 20/11, Thúy Đinh
Thoibaotaichinhvietnam.vn 20/11, Văn Tuấn
Baodauthau.vn 19/11, Như Loan
Vneconomy.vn 21/11, Thanh Xuân
Baodautu.vn 21/11, Thùy Liên; Vnexpress.net
21/11
Danviet.vn 20/11, Hà Thanh – Kiều Hải
Nông thôn ngày nay 20/11, B.T
Nongnghiep.vn 20/11, Đồng Văn Thưởng
Danviet.vn 21/11, Hà Thanh - Kiều Hải

TTXVN/Baotintuc.vn 19/11, Thu Hằng;
VTV.vn 18/11; Nhân dân 20/11, tr3; Kênh
VTV 1 – Thời sự 19h tối ngày 19/11; Truyền

hình Nhân dân – Thời sự 45 phút chiều ngày
19/11; Truyền hình Thơng tấn – Thời sự 13h
chiều ngày 19/11
Thái Nguyên: Phấn đấu đến năm 2030 đạt Laodong.vn 19/11, Việt Lâm

2


Chỉ
đạo,
nhắc
nhở

31

Vấn
đề tờn
tại

5

250.000 nghìn đồn viên cơng đồn
Tổ chức trực tuyến Giải vơ địch taekwondo Qdnd.vn 20/11, Hồi Phương; Qn đội nhân
tỉnh Thái Nguyên mở rộng
dân 21/11
TTXVN/Baotintuc.vn 20/11, XM; Danviet.vn
Tiếp tục phiên giao dịch trực tuyến kết nối
20/11; Anninhthudo.vn 21/11; Congdoan.vn
việc làm cho người lao động
21/11

Baophapluat.vn 21/11, Bảo Mi; Pháp luật Việt
Những ngơi đình, đền thờ các vị khoa bảng
Nam 21/11, tr9
Điều ước nơi vùng cao
Giaoducthoidai.vn 22/11, Ngọc Trang
Trao tặng học bổng, tủ sách thư viện tới học
Baodantoc.vn 19/11, Pv
trò vùng cao Thái Nguyên
Thái Nguyên phát hiện ca nhiễm Covid-19 Thanhnien.vn
22/11,
Phan
Hậu;
cộng đồng không rõ nguồn lây
Baothainguyen.vn 21/11
Thái Nguyên: 7 bệnh nhân đầu tiên của Bệnh TTXVN/Baotintuc.vn 20/11, Thu Hằng;
viện Điều trị COVID-19 số 1 được xuất viện Giaoducthoidai.vn 21/11
Năm 2022, bắt đầu “phủ” vắc-xin COVID-19
Baothainguyen.vn 22/11, H.D
cho trẻ em Thái Nguyên
Thái Nguyên : Xây dựng quan hệ lao động
Lao động Xã hội 21/11, tr7, Thùy Hương
hài hòa, ổn định và tiến bộ
Lãnh đạo tập đoàn Tiến Bộ nhận thù lao 0 Nguoiduatin.vn 20/11, Nguyễn Thị Hồng
đồng
Nhung
Vơ tình cán chết con trai 4 tuổi: Xin đừng
Vietnamnet.vn 22/11, Ngô Bá Lục
ném đá người mẹ bất hạnh
Đơn kiến nghị xin cấp giấy chứng nhận
Tiền Phong 20/11, tr10, T.P

quyền sử dụng đất
Nhậu say sau tiệc sinh nhật, 2 công nhân gặp Atgt.vn 21/11, Hồng Nguyên; Laodong.vn
nạn khi tơng đi ơ tơ
21/11; Doisongphapluat.com 21/11
Doanhnghieptiepthi.vn 21/11, Hồng Hải;
Laodong.vn 21/11; Baogiaothong.vn 21/11;
Giadinh.net.vn 22/11; VTC.vn 21/11;
Zingnews.vn 21/11; Congluan.vn 21/11;
Anninhthudo.vn 21/11; Cafef.vn 21/11;
Thương tâm vụ bé trai 4 tuổi không may bị
VTV.vn
21/11;
Vietnamnet.vn
21/11;
mẹ lái ô tô đâm tử vong
Phunuvietnam.vn 21/11; Phapluatplus.vn
22/11;
Saostar.vn
22/11;
Phapluatnet.nguoiduatin.vn
22/11;
Phapluatvacuocsong.vn
21/11;
Khoahocdoisong.vn 22/11
Kinh hồng người đàn ơng đi xe máy sang
Baogiaothong.vn 21/11, Nguyễn Hồn
đường bị xe tải tơng tử vong
Chung cư Dốc Hanh xuống cấp nghiêm
Baothainguyen.vn 22/11, Nguyễn San
trọng: Đừng để người dân sống trong lo lắng

Xe chở đất “cày nát” đường giao thơng ở Phú Moitruongvadothi.vn
19/11
KT-MT;
Bình: Khắc phục tạm bợ, hình thức
Baothainguyen.vn 19/11
Dự án đường tỉnh lộ ĐT261 thi công kém Daidoanket.vn 22/11, Hoàng Sa; Đại đoàn kết
chất lượng?
22/11, tr11

3


Tổng
số tin,
bài

68

Về đầu trang
2. Các vấn đề nổi bật được báo chí phản ánh

TT

Tác giả, tên báo, sớ
ngày, tiêu đề

1

1. Chung cư Dốc
Hanh xuống

cấp
nghiêm
trọng: Đừng
để người dân
sống trong lo
lắng
(Baothainguyen.vn
22/11, Nguyễn San)

2

2. Xe chở đất “cày
nát”
đường
giao thơng ở
Phú
Bình:
Khắc
phục
tạm bợ, hình
thức

Tóm tắt thông tin

Nhận
xét,
đánh
giá
thông
tin


Lâu nay, dư luận rất quan tâm
đến chất lượng hạ tầng Khu
chung cư (5 tầng Dốc Hanh
(phường Trung Thành, TP Thái
Nguyên) và đặt câu hỏi tại sao
chung cư xuống cấp nghiêm Tồn tại
trọng mà chưa được xử lý?

Vấn đề
Tổ chức,
báo nêu cá nhân đã
cần quan
tiếp thu,
tâm giải
xử lý vấn
quyết
đề báo nêu

Tổ chức,
cá nhân
liên quan
đến vấn đề
báo nêu
cần tiếp
thu, xử lý.

Khơng có Chưa có

*/UBND

TP
Thái
Ngun

Khơng có

*/UBND
huyện Phú
Bình
*/Sở
GTVT

Mời xem chi tiết tại trError:
Reference source not found
Quá trình vận chuyển đất đi
tiêu thụ, đồn xe tải của Cơng
ty CP Phú Cường Thái Ngun
ở huyện Phú Bình đã “băm
nát” tuyến đường nơng thơn,
gây hệ luỵ lớn về mơi trường
và mất an tồn giao thơng đang Tồn tại
gây bức xúc dư luận xã hội.

Chưa có

Moitruongvadothi.vn Mời xem chi tiết tại trError:
19/11
KT-MT; Reference source not found
Baothainguyen.vn
19/11)


Về đầu trang
PHẦN II: BÁO CÁO TỔNG QUAN THÔNG TIN VỀ THÁI NGUYÊN
I. Thời sự - Chính trị
1. Xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm chuyển đổi số
(Daibieunhandan.vn 20/11, Vân Anh; Đại biểu nhân dân 20/11, tr6)
4


Tỉnh Thái Nguyên nỗ lực đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số, hướng tới chính quyền số, phát
triển kinh tế và xã hội số, góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
Theo báo cáo của tỉnh Thái Nguyên, trong bối cảnh chịu tác động chung của đại dịch Covid-19,
trong năm 2020, tỉnh vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan trong phát triển kinh tế - xã hội. Đối
với lĩnh vực thông tin và truyền thơng, tồn tỉnh có 11 đơn vị cung ứng dịch vụ bưu chính với
225 điểm phục vụ, 1.600 điểm thu phát sóng điện thoại di động, mạng lưới cáp quang được kéo
đến 100% số xã, thị trấn trong tỉnh, tổng thuê bao điện thoại di động hơn 1,1 triệu thuê bao, đạt
xấp xỉ 100 thuê bao/100 dân và có gần 900.000 thuê bao sử dụng dịch vụ internet. Hạ tầng công
nghệ thông tin được trang bị khá đầy đủ trong các cơ quan đảng, nhà nước phục vụ người dân,
doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Các cơ quan báo chí, truyền thơng của tỉnh có đầy đủ 4 loại hình
báo chí, đảm bảo hoạt động đúng định hướng, góp phần tích cực trong cơng tác quảng bá, tuyên
truyền về tỉnh, định hướng dư luận...
Trong xây dựng chính quyền điện tử, 100% các cơ quan Nhà nước trong tỉnh đã có
Website/Portal cung cấp đầy đủ thơng tin theo quy định, phần mềm quản lý văn bản và điều
hành được triển khai tập trung đến 100% cơ quan Nhà nước trong tỉnh, từ cấp xã đến cấp tỉnh.
Từ cuối năm 2019, tỉnh đã trang bị phần mềm một cửa đến 100% các cơ quan nhà nước. Về
định hướng chuyển đổi số đến năm 2030, Thái Nguyên phấn đấu 85% tỷ lệ dân số có kỹ năng số
cơ bản; chính quyền điện tử, chính quyền số của tỉnh thuộc nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu cả
nước; thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4 đạt 80%.
Thái Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào quy hoạch 200ha khu cơng nghệ thơng tin
(CNTT) tập trung tại n Bình (TP. Sơng Cơng). Tỉnh đã chọn được chủ đầu tư là doanh nghiệp

ngoài ngân sách, thu hút được những tập đoàn lớn, chuyên sâu về công nghệ để tham gia xây
dựng hạ tầng khu CNTT tập trung và được kỳ vọng sẽ như “thung lũng Silicon” ở Việt Nam.
Hiện cả nước có một vài khu CNTT tập trung, trong đó TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nhưng
chỉ có diện tích là 30 - 40ha. Để tăng mật độ phủ kín, chủ đầu tư phải xây dựng hạ tầng thật tốt.
Thái Nguyên có lợi thế là giá thuê đất rẻ, là trung tâm của vùng phía Bắc nên lực lượng lao
động dồi dào, giàu tiềm năng về sức lao động, đây lại là trung tâm đào tạo nên sinh viên ra
trường đều có trình độ, do đó là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư vào khu CNTT tập trung
này.
Tại cuộc làm việc mới đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã
cho ý kiến và thống nhất nhiều vấn đề cụ thể liên quan tới các đề xuất của tỉnh Thái Nguyên về
việc thúc đẩy quá trình xây dựng khu CNTT tập trung Yên Bình trên diện tích 200 ha. Giới
thiệu doanh nghiệp hỗ trợ tỉnh thực hiện thí điểm chuyển đổi số tại 4 xã miền núi đặc biệt khó
khăn. Thống nhất cơ chế hỗ trợ đầu tư nền tảng chia sẻ dữ liệu và thực hiện chuyển đổi số trên
quy mơ tồn tỉnh. Đầu tư phát triển hạ tầng, nâng cao chất lượng sóng 3G, 4G, hướng đến phát
triển mạng 5G trên địa bàn tỉnh.
5


Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị tỉnh Thái Nguyên cần đẩy nhanh q trình xây dựng
chính quyền số, trước mắt là bắt tay vào đầu tư hạ tầng viễn thông số trong thời gian tới, đồng
thời đề nghị tỉnh có sự đầu tư lớn để xây dựng Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số
của cả khu vực Trung du miền núi phía Bắc. Bộ trưởng Bộ Thơng tin và Truyền thơng khẳng
định Bộ sẽ hỗ trợ tích cực về công nghệ, đào tạo nhân lực, kết nối doanh nghiệp để hoàn thành
mục tiêu này trong thời gian sớm nhất.
Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên với khả năng tích hợp dữ liệu, cùng phần
mềm điều khiển trung tâm, đã tạo ra một góc nhìn bao quát địa phương trên mọi lĩnh vực. Hiện
nay, Trung tâm điều hành thơng minh tỉnh đã tích hợp, hiển thị thông tin điều hành mọi dữ liệu
từ nhiều lĩnh vực, như y tế, giáo dục, giao thông…cùng với nền tảng quản lý camera tập trung,
hệ thống giám sát thông tin mơi trường mạng, phịng họp khơng giấy tờ, hệ thống hồ sơ sức
khỏe điện tử. Qua nền tảng quản lý camera tập trung, Trung tâm điều hành thông minh đã hỗ trợ

hiệu quả cho cơng tác phịng, chống dịch Covid-19 tại địa phương. Những khu vực có ca F0,
F1… đều được đánh dấu, hiển thị trên màn hình của hệ thống. Người dân có thể truy cập để biết
khu vực nào có dịch, nơi nào an tồn. Việc đưa Trung tâm điều hành thơng minh vào hoạt động
đã góp phần đảm thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống
dịch hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
Trong xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, tỉnh Thái Ngun có hàng
nghìn thủ tục hành chính được thực hiện trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến, kết nối, đồng bộ
với 100% hệ thống một cửa điện tử trên toàn tỉnh. Từ đầu năm đến nay, hệ thống điều hành đã
gửi/nhận gần 80.000 văn bản, tiết kiệm nhiều tỷ đồng, hàng triệu giờ công lao động. Qua đó,
nâng cao chất lượng cơng tác quản lý cũng như phục vụ đời sống cho người dân.
Giám đốc Trung tâm thông tin, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên Tạ Văn Lộc cho biết,
“Trung tâm điều hành thông minh ra đời đem lại hiệu quả thiết thực cho chính quyền và người
dân. Từ thơng tin này chính quyền có thể biết được các thơng tin các lĩnh vực như phịng chống
dịch, an tồn giao thơng, mơi trường. Cốt lõi của thông tin là những phản ánh hiện trường,
người dân được tham gia quản lý xã hội. Khi thấy những vấn đề bất cập người dân có thể dùng
điện thoại chụp gửi đến trung tâm, thông qua đó chính quyền sẽ giải quyết”. Việc đẩy mạnh
hồn thiện Trung tâm điều hành thông minh thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm của tỉnh Thái Nguyên
trong xây dựng nền hành chính cơng khai, minh bạch, hiệu quả, hướng đến xây dựng đô thị
thông minh, văn minh, hiện đại. Về đầu trang
/>2. Chuyển đổi số giúp Thái Nguyên tiết kiệm 7,5 tỷ đồng
(Baophapluat.vn 19/11, Trọng Thể)
6


Vừa qua, UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, sau gần 1 năm thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU
ngày 31/11 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số Thái Nguyên giai đoạn 2021 2025 đã tạo được nhiều sự thay trong hệ thống quản lí nhà nước, giúp tiết kiệm ngân sách.
Tính từ đầu năm đến nay, Thái Nguyên có gần 1,9 triệu văn bản được gửi, nhận trên hệ thống
điện tử thay vì gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện đã giúp các cơ quan hành chính tiết
kiệm tối thiểu 4 nghìn đồng/văn bản so với gửi qua đường bưu điện, tổng số tiền tiết kiệm được
là khoảng 7,5 tỷ đồng.

Có thể nhắc đến ngay trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, UBND tỉnh đã phối hợp với Sở Thông
tin - Truyền thông tỉnh Thái Nguyên đã đưa vào triển khai giải pháp tiếp nhận hồ sơ trực tuyến
và ứng dụng di động C-ThaiNguyen hỗ trợ công dân
Thái Nguyên ở 22 tỉnh, thành phố phía Nam phải thực hiện giãn các xã hội.
Nhờ đó mà các cơng dân Thái Nguyên chỉ cần gửi hồ sơ, giấy tờ qua thư điện tử hoặc ứng dụng
C-ThaiNguyen sau đó chính quyền địa phương, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xác minh và xác
nhận là tiền hỗ trợ sẽ được UBND tỉnh chuyển thẳng vào tài khoản cá nhân. Trong gần 2 tháng,
chương trình đã hỗ trợ được 11.669 người, với tổng kinh phí trên 23,3 tỷ đồng.
Cùng với đẩy mạnh chuyển văn bản trên hệ thống, đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư, xây dựng phòng
họp trực tuyến từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đến 9 huyện, thành phố, thị xã và 178/178 xã, phường,
thị trấn. Số cuộc họp trực tuyến đã thiết lập dự ước đến ngày 31/12/2021 là khoảng 180 cuộc,
phục vụ tích cực việc chỉ đạo và điều hành từ Trung ương đến tỉnh, từ tỉnh đến các sở, ban,
ngành, địa phương cấp huyện, xã.
Được biết, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Thái
Nguyên đang phối hợp với các đơn vị liên quan nâng cấp, bổ sung phiên bản di động (mobile)
và chỉ cần có kết nối mạng là người sử dụng có thể thực hiện được cơng tác chỉ đạo, điều hành.
Dự kiến phiên bản di động này sẽ được đưa vào sử dụng ngay trong cuối năm nay.
Đồng thời, tỉnh tiếp tục thực hiện thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với 3 hệ thống nền tảng
là: Cổng thông tin điện tử, mạng truyền số liệu chun dùng, hội nghị truyền hình bảo đảm liên
thơng 3 cấp từ tỉnh đến xã và ngược lại.
Việc thực hiện chuyển đổi số giúp Thái Nguyên đảm bảo số liệu chính xác, góp phần tiết kiệm
thời gian, nhân lực và ngân sách cho toàn tỉnh. Về đầu trang
/>3. ''Cách mạng số'' trong lĩnh vực bảo tàng: Thách thức không nhỏ
(Hanoimoivn 20/11, Thúy Đinh)
7


Bảo tàng ảo là xu hướng của tương lai, song với các bảo tàng Việt Nam, đây cũng là thách thức
không nhỏ. Hànộimới Cuối tuần ghi nhận ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngân, Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Thái Nguyên):

Kết hợp song song cả hai hình thức trực tuyến và trực tiếp. Trước đây, hoạt động thường xuyên
của bảo tàng là phục vụ công chúng tham quan. Những năm gần đây, công chúng đến bảo tàng
không chỉ tham quan mà trực tiếp tham gia trải nghiệm theo giờ và trải nghiệm trọn gói. Để
phục vụ cơng chúng trên không gian mạng, chúng tôi chuyển tải câu chuyện hiện vật thành 14
video chuyên đề, do chính cán bộ, viên chức bảo tàng thực hiện. Nội dung các video hướng đến
giới thiệu những câu chuyện cụ thể, liên quan đến các vùng văn hóa ở khắp cả nước, các nghề
truyền thống, lễ hội làng nghề, phong tục tập quán...
Bên cạnh đó là một số trưng bày online về trang phục, nghi lễ cưới hỏi của đồng bào. Trong
tương lai gần, bảo tàng sẽ giới thiệu video các tiết mục biểu diễn nghệ thuật dân gian Việt Nam,
thời lượng khoảng 15 phút.
Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đang có phương án mới trong tiếp cận cơng chúng.
Chúng tôi quan niệm cán bộ thuyết minh không chỉ nói để người khác nghe, họ vừa là diễn viên,
vừa là một nhà nghiên cứu, vừa là một người thành thục công nghệ. Câu chuyện mà họ đưa ra
phải được xem như “kho báu bảo tàng”, mang tính gợi mở để du khách tìm đến bảo tàng trải
nghiệm thực tế. Chúng tơi chưa thực hiện được chương trình bán vé qua app, một số bảo tàng
như Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã thực hiện bán vé qua app, sử dụng mã QR
để tham quan ảo, nhưng lượng khách truy cập, quét mã chưa như mong muốn.
Hiện nay, chúng tôi vẫn chú trọng xây dựng các câu chuyện văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam,
tại các địa phương, đi sâu vào từng nhân vật, tình huống cụ thể. “Tỉ mỉ theo cách của bảo tàng”
là điều riêng có của chúng tơi. Mỗi cán bộ bảo tàng có nhiệm vụ xây dựng 1 câu chuyện/ tháng.
Họ chịu trách nhiệm từ đề cương, kịch bản trưng bày đến kịch bản trải nghiệm, khám phá, dẫn
công chúng đến các câu chuyện liên quan tới hiện vật, hình ảnh...
Chúng tôi sẽ giới thiệu các video chuyên đề ấy trên mạng và chỉ mang tính gợi mở, khơng đưa
tồn bộ nội dung. Phương pháp của chúng tôi là tiến hành song song hai hình thức: Giới thiệu
trên mạng, trải nghiệm thực tiễn tại bảo tàng bởi nếu du khách không được tiếp xúc trực tiếp với
hiện vật thì bảo tàng khơng cịn ý nghĩa nữa. Về đầu trang
/>II. Thơng tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19
1. Thái Nguyên phát hiện ca nhiễm Covid-19 cộng đồng không rõ nguồn lây
(Thanhnien.vn 22/11, Phan Hậu; Baothainguyen.vn 21/11)
8



Thái Nguyên tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp nhiễm dịch Covid-19. Ngoài ca bệnh trong
khu cách ly, người trở về từ vùng dịch đã có kiểm sốt, vẫn cịn có ca bệnh trong cộng đồng
khơng rõ nguồn lây.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên cho biết, trong ngày hơm qua, 21.11, địa
phương này có thêm 2 bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại các huyện Định Hoá và Đại Từ.
Cụ thể, bệnh nhân Ma Đình T. (50 tuổi; trú tại xóm Đá Bay, xã Bình n, H.Định Hố) có lịch
sử dịch tễ trở về từ vùng dịch tỉnh Bình Dương. Trong ngày 19.11, người này về địa phương, đã
được cách ly.
Đáng lo nhất là ca bệnh được phát hiện tại xóm Mới (xã Yên Lãng, H.Đại Từ) là bệnh nhân
Đ.H.V (30 tuổi) làm việc tại một phòng khám đa khoa tại H.Đại Từ. Người này được xét
nghiệm và phát hiện dương tính SARS-CoV-2 nhưng hiện chưa rõ nguồn lây.
Liên quan đến các ca bệnh phát hiện trong ngày 21.11, các cơ quan y tế tỉnh này đã truy vết
được 30 trường hợp F1 và tồn tỉnh hiện có 275 trường hợp F1 đang cách ly. Trong đó, 268
người cách ly tập trung và 7 người cách ly tại nhà. Bên cạnh đó, 82 người là F2 đang thực hiện
cách ly tại nhà có sự giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương.
Dịch Covid-19 bùng phát ở Thái Nguyên từ ngày 1.11, xuất phát từ người trở về vùng dịch
Covid-19 ở Hà Nội và Bắc Ninh. Sau đó, Thái Nguyên liên tục phát hiện người nhiễm Covid-19
và đến nay chưa thể dập tắt được dịch Covid-19 trong toàn tỉnh.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên, từ 1.11 đến nay, địa phương
này ghi nhận 82 ca nhiễm Covid-19, trong đó, có 11 ca trong cộng đồng. Hiện tại, Thái Nguyên
đang tiến hành phân bổ vắc xin để đẩy mạnh tiêm phủ phòng dịch Covid-19 cho người dân
trong toàn tỉnh. Về đầu trang
/>2. Thái Nguyên: 7 bệnh nhân đầu tiên của Bệnh viện Điều trị COVID-19 số 1 được xuất
viện
(TTXVN/ Baotintuc.vn 20/11, Thu Hằng; Giaoducthoidai.vn 21/11)
Ngày 20/11, tại Bệnh viện Điều trị COVID-19 số 1 đặt tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái
Nguyên (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), 7 bệnh nhân đầu tiên được thu dung điều
trị tại bệnh viện này đã được xuất viện.

Trong số 7 bệnh nhân nói trên có 2 trường hợp ở thị xã Phổ Yên, 3 trường hợp ở huyện Đại Từ,
1 trường hợp ở thành phố Thái Nguyên và 1 trường hợp ở huyện Võ Nhai. Đây là những trường

9


hợp đã được cách ly điều trị tối thiểu 10 ngày và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 qua
nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 9. Quá trình điều trị của các bệnh nhân tại bệnh viện đều tuân thủ
theo đúng phác đồ hướng dẫn của Bộ Y tế. Các bệnh nhân đã được cơ sở y tế của địa phương tổ
chức xe đón về và tiếp tục theo dõi, cách ly sau điều trị theo quy định.
Bệnh viện Điều trị COVID-19 số 1 là cơ sở đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên (được thành lập vào
ngày 6/11/2021) có chức năng tổ chức thu dung, cách ly, theo dõi, điều trị người bệnh COVID19 từ mức độ nhẹ, không triệu chứng đến mức độ vừa và nặng. Đồng thời, khi có yêu cầu, bệnh
viện sẽ chuyển những trường hợp bệnh nhân nặng/nguy kịch hoặc có biến chứng cần can thiệp
đến bệnh viện khác để tiếp tục điều trị.
Từ khi thành lập đến nay, bệnh viên đã tiếp nhận 50 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó
chuyển về Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 18 bệnh nhân, làm thủ tục xuất viện cho 7 bệnh
nhân và đang tiếp tục điều trị cho 25 bệnh nhân. Về đầu trang
/>3. Năm 2022, bắt đầu “phủ” vắc-xin COVID-19 cho trẻ em Thái Nguyên
(Baothainguyen.vn 22/11, H.D)
Hơn 1 tháng qua, độ “phủ” vắc-xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh tăng lên từng ngày. Đến
nay, Thái Nguyên đang gần cán mốc 80% số người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc-xin. Tuy
nhiên, để chung sống an toàn với dịch bệnh thì việc cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi được “tiếp
cận” vắc-xin, nhất là trong thời điểm giữa năm học như hiện nay, là mối quan tâm của nhiều phụ
huynh học sinh. Để hiểu rõ hơn về lộ trình tiêm vắc-xin phịng COVID-19 cho trẻ em trên địa
bàn tỉnh, chúng tơi có cuộc trao đổi với ơng Đặng Ngọc Huy, Giám đốc Sở Y tế.
Trước hết, xin ông cho biết, Chiến lược tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em ở nước
ta được thực hiện như thế nào?
Ơng Đặng Ngọc Huy: Ngày 14/10/2021, Bộ Y tế có Công văn số 8688/BYT-DP gửi sở Y tế các
tỉnh, thành phố thuộc Trung ương về việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17
tuổi. Theo đó, Bộ Y tế cho biết sẽ mở rộng đối tượng tiêm phòng cho trẻ từ 12-17 tuổi, theo lộ

trình từ lứa tuổi cao đến thấp, tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-17, hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung
ứng vắc-xin và tình hình dịch bệnh tại địa phương.
Loại vắc-xin được sử dụng để tiêm cho trẻ đã được Bộ Y tế phê duyệt, sử dụng theo hướng dẫn
của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Vắc-xin được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại
vắc-xin.
10


Các địa phương tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, điểm
tiêm lưu động và trường học (đối với các địa bàn tổ chức được học tập trung tại trường). Cha
mẹ, người giám hộ thực hiện ký phiếu đồng ý tiêm chủng (nếu đồng ý tiêm chủng cho đối tượng
này) theo mẫu ban hành kèm theo Công văn số 8688. Các em được thực hiện khám sàng lọc
trước tiêm và theo dõi sau tiêm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.
Việc tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em sẽ mang lại những lợi ích gì, thưa ơng?
Ơng Đặng Ngọc Huy: Tại nhiều quốc gia trên thế giới đã xảy ra tình trạng khi tỷ lệ tiêm vắc-xin
phịng COVID-19 cho người trên 18 tuổi ngày càng cao nhưng các trường hợp nhiễm bệnh ở trẻ
em đã xuất hiện.
Trên thực tế, tiêm vắc-xin là biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe, giúp hệ miễn dịch nhận
biết và sẵn sàng chống lại vi-rút SARS-CoV-2 nếu chúng xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời, giúp
bảo vệ những người xung quanh. Người được tiêm vắc-xin đầy đủ ít có khả năng bị lây nhiễm
bệnh, nếu khơng may bị nhiễm bệnh thì tỷ lệ trở nặng cũng rất thấp (hay còn gọi là lây nhiễm
không triệu chứng).
Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới đã thực hiện tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em
và đạt được miễn dịch cộng đồng. Tại nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam như Ninh Bình, Bình
Dương, T.P Hồ Chí Minh…, sau khi số người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc-xin đạt tỷ lệ trên
95%, cũng đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em. Đây được
đánh giá là việc làm rất cần thiết, giúp cho cuộc sống của chúng ta trở lại bình thường sớm hơn.
Ơng có thể thơng tin thêm về lộ trình tiêm chủng vắc-xin phịng COVID-19 cho trẻ em Thái
Nguyên?
Ông Đặng Ngọc Huy: Hiện nay, Thái Nguyên đang tiếp tục đẩy mạnh tiến độ tiêm vắc-xin

phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên. Toàn bộ số vắc-xin được Bộ Y tế phân bổ về đến
đâu, chúng tôi phối hợp với các địa phương tiến hành tiêm ngay đến đó cho người dân.
Dự kiến, đến cuối năm nay, số người đủ 18 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh được tiêm vắc-xin
phòng COVID-19 sẽ đạt từ 90 đến 95%, tùy thuộc vào nguồn vắc-xin Bộ Y tế phân bổ. Sau khi
độ phủ vắc-xin ở lứa tuổi này đạt ngưỡng yêu cầu đề ra, chúng tôi tiếp tục triển khai tiêm cho
trẻ từ 12-17 tuổi. Lộ trình tiêm sẽ được thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ngày 17-11 vừa qua, tại Hội nghị trực tuyến về cơng tác tiêm vắc-xin phịng COVID-19 với 63
tỉnh, thành phố trong cả nước, Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương báo cáo số lượng vắc-xin
COVID-19 được cấp, số lượng tồn, nguyên nhân còn tồn, đồng thời đề xuất nhu cầu vắc-xin cần
cấp từ nay đến cuối năm 2021.
11


Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, để bao phủ đủ mũi cho toàn bộ các trường hợp từ 18 tuổi trở lên,
trẻ em từ 12-17 tuổi trên địa bàn và nhu cầu vắc-xin năm 2021-2022, ngày 19-11, Sở Y tế có
văn bản báo cáo Bộ Y tế. Trong đó, nhu cầu vắc-xin phịng COVID-19 trong tháng 11-12/2021
và năm 2022 của tỉnh là trên 2,2 triệu liều, trong đó phần lớn sẽ tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi.
Về đầu trang
/>%E2%80%9D-vacxin-covid19-cho-tre-em-thai-nguyen-293176-46237.html
III. Kinh tế và phát triển
1. Cục Thuế Thái Nguyên thu ngân sách vượt dự toán pháp lệnh
(Thoibaotaichinhvietnam.vn 20/11, Văn Tuấn)
Cục Thuế Thái Nguyên thu ngân sách nhà nước đạt 11.774 tỷ đồng, bằng 124% dự toán pháp
lệnh, bằng 93% chỉ tiêu phấn đấu tỉnh giao, bằng 113% so với cùng kỳ. Loại trừ thu tiền sử
dụng đất thu thu nội địa đạt 8.689 tỷ đồng, bằng 106% dự toán pháp lệnh, bằng 87% dự toán
năm tỉnh giao, bằng 96% so với cùng kỳ.
Ông Đỗ Trọng Nghĩa - Cục trưởng Cục Thuế Thái Nguyên, cho rằng chưa khi nào công tác thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn lại gặp khó khăn như 2 năm gần đây. Đặc biệt, từ khi dịch
Covid-19 bùng phát trở lại lần thứ 4, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh của phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn, điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ thu ngân sách

cục thuế được giao thực hiện.
“Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tỉnh Thái Nguyên đã kịp thời triển khai các
biện pháp phòng chống dịch phù hợp với tình hình thực tiễn. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ, cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong cơng tác phịng
chống dịch, từ ngày 27/9/2021 tỉnh Thái Nguyên đã điều chỉnh biện pháp phịng, chống dịch
Covid-19 trong trạng thái bình thường mới, nhằm thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống
dịch đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội” – ông Nghĩa nhấn mạnh.
Lãnh đạo Cục Thuế Thái Nguyên cho biết thêm, cùng với việc chủ động phòng chống dịch
bệnh, các đơn vị trực thuộc đã thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước được giao. Cụ
thể, cơng tác cơng tác kê khai kế tốn thuế đã theo dõi, rà sốt, đơn đốc nghĩa vụ kê khai thuế
của người nộp thuế được thực hiện theo đúng quy định. Các chỉ tiêu về kê khai thuế; đăng ký,
xác nhận số nộp, hoàn thuế bằng phương thức điện tử đều đạt tỷ lệ cao, đảm bảo đúng mục tiêu,
yêu cầu Tổng cục Thuế đề ra.
Bên cạnh đó, cơng tác hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo theo đúng
quy định. Báo cáo của Cục Thuế Thái Nguyên cho thấy, lũy kế 10 tháng năm 2021, cục thuế đã
giải quyết 117 bộ hồ sơ hoàn thuế, với số tiền đề nghị hoàn là 1.794 tỷ đồng.

12


Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế, việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục
hành chính theo cơ chế “một cửa” được duy trì và thực hiện tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho
người nộp thuế. Cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế cũng như hướng dẫn,
giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp được duy trì dưới nhiều hình thức và được thực hiện một
cách kịp thời, hiệu quả đồng thời vẫn đảm bảo các nguyên tắc phòng chống dịch bệnh theo quy
định.
Lãnh đạo Cục Thuế Thái Nguyên cho biết thêm, mặc dù kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế bị
chậm lại do ảnh hưởng dịch bệnh, song kết quả tích cực được thể hiện qua nhiều mặt. Báo cáo
ghi nhận, toàn đơn vị đã hoàn thành 76% kế hoạch kiểm tra được giao; đã thực hiện đạt 60% kế
hoạch thanh tra được giao.

Báo cáo của Cục Thuế Thái Nguyên cho thấy, đến nay, trên địa bàn có 5/12 đơn vị đã hồn dự
tốn năm được giao, gồm: Thị xã Phổ Yên; huyện Đồng Hỷ; thành phố Sông Công; huyện Phú
Bình; huyện Phú Lương.
Ơng Đỗ Trọng Nghĩa cho hay, bằng nhiều biện pháp tích cực, tổng số nợ do ngành thuế quản lý
trên địa bàn tỉnh đã giảm đều qua từng tháng. Tính đến thời điểm 31/10/2021, số tiền thuế nợ
đến 90 ngày và trên 90 ngày đã giảm 24 tỷ đồng so với thời điểm 30/9/2021.
Mặc dù đã hoàn thành dự tốn pháp lệnh Bộ Tài chính giao, song so với dự toán phấn đấu
UBND tỉnh giao, cục thuế mới thu đạt 93%, cục thuế vừa chỉ đạo toàn đơn vị tập trung cao độ
trong công tác quản lý thuế, đôn đốc nợ thuế, chống thất thu thuế để bù đắp các khoản hụt thu
do dịch bệnh nhằm phấn đấu đạt và vượt dự toán thu ngân sách tỉnh giao.
Theo Đỗ Trọng Nghĩa, để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách các cấp lãnh đạo giao,
ngoài việc phát động phong trào thi đua nước rút, Cục Thuế Thái Nguyên yêu cầu các phòng
chức năng, các chi cục thuế triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp thu, thu kịp thời các
nguồn thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước.
Cụ thể, trong công tác quản lý thuế, cục thuế tập trung triển khai các giải pháp thu tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất, đặc biệt đối với các địa bàn được giao nhiệm vụ thu lớn như: Thành phố Thái
Nguyên, thị xã Phổ Yên, thành phố Sông Cơng, huyện Phú Bình.
Song song với đó, Cục Thuế Thái Nguyên cũng giao lãnh đạo cục thuế được giao phụ trách địa
bàn chịu trách nhiệm chỉ đạo các chi cục thuế bám sát tiến độ, phối hợp chặt chẽ với UBND các
huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch thu tiền sử dụng đất cụ thể của từng dự án trên địa
bàn (kế hoạch từng tuần, từng tháng), phấn đấu hoàn thành mục tiêu thu tiền sử dụng đất.
Ngoài ra, cục thuế tăng cường quản lý đối với các doanh nghiệp có hoạt động khai thác, sử dụng
đất san lấp; tổ chức rà soát, đối chiếu việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh 13


nghiệp, cá nhân có hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng cát, sỏi lịng sơng trên
địa bàn quản lý, thu kịp thời nguồn thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước. Về đầu trang
/>2. Bất chấp dịch Covid-19, nhà đầu tư bất động sản vẫn nườm nượp "đổ tiền" vào Phổ
Yên
(Baodauthau.vn 19/11, Như Loan)

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/10/2021, tổng vốn FDI đăng ký cấp
mới đạt trên 13 tỷ USD, tăng 11,6%, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 7,09 tỷ USD, tăng
24,2% so với cùng kỳ. Kiểm soát dịch tốt cùng tiềm năng về nguồn nhân lực trẻ, giá rẻ là một
trong những động lực giúp Việt Nam trở thành điểm đến của các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu
thế giới.
Như một hệ quả, những nơi có khu cơng nghiệp phát triển cũng kéo theo sự sôi động của thị
trường bất động sản xung quanh, từ lực cầu lớn về nhà ở của đội ngũ lao động như công nhân,
kỹ sư và các chuyên gia… Ghi nhận cho thấy, dù chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, nhưng thời gian
qua, thị trường bất động sản ở một số khu vực vẫn khá sôi động, với mặt bằng giá khá cao.
Đơn cử như, tại Từ Sơn (Bắc Ninh), thời gian gần đây, có những dự án giá đã tăng 20 - 30% so
với thời điểm trước đó. Tại TP. Bắc Ninh, giá đất còn cao hơn, với những dự án mới trung bình
từ 40 - 100 triệu đồng/m2, đất mặt phố cũ tương đương với mức giá ở một số quận mới của Hà
Nội. Trong khi đó, tại Bắc Giang, đất ven các KCN như Vân Trung, Đình Trám, Song Khê - Nội
Hồng, Quang Châu… là điểm nóng của thị trường, giá dao động khoảng 25 - 40 triệu đồng/m2,
tăng khoảng 50 - 70% so với cuối năm 2020.
Một địa phương khác cũng có sức hấp khơng kém là Thái Nguyên khi theo khảo sát tại các khu
vực xung quanh các trục đường lớn, đất thổ cư trước đây có giá trung bình 8 - 10 triệu đồng/m2
thì nay đã tăng lên từ 15 - 20 triệu đồng/m2. Thái Nguyên cùng với Bắc Ninh cũng là 2 địa
phương được Samsung Việt Nam lựa chọn đặt 2 nhà máy chính cho việc sản xuất tại Việt Nam
tính đến thời điểm hiện tại.
Khơng những vậy, tỉnh Thái Ngun nói chung, thị xã Phổ Yên nói riêng đang tiếp tục “dọn tổ”
thêm để đón các “đại bàng” về đây. Trong đó, đầu tiên là kế hoạch nỗ lực để trở thành thành phố
trực thuộc tỉnh Thái Nguyên vào năm 2023, sớm hơn kế hoạch 2 năm. Riêng năm vừa qua, Phổ
Yên đã thơng qua danh mục 25 cơng trình sử dụng vốn ngân sách thị xã quản lý với tổng vốn
đầu tư hơn 420 tỷ đồng. Ngoài ra, thị xã đầu tư khoảng 100 tỷ đồng để nâng cấp, xây dựng 5
tuyến đường ngang, nối từ Quốc lộ 3 cũ vào khu dân cư thuộc các xã, phường: Hồng Tiến, Ba
Hàng, Đồng Tiến, Trung Thành.
14



Ngay đầu năm 2021, Phổ Yên tích cực triển khai các dự án trọng điểm như: Đường Vành đai 5
Vùng Thủ đô Hà Nội; Dự án xây dựng quần thể văn hóa - thể thao - cơng viên cây xanh quy mô
44 ha; Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường từ ngã tư Thanh Xuyên đi đê Chã... Hiện nay, các
dự án trên đang được gấp rút thi công để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
Được biết, vừa qua, UBND tỉnh Thái Ngun đã có cơng văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề
nghị hỗ trợ 950 tỷ để xây dựng tuyến đường 7 km, kết nối với điểm đầu dự án Đường Vành đai
V đoạn từ trung tâm huyện Phú Bình đến nút giao n Bình sắp đưa vào khai thác.
Ngồi ra, ngày 01/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết
định 1831/QĐ-TTg ban hành Danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn
2021 - 2025. Trong đó có dự án Khu du lịch sinh thái Đông Tam Đảo tại thị xã Phổ Yên,
phường Bắc Sơn và một số xã khác. Dự án có quy mơ 5.619 ha bao gồm khu đơ thị sinh thái,
vui chơi giải trí, khu du lịch văn hóa, vùng du lịch nông nghiệp.
Với những lý do trên, thời điểm này được xem là thời điểm vàng để Phổ Yên thu hút sự quan
tâm của các nhà đầu tư bất động sản lớn. Ghi nhận hiện tại, sau khi nới lỏng giãn cách, rất nhiều
người về Phổ Yên để đánh giá và quyết định đầu tư, trong đó, ưu tiên lựa chọn các dự án đã
hoàn thiện hạ tầng, pháp lý đẩy đủ và có tiềm năng tăng trưởng.
Trong số đó, Tan Duc Eastern Park Phổ Yên nổi lên như một dự án hấp dẫn với vị trí ngay
đường vành đai V cạnh các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, với chính sách hỗ trợ hấp dẫn nhà
đầu tư trong giai đoạn này như gói hỗ trợ lãi suất 0%/12 tháng, thanh toán 10 đợt và đợt 1 chỉ từ
10%, Tan Duc Eastern Park Phổ Yên kỳ vọng sẽ trở thành “món hàng hot” với nhà đầu tư trong
thời gian tới. Về đầu trang
/>3. Thái Nguyên công bố danh mục dự án sử dụng dất đầu tư khu dân cư Tân Thái
(Vneconomy.vn 21/11, Thanh Xuân)
Khu dân cư nông thôn mới Tân Thái được UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương đầu
tư vào đầu tháng 10 vừa qua, dự kiến sẽ được đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư...
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên vừa công bố danh mục dự án sử dụng đất để đầu tư
đối với Khu dân cư nông thôn mới Tân Thái, xã Tân Thái, huyện Đại Từ.
Dự án được thực hiện trên khu đất rộng gần 30 ha. Tổng số lượng nhà ở là 704 căn, trong đó
nhà ở phố thương mại là 289 lô; nhà ở liền kề là 200 lô; biệt thự 124 lô; nhà ở tái định cư dạng
chia lô là 91 lô. Quy mô dân số tại dự án khoảng 2.800 – 3.000 người. Sơ bộ tổng chi phí thực

hiện dự án hơn 1.108 tỷ đồng.

15


Mục tiêu của dự án nhằm cụ thể hóa mục tiêu phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030. Xây dựng và phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc đáp ứng
các tiêu chí cơng nhận là khu du lịch quốc gia trước năm 2025... Thời hạn hoạt động của dự án
là 50 năm. Tiến độ thực hiện dự án trong giai đoạn 2021 – 2024. Hiện trạng khu đất chưa giải
phóng mặt bằng.
Khu dân cư nơng thơn mới Tân Thái được UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương đầu
tư vào đầu tháng 10 vừa qua. Cơ cấu sử dụng đất như sau: Đất ở (hơn 9 ha), đất công cộng (1,5
ha), đất cây xanh (gần 7 ha), đất giao thông (hơn 11 ha),... Dự án sẽ được đấu thầu để lựa chọn
nhà đầu tư.
Trước đó, trong cuộc họp rà soát các dự án khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về việc
thực hiện đấu thầu, đấu giá để thu ngân sách năm 2021 diễn ra ngày 11/9 đã chỉ ra rằng, hiện
nay tiến độ triển khai đấu giá, đấu thầu một số dự án khu dân cư, khu đô thị bị chậm.
Cụ thể, theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên địa bàn tỉnh hiện có 43 dự án khu dân cư,
khu đơ thị sử dụng đất đang đề nghị xin chấp thuận chủ trương đầu tư để thực hiện đấu giá, đấu
thầu lựa chọn chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay, mới có 5 dự án hồn thành thủ tục thẩm định để
trình UBND tỉnh phê duyệt; số còn lại đều gặp vướng mắc.
Nguyên nhân được cho là hồ sơ trình thẩm định của các địa phương không đảm bảo chất lượng
và chưa đúng với quy định nên phải trả. Tuy nhiên theo đại diện lãnh đạo một số địa phương,
trình tự, thủ tục thực hiện đấu thầu, đấu giá để lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án này chưa
thống nhất; một số quy định mới được triển khai nên còn lúng túng.
Sau khi xem xét, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên nhận định, đối với những vấn đề vướng
mắc trong cơng tác này thì việc tháo gỡ để các khu đơ thị, khu dân cư có thể sớm thực hiện đấu
giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong những tháng
còn lại của năm. Do đó, thời gian tới, các địa phương, sở ngành liên quan cần hết sức tập trung
thực hiện. Về đầu trang

/>4. Thái Nguyên : Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ
(Lao động Xã hội 21/11, tr7, Thùy Hương)
Thực hiện Chỉ thị 37 của Ban Bí thư và Quyết định số 416/QĐ-TTg ngày 25/2020 của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động (QHLĐ) hài
hồ, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới, từ năm 2019 đến nay, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái
Nguyên phối hợp với các ngành, địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến,

16


nâng cao nhận thức, ý thức tuấn thủ pháp luật của người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao
động (NSDLĐ).
Theo đó, 19 lớp tuyên truyền phổ biến những điểm mới của Bộ luật Lao động (BLLĐ), chính
sách bảo hiểm, nội dung về lao động nước ngoài đã được tổ chức cho 1.202 NSDLĐ, cán bộ
nhân sự của gần 500 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh; 2 lớp lập huấn chính sách cho cán bộ
phụ trách lao động, tiền lương, BHXH tại 180 xã, phường, thị trấn; phát hành 50.000 tờ rơi
“Những điểm mới cơ bản của BLLĐ năm 2019" tun truyền tới NLĐ.
Bên cạnh đó, cơng tác quản lý nhà nước về QHLĐ cũng được cải thiện, tổ chức bộ máy, biên
chế được đảm bảo về số lượng và trình độ đào tạo. Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các ngành đã
tăng cường các hoạt động thanh, kiểm tra về lao động, nhất là việc tuân thủ các quy định của
pháp luật lao động trong DN, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những nội dung
thường xảy ra tranh chấp lao động; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến
quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của các bên trong QHLĐ.
Từ năm 2019 đến nay, Thanh tra Sở đã thực hiện thanh tra 45 DN về việc thực hiện các quy
định về BLLĐ, Luật BHXH, Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), đưa ra 287 kiến nghị,
lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 85 triệu đồng. Thực hiện 05 cuộc kiểm
tra về việc chấp hành các quy định của BLLĐ, Luật BHXH và Luật ATVSLĐ tại đơn vị thi công
và chủ đầu tư các cơng trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, đưa ra 40 kiến nghị và lập biên bản xử
phạt vi phạm hành chính với số tiền là 32 triệu đồng. Đồng thời, làm tốt công tác giải quyết đơn
thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề OHLĐ; thường xuyên theo dõi và kịp thời giải quyết

các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong QHLĐ, không để tranh chấp xảy ra hoặc tranh chấp
kéo dài dẫn đến đình cơng. Ngành LĐ-TB&XH cũng phối hợp với cơng đồn các cấp xây dựng
các chương trình phối hợp trong thực hiện quản lý nha nước về QHLĐ, bảo đảm thực hiện hiệu
quả cả hai chức năng quản lý và hỗ trợ, đảm bảo sự thống nhất và điều hành hiệu quả giữa các
cấp tỉnh, huyện tăng cường năng lực và vai trò của cơ quan nhà nước ở địa phương trong quản
lý và hỗ trợ QHLĐ tại nơi làm việc.
Số liệu của Liên đoàn Lao động Thái Nguyên cũng cho thấy, toàn tỉnh có gần 170.000 cơng
nhân lao động do tính trực tiếp quản lý với 155.553 đoàn viên đang sinh hoạt tại 1.357 cơng
đồn cơ sở trong tất cả ngành nghề, lĩnh vực, các thành phần kinh tế.
Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, các DN trên địa bàn đã
nhận thức tương đối đầy đủ về hiệu quả của việc đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao
động tập thể. Tính đến tháng 12 2020, 87% DN đã có tổ chức cơng đồn tiến hành thương
lượng, sửa đổi, bổ sung, ký kết thỏa ước lao động tập thể (42 DN ký mới), trong đó trên 73%
thỏa ước được phân loại chất lượng loại A nhiều DN sử dụng nhiều lao động, DN nước ngoài,
DN 100% vốn nhà nước khơng cịn tình trạng sao chép BLLĐ vào thỏa ước.
17


Việc tổ chức đối thoại với NLĐ cũng được các DN chấp hành và thực hiện tương đối nghiêm
túc, hình thức và thời gian tổ chức linh hoạt phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh. Các
DN có quy mô sản xuất nhỏ thưởng tổ chức đối thoại trực tiếp giữa NSDLĐ với Ban Chấp hành
cơng đồn cơ sở và toàn thế NLĐ, một số DN thường kết hợp nội dung đối thoại với cùng kỳ
họp giao ban hoặc tổ chức đối thoại trực tiếp đến từng bộ phận sản xuất; niêm yết công khai tại
đơn vị hoặc bản tin nội bộ; qua hịm thư góp ý, sao gửi văn bản; lấy ý kiến trực tiếp hoặc tổng
hợp ý kiến qua các kênh như Facebook, Zalo... Về đầu trang
5. Lãi lớn, bệnh viện duy nhất trên HoSE chuẩn bị huy động vốn xây thêm 2 bệnh viện
(Baodautu.vn 21/11, Thùy Liên; Vnexpress.net 21/11)
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường vào
cuối tháng 11 này, thông qua phương án phát hành gần 26 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
với giá 16.000 đồng/cổ phiếu.

Ngày 30/11, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (mã TNH), bệnh viện duy nhất trên sàn HoSE sẽ
tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để thông qua phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
để tăng vốn điều lệ.
Tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức hồi tháng 6/2021, cổ đông Bệnh viện đã thông qua phương án
phát hành 22,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông hiện hữu. Tuy vậy, tại ĐHĐCĐ lần này,
HĐQT trình cổ đơng phương án phát hành riêng lẻ mới, dựa trên nhu cầu vốn của cơng ty.
Theo đó, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên dự kiến chào bán gần 26 triệu cổ phiếu cho cổ đông
hiện hữu, tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1. Theo đó, căn cứ vào ngày đăng ký cuối cùng phân bổ
quyền, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu tại ngày chốt danh sách thì có 1 quyền mua. Cứ hai quyền
mua thì được mua thêm 1 cổ phiếu mới. Giá phát hành dự kiến là 16.000 đồng/cổ phiếu. Trên
thị trường, thị giá TNH đang ở mức 52.400 đồng/cổ phiếu.
Số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu là 415 tỷ
đồng. Một nửa số vốn thu về sẽ được công ty sử dụng để mua cổ phần, góp thêm vốn tăng tỷ lệ
sở hữu tại các cơng ty liên kết (Công ty cổ phần Bệnh viện Mắt TNH Thái Nguyên và Công ty
cổ phần Bệnh viện Phụ sản TNH Thái Nguyên) để đầu tư xây dựng 2 dự án bệnh viện mới.
Trong đó, 66,5 tỷ đồng được sử dụng để góp thêm vốn đầu tư vào Cơng ty cổ phần Bệnh viện
Mắt TNH Thái Nguyên theo hình thức mua cổ phần để đầu tư Dự án Bệnh viện Mắt Thái
Nguyên, nâng tỷ lệ sở hữu của TNH Công ty cổ phần Bệnh viện Mắt TNH Thái Nguyên từ 45%
lên thành gần 85%.
Đồng thời, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên sẽ phân bổ 141 tỷ đồng góp thêm vốn đầu tư vào
Công ty cổ phần Bệnh viện Phụ sản TNH Thái Nguyên theo hình thức mua cổ phần để đầu tư

18


Dự án Bệnh viện Phụ sản TNH Thái Nguyên, nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty cổ phần Bệnh viện
Phụ sản TNH Thái Nguyên từ 48% lên gần 80%.
Một nửa vốn còn lại (207,5 tỷ đồng) sẽ được sử dụng để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động
kinh doanh, phục vụ mở rộng và nâng công suất hoạt động của hệ thống bệnh viện hiện có và
trả nợ vay ngân hàng.

Lãnh đạo công ty cho hay, phương án huy động và sử dụng vốn như trên là nhằm đảm bảo duy
trì tốc độ tăng trưởng bền vững và tiếp tục củng cố nội lực, tạo ra nhân tố đột phá nhằm đưa tốc
độ tăng trưởng lên cao các năm tiếp theo.
Trong trường hợp chào bán cổ phần không phân phối hết hoặc thời gian phát hành kéo dài hơn
dự kiến, HĐQT sẽ xem xét sử dụng linh hoạt các nguồn vốn bổ sung khác. Thời gian thực hiện
phát hành riêng lẻ là sau khi ĐHĐCĐ bất thường thông qua và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
chấp thuận chào bán, dự kiến trong quý IV năm nay hoặc quý I và quý II/2022.
Ngoài nội dung phát hành riêng lẻ 26 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tại ĐHĐCĐ bất thường tới đây,
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên cũng lấy ý kiến cổ đông thông qua phương án phát hành cổ
phiếu để trả cổ tức năm 2020.
Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 ngày 30/6 của Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên đã
đưa ra phương án chia cổ tức bằng tiền và cổ phiếu không quá 30% vốn điều lệ. Căn cứ Nghị
quyết này, sau đó, HĐQT bệnh viện đã ban hành Nghị quyết về phát hành trả cổ phiếu để trả cổ
tức cho cổ đông với tỷ lệ 25%. Tuy nhiên, quá trình triển khai phương án này gặp nhiều bất cập
về thủ tục, nếu thực hiện sẽ mất nhiều thời gian.
Chính vì vậy, tại ĐHĐCĐ bất thường, ban lãnh đạo trình cổ đơng hủy bỏ phương án trên và
trình cổ đơng thơng qua tờ trình mới để dễ triển khai. Mức chia cổ tức vẫn là 25% bằng cổ
phiếu.
Nguồn phát hành là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến 31/12/2021. Thời gian thực
hiện quý IV/2021 hoặc quý I/2021 sau khi ĐHĐCĐ thông qua và được Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước chấp thuận. Vốn điều lệ sau khi phát hành cổ phiếu trả cổ tức là 518,7 tỷ đồng. Ngồi
ra, HDDQT TNH cũng trình cổ đơng thông qua việc bổ sung ngành nghề kinh doanh mới:
kKinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Lý do của việc bổ sung ngành nghề này là để đảm bảo điều kiện pháp lý trước khi công ty thự
chiện việc cho thuê lại tòa nhà của của bệnh viện (hiện đang khơng có nhu cầu sử dụng). Sau
khi bổ sung ngành nghề, dự kiến TNH sẽ cho Công ty cổ phần Bệnh viện Phụ sản TNH Thái
Nguyên thuê để đầu tư xây dựng bệnh viện Phụ sản TNH Thái Nguyên.
19



Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2021, TNH đạt 308 tỷ doanh thu thuần, tăng 32% cùng kỳ năm trước,
lợi nhuận trước thuế đạt 113 tỷ đồng, tăng 39%, lợi nhuận sau thuế đạt gần 110 tỷ đồng, tăng
37% cùng kỳ 2020.
Công ty cho biết lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9 tháng tăng 50% là do doanh
thu thuần tăng 32% nhưng giá vốn chỉ tăng 16%. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19,
tuy nhiên công ty đã đi vào hoạt động ổn định, tiếp nhận thêm nhiều bệnh nhân đến khám nên
doanh thu tăng mạnh. Hơn nữa, công ty tiết kiệm chi phí dẫn tới biên lãi gộp lên tới 52%, cải
thiện so với mức 46% cùng kỳ năm ngối.
Cơng ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động từ năm 2014 đến
nay, là hệ thống bệnh viện ngồi cơng lập lớn nhất các tỉnh miền núi vùng Đông Bắc, bao gồm
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên và Bệnh viện Đa khoa Yên Bình Thái Nguyên. Cả 2 bệnh viện
đều ở nơi tập chung dân cư và khu công nghiệp lớn, các doanh nghiệp lớn như Samsung...
Năm 2021, TNH dự kiến doanh thu đạt 420 tỷ đồng, tăng 255 và lợi nhuận sau thuế 139 tỷ
đồng, tăng 28%. Về đầu trang
/>6. Thái Ngun: Giớng lúa có cái tên "lạ" nơng dân ai cũng mê vì gạo dẻo, thơm ngon, bán
đắt tiền
(Danviet.vn 20/11, Hà Thanh – Kiều Hải)
Nhiều bà con ở xóm Dương (xã Đắc Sơn, TX Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) đang trồng lúa ADI
28 theo hướng hữu cơ. Dù mới trồng lúa hữu cơ khoảng 2 năm nay, nhưng bà con rất phấn khởi
bởi lúa ADI 28 cho năng suất cao, gạo dẻo, thơm ngon, bán ra thị trường với giá cao.
Khoảng 2 năm nay, bà con nơng dân ở xóm Dương, xã Đắc Sơn, TX Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
bắt đầu tập trung vào trồng duy nhất giống lúa ADI 28 - giống lúa được bà con nông dân đánh
giá là cho năng suất cao và dễ chăm sóc.
Bà Nguyễn Thị Sử - Giám đốc HTX sản xuất lúa chất lượng cao xóm Dương cho biết, trước
đây, HTX cấy một số giống lúa như Khang Dân, TH3-3, NV 79… nhưng năng suất không cao
mà lại khó khăn trong việc chăm sóc.
Do đó, bắt đầu từ năm 2019 đến nay, HTX đã chuyển sang trồng duy nhất một giống lúa ADI
28. Đây là giống lúa phát triển đều, dễ chăm sóc và dễ thu hoạch hơn mà lại cho năng suất cao.
Trung bình mỗi sào lúa ADI 28 cho sản lượng đạt từ 2,6 – 2,7 tạ thóc/vụ. Giống lúa này được
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TX Phổ Yên cung ứng cho đơn vị.

20


Cũng theo bà Sử, giống lúa ADI 28 không chỉ cho năng suất cao mà còn cho chất lượng gạo
dẻo, ngọt, thơm, ngon. Tuy nhiên, để chất lượng gạo đảm bảo, ngồi việc lựa chọn giống tốt cịn
phải đảm bảo tốt về khâu chăm sóc.
Hiện nay, tổng diện tích trồng lúa ADI 28 của HTX sản xuất lúa chất lượng cao xóm Dương là
23ha, đều được trồng và chăm sóc theo hướng hữu cơ. Do đó, khả năng chống chịu sâu bệnh
của lúa ADI 28 tốt hơn, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây lúa.
Khi chưa trồng lúa hữu cơ, lúa ADI 28 chỉ phát triển thích hợp vào vụ xuân. Tuy nhiên từ sau
khi trồng và chăm sóc theo hướng hữu cơ, cây lúa phát triển và cho năng suất cao ở cả vụ mùa
và vụ đông xuân.
Vụ xuân năm nay, HTX thu được tổng sản lượng khoảng 161 tấn thóc. Với giá bán ở thời điểm
hiện tại là 10.000 đồng/kg, tính ra bà con thu khoảng 70 triệu đồng/ha/vụ. Tuy nhiên, hiện nay
HTX chỉ bán gạo, khơng bán thóc. Ưu điểm của loại gạo ADI 28 này là hạt nhỏ, dài, gạo sau khi
xay xát khơng bị nát. Ngồi ra, màu sắc của hạt gạo trong, đẹp, khi nấu thành cơm ăn có vị ngọt,
thơm, dẻo và hạt gạo không bị nát.
Hiện nay, sản phẩm gạo ADI 28 được lựa chọn là một trong những sản phẩm chủ lực của địa
phương. Năm 2019, gạo ADI 28 đã được chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất theo quy
trình VietGAP. Năm 2020, sản phẩm này tiếp tục được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao
cấp tỉnh.
Năm 2021, sản phẩm gạo ADI 28 vinh dự được UBND tỉnh Thái Nguyên lựa chọn là 1 trong 27
sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh. Từ sau khi được chứng nhận OCOP, giá trị của sản
phẩm gạo ngày càng được nâng lên. So với giá bán trước đây đã nâng từ 15.000 đồng/kg tăng
lên 20.000 đồng/kg.
Hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm gạo ADI 28 của HTX vẫn chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ và
một số địa phương lân cận. Khó khăn lớn nhất hiện nay của HTX là chưa chủ động được về
nguồn nước tưới tiêu trong sản xuất. Bên cạnh đó, do đây là giống lúa khá mới, HTX cũng mới
được thành lập nên việc tiếp cận thị trường chưa được rộng rãi, khó khăn về thị trường tiêu thụ.

Do đó hiện nay, gạo ADI 28 chủ yếu vẫn là bán nhỏ lẻ cho các đại lý, chưa tiếp cận được các thị
trường lớn, giá trị của sản phẩm chưa thực sự cao. Trước những khó khăn đó, HTX mong muốn
được chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan hỗ trợ quảng bá sản phẩm để sản phẩm
của HTX tiếp cận được với những thị trường lớn. Từ đó, dễ dàng đến tay người tiêu dùng một
cách hiệu quả, giúp nâng cao giá trị sản phẩm. Về đầu trang
/>21


7. Năng suất lúa nếp Thầu dầu đạt 47 tạ/ha
(Nông thôn ngày nay 20/11, B.T)
Vụ mùa năm nay, Trung tâm Dịch vụ nơng nghiệp huyện Phú Bình triển khai mơ hình gieo cấy
lúa nếp Thầu dầu theo hướng VietGAP tại xã Úc Kỳ trên quy mô 10ha.
Sau hơn 3 tháng thực hiện, đến nay mơ hình đã cho thu hoạch, với năng suất lúa trung bình đạt
47,2 tạ/ha (cao hơn 0,7 tạ so với lúa nếp Thầu dầu gieo cấy theo phương pháp truyền thống).
Mơ hình lúa nếp Thầu dầu sản xuất theo hướng VietGAP có sự tham gia của 94 hộ dân ở 2 xóm
Tân Lập và Múc. Tham gia mơ hình, người dân được hỗ trợ 50% giống, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật; được tập huấn khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn cách chăm sóc lúa trong từng giai đoạn
sinh trưởng. Trong quá trình thực hiện, Trung tâm Dịch vụ nơng nghiệp huyện Phú Bình cịn hỗ
trợ 100% nhãn mác, bao bì cho các hộ dân; phối hợp với Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm
sản và thủy sản tỉnh đánh giá và cấp giấy chứng nhận VietGAP cho những diện tích đủ tiêu
chuẩn. Về đầu trang
8. Khuyến khích nơng dân vùng cao ni ớc nhời né dịch
(Nongnghiep.vn 20/11, Đồng Văn Thưởng)
Cách chăm sóc, tiêu thụ ốc nhồi của nông dân tại xã vùng cao Thượng Nung huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên đã phát huy hiệu quả trong né dịch Covid-19.
Mơ hình ni ốc nhồi xã Thượng Nung huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên mới được thực hiện từ
năm 2018 nhưng đã cho lợi nhuận khá. Do đó, các cấp chính quyền địa phương ln cổ vũ động
viên, cịn nơng dân gia sức truyền nhau cách thực hiện cho mỗi vụ ốc đạt hiệu quả cao hơn. Đến
nay, đã có hơn 50 hộ của xã vùng cao đã chuyên canh nuôi ốc nhồi.
Chị Ân Thị Hội (Xóm Lục Thành, xã Thượng Nung) cho hay, nguồn giống ốc được mua ngay

tại địa bàn. Các hộ dân có ao thì tận dụng, một số hộ khơng có ao thì chuyển đổi từ đất trũng
thấp thành ao ni.
Cuối năm 2020, sau khi tham gia lớp tập huấn tại xã, ngồi 1 sào ao có sẵn, gia đình chị Hội đào
thêm 2 sào ao để có 3 ao ni quy cách. Đầu năm 2021, chị Hội mua 250.000 đồng/kg ốc giống
về để nuôi. Ốc đẻ trứng được tách ra 2 ao bên cạnh. Một ao ốc thương phẩm, một ao ốc ươm
trứng.
Theo chị Hội, ngoài mua giống tại chỗ, ni ốc nhồi cho phép chăm sóc tại chỗ, tạo thức ăn và
bán cũng tại chỗ. Ốc nhồi có sức đề kháng tốt, nguồn thức ăn cũng rất đơn giản, chỉ là bèo tấm,
rau xanh, lá ráy, khoai lang, các loại củ quả... toàn là những loại thức ăn thuộc về vùng cao, phù
22


hợp với cách lập nghiệp lối dân nghèo. Vào mùa ốc đẻ trứng rộ, chị Hội bán giống cho bà con
với giá 500.000 đồng/kg trứng.
Trước đó, thời điểm đầu năm, giá trứng có khi lên tới trên dưới một triệu/kg nhưng chị phải để
lại để gây ươm ốc thương phẩm. Tuy nhiên, nhờ bán ốc giống mà chị đã thu hồi được nguồn
vốn 50 triệu đồng đầu tư ban đầu. Thành quả còn lại là ao ốc giống và một ao ni ốc thương
phẩm. Chị Hội nhẩm tính, với khoảng 1 tấn ốc thương phẩm cịn lại, gia đình chị sẽ có thu nhập
từ 70 - 100 triệu đồng vào cuối năm.
Nuôi ốc qua vụ đầu thắng lớn, vợ chồng lão nông Lương Văn Vy và Lương Thị Y đã làm chịi ra
khu ao ni ở giữa cánh đồng xóm Trung Thành để tiện chăm sóc, bảo vệ vật ni. Ơng Lương
Văn Vy cho biết, tháng 09/2019, gia đình ơng cải tạo 6 sào ruộng thành ao nuôi ốc. Qua tìm
hiểu, tập huấn, trước khi tiến hành thả ốc giống, ao ni được nạo vét sạch.
Ơng cẩn thận bón vơi bột để trung hòa lượng PH. Xung quanh bờ ao, ông Vy phát quang bụi
rậm xung quanh bờ để tránh chuột làm tổ, ếch nhái ăn ốc giống và cũng tiện cho việc thu hoạch
về sau. Mặt nước ao, ông trồng thêm các lồi thực vật như rau rút, bơng súng, rong tảo để tăng
độ mát cho ao cũng như tạo nhiều chỗ bám cho ốc. Các bờ ao được ông tăng gia trồng sắn,
trồng đu đủ... là những loại thức ăn ưa thích của ốc nhồi.
Ơng mua 30 kg ốc nhồi giống và 1 vạn ốc nhồi con về để nuôi. Ngay vụ đầu, ông đã thu lãi 70
triệu, một khoản tiền lớn với hộ nhà nông ở xã vùng cao Thượng Nung.

Nhưng vụ rét năm ngoái, do chưa biết cách vượt đông nên số lượng ốc giống của các ao ni
chết nhiều. Ơng Vy đã tìm hiểu và học nhiều cách cho ốc vượt đông. Tuy nhiên, nuôi ốc giữa
cánh đồng nên ngoài những kỹ thuật như thả bèo Tây (Bèo lục bình), tháo cạn ao hay đào hầm...
ơng Vy cịn mua nilon để thực hiện việc che đậy ao ni. Thậm chí, ơng cũng tính đến phương
án vớt hết ốc lên vào mùa đông để bảo quản trong thùng xốp.
Anh Nguyễn Duy Linh (Cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Võ Nhai, phụ trách xã
Thượng Nung) cho biết, mỗi hộ ni ốc theo quy trình khép kín ở xã Thượng Nung có thể thu
về từ 100-200 triệu đồng/năm từ khoảng 3 sào diện tích. Cá biệt, có một số gia đình thu về 200300 triệu đồng mỗi năm do ni trên diện tích lớn hơn như các hộ ơng Lương Quốc Hùng,
Lương Văn Biền (xóm Trung Thành); Ma Duy Khánh, Nguyễn Duy Sáng (xóm Tân Thành)…
Bà Lương Thị Mỹ Chải (Chủ tịch UBND xã Thượng Nung) cho biết, sau khi những hộ nuôi ốc
nhồi đầu tiên thành cơng, xã đã nghiên cứu tính khả thi và hỗ trợ tập huấn kỹ thuật cho bà con
nông dân nhân rộng mơ hình. Đồng thời, tiếp tục đồng hành với bà con để nâng cao hiệu quả
các mô hình hiện có, mở rộng các mơ hình mới, giúp bà con nơng dân tận dụng diện tích đất
nơng nghiệp canh tác khó khăn chuyển sang ni ốc nhồi để nâng cao thu nhập.
23


Mơ hình ni ốc nhồi tại xã Thượng Nung, đã mở ra một hướng thâm canh mới cho đồng bào
dân tộc thiểu số nơi vùng sâu, tạo ra mặt hàng thủy sản dinh dưỡng cao cung cấp cho thị trường,
đồng thời tạo ra lối sinh kế mới cho người dân vùng cao.
Do đó, chính quyền huyện Võ Nhai và ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện
thuận lợi để người dân tích cực mở rộng sản xuất, giúp nông dân kết nối thị trường tiêu thụ sản
phẩm trong và ngồi tỉnh, góp phần khuyến khích nơng dân mạnh bạo trong chuyển đổi đất
trồng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, vừa đáp ứng nhu cầu địa phương và đem
lại thu nập cao cho nhiều hộ nông dân nơi miền núi, vùng cao của tỉnh Thái Nguyên. Về đầu
trang
/>9. Bỏ bán mỹ phẩm, trai làng tỉnh Thái Nguyên ngày đêm "luyện bột" vắt ra thứ sợi trắng
mà từ quê ra phố đều ăn
(Danviet.vn 21/11, Hà Thanh - Kiều Hải)
Năm 2015, chàng thanh niên trẻ Dương Viết Tú (tổ dân phố Đoàn Kết, TT Hương Sơn, huyện

Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) đã quyết định trở về quê lập nghiệp với nghề làm bún khô. Bún
khô của gia đình anh dai ngon, sáng bóng, khơng pha tạp chất, nên được khách hàng yêu thích.
Anh Dương Viết Tú (26 tuổi, ở tổ dân phố Đoàn Kết, TT Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Ngun) hiện đang gắn bó và phát triển với nghề làm bún khơ của gia đình.
Chia sẻ với PV Dân Việt, Tú cho biết: "Năm 2015 sau khi có khoảng thời gian làm bn bán mỹ
phẩm trong Nam nhưng do chán cuộc sống xa nhà nên em đã quyết định về quê lập nghiệp".
Khi trở về địa phương thấy một số hộ trong xóm làm bún khơ có thu nhập ổn định nên Tú đã
bàn với gia đình đầu tư máy móc và học hỏi kinh nghiệm để làm công việc này.
Ban đầu, anh Tú cũng gặp phải khó khăn vì chưa có nguồn vốn chưa. Do đó, gia đình Tú xác
định sẽ đầu tư dần dần. Tính đến nay, chi phí đầu tư cho máy móc, nhà sấy vào khoảng 200 triệu
đồng.
Để làm ra được sản phẩm bún khơ hồn chỉnh, phải trải qua rất nhiều công đoạn và mất tương
đối nhiều thời gian. Ngày nào gia đình Tú cũng phải dậy từ 4 giờ sáng và làm việc đến khoảng 8
giờ tối mới cho ra được một mẻ bún khô.
Đầu tiên, khi mua gạo về phải ngâm gạo khoảng 3 tiếng đồng hồ, sau đó để khoảng 12 tiếng cho
ráo nước. Sau đó, gạo được ép thành bột khô rồi cho vào máy ép thành sợi. Tiếp đó, ủ kín bún
trong khoảng 12 – 13 tiếng, rồi lại cho ra bể xả nước để rửa sạch nhớt. Rửa xong, bún được đưa
lên giàn phơi khô.
24


Thời gian phơi khô bún phụ thuộc vào thời tiết. Nếu trời nắng và hanh thì bún sẽ nhanh khơ,
cịn những khi trời mưa ẩm thì phải cho bún vào nhà sấy để sấy khô nếu không bún sẽ bị hỏng.
Tú cho biết, để làm ra được một mẻ bún ngon thì quy trình sản xuất cũng tương đối khắt khe.
Gạo được lựa chọn phải là loại gạo ngon, không ẩm mốc. Tú chủ yếu thu mua gạo Khang Dân
của bà con trong vùng vì loại gạo này khi làm bún sẽ dễ rửa và tơi hơn. Ngoài ra, nguồn nước
làm bún cũng phải sạch và không nên rửa ngay khi bún cịn ướt vì bún sẽ dễ bị nát.
Thời gian ủ gạo càng lâu thì bún sẽ càng ngon và ăn dai hơn. Trong q trình phơi, khơng nên
phơi bún quá lâu bún sẽ bị giòn, gãy, còn phơi chưa đủ thời gian thì bún sẽ ẩm và mốc. Bên
cạnh đó, trong q trình làm bún cần điều chỉnh sao cho khoảng thời gian từ lúc cho bột vào

máy đến khi ra sản phẩm đạt khoảng 1 tạ/2 tiếng đồng hồ là đảm bảo chất lượng.
Bún đạt chất lượng là khi phơi khơ có sợi sáng, trắng và bóng như cước và khi ăn dai. Trung
bình 1kg gạo sẽ làm ra được 0,9kg bún khô.
Anh Tú cho biết thêm, để tạo độ bóng cho bún, người ta thường quết một lớp dầu lên bún. Tuy
nhiên bún khô ở đây lại là độ bóng tự nhiên của bún, hồn tồn khơng pha tạp chất nên rất đảm
bảo an tồn.
Tú chia sẻ, gia đình anh là hộ thứ 4 phát triển nghề làm bún khô với quy mô tương đối lớn ở
xóm. Đến thời điểm này, đã có khoảng 10 hộ tại địa phương cũng sản xuất bún khơ.
Trung bình mỗi ngày gia đình Tú sản xuất được khoảng 3 – 4 tạ bún khơ. Như vậy, tính bình
qn mỗi tháng gia đình anh xuất bán ra thị trường từ 7 – 8 tấn bún khơ. Do nhà chỉ có 3 nhân
công nên nhiều khi không đủ bún khô giao cho thương lái.
Hiện nay, gia đình Tú chủ yếu sản xuất bún khô theo đơn đặt hàng của khách và bán buôn cho
thương lái các nơi. Bún khô được bán buôn với giá 17.000 đồng/kg và bán lẻ khoảng 19.000 20.000đ đồng/kg tùy thuộc vào mỗi thời điểm. Như vậy sau khi trừ hết chi phí gia đình anh lãi
khoảng 3.000 đồng/kg bún khô.
Theo anh Tú, nghề làm bún khô mang lại nguồn thu nhập tương đối ổn định. Hiện nay, vấn đề
khó khăn nhất của gia đình là vốn đầu tư do anh đang muốn mở rộng thêm quy mô sản xuất, cần
đầu tư thêm máy móc. Ngồi ra, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cũng chưa làm được
mặc dù chất lượng sản phẩm đã được người tiêu dùng đánh giá cao. Gia đình rất mong nhận
được sự hỗ trợ của các cấp, ngành liên quan để phát triển mơ hình này tại địa phương và xây
dựng thương hiệu cho sản phẩm. Về đầu trang
/>25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×