ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ OANH
NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG
CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ OANH
NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG
CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Mai Ngọc Cƣờng
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nội dung nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số
liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chƣa hề đƣợc công bố ở
các nghiên cứu khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về các kết quả nghiên cứu trong luận văn!
Học viên
Nguyễn Thị Oanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS Mai
Ngọc Cường đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Tôi xin
chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo - Trƣờng ĐH Kinh tế và QTKD đã tạo mọi
điều kiện để cho tôi hoàn thành khoá học và trình bày luận văn này. Tôi xin
gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp đã chia sẻ nhiều tƣ liệu và kinh nghiệm
quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn. Đặc biệt xin đƣợc cảm
ơn chân thành tới các cán bộ của Phòng Công nghiệp - Cục Thống kê tỉnh
Thái Nguyên, các đồng chí là cán bộ phòng Tổng hợp - Ngân hàng Nhà nƣớc
Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập
và khai thác số liệu phục vụ cho bài nghiên cứu. Xin đƣợc cảm ơn chân thành
tới các Doanh nghiệp nhỏ và vừa - nơi tôi đến để thu thập số liệu điều tra đã
nhiệt tình chia sẻ những thông tin cần thiết.
Xin trân trọng cảm ơn!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................. 4
5. Bố cục luận văn .......................................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIẾP CẬN VỐN TÍN
DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ............................................... 6
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................... 6
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................ 6
1.1.2. Tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................... 6
1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................. 15
1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế ................... 19
1.2. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............... 21
1.2.1. Tín dụng Ngân hàng ........................................................................... 21
1.2.2. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............ 29
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của
doanh nghiệp vừa và nhỏ .................................................................. 33
1.3. Kinh nghiệm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở một số tỉnh, thành phố và bài học cho Thái Nguyên .... 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
iv
1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở một số tỉnh .................................................................. 39
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Thái Nguyên ............................................... 42
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................ 45
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 46
2.1. Câu hỏi đặt ra ........................................................................................ 46
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 46
2.2.1. Khung phân tích của luận văn ............................................................. 47
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................. 48
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý, phân tích dữ liệu ................................................. 52
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................ 58
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN......... 59
3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội chung tỉnh Thái Nguyên .................................. 59
3.2. Khái quát doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ....... 62
3.2.1. Số lƣợng DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .............................. 62
3.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .............................................. 66
3.2.3. Đóng góp cho kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên .................................. 68
3.3. Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ......... 70
3.3.1. Mức độ tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV .................................. 70
3.3.2. Thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên của đối tƣợng điều tra ...................................... 76
3.4. Đánh giá thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 83
3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ...................................................................... 83
3.4.2. Những hạn chế.................................................................................... 84
3.4.3. Nguyên nhân ...................................................................................... 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
v
3.4.3. Nguyên nhân từ cơ chế, chính sách..................................................... 93
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................ 96
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN
DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 ........................................ 97
4.1. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên ....... 97
4.1.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên.............. 97
4.1.2. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên .... 98
4.1.3. Phƣơng hƣớng nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên những năm tới .......... 99
4.2. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV ........ 101
4.2.1. Một số giải pháp chung .................................................................... 101
4.2.2. Giải pháp cụ thể cho các DNNVV .................................................... 102
4.2.3. Giải pháp cụ thể cho các NHTM ...................................................... 104
4.3. Một số kiến nghị với Nhà nƣớc ........................................................... 106
4.3.1. Bình ổn môi trƣờng kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo môi
trƣờng đầu tƣ bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng ............. 106
4.3.2. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính theo hƣớng phục vụ cho
doanh nghiệp .................................................................................... 107
4.3.3. Hoàn thiện chính sách tài chính tín dụng cho DNNVV ..................... 107
4.4. Kiến nghị với Tỉnh Thái Nguyên........................................................... 108
4.4.1. Xây dựng các chƣơng trình trợ giúp cho các DNNVV ...................... 108
4.4.2. Phát triển dịch vụ thẩm định giá tài sản doanh nghiệp ...................... 108
KẾT LUẬN ................................................................................................ 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 111
PHỤ LỤC ................................................................................................... 113
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nội dung
GDP (Gross domestic Product)
Tổng sản phẩm quốc nội
GO
Tổng giá trị sản xuất
DN
Doanh nghiệp
DNNQD
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
DNNN
Doanh nghiệp nhà nƣớc
DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
NHTM
Ngân hàng thƣơng mại
ROE (Return on Equity)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TDNH
Tín dụng Ngân hàng
WB (World Bank)
Ngân hàng thế giới
WTO (World trade Organization)
Tổ chức thƣơng mại thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật ..................... 9
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn phân định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ...... 13
Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình ..................................... 57
Bảng 3.1: Tổng sản phẩm của tỉnh (GDP) theo giá hiện hành phân theo
khu vực kinh tế ............................................................................. 61
Bảng 3.2: Số lƣợng DNNVV tỉnh Thái Nguyên phân theo khu vực kinh tế .. 63
Bảng 3.3: Số lƣợng DNNVV tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành kinh tế ..... 65
Bảng 3.4: Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ và vừa .................. 66
Bảng 3.5: Tình trạng lỗ lãi của các DNNVV ................................................ 67
Bảng 3.6: Số lao động trong các DNNVV hàng năm .................................... 68
Bảng 3.7: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế ......... 69
Bảng 3.8: Cơ cấu nguồn vốn của DNNVV ................................................... 70
Bảng 3.9: Số lƣợng DNNVV có nhu cầu vay vốn ........................................ 71
Bảng 3.10: Dƣ nợ cho vay đối với DNNVV ................................................. 74
Bảng 3.11: Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu vốn của DNNVV....................... 75
Bảng 3.12: Kết quả phân tích thông kê mô tả các chỉ tiêu tài chính .............. 76
Bảng 3.13: Thống kê mô tả khả năng thanh toán nhanh của DNNVV .......... 77
Bảng 3.14: Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ........... 80
Bảng 3.15: Kết quả kiểm định Omnibus ....................................................... 82
Bảng 3.16: Mô hình hồi quy nhị phân Binary Logistic ................................. 82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Khung phân tích của luận văn ....................................................... 48
Hình 3.1: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành qua các năm ........................... 60
Hình 3.2: Số lƣợng DNNVV có nhu cầu vay vốn ......................................... 71
Hình 3.3: Số DNNVV đƣợc đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng .......................... 73
Hình 3.4: Biểu đồ phân bố tần suất khả năng thanh toán nhanh .................... 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế
thị trƣờng là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa
chiếm tới hơn 96% tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động. Là một bộ phận
cấu thành của nền kinh tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng thể hiện vai
trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nƣớc, giải quyết một số lƣợng lớn việc
làm cho ngƣời lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm cho nền kinh tế
năng động hiệu quả hơn, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa
của đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo việc
làm cho 50 - 80% lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, duy trì tỷ
lệ thất nghiệp ở nƣớc ta ở mức thấp trong những năm qua và đóng góp ngày
càng nhiều cho ngân sách của quốc gia.
Với vai trò quan trọng đó, trong những năm qua Chính phủ Việt Nam
luôn coi sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những nhiệm
vụ then chốt. Nhà nƣớc đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhƣ: Tạo ra khung
khổ pháp lý, đổi mới hệ thống chính sách, xây dựng cơ quan nhà nƣớc, các tổ
chức hỗ trợ cộng đồng… Nhờ đó, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có
một sự phát triển đáng ghi nhận, đặc biệt là sau khi nƣớc ta trở thành thành
viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, sự phát
triển đó vẫn chƣa tƣơng xứng với kỳ vọng của chúng ta và những tiềm năng
có thể. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, vốn đầu tƣ nhỏ,
số lƣợng lao động qua đào tạo còn thấp, khả năng tiếp cận và mở rộng thị
trƣờng còn hạn chế,…Đặc biệt, điểm yếu lớn nhất của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trong quá trình cạnh tranh là khả năng tiếp cận vốn còn yếu kém, thể
hiện rõ nhất đó là tình trạng thiếu vốn, cơ cấu vốn bất hợp lý, quản lý và sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
2
dụng vốn kém hiệu quả, vì vậy nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng luẩn
quẩn. Tình hình này cũng là một thực tế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Thái Nguyên. Thái Nguyên là một trong những trung tâm công nghiệp đầu
tiên của đất nƣớc, có tốc độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối cao và bộ phận
doanh nghiệp vừa và nhỏ khá phát triển trong những năm gần đây khi môi
trƣờng kinh doanh đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, do những hạn chế về quy mô,
trình độ công nghệ, lực lƣợng lao động có trình độ và đặc biệt là sự thiếu vốn
cho đầu tƣ mở rộng thị trƣờng…
Mặc dù Đảng và chính quyền Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều giải pháp
trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với nguồn vốn tín dụng và các
nguồn vốn khác nhƣng vẫn chƣa thực sự triệt để và mang lại hiệu quả. Việc
khó khăn trong tiếp cận vốn vẫn đang là một cản trở chủ yếu đối với sự tồn tại
và phát triển của các doanh nghiệp này. Hệ quả của tình trạng này là các
doanh nghiệp khu vực nhỏ và vừa tại Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn trong
quá trình sản xuất - kinh doanh, không mở rộng đƣợc thị trƣờng sản phẩm,
khó cạnh tranh với các doanh nghiệp, công ty nƣớc ngoài, bỏ lỡ nhiều cơ hội
kinh doanh hấp dẫn.
Đất nƣớc ngày càng phát triển, tình hình hội nhập kinh tế ngày càng sâu
rộng, số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng nhiều, nhu cầu về vốn tiếp
tục tăng cao. Việc xây dựng một khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng
trƣởng bền vững làm điểm tựa để phát triển kinh tế đã trở thành mục tiêu và
nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. Bài toán về tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa đang cần đƣợc cơ quan, ban ngành, các tổ chức lãnh
đạo Tỉnh tìm cách giải quyết và tháo gỡ. Việc tìm ra đƣợc các nhân tố gây ảnh
hƣởng tới khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản
lý kinh tế của tỉnh đề xuất đƣợc các giải pháp kinh tế quan trọng và thực tiễn.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
3
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” đƣợc
lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tìm ra các hạn chế để từ đó đƣa ra các giải
pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các
DNNVV trên địa bàn tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn tín dụng cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, lý luận khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV, các
nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của loại hình doanh
nghiệp này.
- Phân tích thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tỉnh Thái Nguyên
- Đề xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, khai
thác hiệu quả nguồn vốn tín dụng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khả năng tiếp cận vốn và các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận
vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Số liệu đƣợc dùng để phân tích đƣợc lấy từ năm
2010 đến 2014, số liệu điều tra thực tế từ tháng 4/2015 đên tháng 6 năm 2015.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
4
- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung đánh giá tình hình tiếp cận
nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, xác định các nhân tố
tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của loại hình doanh nghiệp này.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Sử dụng mô hình kinh tế lƣợng để nghiên cứu và hệ thống hóa các điều
kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng
thƣơng mai, phân tích và tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Qua kết quả đó, đề
xuất đƣợc các giải pháp tƣơng ứng nhằm giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng thƣơng mại một cách dễ
dàng hơn.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả
nƣớc nói chung và các doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên nói riêng tham khảo và thay đổi tƣ duy trong quản trị điều hành, có
định hƣớng trong việc giải quyết vấn đề về vốn đặc biệt là giải pháp tiếp cận
và khai thác hiệu quả nguồn vốn tín dụng. Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu
tham mƣu giúp cho các nhà quản lý kinh tế của Tỉnh xây có các kế hoạch xây
dựng chƣơng trình hỗ trợ toàn diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều
kiện đẩy mạnh hoạt động cho hội Doanh nghiệp của Tỉnh phát triển. Đồng
thời, kết quả nghiên cứu còn làm cơ sở và nguồn tham khảo cho những
nghiên cứu tiếp theo về tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục luận văn gồm 4 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng tiếp cận tín dụng của
doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
5
Chương 3: Thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chương 4: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp vốn cận tín dụng của doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ nay tới năm 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa
Qua nghiên cứu kinh nghiệm một số nƣớc, Nghị định 20/2001/NĐ CP, nghị định 56/NĐ - CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
chúng ta có thể nhận thấy, việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa cần dựa
vào 2 tiêu chí là vốn chủ sở hữu và lao động làm việc thƣờng xuyên tại doanh
nghiệp từ 1 năm trở lên. Từ đó theo quan điểm nhiều nhà kinh tế, “doanh
nghiệp nhỏ và vừa là một tổ chức kinh tế, có đầu tư và thực hiện các hoạt
động sản xuất kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về tài chính, đăng ký và
chịu sự quản lý của cấp chính quyền theo Luật pháp, đáp ứng các yêu cầu
của chính phủ về quy mô vốn và lao động”.
1.1.2. Tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.2.1. Tiêu chuẩn của một số quốc gia và tổ chức trên thế giới
Cách xác định về doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên thế giới
hiện nay vẫn chƣa có sự thống nhất, ngay trong khái niệm về loại hình
DNNVV tại các nƣớc cũng khác nhau mặc dù đây là đối tƣợng doanh nghiệp
đặc trƣng của nền kinh tế. Việc định nghĩa rõ doanh nghiệp nào là nhỏ và vừa
rất linh hoạt và phụ thuộc vào từng quốc gia, từng khu vực kinh tế. Thông
thƣờng sẽ có những mức giới hạn cho một doanh nghiệp để đƣợc coi là nhỏ
và vừa, khi vƣợt qua giới hạn đó, doanh nghiệp vƣợt cấp trở thành doanh
nghiệp lớn, thành các tập đoàn kinh tế. Việc xác định quy mô DNNVV chỉ
mang tính chất tƣơng đối vì nó chịu tác động của các yếu tố nhƣ trình độ phát
triển của một nƣớc, tính chất ngành nghề, điều kiện phát triển của một vùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
7
lãnh thổ nhất định hay mục đích phân loại doanh nghiệp trong từng thời kỳ
nhất định cho các chính sách hỗ trợ.
Tiêu chí phân loại DNNVV đƣợc phân thành hai nhóm chính gồm
nhóm các tiêu chí định tính và nhóm các tiêu chí định lƣợng.
- Nhóm tiêu chí định tính trong phân định DNNV được dựa trên những
đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này như:
+ Trình độ chuyên môn hoá hạn chế: Do quy mô sản xuất nhỏ, xuất
thân từ các cơ sở sản xuất ang tính chất hộ gia đình hay một số ngành nghề
truyền thống, do vậy, quá trình sản xuất ít đƣợc chuyên môn hoá sâu ở hệ
thống doanh nghiệp này.
+ Hệ thống quản lý gọn nhẹ, mức độ phức tạo không cao, số đầu mối
trong hệ thống quản lý ít: Hoạt động tổ chức quản lý ở những doanh nghiệp
thuộc loại hình này thƣờng đƣợc thực hiện trực tiếp, ít phân cấp quản lý, thậm
chí kiêm nhiệm. Ngoài ra, ở một số doanh nghiệp, tổ chức quản lý theo mô
hình truyền thống gia đình.
Các tiêu chí này có thể phản ánh đúng bản chất của loại hình doanh
nghiệp này, tuy nhiên, trong thực tế khó dùng tiêu chí này trong phân định
DNNVV mà chỉ dùng để tham khảo hay kiểm chứng bởi tiêu chí này rất khó
đo lường.
- Nhóm tiêu chí định lượng thường dựa trên các chỉ tiêu có thể đo
lường được về quy mô của doanh nghiệp, một số chỉ tiêu thường dùng trong
phân định DNNVV bao gồm:
+ Số lƣợng lao động của doanh nghiệp: Số lƣợng này có thể là lao động
trung bình trong danh sách, lao động thƣờng xuyên, lao động thực tế. Tuy
nhiên, trên thực đo lƣờng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp
chỉ là con số sự kiến và số lƣợng này cũng không bắt buộc chủ doanh nghiệp
công bố khi thành lập. Hơn nữa, tiêu chí về số lao động bình quân là một tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
8
chí không cố định do việc sử dụng lao động mùa vụ rất phổ biến ở nhiều
ngành nghề nên số lao động của doanh nghiệp thƣờng luôn thay đổi gây nhiều
khó khăn trong thống kê cũng nhƣ phân định DNNVV.
+ Tài sản hay vốn: có thể là tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản cố
đinh, giá trị tài sản còn lại.
+ Doanh thu: Có thể là tổng số doanh thu/năm, tổng giá trị gia
tăng/năm (hiện nay có xu hƣớng sử dụng chỉ số này).
Trong thực tế, sự phân định DNNVV theo quy mô và lựa chọn tiêu chí
nào để phân định, thƣờng chỉ mang tính tƣơng đối và phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, cụ thể:
- Phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế theo hƣớng trình độ phát
triển càng cao thì trị số các tiêu chí càng tăng lên. Ở một số nƣớc có trình độ
phát triển kinh tế thấp thì các chỉ số phân định DNNVV sẽ thấp hơn so với
các nƣớc phát triển.
- Phụ thuộc vào tính chất ngành nghề, mỗi ngành nghề có đặc điểm sản
xuất, kinh doanh khác nhau (thâm dụng lao động hay thâm dụng vốn) nên có
ngành sử dụng nhiều lao động, có ngành sử dụng ít lao động,… do đó cần tính
đến tính chất này để có sự so sánh, đối chứng trong phân loại các DNNVV
giữa các ngành với nhau. Trong thực tế, ở nhiều nƣớc, ngƣời ta thƣờng phân
chia thành hai đến ba nhóm ngành với các tiêu chí phân loại khách nhau bao
gồm công nghiệp, nông nghiệp và ngành dịch vụ hoặc phân chia thành nhóm
ngành sản xuất hoặc phi sản xuất.
- Phụ thuộc vào những đặc điểm địa lý: các vùng lãnh thổ có đặc điểm
kinh tế khác nhau nên chính sách phát triển kinh tế cũng thƣờng không đồng
nhất, do vậy căn cứ xác định loại hình doanh nghiệp cũng khác nhau theo
hƣớng chi tiếu, cụ thể hay đơn giảm nhằm phù hợp với chính sách phát triển.
Mặc dù dùng sử dụng nhóm tiêu chí nào hay mức độ quy mô cách biệt
đến đâu, thì nhìn chung, trong phân chia quy mô DNNVV các quốc gia căn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
9
cứ vào yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong đó quy mô vốn, quy mô lao động sử dụng thƣờng xuyên là hai tiêu chí
cơ bản nhất để xác định DNNVV, nhƣng việc lựa chọn các tiêu chí để phân
loại doanh nghiệp cũng rất đa dạng.
Nghiên cứu về chính sách phát triển hệ thống DNNVV trên thế giới,
cách xác định thế nào là DNNVV của mỗi nƣớc có những khác biệt nhất
định, có quốc gia đƣa ra quy định khá chi tiết, nhƣng cũng có những quốc gia,
quy định đơn giản hơn, cụ thể:
- Tại Trung Quốc: Tiêu chí xác định DNNVV của Trung Quốc chỉ dựa
vào số lao động mà không căn cứ vào vốn đăng ký hay bất kỳ một tiêu chí
nào khác. Theo Luật khuyến khích phát triển DNNVV của Trung Quốc ngày
29/6/2002 thì doanh nghiệp nhỏ là những doanh nghiệp có từ 50-100
lao động thƣờng xuyên và doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có sử
dụng từ 101 tới 500 lao động.
- Tại Nhật Bản: Luật cơ bản về DNNVV đã đƣợc sửa đổi (ban hành
ngày 3/12/1999) với nội dung thay đổi chủ yếu là tăng giới hạn vốn tối đa cho
các DNNVV trong từng lĩnh vực. Mục đích của sự thay đổi này là làm tăng số
lƣợng doanh nghiệp có đủ điều kiện đƣợchƣởng các biện pháp trợ giúp
DNNVV. Theo Luật mới, các tiêu chí xác định DNNVV đƣợc thể hiện theo
từng ngành (gồm 4 nhóm ngành là sản xuất, bán buôn, bán lẻ và dịch vụ) với
hai tiêu thức đánh giá là số lao động tối đa và số vốn tối đa.
Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật
Lĩnh vực
Số lao động tối đa
Số vốn tối đa (triệu Yên Nhật)
Sản xuất
300
300
Bán buôn
100
100
Bán lẻ
50
50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
10
Dịch vụ
100
50
(Nguồn: Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV Nhật Bản, JICA, 1999)
- Tại Hàn Quốc: Hàn Quốc phân định DNNVV theo ngành kinh doanh
dựa trên số lao động sử dụng, cụ thể: Ngành sản xuất, thai khác, vận tải có số
lao nhỏ hơn 300 ngƣời; ngành xây dựng có số lao động nhỏ hơn 200 ngƣời;
ngành thƣơng mại và dịch vụ có số lao động nhỏ hơn 20 ngƣời.
- Tại Đài Loan: Nền kinh tế Đài Loan phát triển thịnh vƣợng trên cơ sở
sự thành công của hệ thống DNNVV. Do vậy, khác với nhiều quốc gia, kể từ
năm 1967, Đài Loan đã có một định nghĩa chính thức về DNNVV đƣợc thể
chế hoá trong các văn bản luật của Chính phủ. Định nghĩa DNNVV của Đài
Loan đƣợc quy định rõ và chi tiết trong từng ngành nghề:
+ Trong các ngành nghề chế tạo, xây dựng và khai mỏ: Các DNNVV là
các doanh nghiệp có vốn hoạt động dƣới 80 triệu Đài tệ (khoảng 2,3 triệu
USD) hoặc số ngƣời lao động thƣờng xuyên dƣới 200 ngƣời.
+ Trong các ngành nông nghiệp, lâm sản, ngũ nghiệp, gây giống gia
súc, nƣớc, điện, năng lƣợng, khí gas, thƣơng mại, vận tải, nhà kho, liên lạc, tài
chính, bảo hiểm, bất động sản, dịch vụ công nghiệp, dịch vụ thƣơng mại, dịch
vụ xã hội và dịch vụ cá nhân: Các DNNVV là các doanh nghiệp có doanh thu
hàng năm dƣới 100 triệu Đài tệ (khoảng 2,9 triệu USD), hoặc số ngƣời lao
động thƣờng xuyên dƣới 50 ngƣời.
- Tại Thái Lan: Các quy định của Thái Lan xác định những doanh
nghiệp sử dụng dƣới 100 lao động và số vốn dƣới 4 triệu USD thì đƣợc coi là
DNNVV
- Tại Malaysia: Việc xác đinh DNNVV theo ngành kinh doanh dựa trên
số lao động sử dụng và doanh thu. Ngành nông nghiệp: Số lao động ít hơn 50
ngƣời, doanh thu nhỏ hơn 5 triệu Ringgit Malaysia (MYR); ngành sản xuất và
dịch vụ: Số lao động ít hơn 150 ngƣời, doanh thu nhỏ hơn 25 triệu MYR;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
11
ngành công nghệ thông tin: số lao động ít hơn 50 ngƣời, doanh thu nhỏ hơn 5
triệu MYR.
- Tại các nƣớc Châu Âu: Trƣớc kia, các nƣớc thuộng cộng đồng Châu
Âu có cách định nghĩa về DNNVV của riêng cho từng quốc gia, nhƣ ở Đức
Các DNNVV đƣợc định nghĩa là những doanh nghiệp có số lao động dƣới
500 ngƣời; trong khi đó ở Bỉ, DNNVV đƣợc định nghĩa là những doanh
nghiệp có số lao động ít hơn 100 ngƣời… Nhƣng đến nay cộng đồng Châu
Âu đã bắt đầu có khái niệm chung về về DNNVV một cách chuẩn hoá hơn,
theo đó, DNNVV là các doanh nghiệp có ít hơn 250 lao động tồn tại dƣới bất
kỳ hình thức pháp lý và cơ cấu sở hữu nào. Các DNNVV đƣợc chia thành
doanh nghiệp siêu nhỏ nếu sử dụng từ 1 - 9 lao động; doanh nghiệp nhỏ nếu
có từ 10 đến 50 lao động và những doanh nghiệp có từ 51 đến 250 lao động
đƣợc coi là doanh nghiệp vừa.
- Tại Mỹ: Cục Quản lý kinh doanh nhỏ (SBA) xác định DNNVV là
“một đơn vị kinh doanh có ít hơn 500 lao động”, trong đó, doanh nghiệp nhỏ
là doanh nghiệp sử dụng dƣới 100 lao động và doanh nghiệp vừa sử dụng từ
100 đến 500 lao động. Đây là định nghĩa đƣợc sử dụng rộng rãi nhất và có thể
coi là tiêu chuẩn về DNNVV chính thức của Chính phủ Mỹ.
- Tại Autralia: Việc phân định rõ DNNVV căn cứ vào ngành sản xuất
hay phi sản xuất. Theo đó, trong ngành sản xuất nói chung: DNNVV là doanh
nghiệp sử dụng dƣới 100 lao động; còn trong ngành phi sản xuất: DNNVV là
doanh nghiệp có sử dụng dƣới 20 lao động.
- Theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới (WB), doanh nghiệp siêu nhỏ là
doanh nghiệp có số lao lƣợng lao động dƣới 10 ngƣời; doanh nghiệp nhỏ có
số lƣợng lao động từ 10 đến 50 ngƣời; còn doanh nghiệp vừa có từ 10 đến
300 lao động.
1.1.2.2. Tiêu chuẩn của Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
12
Tại Việt Nam, khái niệm DNNVV đƣợc biết đến bắt đầu từ những năm
1990 đến nay, thông qua các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc hay những quy
định riêng của địa phƣơng trong quá trình phân loại doanh ngiệp phục vụ cho
hoạt động phân cấp quản lý, sắp xếp thang lƣơng hoặc làm căn cứ cho các
chính sách hỗ trợ, cụ thể nhƣ sau:
- Theo thông tƣ liên bộ số 21/LĐTT ngày 17/6/1993 của liên bộ Lao
động Thƣơng binh Xã hội và Bộ Tài chính, các doanh nghiệp ở Việt Nam
đƣợc phân thành 5 hạng: hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV dựa trên mức độ
phức tạp nhƣ vốn, công nghệ, lao động, doanh thu, lợi nhuận… Tuy nhiên, tại
thời điểm này, đối tƣợng phân loại chủ yếu chỉ giới hạn trong các doanh
nghiệp Nhà nƣớc với mục đích giúp cơ quan chức năng có căn cứ để xếp
thang bậc lƣợng cho cán bộ quản lý doanh nghiệp.
- Trƣớc năm 1998, một số địa phƣơng, tổ chức đã xác định DNNVV
dựa trên các tiêu chí khác nhƣ: Số lao động dƣới 50 ngƣời, giá trị tài sản cố
định dƣới 10 tỷ, số dƣ vốn lƣu động dƣới 8 tỷ đồng và doanh thu hàng tháng
dƣới 20 tỷ đồng. Đơn cử, tại Thành phố Hồ Chí Minh có quy định những
doanh nghiệp có vốn pháp định trên 1 tỷ đồng, lao động trên 100 ngƣời và
doanh thu hàng năm trên 10 tỷ đồng là doanh nghiệp vừa, còn dƣới giới hạn
đó đƣợc xếp vào nhóm doanh nghiệp nhỏ.
- Ngày 20/6/1998, Chính phủ đã có công văn số 681/CP - KCN về việc
định hƣớng chiến lƣợc và chính sách phát triển các DNNVV. Theo hƣớng dẫn
của công văn này, DNNVV là những doanh nghiệp có vốn dƣới 5 tỷ đồng và
lao động thƣờng xuyên dƣới 200 ngƣời. Văn bản này cũng cho phép các địa
phƣơng đƣợc quyền lựa chọn áp dụng cho một trong hai tiêu chí hoặc cả hai
tiêu chí căn cứ vào điều kiện cụ thể trong từng ngành, từng lĩnh vực. Đây có
thể đƣợc coi là văn bản chính thức đƣa ra tiêu chí xác định DNNVV.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
13
- Ngày 23/11/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Theo nghị định này, đối tƣợng đƣợc xác
định này DNNVV bao gồm các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật
doanh nghiệp và Luật doanh nghiệp nhà nƣớc; Các hợp tác xã thành lập và
hoạt động theo Luật hợp tác xã; Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị
định số 109/2004/NĐ - CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh có số vốn
đăng ký dƣới 10 tỷ đồng Việt Nam hoặc số lao động bình quân hàng năm dới
300 ngƣời. Nhƣ vậy, theo đinh nghĩa này tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh và thoả mãn một trong hai tiêu thức
lao động hoặc vốn đƣa ra trong nghị định này đều đƣợc coi là DNNVV.
- Tháng 6 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ CP, về giúp phát triển DNNVV, định nghĩa DNNVV đƣợc xác định tại Điều 3
của Nghị định này, qua đó, DNNVV tại Việt Nam đƣợc xác định là cơ sở
kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, đƣợc chia
thành ba cấp là siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng
nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán
của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng ngồn vốn là tiêu chí
ƣu tiên). Chi tiết các tiêu chí xác định DNNVV đƣợc cụ thể hoá trong bảng
1.2 dƣới đây:
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn phân định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Doanh
nghiệp
Siêu nhỏ
Tiêu chí
Số lao
động
Tổng
nguồn vốn
Số lao
động
Nông, lâm
và thuỷ sản
<10
ngƣời
<20 tỷ
đồng
Từ 10 200 ngƣời
Công nghiêp
và xây dựng
<10
ngƣời
<20 tỷ
đồng
Từ 10 200 ngƣời
Nhỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
Vừa
Tổng
nguồn
Số lao động
vốn
Từ 20 Từ 200 100 tỷ
300 ngƣời
đồng
Từ 20 Từ 200 100 tỷ
300 ngƣời
đồng
/>
14
Thƣơng mại
và dịch vụ
Từ 20 50 tỷ
đồng
(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ - CP)
<10
ngƣời
<10 tỷ
đồng
Từ 10 - 50
ngƣời
Từ 50 - 100
ngƣời
Nhƣ vậy, việc xác định DNNVV theo Nghị định này của Việt nam hiện
nay dựa trên các tiêu chí về quy mô (quy mô vốn hay lao động) và tính chất
ngành nghề. Nhìn chung, các tiêu chí phân loại này tƣơng đối phù hợp với
điều kiện kinh tế xác hội của Việt Nam hiện nay nhất là xác định theo nhóm
ngành nghề. Việc sử dụng tiêu chí ngành nghề theo các nhóm ngành nghề với
nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiêp và xây dựng;
thƣơng mại và dịch vụ trong phân định DNNVV là cần thiết, bởi đặc thù
trong hoạt động của các nhóm ngành nghề này có sự khác biệt rõ ràng. Tuy
nhiên, việc dùng một trong hai tiêu chí lao động bình quân hàng năm hoặc
tổng nguồn vốn còn quá ching chung, khó phân định. Mặt khác, ở góc độ
thống kê về DNNVV, việc sử dụng một trong hai chỉ tiêu lao động và tổng
nguồn vốn đã tạo ra sự khác biệt đáng kể về số liệu thống kê. Xét về số lao
động bình quân cũng cần làm rõ thêm là tính toán với lao động thƣờng xuyên,
hay bao gồm cả lao động thời vụ; gồm những lao động thực tế của doanh
nghiệp hay chỉ gồm những lao động ký hợp đồng và có đóng bảo hiểm? Trên
thực tế chỉ tiêu về số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp chỉ là
con số dự kiến và cũng không bắt buộc ngƣời thành lập doanh nghiệp phải kê
khai nên cũng không có căn cứ để phân loại doanh nghiệp sau đăng ký kinh
doanh. Hơn nữa, tiêu chí về số lao động bình quân là một tiêu chí có tính
“động” rất lớn do hiện tƣợng lao động mùa vụ rất phổ biến và số lao động này
thay đổi công việc thƣờng xuyên nên gây nhiều khó khăn trong việc xác định
DNNVV. Để xác định rõ hơn, theo tác giả, nên sử dụng chỉ tiêu lao động nên
dựa vào số lao động làm việc thƣờng xuyên từ 1 năm trở lên.
Đối với tiêu chí quy mô tổng nguồn vốn trong phân định DNNVV, tiêu
chí này trong nhiều trƣờng hợp không phản ánh đúng thực trạng quy mô của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
15
doanh nghiệp. Trong khi đó, quy mô của doanh nghiệp có thể đƣợc phản ánh
rõ hơn thông qua chỉ tiêu doanh thu bởi nó gắn với thực trạng hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, tác giả cho rằng nên sử dụng tiêu chí
doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp để xác định chính xác hơn quy mô
của doanh nghiệp trong từng giai đoạn thay cho tiêu chí tổng nguồn vốn.
Vì vậy, theo tác giả, để thống nhất và thuận lợi trong thống kê, đánh
giá, việc xác định DNNVV ngoài việc phân định theo ngành kinh tế cần dựa
trên cả hai tiêu chí là doanh thu hàng năm và số lao động làm việc từ 1 năm
trở lêntrung bình hàng năm của các doanh nghiệp.
1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO - World Intellectual
Property Organization) các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, quy mô nhỏ và
vừa có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên cả góc độ kinh tế và xã hội.
Ngay trong khối EU, là khu vực có nền kinh tế phát triển cao, các doanh
nghiệp này vẫn chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp, tạo ra 65 triệu việc làm
và đóng góp 40% đến 50% trong tổng GDP hàng năm. Quan trọng hơn, doanh
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là những cái nôi nuôi dƣỡng tinh thần khởi nghiệp và
sáng tạo trong nền kinh tế. Trong một số khu vực kinh tế, DNNVV chiếm vai
trò quan trọng và là động lực phát triển của nền kinh tế bởi các DNNVV có
những lợi thế rõ ràng, đó là khả năng thỏa mãn nhu cầu có hạn về những
chủng loại hàng hóa, dịch vụ trong những thị trƣờng chuyên môn hóa, khuynh
hƣớng sử dụng nhiều lao động với trình độ lao động kỹ thuật trung bình, thấp,
đặc biệt là rất linh hoạt, có khả năng nhanh chóng thích nghi với các nhu cầu
thay đổi của thị trƣờng. DNNVV có thể tham gia vào những mảng thị trƣờng
mới mà những thị trƣờng này không thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp
lớn do quy mô thị trƣờng nhỏ. Các DNNVV cũng sẵn sàng phục vụ ở những
khu vực xa xôi, những khoảng trống nhỏ trên thị trƣờng mà các doanh nghiệp
lớn không cung ứng vì các mối quan tâm của họ đặt ở các thị trƣờng có khối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>