Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

20012022 Ban tin Thai Nguyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.62 KB, 26 trang )

ĐIỂM BÁO
THƠNG TIN VỀ THÁI NGUN QUA BÁO CHÍ
(Tin ngày 20 tháng 01 năm 2022)

PHẦN I: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THƠNG TIN VỀ THÁI NGUN...............................1
1. Thớng kê ng̀n, tin, bài..........................................................................................................1
2. Các vấn đề nổi bật được báo chí phản ánh............................................................................3
1. Vụ san lấp đất trồng lúa ở Hồng Tiến: Hợp nhu cầu nhưng trái quy định..........................................................3
2. Phú Bình: Cơ sở chế biến gỗ “nhảy dù” trên đất chưa chuyển đổi do chính quyền bng lỏng quản lý?..........3

PHẦN II: BÁO CÁO TỔNG QUAN THÔNG TIN VỀ THÁI NGUYÊN..............................4
I. Chùm tin Đại tướng Tô Lâm làm việc tại Thái Nguyên.......................................................4
1. Xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại khu vực trung du phía Bắc...................4
2. Đại tướng Tơ Lâm chúc Tết Bộ tư lệnh Quân khu 1...........................................................................................6
3. Giữ bình yên từng bản làng, khu phố để Nhân dân ngày càng ấm no, giàu mạnh..............................................6
4. Đại tướng Tô Lâm tặng quà Tết cho nhân viên Samsung Việt Nam.................................................................10

I. Thời sự - Chính trị..................................................................................................................11
1. Phiên họp thứ 5 của UBND tỉnh: Thảo luận, thống nhất các giải pháp trọng tâm và định hướng lớn..............11
2. Phát triển nền tảng xã hội số kết nối dịch vụ hành chính cơng.........................................................................13

II. Thơng tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19.....................................................................15
1. Thái Nguyên: Thêm 196 ca mắc Covid-19, trong đó có 32 ca cộng đồng........................................................15
2. Thái Nguyên lên kế hoạch cho toàn bộ học sinh trở lại trường.........................................................................15

III. Kinh tế và phát triển...........................................................................................................16
1. Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên: Đẩy mạnh triển khai các nghiệp vụ qua dịch vụ công trực tuyến...............16
2. Thái Nguyên: Khởi sắc từ các dự án đầu tư......................................................................................................18
3. Thái Nguyên: Đảm bảo tiến độ dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công 2................................19
4. Thái Nguyên: DETECH LAND đăng ký làm điểm dân cư nông thôn xã Khôi Kỳ..........................................21


IV. Văn hóa – xã hội...................................................................................................................21
1. Báo Dân tộc và Phát triển phối hợp với Chùa Ba Vàng tổ chức Chương trình "Trao quà Tết gắn kết yêu
thương" tại tỉnh Thái Ngun................................................................................................................................21

III. Pháp luật – An ninh Q́c phịng.......................................................................................23
1. Vụ san lấp đất trồng lúa ở Hồng Tiến: Hợp nhu cầu nhưng trái quy định........................................................23
2. Phú Bình: Cơ sở chế biến gỗ “nhảy dù” trên đất chưa chuyển đổi do chính quyền bng lỏng quản lý?........24

PHẦN I: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THƠNG TIN VỀ THÁI NGUN
1. Thớng kê ng̀n, tin, bài
Trong ngày 20/01, các báo Trung ương, báo ngành và báo điện tử, truyền hình tiếp tục thơng tin
về các hoạt động đối nội, đối ngoại của các lãnh đạo tỉnh; thông tin về các sự kiện diễn ra ở địa
phương cũng như tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Cụ thể như sau:
Hạng
mục

Số
tin,

Tiêu đề tin, bài

Tên báo, số trang, tác giả

1


tin

bài


Khen
ngợi,
động
viên

26

Cand.com.vn 19/01, Quỳnh Vinh; Công an
nhân dân 20/01, tr2; Vnews.gov.vn 19/01;
Xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm kinh
TTXVN/Vietnamplus.vn/ Baotintuc.vn 19/01;
tế công nghiệp hiện đại khu vực trung du
Nhandan.vn 19/01, Nhân dân 20/01, tr5;
phía Bắc
Antv.gov.vn; Mps.gov.vn 19/01; Kênh ANTVBản tin 113 online lúc 11h30 ngày 19/01
Qdnd.vn 19/01, Mạnh Quỳnh- Quốc Hả;
Đại tướng Tô Lâm chúc Tết Bộ tư lệnh Quân
Kênh ANTV- Bản tin Nhật ký an ninh lúc 22h
khu 1
ngày 19/01
Cand.com.vn 19/01, Quỳnh Vĩnh; Kênh
Giữ bình yên từng bản làng, khu phố để
ANTV- Bản tin Nhật ký an ninh lúc 22h ngày
Nhân dân ngày càng ấm no, giàu mạnh
19/01
Đại tướng Tô Lâm tặng quà Tết cho nhân
Laodong.vn 19/01, Việt Lâm-Hải Nguyễn ;
viên Samsung Việt Nam
Lao động 20/01, tr5
Phiên họp thứ 5 của UBND tỉnh: Thảo luận,

thống nhất các giải pháp trọng tâm và định
Baothainguyen.vn 19/01, Hằng Nga
hướng lớn
Phát triển nền tảng xã hội số kết nối dịch vụ Quân đội nhân dân 20/01, tr6, Dương Sao;
hành chính cơng
Qdnd.vn 19/01
Thái Ngun lên kế hoạch cho toàn bộ học
Giaoducthoidai.vn 19/01, Thanh An
sinh trở lại trường
Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên: Đẩy mạnh
triển khai các nghiệp vụ qua dịch vụ công
Tapchitaichinh.vn 19/01, Hà Anh
trực tuyến
Thái Nguyên: Khởi sắc từ các dự án đầu tư
Vtc.vn 19/01, Vũ Minh
Thái Nguyên: Đảm bảo tiến độ dự án xây
Baoxaydung.com.vn 19/01, Việt Hoan
dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công 2
Thái Nguyên: DETECH LAND đăng ký làm
Đấu thầu 20/01, tr2, Minh Thông
điểm dân cư nông thôn xã Khôi Kỳ
Báo Dân tộc và Phát triển phối hợp với Chùa
Ba Vàng tổ chức Chương trình "Trao quà Tết Baodantoc.vn 19/01, Thiên An
gắn kết yêu thương" tại tỉnh Thái Nguyên

Chỉ
đạo,
nhắc
nhở


1

Thái Nguyên: Thêm 196 ca mắc Covid-19,
trong đó có 32 ca cộng đồng

Vấn đề
tồn tại

2

Vụ san lấp đất trồng lúa ở Hồng Tiến: Hợp
Baothainguyen.vn 20/01, Dương Hưng
nhu cầu nhưng trái quy định
Phú Bình: Cơ sở chế biến gỗ “nhảy dù” trên
đất chưa chuyển đổi do chính quyền bng Baophapluat.vn 19/01, Dương Tươi
lỏng quản lý?

Tổng
số tin,
bài

26

Về đầu trang

Baothainguyen.vn 19/01, Tùng Lâm

2



2. Các vấn đề nổi bật được báo chí phản ánh
lỏng
quản lý?
(Baophapluat.vn
19/01,
Dương
Tươi)

Về đầu trang
3


PHẦN II: BÁO CÁO TỔNG QUAN THÔNG TIN VỀ THÁI NGUYÊN
I. Chùm tin Đại tướng Tô Lâm làm việc tại Thái Nguyên
1. Xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế cơng nghiệp hiện đại khu vực trung du
phía Bắc
(Cand.com.vn 19/01, Quỳnh Vinh; Công an nhân dân 20/01, tr2; Vnews.gov.vn 19/01;
TTXVN/Vietnamplus.vn/ Baotintuc.vn 19/01; Nhandan.vn 19/01,Nhân dân 20/01, tr5 Thế Bình;
Antv.gov.vn; Mps.gov.vn; Kênh ANTV- Bản tin 113 online lúc 11h30 ngày 19/01)
Đại tướng Tơ Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ
Công an đã nhấn mạnh điều này khi đến thăm, chúc Tết và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Thái Nguyên.
Tham dự buổi làm việc, về phía tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên
Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đồn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên; đồng chí
Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND
tỉnh; đồng chí Phạm Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Cùng
dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an; đại diện lãnh đạo các sở, ban,
ngành tỉnh Thái Nguyên.
Báo cáo với Đại tướng Tô Lâm về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH), quốc phịng - an ninh của
tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải cho biết, năm 2021, mặc dù phải đối mặt

với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là những tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19
nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành chủ động, linh hoạt, sáng tạo của Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh Thái Nguyên với nỗ lực phấn đấu và quyết tâm chính trị cao, Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã đạt được rất nhiều thành tựu về phát triển KTXH
trong năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX.
Nổi bật, tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2021 tăng 6,51% so với năm 2020; GDP bình quân đầu
người năm đạt 95,1 triệu đồng; giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 844.000 tỷ đồng,
tăng 7,7% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 28,85 tỷ USD, tăng 17,9%; tổng thu
ngân sách Nhà nước 17.904 tỷ đồng…
Thái Nguyên nằm trong 10 địa phương có thu nhập bình qn lao động trong doanh nghiệp cao
nhất cả nước. Các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội được triển khai kịp thời, hiệu quả, góp phần
ổn định đời sống Nhân dân. Quốc phịng, an ninh được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội trên địa
bàn tỉnh được bảo đảm. Đặc biệt, Thái Nguyên đã thực hiện rất tốt cơng tác phịng, chống dịch
Covid-19, thực sự là "an tồn khu", "vùng xanh" trong phịng, chống dịch bệnh…
Thay mặt Bộ Chính trị, Đại tướng Tơ Lâm biểu dương và chúc mừng những thành tựu quan
trọng, nổi bật mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đạt được 4


trên các lĩnh vực. Đại tướng Tô Lâm đánh giá, Thái Ngun là địa phương rất năng động, có vị
trí rất quan trọng trong phát triển KTXH, bảo đảm quốc phịng, an ninh của đất nước, là khu vực
có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hoạt động.
Năm 2022, phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được, Đại tướng Tô Lâm lưu ý Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên cần tập trung quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ các Nghị
quyết của Đảng, cụ thể hóa sát hợp với đặc điểm, điều kiện đặc thù của tỉnh; qn triệt phương
châm thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt có hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, sớm
hoàn thành các mục tiêu tiêm chủng, bao phủ vaccine. Chú trọng phát huy các lợi thế thành quả,
cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng
ưu tiên các nhóm ngành, sản phẩm ứng dụng cơng nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, đẩy mạnh
sản xuất hàng xuất khẩu để tạo chuyển biến mạnh về tăng giá trị sản xuất cơng nghiệp…

Giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương, chú trọng
bảo đảm an ninh con người, bảo vệ an ninh, an toàn cho người dân. Tăng cường cơng tác đối
ngoại; thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, nhất là đồng bào dân
tộc thiểu số, công nhân tại các khu công nghiệp…
"Tôi tin tưởng rằng, với truyền thống cách mạng, phát huy những thành tựu, kết quả đã đạt
được, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục đoàn kết, chủ
động, sáng tạo, nỗ lực hơn nữa, khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX; phấn đấu xây dựng
Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực
trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030", Đại tướng Tô Lâm nêu rõ.
Nhân dịp năm mới 2022 và chuẩn bị đón Tết cổ truyền Nhâm Dần, Đại tướng Tơ Lâm chúc
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên một năm mới tràn đầy sức
khỏe, an khang, hạnh phúc và tiếp tục giành được nhiều thắng lợi hơn nữa.
Sáng cùng ngày, Đồn cơng tác của Đại tướng Tô Lâm cũng đã thăm, chúc Tết Bệnh viện Trung
ương Thái Ngun.
GS.TS Nguyễn Cơng Hồng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, đại biểu Quốc hội
khoá XV cho biết, năm vừa qua, bệnh viện đã đạt được nhiều thành tích, kết quả quan trọng trên
các mặt cơng tác chuyên môn, đào tạo, chỉ đạo tuyến, công tác tổ chức cán bộ, chăm lo đời sống
y bác sỹ, công nhân bệnh viện. Đơn vị đã tổ chức khám bệnh cho gần 400.000 lượt bệnh nhân
đến khám ngoại trú, điều trị nội trú cho gần 65.000 bệnh nhân; ứng dụng và phát triển nhiều kỹ
thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu. Đặc biệt, đã tăng cường nhiều lượt thầy thuốc, bác sỹ, nhân viên
y tế tham gia chống dịch Covid-19 tại các địa phương...
Thăm hỏi, động viên, tặng quà Tết đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc tại bệnh viện, Đại tướng Tô
Lâm yêu cầu các thầy thuốc, bác sỹ, nhân viên y tế phát huy vai trò, vị thế, uy tín, truyền thống 5


của Bệnh viện hạng đặc biệt trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân
các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nói chung và Thái Nguyên nói riêng. Tiếp tục thực hiện
hiệu quả các chỉ đạo của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của địa phương, nỗ lực
phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chun mơn, nhất trong phịng, chống dịch bệnh Covid19, tô thắm thêm truyền thống của một bệnh viện vinh dự được Bác Hồ về thăm cách đây 60

năm... Về đầu trang
/>2. Đại tướng Tô Lâm chúc Tết Bộ tư lệnh Quân khu 1
(Qdnd.vn 19/01, Mạnh Quỳnh- Quốc Hả ; Kênh ANTV- Bản tin Nhật ký an ninh lúc 22h ngày
19/01)
Ngày 19/01, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Cơng an Trung ương, Bộ
trưởng Bộ Cơng an cùng đồn cơng tác đã đến chúc Tết Bộ tư lệnh Quân khu 1.
Tại buổi tiếp, Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 1
thay mặt Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu báo cáo với đồng chí Bộ trưởng Bộ Cơng an những nét
chính về tình hình kinh tế - xã hội và quốc phịng - an ninh trên địa bàn Quân khu 1; những kết
quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của lực lượng vũ trang Quân khu và
thành tựu phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng - an ninh của các
địa phương trên địa bàn Quân khu trong năm 2021.
Qua nghe báo cáo, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đại tướng Tô Lâm ghi nhận, biểu dương
lực lượng vũ trang Quân khu 1 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2021; tập
trung nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đại tướng Tơ Lâm
mong muốn thời gian tới, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 1, cán bộ, chiến sĩ tiếp tục phát huy kết
quả, thành tích đạt được, quán triệt, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng,
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân khu, nhiệm kỳ
2020-2025; đoàn kết, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, nhân dân các địa phương thực
hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022 và những năm tiếp theo.
Cũng trong dịp này, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Cơng an Trung
ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã thăm, chúc tết Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên và
một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Về đầu trang
/>3. Giữ bình n từng bản làng, khu phớ để Nhân dân ngày càng ấm no, giàu mạnh
(Cand.com.vn 19/01, Quỳnh Vĩnh; Kênh ANTV- Bản tin Nhật ký an ninh lúc 22h ngày 19/01)

6



Chiều 19/01, Đồn cơng tác do Đại tướng Tơ Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Cơng
an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Cơng an làm Trưởng đồn đã thăm, chúc Tết và làm việc với Cán
bộ chiến sĩ Công an tỉnh Thái Nguyên.
Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng,
Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên. Cùng dự có đại diện lãnh đạo
các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Thái
Nguyên...
Đại tá Bùi Đức Hải, Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên đã báo cáo với đồng chí Bộ trưởng
kết quả cơng tác của Cơng an tỉnh. Năm 2021, lực lượng Cơng an tồn tỉnh đã triển khai thực
hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác Công an, chủ động nắm và
tham mưu giải quyết tốt tình hình, bảo đảm an ninh trật tự, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ.
Nổi bật là, bảo đảm tốt an ninh trên các lĩnh vực, bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng
điểm, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa lơn và hoạt động của các đồn lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc tại địa phương.
Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm (tội
phạm về trật tự xã hội giảm 6,7% so với năm 2020), tỷ lệ điều tra khám phá án đạt cao (92,8%);
chất lượng cơng tác nghiệp vụ tiếp tục được nâng lên, góp phần quan trọng trong phòng ngừa,
đấu tranh tội phạm. Tai nạn giao thơng giảm cả 3 tiêu chí. Cơng tác xây dựng đảng, xây dựng
lực lượng, hậu cần đạt nhiều kết quả quan trọng, hồn thành tổ chức Cơng an xã, thị trấn chính
quy. Phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiêp tục được đẩy mạnh. Đặc biệt, lực lượng
Công an nhân dân đã phát huy vai trị nịng cốt, xung kích, tuyến đầu triển khai đồng bộ, hiệu
quả nhiều giải pháp góp phần quan trọng vào cơng tác phịng, chống dịch Covid-19 trên địa
bàn...
Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Tơ Lâm biểu dương,
chúc mừng những thành tích, chiến công mà Công an tỉnh Thái Nguyên đạt được trong năm
2021. Bộ trưởng khẳng định, trong những thành tựu chung của tỉnh Thái Nguyên có sự đóng
góp rất quan trọng của Công an tỉnh trong bảo vệ an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an tồn xã
hội, giữ mơi trường an tồn, lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội
(KTXH), làm n lịng người dân, tạo khơng khí phấn khởi, tin tưởng trong Nhân dân.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Tô Lâm trân trọng cảm ơn sự quan tâm, phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt sự ủng hộ của các tầng lớp
Nhân dân đối vơi lực lượng Công an trong công tác đảm bảo an ninh trật tự; mong rằng tiếp tục
nhận được sự phối hợp hiệu quả trong thời gian tới.
Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu Công an tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phát huy kết quả, thành tích đạt
được và bám sát định hướng phát triển của tỉnh, đóng góp trách nhiệm để xây dựng tỉnh Thái 7


Nguyên nhanh chóng phát triển ổn định, bền vững ở vị trí đồng bằng trung du Bắc Bộ và vùng
Thủ đô. Chú trọng xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, tiến
lên chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Giữ vững mục tiêu kéo
giảm tội phạm; khơng được để tồn tại băng, ổ nhóm tội phạm. Tăng cường trách nhiệm của lực
lượng Công an xã, bảo đảm tốt an ninh trật tự ở cơ sở. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý Nhà nước về an ninh trật tự và cải cách thủ tục hành chính, đi đầu trong giải quyết thủ tục
hành chính, tinh giảm biên chế; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, không kể ngày đêm
tương tác với Nhân dân...
Trong khơng khí thân tình, Bộ trưởng Tơ Lâm u cầu Cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Thái
Nguyên bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và việc thực hiện, triển khai các chỉ
thị, nghị quyết của tỉnh để xây dựng quê hương Thái Nguyên ngày càng giàu mạnh, phát triển,
Nhân dân được ấm no, được bình yên trong từng bản làng, ngõ, xóm, từng khu phố.
Chỉ cịn ít ngày nữa là đến Tết cổ truyền của dân tộc, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị Công an tỉnh
Thái Nguyên chủ động nắm chắc tình hình, kết hợp thực hiện tốt cao điểm tấn công trấn áp và
truy nã tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Nhâm Dần; quan tâm bảo đảm chế độ
chính sách cho CBCS và thân nhân; tổ chức cho Cán bộ chiến sĩ vui xn, đón Tết an tồn, tiết
kiệm, lành mạnh, lưu ý bảo đảm cơng tác phịng, chống dịch Covid-19...
Trước đó, Bộ trưởng Tơ Lâm đến thăm và tặng quà Tết cho Cán bộ chiến sĩ Trại giam Phú Sơn.
Thời gian qua, Trại giam Phú Sơn 4 đã tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ công tác quản lý,
giam giữ phạm nhân; thường xuyên bổ sung và diễn tập các phương án bảo đảm an ninh, an
toàn trại giam. Cơng tác giáo dục và thực hiện chính sách, chế độ ăn, ở, sinh hoạt, lao động, dạy
nghề đối với phạm nhân được thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch, theo quy định. Thực

hiện nghiêm túc, đúng quy định về xét đề nghị đặc xá, giảm án, tha tù trước thời hạn. Triển khai
đồng bộ, hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 đối với phạm nhân và Cán bộ chiến
sĩ…
Bộ trưởng Tô Lâm ghi nhận, biểu dương những kết quả, thành tích mà Cán bộ chiến sĩ Trại
giam Phú Sơn 4 đã đạt được trong năm 2021; đề nghị thời gian tới, đơn vị tiếp tục thực hiện có
hiệu quả cơng tác quản lý giam, giữ; nâng cao hiệu quả cơng tác thi hành án hình sự và đặc xá
trong Cơng an nhân dân. Nắm chắc tình hình, khơng để xảy ra đột xuất, bất ngờ. Nghiên cứu,
hình thành nhiều mơ hình lao động sản xuất, dạy nghề phù hợp với điều kiện của Trại giam. Xây
dựng khối đoàn kết trong nội bộ vững chắc; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và cơng tác giáo dục
chính trị, tư tưởng. Tiếp tục làm tốt cơng tác phịng, chống dịch Covid-19 trong trại giam. Quan
tâm xây dựng mối quan hệ mật thiết với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đồn thể và Nhân
dân nơi đơn vị đóng qn…

8


Chiều cùng ngày, Đồn cơng tác của Đại tướng Tơ Lâm đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích ATK; thăm, chúc Tết bà con nhân dân xã Phú Đình, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Ngun.
Phú Đình là xã miền núi nằm phía Tây Nam huyện Định Hóa, có 1.568 hộ với 6.454 nhân khẩu,
gồm 7 dân tộc cùng sinh sống. Năm 2021, Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã lãnh đạo điều hành
chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, qua đó kinh tế - xã hội đạt các
mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Bên cạnh đó, Cơng an xã Phú Đình đã sớm ổn định tổ chức, tích cực tham mưu với cấp ủy,
chính quyền các chủ trương, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự tại địa bàn và có những đóng góp
quan trọng góp phần làm thay đổi, chuyển biến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn xã. Tích
cực vận động đồng bào tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, triển khai các
biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Về xã Phú Đình - vùng căn cứ địa cách mạng giàu truyền thống anh hùng, Đại tướng Tô Lâm
biểu dương, chúc mừng những kết quả, thành tích mà Đảng bộ, nhân dân huyện Định Hóa nói

chung và xã Phú Đình nói riêng đã đạt được, đồng thời mong muốn Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân trong xã đồn kết một lòng, phát huy truyền thống quê hương cách mạng, vượt qua
mọi khó khăn, tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại địa phương,
gắn với đặc thù của xã. Tổ chức thực hiện nghiêm cơng tác phịng chống dịch bệnh…
Bộ trưởng Tơ Lâm u cầu lực lượng Cơng an xã Phú Đình cần nỗ lực, cố gắng, khắc phục khó
khăn, tiếp cận nhanh, tiếp cận sớm vưới công việc thực tiễn, bám sát cơ sở, gần gũi với bà con.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng hình ảnh người chiến sỹ Cơng an nhân dân bản lĩnh,
nhân văn, vì nhân dân phục vụ; luôn tâm niệm và thực hiện tốt phương châm "lúc dân cần, lúc
dân khó, có Cơng an", giữ vững an ninh, trật tự vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân trên quê
hương cách mạng...
Nhân chuyến công tác, Đại tướng Tô Lâm đã thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm, tặng
quà cán bộ, nhân viên, người lao động Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên.
Đại tướng Tô Lâm đánh giá, Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên là điểm sáng
trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong gần 30 năm qua. Năm 2021 thế
giới gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 nhưng Samsung Việt Nam và Samsung Thái
Nguyên vẫn phát triển tốt, khơng chỉ đóng góp tích cực cho nền kinh tế của Việt Nam và Hàn
Quốc mà còn góp phần khơng để đứt gãy chuỗi cung ứng tồn cầu. Riêng ở Thái Nguyên, hơn
44.000 công nhân lao động tại Samsung vẫn ngày đêm hăng say lao động, phục vụ nhiệm vụ
phát triển sản xuất của công ty và qua đó đóng góp cho Thái Nguyên trở thành một trong những
tỉnh có thu nhập bình qn của người lao động cao nhất cả nước (gần 10 triệu/người/tháng).
9


Dịp này, Bộ trưởng Tô Lâm trao quà Tết tặng Công an tỉnh Thái Nguyên; trao 50 suất quà tặng
Công an xã chính quy và Cơng an xã bán chun trách tiêu biểu. Đồng thời, Bộ trưởng Tô Lâm
trao quà tặng Đảng bộ, chính quyền xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; trao 145
suất quà tặng đồng bào có hồn cảnh khó khăn và trao 11 suất q tặng Cơng an xã chính quy,
Cơng an xã bán chun trách tại xã Phú Đình. Về đầu trang
/>4. Đại tướng Tô Lâm tặng quà Tết cho nhân viên Samsung Việt Nam
(Laodong.vn 19/01, Việt Lâm-Hải Nguyễn ; Lao động 20/01, tr5)

Chiều 19/01, Đại tướng Tơ Lâm - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Cơng an; ơng Nguyễn
Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; bà
Nguyễn Thanh Hải - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đồn Đại biểu Quốc
hội tỉnh Thái Nguyên… đã tới làm việc, động viên, trao quà tới lãnh đạo Samsung Việt Nam,
nhân viên Cơng ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Ngun (SEVT).
Ơng Choi Joo Ho - Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam, ông Lee Byeong Kuk - Tổng
Giám đốc Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam - Thái Nguyên cùng ban lãnh đạo tiếp
đồn.
Báo cáo với Bộ trưởng Bộ Cơng an Tơ Lâm và đồn cơng tác, đại diện Samsung Việt Nam cho
biết, hiện nay tại Việt Nam, Samsung Việt Nam có 6 nhà máy, với gần 105.000 cán bộ, nhân
viên. Mặc dù bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, doanh thu năm 2021 đạt 74,2 tỉ USD; xuất khẩu
đạt 65,5 tỉ USD…
Ngoài đẩy mạnh hoạt động sản xuất, Samsung Việt Nam luôn quan tâm đến chế độ phúc lợi cho
nhân viên như lập trung tâm đào tạo nhân tài, mở các khố đào tạo cao đẳng ngay tại cơng ty;
đầu tư hệ thống nhà ăn rộng rãi hơn 3.000 chỗ ngồi/nơi, với các món ăn phong phú phù hợp với
lựa chọn của nhân viên; có 800 xe buýt đưa đón nhân viên mỗi ngày; hỗ trợ xe buýt và vé xe để
cơng nhân về q đón Tết...
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Samsung Việt Nam đã tổ chức tiêm
vaccine sớm và hỗ trợ khẩu trang mỗi ngày cho nhân viên…
Phát biểu tại buổi làm việc, Đại tướng Tơ Lâm - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an
đánh giá, tổ hợp Samsung Việt Nam đã thực hiện rất tốt việc hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và
Hàn Quốc. Sự hợp tác đó mang lại lợi ích cho cả hai bên.
“Năm 2021, nền kinh tế của thế giới, của Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều do dịch COVID-19, tuy
nhiên Samsung Việt Nam, trong đó có SEVT vẫn hoạt động ổn định và phát triển, có nhiều đóng
10


góp vào nền kinh tế Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên. Điều này chứng tỏ cán bộ, nhân viên
Samsung Việt Nam rất nỗ lực chống dịch và lao động sản xuất” - Đại tướng Tô Lâm nêu ý kiến.
Bộ trưởng Bộ Cơng an cũng đánh giá cao hoạt động phịng chống COVID-19 và chăm lo đời

sống nhân viên của lãnh đạo và cơng đồn đang áp dụng trong thời gian qua đã đem lại thu nhập
cho nhân viên ở mức hơn 10 triệu đồng/người/tháng.
Đại tướng Tơ Lâm đã có đề nghị lãnh đạo Samsung Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến lực
lượng lao động nữ (chiếm 75% tổng số nhân viên) - tạo điều kiện để họ giao lưu, xây dựng hạnh
phúc gia đình, qua đó giúp họ n tâm lao động sản xuất, đóng góp cho Samsung và đất nước…
Để động viên người lao động khó khăn, trong dịp công tác tại Thái Nguyên, Đại tướng Tô Lâm
trao 200 suất quà trị giá (1.250.000 đồng/suất) cho đoàn viên, người lao động hồn cảnh khó
khăn, nhân viên tuyến đầu chống dịch của tỉnh Thái Nguyên.
Tại SEVT, Đại tướng Tô Lâm, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang, Bí thư Tỉnh uỷ
Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải đã trực tiếp trao 100 suất quà cho 100 nhân viên SEVT.
Ông Choi Joo Ho - Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam - gửi lời cảm ơn đến Bộ trưởng
Bộ Công an Tơ Lâm, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải
đã dành sự quan tâm, tạo điều kiện cho Samsung Việt Nam...
"Trong thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, tuy nhiên Chính phủ Việt Nam
đã có những biện pháp tạo điều kiện để Samsung tại Việt Nam duy trì hoạt động sản xuất liên
tục. Trong đó, Chính phủ cũng như những bộ, ngành liên quan đã đồng hành cùng Samsung và
các doanh nghiệp nước ngồi khác, lắng nghe tình hình, khó khăn, vướng mắc để kịp thời chỉ
đạo giải quyết. Trong thời gian tới, Samsung Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động
chống dịch COVID-19, có thêm nhiều phúc lợi cho nhân viên…" - ông Choi Joo Ho nêu ý kiến.
Về đầu trang
/>I. Thời sự - Chính trị
1. Phiên họp thứ 5 của UBND tỉnh: Thảo luận, thống nhất các giải pháp trọng tâm và định
hướng lớn
(Baothainguyen.vn 19/01, Hằng Nga)
Chiều 19/01, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh
ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp thứ 5 của UBND tỉnh với nhiều nội dung quan trọng.
Đồng chí Phạm Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tham dự
Phiên họp.

11



Phát biểu mở đầu Phiên họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh Phiên họp có ý nghĩa hết
sức quan trọng vì bàn, triển khai các giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
2022; Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022; Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022. Đồng chí đề nghị các
đại biểu tập trung thảo luận, tích cực đóng góp ý kiến vào các giải pháp năm 2022.
Tại Phiên họp, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 01,
Nghị quyết số 02 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.
Với chủ đề “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an tồn hiệu quả, phục hồi phát triển” theo
Nghị quyết 01 của Chính phủ, UBND tỉnh đề ra 12 nhóm giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu, trong đó
tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid - 19, vừa phục
hồi, phát triển kinh tế - xã hội; Xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật; Đẩy
mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số;
Phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại…
UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo;
thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đơ thị, kinh tế đơ thị, sớm hồn thành
và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch tỉnh…
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh yêu cầu các ngành, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch hành động
cụ thể, phù hợp với thực tiễn để thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
Đối với kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, giải pháp điều hành dự toán thu - chi ngân sách Nhà nước
năm 2022, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu tổng thu ngân sách đạt 18.000 tỷ đồng, dự toán chi ngân
sách trên 18.200 tỷ đồng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, năm 2022, Sở Tài chính cần phối hợp
với các sở, ngành, địa phương tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài
chính, quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách; chống thất thu, nợ đọng thuế, phấn đấu tăng thu ngân
sách nhà nước từ 10% trở lên so với năm 2021.
Cũng tại Phiên họp, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về đề án “Ngân hàng dữ liệu tên

đường, tên phố và cơng trình cơng cộng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”; Dự thảo Chương trình
các phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh năm 2022.
Kết luận Phiên họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tiếp thu, đánh giá cao ý kiến của các đại biểu
và giao cơ quan tham mưu hoàn chỉnh để ban hành. Đối với nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát
triển kinh tế - xã hội năm 2022, đồng chí yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương, các
đơn vị liên quan bám sát chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; vận dụng
linh hoạt, sáng tạo vào tình hình, đặc điểm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; triển khai có 12


hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022, đồng thời tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng
tâm trên các ngành, lĩnh vực; chủ động nắm chắc tình hình, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá
trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn, thu hút
đầu tư và khai thác các động lực tăng trưởng mới.
Đồng chí đề nghị các địa phương, sở, ngành tăng cường đối thoại, kịp thời tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc cho doanh nghiệp; không chủ quan, lơ là, tập trung, nỗ lực cao nhất cho cơng tác
phịng, chống dịch COVID-19, bảo đảm vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa duy trì sản xuất,
kinh doanh; triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2022 ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của
năm.
Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang đến gần, đồng chí đề nghị các sở, ngành, địa phương thực hiện
nghiêm Chỉ thị 02 của UBND về việc tổ chức đón Tết; triển khai tốt “Tuần cao điểm Tết vì
người nghèo”...
Phát biểu tại Phiên họp, thay mặt Thường trực Tỉnh ủy, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh
ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh ghi nhận và gửi lời cảm ơn tập thể Ban cán sự đảng UBND tỉnh và các
sở, ngành, địa phương đã nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đồng
chí mong muốn năm 2022 và những năm tiếp theo, Ban cán sự đảng UBND tỉnh, các sở, ngành,
địa phương tiếp tục thi đua, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra. Về đầu trang
2. Phát triển nền tảng xã hội số kết nới dịch vụ hành chính cơng
(Qn đội nhân dân 20/01, tr6, Dương Sao; Qdnd.vn 20/01)
Theo Kế hoạch cụ thể hóa các nhiệm vụ thực hiện Chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 20212025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong hiện đại hóa nền hành chính thơng qua chuyển đổi số, ứng dụng các tiến bộ khoa

học, công nghệ để thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền
số góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước các cấp.
Thời gian qua, tỉnh đã có những bước đi mang tầm chiến lược trên 3 trụ cột: Chính quyền số,
kinh tế số và xã hội số. Trong đó, đẩy mạnh triển khai nền tảng xã hội số Thái Nguyên ID với
mục tiêu thu hẹp khoảng cách số, đưa dịch vụ hành chính cơng của tỉnh Thái Ngun tới người
dân thơng qua thiết bị di động. Đây là nền tảng Công dân số mà Liên minh công nghệ
SaigonTel-NGS phát triển dành riêng cho tỉnh Thái Nguyên, là ứng dụng hỗ trợ tích cực vào
việc định danh chính xác từng người dân trên khơng gian số, đơn giản hóa và thuận tiện trong
việc thực hiện các dịch vụ công một cửa, là “cánh tay nối dài” giúp tăng cường sự tương tác
giữa chính quyền và người dân, từ đó kịp thời nắm bắt các vấn đề xã hội và nhu cầu an sinh trên
địa bàn.
13


Với nền tảng công nghệ định danh điện tử eKYC, Thái Nguyên ID tích hợp nhiều chức năng
như kiểm tra, đối chiếu thơng tin cá nhân tức thì với cơ sở dữ liệu tập trung, nhận diện người
dùng bằng trí tuệ nhân tạo,... Ứng dụng trực tiếp hỗ trợ người dân trong vấn đề tìm kiếm việc
làm trực tuyến, đăng tin và tìm nhà cho th nhanh chóng, theo dõi việc thực hiện dịch vụ công
online, cập nhật tin tức đời sống-xã hội, trong đó có các tin tức y tế liên quan đến dịch Covid19, mua bán, rao vặt và nhận các ưu đãi mới nhất.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động
phát triển kinh tế và sản xuất của địa phương, Thái Nguyên ID chính là giải pháp tối ưu giúp
giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khi kết nối trực tiếp nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp với lực
lượng lao động, hỗ trợ an sinh xã hội khi giúp giải quyết nhu cầu nhà ở cho lực lượng lao động
chưa có nhà trên địa bàn và giảm sự căng thẳng với cơng tác hành chính một cửa cho người dân.
Ơng Phạm Thế Trường, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị và Truyền thông NGS cho
biết: “Bên cạnh định danh công dân trên nền tảng số và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến,
thiết lập hồ sơ tuyển dụng điện tử, phản ánh hiện trường, thông tin việc làm, bản đồ Covid-19...,
Thái Nguyên ID cung cấp chức năng quan trọng là bản đồ nguồn nhân lực tỉnh Thái Nguyên.
Với nội dung này, chúng tôi đã phối hợp với ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh xây

dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực để cung cấp các thông tin về nguồn lao động theo từng
địa phương bao gồm các thông tin như: Tổng số lao động, giới tính, bằng cấp, chứng chỉ, lao
động có việc làm, lao động thất nghiệp. Đây sẽ là “bức tranh” tổng thể về nguồn nhân lực và
giải đáp được các vấn đề như: Tuyển dụng lao động, tuyển dụng học nghề, hướng nghiệp và tư
vấn cho các doanh nghiệp về nguồn nhân lực”.
Để triển khai ứng dụng này, thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thống tính Thái Nguyên đã
phối hợp với các ngành, đơn vị kết nối dữ liệu hoàn thiện nền tảng số và lưu trữ các thông tin,
Trung tâm phục vụ hành chính cơng của tỉnh cũng hồn thiện kết nối cho người dân có thể tạo
hồ sơ, nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình thực hiện; Sở lao động-TB&XH đã rà sốt, cung cấp
thơng tin về lao động, thất nghiệp và đào tạo nghề...
Ơng Đỗ Xn Hịa, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Ứng
dụng Thái Nguyên ID sẽ là ứng dụng tạo tiền đề xây dựng công dân số, làm hạt nhân cho nền
tảng xã hội số của tỉnh. Hiện tại, người dùng có thể cài đặt ứng dụng Thái Nguyên ID từ hai kho
ứng dụng Apple Store và Google Play. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với
các sở, ban, ngành trong tỉnh để triển khai tiếp tục đưa ứng dụng đến với đông đảo người dùng,
đồng thời hoàn thiện các cơ sở dữ liệu đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và cả nhà
quản lý về một nền tảng xã hội số của tỉnh Thái Nguyên”.
Thái Nguyên đang phấn đấu đến năm 2025 trở thành một trong 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả
nước về chuyển đổi số, đến năm 2030 vươn lên năm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu. Trong
đó, việc phát triển ứng dụng Thái Nguyên ID góp phần đáp ứng toàn diện mọi lĩnh vực trong
chuyển đổi số để phát triển đồng bộ chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh. 14


Đồng thời, tỉnh xác định đây là khâu đột phá để tham gia vào chương trình chuyển đổi số quốc
gia. Về đầu trang
/>II. Thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19
1. Thái Nguyên: Thêm 196 ca mắc Covid-19, trong đó có 32 ca cộng đờng
(Baothainguyen.vn 19/01, Tùng Lâm)
Từ 18 giờ ngày 18/01 đến nay, Thái Nguyên ghi nhận 196 trường hợp có xét nghiệm dương tính
với SARS-CoV-2, trong đó có 32 ca bệnh trong cộng đồng.

Cụ thể, thành phố Thái Nguyên 14 ca (Quang Vinh: 1, Tân Thịnh: 1, Phú Xá: 5, Chùa Hang: 3,
Đồng Bẩm: 1, Túc Duyên: 1, Phan Đình Phùng: 1, Quang Trung: 1); thị xã Phổ Yên 6 ca (Đồng
Tiến: 1, Trung Thành: 1, Tiên Phong: 1, Minh Đức: 2, Bắc Sơn: 1); thành phố Sông Công 3 ca
(Thắng Lợi: 1, Bách Quang: 1, Bá Xuyên: 1); Phú Bình 3 ca (Tân Khánh: 1, Điềm Thụy: 2);
Đại Từ 2 ca (Ký Phú: 1, Phú Lạc: 1); xã Vô Tranh (Phú Lương): 1; xã Tân Lợi (Đồng Hỷ): 1;
xã Tràng Xá (Võ Nhai): 1; huyện Quảng Hòa (Cao Bằng): 1 (hiện đang ở Thái Nguyên).
Liên quan đến các ca bệnh, hôm nay, Thái Nguyên truy vết được 617 trường hợp F1. Hiện, tồn
tỉnh có 187 trường hợp F1đang cách ly tập trung, 4.830 trường hợp cách ly tại địa phương; 211
trường hợp cách ly tập trung tại Ký túc xá Công ty Samsung Electronics Việt Nam - Thái
Nguyên.
Đến nay, các bệnh viện điều trị Covid-19 của tỉnh đã tiếp nhận 3.748 bệnh nhân. Trong đó,
chuyển nội bộ 2, khỏi bệnh ra viện 2.655 bệnh nhân. Hiện còn 1.031 bệnh nhân đang được điều
trị. Trong đó, Bệnh viện số 1 (Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên) điều trị cho 302 bệnh
nhân, Bệnh viện số 2 (Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên): 338 bệnh nhân, Bệnh viện số 3 (Bệnh
viện Gang thép): 391 bệnh nhân.
Trong ngày 19/01, lực lượng chức năng đã tiến hành đánh giá, thẩm định điều kiện và cho phép
187 trường hợp F0 nhẹ, không triệu chứng được điều trị tại nhà. Tích luỹ đến hơm nay, Thái
Ngun có 1.393 trường hợp F0 được điều trị tại nhà (nơi ở). Về đầu trang
/>2. Thái Nguyên lên kế hoạch cho toàn bộ học sinh trở lại trường
(Giaoducthoidai.vn 19/01, Thanh An)
Nhằm thích ứng, linh hoạt trong tình hình mới, Sở GD&ĐT Thái Nguyên vừa xây dựng, đề xuất
lộ trình cho học sinh trên địa bàn toàn tỉnh trở lại học tập trực tiếp, bắt đầu từ 08/02.
15


Theo kế hoạch vừa được Sở GD&ĐT Thái Nguyên xây dựng để tham mưu cho UBND tỉnh,
toàn bộ trẻ em mẫu giáo (từ 3 - 5 tuổi), học sinh cấp học phổ thông (Tiểu học, THCS, THPT),
học sinh, học viên các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ trở lại trường học tập trực tiếp, bắt đầu từ ngày 08/02.
Cụ thể, Thái Nguyên sẽ chỉ tổ chức dạy học trực tiếp tại các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1,

cấp độ 2. Các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 sẽ tổ chức dạy học theo hình thức
trực tuyến.
Theo đó, giáo viên chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin phịng Covid-19 sẽ chỉ dạy trực tuyến, khơng
đến lớp dạy trực tiếp. Các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học chỉ tổ chức hoạt động dạy học 1
buổi/ngày; không tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh ở các trường bán trú, các trường phổ
thông đang thực hiện ăn bán trú. Các trường phổ thông dân tộc nội trú tổ chức hoạt động nội trú
bình thường.
“Ngành giáo dục Thái Nguyên đang khẩn trương củng cố các điều kiện, đón học sinh trở lại
trường học tập trực tiếp một cách chu đáo, đảm bảo an toàn, với quan điểm là mạnh dạn, thích
ứng, nhưng khơng chủ quan” - ông Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Ngun nhấn
mạnh.
Tính đến ngày 18/1/2022, tồn tỉnh Thái Ngun có số cơ sở giáo dục tổ chức hoạt động dạy
học trực tiếp là 286/683 đơn vị (tỉ lệ 41,87%) với 98.775 trẻ em mầm non và học sinh phổ
thông; Tỷ lệ tiêm vắc xin cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt 99,6% mũi 1 và 99,2% mũi 2, cho
học sinh lứa tuổi THPT đạt 99,6% mũi 1 và 97,2% mũi 2, cho học sinh lứa tuổi THCS (khối lớp
7, 8, 9) đạt 99,5% mũi 1 và 97,3% mũi 2. Về đầu trang
/>III. Kinh tế và phát triển
1. Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên: Đẩy mạnh triển khai các nghiệp vụ qua dịch vụ công
trực tuyến
(Tapchitaichinh.vn 19/01, Hà Anh)
Bám sát mục tiêu và kế hoạch hành động của hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN), thực hiện lộ
trình chuyển đổi số, năm 2021, KBNN Thái Nguyên đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT), quyết liệt triển khai các nghiệp vụ qua dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), qua đó, tạo
thuận lợi tối đa cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Thái Nguyên, Bộ Tài
chính, KBNN, trong những năm qua, nhất là năm 2021, KBNN Thái Nguyên đã đẩy mạnh việc
ứng dụng CNTT, điện tử hóa nghiệp vụ, quyết liệt triển khai các nghiệp vụ qua DVCTT.

16



Đến nay, KBNN Thái Nguyên đã cung cấp 11/11 thủ tục hành chính qua DVCTT mức độ 4 đến
các đơn vị sử dụng ngân sách (trừ các đơn vị khối an ninh, quốc phòng), tạo thuận lợi tối đa cho
các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN)... Tỷ lệ số chứng từ chi NSNN qua DVCTT
đến nay đạt tỷ lệ 96%.
Bên cạnh đó, KBNN Thái Nguyên cũng chủ động cập nhật niêm yết công khai, đầy đủ các thủ
tục hành chính trong lĩnh vực KBNN; Tiếp tục triển khai hiệu quả mơ hình một cửa, một giao
dịch viên; Tổ chức thực hiện niêm yết thông báo việc triển khai thực hiện khảo sát đánh giá mức
độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của KBNN; Thực hiện lộ trình chuyển đổi
số và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 theo mơ hình
khung của KBNN... nhằm minh bạch các quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động và cung cấp dịch vụ công.
Công tác đảm bảo an toàn tiền, tài sản nhà nước giao cũng được KBNN Thái Nguyên đặc biệt
quan tâm và triển khai đồng bộ bằng nhiều biện pháp đạt hiệu quả tích cực.
Trong cơng tác phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, KBNN Thái Nguyên chủ động phối hợp
chặt chẽ với cơ quan thu trên địa bàn để tập trung nhanh, hạch tốn đầy đủ, kịp thời, chính xác
các khoản thu cho các cấp ngân sách; cung cấp thông tin số liệu thu ngân sách thường xuyên,
liên tục cho các cấp có thẩm quyền, phục vụ cơng tác điều hành thu ngân sách các cấp.
Tính đến hết ngày 31/12/2021, thu NSNN đạt 18.000 tỷ đồng, bằng 146,2% so với kế hoạch Bộ
Tài chính giao; bằng 114,6% so với kế hoạch UBND Tỉnh giao; bằng 114,5% so với cùng kỳ
năm 2020.
Cùng với đó, KBNN Thái Nguyên phối hợp với cơ quan thuế triển khai mã định danh khoản
thu; phối hợp triển khai dịch vụ thu phạt vi phạm giao thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia;
mở rộng công tác phối hợp thu và ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt với hệ thống ngân hàng
thương mại trên địa bàn, góp phần tập trung nhanh nguồn thu NSNN, hỗ trợ người nộp thuế và
hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong hoạt động giao dịch với KBNN.
Tính đến hết ngày 31/12/2021, thu NSNN đạt 18.000 tỷ đồng, bằng 146,2% so với kế hoạch Bộ
Tài chính giao; bằng 114,6% so với kế hoạch UBND Tỉnh giao; bằng 114,5% so với cùng kỳ
năm 2020.
Về chi NSNN, KBNN Thái Nguyên đã chủ động phối hợp với các đơn vị sử dụng ngân sách,

chủ đầu tư triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực để góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu
tư, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, song vẫn đảm bảo quản
lý chặt chẽ, đúng chế độ và trong phạm vi dự toán được giao đối với các khoản chi của NSNN.
Tính đến hết ngày 31/12/2021, tổng chi NSNN của đơn vị đạt 19.864 tỷ đồng bằng 86,9% dự
toán.
17


Bên cạnh đó, KBNN Thái Ngun tăng cường kiểm sốt chặt chẽ các khoản chi thường xuyên
NSNN; ưu tiên kiểm sốt thanh tốn nhanh, kịp thời kinh phí cho cơng tác bầu cử đại biểu Quốc
hội và HĐND các cấp, kinh phí cho cơng tác phịng, chống dịch COVID-19, kinh phí hỗ trợ cho
doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của dịch, bệnh Covid-19
Đồng thời, chủ động cung cấp số liệu giải ngân hàng ngày cho KBNN, Lãnh đạo địa phương
phục vụ kịp thời công tác quản lý điều hành NSNN. Về đầu trang
/>2. Thái Nguyên: Khởi sắc từ các dự án đầu tư
(Vtc.vn 19/01, Vũ Minh)
Thái Nguyên sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu
hút đông đảo lao động trong và ngồi nước đến làm ăn sinh sống.
Thái Ngun có vị trí cửa ngõ Thủ đơ, là trung tâm kết nối các tỉnh Trung du và miền núi phía
Bắc, có tiềm năng lớn để thúc đẩy hoạt động thương mại, mở rộng giao thương thông qua thu
hút đầu tư, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.
Vốn là “Thủ phủ công nghiệp của miền Bắc trước đây, Thái Nguyên còn nổi lên là “địa chỉ đỏ”
năm gần đây trong thu hút FDI. Tỷ lệ lấp đầy ở các khu cơng nghiệp đạt trung bình trên 60%, có
nơi đạt trên 80%. Kinh tế phát triển là động lực thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng ở mức cao trên địa
bàn tỉnh.
Thương mại – dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên
với trên 50%, nhất là tại các địa bàn thành phố. Vì thế, năm 2021, dù chịu ảnh hưởng của dịch
COVID-19 nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành này vẫn cao nhất trong 3 lĩnh vực kinh tế trên
địa bàn tỉnh.
Đáng chú ý, sự phát triển của ngành thương mại – dịch vụ đã góp phần tác động lớn đến mơ

hình kinh doanh bán lẻ tại thị trường. Hiện Thái Nguyên có rất nhiều trung tâm thương mại, siêu
thị, chợ, cửa hàng tiện ích ở các trọng điểm tăng trưởng như Sơng Công và thành phố Thái
Nguyên,…
Nếu như trước đây, hoạt động bán lẻ trên thị trường chỉ tập trung chủ yếu tại các chợ truyền
thống thì nay các hoạt động mua bán ngày càng trở nên đa dạng, thu hút đông đảo hộ kinh
doanh tham gia.
Để đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người dân, tỉnh Thái Nguyên liên tục tạo mọi
điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách thu hút đầu tư, mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư
phát triển bất động sản, nhất là các dự án khu đơ thị tích hợp các mơ hình dịch vụ, thương mại,

18


giải trí; đáp ứng nhu cầu "an cư lạc nghiệp" ngày càng cao cho các lao động đang đổ về Sơng
Cơng.
Ý thức về vai trị chủ đạo của đơ thị trong xã hội hiện đại, nhất là Sông Công lại sở hữu lợi thế
phía Nam của tỉnh, giáp Thủ đơ Hà Nội, kết nối giữa Thái Nguyên với Hà Nội, giữa Thái
Nguyên với các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, nút giao cắt của nhiều tuyến đường huyết
mạch chạy qua.
Đây là điều kiện lý tưởng cho các hoạt động giao thương, phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, việc
kiến tạo đơ thị là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của chiến lược phát triển thành
phố Sơng Cơng.
Trong nghiên cứu đề xuất chương trình phát triển đơ thị đến năm 2025, tầm nhìn 2030, theo
định hướng chung của tỉnh, trong đó có Sơng Cơng là mở rộng không gian phát triển đô thị ở
những nơi có điều kiện, phấn đấu tăng nhanh tỷ lệ đơ thị hóa cùng với nâng cao chất lượng dịch
vụ - thương mại.
Đây là một trong những lợi thế rất lớn để bất động sản Sơng Cơng có thể phát triển mạnh. Đáp
lại những kỳ vọng và chính sách đầu tư thuận lợi của Sông Công, nhiều chủ đầu tư bất động sản
lớn đã mang đến những “lời hồi đáp” đầy giá trị với những dự án uy tín, chất lượng.
Từ khi đầu tư trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Khu đô thị Thiên Lộc

Sông Công (nằm trên trục đường huyết mạch: Thống Nhất và 209 (khu vực trung tâm thành phố
Sông Công) của Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng Thiên Lộc đã được giới chuyên gia đánh
giá là khu đô thị tiềm năng, tạo sức hút mạnh mẽ tại thị trường bất động sản Thái Nguyên, nhất
là địa bàn thành phố Sông Công với những ưu thế vượt trội về kết nối giao thương do nằm trên
trục đường huyết mạch lớn: Thống Nhất và 209 (khu vực trung tâm thành phố Sông Công) đông
người qua lại, kết nối giữa TP Thái Nguyên và Hà Nội, giữa Thái Nguyên với các tỉnh vùng
Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ.
Do ở vị trí đắc địa, nút giao cắt của nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua, từ tỉnh
lộ đến các tuyến quốc lộ, nối Thủ đô Hà Nội với Thái Nguyên, Khu đơ thị Thiên Lộc Sơng
Cơng vừa có thể kinh doanh trong vùng lõi trung tâm thành phố Sông Công, vừa để ở, dễ mua
bán, cho thuê, lại có thể sớm sinh lời cho nhà đầu tư, nhất là người mua ở các vị trí thuận lợi,
mặt đường rộng.
Đặc biệt, khi tỉ lệ dân cư Sông Công tăng dần ngày một trở nên đông đúc, nguồn cung thị
trường khát sẽ là tiền đề cho Khu đô thị Thiên Lộc Sông Công tăng giá. Về đầu trang
/>3. Thái Nguyên: Đảm bảo tiến độ dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công 2
(Baoxaydung.com.vn 19/01, Việt Hoan)

19


Tháng 03/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng
Khu công nghiệp Sông Công 2 tại thành phố Sông Công (tỉnh Thái Nguyên). Hiện tại, khu công
nghiệp này đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo tiến độ xây dựng hạ tầng và thu hút nhiều dự án, đạt
tỷ lệ lấp đầy 100%.
Dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Sông Công 2 gắn với dự án khu tái định cư và dự án
đường 36m nối Khu công nghiệp Sông Công 2 với Quốc lộ 3 cũ và nút giao Sông Cơng tổng
diện tích là 282ha. Quy mơ diện tích khu công nghiệp 250ha, bao gồm các hạng mục: Đền bù,
giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống đường giao thơng, bến bãi, hệ thống
cấp, thốt nước mưa, hệ thống thu gom nước thải, hệ thống cấp nước sạch và cấp nước chữa
cháy, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống cấp điện, cây xanh, xây dựng nhà máy xử lý

nước thải và hệ thống quan trắc môi trường tự động… với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 1.757
tỷ đồng.
Mặc dù không tránh khỏi sự tác động của dịch bệnh Covid-19, song đến thời điểm hiện tại, dự
án xây dựng Khu công nghiệp Sông Công 2 trên địa bàn thành phố Sông Công đã được chủ đầu
tư là Ban Quản lý các khu công nghiệp của tỉnh phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương,
nhà thầu thi công, đẩy nhanh tiến độ và đã hồn thành khối lượng lớn cơng việc với nhiều hạng
mục quan trọng nhất là dự án đường 36m đã hoàn thành, một số dự án còn lại cũng đang dần
cán đích theo đúng tiến độ đề ra.
Khu cơng nghiệp Sơng Công 2 là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh nhằm từng bước
đẩy mạnh, nâng cao chất lượng thu hút đầu tư để Thái Nguyên phấn đấu sớm trở thành tỉnh
công nghiệp theo hướng hiện đại. Đến nay, mặc dù hạ tầng khu cơng nghiệp chưa hồn thành
100%, nhưng diện tích đất cơng nghiệp đã được các nhà đầu tư đăng ký lấp đầy với 16 dự án,
trong đó: 09 dự án FDI, 07 dự án DDI. Tổng số vốn đăng ký 1,3 tỷ USD và 750 tỷ đồng, tỷ lệ
lấp đầy đạt 100%. Các dự án tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất như: Cơ khí chế tạo
máy; cơ khí, sản xuất, lắp ráp ôtô; sản phẩm hàng điện tử...
Hiện nay, các dự án đang trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng, hiện tại đã có một số nhà máy đã
đủ điều kiện đi vào sản xuất đảm bảo đúng tiến độ sản xuất đề ra theo kế hoạch. Điển hình như
mới đây: Dự án Nhà máy Dongwha Việt Nam, thành viên của Tập đồn Dongwha (Hàn Quốc),
được khởi cơng xây dựng từ cuối năm 2019, với diện tích 500.000m2, tổng mức đầu tư 160
triệu USD, công suất khoảng 370.000m3 sản phẩm ván gỗ MDF/năm và 4 triệu m2 sàn gỗ cơng
nghiệp/năm chính thức đi vào hoạt động tại khu cơng nghiệp, góp phần cung cấp 42% tổng sản
lượng gỗ công nghiệp MDF của Việt Nam và 30% tổng sản lượng ván sàn cường lực ở miền
Bắc Việt Nam…
Theo dự kiến, khi lấp đầy và các doanh nghiệp đi vào hoạt động, Khu công nghiệp Sông Công 2
sẽ thu hút vốn đầu tư quy đổi gần 1,5 tỷ USD. Các dự án trong khu công nghiệp mỗi năm sẽ tạo
20


kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, nhập khẩu trên 1,6 tỷ USD, tạo việc làm mới cho 30.000
lao động, nộp ngân sách khoảng 1.000 tỷ đồng/năm.

Ông Phan Đức Cường - Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên cho biết
thêm: Tiến độ thực hiện dự án đến nay đang được chủ đầu tư duy trì tốt, các nội dung dự án
được tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy hoạch được duyệt, đúng quy định của Luật Đầu
tư công, Luật Xây dựng và các quy định pháp luật hiện hành, bảo đảm chất lượng, tiến độ và
mục tiêu đầu tư.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Ngun có 6 khu cơng nghiệp, 35 cụm công nghiệp đã và đang
hoạt động hiệu quả, đặc biệt Khu công nghiệp Sông Công 2 nằm trên địa bàn thành phố Sơng
Cơng, tỉnh Thái Ngun cơ bản hồn thiện, đã và đang tạo ra một sự hấp dẫn đặc biệt với các
nhà đầu tư và hứa hẹn trở thành khu cơng nghiệp cơng nghệ cao điển hình khơng những của
Thái Nguyên mà còn của cả nước trong tương lai không xa. Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự
án về đích đúng kế hoạch cịn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh. Tạo tiền đề vững chắc để Thái Nguyên sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại
mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra. Về đầu trang
/>4. Thái Nguyên: DETECH LAND đăng ký làm điểm dân cư nông thôn xã Khôi Kỳ
(Đấu thầu 20/01, tr2, Minh Thông)
Sở KH&ĐT tỉnh Thái Nguyên vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Điểm dân cư nơng thơn
xã Khơi Kỳ. Theo đó, Cơng ty Cổ phần Bất động sản DETECHLAND là nhà đầu tư duy nhất
nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án.
Dự án có tổng chi phí dự kiến là 116,495 tỷ đồng, tổng diện tích sử dụng đất là 8,569 ha tại xã
Khôi Kỳ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (hiện chưa giải phóng mặt bằng).
Mục tiêu đầu tư nhằm hình thành một khu nhà ở mới, có vị trí thuận lợi, đồng bộ về hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng xã hội, khơng gian cảnh quan đẹp; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng
nguồn thu cho ngân sách địa phương... Về đầu trang
IV. Văn hóa – xã hội
1. Báo Dân tộc và Phát triển phối hợp với Chùa Ba Vàng tổ chức Chương trình "Trao quà
Tết gắn kết yêu thương" tại tỉnh Thái Nguyên
(Baodantoc.vn 07/01, Thiên An)
Tiếp tục Chương trình "Trao quà Tết gắn kết yêu thương", ngày 19/1 Báo Dân tộc và Phát triển
phối hợp với Chùa Ba Vàng tổ chức tặng quà Tết cho các hộ gia đình và học sinh có hồn cảnh
khó khăn tại huyện Định Hóa và Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Tham dự Chương trình, có bà Bùi 21



Thị Hạ, Phó Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, Trụ trì
Chùa Ba Vàng, ơng Đồn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Thái Nguyên cùng một số
lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Dịp này, Ban Tổ chức đã trao 200 suất quà trị giá 700 nghìn đồng /suất (gồm 500 nghìn tiền mặt
và 200 nghìn tiền hiện vật) và 20 suất học bổng cho học sinh có hồn cảnh khó khăn trị giá 5,2
triệu đồng mỗi suất. Tổng trị giá quà tặng 244 triệu đồng.
Phát biểu tại Chương trình, bà Bùi Thị Hạ, Phó Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển cho
biết: Đây là hoạt động nằm trong Chương trình "Trao quà Tết gắn kết yêu thương" do Báo Dân
tộc và Phát triển phối hợp với Chùa Ba Vàng tổ chức. Các suất quà, học bổng tuy không lớn về
số lượng và giá trị nhưng là tình cảm của báo Dân tộc và Phát triển và Chùa Ba Vàng dành cho
đồng bào DTTS, các em hoc sinh có hồn cảnh khó khăn. Qua đó, hỗ trợ phần nào, để đồng bào
và các em học sinh có thêm điều kiện đón Tết Nhâm Dần 2022 vui tươi, ấm áp. Đồng thời đây
cũng là hoạt động thiết thực của Báo và Chùa Ba Vàng hưởng ứng Phong trào “cả nước chung
tay vì người nghèo, khơng để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Chia sẻ tại Chương trình, Đại đức Thích Trúc Thái Minh cho biết: “Trong thời gian qua, Chùa
Ba Vàng có nhân duyên được sự đồng hành, kết nối với Báo Dân tộc và Phát triển, để góp phần
chăm lo cho người dân vùng đồng bào DTTS. Nhân dân chúng ta có tinh thần "lá lành đùm lá
rách" và việc làm từ thiện là những hoạt động Phật sự đạo đức mang tính tích cực thể hiện tinh
thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, là một trong những công tác trọng tâm của Chùa Ba Vàng
những năm qua. Hy vọng, trong thời gian tới Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục đồng hành cùng
với Chùa Ba Vàng để có những chương trình có sức lan tỏa lớn hơn, ý nghĩa hơn, thiết thực cho
bà con vùng cao đặc biệt là vùng đồng bào DTTS”.
Đồn cơng tác cũng đã đến một số thơn, bản vào các gia đình có hồn cảnh đặc biệt khó khăn
của huyện Định Hóa và Võ Nhai để trao tận tay những phần quà và suất học bổng cho các em
học sinh là người DTTS. Chứng kiến những hồn cảnh q khó khăn và đáng thương, Đại đức
Thích Trúc Thái Minh, Trụ trì Chùa Ba Vàng đã tặng thêm một số hộ, mỗi hộ 3 đến 5 triệu
đồng.
Cảm ơn tấm lòng của Báo Dân tộc và Phát triển cùng với Chùa Ba Vàng đã tổ chức Chương

trình ý nghĩa này, ơng Đồn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Thái Nguyên cho biết:
Mặc dù là trung tâm của tỉnh biên giới phía Bắc nối với Thủ đơ Hà Nội nhưng hiện nay Thái
Nguyên vẫn là tỉnh nhiều khó khăn, với hơn 36 nghìn hộ nghèo và hộ cận nghèo. Đặc đặc 2 năm
nay do ảnh hưởng của dịch Covid -19 đời sống người dân càng khó khăn hơn, nhất là các hộ
nghèo.
Nhận thức sâu sắc được vấn đề đó, Đảng bộ chính quyền, Nhân dân tỉnh Thái Ngun quyết
tâm rất lớn là phải đảm bảo cho mọi người, mọi nhà có Tết. Sau khi có sự vào cuộc chung sức
của hệ thống chính trị và của các mạnh thường quân, đến nay “tuần cao điểm Tết vì người 22


nghèo” do MTTQ tỉnh Thái Nguyên phát động đã tổ chức và được ủng hộ, quyên góp trên 30 tỷ
đồng. Hơm nay, được đón tiếp đồn cơng tác của báo Dân tộc và Phát triển phối hợp với Chùa
Ba Vàng đến với Thái Nguyên để cùng chung tay góp sức giúp người nghèo, đặc biệt là đồng
bào vùng DTTS có cái Tết ấm áp hơn chúng tôi rất xúc động và trân trọng cảm ơn. Về đầu trang
/>III. Pháp luật – An ninh Q́c phịng
1. Vụ san lấp đất trờng lúa ở Hồng Tiến: Hợp nhu cầu nhưng trái quy định
(Baothainguyen.vn 20/01, Dương Hưng)
Đường dây nóng của Báo Thái Nguyên vừa nhận được phản ánh của một số người dân xóm
Liên Minh, xã Hồng Tiến (thị xã Phổ Yên), về việc gia đình ơng Dương Văn Tĩnh ở xóm Liên
Minh tự ý san lấp đất trồng lúa.
Theo người dân, vào đêm 13, rạng sáng ngày 14/01, ông Dương Văn Tĩnh đã thuê người chở đất
đổ lên phần ruộng cấy lúa nằm sát với tuyến đường trục chính của xóm Liên Minh. Hiện nay,
hàng trăm m2 đất trồng lúa đã bị đổ đất, san gạt…
Khi làm việc với phóng viên, ơng Dương Văn Tĩnh thừa nhận có đổ đất, san gạt nhằm cải tạo
đất để chuyển sang trồng hoa màu vì nền đất ở đây là ruộng trũng, cấy lúa không năng suất. Khu
vực gia đình ơng vừa san gạt là đất lúa 1 vụ, có nguồn gốc do bố mẹ khai phá và chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do ruộng nằm sát với con mương thoát nước chính từ khu
vực Điềm Thụy (Phú Bình) đổ về nên khi Dự án Khu cơng nghiệp n Bình giai đoạn 2 được
triển khai, dù có đặt cống thốt nước nhưng vẫn bị ngập úng khi thời tiết mưa to. Sau mỗi lần bị
ngập úng, rác thường xuyên tràn vào ruộng, tụ lại thành đống, cấy lúa không hiệu quả nên gia

đình muốn cải tạo để trồng cây ăn quả hoặc hoa màu…
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay, tồn bộ khu ruộng có diện tích hơn 400m2 đã bị đổ đất,
san gạt tương đối bằng phẳng. Lớp đất đổ có độ cao hơn khoảng 1m so với nền ruộng cũ.
Ơng Dương Văn Vũ, Trưởng xóm Liên Minh cho biết: “Do ông Tĩnh đổ đất vào ban đêm nên
tôi cũng không nắm rõ. Khi nhận được thông tin của người dân, tơi ra kiểm tra thì ơng Tĩnh đã
dừng đổ đất xuống ruộng. Sau đó, ơng Tĩnh có báo cáo lại là cải tạo đất đất lúa để chuyển sang
trồng hoa màu. Khu ruộng của ông Tĩnh nằm sát với mương và thường xuyên bị ngập úng, tuy
nhiên việc san gạt, cải tạo của ông Tĩnh là vi phạm vì khơng báo cáo và được sự đồng ý của
chính quyền địa phương”.
Cịn ơng Nguyễn Văn Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Tiến thông tin: “Trước khi cải tạo
đất ruộng, ơng Tĩnh khơng có đơn cũng như phương án cải tạo đất lúa gửi UBND xã. Sau khi
nhận được thơng tin, chính quyền đã kiểm tra, u cầu ơng Tĩnh dừng hoạt động đổ đất và khôi
phục hiện trạng ban đầu; lập biên bản gửi UBND thị xã Phổ Yên xử phạt vi phạm hành chính. 23


Hiện nay, do phát triển công nghiệp, đô thị nên trên địa bàn phường có nhiều diện tích đất nơng
nghiệp xen kẹp, thường xuyên ngập úng hoặc khó khăn về nguồn nước tưới ảnh hưởng đến canh
tác của bà con khiến nhu cầu chuyển đổi của người dân rất lớn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi phải
căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm…”
Có thể thấy, việc đổ đất, san gạt cải tạo ruộng của ông Dương Văn Tĩnh khi chưa được sự cho
phép của chính quyền là vi phạm các quy định của pháp luật. Vì vậy, chính quyền địa phương
cần có biện pháp xử lý nghiêm để tránh phát sinh những trường hợp tương tự, ảnh hưởng đến
công tác quản lý đất đai của địa phương.
Điểm a, khoản 1, Điều 4, Nghị định 35/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ quy định:
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng
lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, khơng gây ơ nhiễm, thối hóa đất trồng lúa; khơng
làm hư hỏng cơng trình giao thơng, cơng trình thủy lợi phục vụ trồng lúa. Về đầu trang
/>2. Phú Bình: Cơ sở chế biến gỗ “nhảy dù” trên đất chưa chuyển đổi do chính quyền bng
lỏng quản lý?
(Baophapluat.vn 19/01, Dương Tươi)

Cơ sở chế biến gỗ, ép ván của ông Đặng Văn Phượng tại xã Tân Khánh, huyện Phú Bình san lấp
đất đai, cơi nới nhà xưởng trong thời gian dài, gây ô nhiễm môi trường, bị người dân phản ánh
mà không bị xử lý triệt để.
Từ phản ánh của người dân, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã trực tiếp đến tìm hiểu tại cơ
sở chế biến gỗ, ép ván của ông Đặng Văn Phượng. Theo đó, cơ sở này được xây dựng trên diện
tích khoảng hơn 1ha, ngay bên đường giao thơng có nhiều người và phương tiện xe qua lại.
Các nguyên vật liệu, dụng cụ hay những đống rác thải ngồn ngộn từ bóc gỗ, không được xử lý,
đổ và chất đống bừa bãi khắp nơi phát tán khói bụi, bốc mùi hơi thối, gây ơ nhiễm mơi trường
xung quanh. Ngồi diện tích xây dựng nhà xưởng để lắp đặt máy móc phục vụ cho việc sản
xuất, cơ sở cịn có dấu hiệu san lấp đất ruộng ở gần đó để cơi nới làm bãi phơi ván gỗ, chứa
nguyên liệu.
Ông Nguyễn Anh Võ, Chủ tịch UBND xã Tân Khánh cho biết, cơ sở này trong năm 2021 đã bị
UBND xã lập biên bản đình chỉ, biên bản vi phạm hành chính và xử phạt hành chính 2 lần về
việc san lấp đất trái phép và xây dựng nhà xưởng trái phép.
Việc hoạt động của cơ sở chế biến gỗ của ông Đặng Văn Phượng thời gian qua cũng bị người
dân xung quanh có ý kiến kiến nghị về việc hoạt động có tiếng ồn, gây ô nhiễm môi trường, làm
24


ảnh hưởng đến sức khoẻ của một số hộ dân xung quanh xưởng. Sau đó, UBND xã Tân Khánh
đã tiến hành kiểm tra, xác minh và giải quyết đơn thư của người dân theo quy định pháp luật.
Kết quả kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh của người dân là có cơ sở. Tại buổi làm việc với
ơng Phượng và các bên có liên quan, UBND xã đã đề nghị ông Phượng phải khắc phục những
tồn tại theo nội dung đơn đề nghị của người dân xung quanh. Thời gian thực hiện xong trước
ngày 15/2/2022.
Ông Dương Văn Cường, chuyên viên Phịng TN&MT huyện Phú Bình cũng cho biết, sau khi
nhận được phản ánh về việc hoạt động, xây dựng của cơ sở chế biến gỗ trên, Phòng TN&MT đã
phối hợp với UBND xã Tân Khánh tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung thông tin phản ánh.
Đồng thời, vào ngày 7/1/2022, UBND huyện Phú Bình đã có văn bản số 21/UBND-TNMT
kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh liên quan đến cơ sở chế biến gỗ của gia đình ông Đặng

Văn Phượng để giải quyết theo quy định.
Cũng trong ngày 7/1, UBND xã Tân Khánh đã có văn bản số 06/BC-UBND báo cáo với huyện.
Báo cáo nêu, năm 2011, ông Đặng Văn Hồng (bố đẻ ông Phượng) ở xóm Cầu Cong, xã Tân
Khánh có mua đất của ơng Nguyễn Văn Kỳ xóm Cầu Ngầm, xã Tân Khánh diện tích 5.502m 2
thuộc bản đồ F48, tờ số 15, thửa đất số 1491.
Năm 2013, ông Phượng tiếp tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bà Dương Thị Sản,
xóm Cầu Ngầm diện tích 1.8002, trong đó có 400m2 đất thổ cư và 1.400m2 đất vườn. Cùng năm
này, bố ông là ông Hồng đã mua máy bóc gỗ, ép ván làm nhà xưởng rộng 1.000m 2. Đến năm
2014, xưởng lại được mở rộng thêm 500m2 nữa.
Năm 2020, ông Phượng đứng lên quản lý xưởng này và thành lập Công ty TNHH lâm sản
thương mại Tuấn Nghĩa. Sau khi thành lập Công ty, tháng 5/2021, ông tiếp tục san lấp đất mở
rộng xưởng rộng ra thêm 200m2. Hành vi này của ông đã bị UBND xã Tân Khánh lập biên bản
đình chỉ và xử phạt hành chính 3,5 triệu đồng.
Đến tháng 11/2021, ông Phượng lại tiếp tục xây dựng nhà xưởng trái phép tại thửa đất số 1491
và bị UBND xã Tân Khánh lập biên bản đình chỉ và xử phạt hành chính 4 triệu đồng.
Nhận được phản ánh của người dân về xưởng gỗ của ông Phượng gây tiếng ồn và khói làm ơ
nhiễm mơi trường, xã Tân Khánh đã thành lập đồn đến kiểm tra, xác minh. Tại đây có 90 công
nhân làm việc ở nhiều khu vực sản xuất như: bóc gỗ, ép ván, băm gỗ, phơi ván. Các công nhân
được chia làm 2 ca: ca ngày 75 người, ca đêm có 15 người làm việc đến 22 giờ.
Thời điểm kiểm tra, xưởng có 11 máy hoạt động, có 01 lị hơi khoảng 8 tấn, 01 ống khói cao
16m đã bị nghiêng do thiên tai làm đổ tường bao quanh cơ sở sản xuất nên khói thốt ra bên
ngồi và khu xung quanh xưởng. Máy móc hoạt động lúc này có phát ra tiếng ồn, có mùi khét
của keo ép, xưởng sạch sẽ khơng có mùi hơi thối.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×