Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BÀI tập NHÓM PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH LƢỢNG đề tài PHÂN TÍCH sự tác ĐỘNG của NHÂN tố vĩ mô đến GIÁ cổ PHIẾU TRÊN THỊ TRƢỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.52 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

----------

BÀI TẬP NHĨM
PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH LƢỢNG
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ VĨ MÔ
ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƢỜNG

Sinh viên thực hiện

: Hoàng Minh Đức
Nguyễn Thị Kim Ngân
Hà Minh Nhựt
Hàn Hƣng Tín

Lớp-Khóa

: TT001

Chun ngành

: THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS Lê Văn Lâm


MỤC LỤC
1.


Giới thiệu……………………………………………………….. 2

2.

Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu………………………….. 2

2.1: Dữ liệu.

2.2: Phƣơng pháp nghiên cứu.

3.

Kết quả nghiên cứu…………………………………………..... 8

4.

Kết luận………………………………………………………… 9

5.

Tài liệu tham khảo…………………………………………….. 11

1


1. Giới thiệu:
Thị trường chứng khốn chính là đại diện biểu thị phong vũ của nền kinh tế ở hầu hết các
quốc gia. Khi xuất hiện các yếu tố biến động trên thị trường kinh tế vĩ mơ thì thị trường
chứng khoán là nơi biểu hiện rõ nhất về sự biến động.Ngược lại, các yếu tố về vĩ mơ cũng
chính là các yếu tố tạo ra sự tác động mạnh mẽ đến giá của thị trường chứng khoán. Tại Việt

Nam, các chính sách về cung tiền, lãi suất, tỷ giá hối đối,... thường có những sự thay đổi đột
ngột gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của thị trường chứng khoán, đến tâm lý nhà
đầu tư và hoạt động chung của nền kinh tế. Do vậy việc theo dõi, phân tích thị trường vĩ mơ
từ đó chuẩn bị những giải pháp quản trị rủi ro là việc hết sức cần thiết đặc biệt là đối với nhà
đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán.
Từ trước đến nay ln có nhiều bài nghiên cứu, phân tích về sự tác động của các yếu tố vĩ mô
đến hoạt động của thị trường chứng khoán, tuy nhiên, ở mỗi thời điểm khác nhau hoạt động
của nền kinh tế sẽ vận hành theo cách khác nhau. Đặc biệt là đối với giai đoạn hiện tại, tình
hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã gây ra những tác động mạnh mẽ đến hoạt
động của nền kinh tế vĩ mô tồn cầu. Vì thế việc nghiên cứu các tác động của các yếu tố vĩ
mơ đến thị trường chứng khốn trong giai đoạn hiện tại có thể sẽ tồn tại điểm khác biệt rất
lớn.
Để có thể đạt được kết quả hướng đến mục tiêu nghiên cứu, thì nội dung kế tiếp sẽ là việc
trình bày số liệu và phương pháp nghiên cứu.Cuối cùng là kết quả nghiên cứu và thảo luận

2. Dữ liệu và Phƣơng pháp nghiên cứu:
2.1 Dữ liệu:
Số liệu trong bài nghiên cứu này bao gồm vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi
(FDI), tỷ giá hối đối (EX), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), giá trị sản lượng công
nghiệp (IO), chỉ số quản lý thu mua (PMI), tỉ lệ phần trăm thay đổi của chỉ số
VN30 theo thời gian . Tất cả số liệu này điều được thu thập trong khoảng thời
gian từ tháng 01/2012 đến tháng 03/2020.
Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI):
Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài sẽ mang lại nguồn vốn lớn cho hoạt động của
các doanh nghiệp ở Việt Nam. Từ đó góp phần mang lại lợi ích cho hoạt động của
các doanh nghiệp, có thể khiến cho giá cổ phiếu mà các doanh nghiệp đó phát
hành sẽ tăng lên. Trước đó đã có nhiều nghiên cứu về việc tác động của nguồn

2



vốn FDI lên giá của chứng khốn trong đó tiêu biểu là nghiên cứu của tác giả
Sarbapriya Ray (2013) về nguồn vốn FDI đã tác động tích cực lên giá cổ phiếu ở
Ấn Độ.
Dữ liệu chỉ số vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) được thu thập từ nguồn:
Cục đầu tư nước ngồi.
Tỷ giá hối đối bình qn liên ngân hàng (EX):
Trong ngắn hạn tỷ giá hối đoái có thể tác động lên giá chứng khốn theo hai chiều
hướng. Theo chiều hướng tỷ giá hối đoái tăng lên, giá của đồng nội tệ sẽ giảm nên
thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn khi
đồng nội tệ mất giá, chủ yếu để kiếm lợi nhuận thông qua việc ăn chênh lệch giá.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác khi tỷ giá hối đoái tăng lên khiến cho các hoạt động
về xuất nhập khẩu của các cơng ty gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến lợi nhuận,
từ đó làm giảm giá cổ phiếu do các cơng ty đó phát hành, tác động tiêu cực đến
thị trường chứng khoán. Ngược lại, ở chiều hướng tỷ giá hối đoái giảm, làm tăng
giá cổ phiếu do các cơng ty phát hành, ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng
khốn.
Trong dài hạn cũng có nhiều nghiên cứu trước đó cho thấy sự tác động của tỷ giá
hối đoái đến thị trường chứng khoán, tiêu biểu là nghiên cứu của các tác giả Noel
Dilrukshan và John Simpson (2003-2006).Kết quả từ nghiên cứu này của 2 tác giả
cho thấy tỷ giá hối đoái tác động đến giá của thị trường chứng khoán kể cả trong
ngắn và dài hạn .Tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đối
khơng thực sự tác động nhiều đến giá chứng khoán trong dài hạn. Cụ thể là
nghiên cứu của 2 tác giả Rahman và Uddin (2009) về sự tác động của tỷ giá hối
đoái đến hoạt của thị trường chứng khoán ở một số quốc gia, kết quả nghiên cứu
cho thấy khơng có mối quan hệ diễn ra giữa tỷ giá hối đoái và giá thị trường
chứng khoán trong dài hạn.
Dữ liệu về tỷ giá hối đoái (EX) được thu thập từ nguồn: trang web investing.com
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI):
Chỉ số giá tiêu dùng đại diện cho mức độ lạm phát, khi lạm phát tăng dẫn đến lãi

suất tăng, kết quả là các doanh nghiệp hạn chế vay vốn, tăng chi phí đầu vào, ảnh
hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và tác động khiến giá chứng khoán giảm. Ngược lại
khi tỷ lệ lạm phát giảm sẽ tác động khiến giá chứng khoán tăng.
Về nghiên cứu cho thấy sự tác động qua lại giữa lạm phát với giá chứng khốn thì
nghiên cứu của các tác giả Mohammed Omran, John Pointon (2001) đã cho thấy

3


sự tác động tiêu cực của lạm phát đến giá chứng khoán ở Ai Cập trong cả ngắn và
dài hạn.
Dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được thu thập từ nguồn: Tổng cục thống kê.
Giá trị sản lượng công nghiệp (IO):
Về giá trị sản lượng công nghiệp (IO) là kết quả biểu thị hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp. Khi giá trị này tăng lên chứng tỏ việc hoạt động của
nền kinh tế đang phát triển, các doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, sinh ra
nhiều lợi nhuận. Điều này tác động khiến cho giá cổ phiếu của các doanh nghiệp
sẽ tăng. Ngược lại, khi giá trị sản lượng công nghiệp giảm sẽ tác động khiến giá
cổ phiếu của các doanh nghiệp giảm.
Trước đó tác giả Geogre Filis (2009) đã tiến hành nghiên cứu về sự tác động qua
lại giữa giá trị sản lượng công nghiệp và giá chứng khoán. Kết quả của nghiên
cứu là giá trị sản lượng cơng nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến giá chứng khoán,
tuy nhiên chỉ nằm ở mức độ thấp.
Dữ liệu về chỉ số giá trị sản lượng công nghiệp (IO) được thu thập từ nguồn: Tổng
cục thống kê.
Chỉ số quản lý thu mua (PMI):
Chỉ số quản lý thu mua là chỉ số quản lý, dự báo về hoạt động tổng quát của nền
kinh tế. Chỉ số PMI còn thể hiện mức độ mua bán trong lĩnh vực sản xuất, cho
thấy sự tăng trưởng của sản xuất trong 1 quốc gia.
Chỉ số quản lý thua mua (PMI) sẽ là một trong những chỉ số quan trọng để dự báo

GDP của một quốc gia. GDP là tổng sản phẩm quốc nội, đo lường sự phát triển
của kinh tế, do vậy GDP sẽ tỷ lệ thuận với hoạt động của thị trường chứng khoán,
GDP tăng, giá chứng khoán tăng, GDP giảm, giá chứng khoán giảm. Nên với việc
chỉ số PMI lớn hơn 50 thì ngành sản xuất tăng trưởng so với những tháng trước
đó, qua đó giá chứng khốn sẽ tăng. Ngược lại, PMI nhỏ hơn 50 chứng tỏ ngành
sản xuất suy giảm so với những tháng trước đó, qua đó giá chứng khốn sẽ giảm.
Dữ liệu chỉ số quản lý thu mua (PMI) đượ thu thập từ nguồn: trang web
investing.com.

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu:
Thực hiện nghiên cứu các nhân tố vĩ mô tác động đến giá cổ phiếu trên thị trường
bao gồm các nhân tố: vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi (FDI), tỷ giá hối đối
(EX), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), giá trị sản lượng công nghiệp (IO), chỉ số quản

4


lý thu mua (PMI). Khi sử dụng phần mềm Stata sẽ xác định được sự tác động của
các nhân tố vĩ mô đến biến phụ thuộc.
Khi xác định được các chuỗi dữ liệu sẽ tiến hành chạy mơ hình mơ hình hồi quy.
Qua đó phân tích sự tác động của biến phụ thuộc là chỉ số thay đổi giá cổ phiếu
VN30 và các biến độc lập gồm vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi, tỷ giá hối đối,
chỉ số giá tiêu dùng, giá trị sản lượng công nghiệp, chỉ số quản lý thu mua.
Phương trình thể hiện mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập:

SP =

+

FDI+


EX+

CPI+

IO+

PMI+e

Trong đó:
SP: Chỉ số thay đổi giá cổ phiếu VN30
FDI: Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
EX: Tỷ giá hối đoái
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
IO: Giá trị sản lượng công nghiệp
PMI: Chỉ số quản lý thu mua

e: Sai số ngẫu nhiên
Kết quả:
name: <unnamed>
log: C:\Users\hi\Downloads\ppdl.smcl
log type: smcl
opened on: 9 Jun 2020, 10:47:29

. import excel "C:\Users\hi\Downloads\PPDL-NHOM.xlsx", sheet("Sheet1")
firstrow

. xtset STT Year
panel variable: STT (unbalanced)
time variable: Year, Jan-09 to Mar-20

delta: 1 day

. des vn30 IR EX CPI PMI IO

storage display

value

5


variable name type

format

label

variable label

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------vn30

double %10.0g

IR

vn30

double %10.0g

IR


EX

double %10.0g

EX

CPI

double %10.0g

CPI

PMI

double %10.0g

PMI

IO

double %10.0g

IO

. sum vn30 IR EX CPI IO PMI

Variable |

Obs


Mean

Std. Dev.

Min

Max

-------------+--------------------------------------------------------vn30 |
IR |

135 .0066822

.068296

135 -.0064244 .0478813

-.2659
-.189

EX |

135 21340.25 1617.863 17480.5

CPI |

135 100.5469

IO |


135 157.0881 34.72891

1.16227

98.46
89

.2808
.2314
23617
111.59
267.4

-------------+--------------------------------------------------------PMI |

135 53.49111

5.113772

32.4

61.4

. regress vn30 IR EX CPI IO PMI

Source |

SS


df

MS

Number of obs =

-------------+---------------------------------- F(5, 129)
Model |

.0810176

Residual | .544004657

135

=

5 .01620352 Prob > F
129 .00421709 R-squared

3.84
=

0.0028
= 0.1296

-------------+---------------------------------- Adj R-squared = 0.0959
Total | .625022257

134 .004664345 Root MSE


= .06494

-----------------------------------------------------------------------------vn30 |

Coef. Std. Err.

t

P>|t|

[95% Conf. Interval]

-------------+----------------------------------------------------------------

6


IR | -.3659702 .1184938 -3.09 0.002 -.6004131 -.1315272
EX | -5.37e-06 3.88e-06

-1.38 0.169

-.0000131 2.31e-06

CPI | .0098101 .0051956

1.89 0.061

-.0004695 .0200897


IO | .0001653 .0001658

1.00 0.321

-.0001628 .0004935

PMI | -.0003251 .0011909
_cons | -.876056 .5589755

-0.27 0.785

-.0026813

.002031

-1.57 0.120 -1.982003 .2298907

------------------------------------------------------------------------------

. corr IR EX CPI IO PMI
(obs=135)

|

IR

EX

CPI


IO

PMI

-------------+--------------------------------------------IR | 1.0000
EX | -0.1117 1.0000
CPI | -0.0212 -0.3415 1.0000
IO | -0.0180 0.0974 0.0364 1.0000
PMI | 0.0407 0.3224 -0.2041 0.2025 1.0000

. vif

Variable |

VIF

1/VIF

-------------+---------------------EX |

1.25 0.797444

PMI |

1.18 0.848604

CPI |

1.16 0.863030


IO |

1.05 0.948779

IR |

1.02 0.977653

-------------+---------------------Mean VIF |

1.13

. reg vn30 IR EX CPI IO PMI, robust

7


Linear regression

Number of obs

=

F(5, 129)

=

3.16


Prob > F

=

0.0100

R-squared
Root MSE

=
=

135

0.1296
.06494

-----------------------------------------------------------------------------|
vn30 |

Robust
Coef. Std. Err.

t

P>|t|

[95% Conf. Interval]

-------------+---------------------------------------------------------------IR | -.3659702 .171007


-2.14 0.034

-.7043117 -.0276286

EX | -5.37e-06 5.08e-06

-1.06 0.293

-.0000154 4.69e-06

CPI | .0098101 .0052207

1.88 0.062

-.0005192 .0201394

IO | .0001653 .0001456

1.14 0.258

-.0001228 .0004535

PMI | -.0003251 .0019643
_cons | -.876056 .6599136

-0.17 0.869

-.0042115 .0035612


-1.33 0.187 -2.181711 .4295992

------------------------------------------------------------------------------

. log close
name: <unnamed>
log: C:\Users\hi\Downloads\ppdl.smcl
log type: smcl
closed on: 9 Jun 2020, 10:51:28

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận:
Khi thực hiện hồi quy OLS, ta gõ lệnh VIF tiếp nhận kết quả “MeanVIF= 1.13”, điều
này chứng tỏ hệ không bị cộng đa tuyến. Mức độ đa cộng tuyến thể hiện ước lượng
của các hệ số trong mô hình hồi quy sẽ được ổn định và sai số chuẩn của các hệ số sẽ
ở mức độ nhất định, nhờ đó việc phát hiện một tác động nào đó sẽ dễ hơn.
Hầu hết các kết quả đều cho thấy sự tác động qua lại giữa biến phụ thuộc và các biến
độc lập. Điều này chứng tỏ các nhân tố vĩ mơ theo nghiên cứu, thực sự có sự tác động
đến giá chứng khoán trên thị trường. Việc xác định được kết quả này góp phần hỗ trợ
cơng tác phát triển khơng chỉ với thị trường chứng khốn, mà cịn có ý nghĩa quan
trọng đối với kinh tế của Việt Nam.

8


4. Kết luận:
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy dưới sự tác động của các nhân tố vĩ mô như vốn
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá tiêu dùng, giá trị sản lượng
cơng nghiệp, chỉ số quản lý thu mua thì giá cổ phiếu trên thị trường đã bị tác động.
Do đó, chính phủ cần có những biện pháp giữ vững cũng như điều chỉnh phù hợp
trong việc vận hành của toàn nền kinh tế. Trong đó cần kiểm sốt nguồn vốn đầu tư

nước ngồi, tỷ giá hối đối, tỷ lệ lạm phát, giá trị sản lượng công nghiệp, chỉ số quản
lý thu mua.
Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngồi chính phủ cần rà soát kỹ càng, nhất là với giai
đoạn hiện tại, thời kỳ hội nhập toàn cầu, việc các doanh nghiệp nước ngồi khơng
ngừng rót vốn vào Việt Nam, mang đến những cơ hội to lớn cho doanh nghiệp Việt
Nam, tuy nhiên cần quản lý chặt chẽ để đảm bảo tính ổn định trong việc vận hành tồn
nền kinh tế .
Về tỷ giá hối đối khi có lượng lớn vốn nước ngồi đầu tư vào Việt Nam thì việc ổn
định tỷ giá hối đoái là điều hết sức cần thiết. Khi tỷ giá ổn định, nguồn vốn đầu tư
nước ngồi ổn định sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, thúc
đẩy các tác động góp phần làm cho thị trường chứng khốn nói riêng và thị trường
kinh tế Việt Nam nói chung có những bước tiến vượt bậc trong tương lai.
Tình hình lạm phát cũng cần được kiểm sốt một cách có hiệu quả. Các số liệu về tỷ
lệ lạm phát luôn cần được cập nhật rõ ràng ràng minh bạch, để có những giải pháp kịp
thời khi kinh tế có biến động mạnh. Đồng thời chính phủ phải thực hiện các biện pháp
quản lý về cung tiền, hạn mức lãi suất phù hợp, nhất là khi tình hình kinh tế ngày càng
xuất hiện nhiều sự biến đổi.
Giá trị sản lượng công nghiệp cũng cần được thông kê chặt chẽ, khi kinh tế Việt Nam
đang trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các hoạt động sản xuất cơng
nghiệp góp phần khơng nhỏ trong GDP toàn Việt Nam. Do vậy việc theo dõi chỉ số
này cũng là điều cần thiết khi đầu tư vào thị trường chứng khoán cũng như các hoạt
động đầu tư về kinh tế khác.
Về chỉ số quản lý thu mua, đây là chỉ số có thể được xem là dùng để đo lường sức
khỏe của nền kinh tế. Do vậy, đối với nhà đầu tư hay doanh nghiệp quyết định thực
hiện các hoạt động liên quan đến đầu tư tài chính thì ln cần phải bám sát, thu thập
thơng tin về chỉ số này.

9



Tóm lại, các nhân tố vĩ mơ trong hoạt động kinh tế ln là các nhân tố quan trọng, có
sự liên hệ mật thiết với hoạt động của thị trường chứng khốn. Việc kiểm sốt, ổn
định các chính sách về vĩ mơ sẽ góp phần thúc đẩy thị trường chứng khốn phát triển,
đồng thời góp phần ngày một nâng cao hiệu quả của toàn kinh tế Việt Nam, hướng tới
tương lai phát triển về vị thế của kinh tế Việt Nam trong kinh tế toàn cầu.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài nghiên cứu khoa học: Sự tác động của các nhân tố vĩ mô đến các chỉ
số giá cổ phiếu tại HOSE (Thân Thị Thu Thủy, Võ Thị Thùy Dương)
(2015)
2. Bài nghiên cứu khoa học: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá của
cổ phiếu: các bằng chứng từ sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh (Trương Đơng Lộc) (2014)
3. Nguồn stata: phần mêm thống kế Stata.15, log view: ppdl.smcl
4. Nguồn dữ liệu:
 Tổng cục thống kê: /> Website: /> Cục đầu tư nước ngoài: />
11



×