Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tieng Viet TH - Đinh Thi Le - TH thi tran Ben Sung - Nhu Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.54 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
Số TT

Mục

Nội dung

Trang

I

MỞ ĐẦU

1

01

1

Lí do chọn đề tài

1

02

2

Mục đích nghiên cứu

1


03

3

Đối tượng nghiên cứu

1

04

4

Phương pháp nghiên cứu

2

II

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

05

1

2

06


2

07

3

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm
Các biện pháp tổ chức thực hiện:

08

4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

17

09

III

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

18

10

1


Kết luận

18

11

2

Kiến nghị

19

I. MỞ ĐẦU

3
5


1. Lí do chọn đề tài:
Ở Tiểu học, mơn Tiếng Việt là nền tảng, là cơ sở giúp học sinh học tập tất cả
các môn học khác. Mục tiêu của mơn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học mới là
giúp các em phát triển đầy đủ, toàn diện về mọi mặt: đức, trí, thể, mĩ. Mục tiêu đó
đặt ra cho những người thầy, người cơ phải ln suy nghĩ, tìm tịi để có phương
pháp dạy học mơn Tiếng Việt sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Trong chương trình lớp 4, các em được làm quen với phân môn Tập làm văn
theo từng thể loại. Trong đó văn miêu tả là loại văn có vị trí quan trọng trong
chương trình tập làm văn ở bậc tiểu học. Đó là: miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối,
miêu tả loài vật. Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết
đoạn là dịp để học sinh mở rộng vốn từ, nói lên tâm tư tình cảm của mình, mở rộng

hiểu biết về cuộc sống. Để viết bài văn hay, sinh động, hấp dẫn, các em phải biết
cách diễn đạt trong lời viết, biết sử dụng các từ láy, từ ghép, tính từ,…, sử dụng
biện pháp so sánh, nhân hố. Thể loại văn miêu tả địi hỏi các em phải sử dụng vốn
ngơn ngữ của mình để miêu tả đặc điểm nổi bật của đối tượng mình chọn tả. Phải
biết sử dụng vốn kiến thức tổng hợp của môn Tiếng việt để vận dụng vào làm văn.
Văn miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và cảm xúc làm cho người
đọc, người nghe hình dung một cách rõ nét, cụ thể người, cảnh vật, sự vật như nó
vốn có trong đời sống. Qua đó, học sinh biết gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc và
tình yêu thương của mình với những gì mà mình miêu tả. Nhưng trong thực tế hiện
nay, học sinh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc quan sát, tìm ý, viết
văn nên chất lượng giờ dạy tập làm văn miêu tả còn hạn chế. Đa phần các em chỉ
dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật theo gợi ý của thầy
cơ một cách máy móc, khn mẫu. Bên cạnh đó, vốn từ ngữ của các em cịn nghèo nàn
nên nhiều khi các em còn lúng túng trong cách diễn đạt và tìm ý văn dẫn đến các câu
văn thường khô khan, lủng củng. Từ thực trạng viết văn miêu tả của học sinh lớp 4
như vậy nên chất lượng chưa cao, dẫn tới kết quả học môn Tiếng Việt còn nhiều
hạn chế nhất định. Với mong muốn giúp các em biết diễn đạt trơi chảy, trình bày
những câu văn, ý văn giàu hình ảnh, có cảm xúc. Từ đó tơi mạnh dạn tập trung
nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
2. Mục đích nghiên cứu:


2

- Cung cấp, hướng dẫn cho học sinh biết lập dàn ý cho bài văn, viết được bài
văn theo dàn ý đã lập có đủ 3 phần, lời văn trơi chảy, câu văn bước đầu có cảm xúc;
biết nói, viết câu có dùng phép so sánh, nhân hóa; biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về
nội dung, cách diễn đạt, cách trình bày.
- Giúp cho các em trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng, phát triển vốn từ
ngữ, bồi dưỡng cảm xúc lành mạnh, trong sáng, khả năng lựa chọn sắp xếp ý rõ ràng.

Rèn luyện khả năng tư duy, trí tưởng tượng phong phú. Qua đó vốn sống của các em
được tăng lên giúp các em tự tin, có khả năng ứng xử linh hoạt trong cuộc sống; bồi
dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4
4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Nghiên cứu tài liệu:
- Đọc tài liệu và sách tham khảo, giáo trình có liên quan tới đề tài nghiên cứu.
b. Khảo sát thực tế:
- Dự giờ thăm lớp: quan sát thông qua các buổi dự giờ thăm lớp đồng nghiệp.
- Khảo sát tình hình thực tế.
c. Phương pháp thực hành:
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Với học sinh tiểu học, việc hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc,
viết là vô cùng quan trọng, được thực hiện ở tất cả các môn học và nổi bật nhất là ở
môn Tiếng Việt. Do đó, việc dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4 góp phần rèn luyện cho
học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em có kỹ năng giao tiếp
trong cuộc sống và học tốt các môn học khác . Mục tiêu của việc dạy học Tập làm văn
ở lớp bốn là giúp các em viết được bài văn theo dàn ý đã lập có đủ 3 phần, lời văn trơi
chảy, câu văn bước đầu có cảm xúc; biết nói, viết câu có dùng phép so sánh, nhân
hóa; biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt, cách trình bày. Trong
văn miêu tả, người ta khơng đưa ra những lời nhận xét chung chung, những lời đánh
giá trừu tượng về sự vật như: cái cặp này cũ, cái bàn này hỏng….Văn miêu tả vẽ ra
các sự vật, sự việc, hiện tượng, con người…. bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ
thể.


3


Phân mơn Tập làm văn có tính chất tổng hợp, vừa vận dụng các hiểu biết và kĩ
năng về Tiếng Việt từ các phân môn khác vừa phát huy và hồn thiện các kết quả đó.
Thơng qua phân mơn Tập làm văn, giúp các em biết sử dụng vốn ngôn ngữ của mình
qua bài viết, biết bộc lộ cảm xúc, tư duy, cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong cuộc
sống. Từ đó, học sinh biết gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc và tình yêu thương của
mình với những gì mà mình miêu tả và có được bài văn hay, sinh động, hấp dẫn người
đọc, người nghe, đạt được cái đích mà mình hướng tới.
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
a) Về chương trình sách giáo khoa:
Ở lớp 4 Tập làm văn một tuần có 2 tiết, tổng cộng là 62 tiết/năm học (cộng thêm
8 tiết ơn tập).Trong đó, 30 tiết dành để học văn miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả lồi vật
). Thơng tin của phân mơn Tập làm văn được thể hiện nhiều bằng kênh chữ, khơng có
kênh hình minh họa nên chưa gây được hứng thú học tập ở học sinh. Nhìn chung tập
làm văn mang tính đặc thù của một mơn học giàu trí tưởng tượng và biểu cảm.
b) Về giáo viên:
- Một vài giáo viên chưa thật chú trọng phương pháp phân tích đề, tìm hiểu đề
hoặc chưa quan tâm đúng mức đến việc nhận xét, chữa lỗi sai cảu học sinh sau khi
chấm bài.
- Cách dạy của giáo viên đơi khi cịn máy móc, chú trọng lí thuyết, chưa coi trọng
kĩ năng luyện tập, thực hành, ít tạo điều kiện cho học sinh được quan sát thực tế.
- Nhiều giáo viên vẫn chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các em hoàn thành những nội
dung yêu cầu của bài tập dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa và sách giáo viên. Cũng
như một số giáo viên chưa thực sự quan tâm, phát huy hết năng lực của học sinh chưa
chú ý giúp cho các em biết rèn giũa câu văn, ý văn nên chất lượng giờ tập làm văn
miêu tả còn hạn chế.
c. Về học sinh:
- Đa số các em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự
vật theo gợi ý của thầy cô một cách máy móc, khn mẫu.
- Khi quan sát đối tượng các em thường quan sát qua loa, đại khái.
- Vốn từ ngữ của các em còn rất nghèo nàn, việc diễn đạt câu văn, ý văn còn

nhiều hạn chế. Nhất là khi làm các bài Tập làm văn miêu tả, các em chỉ dừng lại ở việc
liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật một cách đơn giản dẫn đến câu văn hết sức
khô khan.


4

Như vậy, bồi dưỡng năng lực viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 là một yêu cầu
cần thiết trong giảng dạy môn Tiếng Việt. Đây là một vấn đề rất khó đối với cả giáo
viên và học sinh. Từ thực trạng trên đã thơi thúc tơi tìm hiểu, nghiêu cứu để đưa ra một
số giải pháp, nhằm giúp giáo viên rèn năng lực viết văn miêu tả cho học sinh, đạt kết
quả tốt thông qua việc giảng dạy mơn Tiếng Việt nói chung, mà đặc biệt là thơng qua
việc giảng dạy mơn Tập làm văn nói riêng. Với mong muốn giúp các em biết diễn đạt
trơi chảy, trình bày những câu văn, ý văn giàu hình ảnh, có cảm xúc, tôi đã mạnh dạn
đặt vấn đề và thực hiện: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh
lớp 4” .
d) Kết quả của thực trạng trên:
Trong năm học 2020 – 2021 tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề viết văn miêu tả ở
học sinh khối 4 – mà cụ thể là ở lớp 4H Trường Tiểu học Thị Trấn Bến Sung – Như
Thanh – Thanh Hố do tơi chủ nhiệm.
Tơi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm về viết văn ở học sinh với đề bài
như sau:
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một ngày lễ hội ở quê em.
Kết quả khảo sát:

Tổng số Hoàn thành tốt
Lớp
học sinh SL
TL
19


4H

1

5,2%

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

TL

SL

TL

8

42,1 %

10

52,7 %

Văn kể các em đã được học ở lớp 3 là nền tảng để các em tiếp tục làm văn miêu
tả ở lớp 4 nhưng kết quả khảo sát trên cho thấy số học sinh biết viết văn cịn q thấp.
Tơi tiếp tục khảo sát chất lượng về viết văn miêu tả vào tháng 12 với đề bài như

sau:
Đề bài: Em hãy viết một bài văn tả bao quát chiếc bút của em.
Qua khảo sát chất lượng về viết văn miêu tả ở học sinh lớp 4H kết quả như sau:

Lớp

4H

Tổng số Hoàn thành tốt
học sinh SL
TL
19

2

10,5 %

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

TL

SL

TL

11


58 %

6

31,5 %

Kết quả khảo sát trên cho thấy số học sinh biết viết văn miêu tả vẫn còn thấp.


5

Nguyên nhân:
- Giáo viên chưa thấy hết được vai trò của làm văn miêu tả nên chưa có sự quan
tâm, đầu tư đúng mức.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cịn gị ép, dập khn và lệ thuộc nhiều vào
sách giáo viên, mà chưa có sáng tạo trong khi đặt câu hỏi tìm hiểu bài, cũng như khi
hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng.
- Mơ hình, tranh ảnh minh họa cịn ít. Thiết bị ứng dụng cơng nghệ thơng tin ịn
thiếu thốn.
- Giáo viên chưa biết khơi nguồn cảm hứng, say mê văn học ở học sinh.
- Học sinh chưa có sự quan sát kĩ lưỡng đối tượng miêu tả và thiếu khả năng tổng
hợp vấn đề. Bên cạnh đó học sinh cịn thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng
miêu tả, vốn ngơn ngữ cịn ít ỏi, dùng từ chưa chính xác, chưa biết sử dụng các biện
pháp nghệ thuật trong miêu tả cũng như các em chưa biết dùng từ ngữ có giá trị gợi tả,
giàu cảm xúc.
* Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giờ dạy, và
không gây được hứng thú học tập của học sinh. Để giúp học sinh lớp 4 làm văn miêu
tả được tốt hơn, tôi đã mạnh dạn vận dụng một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu
tả cho học sinh lớp 4H.

3. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Biện pháp 1: Giúp học sinh hiểu thế nào là văn miêu tả?
Văn miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và cảm xúc làm cho người
đọc, người nghe hình dung một cách rõ nét, cụ thể người, cảnh vật, sự vật như nó vốn
có trong đời sống. Qua đó người tả gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc và tình yêu
thương của mình với những gì mà mình miêu tả. Để cho học sinh hiểu thế nào là văn
miêu tả trước hết giáo viên cho học sinh đọc kỹ đề, xác định rõ đối tượng cần miêu tả.
trên cơ sở đó cung cấp cho học sinh hiểu văn miêu tả là vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện
tượng, con người… bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể. văn miêu tả giúp
người đọc nhìn rõ chúng tưởng như mình đang tận mắt xem hình ảnh một cánh đồng,
một dịng sơng, một con vật, một con người… văn miêu tả là sự kết tinh của những
nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc của người viết đã thu lượm được khi quan
sát cuộc sống.
Ví dụ: Để giúp học sinh hiểu thế nào là văn miêu tả, tơi đọc cho học sinh nghe
đoạn văn: "Ngồi giờ học, chúng tôi tha thẩn ở bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những


6

con bướm đủ màu sắc, đủ hình dáng. Con xanh biếc pha đen như nhung, bay nhanh
loang loáng. Con vàng sẫm nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ
như trôi trong nắng. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, mầu nâu xỉn, có
hình đơi mắt trịn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Loại
bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió hệt như tàn than của những đám đốt hương…"
Phân tích: Đoạn văn ngắn gọn nhưng đã miêu tả khá sinh động vơ số lồi bướm.
Hình ảnh những chú bướm hiện lên qua con mắt của mấy cậu học trò vốn say mê với
thiên nhiên. Một từ tha thẩn miêu tả các cậu ra bờ sông bắt bướm, một từ chao ôi diễn
tả cảm xúc mạnh mẽ trong lịng các cậu đến bật thành lời nói chứng tỏ sự kinh ngạc và
lòng say mê của các cậu học trò đến tột độ, tạo nền cho bài miêu tả, tạo nền cho hình
ảnh những cánh bướm xuất hiện. Liên tiếp sau đó, mỗi câu văn được tác giả dùng để

nói tới một con bướm. Mỗi con bướm lại tả bằng các tính từ, các hình ảnh so sánh gợi
tả vẻ đẹp đầy hấp dẫn: Đen như nhung, loang lống, vàng sẫm, lượn lờ đờ như trơi
trong nắng, líu ríu như hoa nắng…Tác giả đã khéo chọn những hình ảnh mới mẻ, độc
đáo để so sánh làm nổi bật dáng bay của từng loại bướm. Nó làm nên vẻ đẹp hấp dẫn
riêng của đoạn văn miêu tả này.
Việc đưa ra đoạn văn mẫu cùng với lời phân tích rõ ràng như vậy sẽ giúp học
sinh hình dung ra đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động hơn, giúp học sinh
hiểu thế nào là văn miêu tả để vận dụng vào bài viết của mình.
Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh phương pháp quan sát, tìm ý:
Văn miêu tả là loại văn giàu cảm xúc, giàu những rung động mạnh mẽ của tâm
hồn, nó mang tính chất thông báo thẩm mỹ, dù miêu tả bất kỳ đối tượng nào, dù có
bám sát thực tế đến đâu thì miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh lại
những sự vật hiện tượng một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng
tượng, đánh giá hết sức phong phú. Để tả hay, tả đúng thì phải tả chân thật, tránh thái
độ giả tạo, giả dối, tránh dùng những ngôn từ sáo rỗng. Mặt khác, tôi viên cần giúp các
em nắm được: trong văn miêu tả, ngôn ngữ sử dụng phải là ngôn ngữ giàu hình ảnh,
giàu cảm xúc, giàu nhịp điệu âm thanh, có giá trị gợi cảm cao.Từ việc hiểu rõ đặc
điểm của thể loại văn miêu tả, hiểu rõ con đường mình cần đi và đích mình cần tới,
chắc chắn học sinh sẽ thận trọng hơn khi chọn lọc từ ngữ, sẽ gọt giũa kỹ hơn từng lời,
từng ý trong bài văn và như vậy chất lượng bài làm của các em sẽ tốt hơn. Để thực
hiện được điều đó, tơi đã hướng học sinh thực hiện theo các bước sau:


7

a) Nắm vững cấu tạo của bài văn miêu tả và quan sát đối tượng trong khi
miêu tả.
Quan sát là điều kiện cơ bản và cũng là phương pháp cơ bản để làm tốt bài văn
miêu tả. Phải biết quan sát và chọn lọc những chi tiết quan sát được. Mọi kết quả quan
sát được thể hiện trong bài miêu tả. Quan sát tinh vi, thấu đáo bài viết sẽ đặc sắc, hấp

dẫn. Quan sát hời hợt bài viết sẽ phiến diện, khô khan, nông cạn. Kĩ năng quan sát chủ
yếu được hình thành trên cơ sở luyện tập. Một điều đáng chú ý là trước khi quan sát và
tìm ý các em đã sử dụng kĩ năng này nhiều lần và thường là không tự giác, thường là
sơ lược, đơn giản…
Khi quan sát, tìm ý, tơi đã tiến hành các công việc sau:
- Hướng dẫn học sinh lựa chọn trình tự quan sát. Tốt nhất là để mỗi em tự tìm
một trình tự quan sát thích hợp
- Hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát. Đây là thao tác quan
trọng nhất và có tính chất quyết định về nhiều mặt.
- Thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát, do đó các kết quả thu được
thường là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác (hình dáng, màu sắc, đường
nét, độ xa gần…). Do đó, cũng là mặt mạnh mà cũng là nhược điểm của các em. Vì
vậy, tơi đã hướng dẫn các em sử dụng thêm nhiều giác quan thích hợp để quan sát.
Ví dụ: Luyện tập quan sát cây cối:
Tôi yêu cầu học sinh đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô,
Cây gạo) (Tiếng Việt lớp 4- tập II) và nhận xét:
a) Tác giả mỗi bài quan sát cây theo trình tự như thế nào?
b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?
c) Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích. Theo em, các hình
ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì?
d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây
cụ thể?
e) Theo em, miêu tả một lồi cây có điểm gì giống và khác với miêu tả một
cây cụ thể?
Để giúp các em có hứng thú, say mê, tự bộc lộ cảm xúc của bản thân trước đối
tượng quan sát, để dễ dàng tìm được từ ngữ, chọn ý giúp cho việc diễn tả sinh động,
hấp dẫn tôi đã chuẩn bị kỹ những câu hỏi gợi mở như trên hướng dẫn học sinh quan


8


sát. Học sinh phải được quan sát có thể ở lớp hoặc ở nhà và ghi lại được những đặc
điểm nổi bật để phục vụ cho bài văn miêu tả.
Học sinh nắm được để có bài văn miêu tả hay thì cần phải quan sát, khi quan sát
phải sử dụng nhiều giác quan:
+ Quan sát bằng mắt: nhận ra màu sắc, hình khối, sự vật.
+ Quan sát bằng tai: âm thanh, nhịp điệu, gợi cảm xúc.
+ Quan sát bằng mũi: những mùi vị tác động đến tình cảm.
+ Quan sát bằng vị giác và xúc giác: quan sát cảm nhận.
+ Quan sát tỉ mỉ nhiều lượt.
Muốn tìm ý cho bài văn học sinh phải quan sát kỹ, quan sát nhiều lần cảnh đó,
tránh quan sát qua loa, đại khái, đừng vừa nhìn thấy cái gì là vội viết ngay. Ngồi ra,
tơi cịn hướng học sinh xác định rõ vị trí thời gian, trình tự quan sát:
* Học sinh có thể lựa chọn các trình tự quan sát khác nhau.
- Trình tự không gian: quan sát từ trên xuống hoặc từ dưới lên, từ trái sang phải
hoặc từ ngoài vào trong.
- Trình tự thời gian: quan sát từ sáng đến tối; từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc…
- Trình tự tâm lý: thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc quan sát
trước.
Theo kinh nghiêm, nên tách một số giác quan (không phải lúc nào cũng dùng đủ
năm giác quan) và hướng các em tập vận dụng từng giác quan.
Ví dụ: Khi nhìn đóa hoa phượng rơi, em Lê Thảo My đã nhận ra cái dáng "lìa
cành chênh chếch chao nghiêng "
Hay em Thanh Trúc ngắm cây chuối: "Chiếc lá chuối ở giữa vươn cao, mở to
như một cánh buồm no gió của chiếc buồm đang lướt đi giữa dịng sơng lớn."
Trong khi vận dụng các giác quan để quan sát đồng thời các em phải huy động
cả trí óc để làm việc: phán đốn, phân tích, lí giải. Nhờ sự kết hợp đó các tài liệu quan
sát, thu lượm được trở nên sâu sắc, phản ánh đúng bản chất của hiện tượng, sự vật.
Ở lớp 3, các em mới viết thành đoạn văn, chưa trình bày bài văn đủ bố cục ba
phần. Lên lớp 4, các em bắt đầu làm quen với việc trình bày bài văn đủ bố cục: mở

bài, thân bài, kết bài. Sau khi hướng dẫn học sinh quan sát, tổng hợp vấn đề tôi đã giúp
học sinh nắm vững bố cục bài văn gồm 3 phần :
Mở bài: Giới thiệu đồ vật, cây cối hoặc con vật mình chọn tả.


9

Thân bài: Tả đặc điểm nổi bật của đồ vật, tác dụng đồ vật hay cây cối, hoặc thói
quen sinh hoạt của con vật.
Kết bài: Nêu được tình cảm của người tả đối với đối tượng miêu tả.
Ví dụ: Bài văn tả chiếc bút mực:
- Mở bài: Giới thiệu chiếc bút mực.
- Thân bài: Tả bao quát hình dáng bên ngoài chiếc bút đến từng bộ phận bên
trong của chiếc bút mực.
- Kết bài: Cách giữ gìn đồ vật, tình cảm của em đối với chiếc bút đó.
Tương tự như vậy, đối với kiểu bài miêu tả cây cối, con vật. Từ đó học sinh nắm
được cấo tạo bài văn miêu tả.
b) Hướng dẫn học sinh biết lập dàn ý cho bài văn cụ thể:
Từ những kết quả quan sát chuyển thành một bài văn miêu tả đòi hỏi người viết
khả năng sắp xếp bố cục để hấp dẫn người đọc. Nhìn chung học sinh thường coi
thường cơng việc này vì chưa nhận rõ tác dụng của việc bố cục bài văn. Dù đây là một
yêu cầu rất thường xuyên nhưng trên thực tế lại có rất nhiều em khơng thể thực hiện
được, có những em khơng biết lập dàn ý là làm cái gì, để làm gì. Bởi lẽ, ở những lớp
dưới, các em không phải làm việc này, mà các em chỉ viết câu văn, đoạn văn bằng
cách trả lời những câu hỏi cho sẵn hoặc dựa vào những gợi ý của thầy cô một cách đơn
giản, ngắn gọn. Trong khi lên lớp Bốn thì việc lập dàn ý cho một đề bài cụ thể (loại bài
miêu tả) là yêu cầu bắt buộc các em phải biết thực hiện, tự thực hiện để dựa vào đó mà
hồn chỉnh đoạn văn, bài văn.
Một bài văn hay nhờ chi tiết miêu tả cụ thể, sinh động mới mẻ, nhờ các liên
tưởng bất ngờ, táo bạo, nhờ lời văn gợi cảm, giàu hình ảnh và cịn nhờ có được bố cục

cân đối, hợp lí, sáng sủa.
Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc tự lập dàn ý cho bài văn, khi dạy học các
bài Cấu tạo của bài văn miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối và tả loài vật), tôi chủ động giúp các
em dựa vào nội dung phần Ghi nhớ trong sách giáo khoa, cùng xây dựng một dàn bài
chung cho loại bài văn miêu tả đang học. Dàn bài chung này tôi sẽ ghi cố định ở một bảng
phụ để làm cơ sở cho học sinh xây dựng dàn ý riêng cho mỗi bài văn miêu tả sau này.
Dàn bài này cũng được sử dụng chung cho cả lớp trong các tiết tập làm văn có yêu cầu
viết một đoạn văn hay hoàn chỉnh một bài văn.
Ví dụ: Khi dạy bài: Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật (sách giáo khoa lớp 4
- tập II, trang 112), sau khi giúp học sinh rút được nội dung ghi nhớ như trong sách


10

giáo khoa, tôi sẽ chủ động bám vào nội dung phần ghi nhớ, dùng câu hỏi gợi ý, dẫn
dắt cho các em nêu để xây dựng dàn bài chung cho bài văn miêu tả con vật:
Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.
- Để giới thiệu con vật sẽ tả, em cần giới thiệu những gì? (Tên con vật, nơi nó
ở, lí do em thích nó,…)
Thân bài:
a) Tả hình dáng:
Mỗi con vật thường đều có những bộ phận nào? (đầu: Mắt, mũi, miệng (mõm,
mỏ), tai...; mình: thân, lưng, bụng, ngực...; chi: móng vuốt, cựa...; đi, cánh...),...
b) Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật:
- Thói quen sinh hoạt là những thói quen nào? (ăn, ngủ, đùa giỡn,...)
- Những hoạt động chính của con vật là gì? Ví dụ? (con mèo: bắt chuột; con chó:
giữ nhà, mừng chủ; …)
Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật.
Cảm nghĩ của em đối với con vật có thể là gì? (u, thích, thấy thiếu vắng khi đi
đâu về mà khơng trơng thấy nó, …); Em làm gì để thể hiện tình cảm của em đối với

nó? (chăm sóc, bảo vệ, ...)
Hoặc, khi hướng dẫn học sinh làm bài tập tả lọ hoa, tôi sử dụng dàn bài chung
cho bài văn miêu tả con vật đã xây dựng, gợi ý cho các em có thể lập được dàn ý cho
bài văn của mình.
Ví dụ: Tả lọ hoa
a) Mở bài: Giới thiệu lọ hoa: Thường ngày cũng có nhưng lọ hoa tết khác
như thế nào ? Ai đã cắm lọ hoa ?
b) Thân bài: Tả bao quát: Lọ hoa được đặt ở đâu?
Tả chi tiết:
* Cái lọ:
+ Dạng đứng:
+ Bằng thủy tinh trong suốt nhưng ẩn bên trong là một màu đỏ với họa tiết
hoa văn rất đẹp.
+ Mẹ cố tình dùng lọ màu đỏ là để mong gia đình có một năm mới may mắn.
* Hoa: Có nhiều lồi hoa với các màu sắc khác nhau.
+ 4 bơng hoa ly tượng trưng cho 4 thành viên trong gia đình. Nhụy hoa màu
vàng thể hiện tiền tài của cả nhà em trong năm mới này.


11

+ Những bông hoa hồng đỏ được đặt ở giữa như tâm điểm của lọ hoa. Những
chị hồng duyên dáng với những cái gai sắc nhọn tượng trưng cho năm mới cả
nhà có được tình u và hạnh phúc, hoa hồng đỏ tăng thêm phần ấm cúng cho phòng
khách.
+ Mẹ cịn cho thêm mấy bơng hoa cúc trắng, cúc nhật nho nhỏ vào nữa.
những bông hoa cúc trắng thanh khiết, những bơng hoa cúc nhật màu tím mộng mơ.
+ Điểm xung quanh lọ hoa và là một phần không thể thiếu để làm nổi bật những
bơng hoa khác đó là những cành hoa sao vàng. Những cành hoa làm ta liên tưởng đến
một đất nước Việt Nam bình yên, nhân dân ấm no, hạnh phúc với cờ đỏ sao vàng bay

phấp phới trên cột cờ tổ quốc.
* Việc em làm: hằng ngày thay nước cho lọ hoa.
c) Kết bài: Lọ hoa là một phần không thể thiếu trong ngày tết của mỗi nhà. Lọ
hoa là tình cảm của mẹ dành cho gia đình.
Trên đây chỉ là một vài ví dụ điển hình của một dàn ý trong bài văn miêu tả. Đi
vào thực tế miêu tả, dàn ý này có thể được phức tạp hóa hơn nữa. Chúng ta có thể tả
đan xen giữa cái chung khái quát với nét riêng cá biệt của đối tượng và việc phát biểu
cảm nghĩ cho phần kết bài. Trong khi tả, chúng ta có thể chia thời gian theo năm
tháng, theo thời vụ nhưng cũng có thể chia thời gian theo các buổi trong ngày, từng
thời điểm trong giờ ... hoặc khi tả theo khơng gian, chúng ta có thể tả từ khoảng không
gian rộng đến khoảng không gian hẹp, từ lớn đến bé, từ ngoài vào trong, từ trái sang
phải hoặc ngược lại. Dựa vào dàn ý học sinh có thuận lợi cho việc triển khai bài văn,
vừa thuận lợi cho việc miêu tả tỉ mỉ chi tiết và kĩ lưỡng về đối tượng.
Biện pháp 3: Cung cấp vốn từ qua các phân mơn khác của Tiếng Việt.
Văn miêu tả có đặc điểm là ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh. Chỉ có
như vậy ngơn ngữ miêu tả mới có khả năng diễn tả cảm xúc của người viết, vẽ được
sinh động, tạo hình đối tượng miêu tả. Quan sát nhiều văn bản miêu tả, ta thấy ngôn
ngữ miêu tả giàu các động từ, tính từ, thường hay sử dụng phép nhân hóa hay so sánh,
ẩn dụ. Do sự phối hợp của các tính từ (màu sắc, phẩm chất ), của các động từ (hoạt
động, trạng thái ) với các biện pháp tu từ, ngôn ngữ miêu tả luôn tỏa sáng lung linh
trong lòng người đọc, gợi lên trong lịng người đọc những cảm xúc, tình cảm, ấn
tượng, hình ảnh về sự vật được miêu tả. Nên muốn viết được văn hay phải giàu vốn từ,
hiểu nghĩa của từ. Học sinh nào có vốn từ phong phú, hiểu nghĩa của từ, chắc chắn viết
văn sẽ hay, diễn đạt trôi chảy. Vì vậy, từ các phân mơn Tập đọc, Luyện từ và câu,...


12

cung cấp cho các em một số vốn từ nhất định, giải nghĩa từ để hiểu từ, dùng từ để đặt
câu.

Ví dụ: Khi học về câu kể Ai là gì ? hoặc Ai thế nào? học sinh hiểu tác dụng,
cấu tạo của các kiểu câu này, biết nhận ra nó trong đoạn văn và từ đó học sinh biết đặt
câu kể Ai là gì ? để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một con người, một vật hoặc câu
kể Ai thế nào? Để chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật:
Ví dụ: Chích bơng là con chim rất đáng yêu. (Câu kể: Ai là gì? )
Anh Khoa hồn nhiên, sởi lởi. Anh Đức lầm lì, ít nói. Cịn anh Tịnh thì đĩnh đạc,
chu đáo.
(Câu kể: Ai thế nào?)
Ví dụ: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ:
Cái đẹp.
Bài 1: Tìm các từ:
a) Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người:
M: xinh đẹp,..
b) Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người:
M: thùy mị,...
Bài 2: Tìm các từ:
a) Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật:
M: tươi đẹp,...
b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người:
M: xinh xắn,...
- đặt câu với mỗi từ mà các em vừa tìm được.
Ví dụ tả vẻ đẹp bên ngoài của con người là: xinh đẹp,duyên dáng, xinh xắn,... tả
nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người là: thùy mị, nết na, đôn hậu, khoan
dung,... tả vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật là: tươi đẹp, hùng vĩ, bao la,...
Qua các tiết Luyện từ và câu như ví dụ ở trên, đã cung cấp cho các em lượng từ
ngữ lớn để các em lựa chọn khi miêu tả sự vật cho phù hợp.
Ví dụ: Tập đọc: Cánh diều tuổi thơ
Trong quá trình học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài, tơi giúp các em hiểu nghĩa
từ: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao,... và cung cấp vốn từ cho
các em trong tiết Tập đọc giúp các em có vốn từ ngữ phong phú.

Hay đối với bài Tập đọc: Hoa học trò tơi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài để
thấy được cái hay, cái đẹp trong từng câu văn của tác giả. Tôi chỉ ra các từ ngữ miêu


13

tả, phân tích cái hay, cái đẹp, sự sáng tạo của nhà văn khi dùng chúng: Mùa xuân,
phượng ra lá. Lá phượng mùa xuân rất đẹp. Lá phượng xanh um, bóng phượng mát
rượi; lá phượng đầu xuân gợi cảm giác ngon lành như lá me non. Từ đó, tơi giúp học
sinh thấy được sự tinh tế của tác giả khi miêu tả sự phát triển của lá phượng theo ngày
tháng đầu xuân: Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xịe ra cho gió đưa đẩy
Nhiều bài Tập đọc là các bài văn miêu tả hay của các nhà văn. Số lượng từ ngữ miêu
tả của các bài đó phong phú, cách sử dụng chúng sáng tạo. Từ đó, học sinh biết “ăn
cắp ” những từ ngữ hay, những câu văn sinh động, giàu hình ảnh đó làm vốn kiến thức
của mình và vận dụng, linh hoạt biến nó thành cái của mình khi viết văn miêu tả.
Nếu như Tập đọc rèn kỹ năng cảm thụ cho học sinh, Chính tả rèn kỹ năng viết
cho học sinh thì phân mơn Kể chuyện rèn kỹ năng nói hay cách nói khác là kỹ năng
sản sinh văn bản dưới dạng nói của học sinh. Kể chuyện vừa bồi dưỡng tình cảm, giúp
học sinh biết quý trọng người tốt, phê phán cái xấu, vừa giúp học sinh học tập cách
miêu tả, cách diễn đạt trong mỗi câu chuyện.
Các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện,... góp phần khơng nhỏ
trong việc cung cấp cho các em từ láy, từ ghép, danh từ, động từ, tính từ, đặc biệt là từ
láy là từ có sức gợi tả lớn, tính từ có sự gợi tả sắc thái riêng biệt của sự vật, hiện tượng
… Do đó, qua những phân mơn này giáo viên phải tổng hợp cho các em vốn từ, làm
giàu vốn từ cho các em.
Tóm lại, các phân mơn của Tiếng Việt tuy mỗi phân mơn có nội dung riêng,
phương pháp riêng nhưng chúng khơng hồn tồn độc lập mà luôn bổ sung cho nhau,
kiến thức của phân môn này hỗ trợ cho việc học những phân môn khác. Với phân môn
Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp của những phân môn khác, muốn học tốt
Tập làm văn học sinh cần học tốt các phân môn cịn lại.

Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả và lựa chọn
từ ngữ khi miêu tả:
Vốn từ ngữ miêu tả có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm văn miêu tả. Giúp
học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả và lựa chọn từ ngữ khi miêu tả là vấn đề cần thiết.
a) Tạo điều kiện để học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả
Muốn một bài văn hay, có chất văn thì các em phải có vốn từ ngữ phong phú và
phải biết cách lựa chọn từ ngữ khi miêu tả cho phù hợp, Chính vì vậy tơi chú ý cung
cấp vốn từ cho các em khi dạy các môn khác hay trong những buổi nói chuyện trong
các tiết sinh hoạt. Nhắc nhở học sinh ghi nhớ những từ ngữ hay những câu văn hay. Ví


14

dụ khi dạy Luyện từ và câu, tôi hướng dẫn để các em thấy bên cạnh tính từ gầy nói về
hình dáng một người cịn nhiều từ ngữ gần nghĩa khác tương tự: khô đét, xương xẩu,
hom hem hay lép kẹp. Bên cạnh tính từ đẹp cịn hàng loạt các từ ngữ khác: dễ mến,
xinh, xinh xắn, xinh xẻo, dễ coi....Việc học tập và mở rộng vốn từ láy, từ diễn dạt âm
thanh, từ mơ phỏng hình ảnh có ý nghĩa tích cực đối với việc tích lũy vốn từ ngữ miêu
tả của học sinh. Lượng từ ngữ này giúp rất nhiều cho học sinh khi tả các con vật, cây
cối,...
Ví dụ: - Từ láy mưu tả tiếng gió: ào ào, rào rào, lao xao, xào xạc...
- Từ láy miêu tả tiếng nước chảy: róc rách, rì rầm...
- Từ láy, từ ghép miêu tả màu sắc của cây hoa (hồng, cúc, đào): hồng hồng, đỏ
chót, đỏ tươi, vàng vàng, tim tím...
Ngồi ra, tơi cịn khuyến khích các em đọc nhiều các tác phẩm văn học cũng là
dịp để học sinh tích lũy vốn từ miêu tả.
b) Hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ khi miêu tả:
Có vốn từ ngữ nhưng phải biết dùng chúng đúng lúc đúng chỗ. Muốn vậy, phải
coi trọng việc lựa chọn từ ngữ khi diễn đạt kết quả quan sát cũng như khi làm bài văn
miêu tả. Mỗi chi tiết miêu tả thường chỉ có một từ ngữ, một hình ảnh thích hợp, do đó

tác dụng gợi hình, gợi cảm nhất. Có khi ngay từ đầu các em đã nắm bắt được từ ngữ
hay hình ảnh này. Nhưng thông thường việc xác định từ ngữ hay hình ảnh cần dùng
cho một chi tiết miêu tả phải trải qua một q trình tìm tịi, chọn lọc.
Cách làm thông thường khi lựa chọn từ ngữ là so sánh các từ ngữ gần nghĩa hay
trái nghĩa. Có thể nhắc lại ở đây ví dụ đã nêu ở phần trên, để tả một người gầy nên
dùng hàng loạt các từ ngữ “gầy, khô đét, xương xẩu, hom hem hay lép kẹp”. Tơi đã
luyện tập kiên trì để học sinh làm quen với phương pháp này và tránh dùng từ một
cách dễ dãi, không chọn lọc.
Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh sử dụng từ ngữ giàu tính gợi tả, gợi cảm,
câu văn có dùng phép so sánh, nhân hóa phù hợp với đối tượng miêu tả:
Một bài văn miêu tả được xem là sinh động, tạo hình thì việc dùng từ ngữ giàu
hình ảnh, gợi tả, gợi cảm, các biện pháp so sánh, nhân hóa khi viết văn sẽ giúp cho câu
văn, bài văn trở nên sinh động hơn, mượt mà hơn, ý tứ hơn và thu hút người đọc,
người nghe hơn.
Như vậy, việc giúp các em biết tìm từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù hợp để
miêu tả sự vật là việc làm không kém phần quan trọng.


15

+ Cùng với việc giới thiệu một số hình ảnh cụ thể cho học sinh quan sát, giáo
viên có thể gợi ý cho mỗi học sinh tự chọn chi tiết cụ thể của đối tượng cần miêu tả,
rồi tìm những từ ngữ, ý văn, câu văn, hình ảnh so sánh, nhân hóa mà mình cảm thấy
phù hợp, hay có thể sử dụng để miêu tả chi tiết đó của đối tượng.
+ Lớp nhận xét, bình và chọn những từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù hợp vận
dụng chính những từ ngữ, câu văn, ý văn được lớp đánh giá cao theo ý thích của riêng
mình đưa vào bài của mình, tạo ra nét riêng trong chính bài làm của mình.
* Ví dụ: Khi làm một bài văn miêu tả về cây bàng em Hồng Huyền Trang viết:
- Nhìn từ xa, cây bàng giống như một chiếc dù màu xanh to tướng.
Giáo viên hỏi: Em nào nhận xét cách đặt câu của bạn? Bạn so sánh như vậy đã hợp lí

chưa?
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đơi tìm câu khác để miêu tả cây bàng sao cho
gợi cảm và gần gũi hơn: Nhìn từ xa, cây bàng giống như một chiếc ô xanh khổng
lồ........Bác cũng đượm buồn trong những buổi chiều hè, khi biêt chúng em sắp phải xa
trường trong mấy tháng hè.
Như vậy, cùng là miêu tả về cây bàng nhưng những câu văn sử dụng biện pháp
so sánh, nhân hóa, có dùng những từ gợi tả, gợi cảm như các câu trên thì hiệu quả khác
hẳn, ta thấy miêu tả như vậy vừa sinh động, tinh tế vừa rất tình cảm và sẽ cuốn hút
người đọc, người nghe.
Từ láy trong Tiếng Việt có giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm rất lớn. Giá trị biểu
cảm của từ láy là khả năng làm cho người đọc, người nghe cảm thụ và hình dung được
một cách cụ thể, tinh tế và sống động về màu sắc, âm thanh, hình ảnh của sự vật biểu
thị. Chính vì vậy mà từ láy được sử dụng rất nhiều trong văn miêu tả. Giá trị biểu
trưng ngữ âm, giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm của từ láy có khả năng tạo nên nhịp điệu,
hình ảnh cho lời văn, một trong những phương tiện biểu đạt đặc sắc của văn miêu tả
đều được tạo ra nhờ từ láy. Vì vậy khi viết văn miêu tả tôi thường hướng dẫn học sinh
dùng từ láy trong bài văn của mình.
Trong văn miêu tả, sử dụng so sánh là một biện pháp tạo hình, khiến sự vật
được so sánh trở nên đẹp đẽ, sinh động, hấp dẫn, cụ thể, lôi cuốn sự chú ý và dễ liên
tưởng cho người đọc, người nghe. So sánh có giá trị âm thanh, hình ảnh.
Cũng như so sánh, nhân hoá được sử dụng hữu hiệu trong văn miêu tả. Nhân
hoá là biện pháp miêu tả sinh động, hấp dẫn, lý thú các sự vật, hiện tượng khách quan,
làm cho các đối tượng không phải con người nhưng cũng có tính cách, tình cảm, tâm


16

hồn giống con người. Người sử dụng nhân hoá đã thổi một luồng sinh khí mới vào
cuộc sống của chúng, đó là sức sống của con người. Với biện pháp nhân hoá, một
chiếc lá cũng được miêu tả như con người. Biện pháp nhân hoá là con đường thú vị và

ngắn nhất đưa những vấn đề trừu tượng, khô khan đến với nhận thức của con người.
Sử dụng biện pháp nhân hố các em thả sức lựa chọn ngơn từ để tăng sự uyển chuyển,
mềm mại, trữ tình trong diễn đạt. Biện pháp nhân hố khiến những sự vật vơ tri, vô
giác cũng biết suy nghĩ, mơ mộng, biết đau khổ và yêu thương.
Ví dụ: Tả cây bàng:
Những cành cây uyển chuyển như những cánh tay dang rộng ra đón ánh nắng
mặt trời. Rồi những lộc non lớn lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp
của mình, hoa e lệ trong lớp đài hoa xanh mỡ màng.
Ví dụ: Tả con mèo:
Những sợi râu mép trắng như cước lúc nào cũng cử động. cái đi lúc cuộn
trịn hình xốy trơn ốc, lúc duỗi thẳng đuồn đuột. Bộ móng vuốt vừa cong vừa nhọn
như một lưỡi dao sắc bén.
Tóm lại: Từ láy, so sánh, nhân hố giữ một vai trị quan trọng trong việc diễn
đạt tư tưởng, tình cảm, thích hợp với việc biểu đạt và tạo nên những bức tranh sinh
động với những gam màu ấn tượng bằng ngôn từ, là cơ sở để rèn kỹ năng sử dụng từ
ngữ trong viết văn miêu tả cho học sinh.
Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh học tập sử dụng từ ngữ đúng, ý văn hay,
hình ảnh đẹp khi làm văn; Cung cấp cho học sinh một số đoạn văn miêu tả hay,
hấp dẫn.
Biết học tập sử dụng từ ngữ đúng, ý văn hay, hình ảnh đẹp khi làm văn là biết
học tập, “trộm” những câu văn, ý văn mà mình đọc được của bạn bè, thầy cơ hay ở đâu
đó rồi biến nó thành ý riêng trong câu văn, bài văn của mình là điều mà các em cũng
cần học tập. Hoặc khi phát hiện các em biết học tập, bắt chước cách diễn đạt, cách
dùng từ ngữ, ý văn của người khác (không sao chép), tôi sẽ động viên, khích lệ các em
tiếp tục phát huy. Ngồi ra, cần thường xuyên tổ chức cho các em nhận xét, đánh giá
bài của bạn (cách dùng từ, đặt câu…) rồi rút kinh nghiệm, vận dụng vào bài của mình
theo các bước:
+ Chọn đọc bài, câu văn của bạn và trao đổi, bàn bạc, suy nghĩ tìm ý hay, cách
chỉnh sửa những ý chưa hay, chưa phù hợp.



17

+ Rút kinh nghiệm, học tập ở bài làm của bạn để bổ sung, chỉnh sửa bài làm của
mình.
Để tăng hiệu quả cho việc rèn kỹ năng viết văn cho học sinh thì việc cung cấp
đoạn văn, bài văn hay cho học sinh học tập là không thể thiếu. Mỗi đoạn văn, bài văn
của mỗi người có mỗi cách viết khác nhau, học sinh học tập được cách viết khác. Vì
vậy, trong cấu trúc của mỗi dạng bài trong sách đã biên soạn nhiều đoạn văn hay phục
vụ nội dung tiết dạy và phục vụ cho phần tham khảo nên tơi đã khai thác triệt để ở
phần này chính là đã rèn luyện cho học sinh được kỹ năng viết văn.
Ví dụ: Với đề bài miêu tả cây đa cổ thụ nơi làng quê, có học sinh mở bài như
sau: "Ở đầu làng em có một cây đa cổ thụ nó dễ phải trăm năm tuổi. Cả làng em ai
đi đâu về cũng dừng chân nghỉ mát, trò chuyện nên nơi đó đã in đậm biết bao kỉ niệm
của tuổi ấu thơ”.
Học sinh khác lại viết:
"Từ bến đị phía xa em đã nhìn thấy làng em. Phải qua một cánh đồng bao la,
một con đường liên xã dài hơn hai cây số, em đã nhìn thấy làng quê yêu dấu: Cây đa
cổ thụ in bóng xanh thẫm trên bầu trời. Mỗi lần đi xa về, em cảm động tưởng như cây
đa làng quê đang giơ tay vẫy chào, đón đợi."
Từ các cách mở bài khác nhau các em nhận xét và tìm ra ý đúng, ý hay để mở
bài một cách hợp lý nhất.
Ví dụ: Đoạn văn tả hoa đào .
...Những nụ hoa xinh xinh màu hồng ngọc vẫn còn e ấp, chờ ngày được hé nở.
Mỗi nụ hoa là một ngọn lửa hồng, mang lại ánh sáng diệu kì cho năm mới. Những nụ
hoa e ấp hôm nào giờ đây đã nở rộ, khoe tấm áo hồng rực rỡ của nó dưới ánh nắng
lung linh của ngày tết. Mỗi khi gió đến, đào lại gửi gió mang đi chút hương thơm
ngọt ngào của nó. Hương thơm ngây ngất, khơng thể nào tả hết sức hấp dẫn của nó.
Và mỗi khi cơn gió lướt qua, những cánh đào nhè nhẹ cũng bay theo gió, đẹp huyền
ảo như bức tranh cổ tích. Khi gió lắng lại, những bơng đào lại rơi xuống đất, kết

thành một tấm thảm như trải nắng”
.
Sau mỗi đoạn văn đọc cho học sinh nghe, giáo viên cho học sinh nhận xét, đánh
giá về cách diễn đạt, dùng từ đặt câu, hình ảnh nhân hố, so sánh trong bài có phù hợp
hay khơng. Bài văn hay ở điểm nào để từ đó các em có thể vận dụng để làm bài của
mình được tốt hơn.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:


18

Với những biện pháp như đã trình bày ở trên đã giúp cho cả tôi và học sinh tự
tin, chủ động hơn trong các tiết học tập làm văn (văn miêu tả). Các giờ Tập làm văn
cũng trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn. Đa số học sinh của tôi nắm được cách viết
văn và có kĩ năng viết văn. lời diễn đạt trong bài văn trôi chảy và dùng từ chính xác.
Các em đã biết sử dụng các biện pháp so sánh nhân hóa để bài văn hấp dẫn hơn.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng vào đầu
tháng 4 với đề bài như sau:
Đề bài: Em hãy tả một con vật ni trong nhà mà em u thích.
Cách tính điểm: Học sinh viết được bài văn đúng thể loại: Tả vật ni trong nhà
(2 điểm ). Bài viết có độ dài khoảng 15 câu, đủ 3 phần theo cấu tạo văn miêu tả, tả rõ
những nét nổi bật, mang đặc điểm riêng của con vật và bộc lộ được thái độ thân thiện
của bản thân đối với con vật đó; nêu được suy nghĩ, tình cảm với con vật (5 điểm ).
Diễn đạt rành mạch, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả (2 điểm ). Trình bày
sạch đẹp (1 điểm).
Kết quả đạt được như sau:

Tổng số Hoàn thành tốt
Lớp
học sinh SL

TL
4H

19

7

36,8%

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

TL

SL

TL

12

63,2 %

0

0%

Với kết quả khảo sát trên, tơi thấy học sinh có khả năng viết văn hay hơn, thích

học văn đã tăng lên rõ rệt so với đầu năm. Đa số học sinh đã biết cách viết văn miêu
tả.
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Từ những biện pháp mà tôi đã thực hiện trong quá trình rèn kĩ năng viết văn
miêu tả cho học sinh lớp 4, tôi xin rút ra một số kết luận sau :
- Giáo viên phải là người nắm vững chương trình Tiếng Việt, có kiến thức, kĩ
năng tiếng Việt, có vốn sống phong phú.
- Giáo viên cần khơng ngừng học hỏi trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm để
nâng cao trình độ chun mơn.


19

- Giáo viên phải thực sự là người yêu nghề, mến trẻ. Ln phối hợp với gia
đình, nhà trường để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập.
Qua nghiên cứu và thực dạy, tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4 như sau:
- Biện pháp 1: Giúp học sinh hiểu thế nào là văn miêu tả?
- Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh phương pháp quan sát, tìm ý.
- Biện pháp 3: Cung cấp vốn từ qua các phân môn khác của Tiếng Việt.
- Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả và lựa chọn từ
ngữ khi miêu tả.
- Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh sử dụng từ ngữ giàu tính gợi tả, gợi cảm, câu
văn dùng phép so sánh, nhân hóa phù hợp với đối tượng miêu tả.
- Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh học tập sử dụng từ ngữ đúng, ý văn hay,
hình ảnh đẹp khi làm văn; Cung cấp cho học sinh một số đoạn văn miêu tả hay, hấp
dẫn.
2. Kiến nghị: Khơng
Trong q trình thực hiện đề tài này, tơi đã tham khảo các tài liệu dạy học của

phân môn cũng như học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp, đề tài đã hoàn thành
và đã dạy thực nghiệm ở lớp 4H năm học 2020 – 2021. Tuy nhiên trong q trình thực
hiện, chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các đồng chí lãnh đạo cũng như bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tơi có tính
khả thi hơn cũng như phạm vi sử dụng được rộng rãi hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN.

Như Thanh, ngày 12 tháng 4 năm 2021.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác!
Người viết:

Đinh Thị Lệ


20


21

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả - Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả ở tiểu học - Nhà xuất bản Giáo
dục.
3. Rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt - Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Dạy học Từ ngữ ở Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Sách Tiếng Việt lớp 4.



22

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGHÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.
Họ và tên tác giả: Đinh Thị Lệ
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Thị Trấn Bến Sung - Như
Thanh.
TT

1

2

3

Tên Sáng kiến kinh
nghiệm
Biện pháp giúp học sinh
giải toán tỉ số phần trăm ở
lớp 5 trường trường tiểu học
Hải Vân.
Một số biện pháp giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh
lớp
4B
tại

trường
TH&THCS Hải Vân
Một số biện pháp giáo dục
kĩ năng sống thông qua môn
giáo dục đạo đức cho học
sinh lớp 4

Cấp
đánh giá

Kết quả Năm học đánh
đánh giá giá xếp loại
B

2015- 2016

Cấp huyện

B

2017-2018

Cấp huyện

B

2019-2020

Cấp huyện



23

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỶ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 4

Người thực hiện: Đinh Thị Lệ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Thị Trấn Bến Sung
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Tiếng Việt

THANH HỐ NĂM 2021


24


×