Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

từ khi ra đời đến nay, cương lĩnh năm 1991 đã được cụ thể hóa và phát triển trong đời sống ra sao anh (chị) phải làm gì để góp phần vào thực hiện cương lĩnh của đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.17 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Mùa Xuân là mùa của sức sống đất trời, mùa của sự tốt lành cho vạn vật. Đảng
là trí tuệ, Đảng là niềm tin, Đảng là cội nguồn sức mạnh của dân tộc nên Đảng như
sức sống của mùa Xn đất nước, mùa Xn dân tộc. Chính vì vậy, có thể khẳng
định: Nhận thức của Đảng ta về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày
càng sáng tỏ thêm, sâu sắc hơn, thực tiễn hơn.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (từ ngày 24 đến 27/6/1991, tại Hà Nội)
được tiến hành trong bối cảnh quốc tế và trong nước đang có những diễn biến phức
tạp. Đó là sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, sự
chống phá nhiều phía vào CNXH, vào chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng Cộng sản,
những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch quốc tế hịng xố bỏ CNXH hiện
thực và sự hoang mang dao động của một bộ phận những người cộng sản trên thế
giới đã tác động đến tư tưởng và tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên và
nhân dân Việt Nam. Đất nước ta cũng phải đương đầu với các hoạt động phá hoại
của các lực lượng thù địch ở cả trong và ngồi nước. Tình hình kinh tế và đời sống
của nhân dân vẫn cịn khó khăn, đất nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng kinh tế
xã hội. Tuy nhiên, công cuộc đổi mới được Đảng ta đề ra từ Đại hội lần thứ VI
(12/1986), bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhờ đó mà nước ta đã
đứng vững và tiếp tục phát triển. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Cương lĩnh đưa ra quan niệm tổng quát nhất
về xã hội XHCN ở Việt Nam và những phương hướng cơ bản để xây dựng xã hội đó;
khẳng định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động của Đảng; khẳng định phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định
hướng XHCN, trong đó kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể tạo thành nền tảng của
nền kinh tế quốc dân; khẳng định xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc là một phương hướng chiến lược lớn.

1



NỘI DUNG
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn cách mạng nước ta, nhất là kinh nghiệm qua 5
năm thực hiện đường lối đổi mới với nhiều thành tựu quan trọng, Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã nêu những quan niệm về CNXH và
những định hướng chủ yếu xây dựng CNXH ở đất nước ta, trong đó xác định: “Xã hội
XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuát hiện đại và chế độ
công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất cơng, làm theo năng lực, hưởng
theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện
cá nhân.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đồn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ...
- Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Sáu đặc trưng trên đây, bao quát cả sáu lĩnh vực: chính trị, kinh tế, vǎn hóa, con
người, dân tộc, quốc tế. Gọi là đặc trưng, bởi lẽ đây là những khác biệt so với mọi
kiểu loại xã hội đã từng tồn tại trong lịch sử, những khác biệt đem lại sự giải phóng
hồn tồn và triệt để cho dân tộc, cho xã hội và cho con người.
Đảng ta cũng đã nêu ra bảy phương hướng cơ bản cần phải nắm vững trong quá
trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc:
Một là, xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức
làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đủ quyền dân chủ của nhân
dân.
Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, cơng nghiệp hố đất nước theo hướng hiện
đại gắn liền với phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện là nhiệm vụ trung tâm

2



nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, không ngừng nâng
cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Ba là, phát triển lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất XHCN từ
thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước.
Bốn là, trong lĩnh vực tư tưởng và văn hố lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những
truyền thống văn hoá tốt đẹp cảu tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh
hoa văn hoá nhân loại.
Năm là, thực hiện chính sách đại đồn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt
trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước
mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hồ bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các
nước.
Sáu là, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của
cách mạng Việt Nam.
Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức
ngang tầm nhiệm vụ.
Những phương hướng này cũng chính là con đường đưa chúng ta đi tới mục
tiêu của CNXH, con đường để từng bước hiện thực hóa mơ hình CNXH đã vạch ra.
Sau hơn 4 năm từ sau đại hội VI, vừa học vừa làm kinh tế hàng hóa, đến giữa
năm 1991, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng
ta tiếp tục bổ sung tư duy khoa học về kinh tế hàng hóa.
Trước hết, thay vì trước đây chỉ nêu nhiệm vụ "xây dựng nền kinh tế hàng
hóa", thì đã nói rõ và đầy đủ hơn: "Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước".

3



Thứ hai, kinh tế hàng hóa được đặt ở vị trí trung tâm, thỏa đáng trong phần
phương hướng cơ bản xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ. Trong phần những định
hướng lớn về chính sách trong thời kỳ quá độ lên CNXH, việc "phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN" được trình bày ở vị trí đầu tiên,
đúng với tầm quan trọng hàng đầu và bao trùm của nó.
Thứ ba, nội dung kinh tế hàng hóa được trình bày tồn diện, bao gồm cơ cấu
ngành kinh tế; sở hữu và cơ cấu thành phần kinh tế; cơ chế quản lý kinh tế; vị trí của
khoa học và cơng nghệ, giáo dục và đào tạo trong phát triển kinh tế. Trong đó, nêu lên
các luận điểm quan trọng: "Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau", "Kinh
tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc
dân", "thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và
hiệu quả kinh tế là chủ yếu".
Thứ tư, nội dung của cơ chế quản lý nền kinh tế hàng hóa được trình bày đầy
đủ và mạch lạc hơn, như sau: "Hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác".
Thứ năm, "xây dựng và phát triển đồng bộ các thị trường hàng tiêu dùng, vật
tư, dịch vụ, tiền vốn, sức lao động...".
Qua 5 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH, việc phát triển nền kinh tế hàng hóa cùng với các chính sách khác, đem lại
nhiều thành tựu quan trọng trên đất nước ta. Đại hội VIII của Đảng nhận định: “Nước
ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tuy còn một số mặt chưa vững chắc..”. Đại
hội VIII phát triển thêm Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH và khẳng định: “Con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác định
rõ hơn”_ Rõ hơn các chặng đường quá độ ở nước ta: “Nhiệm vụ đề ra cho chặng
đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho cơng nghiệp hố đã cơ bản hoàn
thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước”; Rõ hơn định hướng XHCN trong việc xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần: “Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế

4


thị trường, đi đơi với tăng cường vai trị quản lý của Nhà nước theo định hướng
XHCN”
Xây dựng CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của
xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, tất yếu phải trải qua
một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã
hội có tính chất q độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và
đấu tranh giữa cái mới và cái cũ. Từ Đại hội VIII, đất nước ta đã chuyển sang chặng
đường mới đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản
trở thành một nước cơng nghiệp. Trong chặng đường hiện nay cịn phải tiếp tục hoàn
thành một số nhiệm vụ của chặng đường trước.
Văn kiện Đại hội chỉ rõ: "Để phát triển sức sản xuất, cần phát huy khả năng của
mọi thành phần kinh tế, thừa nhận trên thực tế cịn có bóc lột và sự phân hóa giàu
nghèo nhất định trong xã hội, nhưng phải ln quan tâm bảo vệ lợi ích của người lao
động, vừa khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp, vừa coi trọng
xóa đói giảm nghèo".
Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là phát huy sức mạnh tổng hợp của
toàn dân tộc, của đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa cơng nhân với nơng
dân và trí thức, kết hợp hài hịa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi
tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta có nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà
nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta có sự quản lý của Nhà nước.
Nhà nước ta là nhà nước XHCN, nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân, quản lý
nền kinh tế theo nguyên tắc kết hợp thị trường với kế hoạch, phát huy mặt tích cực,
hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân
lao động, của tồn thể nhân dân.


5


Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay
trong từng bước phát triển.
Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa
Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của
nhân dân, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người phát triển toàn diện, xây
dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
Chủ trương của Đảng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN thể hiện tư duy, quan niệm của Đảng ta về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất
với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Đó là mơ hình kinh tế tổng qt của
nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH.
Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) tiếp tục khẳng định: Cương lĩnh là ngọn cờ
chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nước Việt nam từng bước quá độ lên
CNXH, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng hiện nay và trong những thập kỷ tới.
Và nhấn mạnh: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam theo
con đường của CNXH, trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh,… là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta.
Trải qua thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2001) nhận thức về
con đường đi lên CNXH ở nước ta càng ngày càng rõ hơn. Từ quan niệm: “Con
đường đi lên CNXH ở nước ta không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa” đến việc xác định: Con đường đi lên CNXH ở nước ta “là sự phát triển quá độ
lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN”. Nội hàm của luận điểm “Bỏ qua chế độ TBCN”
được Đảng ta làm rõ hơn: “... bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất
và kiến trúc thượng tầng, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt
được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực
lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.”

Mô hình về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, không thể vạch ra
một cách cụ thể, chi tiết ngay từ đầu và cũng không thể chỉ một lần là xong. Cùng với
6


sự vận động và biến đổi của thế giới hiện nay, của thực tiễn xây dựng CNXH, sẽ cung
cấp thêm những cứ liệu mới để bổ sung cho nhận thức của Đảng ta về CNXH về mơ
hình CNXH và con đường để thực hiện mơ hình đó. Nhận thức ấy, hoàn toàn đúng
với lời chỉ dẫn của Ănghen: “Cái gọi là “Xã hội, xã hội chủ nghĩa” theo ý kiến của tơi,
khơng phải là cái gì đó nhất thành bất biến, mà cũng như mọi chế độ xã hội khác, nó
cần phải được xem xét như một xã hội được thay đổi và cải tạo thường xuyên”.
Đại hội Đảng lần thứ X (2006) đã khẳng định: “Nhận thức về CNXH và con
đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng sáng tỏ hơn”. Đại hội đã xác định: Xã hội
chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:
- Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh;
- Do nhân dân làm chủ;
- Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất cơng, có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, phát triển toàn diện;
- Các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ;
- Có Nhà nước pháp quyền CNXH của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản;
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Đồng thời Đại hội cũng xác định: Con đường đi lên CNXH ở nước ta là phải:
- Phát huy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN;
- Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá;
- Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh

thần của xã hội;
- Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc;

7


- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân;
- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh;
- Đảm bảo vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia;
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Những điểm điều chỉnh, bổ sung và phát triển về mơ hình CNXH.
Một là, Đại hội X điều chỉnh: “Do nhân dân làm chủ” (Đại hội VII nêu “Do
nhân dân lao động làm chủ”. Lợi ích của sự điều chỉnh này là:
- Quy tụ được sức mạnh của dân tộc để thực hiện mục tiêu.
- Đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh hơn: “Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn
của đất nước”.
Hai là, “Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” (Đại hội VII:
“Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công
hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”.
Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã
được thể hiện từ :
- Đại hội VIII khi xác định mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng đã
xác định: “Quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất.
- Đại hội IX: Khi nói về mục đích của kinh tế thị trường định hướng XHCN,
Đảng ta cũng xác định “Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng
quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả 3 mặt sở hữu, quản lý và phân phối”.
Việt Nam đang trong tiến trình xây dựng CNXH do đó, chế độ cơng hữu về

những tư liệu sản xuất chủ yếu vẫn còn tồn tại trong suốt thời kỳ quá độ, đó là sự kế
thừa, bổ sung, phát triển và làm sáng tỏ hơn, phù hợp với thực tế hơn.
Ba là, “Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất cơng, có cuộc sống ấm no,
tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện”.
8


(Đại hội VII nêu: Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất cơng,
làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có
điều kiện phát triển tồn diện cá nhân).
So với Đại hội VII, Đại hội X khát quát lại đặc trưng này ngắn gọn hơn súc tích
hơn, rõ ràng hơn và có một sự điều chỉnh, khơng sử dụng từ “bóc lột” trong đặc trưng
này, vì:
- Mục tiêu xây dựng CNXH ở nước ta trước hết không chấp nhận chế độ người
bóc lột người.
- Thừa nhận trên thực tế trước mắt cịn có hiện tượng bóc lột, có sự phân hố
giàu nghèo, nhưng khơng dẫn tới sự phân hố xã hội thành hai cực đối lập.
- Thừa nhận sự tồn tại lâu dài các hình thức thuê mướn lao động, nhưng trong
khn khổ nhất định, vì trong CNXH ta chấp nhận nhiều hình thức sở hữu và nhiều
thành phần kinh tế.
Bốn là: “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam, bình đẳng, đồn kết, tương trợ
giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ”
Đại hội VII nêu: Các dân tộc trong nước bình đẳng, đồn kết và giúp đỡ lẫn
nhau cùng tiến bộ. Cái mới ở đặc trưng này so với Đại hội VII là: Các dân tộc trong
cộng đồng Việt Nam (chứ khơng phải chỉ có các dân tộc trong nước).
- Quan điểm này thể hiện rõ cách mạng là sự nghiệp của tồn thể dân tộc Việt
Nam - đó cũng là điểm cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Sức mạnh của dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là cội nguồn của mọi thắng lợi,
là động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, của công cuộc đổi mới đất nước - là
nguồn nội sinh của cách mạng.

Đến đại hội IX Đảng ta nêu rõ hơn: “Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân
tộc” trong khi Đại hội VIII chỉ nói “phát huy sức mạnh của cả cộng đồng” .
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam (gồm toàn thể người dân Việt Nam ở
trong nước và cả bộ phận người Việt Nam định cư ở nước ngồi) - Đó là nguồn lực

9


của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam, cần phải phát huy để thực hiện mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh”.
Năm là, “Có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân”
- Đây là đặc trưng mới được bổ sung, rút ra từ tổng kết thực tiễn về xây dựng
CNXH ở nước ta, từ sự đóng góp lý luận của Chương trình KX 01.
- Tư tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đã chính thức được các
Đại hội VIII và IX nêu ra.
- Đại hội X tiếp tục kế thừa và đưa vào một trong các đặc trưng của mơ hình
CNXH mà nhân dân ta cần xây dựng.
Sáu là, đặc trưng có tính bao trùm nhất và có thể coi như là mơ hình tổng qt
về chế độ kinh tế, chính trị – xã hội của nước ta (khác về chất với các chế độ xã hội
khác) là: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước
mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Đây chính là điểm tương đồng để kết nối cộng
đồng dân tộc Việt nam theo tinh thần khép lại quá khứ, cùng nhau hướng về tương lai
một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh”, “dân cường, nước thịnh” theo đúng tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Chỉ có chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản mới triệt để giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột, đem
lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, đem lại vị trí làm chủ chân chính cho người
lao động. Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ triệt để chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa
về tư liệu sản xuất, là nguồn gốc sinh ra tình trạng người bóc lột người, xác lập chế độ

cơng hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, cơ sở kinh tế đảm bảo cho nhân dân lao động
thốt khỏi đói nghèo, hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh, tạo điều kiện giải phóng và phát triển con người tồn diện.
Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã
hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc. Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã nêu lên những đặc trưng của XHCN mà nhân dân
10


ta xây dựng và con đường đi lên CNXH đã được cụ thể hóa qua từng thời kỳ phát
triển của đất nước. Sự đúng hướng của cương lĩnh thể hiện ở những thành tựu to lớn
mà chúng ta đạt được qua đánh giá, tổng kết, sửa đổi và bổ sung tại các kỳ Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X của Đảng.
Với tư cách là một đoàn viên, một cơng dân nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, em nhận thức sâu sắc được những nhiệm vụ chính trị của bản thân trong việc
thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH:
- Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật;
- Lãnh đạo và vận động nhân dân thực hiện đường lối chính trị của Đảng;
- Có quan điểm, lập trường chính trị đúng đắn, giác ngộ mục đích, lý tưởng của
Đảng, sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ mà Đảng giao phó;
- Khơng ngừng học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ; cống hiến cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN
- Đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên
lợi ích cá nhân;
- Có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ
chức, kỷ luật của Đảng.

11



KẾT LUẬN
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà
Đảng ta đã đề ra từ Đại hội VII (6/1991) nhận thức rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội mà nhân dân ta đã và đang hướng tới.
Sự lãnh đạo của Đảng ta trong 78 năm qua trong một bối cảnh thế giới và khu
vực ngày càng phức tạp, đem lại cho dân tộc ta sự bình n hơm nay đủ thấy rằng
chúng ta dứt khoát đi theo con đường tiến lên CNXH, không lựa chọn con đường nào
khác.
Trải nghiệm những thăng trầm của CNXH trên thế giới, từ những bài học thành
công và thất bại cũng như từ khát vọng thức tỉnh của các dân tộc, nguyên Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dân tộc ta gặp CNXH, đẹp như một điều hẹn trước.
CNXH là mùa Xuân của nhân loại!”. Lịch sử phát triển của đất nước Việt Nam
XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định: Đó là con đường chúng ta phải đi,
con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khám phá khi đọc Luận cương về dân tộc
của Lê nin; Con đường ấy tất yếu phải dẫn đến CNXH, đến mùa xuân của nhân loại đó cũng là quy luật của cách mạng.
Từ khi ra đời đến nay, cương lĩnh năm 1991 đã được cụ thể hóa và phát triển
trong đời sống ra sao? Anh (chị) phải làm gì để góp phần vào thực hiện cương
lĩnh của Đảng ?”

12



×