Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM nghiên cứu đặc điểm các bài dạy có lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong môn lịch sử khối lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.15 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HÓA
------------------- *** -------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÁC BÀI DẠY CÓ LỒNG GHÉP
NỘI DUNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG MÔN LỊCH
SỬ KHỐI LỚP 9

Người thực hiện:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
SKKN thuộc lĩnh vực:

THANH HÓA, NĂM 2022

1


2


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.


B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3. Các giải pháp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học Lịch sử.
3.1. Môn lịch sử với việc giáo dục kỹ năng sống.
3.2. Một số kỹ năng sống được sử dụng trong môn lịch sử.
3.3. Các bước thực hiện một bài giáo dục kỹ năng sống.
3.4. Kỹ năng sống được tích hợp qua:
- Phần “Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay
- Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược
kếtthúc(1953-1954).
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.

3


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày nay song song cùng với những bước tiến tích cực về mọi mặt
là những tồn tại đầy nhức nhối mà bất kì một người có nhân cách, lương tâm nào
cũng đều phải trăn trở. Một trong những tình trạng đáng buồn của ngành giáo
dục chúng ta hiện nay là tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo,
bỏ học, tự tử, tham gia vào các tệ nạn xã hội... xuất hiện ngày một nhiều.
Nguyên nhân thì nhiều nhưng có lẽ, nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là các em
thiếu kỹ năng sống.
Kỹ năng sống không phải là vấn đề mới mẻ nhưng giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh một cách hiệu quả cũng không phải là đơn giản. Đặc biệt là học

sinh lớp 9. Đây là lứa tuổi chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành nên
tâm sinh lý cũng biến đổi thất thường. Các nhà nghiên cứu coi là lứa tuổi khó
bảo, lứa tuổi bất trị. Vì mọi suy nghĩ và hành động đều rất khó đốn biết, thích
tìm tịi khám phá cái mới lạ, thích thể hiện mình... nhưng cịn thiếu kinh nghiệm
sống, dễ bị dụ dỗ mua chuộc, kích động... Là năm cuối cấp THCS ngoài thay
đổi tâm sinh lý các em cịn chịu áp lực của thi cử vượt cấp. Vì vậy nếu thiếu
những kỹ năng sống cơ bản thì các em sẽ vướng vào các tệ nạn xã hội như
nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, điện tử... Và đây cũng là lứa tuổi bắt đầu hình
thành nhân cách, nên việc giáo dục kỹ năng sống là cấp thiết hơn bao giờ hết.
Mơn lịch sử có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh bởi nội dung của bài học lịch sử chứa đựng nhiều bài học quý
báu để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức tự
chủ, tinh thần chiến đấu buộc học sinh phải vận dụng rất nhiều kỹ năng tư duy
sáng tạo, phân tích đánh giá, vận dụng và rút ra bài học bổ ích cho bản thân.
Vì những lý do trên, với tư cách là một giáo viên dạy lịch sử tôi đã trăn
trở và thử nghiệm cách rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 9 THCS qua bộ
mơn mình giảng dạy nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thiết thực của việc dạy
lịch sử, đồng thời góp phần nhỏ bé vào việc khắc phục những vấn đề nhức nhối
của ngành giáo dục hiện nay là tình trạng thiếu kỹ năng sống của một bộ phận
không nhỏ học sinh nhất là học sinh cuối cấp THCS.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài để xây dựng mơ hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện
một số kỹ năng sống thông qua các bài học lịch sử, từ đó thu hút học sinh ham
học, khám phá, tìm tịi, tích cực chủ động để nâng cao chất lượng học tập bộ
mơn, có thái độ học tập tự giác, tích cực, ứng xử, hành động mang tính nhân
văn. Giúp học sinh ý thức bảo vệ và rèn luyện thân thể, không vi phạm các tệ
nạn xã hội. Giúp các em có khẳ năng thích ứng với môi trường xung quanh, tự
chủ, độc lập, tự tin trong cuộc sống.

4



3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng vào nghiên cứu đặc điểm các bài dạy có nội dung lồng ghép
giáo dục kỹ năng sống trong môn lịch sử lớp 9 và áp dụng vào một bài học cụ
thể.
4. Ph ương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân
tồn tại, thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống.
Kỹ năng sống đơn giản là các điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khẳ
năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong cuộc sống.
Kỹ năng sống thúc đấy phát triển cá nhân và xã hội, kỹ năng sống là nhịp
cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực,
lành mạnh.
Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông.
Hiện nay việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường đã được thực
hiện ở hầu hết các nước trên thế giới. Vì kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời
và luôn luôn được bổ xung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống
biến động.
Ở học sinh THCS đây là lứa tuổi các em có nhiều thay đổi về tâm sinh lý,

chưa phân biệt được cái gì tốt cái gì xấu, điều gì nên làm điều gì khơng nên làm
mà chủ yếu suy nghĩ và hành động theo sở thích. Do đó người giáo viên phải
dẫn dắt các em vượt qua những khó khăn, thử thách để giúp các em nhận thức
sâu sắc về những việc cần thiết phải làm đối với cuộc sống của bản thân và mọi
người ở lứa tuổi học sinh.
Môn lịch sử có nhiệm vụ hình thành kỹ năng phân tích đánh giá, tổng hợp
rút ra bài học kinh nghiệm để học sinh tự giác học tập và có ý thức tự chủ trong
cuộc sống, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đã và đang tác động mạnh
mẽ đến đời sống của con người. Nếu như trong xã hội truyền thống, các giá trị
xã hội vốn được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì
ngày nay đang bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được hình thành

5


trên cơ sở giao thoa giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau. Việt Nam khơng
nằm ngồi quy luật đó, đặc biệt là các địa phương có tốc độ cơng nghiệp hóa, đơ
thị hóa nhanh chóng.
Những thay đổi nói trên còn ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục con cái của
nhiều gia đình. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn, thay vào đó là
các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu nhập. Nhiều phụ huynh cho rằng giáo dục
con em chủ yếu là ở nhà trường mà thiếu quan tâm sát sao theo dõi diễn biến
tâm lý của các em để có biện pháp kịp thời uốn nắn.
Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều
áp lực với người học. Hơn nữa một bộ phận giáo viên còn cho rằng giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh là ở môn giáo dục công dân, là công việc của người
khác, giáo viên chỉ lo trang bị kiến thức cho học sinh nên việc hướng dẫn kỹ
năng sống còn qua loa, chưa thật cụ thể, chưa dễ hiểu.

Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác
nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ đặc biệt là học sinh đang đứng trước nhiều
thách thức khi hòa nhập. Các kỹ năng sống đã bị xem nhẹ trong một thời gian
dài. Đó là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành kỹ năng sống
cho học sinh.
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Ba Đình, tơi nhận thấy giáo dục kỹ
năng sống được quan tâm nhiều hơn và cơ hội thực hiện giáo dục kỹ năng sống
cũng rất nhiều và rất đa dạng như: Dạy học qua các môn học, qua chủ đề tự
chọn, qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua hoạt động trải nghiệm…
Nhất là đã có sự phối hợp chặt chẽ giáo dục kỹ năng sống với các hoạt động giáo
dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như
giáo dục bảo vệ mơi trường, phịng chống ma túy, giáo dục pháp luật, sức khỏe
sinh sản vị thành niên…
Mặc dù giáo dục kỹ năng sống trong những năm qua có được quan tâm
nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế qua thực trạng về kỹ năng sống của học
sinh trong nhà trường còn nhiều khiếm khuyết. Thực tế cho thấy, tình trạng học
sinh thiếu kỹ năng sống vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp
trong xã hội, sự ứng xử hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử
thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng, thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ
và người lớn tuổi, chưa có ý thức bảo vệ mơi trường, giữ gìn vệ sinh cơng cộng,
bảo vệ của công, bạo lực học đường và nhiều tệ nạn xã hội khác.
Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống trong trường học là một việc làm cần thiết
không thể thiếu và phải thực hiện thường xuyên liên tục ở mọi cấp học, mọi mơn
học để từ đó giúp các em hình dung về kỹ năng sống và thật sự hiểu hoặc cảm
thấy có ích đối với bản thân mình.
Với cương vị là một giáo viên dạy lịch sử tôi đã áp dụng các biện pháp giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh vào bộ mơn của mình một mặt nhằm nâng cao
chất lượng dạy học, mặt khác trang bị cho các em những kỹ năng sống cơ bản để
các em tự tin giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.
6



3. Các giải pháp để giáo dục kỹ năng sống trong dạy học Lịch sử.
3.1. Môn lịch sử với việc giáo dục kỹ năng sống
Việc giáo dục kỹ năng sống trong môn lịch sử được tiếp cận qua hai
phương diện
a. Nội dung các bài học: Nhiều bài học giúp học sinh nhận thức
được giá trị của cuộc sống, hình thành lối sống và xác định
được nhiệm vụ của bản thân mình đối với gia đình, xã hội.
b. Phương pháp triển khai những nội dung bài học: 6 phương
pháp dạy học tích cực và 20 kỹ thuật dạy kỹ năng
sống(Trong tài liêu BDTX Modun THCS 35)
3.2. Một số kỹ năng sống thường được sử dụng trong môn lịch sử.
- Kỹ năng xác định giá trị: Là khẳ năng các em hiểu rõ những giá trị
củabản thân mình.
- Kỹ năng tự nhận thức: Là khẳ năng hiểu về chính bản thân mình:
Khẳnăng, sở thích, sở trường, điểm yếu…Ý thức được mình đang làm
gì.
- Kỹ năng kiểm sốt cảm xúc: Hiểu được cảm xúc của mình ảnh
hưởngtới bản thân và người khác, biết điều chỉnh và thực hiện một
cách phù hợp.
- Kỹ năng ứng phó với căng thẳng: Bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận
nhữngtình huống căng thẳng như là sự tất yếu của cuộc sống, hiểu
ngun nhân và ứng phó tích cực khi bị căng thẳng.
- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn: Nhận thức được nguyên nhân nảy
sinhmâu thuẫn và giải quyết với thái độ tích cực khơng sử dụng bạo
lực, thỏa mãn nhu cầu và quyền lợi các bên một cách hòa bình.
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin: Có niềm tin vào bản thân, thấy mình là
ngườicó ích, có đủ khẳ năng để hoàn thành nhiệm vụ…
- Kỹ năng giao tiếp: Bày tỏ ý kiến bản thân, biết lắng nghe ý kiến người

khác cảkhi bất đồng quan điểm.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực: Thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến
củangười khác, có đối đáp hợp lý trong giao tiếp.
- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông: Khả năng hình dung và đặt mình
vàohồn cảnh của người khác, hiểu và chấp nhận, cảm thơng với hồn
cảnh hoặc nhu cầu của họ.
- Kỹ năng thương lượng: Là kỹ năng trình bày suy nghĩ, thảo luận
đểthống nhất một vấn đề nào đó.
- Kỹ năng hợp tác: Là kỹ năng biết chia sẻ trách nhiệm, cam kết và
cùnglàm việc có hiệu quả với các thành viên trong nhóm.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo: Nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo ý
tưởngmới, ứng phó linh hoạt với các tình huống bất ngờ xảy ra.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề đặt ra một cách hợp lý và tối ưu nhất.

7


Để giúp học sinh có hứng thú học tập, phát hiện ra kỹ năng cần có tơi có
một số giải pháp sau đây:
1. Người giáo viên phải xác định rõ nhiệm vụ của môn học và nhiệm vụ
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong môn học.
2. Phải nghiên cứu kỹ năng sống cần rèn luyện qua từng bài dạy cho
họcsinh. Chúng ta phải xác định dạy học môn lịch sử giúp các em rèn
khả năng tư duy, trí tưởng tượng phong phú. Qua đó vốn sống của các
em được tăng lên giúp các em tự tin, có khẳ năng ứng xử, lý luận
vững vàng trong cuộc sống.
3. Nghiên cứu mục tiêu cần đạt của giờ học, chú trọng cung cấp những
kỹnăng phù hợp với từng nội dung bài dạy. Cụ thể là :
- Chọn những kỹ năng cần thiết phù hợp với địa phương.
- Chọn những kỹ năng phù hợp, gần gũi với học sinh. Các em có khẳ

năngtrực tiếp thực hành kỹ năng sau khi tiếp cận.
- Giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh tự
xácđịnh các kỹ năng sống cần đạt.
- Giáo viên cần chuẩn bị một giáo án có lồng ghép cẩn thận( có nêu ra
cụthể các kỹ năng học sinh cần đạt sau khi học bài này; các kỹ thuật
dạy học sử dụng trong bài dạy; thực hành nhiều kỹ năng sống cơ bản,
cần thiết).
4. Tổ chức cho học sinh thực hành kỹ năng sống vừa tìm được.
3.3. Các bước thực hiện một bài giáo dục kỹ năng sống.
Tùy theo bài, giáo viên tổ chức cho các em hoạt động ngay tại lớp với tình
huống tương tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề, sau đó học sinh tự nêu các kỹ
năng mà em đã ứng dụng để giải quyết vấn đề đó.
Nếu khơng thể tổ chức thực hành được thì giáo viên hướng dẫn học sinh
tự tìm hiểu các tình huống tương tự mà các em đã gặp ở trong cuộc sống thường
ngày, ghi chép và nêu cách giải quyết của bản thân để hơm sau trình bày trước
lớp cho các bạn nghe và bổ sung chọn cách giải quyết tốt nhất.
Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào mơn học chính khóa cho học sinh
là khơng khó thực hiện, nhưng cần có cái nhìn mới với vai trò của giáo viên và
phương pháp giảng dạy. Phương pháp này không làm tăng thêm nội dung của
môn học mà làm cho tiết học sinh động hơn, dễ hiểu dễ tiếp thu kiến thức, bảo
đảm sự liên tục và bền vững cho việc hình thành kỹ năng của học sinh.
Một bài giáo dục kỹ năng sống thường được thực hiện theo 4 bước sau:
Các
bước

Mục đích

Q trình thực hiện

Vai trị của GV và

HS

8


- Tìm hiểu xem cácem đã biết gì về
những khái niệm,
kỹ năng, kiến
thức… sẽ được
học
1.
Khám - Giúp GV đánh
phá
giá thực trạng
(kiến thức, kỹ
năng…) của HS
trước khi giới
thiệu vấn đề mới.
2. Kết
nối

Giới thiệu thông
tin, kiến thức và
kỹ năng mới thông
qua việc tạo “cầu
nối” liên kết giữa
cái “đã biết” và
“chưa biết”. Cầu
nối này sẽ kết nối
kinh nghiệm hiện

có của học sinh
với bài học mới.

GV (cùng với HS) thiết
kế hoạt động (có tính
chất trải nghiệm) - GV
(cùng với HS) đặt các
câu hỏi nhằm gợi lại
những hiểu biết đã có
liên quan đến bài học
mới.
GV giúp HS phântích
các hiểu biết hoặc trải
nghiệm của học sinh,
tổ chức và phân loại
chúng

GV đóng vai trị lậpkế
hoạch, khởi động, đặt
câu hỏi, nêu vấn đề,
ghi chép….
HS cần chia sẻ, traođổi,
phản hồi, xử lý thông
tin, ghi chép… - Một
số kỹ thuật dạy học
chính: Động não, thảo
luận, chơi trị chơi
tương tác, đặt câu
hỏi…


- GV giới thiệu mục
tiêu bài học và kết nối
chúng với các vấn đề
đã chia sẻ ở bước 1.

- GV nên đóng vai trị
của người hướng dẫn ;
HS là người phản hồi,
trình bày ý kiến

GV giới thiệu
kiếnthức và kỹ năng
mới .
Kiểm tra xem
kiếnthức và kỹ năng
mới đã được cung cấp
toàn diện và chính xác
chưa.
Nêu ví dụ khi
cầnthiết.

- Một số kỹ thuật dạy
học: Chia nhóm, thảo
luận, trình bày, khách
mời, đóng vai, sử
dụng phương tiện dạy
học đa chức năng
(chiếu phim, băng,
đài, đĩa…)


9


-Tạo cơ hội cho người học thực
hành vận dụng
kiến thức và kỹ
năng mới vào mộthồn cảnh điều
kiện có ý nghĩa.
- Định hướng đểhọc
3. Thực
sinh thực hànhhành
đúng cách.
- Điều chỉnhnhững
hiểu biết và kỹnăng cịn sai lệch.

4.Vận
dụng

GV chuẩn bị hoạtđộngmà theo đó yêu cầu
HS phải sử dụng kiến
thức và kỹ năng mới. HS
làm
việc
theonhóm, cặp hoặc cá
nhân để hồn thành
nhiệm vụ.
GV giám sát tất cảmọi
hoạt động và điều
chỉnh khi cần thiết.
GV khuyến khíchhọc

sinh thể hiện những
điều các em suy nghĩ
hoặc mới lĩnh hội
được

GV nên đóng vai
trịcủa người hướng
dẫn, người hỗ trợ.
Học sinh đóng vaitrò
người thực hiện,
người khám phá. Một số kỹ thuật dạy
học: Đóng kịch ngắn,
viết luận, mơ phỏng,
hỏi - đáp, trị chơi,
thảo luận…

GV (cùng với HS) lậpkế hoạch các hoạt
động đối với nhiều
mơn học học tập địihỏi HS vận dụng kiến
thức và kỹ năng mới.
HS
làm
việc
theonhóm, cặp và cá
nhân để hồn thành
nhiệm vụ.
- GV và HS cùngthamgia hỏi và trả lời
trong suốt quá trình tổ
chức hoạt động.


GV đóng vai trịngười
hướng dẫn và người
đánh giá.
HS đóng vai trịngười
lập kế hoạch, người
sáng tạo, thành viên
nhóm, người giải
quyết vấn đề, người
trình bày và người
đánh giá.
Một số kỹ thuật
dạyhọc: Dạy học hợp
tác, làm việc nhóm,
trình bày cá nhân…

- Tạo cơ hội chohọc sinh tích hợp,
mở rộng và vận
dụng kiến thức và
kỹ năng có được
vào các tình huống
mới.
-

- GV có thể đánh giá
kết quả học tập của
học sinh.
3.4. Kỹ năng sống được tích hợp qua phần “Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến
nay”
Trong chương trình SGK lịch sử 9 được bố cục 2 phần: Phần một là phần
lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay; Phần hai là lịch sử Việt Nam từ

năm 1919 đến nay. Do thời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ tổng kết rút

10


ra những nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống qua những bài học thuộc
phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay. Cụ thể là:
Tiết
Tên bài
Kỹ năng sống được tích hợp
Kỹ năng tư duy phê phán.
Kỹ năng tự nhận thức.
Bài 14: Việt Nam sau chiến
16
Kỹ năng quan sát, trình bày
tranh thế giới thứ nhất
vấn đề.- Kỹ năng nhận xét đánh giá
sự kiện lịch sử.
Kỹ năng tư duy độc lập.
Bài 15: Phong trào cách mạng Kỹ năng phát hiện vấn đề.
17
Việt Nam sau chiến tranh thế Kỹ năng phân tích so sánh.
giới thứ nhất(1919-1926)
Kỹ năng khẳng định để rút ra
kếtluận.
Bài 16: Những hoạt động của - Kỹ năng quan sát, trình bày.
19
Nguyễn Ái Quốc ở nước ngồi - Kỹ năng phân tích, đánh giá.
trong những năm 1919-1925. - Kỹ năng so sánh.
Kỹ năng tư duy độc lập.

Bài 17: Cách mạng Việt Nam Kỹ năng làm việc nhóm.
20
trước khi Đảng Cộng Sản ra
Kỹ năng xâu chuỗi các sự
đời.
kiện.- Kỹ năng rút ra ý nghĩa, liên hệ
với bản thân.
Kỹ năng xác định giá trị.
Kỹ năng lập niên biểu.
Bài 18: Đảng Cộng Sản Việt
21
Kỹ năng sưu tầm tài liệu, hiện
Nam ra đời.
vậtlịch sử.
Kỹ năng đánh giá.
Kỹ năng tư duy độc lập.
Bài 19: Phong trào cách mạng Kỹ năng liên hệ thực tế.
22
trong những năm 1930-1935. Kỹ năng thể hiện sự đồng cảm,
nângcao tinh thần đoàn kết dân tộc.
Bài 20: Cuộc vận động dân chủ Học sinh tập trình bày báo cáo của
23
trong những năm 1936-1939.
mình trước tập thể.
24
Bài 21: Việt Nam trong những - Kỹ năng tư duy sáng tạo
năm 1939-1945.
- Nhận xét đánh giá sự kiện
- Liên hệ thực tế bản thân
Bài 22: Cao trào cách mạng - Kỹ năng tư duy sáng tạo

25-26 tiến tới tổng khởi nghĩa tháng - Kỹ năng tư duy độc lập
Tám năm 1945.
- Kỹ năng phân tích, nhận định

11


27

28-29

30-31

32-33

34-35

37
3940-41
4243-44

Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng - Kỹ năng lắng nghe tích cực.
Tám 1945 và sự thành lập nước - Hiểu biết thực tế.
Việt Nam dân chủ cộng hòa
- Nâng cao trách nhiệm.
Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ - Kỹ năng phân tích, nhận định.
và xây dựng chính quyền dân - Kỹ năng giải quyết vấn đề.
chủ nhân dân(1945-1946)
- Kỹ năng tổng hợp, đánh giá sự kiện.
Bài 25: Những năm đầu của - Xác định nguyên nhân.

cuộc kháng chiến toàn quốc - Khẳng định đường lối.
chống
thực
dân - Nâng cao ý chí đấu tranh .
Pháp(19461954)
Bài 26: Bước phát triển mới - Kỹ năng tư duy độc lập.
của cuộc kháng chiến toàn - Phát hiện vấn đề.
quốc chống thực dân
Pháp(1950-1953).
- Kỹ năng xác định giá trị.
- Kỹ năng tự nhận thức.
Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin.
quốc chống thực dân Pháp xâm
- Kỹ năng lắng nghe tích cực.
lược kết thúc(1953-1954).
- Kỹ năng hợp tác.
- Kỹ năng tự duy sáng tạo.
Ôn tập
- Kỹ năng ghi nhớ.
- Thống kê, xâu chuỗi tổng hợp.
Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã Kỹ năng tư duy phân tích đánh
hội ở Miền Bắc, đấu tranh giátình hình.
Xác định nhiệm vụ.
chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam Xây dựng và phát biểu ý kiến.
(1954-1965)
Bài 29: Cả nước trực tiếp - Xác định nhiệm vụ.
chống Mĩ cứu nước(19651973) - Tinh thần thái độ, hành động cụ thể.

Bài 30: Hồn thành giải phóng - Xác định nhiệm vụ.

45-46 miền Nam, thống nhất đất - Đánh giá thành quả.
nước(1973-1975)
Bài 31: Việt Nam sau đại thắng - Kỹ năng phân tích, nhận định.
48
mùa xuân 1975.
- Kỹ năng tổng hợp, đánh giá sự kiện.
Bài 33: Việt Nam trên con - Kỹ năng phân tích, nhận xét.
49
đường đổi mới đi lên Chủ - Kỹ năng tổng hợp, đánh giá sự kiện.
nghĩa xã hội.

12


Bài 34: Tổng kết lịch sử Việt- Kỹ năng ghi nhớ .
Nam từ sau chiến tranh thế giới- Thống kê, xâu chuỗi các sự kiện.50
thứ nhất đến năm 2000.
Tổng kết và rút ra bài học cho bản
thân .
TÍCH HỢP: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG BÀI:
“BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC( 1953-1954)”
Tiết : 34-35
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Về kiến thức
- Trình bày và phân tích được hồn cảnh dẫn đến âm mưu, thủ đoạn mớicủa thực
dân Pháp và can thiệp Mĩ thể hiện trong “ kếhoạch Na Va”.
- Chủ trương của ta trước âm mưu quân sự mới của Pháp – Mỹ.
- Diễn biến và thắng lợi của chiến lược đông xuân 1953-1954 mà đỉnh caolà chiến

dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
- Nguyên nhân chủ quan và khách quan đưa đến sự thắng lợi của cuộckháng chiến
9 năm chống thực dân Pháp xâm lược.
- Ý nghĩa của sự thắng lợi đó đối với dân tộc ta và phong trào giải phóngdân tộc
trên thế giới.
2. Tư tưởng
- Giáo dục lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Giáo dục học sinh lịng tự tơn dân tộc.
3. Kĩ năng
- Giúp học sinh khả năng phân tích, tổng hợp sự kiện và rút ra nhận định.
- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ lịch sử.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
- Kỹ năng xác định giá trị
- Kỹ năng tự nhận thức
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin
- Kỹ năng lắng nghe tích cực
- Kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
- Kỹ năng giao tiếp; trình bày suy nghĩ/ phản hồi tích cực, hợp tác –
Thểhiện sự tự tin
III. CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CĨ THỂ SỬ DỤNG.
Bản đồ tư duy, làm việc cá nhân; thảo luận nhóm; suy nghĩ – cặp đơi – chí
sẻ; hỏi – đáp. Sử dụng giáo án điện tử.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh ảnh
- Lược đồ chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

13



V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT DẠY.
1. Khám phá
GV sử dụng kỹ thuật động não, trả lời câu hỏi để gợi lại những kiến thức
có liên quan đến bài mới:
Hỏi: Em hãy nêu những thắng lợi lớn của ta về chính trị, kinh tế văn hóa,
giáo dục(1951-1953)?
GV gắn hiểu biết của HS với nội dung bài mới.
2. Kết nối
Phương pháp – kỹ năng
Những kiến thức cơ bản cần nắm

14


I. Kế hoạch NaVa của Pháp – Mỹ
1. Mục đích
Thực dân Pháp – Mỹ định xoay chuyển
cục diện trên chiến trường
Chúng hy vọng 18 tháng sẽ chuyển
bạithành thắng, kết thúc chiến tranh trong
danh dự.

* Giáo viên phát vấn: Em hãy cho
biết âm mưu của Pháp – Mỹ trongviệc thực hiện kết hoạch NaVa ?
- Kỹ năng: HS theo dõi SGK vànhớlại những kiến thức đã học để trả
lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét bổ sung:
7/5/1953 NaVa được cử sang làm
tổng chỉ huy quân đội Pháp ở
Đông Dương mang theo kế hoạch

NaVa * Giáo viên giúp học sinh
nắm được nội dung kế hoạch NaVa2. Nội dung kế hoạch Nava.
- Kỹ năng: Học sinh đọc sách giáo Chia làm 2 buớc:
khoa, lắng nghe tích cực, ghi chép Bước 1: Phịng ngự Miềm Bắc, tấn công
bài.
chiến lược Miền Nam.
Bước 2: Tiến công chiến lược Miền Bắc,
giành thắng lợi và buộc ta đàm phán có
* Giáo viên phát vấn: Để thực hiện lợi cho chúng.
được kế hoạch trên NaVa đã có3. Biện pháp:
những chính sách gì?
- Tăng viện binh
- Kỹ năng: Học sinh tư duy sáng
- Càn quét: dồn dân, bắt lính.- Tấn
tạo, tìm hiểu để trả lời.
cơng chiến lược.
* Giáo viên: Qua nội dung của kế
hoạch NaVa em hãy rút ra điểm
chính của kế hoạch này?
- Kỹ năng: Học sinh phân tích nội
dung kế hoạch để trình bày.
Khuyến khích học sinh tự tin trình (Điểm chính của kế hoạch NaVa là tập
bày ý kiến của mình. So sánh với trung binh lực xây dựng một lực lượng
cơ động mạnh để giành thắng lợi quân sự
kết luận của HS khác.
quyết định chuyển bại thành thắng)
II. CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN
* Giáo viên phát vấn: Đứng trước LƯỢC ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954 VÀ
CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN
tình hình đó ta đã có chủ trương

PHỦ 1954
gì?
1. Cuộc tiến cơng chiến l ư ợc Đơng -

15


Xuân 1953 – 1954

-

-

-

* Chủ trương của ta:
Tập trung lực lượng đánh vào những
Học sinh đọc SGK phát hiện hướng quan trọng mà địch tương đối yếu:
vấnđề: Chủ trương đường lối của tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai
ta rất chủ động kịp thời với tình đồng thời phân tán lực lượng của chúng.
hình. ( HS xác định được kỹ năng
giá trị của đường lối đúng đắn đối * Các cuộc tiến công chiến lược
với thắng lợi của các chiến dịch)
1.
Chiến dịch Tây Bắc 12/1953.
Phương châm chiến lược: tíchcực, ( GV Giải thích việc Pháp xây dựng cứ
chủ động, cơ động, linh hoạt; đánh điểm Điện Biên Phủ)
ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng 2.
Chiến dịch Trung Lào đầu 12/1953
thì đánh cho kì thắng, khơng chắc

( Pháp xây dựng cứ điểm Xê Nơ)
thắng thì kiên quyết khơng đánh.
Chiến dịch Thượng Lào 1/1953.
GV trình bày trên sơ đồ, HSnghiên 3.
cứu thêm SGK cuộc chiến Đông (Pháp xây dựng cứ điểm LuôngPhaBang
và Mường Sài)
Xuân 1953 – 1954
Chiến dịch Tây Nguyên 2/1954.
Kỹ năng: HS theo dõi, lắng 4.
( Pháp xây dựng cứ điểm Playcu)
nghetích cực, ghi chép.

* GV: Nhìn vào kết quả ta đạtđược
và những hoạt động đối phó của
địch em có nhận xét gì? - HS tư
duy nêu nhận xét: Những cuộc tấn
công của ta buộc địch phải phân
tán lực lượng đối phó với ta. Kế
hoạch NaVa bước đầu bị phá sản.
* GV: Tại sao ta mở chiến dịchĐiện
Biên Phủ.
- Kỹ năng: Hs tư duy liên hệ với
kiến thức địa lý, phân tích tìm tịixác định vị trí quan trọng của Điện
Biên Phủ.
* GV : Xây dựng cứ điểm Điện
Biên Phủ Pháp – Mỹ có âm mưu
gì?
- HS: Tư duy, tưởng tượng ra cách
bố phòng của Pháp và sự chuẩn bị
chu đáo của ta ở Điện Biên Phủ.

Bố phòng: 49 cứ điểm chia làm 3
phân khu:
+ Bắc: Him Lam; Độc Lập; Bản
Kéo

2. Chiến dịch Điện Biên Phủ ( 1954 ).
* Âm mưu của Pháp - Mỹ:
Thu hút lực lượng của ta, biến ĐiệnBiên
Phủ thành trung tâm của kế hoạch Nava.
Xây dựng Điện Biên Phủ thành cứ
điểmmạnh để quyết chiến chiến lược với
ta.

* Chủ trương của ta: Điểm quyết chiến
16


17


+ Trung tâm: Sở chỉ huy đich, sân
bay Mường Thanh, A1, C1...
+ Nam: Hồng Cúm
* GV: Trước âm mưu đó của Pháp
ta đã có chủ trương như thế nào?
- Kỹ năng: HS theo dõi SGK trả
lời.
* GV: Dùng bản đồ trình bày diễnbiến chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chia làm 3 đợt:
Đợt 1: 13-17/3/1954: Tấn côngphân khu Bắc

Đợt 2: 30/3-26/4/1954: Tấn cơng
phía đơng phân khu trung tâm
Mường Thanh
Đợt 3: 1/5-7/5/1954: Tấn cơng
phân khu Nam và các cứ điểm cịn
lại của khu trung tâm Mường
Thanh.

chiến lược, chuẩn bị với tinh thần để
chiến thắng.

* Diễn biến: Chia làm 3 đợt:
Đợt 1: từ 13 -17/3/1954 ta tấn cơng
cứđiểm Him Lam và tồn bộ phân khu
Bắc tiêu diệt gần 2000 địch.
Đợt 2: từ 30/3 -26/4/1954 ta tấn cơng
cứđiểm phía Đơng phân khu Mường
Thanh. - Đợt 3: Từ 01/5 -7/5/1954 ta
đồng loạt tấn công phân khu trung tâm và
phân khu Nam tiêu diệt các cứ điểm còn
lại.
Chiều 7/5 ta đánh vào sở chỉ huy bắt
sống tướng Đờ Cát và toàn bộ tham mưu
địch.
* Kết quả: Thắng lợi hoàn toàn.
- Kỹ năng: HS quan sát lược đồ,- Trong Đơng Xn 1953 -1954 và
tưduy thấy được tính chất ác liệt chiếndịch Điện Biên Phủ ta đã loại khỏi
của chiến dịch, đây là chiến dịch vòng chiến đấu 128 200 tên địch…
lịch sử lừng lẫy năm châu, chấn- Riêng chiến dịch Điện Biên Phủ ta
động địa cầu. Từ đó học sinh sơi tiêudiệt tồn bộ 16200 tên địch, bắn rơi

sục khí thế tinh thần cách mạng và 62 máy bay thu tồn bộ vũ khí và phương
tự hào về kết quả thắng lợi của tiện chiến tranh * Ý nghĩa:
chiến dịch
- Đây là thắng lợi lớn nhất trong
*GV: Theo em cuộc tiến công cuộckháng chiến chống Pháp.
chiến lược Đông – Xuân 19531954- Đập tan hoàn toàn kế hoạch NaVa,giáng
và chiến thắng lịch sử Điện Biên một đòn quyết định vào ý chí xâm lược
Phủ có ý nghĩa lịch sử gì?
của thực dân pháp.
- Làm xoay chuyển cục diện chiến tranhở
- Kỹ năng: HS suy nghĩ, đưa ra Đông Dương tạo điều kiện thuận lợi cho
ýkiến thảo luận và khẳng định ý cuộc đấu tranh ngoại giao.
nghĩa.
III. HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM
1945 VỀ VIỆC CHẤM DỨT CHIẾN
TRANH Ở ĐÔNG DƯƠNG(1954)
1. Hội nghị Giơ ne vơ(giảm tải)
2. Hiệp đ ịnh Gi ơ nev ơ
a. Nội dung: SGK

18


GV trình bày về hồn cảnh triệu

19


20



tập hội nghị, yêu cầu học sinh tìm
hiểu nội dung của hội nghi
- Kỹ năng: HS theo dõi SGK tìm
(- Việt Nam chỉ giải phóng từ vĩ tuyến 17
hiểu nội dung của hiệp định.
trở ra
* GV: Hiệp định Giơnevơ là một
- Campuchia khơng có vùng tập kết.
thắng lợi của ta trên lĩnh vực ngoại
giao, thế nhưng hiệp định Giơnevơ - Lào chỉ có hai tỉnh: Sầm nưa và Phong
Xa Lì.)
có những hạn chế gì?
- Kỹ năng: HS phân tích nội dung
hiệp định, nhận định vấn đề, rút ra
nhận xét.
* Gv: Hiệp định Giơnevơ được ký
kết có ý nghĩa như thế nào đối với b. Ý nghĩa :
- Hiệp định đã chấm dứt chiến tranh, lậplại
cách mạng nước ta?
- HS: Suy nghĩ, liên hệ với hồn hịa bình ở Đơng Dương.
cảnh cụ thể của Việt Nam để rút ra- Đó là công pháp quốc tế ghi nhận
cácquyền dân tộc cơ bản của nhân dân
ý nghĩa.
Đông Dương.
- Buộc thực dân Pháp phải rút quân
vềnước, âm mưu kéo dài chiến tranh của
Pháp – Mĩ bị thất bại.
- Miền Bắc được giải phóng, tạo điềukiện
hịa bình để xây dựng CNXH: hậu

phương để thống nhất nước nhà.
V. Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ NGUYÊN
NHÂN THẮNG LỢI CỦA CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP.
* GV: Cuộc kháng chiến 9 năm 1. Ý nghĩa lịch sử
chống Pháp thắng lợi đã có ý nghĩa * Trong nước:
Kết thúc ách thống trị gần 1 thế kỉ
như thế nào đối với dân tộc ta? Sự thắng lợi này có ý nghĩa gì cho của thực dân Pháp trên đất nước ta.
Kháng chiến thắng lợi, ta đã bảo
cách mạng thế giới?
vệđược
thành quả của cách mạng tháng
- Kỹ năng: HS suy nghĩ tư duy độc
Tám, Miền Bắc hồn tồn giải phóng, tạo
lập, xây dựng ý kiến, hợp tác và
điều kiện tiến lên CNXH làm cơ sở để
làm việc theo nhóm.
giải phóng miền Nam, thống nhất tổ
quốc. * Thế giới:
Giáng đòn nặng nề vào tham vọng
xâm lược và âm mưu nô dịch của chủ
nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ
thống thuộc địa trên thế giới.
Cổ vũ phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc trên thế giới.
2. Nguyên nhân thắng lợi.
21


* GV: Theo em cuộc kháng chiến

chống Pháp thắng lợi là do những
nguyên nhân nào?
- Kỹ năng: HS suy nghĩ, dựa vào
kiến thức SGK để trả lời. Từ đó
khẳng định được đường lối lãnh
đạo đúng đắn của Đảng và phát
huy tinh thần đồn kết quốc tế.

a. Ngun nhân chủ quan:
Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
vàHồ Chủ Tịch với đường lối chính trị,
qn sự đúng đắn, sáng tạo
Có hệ thống chính quyền dân chủ
nhândân.
Có mặt trận dân tộc thống nhất
củng cố,mở rộng.
Có lực lượng vũ trang khơng
ngừng lớnmạnh.
Có hậu phương rộng lớn, vững
chắc.
* Nguyên nhân khách quan.
- Sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộcĐông
Dương.
- Sự giúp đỡ của các nước XHCN và
cáclực lượng u chuộng hịa bình thế
giới, trong đó có nhân dân Pháp.

3. Luyện tập
GV dùng kỹ thuật thực hành đóng vai(theo nhóm), hướng dẫn HS thực hiện
yêu cầu theo nhóm.

+ Nhóm 1:
Đóng vai là một đội quân tham gia cuộc tiến công chiến lược Đông
Xuân 1953-1954 hãy thuyết trình lại cuộc tiến cơng chiến lược Đơng – Xn
1953-1954( Mỗi người đóng vai một chiến dịch) + Nhóm 2:
Đóng vai là một chiến sĩ Điện Biên, bằng trí nhớ và tưởng tượng
của mình hãy xâu chuỗi các sự kiện để nêu thắng lợi vang dội của chiến dịch
Điện Biên Phủ.
+ Nhóm 3:
Đóng vai là một nhà nghiên cứu lịch sử hãy rút ra ý nghĩa lịch sử và
nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Hs trao đổi thống nhất nội dung và cách trình bày. Đại diện nhóm báo cáo kết
quả trước lớp. Các nhóm theo dõi và nhận xét.
GV nhận xét và chốt lại nội dung bài học.
4. Vận dụng
- GV dùng kỹ thuật viết sáng tạo yêu cầu HS: Vì sao ta quyết tâm tiêu diệt địchở
Điện Biên Phủ?( thuận lơi – khó khăn)
- GV gợi ý một số yêu cầu để HS viết bài tập ở nhà: Chiến thắng Điện BiênPhủ
đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mĩ(1954-1975) và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.( Kỹ năng xác định
giá trị)

22


4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua việc tiến hành soạn giảng, kết quả giảng dạy giáo dục rèn luyện kỹ
năng sống cho học sinh của tơi có tiến bộ. Trong tiết học tinh thần và thái độ học
tập có nâng lên, qua các tiết học lý thuyết, luyện tập học sinh tự tin hơn, năng
động hơn, mạnh dạn phát biểu ý kiến hơn. Nhờ sự tự tin đó, ngay những giờ
hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt, các tiết tự quản đều rất tốt. Số học

sinh yếu kém giảm dần, học sinh khá giỏi tăng lên rõ rệt và nhất là những học
sinh vốn yêu thích bộ mơn lịch sử.
Thời gian Số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
bài
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Học kì I
Học kì II

40

1

2,5

16

40

21


52.5

2

5

40

3

7.5

18

45

18

45

1

2.5

Cả năm

40
5
12.5

22
55
13
32.5
0
0
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận: Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi
biết việc giáo dục và rèn kỹ năng sống cho học sinh THCS là một việc làm rất
khó. Tuy vậy, tôi cũng tự rút ra được những bài học quý giá để bổ sung kinh
nghiệm nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học như sau:
+ Thực hiện đúng theo các văn bản chỉ đạo của ngành, bám sát chủ đề kế
hoạch thực hiện phù hợp với đặc điểm tâm lý và hoàn cảnh cụ thể của từng lớp
học, của từng học sinh trong trường.
+ Giáo viên cần nắm được phương pháp đặc trưng của việc giáo dục và
rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, biết lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy
học phù hợp, kết hợp hình thức dạy học hợp lý nhằm phát huy tính chủ động của
học sinh sẽ giúp các em phát huy cao độ trí tuệ, cảm xúc, năng động, sáng tạo
trong học tập và giao tiếp.
+ Tổ chức giờ dạy học lồng ghép giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho
học sinh đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng tri thức, kỹ năng nghiệp vụ sư
phạm một cách hợp lý. Có như vậy mới thu hút sự chú ý của học sinh.
+ Phối hợp nhịp nhàng với các đoàn thể trong nhà trường nhất là giáo viên
chủ nhiệm lớp để phát hiện những mặt tích cực và tiêu cực của học sinh để xác
định những kỹ năng quan trọng cần giáo dục. Từ đó tích hợp vào bài dạy có hiệu
quả nhất.
+ Giáo dục kỹ năng sống chỉ thực sự có hiệu quả khi giáo viên có tinh
thần trách nhiệm, khẳ năng sáng tạo cao và nhất là phải đầu tư thời gian.
2. Kiến nghị: Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tôi xin đề nghị nhà
trường tổ chức nhiều buổi hội thảo về tiết dạy lồng ghép giáo dục và rèn luyện

kỹ năng sống cho học sinh để chúng tơi có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh
nghiệm của các đồng chí, đồng nghiệp.
23


Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài còn hạn chế nên khơng tránh
khỏi thiếu sót. Tơi rất mong các đồng nghiệp góp thêm ý kiến để đề tài của tơi
được hồn thiện.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

XÁC NHẬN CỦA Thanh Hóa, ngày 1 tháng 4 năm 2016
TRƯỞNG PHỊNG
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
GIÁO DỤC
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người viết đề tài

Mai Thị Bình

24


1.
2.
3.
4.
5.


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Tài liệu BDTX MODUN THCS 35: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THCS
SGK Lịch sử 9 – NXB Giáo dục
SGV Lịch sử 9 – NXB Giáo dục
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch Sử THCS.
Phương pháp dạy học lịch sử - NXB Giáo dục.

25


×