Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Chương 7: Lạm phát tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.76 KB, 24 trang )

CHƯƠNG 7

LẠM PHÁT TIỀN TỆ

1. KHÁI QUÁT VỀ LẠM PHÁT
2. CÁCH TÍNH LẠM PHÁT
3. NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT
4. NHỮNG BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT


MỤC 1

KHÁI QUÁT VỀ LẠM PHÁT

1.1. Các luận điểm khác nhau về lạm phát
1.2. Các đặc trưng cơ bản của lạm phát
1.3. Phân loại lạm phát


MỤC 1.1

Các luận điểm khác nhau
VỀ LẠM PHÁT

1- Lạm phát do lưu hành tiền vượt quá tỷ lệ dự trữ vàng, làm đảm
Bảo tối thiểu tại ngân hàng phát hành (40%).
2- Lạm phát do tiền tăng thêm cao và nhanh hơn so với sản xuất,
Theo M.Friedman “Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là hiện tượng TT”,
Theo J.M.Keynes cũng đồng ý với quan điểm trên,
Theo I.Fisher “Lạm phát khi có sự mất cân đối tiền hàng, do tổng khối
lượng tiền lưu hành tăng trong khi tổng lượng HHDV được trao đổi vẫn


giữ nguyên, tốc độ lưu thông tăng khiến giá tăng nhanh“.
3- Lạm phát gắn với tăng giá hàng tiêu dùng (CPI)
Theo J.P.Luthebing, L.V.Chandeler, D.C.Cliner “Lạm phát là sự tăng giá
của tất cả các loại HH (cả HHSLĐ), tức giá cả và chi phí đều tăng“.


MỤC 1.1

Các luận điểm khác nhau
VỀ LẠM PHÁT

Nói chung,
Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu
cần thiết, làm cho tiền bị mất giá, khiến giá cả của hầu hết
các loại hàng hoá, dịch vụ tăng lên đồng loạt, khiến thu nhập
quốc dân bị phân phối lại, gây thiệt hại đến toàn bộ đời sống
KTXH


MỤC 1.2

Các đặc trưng cơ bản
của LẠM PHÁT

1- Sự thừa tiền do cung cấp tiền tệ quá mức;
2- Sự tăng giá cả đồng bộ và liên tục kéo theo sự
mất giá của tiền giấy;
3- Sự phân phối lại qua giá cả;
4- Sự bất ổn về kinh tế – xã hội.



MỤC 1.3

Phân loại lạm phát

1- Theo tỷ lệ tăng giá: có 3 mức độ
- Lạm phát vừa phải (Reasonable inflation), Ip < 10%
- Lạm phát cao (High inflation), Ip từ 10% - 100%
- Siêu lạm phát (Hyper inflation), Ip > 100%:
2- Theo tỷ lệ tăng tiền: có hai loại
- Lạm phát lành mạnh, Chỉ số giá cả < chỉ số tăng tiền,
- Lạm phát tiêu cực, Chỉ số giá cả > chỉ số tăng tiền,


MỤC 2

Cách tính lạm phát

1- Cách tính chỉ số giá cả.
1- Chỉ số CPI (Consumtion price index) gắn với các nhóm HH chính
trong rổ HH: thực phẩm, quần áo, nhà cửa, chất đốt, vận tải, y tế.
Hạn chế CPI không phản ánh được những thay đổi từ chất lượng HH;
2- Chỉ số giá cả sản xuất, dùng trong bán buôn, tính trong lần đầu
tiên và phải chi tiết cho tất cả sản phẩm;
3- Chỉ số giảm lạm phát GNP, là tỷ lệ giữa GNP danh nghóa so với
GNP thực tế, phản ánh sự thay đổi của toàn bộ HHDV;
4- Chỉ số Lạm phát cơ bản, là chỉ số CPI gồm các yếu tố có tính
ổn định cao.



Chỉ số
giá

CPI
CPI cơ
bản

Thời
gian


MỤC 2

Cách tính lạm phát

2- Đặc trưng của chỉ số lạm phát cơ bản
- Biểu hiện xu hướng lạm phát dài hạn, có thể chịu tác động trực tiếp
bởi các chính sách kinh tế, đặc biệt là CSTT (xuất phát từ các nhân
tố chủ quan do đường cầu).
- Phản ánh xu hướng hiện tại và tương lai của chỉ số lạm phát CPI,
giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ sở để xây dựng chính
sách kinh tế, tiền tệ.


3- Cách tính lạm phát cơ bản
- Phương pháp loại trừ
Loại trừ giá cả một số nhóm HHDV khỏi rổ CPI có sự biến động nhất
thời trong ngắn hạn, ảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan nhạy
cảm do những rối loạn từ cung gây ra cú sốc, như: Những thay đổi
- Chính sách thuế, tỷ giá, lãi suất,

- Thời vụ, lương thực, thực phẩm, năng lượng,...
Thực tế mỗi nước đều có những cách xác định khác nhau:
- Canada loại trừ lương thực, thực phẩm, năng lượng và thuế gián thu,
- Mỹ loại trừ lương thực, thực phẩm, năng lượng,
- Thái Lan loại trừ năng lượng và thực phẩm tươi sống,
- Anh và New Zealand loại trừ các khoản phí trả lãi,
- Peru loại trừ 9 nhóm hàng dễ biến động như lương thực, thực phẩm,
trái cây, rau quả, vận chuyển đô thị,.. chiếm khoảng 21%;


3- Cách tính lạm phát cơ bản
-Phương pháp thống kê
Loại bỏ tác động của những thay đổi thái quá giá cả của các mặt
hàng có biến động mạnh làm ảnh hưởng đến đến tỷ lệ lạm phát
chung, dựa trên cơ sở xếp hạng những thay đổi của các nhóm
hàng riêng biệt từ cao đến thấp,
Thực tế, Chile sử dụng phương pháp thống kê và chỉ xác định trừ
chiều giảm cao nhất là 20% và chiều tăng cao nhất là 8%.
Một số phương pháp được áp dụng như:
- Phương pháp bình quân có điều chỉnh (Trimmed mean):

x = ∑ xi × d i
- Phương pháp trung vị có quyền số (Weighted median) :

fm − fm −1 )
(
x = x0 + h
( fm − fm−1 ) + ( fm − fm+1 )



3- Phương pháp kinh tế lượng
- Xác định mối quan hệ giữa lạm phát và các biến KT liên quan,
- Sau đó dùng mô hình hồi quy tương quan.
Thực tiễn các nước áp dụng lạm phát cơ bản
- Xây dựng CSTT trên cơ sở điều chỉnh lạm phát cơ bản
như FED, Nhật bản, Singapore.
- Xây dựng CSTT lấy lạm phát cơ bản làm mục tiêu hoạt động
như: Canada, Séc, Phần Lan, Thái Lan, Nam Phi, Hàn Quốc,..


MỤC 3

NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA LẠM PHÁT

3.1. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
3.2. Tác động của lạm phát


MỤC 3.1

Nguyên nhân lạm phát

1- Lạm phát nhu cầu hay cầu kéo
(Demand Pull Inflation),
- Theo B.Hanxen “Lạm phát là do nhu cầu quá mức, rộng khắp
đối với nhiều mặt hàng trên thị trường“.
- Theo Herbert Goeths “Lạm phát là một dãy các tình huống tồn
tại sự dư thừa cầu”;



MỤC 3.1

Nguyên nhân lạm phát

2- Lạm phát chi phí – chi phí đẩy
(Cost Push Inflation),
Theo Jacques Marshall “Lạm phát do sản xuất không tăng hoặc
tăng ít so với sự gia tăng của chi phí (mà trước hết là lương)“;
3- Lạm phát tài chính, lạm phát tín dụng,
Cho rằng lạm phát do bội chi ngân sách (thuế, đầu tư,..), hoặc
sự tăng trưởng quá mức về tín dụng làm bộc phát tiền maët;


MỤC 3.1

Nguyên nhân lạm phát

4- Lạm phát do sự thiếu hụt mức cung
Khiến nền KTQD bị mất cân đối, tăng trưởng chậm, sản xuất sút
kém, làm NSNN bị thâm hụt, hệ thống tài chính rối loạn.
- Do khách quan như hậu quả chiến tranh, thiên tai, biến động thị
trường nguyên liệu.
- Do chủ quan như chế độ thuế khoá không hợp lý, chính sách
quản lý kinh tế của chính phủ không phù hợp,... ;
5- Lạm phát do hệ thống chính trị bị khủng hoảng,
Lạm phát do những tác động cả từ bên trong và bên ngoài làm
giảm lòng tin của công chúng, làm giảm uy tín, sức mua của
đồng tiền;



MỤC 3.1

Nguyên nhân lạm phát

6- Lạm phát do nhà nước chủ động sử dụng lạm phát,
Lạm phát được dùng làm công cụ để thực thi chính sách kinh tế
Theo J.M.Keynes “Khi nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn dụng,
nếu nhà nước mạnh dạn phát hành thêm tiền để gia tăng đầu tư
thì lạm phát sẽ có tác động chống khủng hoảng kinh tế, giảm
thiểu thất nghiệp“.
Tuy nhiên “Khi nền kinh tế đã đạt mức toàn dụng, nếu nhà nước
vẫn tiếp tục phát hành thêm tiền đưa vào lưu thông, khối HHDV
tăng thấp hơn tốc độ tăng của khối cung tiền, khi đó lạm phát sẽ
không có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế nữa“;


MỤC 3.2

Tác động của lạm phát

Những Biểu hiện của lạm phát,
- Khi tăng tiền giá vàng sẽ tăng, kéo theo tăng giá các HH khác
nhưng tăng không đều, bắt đầu từ hàng tiêu dùng thiết yếu tăng
nhanh nhất, rồi đến những VT, NLSX quan trọng.
- Khi lạm phát tăng tỷ giá tăng cũng làm tăng xuất khẩu.
- Nếu giá tiếp tục tăng, đời sống sẽ khó khăn hơn buộc người
lao động phải thay đổi cơ cấu tiêu dùng.
- Hàng hoá ế ẩm, sản xuất bị đình đốn, thất nghiệp tăng, hệ
thống tài chính và kinh tế bị khủng hoảng toàn dieän.



MỤC 3.2

Tác động của lạm phát

Những hậu quả của lạm phát
1- Thu nhập và của cải bị phân phối lại, phân hoá giàu nghèo tăng
2- Phát triển kinh tế sụt giảm và thất nghiệp gia tăng,
3- Các tác động khác
- Sản xuất, bị đình trệ, mất cân đối giữa các ngành,
- Lưu thông, đầu cơ tích trữ tăng, cung cầu mất cân đối;
- Sức mua của đồng tiền giảm, tốc độ LTTT tăng nhanh, tiền gửi sụt
giảm, các ngân hàng mất KNTT và thua lỗ bị phá sản, hệ thống tiền
tệ rối loạn không kiểm soát nổi;
- Bước đầu thu NSNN tăng qua cơ chế phát hành, nhưng khi có
nhiều công ty bị phá sản, NSNN bị sụt giảm mạnh, trật tự an toàn xã
hội bị phá hoại nặng nề.


MỤC 4.

NHỮNG BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ
LẠM PHÁT

4.1. Những biện pháp cơ bản chiến lược
4.2. Những biện pháp cấp bách trước mắt
4.3. Các phương thức chống lạm phát ở các nước phát triển



MỤC 4.1.

Các biện pháp cơ bản chiến lược

1- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển KTXH đúng đắn;
2- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành xuất khẩu
mũi nhọn;
3- Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước;
4- Soát xét thường xuyên chính sách thu chi của nhà nước, thực
hiện chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn toàn.


MỤC 4.2.

Các biện pháp cấp bách

1- Biện pháp về tiền tệ – tín dụng
- Quản lý chặt chẽ việc cung ứng tiền, thực hiện chính sách đóng
băng tiền tệ;
- Bán trái phiếu qua thị trường mở, ấn định hạn mức tín dụng;
- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, xiết chặt tín dụng để hạn chế khả
năng tạo tiền;
- Nâng cao lãi suất tín dụng để thu hút bớt tiền mặt từ lưu thông;
Cải cách tiền tệ phát hành tiền mới, thu đổi tiền cũ.


MỤC 4.2.

Các biện pháp cấp bách


2- Biện pháp tài chính
- Giảm dần bội chi, quản lý chặt chi tiêu thường xuyên;
- Bồi dưỡng mở rộng các khoản thu, chống thất thu thuế,
- Vay nợ trong và nước ngoài, phát hành trái phiếu, tín phiếu;
- Ngăn chận kiềm chế sự leo thang của giá cả;
- Đóng băng lương và đóng băng giá;
- Thực hiện tự do mậu dịch, nới lỏng hàng rào thuế quan đẩy
mạnh xuất khẩu;
- Bán vàng và ngoại tệ để ổn định giá;
- Quản lý thị trường tốt, chống đầu cơ, buôn lậu, độc quyền,
tranh mua tranh bán.


MỤC 4.3.

biện pháp kiềm chế lạm phát
các nước

Hiện có hai trường phái
1- Hạn chế tiền tệ (Tight Monetary Policy)
Theo M.Friedman, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ lượng
tiền cung ứng ;
2- Nới lỏng tiền tệ (Easy Monetary Policy)
Theo J.M.Keynes, cần Lấy lạm phát trị lạm phát



×