Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

phân đoạn thị trường đề ra các phương án sản xuất kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.42 KB, 51 trang )

MỤC LỤC
Đánh giá mức độ nhận biết của một thương hiệu và hình ảnh của thương hiệu 20
Thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh. 20
Nghiên cứu giá, định vị giá 20
Đánh giá thái độ của khách hàng đối với một sản phẩm, thương hiệu 21
Định vị thương hiệu 21
1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp Da giày Việt Nam có lịch sử phát triển từ lâu đời và hiện nay
đang là một trong những ngành công nghiệp có lợi thế xuất khẩu, đóng góp đáng kể trong
sự phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy có nhiều ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá đối với giày mũ da của EU nhưng
kim ngạch xuất da giày năm 2006 của nước ta đạt khoảng 3,56 tỷ USD tăng 16,9% so với
năm 2005 đã vượt 6,1% so với kế hoạch 3,35 tỷ USD.
Một chặng đường phát triển lâu dài, những nỗ lực đáng khâm phục với biết bao
thăng trầm và biến cố đã càng chứng minh tầm quan trọng của ngành trong sự phát triển
của đất nước. Không nằm ngoài quy luật ấy, Viện nghiên cứu Da - Giầy cũng đã, đang và
sẽ nỗ lực hết sức để hoà mình vào với sự phát triển chung của ngành và cũng đã có nhiều
thay đổi đáng kể trên chặng đường phát triển của mình. Tháng 1 năm 2006 đánh dấu sự ra
đời của Trung tâm Mẫu và Đào tạo thuộc Viện nghiên cứu Da - Giầy (FATRACEN). Với
rất nhiều các hoạt động khác nhau về đào tạo da - Giầy, thiết kế mẫu mốt và tổ chức các
hoạt động liên quan trong nghành Da - Giầy được các Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và
kinh doanh Da - Giầy biết tới. Rất nhiều lợi thế như vậy nhưng Trung tâm lại quên mất đi
việc đưa tên tuổi của mình ra thị trường với nhiều loại sản phẩm có chất lượng và tư cách
của một Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh Da -Giầy để tận dụng trang thiết bị máy
móc trong việc sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệ. Trước thực trạng đó
Trung tâm cần có những nghiên cứu và đưa ra Dự án phát triển sản phẩm của mình trên
thị trường. Dưới đây là một vài quan sát và nghiên cứu của Em về Trung tâm trong thời
gian Em thực tập tại đó để góp phần vào việc xây dựng Dự án phát triển sản phẩm cho
Trung tâm. Bài viết có cấu trúc bốn phần với những nội dung như sau:
Phần I: Sự cần thiết của Dự án.


Phần II: Tính khả thi của Dự án.
Phân III: Mục tiêu của Dự án.
Phần IV: Các hành động của Dự án.
2
Do có nhiều hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài viết của Em còn sơ sài và
còn nhiều thiếu sót, Em rất mong nhận được sự nhận xét góp ý từ phía Cô Hoàng Thị
Thanh Hương – Giáo viên hướng dẫn Em hoàn thành kỳ thực tập này và phía Quý Trung
tâm nơi tạo điều kiện và giúp đỡ Em trong quá trình thực tập.
Em xin chân trọng cảm ơn.
3
PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN.
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH CỦA
TRUNG TÂM.
I. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm.
Được thành lập vào ngày tháng 1 năm 2006 theo mô hình chuyển đổi tổ chức hoạt
động của Viện nghiê cứu Da - giầy (theo Nghị định 115/2008/NĐ-CP của Chính phủ và
thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/BKH&CN – BTC – BNV giữa Bộ Khoa học và công
nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ). Trung tâm là một trong các khối đơn vị trực thuộc của
Viện nghiên cứu với các chức năng chủ yếu sau:
• Nghiên cứu thời trang, thiết kế mẫu mốt, chuyển giao công nghệ, tổ chức các hoạt
động trình diễn và định hướng thời trang phục vụ người tiêu dùng thuộc ngành Da
Giày
• Tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ ngành
Da Giày
• Tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, nâng bậc thợ, cấp chứng chỉ nghề, chứng chỉ nhận bồi
dưỡng nghề theo quy định của pháp luật và Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội về
giáo dục và dạy nghề
• Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ
và thiết kế thời trang gắn với đào tạo nghề và sản xuất thuộc ngành Da Giày
• Tổ chức các hoạt động thông tin bằng các hình thức hội nghị, chuuyên đề, hội thảo

khoa học, tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm, đào tạo, in ấn, xuất bản các ấn
phẩm, tài liệu, giáo trình phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo quy định của
pháp luật
• Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu thiết kế thời trang
thuộc ngành Da Giày với các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước
• Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của nhà nước.
4
II. Cơ sở vật chất của Trung tâm.
Tổng diện tích 2581 m
2
trong đó: Văn phòng làm việc và kho 267m
2
, Xưởng thực
nghiệm và phòng học 1200m
2
và cửa hàng giới thiệu sản phẩm và dịch vụ là 1700m
2
. Giá
trị tài sản bao gồm: Giá trị lô đất 12 tỷ 524000 đồng, Giá trị còn lại của nhà là 2 tỷ
870000 đồng. Tổng giá trị còn lại của máy móc thiết bị của Trung tâm là 3920 triệu
281795 đồng.
Khu vực sản xuất được bố trí bao gồm 2 bộ phận Xưởng chế biến và bộ phận thiết
kế và phát triển sản phẩm.Trong đó Xưởng chế biến bao gồm: bộ phận chặt, bô phận may,
bộ phận gò ráp đế và hoàn thiện sản phẩm. Bộ phận thiết kế và phát triển sản phẩm. tại
mỗi bộ phận này được trang bị các máy móc thiết bị phù hợp phục vụ cho việc sản xuất
của mỗi bộ phận. Ở bộ phận Chặt được trang bị máy chặt, máy xẻ da, máy ép làm đế, máy
xén cạnh đế, máy mài, máy dập ô dê. Ở bộ phận May được trang bị máy may và máy dẫy
mép các loại phù hợp với công việc may của nhiều loại Giầy Dép, Máy xén lót, máy in
cao tần, máy may Viện Nghiên Cứu Da - Giầy tính để chuyên may mác giầy dép được lập
trình sẵn trong máy. Ở bộ phận Gò ráp đế và hoàn thiện sản phẩm được trang bị các loại

máy móc thiết bị như máy gò mũi, máy gò hậu, máy định hình pho (định hình pho mũi và
định hình pho hậu), máy bôi keo, máy sấy, máy làm lạnh, máy khêu đế giầy, máy mài,
máy đóng ghim, máy trải chuốt, máy đóng đinh. Riêng bộ phận thiết kế và phát triển sản
phẩm ngoài các thiết bị phục vụ cho việc thiết kế bao gồm máy Viện Nghiên Cứu Da -
Giầy tính, máy vi tính, máy quét, các phần mền thiết kế và các máy móc thiết bị khác
phục vụ công tác thiết kế. Theo nhận xét từ phía công nhân của xưởng chế biến thì việc
trang bị các loại máy móc thiết bị như vậy là tương đối hoàn chỉnh với việc sản xuất sản
phẩm của Trung tâm so với công việc trước đay khi máy móc thiết bị còn ít và tình hình
trang bị còn chưa đáp ứng được nhu cầu giải phóng sức lao động chân tay của người lao
động, làm giảm đi thưòi gian gain đoạn trong sản xuất.
III. Tình hình sản xuất kinh doanh của Trung tâm.
Trung tâm là đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ hoạt động theo phương thức
tự trang trải kinh phí. Hiện nay, hoạt động của Trung tâm một phần vẫn được tài trợbởi
ngân sách nhà nước cấp, một phần phải tự trang trải lấy. Các hoạt động chủ yếu đem lại
5
thu nhập cho Trung tâm hiện nay là nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào
tạo về Da - Giầy bên cạnh đó có sản xuất nhưng là sản xuất thực nghiệm, sản xuất quy mô
nhỏ, sản xuất theo kế hoạch của phòng Kế hoạch vật tư của Viện nghiên cứu Da - Giầy
ngoài ra còn sản xuất theo đơn đặt hàng nhưng nguồn thu là không đáng kể. Các mặt hàng
sản xuất chủ yếu của Trung tâm là: Giầy Bảo hộ lao động, Giầy dép thời trang (Giầy dép
dành cho nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, người trung niên) và làm Giầy mẫu đo
chân. Tình hình sản xuất kinh doanh của Trung tâm không lấy gì làm nổi trội và sáng sủa.
Có thể thấy được thực trạng đó qua bảng tổng hợp thực hiện và giao kế hoạch của Trung
tâm năm 2006 và Quý I năm 2007 như sau;
Bảng1: Tổng hợp và giao kế hoạch sản xuất năm 2006
Đơn vị tính: đôi
Sản phẩm Kế hoạch năm Thực hiện năm % thực hiện với kế
hoạch
Giầy Bảo hộ lao động 7000 5103 72,9%
Giầy thời trang 10000 328 32,8%

Nguồn: Phòng kế toán
Biêu đồ 1: Biểu đồ tổng hợp thực hiện và giao kế hoạch sản xuất năm 2006
Đơn vị tính: đôi
6
Bảng 2: Tổng hợp thực hiện và giao kế hoạch sản xuất Quý I năm 2007
Đơn vị tính: Đôi
sản phẩm Kế hoạch
năm
Kế hoạch
Quý I
Thực hiện
Quý I
% thực hiện
so với Quý
Giầy Bảo hộ lao động 10000 2500 1056 42.24%
Gia công Giầy thời trang 4500 600 377 62.83%
Giầy mẫu và đo chân 3168 792 96 12.12%
Nguồn:Phòng kế toán
Biểu đồ 2: Biểu đồ thực hiện và giao kế hoạch sản xuất Quý I năm 2007
Đơn vị tính: đôi

Với kế hoạch mà phòng kế hoạch vật tư của Viện đề ra và đặt Trung tâm Mẫu sản
xuất với số lượng sản phẩm như trên thì việc hoàn thành kế hoạch được giao còn thấp với
số lượng sản xuất không phải là lớn ngoại trừ việc sản xuất Giầy Bảo hộ lao động năm
2006 với 72,9% thực hiện kế hoạch được giao và đơn đặt hàng gia công Giầy thời trang
nhận được trong tháng 2 của Quý I là 62,83% thựuc hiện kế hoạch. Có thể do: Phương
pháp công nghệ của sản xuất Da - Giầy đặc trưng nên hình thức sản xuất theo dây chuyền
các bước công việc được làm tuần tự, công việc này làm song thì mới bắt tay vào làm các
công việc tiếp theo các công việc có thời gian hoàn thành không giống nhau có công việc
được thực hiện trong thời gian ngắn nhưng lại có những công việc thực hiện với thời gian

dài do đó thời gian gián đoạn trong sản xuất là lớn và không tận dụng được sức lao động
7
dôi dư trong thời gian nghỉ của người lao động. Chẳng hạn như công việc dán đế trong,
việc mài đế và việc dập ghim được làm lần lượt từ khâu mài cá ngắn, cá dài, dập ghi cá
ngắn sau đó mang bôi keo cá ngắn, cá dài và đế trong. Khâu dán đế trong phải đợi keo
khô mới thực hiện dán được sau đó mới mang đi mài rồi mới vận chuyển sang bộ phận gò
ráp và hoaàn thiện sản phẩm. Cộng thêm việc bố trí mặt bằng nhà xưởng làm cho việc sản
xuất gặp nhiều khó khăn vì đường vận chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm dài
tốn thời gian vận chuyển và chờ đợi để làm và hoàn thiện một đôi giầy.
Với mặt bằng nhà xưởng, trang thiết bị hiện có và số lượng lao động bao gồm công
nhân sản xuất và kỹ sư thiết kế của Trung tâm như hiện nay thì có thể sản xuất được từ
190 - 195 đôi giầy trong một ngày làm việc, còn nếu sử dụng hết công suất của máy móc
thiết bị và con người thì có thể sản xuất được nhiều hơn nữa chăng hạn như trong giai
đoạn hiện nay Trung tâm đang nhận gai công giầy thời trang cho Công ty Blue Sky thì
việc năng suất lao động trên 250 đôi giầy. Nhưng theo lời của một số Công nhân trong
xưởng chế biến thì rất hiếm khi Trung tâm phải sử dụng hết công suất của máy móc thiết
bị và sức lao động của người công nhân. Từ tháng 2 năm 2007 trở lại đây với đơn hàng
gia công Giầy thời trang của Công ty Blue Sky thì công việc có vẻ nhiều và việc sản xuất
liên tục, làm thêm vào ngày thứ Bảy đã sử dụng hết công suất của máy móc và người lao
động. Việc tìm kiếm các hợp đồng sản xuất và nghiên cứu nhu cầu thị trường để sản xuất
sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng có hiệu quả công suất của máy móc thiết bị, tạo thêm
thu nhập cho người lao động tạo nguồn thu để trang trả chi phí cho sản xuất và làm cho
viêc kinh dopanh cửa hàng có hiệu quả hơn.
Về kinh doanh dường như cũng gặp nhiều khó khăn, theo số liệu thu thập được
trong năm 2006 và Quý I năm 2007 thì việc kinh doanh cửa hàng có vẻ không có kết quả
tốt, không có vẻ khả quan. Với kế hoạch đặt ra trong năm 2006 là 30 triệu đồng thì cuối
năm việc thực hiện kế hoạch đó lại không có kết quả không đem lại thu nhập từ phía cửa
hàng bán lẻ. Còn trong Quý I thì việc thực hiện kinh doanh cửa hàng so với kế hoạch là
12,5 triệu cũng lại không đem lại doanh thu cho Trung tâm. Tình trạng đó đã từng xảy ra
trong các năm về trước khi mà Trung tâm chưa được thành lập nguyên nhân của nó là do:

Mẫu hàng, cỡ số và kiểu dáng ít không đáp ứng nhu cầu của khách hàng đôi khi khách
8
hàng đã chọn được mẫu giầy nhưng cỡ số lại không phù hợp hoặc cỡ số phù hợp nhưng
mẫu hàng lại không được ưa thích, ngoài ra về mầu sắc của giầy dép cũng là điều kiến
khách hàng phải băn khoăn khi lựa chọn. Nhiều lúc khách hàng đã chọn được đôi giầy
ưng ý về mẫu mã, kiểu dáng nhưng mầu sắc có vẻ vẫn chưa được hài lòng cho lắm. Theo
quan sát thì khách hàng chhủ yếu của Trung tâm là những người đi làm đa số là nhân viên
Văn phòng, một số ít là học sinh sinh viên và người trung tuổi là khách hàng quen hoặc
được bạn bè, người quen giới thiệu đến Cửa hàng của Trung tâm để mua hàng vì họ cho
rằng với mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng và giá cả như vậy họ là tương đôốiphù hợp với
họ và họ sẵn sàng mua nó. Nhưng với một số sinh viên các trường đại học dường như ít
biết đến sản phẩm của Trung tâm với lý do được hỏi là chưa từng nghe tới tên tuổi của
Trung tâm hay đối với một số khác được bạn bè người thân giới thiệu đên đó mua Giầy
thường có một tâm trạng chung về kiểu dáng thời trang có vẻ không thu hút họ cho lắm
tuy họ cũng công nhận là sản phẩm có giá cả và chất lượng tương đối phù hợp.
Một thông tin không lấy gì làm thú vị về việc kinh doanh của cửa hàng đó là các
mặt hàng mà Trung tâm đang kinh doanh không hoàn toàn do Trung tâm sản xuất ra.
Lượng hàng mà Trung tâm sản xuất được so với lượng hàng mà Trung tâm mua ngoài về
để bán là rất thấp trong khi năng lực sản xuất của Trung tâm có thể đáp ứng được nếu
được chú ý vào tìm kiếm nhu cầu khách hàng và phát triển sản phẩm, một công việc mà
Trung tâm dưòng như bỏ ít thời gian và công sức vào nghiên cứu. Khách hàng vào xem
hàng là tương đối nhiều nhưng lượng khách hàng bỏ tiền để mua hàng thì không lớn. Dựa
vào báo cáo tổng hợp năm 2006 và Quý I năm 2007 thì việc kinh doanh cửa hàng không
đem lại doanh thu cho Trung tâm vậy số lượng hàng bán ra lại không phải là sản phẩm
của Trung tâm. Nhiều người đến đây đa từng nhận xét trông cửa hàng của Trung tâm như
một cái kho hang hơn là một cửa hàng trưng bày vầ bán sản phẩm vì cách bố trí trong cửa
hàng hơi lộn xộn và không bắt mắt cho lắm. Nhiều người đã qua đây nhiều lần nhưng vẫn
không chọn cho mình được một đôi giầy dép ưng ý. Cũng đã có nhiều khách hàng phàn
nàn về sản phẩm của Trung tâm, họ cho biết các mẫu mã, kiểu dáng ở đây có vẻ còn ít và
cũ rất ít các mẫu hàng mới, không lấy gì làm thời trang cho lắm. Có những đôi giầy thời

trang dành cho lứa tuổi thanh niên thì mầu hơi xấu, kiểu hơi thô cứng so với lứa tuổi của
9
họ. Còn những đôi giầy dành cho người trung niên thì lại được thiết kế tương đối trẻ
chung so với tầm tuổi của họ. Do đó việc sản xuất sản phẩm dựa trên các mẫu thiết kế của
Trung tâm dường như không phù hợp với phần đông thị hiếu của người tiêu dùng.
Doanh thu từ việc sản xuất sản phẩm của Trung tâm thông qua các đơn hàng của
phòng Kế hoạch vật tư được thống kê như sau:
Bảng 3: Bảng tổng hợp thực hiện và giao kế hoạch doanh thu từ sản xuất năm 2006
Đơn vị tính: 1000 đồng
Sản phẩm Kế hoạch năm
2006
thực hiện năm
2006
% thực hiện so
với kế hoạch
Giầy Bảo bộ lao động 770000 565456 72,44%
Giầy thời trang 120000 33568 27,97%
Nguồn: Phòng kế toán
Biểu đồ 3: Biểu đồ doanh thu từ hoạt động sản xuất năm 2006
Đơn vị tính:1000 đồng
Bảng 4: Bảng tổng hợp thực hiện và giao doanh thu từ sản xuất của Quý I năm 2007
10
Đơn vị tính: 1000 đồng
Sản phẩm Kế hoạch
năm 2007
kế hoạch
Quý I/07
Thực hiện
Quý I/07
% thực hiện

so kế hoạch
Giầy Bảo hộ lao động 1300000 325000 129739 39,92%
Gia công giầy thời trang 367600 91900 9649 10,5%
Nguồn: phòng kế toán
Biểu đồ 4: Biểu đồ thực hiện kế hoạch doanh thu từ sản xuất Quý I năm 2007
Đơn vị tính: 1000 đồng
Từ các số liệu thống kê trên ta thấy việc giao kế hoạch và việc thực hiện doanh thu
sản xuất có sự chênh lệch nhau tương đối lớn, việc thực hiện kế hoạch đều rất thấp. Ngoài
ra, việc sản xuất Giầy Bảo hộ lao động chiếm phần lớn trong doanh thu sản xuất của
Trung tâm 86,52% so với kế hoạch năm 2006 và 77,96% so với kế hoạch Quý I năm
2007, còn về thực hiện 94,4% thực hiện năm 2006 và 93,08% thực hiện Quý I năm 2007.
Sự chênh lệch này là tương đối bất bình thường vì trong thực tế Giầy thời trang có giá trị
lớn hơn mà việc thực hiện doanh thu của nó lại thấp chiếm tỷ trọng thấp. Thể hiện sự so
sánh đó qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 5: Cơ cấu sản phẩm sản xuất của Trung tâm
Năm 2006 Quý I năm 2007
11
Với đề án chuyển đổi trung tâm trở thành đơn vị nghiên cứu khoa học theo phương
thức tự trang trải kinh phí thì tình hình sản xuất kinh doanh như vậy không mấy khả quan
cho việc trang trải các chi phí hoạt động của Trung tâm và không mấy thu hút những lao
động có tay nghề và chuyên môn cao đến làm việc tại Trung tâm. Với rất nhiều tồn tại bất
cập trong sản xuất và kinh doanh như vậy việc cần thiết đối với Trung tâm hiện nay là nên
xây dựng một dự án phát triển sản phẩm đưa sản phẩm và tên tuổi của trung tâm ra thị
trường nhằm thu hút các đối tác, tìm kiếm các đơn hàng, sản xuất các mặt hàng mà thị
trường có nhu cầu và dự báo nhu cầu tiêu dùng trong thời gian tới để đưa ra phương án
sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao.
CHƯƠNG II: LỢI ÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐỐI VỚI SỰ TỒN
TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
12
Ngành Da - Giầy Viêt Nam có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu, đa số đều

đi lên từ các đơn vị thủ công nhỏ lẻ. Một chặng đường phát triển tương đối dài với nhiều
biến động thăng trầm nhưng ngành Da - Giầy vẫn khẳng đinh được vị trí của mình trong
nền kinh tế của nước nhà. Từ năm 2004, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ tư thế giới
về xuất khẩu da giày, sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italy. Sau vụ kiện bán phá giá Giầy
mũ da Việt Nam và thị trường EU trong năm 2006 Ngành Da - Giầy đã rút ra cho mình
nhiều bài học kinh nghiệm và đinh hưóng cho mình trên con đường phát triển sau này.
Hơn nữa, với sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) đã làm cho
thị trường Da - Giầy ngày càng náo động và có nhiều cơ hội để các Doanh nghiệp phát
triển mở rộng thị trường, để hội nhập cùng sự phát triển chung của Ngành Da - Giầy thế
giới. Có thể nói đây là thời điểm để các nhà sản xuất Giầy dép thể hiện năng lực của mình
và tranh tài cao thấp. Với lịch sử hình thành và phát triển 34 năm của Viện nghiên cứu
Da- Giầy và sự ra đời Trung tâm Mẫu và đào tạo Da - Giầy thì việc đứng ngoài cuộc
chiến này sẽ làm cho họ trở thành những nguời thất bại, tụt hậu và trở thành những người
đi sau cuộc chiến trong tiến trình phát triển của ngành Da - Giầy. Nên việc xây dựng dự
án phát triển sản phẩm của Trung tâm là rất cần thiết và có nhiều ý nghĩa quan trọng có
thể làm thay đổi diện mạo của Trung tâm của Viện vì nó sẽ tạo ra những lợi ích có thể
nhìn thấy được như:
• Tìm kiếm được nhiều hơn các đơn hàng sản xuất - kinh doanh trong và ngoài nước
mà trước đây Trung tâm chưa từng có.
• Quảng bá tên tuổi và hình ảnh của trung tâm trên thị trường trong và ngoài nước.
• Tìm kiếm và thiết lập được các mối quan hệ có lợi với các đối tác trong lĩnh vực
nguyên phụ liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra đáp ứng tình hình sản xuất kinh
doanh của Trung tâm trong hiện tại và tương lai.
• Sản xuất Giầy dép theo nhu cầu thị trường đã nghiên cứu tránh tình trạng hàng sản
xuất ra không bán được do không đáp ứng được nhu cầu thị trường về một số yếu tố
mà khách hàng hay chú đến (mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc và xu hướng thời trang của
từng giai đoạn).
13
• Đề ra phương án bố trí mặt bằng sản xuất, máy móc thiết bị cho sản xuất và phục
vụ sản xuất phù hợp, phương thức sản xuất và các phương án sản xuất phù hợp với

từng giai đoạn phát triển khác nhau của thị trường.
• Là cơ sở để bố trí và sắp xếp nhân lực một cách phù hợp.
Tóm lại, lợi ích lớn nhất mà Trung tâm có thể thấy được trong việc thực hiện dự
án này đó là quảng bá được tên tuổi và hình ảnh của mình trên thị trường, từng bước xây
dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của Trung tâm. Hơn nữa, dự án còn mang lại
một khoản thu nhập tương đối cho việc trang trải các khoản chi phí hoạt động của Trung
tâm. Đưa Trung tâm vào quỹ đạo phát triển chung của ngành và tạo dựng vị thế của mình.
14
PHẦN II: TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN.
Đây là một dự án kinh doanh được xây dựng trên cơ sở sự phát triển của Trung
tâm nói riêng và sự phát triển của ngành, thị trường Da Giầy nói chung. Dự án được xây
dựng từ ý tưởng và sự mong muốn của Giám đốc Trung tâm khi thấy được tầm quan
trọng của thị trường trong sự tồn tại và phát triển của Trung tâm trong thời buổi kinh tế
hội nhập như ngày nay. Khi mà Việt Nam gia nhập WTO đứng trước nhiều thách thức và
nguy cơ của nền Công nghiệp nước nhà. Khi mà hàng hoá nước ngoài tham gia vào thị
trường nước ta đe doạ sự phát triển của hàng hoá nôi địa. Với ngành Da - Giầy thì sự đe
doạ ấy là tương đối lớn và dễ nhận thấy vì Giầy dép nước ngoài rất đa dạng và phong phú,
hàng đát tiền có, hàng rẻ tiền có, hàng có nhãn mác có, hàng không nhãn mác có. Do đó
việc thực hiện dự án này sẽ tìm ra hướng đi phù hợp cho Trung tâm, tìm được đoạn thị
trường của mình, tìm được khách hàng của mình và tạo dựng cho mình chỗ đứng trên thị
trường và không bị lãng quên trong ngành. Nội dung của dự án là phát triển sản phẩm dựa
trên những nghiên cứu về nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Như vậy công việc của
dự án là vạch ra các hành động phù hợp với những nghiên cứu đã thực hiện đi vào thực
hiện một cách chi tiết từng công vệc phải làm và thời gian hoàn thành của từng công việc
đó để đạt được mục tiêu mà dự án đã đề ra. Để làm được điều đó đòi hỏi sự thay đổi trong
suy nghĩ và tư duy của người lao động trong Trung tâm giúp họ nhận ra sự cần thiết của
sự thay đổi, sự cần thiết thực hiện dự án; thay đổi cách thức làm việc và sự kết thực hiện
của các bộ phận trong Trung tâm, sự kiên trì trong quá trình thực hiện dự án.
15

CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH DỰ ÁN.
Căn cứ lớn nhất của dự án này xuất phát từ phía nhu cầu tồn tại và phát triển của
Trung tâm trong sự phát triển của thị trường, của xã hội. Đây là nhu cầu tất yếu trong giai
đoạn hiện nay khi mà chính Trung tâm nhận ra cần phải thay đổi để phù hợp với thực tế
hơn, để có kết quả tốt hơn. Để đảm bảo cho các hoạt động của mình sau khi chuyển đổi
hoạt động theo mô hình tự trang trải kinh phí và để các hoạt động trở lên tốt hơn, từng
bước cải tạo Trung tâm theo hướng ngày càng tốt hơn để Trung tâm ngày càng phát triển
hơn hoà nhập vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và xu hướng phát triển của thị
trường thế giới. Để phục vụ nhu cầu thị trường, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con
người, của xã hội. Mặc dù việc kinh doanh không phải là một trong các hoạt động chính
đem lại thu nhập cho Trung tâm nhưng việc xây dựng dự án phát triển sản phẩm dựa trên
những nhu cầu cần thiết từ phía bản thân Trung tâm sẽ là động lực chính để việc thực hiện
dự án được tốt hơn, sẽ không làm cho hình ảnh của Trung tâm bị nhạt nhoà, bị lãng quên,
bị tụt hậu so với những gì mà Trung tâm làm được trong suốt thời gian tồn tại của mình
và bị chậm bước trên sự phát triển của ngành.
Căn cứ từ phía thị trường người tiêu dùng. Do mức thu nhập ngày càng cao, mức
sống được cải thiện đáng kể nên việc chăm chút cho cuộc sống cũng được chs ý nhiều
hơn. Con người luôn hướng tới cái đẹp ăn mặc đẹp, đi xe đẹp, đeo trang sức đẹp và đi
những đôi giầy dép đẹp phù hợp với những gì mà họ lựa chọn cho mình trước khi nghĩ
đến nên mang những đôi giầy dép nào thì phù hợp. Vì thế chuyện có hiều hơn một đôi
giầy dép là chuyện hết sức bình thường đối với con người hiện nay và việc thay đổi liên
tục các mẫu giầy dép cũng là chuyên hết sức bình thường và càng có xu hướng gia tăng
trong những năm gần đây. Bất kỳ ai trể em ,người lớn, thanh niên hay người già cũng có
nhu cầu đi lại và việc mang một đôi giầy dép như thế nào ngoài việc bảo vệ đôi chân họ
thì những đôi giầy dép đó cũng phần nào thể hiện giá trị con người họ. Một người khoác
trên mình một bộ complê và mang một đôi giầy tây đích thị là một nhân viên công sở hay
một doanh nhân. Như hiện nay, một công chức hay một nhân viên công sở bình thường
không thể đi mãi một đôi giầy dép cho tất cả các trang phục của mình hay trong tất cả các
16
buổi làm việc của mình. Vì có những hôm họ mang trên mình những bộ véc công sở rất

đẹp và sang trọng, cũng có hôm họ chỉ mặc những bộ trang phục bình thường thì việc
mang giầy dép cũng khá quan trọng không làm cho họ trở nên lực cười trước mặt mọi
người. Ngoài công việc ra họ còn có cuộc sống riêng của mình với nhiều mối quan hệ
khác nhau, khi thì đi chơi với bạn bè, khi thì đo công việc gia đình hay nhiều mối quan hệ
và công việc khác nữa làm cho họ phải thay đổi hình ảnh của mình trong những lần gặp
gỡ đó. Do vậy, việc lựa chọn giầy dép không còn giống như việc lựa chọn giầy dép để đi
làm nữa. Hơn thế nữa người ta cũng không thể đi mãi một đôi giầy dép được nhu cầu thay
đổi theo xu hướng thời trang, theo mùa theo tình huống và hoàn cảnh giao tiếplà tương
đối cần thiết. Nên việc căn cứ vào nhu cầu này là tương đối sát thực cho việc xây dựng dự
án.
Căn cứ vào tình hình thị trường cung cấp các sản phẩm giầy dép trên thị trường.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều các Doanh nghiệp thuộc nhiều loại hình
khác nhau, các cơ sở sản xuất chuyên sản xuất – kinh doanh các sản phẩm giầy dép các
loại rẻ có, đắt có, cao cấp có, bình dân có. Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế làm cho thị
trường này cũng trở nên phong phú hơn, náo động hơn đặt ra tình huống buộc các Doanh
nghiệp phải giải đáp, phải cân nhắc trước mỗi hành động của mình. Lúc này sự cạnh tranh
là mạnh mẽ và quy mô cạnh tranh được mở rộng không chỉ đơn thuần là hàng Việt cạnh
tranh với hàng Việt nữa mà tham gia vào thị trường này có thêm nhiều tên tuổi sừng sỏ
của Giầy dép thế giới như: Nike, Adidas, Reebok, … Sẽ có những Doanh nghiệp phải
nói lời tạm biệt với thị trường này, cũng có những Doanh nghiệp sẽ phát triển và ngày
càng phát triển hơn nữa. Mỗi Doanh nghiệp đều có những lý giải riêng và cách thức hành
động riêng cho sự tồn tại và phát triển của mình, Căn cứ và tình hình biến động của thị
trường này để hoạch định những kế hoạch hoạt động là một việc cần thiết nên làm.
Có rất nhiều các căn cứ khác nữa để xác định dự án nhưng những căn cứ được nêu
trên gần với thực tế của thị trường Da giầy hiện nay, là những căn cứ tương đối tốt để xây
dựng dự án. Dựa vào những căn cứ này để có những nghiên cứu hợp lý, vạch ra cách thức
hành động cho dự án.
17
CHƯƠNG III: KHÍA CẠNH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN.
Đây là một dự án phục vụ cho việc kinh doanh mở rộng thị trường mà chủ dự án

là Trung tâm Mẫu và Đào tạo - Viện nghiên cứu Da - Giầy. Khi nhận ra sự cần thiết của
thị trường, sự cần thiết phải thay đổi trong tư duy và cách thức hành động để theo kịp xu
hướng phát triển của ngành trong giai đoạn hiện nay. Dự án sẽ tập trung đi vào nghiên
cứu nhu cầu thị trường để thiết kế và sản xuất sản phẩm theo những nhu cầu đó. Tiếp đến
là việc đưa sản phẩm ra thị trường, chọn kênh phân phối phù hợp để có kết quả kinh
doanh tốt, tìm kiếm và thu hút các đối tác trong kinh doanh.
Khía cạnh kỹ thuật của dự án không chỉ đơn giản là các nghiên cứu mà còn là việc
vận dụng các nghiên cứu đó như thế nào để dự án được thực hiện một cách tốt nhất. Về
phía nghiên cứu nhu cầu thị trường có thể thực hiện các thao tác kỹ thuật như: Thu thập
đầy đủ các thông tin càn thiết cho việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án;
thông tin thu thập được phải đảm bảo độ chính xác và tin cậy nhằm đưa ra các dự báo và
kế hoạch hành động phù hợp; Sử dụng phương pháp phân tích phù hợp trong rất nhiều các
phương pháp phân tích … Có thể chi tiết việc nghiên cứu nhu cầu thị trường ra như sau:
• Thu thập thông tin thị trường.
Sử dụng công cụ nghiên cứu thị trường để:
- Thu thập thông tin về các sản phẩm mới được phát triển hiện có trên thị trường. Qua đó
bạn có thể chủ động đề ra biện pháp để đối phó với những biến động bất ngờ trên thị
trường của ngành Da giầy.
- Thu thập thông tin về chính sách nhà nước như: thuế xuất nhập khẩu, quota và các thoả
thuận cấp nhà nước có liên quan đến thị trường, nguồn cung cấp nguyên liệu, vật tư cho
sản phẩm của Trung tâm . Qua đó có thể dự đoán thị trường và xây dựng kế hoạch kinh
doanh của mình.
- Thu thập thông tin về hoạt động của các đối tác, khách hàng tiềm năng. Qua đó đưa ra
những quyết định đúng đắn, ngăn ngừa rủi ro
Đối với dự án này việc thu thập thông tin sẽ được tiến hành theo phương pháp
quan sát và thu thập các thông itn sẵn có trên thị trường để đưa ra các dự báo về thị
18
trường của Trung tâm vì nhóm nghiên cứu còn nghèo nàn về số lượng người tham gia và
thời gian thực hiện ngắn ngủi. Nếu Trung tâm thực sự quan tâm đến việc thu thập thông
tin thì sau dự án này Trung tâm có thể triển khai thu thập thông tin theo hình thức khác có

giá trị thực tế hơn cho việc ra quyết định của mình.
• Nghiên cứu nhu cầu thị trường.
Thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng, xu hướng tiêu dùng để qua đó có
thể tung sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện hữu nhằm có thể đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của thị trường, cũng cố vị trí của mình trên thị trường.
Có thể sử dụng phương pháp thu thập thông tin sơ cấp nếu muốn việc ra quyết định
là chính xác phục vụ đúng đối tượng khách hàng mà Trung tâm đã nghiên cứu. Cũng có
thể sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua những số liệu có sẵn trên thị
trường nếu Trung tâm có ý định sản xuất kịnh doanh theo xu hướng có sẵn trên thị
trường. Mỗi phương pháp thu thập thông tin nói trên đều có những mặt tích cực và tiêu
cực của nó song việc vậnd ụng kết hợp hai phương pháp này xẽ làm giảm chi phí và thời
gian cho công tác nghiên cứu mà vẫn thu được kết quả mong muốn. Theo dự án này thì
việc thu thập dữ liệu sơ cấp là rất khó khăn đối với một sinh viên do đó những nghiên cứu
về nhu cầu thị trường sẽ được nghiên cứu qua các dữ liệu có sẵn về thị trường và phân
tích theo mục đích nghiên cứu của dự án.
• Nghiên cứu kênh phân phối.
Thu thập thông tin về thói quen và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng để thiết
lập kênh phân phối cho sản phẩm mới sắp được tung ra thị trường. Hoặc phát triển thêm
kênh phân phối mới cho sản phẩm hiện hữu khi phát hiện sự thay đổi trong hành vi tiêu
dùng của một bộ phận khách hàng.
Như thực tế hiện nay của Trung tâm thì kênh phân phối chưa có, phân đoạn thị
trường chưa rõ ràng và chưa đáp ứng được đoạn thị trường đã chọn. Việc nghiên cứu
kênh phân phối sẽ làm cho việc phát triển sản phẩm của Trung tâm phần nào được tốt
hơn, đưa tên tuổi của mình ra đoạn thị trường rộng lớn hơn.
19
• Đánh giá mức độ nhận biết của một thương hiệu và hình ảnh của thương
hiệu.
Thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn khách hàng nhằm đánh giá mức độ nhận
biết về thương hiệu trước và sau khi tung ra một chiến dịch quảng bá thương hiệu nhằm
để đo lường hiệu quả của hoạt động truyền thông. Nhưng việc khó khăn với Trung tâm

hiện nay là thương hiệu sản phẩm chưa có nên việc đánh giá này chỉ được thực hiện thông
qua việc phỏng vấn về sử dụng sản phẩm giầy dép của Trung tâm và dấu ấn về sản phẩm
trong tâm trí khách hàng để phân biệt với các sản phẩm Da giầy khác trên thị trường.
• Thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh.
Thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh nhằm phục vụ cho việc phân tích cạnh
tranh. Thu thập thông tin về hoạt động của đối thủ cạnh tranh nhằm phán đoán chiến lược
của họ như các kế hoạch đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, bổ sung nhân lực,
xây dựng kho tàng, nhà máy, kênh phân phối. Thu thập thông tin về các hoạt động chuẩn
bị của đối thủ cạnh tranh về các hoạt động truyền thông như chương trình khuyến mại,
khuyến mãi. Qua đó có thể đề ra chiến lược chặn trước hoặc đáp trả trước khi quá muộn.
Đây cũng là công việc cần thiết khi nghiên cứu thhị trường và đề ra phương án tốt cho
việc thực hiện chuyển đổi hình thức tổ chức hoạt động của Trung tâm và Viện trong thời
gian tới.
• Nghiên cứu giá, định vị giá.
Thu thập thông tin về giá của đối thủ cạnh tranh, giá nguyên vật liệu đầu vào, thu
thập thông tin về sự phân phối lợi nhuận trong các thành phần tham gia phân phối sản
phẩm để kịp thời điều chỉnh nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng lợi nhuận cho
mình. Qua đó có thể định vị giá một cách hợp lý.
Từ trước tới nay việc định giá sản phẩm của trung tâm hoàn toàn dựa trên việc xác
đinh chi phí cho sản xuất mà chi phí sản xuất của Trung tâm là tương đối lớn do đây
không phải là nơi sản xuất đại trà các loại sản phẩm giầy dép, quy mô sản xuất không
phải là lớn. Do vậy các nghiên cứu về giá và định giá sẽ phần nào đánh giá đúng giá trị
sản phẩm của Trung tâm.
20
• Đánh giá thái độ của khách hàng đối với một sản phẩm, thương hiệu.
Thu thập phản hồi từ phía khách hàng, người tiêu dùng để cải tiến dịch vụ khách
hàng nâng cao tính cạnh tranh. Hoặc chấn chỉnh những nhận thức lệch lạc về thương hiệu,
bất lợi cho hoạt động kinh doanh của mình. Đây không phải là hoạt động chính, chuyên
môn của Trung tâm nhưng với việc khéo léo thu thập những phản hồi của khách hàng
thông qua việc bán hàng sẽ tạo điều kiện rất tốt cho việc phục vụ nhu cầu khách hàng và

tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.
• Định vị thương hiệu.
Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng và thị trường về các sản phẩm trên thị
trường để qua đó tìm ra một định vị thích hợp cho sản phẩm, thương hiệu của mình.
Trung tâm có thể tự thực hiện định vị này cũng có thể sử dụng thêm dịch vụ nghiên
cứu thị trường để có được kết quả định vị tốt nhất. Việc định vị thương hiệu là công việc
rất quan trọng đối với sản phẩm hơn nữa công việc này cũng rất khó khăn đòi hỏi
nhiều thời gian và công sức để thực hiện. Sản phẩm của Trung tâm đã được định vị là ở
mức trung và cao cấp ngay từ khi thành lập do đó việc định vị thương hiệu trong thời gian
tiếp theo sẽ duy trì như vậy để không làm thay đổi ấn tượng của khách hàng về sản phẩm
của Trung tâm.
Để khách hàng biết đến sản phẩm của mình thì ngoài việc cung cấp sản phẩm thì
khách hàng cũng cần biết đến thương hiệu của sản phẩm,biểu tượng của sản phẩm để
phân biệt được các loại sản phẩm khac nhau, biết được giá trị của các sản phẩm đó khi họ
tiêu dùng nó. Như vậy, ngoài viêc mua sản phẩm ở cửa hàng thì việc nhận biết sản phẩm
và giá trị của nó có thể qua tên tuổi, biểu tượng thể hiện trên sản phẩm đó. Việc định vị
thương hiệu giúp cho sản phẩm của Trung tâm dễ dàng gia nhập vào thị trường hơn, được
biến đến nhiều hơn và do đó việc phát triển nó sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Với những khía cạnh kỹ thuật như vậy nhưng trong thời gian thực hiện dự án có
nhiều thay đổi thì việc lựa chịn các kỹ thuật cũng cần thay đổi theo hướng phù hợp với
những thay đổi đó.
21
PHẦN III: MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN.
Dự án được xây dựng với mục tiêu chủ yếu là phát triển sản phẩm của Trung tâm
để phục vụ cho mục tiêu đó dự án đề ra các mục tiêu cụ thể: Đưa ra được các mẫu thiết kế
phù hợp với các nghiên cứu thị trường đã thực hện; đề ra kế hoạch sản xuất cho từng mẫu
thiết kế; đưa sản phẩm ra thị trường; Xây dựng và quảng bá thương hiệu Giầy dép của
Trung tâm; và còn rất nhiều các mục tiêu khác nữa. Sau đây Em xin đi vào chi tiết từng
mục tiêu nói trên:
I. Đưa ra được các mẫu thiết kế phù hợp với các nghiên cứu thị trường đã

thực hện.
Việc thực hiện dự này này nhằm phát triển sản phẩm, sản phẩm ở đây là những sản
phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng qua việc điều tra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm Da giầy từ
phía người tiêu dùng. Do trước đây việc thiết kế sản xuất sản phẩm không được nghiên
cứu qua nhu cầu của người tiêu dùng nên việc hàng sản xuất ra không đáp ứng được nhu
cầu của người tiêu dùng. Như đã trình bày ở phần thực trạng hoạt động sản xuất kinh
doanh việc kinh doanh các sản phẩm hiện tại của Trung tâm không mấy khả quan vì
những vấn đề về: mẫu mã, kiểu dáng thời trang, đối tượng tiêu dùng, màu sắc,cỡ số. Do
đó, việc thiết kế một đôi giầy phù hợp với những nghiên cứu về nhu cầu thị trường phải
đảm bảo các yếu tố trên. Theo cách đó ta có thể thực hiện nghiên cứu về thiết kế qua cách
phỏng vấn, điều tra khách hàng về việc sử dụng giầy dép của họ trong hịên tại và nhu cầu
sử dụng một đôi giầy dép trong tương lai, có thể gợi ý cho họ đôi chút về kiểu dáng, mẫu
mã mà Trung tâm hiện có hổi họ xem một đôi giày dép như vậy đã làm cho họ hài lòng
hay chưa, theo ý kiến của họ thì nên thay đổi chi tiết nào sẽ phù hợp với nhu cầu sử dụng
của họ. Việc điều tra này có thể tiến hành theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách
đến mua hàng tại cửa hàng của Trung tâm hay điều tra qua bảng hỏi tên diện rộng nhằm
tìm ra những khuyết điểm, hạn chế của sản phẩm hiện tại và gợi mở nhu cầu sản phẩm
trong tương lai.
22
II. Đề ra các kế hoạch sản xuất cho từng mẫu thiết kế.
Với việc nghiên cứu thị trường thiết kế các mẫu phù hợp với từng đối tượng thì
trường đã nghiên cứu thì công đoạn tiếp theo là đề ra kế hoạch sản xuất cho từng mẫu đó.
Kế hoạch sản xuất được đề ra cho từng mẫu với số lượng bao nhiêu, khi nào sản xuất là
thích hợp nhất. Với số lượng của một mẫu thì việc sản xuất bao nhiêu cỡ mỗi cỡ sản xuất
với số lượng bao nhiêu và sản xuấ với những mầu nào, khi nào thì sản xuất khi nào thì
ngừng sản xuất, khi nào lại tiếp tục sản xuất mẫu mã đó. Vì chúng ta còn phải theo dõi
phản ứng của khách hàng với sản phẩm mới của Trung tâm, việc khách hàng đón nhận
sản phẩm này như thế nào, triển vọng phát triển của sản phẩm ra sao để đề ra kế hoạch
sản xuất tiếp theo cho sản phẩm này và các sản phẩm khác. Do vậy kế hoạch sản xuất
không những phải đặt ra trước khi bắt tay vào sản xuất mà trong quá trình sản xuất cũng

cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với biến động của sản phẩm khi sản phẩm được đưa ra
thị trường. Vì có thể các dự báo về cung cầu có nhiều thay đổi so với thực tế diễn ra của
thị trường.
III. Xây dựng được và quảng bá thương hiệu sản phẩm của Trung tâm ra thị
trường, từng bước tiến tới thị trường nước ngoài.
Một thương hiệu mạnh luôn thu được lợi nhuận rất lớn. Những thương hiệu này
phát triển rất nhanh trong suốt những năm suy sụp của nền kinh tế; chúng thu hút lao
động lành nghề, đối tác kinh doanh, người tiêu dùng; và có thể mở rộng vào những lĩnh
vực kinh doanh mới một cách dễ dàng. Lợi ích của thương hiệu là rất lớn vì vậy ngoài
việc phát triển sản phẩm của mình trên thị trường thì việc đặt cho mình một cái tên, tạo
cho mình một dấu ấn thì việc phát triển sản phẩm trong tương lai sẽ có nhiều thuận lợi
hơn nhiều. Một trong những mục đích của dự án này là xây dựng thương hiệu cho sản
phẩm của Trung tâm và sử dụng các phương pháp truyền thông để quảng bá thương hiệu
này ra thị trường thu hút sự chú ý của mọi đối tượng quan tâm tới sản phẩm và các hoạt
động của Trung tâm. Việc cần làm cho mục đích này là lựa chọn cho mình một cái tên,
một hình ảnh, một khẩu hiệu phù hợp với những định vị của Trung tâm. Tiếp đó bằng các
chương trình xúc tiến hỗn hợp nhằm mang sản phẩm của Trung tâm tới tay người tiêu
dùng trong và ngoài nước. Thời gian đầu của việc xây dựng thương hiệu Trung tâm có thể
23
quảng bá hình ảnh tên tuổi của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với
các chương trình quan hệ công chúng, hội thảo về sức khoẻ và bàn chân, cách lựa chọn
giầy dép hiệu quả và phù hợp,; các hoạt động từ thiện; … Khi đã tạo được dấu ấn trên thị
trường rồi Trung tâm cần tập trung vào khâu tiêu thụ với các chương trình bán hàng hấp
dẫn và việc chào hàng qua thư, cataloge, internet, … sẽ dần dần định vị được thương hiệu
của Trung tâm. Việc tiếp theo đó là lên kế hoạch duy trì và phát triển thương hiệu của
mình trong thời gian tới. Đây là một công việc khó khăn và lâu dài đòi hỏi sự kiên trì bền
bỉ và nguồn nhân lực có chất lượng, chuyên môn để làm được điều đó. Thành công của
tạo dựng thương hiệu sẽ mang lại những thành công lớn hơn nữa trong việc kinh doanh
của Trung tâm trong tương lai.
IV. Đưa sản phẩm ra thị trường.

Đây cũng là một trong những mục đích quan trọng của dự án. Sau khi, có được những
nghiên cứu về nhu cầu thị trường, có những kế hoạch sản xuất thì việc đưa sản phẩm ra
thị trường để tiêu thụ là một nhu cầu cần thiết để tẩo nguồn thu nhập trang trải cho những
kinh phí đã bỏ ra cho việc đưa được sản phẩm ra thị trường. Nhưng việc đưa sản phẩm ra
thị trường phải được cân nhắc kỹ lưỡng vì nếu chỉ đơn thuần là đưa sản phẩm ra thị
trường mà lại không quan tâm đến sự vận động của nó trên thị trường như thế nào, khả
năng phát triển của nó ra sao, giá trị của nó thế nào để tiếp tục định vị cho những sản
phẩm tiếp theo của Trung tâm.
Ngoài các mục tiêu vừa nêu trên thì dự án này cũng đặt ra nhiều mục tiêu khác nhưng
mục tiêu chủ yếu của dự án này là việc phát triển sản phẩm này trên cơ sở nhũng nghiên
cứu về nhu cầu của thị trường.
24
PHẦN IV: CÁC HÀNH ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU NHU CẦU THỊ TRƯỜNG DA GIẦY TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC.
I. Thị trường trong nước.
Tính đến hết năm 2006, toàn ngành có gần 400 Doanh nghiệp hoạt động, trong đó
số Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn nhất, 47%, số Doan nghiệp liên doanh
chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ khoảng 4%. Đa số các doanh nghiệp trong ngành tập trung ở Hà
nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương.
Về cơ cấu sản phẩm
Xét theo cơ cấu chủng loại sản phẩm, sản xuất giày thể thao vẫn đứng đầu, chiếm
khoảng 51% năng lực sản xuất các sản phẩm giày dép của ngành Tiếp theo là giầy da
các loại chiếm 20%, giầy vải chiếm 9%, còn lại 21% là các loại khác (bao gồm dép và
sandals). Theo đánh giá năng lực sản xuất giầy vải ngày càng bị thu hẹp trong khi việc
đầu tư năng lực sản xuất cho giầy thể thao ngày càng tăng điều này cũng phù hợp với xu
hướng tiêu dùng của thị trường xuất khẩu (giai đoạn từ 2000- 2004). Tuy nhiên từ năm
2005, giầy vải có xu hướng được ưu chuộng trở lại với mẫu mã thay đổi và nâng cấp hơn
nên các Doanh nghiệp vẫn đang đầu tư làm giầy vải có cơ hội xuất khẩu mạnh, vì vậy
xuất khẩu giầy vải 2005 đã lại tăng tới 50% so với 2004. Tuy nhiên mặt hàng chủ lực của

ngành vẫn tập trung chủ yếu giầy thể thao. Tiếp đến là giầy da các loại xong đứng trước
xu hướng của việc bị áp thuế chống phá giá do EC áp đặt thì khả năng sản xuất giầy da sẽ
bị suy giảm (do các Doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất các mặt hàng giầy dép khác
thay thế) hoặc bị chững lại hay tăng trưởng không đáng kể nếu sử dụng giải pháp DDS
cho vụ kiện giầy da. Có thể nói đây là một khó khăn đối với những Doanh nghiệp sản
xuất Giầy da nói chung và Trung tâm nói riêng sau vụ kiện bán phá giá của EC vì sản
phẩm của Trung tâm chủ yếu là Giầy dép da.
25

×