GIẤM GỖ SINH HỌC
CÁC NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TRONG NƠNG NGHIỆP
I.
GIẤM GỖ LÀ GÌ
1. Khái niệm
Gần đây,việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang được đẩy
mạnh. Tái sử dụng các phế, phụ phẩm từ tài nguyên gỗ như là gỗ lũa, vỏ cây, cành
tỉa, gỗ từ tỉa cây, vật liệu còn lại gỗ rừng, chất thải nhà máy như mạt cưa, gỗ vụn
đang được nghĩ tới nhiều, và các vật liệu này hầu hết sử dụng như là vật liệu đốt
Khi đốt các vật liệu này thì sẽ tạo ra khói bám vào lị, theo đó sẽ thu được giấm
gỗ (dung dịch axit pyroligeneous). Tuy nhiên, tùy vào nguyên liệu hay kiểu lò sử
dụng mà giấm gỗ thu được sẽ khác nhau một chút. Nói tóm lại, Giấm gỗ là dung
dịch phân giải nhiệt của thực vật.
Nếu phân loại chặt chẽ giấm gỗ theo chủng loại nguyên liệu và kiểu lò nung sử
dụng, sẽ thấy hiện trạng là có vơ số các chủng loại đang tồn tại.
Hiện nay, để thu được hàm lượng giấm gỗ cao, phương pháp chủ yếu được sử dụng
để sản xuất giấm gỗ là nhiệt phân gỗ tươi trong điều kiện yếm khí
2. Thành phần
Nghiên cứu kỹ lưỡng thành phần của giấm gỗ thì thấy rằng chúng bao gồm
khoảng 1,100 loại hợp chất. Tuy nhiên, hầu hết có hàm lượng rất ít, chỉ có khoảng
50 loại chiếm chủ yếu. Dẫu vậy cũng đã khá nhiều rồi.
Vì có q nhiều thành thần trong giấm gỗ, nên nó có nhiều chức năng như làm
thúc đẩy quá trình sinh trưởng của thực vật, nhưng ngược lại cũng làm cản trở sự
sinh trưởng, có tác dụng trừ sâu, khử mùi…
Trong giấm gỗ bao gồm nhiều loại hợp chất nhưng khoảng 80 – 90 % là thành
phần nước. Trong 10 – 20 % còn lại bao gồm các hợp chất là các loại cồn, ester,
axit, phenol, aldehyd. Thành phần có nhiều nhất theo đúng như tên của giấm gỗ là
thành phần axit axetic. Nó có khoảng 3 – 5 %. Phenol cũng là thành phần chủ yếu
của giấm gỗ và chiếm vài %.
Giấm gỗ bao gồm các thành phần tạo ra bởi nhiệt phân các vật liệu cacbon nên
dù các ngun liệu có khác nhau thì các thành phần chứa trong giấm gỗ hầu như
không khác nhau nhiều. Chỉ là hàm lượng trong giấm gỗ của các thành phần này sẽ
khác nhau một chút tùy vào loại vật liệu cacbon và loại lò nung.
II.
CÁC NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CỦA GIẤM GỖ
1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng giấm gỗ sinh học trên thế giới
Trên thế giới, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu ứng dụng giấm gỗ trong sản
xuất nông nghiệp như cải tạo đất, bảo vệ thực vật, tiêu diệt, xua đuổi một số sâu bọ
và côn trùng, ruồi muỗi, kiến, gián, ức chế nấm bệnh, làm lành vết thương thực
1
vật, kích thích sinh trưởng, bảo quản lương thực thực phẩm, khử mùi hôi, xử lý
môi trường rác thải.
a. Cải tạo đất
Đất trồng là yếu tố quan trọng trong canh tác nơng nghiệp hữu cơ, giấm gỗ có
khả năng cải tạo đất ơ nhiễm, nâng cao độ phì đất. Nhiều cơng trình nghiên cứu
trên thế giới đã chứng minh khi kết hợp giấm gỗ với than sinh học, độ phì của đất
được nâng cao, do đó, tăng trưởng thực vật.
Theo Abrol, kết hợp bón than sinh học và phân ủ với giấm gỗ cải thiện đáng kể
cả các điều kiện vật lý và hóa học của đất mặn, do đó tăng sản lượng lúa mì thơng
qua sự suy giảm độ mặn của đất.
Để xử lý đất ô nhiễm thuốc trừ cỏ Bentazone cyhalofop-butyl ở Hàn Quốc,
Benzon đã dùng giấm gỗ để xử lý, sau 10 ngày sử dụng, các tính chất hóa học đã
được thay đổi. Tuy nhiên, độ pH đất là gần trung tính đến kiềm nhẹ cùng với độ
dẫn điện giảm (EC). Tổng carbon, phốt pho có sẵn, magiê trao đổi, natri trao đổi,
trao đổi canxi, kali trao đổi và khả năng trao đổi cation (CEC) là tương đương.
Marleena Hagner ở Phần Lan đã nghiên cứu ảnh hưởng của biochar, giấm gỗ và
cây trồng tới sự suy giảm glyphosate (một hoạt chất chính của thuốc diệt cỏ phổ
biến) trong đất. Thí nghiệm chậu vại cho thấy, hàm lượng glyphosate trong đất
thấp nhất ở công thức xử lý trộn biochar và giấm gỗ kể cả khi có hay khơng có cây
trồng. Kết quả này cho thấy hỗn hợp tiềm năng của biochar và giấm gỗ trong việc
xử lý tồn dư thuốc trừ cỏ gốc glyphosate trong môi trường đất.
b. Kiểm soát nấm, dịch hại
Giấm gỗ cũng ảnh hưởng tới thành phần hệ vi sinh vật đất, một nghiên cứu của
Zhang Rui ở Trung Quốc đã phun giấm gỗ pha loãng 300-500 lần vào đất, số lượng
vi khuẩn trong đất cao hơn, nấm giảm số lượng khoảng 38% so với khơng phun.
Giấm gỗ có tác dụng kiểm sốt tốt đối với Rhizoctonia solani, Botrytis cinerea và
bệnh phấn trắng.
Terasita đã nghiên cứu ảnh hưởng của giấm gỗ tới một số nấm gây hại trong đất
khi phun giấm gỗ khơng hịa lỗng, cả 3 loại nấm hại là F. oxysporum, R. Solani,
R. Necatric đều khơng tồn tại. Khi phun giấm gỗ hịa loãng với nước ở tỷ lệ 1/5, F.
oxysporum phát triển cịn R. Solani, R. Necatric khơng tồn tại. Khi phun giấm gỗ
hịa lỗng với nước ở tỷ lệ 1/25, cả 3 loại nấm trên đều phát triển bình thường.
Ở Nhật Bản, việc ứng dụng sản phẩm giấm gỗ trong lĩnh vực bảo vệ thực vật
được phát triển mạnh từ lâu. Theo Oasmaa, giấm gỗ đã được sử dụng rộng rãi như
là thuốc trừ sâu, bệnh truyền thống. Sử dụng một lượng giấm gỗ được thu từ đốt gỗ
tre để điều trị các loại phấn có hại cho cây trồng do bọ cánh cứng gây ra. Hịa
lỗng giấm gố với nước 200 lần để phun cho cây thanh long, phun một lần một
tuần để làm giảm và điều trị bệnh nấm Xanthomonas campestris và bệnh thán thư.
Tiilikkala đã nghiên cứu giấm gỗ chiết xuất từ cây bạch dương (10 và 30% dung
dịch V/V), có thể thay thế một loại thuốc diệt nấm tổng hợp và do đó làm giảm
2
việc sử dụng các hóa chất nơng nghiệp trong kiểm soát bệnh bệnh đốm nâu trên
một số cây trồng.
Ở Thái Lan, Udomporn Pangnakorn đã nghiên cứu, đánh giá khả năng hạn chế
thiệt hại do côn trùng của giấm gỗ tới sinh trưởng và phát triển cây đậu tương. Tác
giả đưa ra kết luận, giấm gỗ được pha loãng với nước theo tỉ lệ 1: 200 phun cho
cây sinh trưởng, phát triển tốt mạnh, mức độ thiệt hại do côn trùng thấp là 1,75%
so với 3,29% bình qn các cơng thức. Năng suất trung bình ở cơng thức này cao
nhất đạt 2.512,5 kg/ha. Sunan Wititsiri đã nghiên cứu khả năng tiêu diệt cơn trùng
có sọc của 3 loại giấm gỗ được chiết xuất từ vỏ dừa, hỗn hợp vỏ dừa với xơ dừa và
hỗn hợp vỏ dừa cùng xơ dừa với húng quế. Sau 24 giờ, kiểm tra khả năng diệt cơn
trùng có sọc của 3 loại giấm gỗ cho kết quả, 2 loại giấm gỗ chiết xuất từ vỏ dừa, từ
hỗn hợp vỏ dừa với xơ dừa có hiệu quả cao hơn so với chiết xuất từ hỗn hợp vỏ
dừa cùng xơ dừa với húng quế. Đối với 2 loại giấm gỗ chiết xuất từ vỏ dừa, từ hỗn
hợp vỏ dừa với xơ dừa, ở nồng độ pha loãng 1/50, sâu tử vong tới 85%, ở nồng độ
1/10, sâu tử vong tới 96%.
Dong Hun Kim ở Hàn Quốc nghiên cứu khả năng tiêu diệt rày hại lúa của gấm
gỗ khi trộn với thuốc trừ sâu khác nhau như BPMC, dinotefuran, imidacloprid,
carbosulfan cho kết quả, hỗn hợp giấm gỗ với các loại thuốc đều làm tỷ lệ tử vong
của rày hại lúa cao hơn.
Tại Trung Quốc, Vương Tuấn Chân lấy giấm gỗ pha loãng theo tỷ lệ 1/50 phun
lên cây trồng để diệt trừ côn trùng và xử lý hạt giống, tỷ lệ loãng 500 lần để tưới
trước khi xuống giống đã thay thế cho việc bón thuốc trừ sâu để diệt côn trùng
trong đất trồng. Thạch Diên Mậu dùng giấm gỗ để phòng tránh bệnh sưng rễ ở cây
đậu phộng với nồng độ 36,91% ~ 37,71% giấm gỗ tưới vào rễ cây, xử lý đất trồng,
kết quả cho thấy giấm gỗ không thể loại hẳn bệnh sưng rễ ở cây đậu phộng, nhưng
giảm thấp tính sinh tồn của nó và giảm tính lây nhiễm và giảm đi rủi ro. Khương
Bách Văn dùng giấm gỗ phun lên lá lúa, giảm thấp tỷ lệ dịch bệnh đến 11,70%,
dùng 200 ~ 300 giấm gỗ lỗng tưới dưa hấu có thể tránh bệnh vàng khô và nấm
mốc, hiệu quả tốt hơn các loại thuốc thường dùng.
Ở Iran, Mahin Saberi nghiên cứu tác động ức chế của các thành phần không bay
hơi và dễ bay hơi của giấm gỗ trên sự phát triển của nấm Rhizoctonia solani và
Sclerotinia sclerotiorum cũng như kiểm soát bệnh thối rễ của dưa chuột xanh
(Cucumis sativus L .) gây ra bởi 2 loại nấm này. R. solani và S. sclerotiorum được
ni cấy trên đĩa Petri có chứa mơi trường nhân tạo và bổ sung giấm gỗ ở các nồng
độ khác nhau (0.75, 0.5, 0.37, 0.25, 0.125, 0.05, 0.025 và 0% ). Cả hai thành phần
dễ bay hơi và không bay hơi của giấm gỗ ức chế đáng kể sự phát triển của cả hai
mầm bệnh (α = 0,05). Ba nồng độ giấm gỗ (0,125%, 0,25% và 0,50%) ức chế đáng
kể sự phát triển của nấm của R. solani và được sử dụng để kiểm soát bệnh liên
quan ở cây dưa chuột. Mức độ nghiêm trọng của bệnh giảm đáng kể ở tất cả các
nồng độ (α = 0,05) so với các cây không được sử dụng. Giấm gỗ làm giảm tỷ lệ
gây bệnh của mầm bệnh lên tới 87% so với khơng được sử dụng.
c. Kiểm sốt cỏ dại
3
Bên cạnh khả năng tiêu diệt, xua đuổi và ức chế một số sâu bệnh hại, giấm gỗ
còn hoạt động như một loại thuốc diệt cỏ, đặc biệt là trong việc kiểm soát cỏ dại lá
rộng như Chenopodium album, Stellaria media và Heracleum persicum (theo
Tiilikkala). Hơn nữa, nghiên cứu của Rico tại Prazil cho thấy giấm gỗ có thể được
trộn với thuốc trừ cỏ tổng hợp hoặc thuốc trừ sâu để nâng cao hiệu quả của thuốc.
Vì vậy, nó có thể là có thể làm giảm lượng hóa chất bảo vệ thực vật thông qua sử
dụng giấm gỗ như một chất phụ gia.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã kết luận rằng giấm gỗ trong nông nghiệp hữu
cơ nhiều ứng dụng, bao gồm kiểm soát sâu bệnh, cải tạo đất. Đặc biệt khi áp dụng
thuốc diệt cỏ kết hợp với giấm gỗ để xử lý hạt giống nảy mầm, Streit cho rằng lúa
mì nảy mầm tốt hơn, đồng thời hạn chế cỏ dại. Tương tự, Jothityangkoon ở Thái
Lan đã nghiến cứu ngâm hạt giống lúa Pathum Thani 1 trong giấm gỗ cho thấy
hiệu quả đáng kể trong việc ra rễ, nảy mầm và phát triển cây giống.
d. Kích thích sinh trưởng cây trồng
Giấm gỗ cịn có khả năng kích thích sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất,
chất lượng cây trồng. Ở Thái Lan, Udomporn Pangnakorn cũng đã nghiên cứu ứng
dụng của giấm gỗ để lên men sinh học lỏng phân bón cho nơng nghiệp hữu cơ trên
đậu tương. Giấm gỗ được pha loãng với nước theo tỉ lệ 1: 200 trước khi phun cho
cây sinh trưởng phát triển tốt hơn. Năng suất trung bình đạt cao nhất 2.512,5 kg/ha.
Cịn ở Brazil, Christina da Silva Wanderley đã nghiên cứu ảnh hưởng của bón
phân hóa học, phân bón hữu cơ và chiết xuất giấm gỗ tới sự phát triển của cây cọ
tre. Kết hợp phân bón hữu cơ với giấm gỗ cho chiều cao cây lớn nhất và số lượng
lá nhiều nhất và sử dụng phân bón hữu cơ với 0,1 và 0,2% giấm gỗ cho nhiều chồi
hơn.
Hay tại Hàn Quốc, Mi Young Kang đã nghiên cứu bón than gỗ với giấm gỗ
(1.200 kg/ha) và lượng NPK 55-27-24 kg/ha cho năng suất lúa cao 6.240 kg/ha và
khơng có sự sai khác với cơng thức bón lượng NPK 110-55-48 kg/ha. Đồng thời,
chất lượng gạo cũng được cải thiện, hàm lượng amylose đạt 0,2773 %, lipid đạt tới
14,98 mg/g.
Seiichi Murayama ở Nhật Bản đã nghiên cứu sử dụng bón charcoal với giấm gỗ
theo tỷ lệ 4:1 lượng 400 kg/10a cho năng suất cao nhất mía 5,7 tấn/10a (tăng 16%
so với khơng bón), hàm lượng đường đạt 15% (tăng 5% so với khơng bón), sản
lượng đường 0,85 tấn/10a (tăng 21% so với khơng bón) trong vụ mía Xuân.
Tại Brazil, F. A. Petter đã nghiên cứu ảnh hưởng của giấm gỗ trong việc tăng
năng suất đậu tương. Kết quả cho thấy, không sử dụng giấm gỗ, năng suất đậu
tương chỉ đạt 3,477 tạ/ha. Khi phun sử dụng giấm gỗ với nồng độ 6,0%, năng suất
đạt tới 3,755 tạ/ha.
Kết quả nghiên cứu của Zulkarami ở Malaysia trên câu dưa hấu cho thấy, việc
bổ sung 30% giấm gỗ gây độc chết cây. Sử dụng cơng thức bón 24,36 % Calcium
nitrate, 0,42 % Ferum chelate; 22,26 % Potassium nitrate; 12,54 % Magnesium
sulfate; 0,04 % Manganese sulfate; 0,14 % Boric acid; 0,08 % Cooper sulfate; 0,01
% Ammonium molybdate; 0,08 % Zinc sulfate; 5,84 % Monopotassium kết hợp
4
với 10% giấm gỗ đã cho kết quả tốt nhất. Sự kết hợp này được cải thiện đáng kể
tốc độ tăng trưởng thực vật, trọng lượng trái cây, đường kính trái cây và vị ngọt
của trái cây. Do đó việc xây dựng cơng thức bón kết hợp với 10% của giấm gỗ
được khuyến khích cho sản lượng trái tốt.
e. Khử mùi hơi
Một khả năng hữu ích trong sản xuất nơng nghiệp của giấm gỗ sinh học là khử
mùi hôi rác thải, tăng tốc độ hoai mục trong quá trình ủ phân. Tại Nhật Bản,
Hirowaka Tsuyoshi đã ứng dụng giấm gỗ trong việc khử mùi hôi chuồng trại. Qua
kết quả đo vào từng thời điểm độ hơi của khơng khí thải ra sau khi cho 100ml giấm
gỗ vào khí hơi sinh ra từ phân gà sống (ủ ở 80 độ C), cường độ khí hơi của phân gà
sống là 167 sau khi cho đi qua giấm gỗ thì nó hầu như khơng cịn mùi nữa và giảm
mạnh xuống mức 0,5. Trộn lẫn giấm gỗ vào than gỗ và trộn hỗn hợp này vào thức
ăn cho gà thấy giảm mùi hôi của chất thải ra. Chất thải ra khi cho gà ăn thức ăn
được trộn với giấm gỗ có nồng độ ammoniac so với khi không trộn vào là 20 40%, nồng độ hydrogen sulfide giảm 5%.
Cũng tại Nhật Bản, Khin Thawda Win đã chỉ ra rằng, sự bay hơi của NH 3 từ
việc bón phân chuồng đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, dinh dưỡng cây trồng,
sức khỏe con người và việc làm giảm nhẹ sự bay hơi này là một thách thức lớn
trong vấn đề môi trường nông nghiệp. Phương pháp axit hóa phân gia súc với giấm
gỗ từ pH 7,8 xuống pH 6,0 và tăng mực nước trong ruộng lúa lên 3 lần ức chế sự
bay hơi NH3 vào mơi trường khơng khí khoảng 68-82%.
Li Zhi-yu,
cùng với yếu
compost. Kết
nước 40% và
30,2%).
Trung Quốc đã nghiên cứu vai trò oxy hóa Cu và Zn của giấm gỗ
tố độ ẩm, tỷ lệ C/N tới chất lượng phân gia súc trong quả trình ủ
quả cho thấy kết hợp thử nghiệm giấm gỗ 0,50% với hàm lượng
tỷ lệ 40 C/N đã oxy hóa tối đa Cu và Zn (tương ứng là 13,5% và
Trong chăn nuôi, giấm gỗ khử mùi hôi làm sạch môi trường chuồng trại, có tác
dụng kích thích tiêu hóa, gián tiếp làm giảm mùi hôi phân thải của vật nuôi. Cơng
trình của Kishimoto (Nhật Bản) đã gia nhiệt phân chim lên 80 0C, sau đó dùng dung
dịch thử nghiệm khử mùi với 1 lượng nhất định (200 ml), tiến hành đo cường độ
mùi của khí. Sau khi cho đi qua giấm gỗ, thời gian càng lâu thì độ giảm cường độ
mùi càng lớn, nhưng sau 4 giờ, mùi khơng cịn nữa. Kết quả đo nồng độ ammoniac
và hydro sulfua, so sánh mẫu đã trộn giấm gỗ vào thức ăn và mẫu đối chứng giảm
23 - 43%, nồng độ hydro sulfua giảm 85%. Tiến hành thử nghiệm trên bò Nhật
cũng cho kết quả khử mùi tương tự như đối với chim. Kết quả này cũng được thực
chứng đối với lợn, khi trộn giấm gỗ vào thức ăn cho lợn ăn, lợn ăn khỏe hơn, khả
năng sinh sản cũng tăng lên, không có thành phần chất béo, thịt săn chắc. Lượng
giấm gỗ trộn vào nhiều nhất là khoảng 0,1 - 1 % lượng thức ăn.
Bên cạnh đó, giấm gỗ cịn được ứng dụng trong việc khử mùi hôi nhà vệ sinh,
xử lý đất ô nhiễm và rác thải. Yatagai HikariKatsu (Nhật Bản) đã nghiên cứu vai
trò của giấm gỗ trong việc khử mùi hôi nhà vệ sinh. Trong mùi hôi của nhà vệ sinh
có sự pha lẫn của nhiều thành phần mùi như ammoniac, skatole, mercaptan, axit
5
butyric… nhưng mùi mạnh nhất chính là mùi của ammoniac, đặc biệt khi độ ẩm
cao thì mùi ammoniac càng nồng nặc. Ammoniac có tính kiềm yếu bị trung hịa bởi
vật chất có tính axit và mùi hơi sẽ mất đi. Giấm gỗ có tính axit nên là chất trung
hịa hữu hiệu. Nhỏ vào nước tiểu dung dịch giấm gỗ có lượng là 1/100 nước tiểu
người thì ammoniac từ nước tiểu người có nồng độ mạnh trên 75 ppm cũng mất
mùi hồn tồn. Giấm gỗ cũng có thể khử mùi hơi của hydrogen sulfide từ nước tiểu
người. Khi cho giấm gỗ đã làm nhạt khoảng 100 lần đi qua mùi hôi của nước tiểu
người thì nồng độ của hydrogen sulfide giảm một nửa.
Hirowaka Tsuyoshi cho rằng nguồn gốc gây ra mùi hơi thối gây khó chịu có rất
nhiều như tại nơi để rác, nước thải, các chất thải của gia súc, cá… và giấm gỗ có
tác dụng khử đi những mùi hôi thối này. Làm nhạt giấm gỗ đi khoảng từ 50 đến
100 lần và cứ 1m2 thì phun hoặc xịt khoảng 100 - 300 ml giấm gỗ. Cần chú ý để
khơng phun q nhiều, nếu phun q nhiều thì sẽ có mùi chua, cháy của giấm gỗ.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc diệt trùng khử mùi là hỗn hợp giữa giấm gỗ và thuốc
diệt trùng, thuốc sát khuẩn khử mùi tùy vào sự kết hợp với thuốc có tác dụng diệt
khuẩn… Sản phẩm này lúc đầu được sử dụng xử lý những nơi là nguồn gốc của
mùi hôi thối như nhà vệ sinh, nước thải, thùng rác…, sau này được sử dụng cho
bên trong phịng bệnh hoặc trong ơ tơ và nơi ở của vật nuôi nuôi trong nhà.
f. Chất bảo quản
Bên cạnh đó, giấm gỗ cịn chống lại sự phân hủy của các chất có hoạt tính sinh
học và được sử dụng như là chất bảo quản. Hoạt động kháng khuẩn của giấm gỗ là
do sự hiện diện của các hợp chất như các hợp chất phenolic, carbonyls và axit hữu
cơ. Nhiều tác giả trên thế giới cho rằng, các hợp chất phenolic của 4-etyl-2methoxyphenol và 4-propyl-2-methoxyphenol chứa bên trong giấm gỗ có thể có
một số tác dụng bảo quản, hợp chất phenolic có đặc tính tẩy uế nên phần lignin
giàu chất bảo quản hiệu quả hơn cả dầu sinh học.
Giấm gỗ còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như bảo quản gỗ, chống
mối mọt. Giấm gỗ được sử dụng như chất bảo quản, ức chế nấm gây đổi màu trên
chất liệu gỗ. Giấm gỗ được làm từ tre và cây lá rộng có hiệu quả chống lại nấm
Sapstaining tại nồng độ tối thiểu (0,10-1,0%).
Giấm gỗ được chiết xuất từ cây bạch dương (10 và 30% dung dịch v/v) ức chế
sự tăng trưởng của nấm gây mục nát gỗ (Evolvens Cylindrobasidium, Libertella sp.
Stereum hirsutum và Chondrostereum) trên đĩa petri. Hắc ín được chiết xuất từ
giấm gỗ dùng để phun lên ván ép để bảo vệ các loại ván thành phẩm. Các hắc ín
phun bọc bên ngồi gỗ dán được chứng minh là có khả năng chống mối mọt.
g. Các ứng dụng khác
Giấm gỗ được sử dụng như là chất dưỡng da, một số thành phần của giấm gỗ
tinh chế có tác dụng sát khuẩn như các loại phenol và các loại cồn và tác dụng hội
tụ da bởi axit axetic và khả năng thẩm thấu ưu việt vào da. Sử dụng liên tục giấm
gỗ trong vòng 2 đến 4 tuần sẽ thấy các chứng bệnh của da được cải thiện rõ rệt, các
vùng da đỏ thâm sẽ dần lấy lại được sự trắng trẻo, vùng da khô ráp sẽ dần trở lên
6
mềm mại và mịn màng. Giấm gỗ xoa chân giúp khử mùi hôi chân và bảo vệ bàn
chân khi mang giày thường xuyên.
Giấm gỗ chiết xuất từ một số loại cây rừng còn được sử dụng làm nước uống
với các thành phần chủ yếu gồm axit có lợi cho sức khỏe con người, khoảng 28
loại thành phần hữu cơ, có cân bằng khoáng chất gồm khoảng trên 20 loại như Ca,
K, Na, Mg… Giấm gỗ tinh chế của cây tán lá rộng, cây lá kim, cây tre có 80 % là
axit axetic, tính axit mạnh của pH 2,9 - 3,1 được làm chất phụ gia cho nước tắm
giúp ngứa da khơng cịn nữa, da trở lên mịn màng. Giấm gỗ chứa một số thành
phần mà quạ, chó hoang, mèo hoang, muỗi, gián, nhện, rết, rắn rất sợ nên còn được
dùng như chất xua đuổi côn trùng và động vật gây hại.
2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng giấm gỗ sinh học trong nước.
Là một sản phẩm sinh học, giấm gỗ đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia
trên thế giới, cịn ở nước ta, những cơng trình nghiên cứu về giấm gỗ chưa nhiều.
a. Nghiên cứu ứng dụng trong trồng trọt
Trong năm 2017, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã
nghiên cứu đánh giá hiệu quả diệt tuyến trùng và ngăn cản nấm của sản phẩm giấm
gỗ sinh học trong phịng thí nghiệm. Kết quả cho thấy, công thức sử dụng 4%, 3%
và 2% cho hiệu quả tiêu diệt tuyến trùng tốt trong điều kiện phịng thí nghiệm với
hiệu quả tiêu diệt tuyến trùng Pratylenchus coffeae lần lượt tương ứng là 92,37%,
81,10% và 70,81%, còn hiệu quả tiêu diệt tuyến trùng Meloidogyne incognita
tương ứng là 98,07%, 89,66% và 85,50% tại thời điểm 24 giờ sau xử lý chế phẩm.
Đối với nấm Rhizoctonia solani, sử dụng sản phẩm ở nồng độ 2% trở lên đã có
hiệu quả ngăn cản sinh trưởng nấm đến 100%, cịn đối với nấm Fusarium
oxysporum, sử dụng sản phẩm ở nồng độ 4% trở lên đã có hiệu quả ngăn cản sinh
trưởng nấm đến 100%. Kết quả đánh giá hiệu quả quản lý mọt đục quả
(Hypothenemus hampei) gây hại cây cà phê của giấm gỗ sinh học ở điều kiện ngoài
đồng ruộng cho thấy, hiệu lực phòng trừ mọt gây hại quả cà phê (mọt trưởng thành
và ấu trùng) ở công thức giấm gỗ 2% và 3% tương ứng là 45,32 và 50,98% trên
tổng số mọt trưởng thành gây hại quả, và đạt tương ứng 84,73% và 90,22% trên
tổng số lượng ấu trùng gây hại quả tại thời điểm sau xử lý 36 ngày. Do đó, xử lý
giấm gỗ ở nồng độ 2-3% làm tăng năng suất cà phê từ 14,46 - 18,62% so với
không xử lý.
7
b. Nghiên cứu ứng dụng trong chăn nuôi, khử mùi
Một nghiên cứu khác về giấm gỗ khi bổ sung vào thức ăn đã cải thiện được tăng
trọng của lợn con giai đoạn tập ăn đến 45 ngày tuổi, 189,81g/con/ngày đối với lô
bổ sung và 179,24g/con/ngày với lô không bổ sung. Ngồi ra, giấm gỗ cịn giúp
làm giảm tỷ lệ % ngày con tiêu chảy, ở lứa đầu tiên thí nghiệm tỷ lệ % ngày con
tiêu chảy ở hai lô tương ứng là 2,63% ngày con so với 5,12% ngày con (Ảnh
hưởng của việc bổ sung giấm gỗ vào thức ăn đến khả năng sinh trưởng, bệnh tiêu
chảy ở lợn con nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - ThS. Nguyễn Xuân An - Chi cục
thú y Quảng Trị - Trung tâm Tin học Thông tin KH&CN năm 2013).
8
Nghiên cứu vai trò của giấm gỗ khi bổ sung vào thức ăn trong việc giảm phát
thải khí H2S tại các trang trại lợn (Ảnh hưởng của bổ sung than và giấm gỗ vào
khẩu phần ăn của lợn con theo mẹ đến cai sữa và từ cái sữa đến xuất chuồng - Tạp
chí chăn ni (Hội chăn ni Việt Nam) năm 2016 - PGS.TS. Hồ Trung Thông Đại học Nông Lâm Huế) cho kết quả ở các trang trại nuôi lợn đang độ tuổi từ cai
sữa đến 30 kg, với lượng bổ sung 0,3% giấm gỗ, nồng độ H 2S trong khơng khí tại
trang trại chỉ cịn 0,4 ppm, trong khi không sử dụng là 3,5 ppm.
Trong xử lý mùi hôi chuồng trại chăn nuôi, giấm gỗ cũng đã được khảo nghiệm tại
một số hộ chăn nuôi ở Nghệ An do Viện Mơi trường Nơng nghiệp thực hiện tháng
11/2017 có sự giám sát của Cục Kiểm sốt ơ nhiễm, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài
nguyên Môi trường) cho kết quả khử mùi hôi tốt. Các thực nghiệm được triển khai
trên cơ sở đánh giá diễn biến nồng độ phát thải khí NH 3 và H2S ra khơng khí tại
các thời điểm khác nhau sau khi phun bổ sung giấm gỗ sinh học tại các trang trại
gà và lợn. Kết quả cho thấy, giấm gỗ có hiệu quả cao trong khử mùi hôi chuồng
trại chăn nuôi. Sau khi phun chế phẩm giấm gỗ khoảng thời gian 30 phút thì mùi
hơi trong chuồng trại chăn nuôi gà và chăn nuôi lợn giảm mạnh và sau thời gian 3
ngày mùi hơi mất hồn tồn, khơng xuất hiện trong khơng khí ở chuồng ni gà và
lợn.
Nồng độ phát thải NH3 ra khơng khí
tại trang trại gà ngày đầu (µg/m3)
Nồng độ phát thải H2S ra khơng khí tại
trang trại lợn ngày đầu (µg/m3)
c. Nghiên cứu về tính an tồn
Nghiên cứu về tính an tồn của giấm gỗ, Viện Mơi trường Nơng nghiệp đã phân
tích một số chỉ tiêu trong chất thải nguy hại với môi trường. Kết quả phân tích cho
thấy, các mẫu giấm gỗ có độ an tồn rất cao. Giá trị hàm lượng methanol chỉ từ 3,8
đến 5,0 thấp hơn giá trị giới hạn nguy hiểm khoảng 600 - 1.000 lần; ngoài ra, các
9
chất hóa học gây độc cho người, mơi trường, gia súc, gia cầm ở nồng độ rất thấp
như là Benzen, p-Diclobenzen, 2-Clophenol, Asen, Thủy ngân và nằm trong giới
hạn cho phép. Các vi sinh vật chỉ thị cho sự nguy hiểm, bệnh tật với người và gia
súc như là Ecoli, Salmonella cũng không xuất hiện trong mẫu giấm gỗ. Như vậy,
giấm gỗ chứa một số thành phần hóa học, hóa lý, sinh học biểu thị ở dưới mức giới
hạn cho phép về chất được định nghĩa là chất thải nguy hại với môi trường. Sản
phẩm này cho thấy độ an tồn cao với con người, mơi trường, gia súc, gia cầm khi
so sánh với Quy chuẩn Việt Nam về ngưỡng chất nguy hại QCVN 07:
2009/BTNMT. Tương tự, Trung tâm Giống và Bảo tồn nguồn gen VSV - Viện
Công nghệ Sinh học cũng đã phân tích các loại vi sinh vật trong mẫu giấm gỗ sinh
học. Kết quả cho thấy, các mẫu đều khơng phát hiện vi khuẩn hiếu khí, nấm men,
nấm mốc, E. coli, Salmonella, Coliform.
Đồng thời, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, Viện Công nghệ
sinh học đã tiến hành thử nghiệm xác định khả năng gây độc tính cấp và độc tính
bán trường diễn trên chuột. Kết quả cho thấy giấm gỗ gây chết chuột thí nghiệm
theo đường uống trong thí nghiệm này với liều gây chết 50% động vật thí nghiệm
LD50= 0,5125 ml/10g hay 51,25 ml/kg. Giấm gỗ ở các liều nghiên cứu khi cho
uống bán trường diễn trong thời gian 28 ngày có thể ảnh hưởng đến sự tăng trọng
lượng của chuột thí nghiệm so với đối chứng và có thể làm ảnh hưởng đến số
lượng hồng cầu và số lượng Hemoglobin trong máu so với lô đối chứng (P<0,05).
d. Sản xuất giấm gỗ tại Việt Nam
Sản xuất giấm gỗ tại Việt Nam hiện nay có Cơng ty Cổ phần Phân bón và
DVTH Bình Định (BIFFA). Từ năm 2014 được sự hỗ trợ kỹ thuật của Hiệp hội
nghiên cứu giấm gỗ Nhật Bản (GPT), Công ty đã sản xuất thành công sản phẩm
giấm gỗ sinh học. Đó là kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu quy trình sản
xuất giấm gỗ từ cây nguyên liệu bạch đàn” không sử dụng ngân sách Nhà nước từ
năm 2014 đến 2016. Cơng trình cịn được Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam
(VIFOTEC) trao giải Ba - Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam
năm 2017. Tháng 11/2017, tại Hội nghị “Ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công
nghệ năm 2017” (TechDemo) do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tại Đà Nẵng,
Hiệp hội Nghiên cứu giấm gỗ Nhật Bản GPT đã ký kết hợp tác với Công ty BIFFA
trong chuyển giao công nghệ và phát triển sản phẩm giấm gỗ sinh học. Đồng thời,
Hiệp hội nghiên cứu giấm gỗ Nhật Bản GPT đã kết nạp Công ty Biffa là thành
viên.
Hiện nay, đóng trên địa bàn tỉnh Bình Định, có nhiều doanh nghiệp đang hoạt
động như doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ, nhưng đến nay chỉ có duy nhất
Cơng ty BIFFA được cấp giấy chứng nhận là Doanh nghiệp Khoa học và cơng
nghệ. Để hồn thiện cơng nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty BIFFA đã
được Bộ Khoa học và Công nghệ ký kết Hợp đồng Nghiên cứu khoa học và Phát
triển công nghệ số 03/2017/HĐ-CTĐMCN ngày 20 tháng 9 năm 2017 về việc thực
hiện Dự án “Nghiên cứu hồn thiện cơng nghệ sản xuất than sinh học chất lượng
cao và giấm gỗ sinh học từ nguyên liệu gỗ rừng trồng”. Năm 2017, sản phẩm giấm
10
gỗ sinh học đã được Bộ Tài nguyên Môi trường cấp phép cho lưu hành trong việc
xử lý chất thải tại Việt Nam gồm xử lý mùi hôi tại các chuồng trại chăn nuôi và các
nguồn phát sinh chất thải hữu cơ.
Sản phẩm giấm gỗ do Công ty BIFFA sản xuất hiện đang được khảo nghiệm và
có những kết quả khả quan trong ứng dụng thực tế như: tại vườn rau hữu cơ - Hợp
tác xã Ngã Ba Giồng, xã Xn Thới, huyện Hóc Mơn (thành phố Hồ Chí Minh), sử
dụng giấm gỗ thực hiện trên cây rau muống, rau dền, khổ qua, rau cải cho kết quả
xua đuổi, ngăn ngừa một số sâu bệnh hại, vườn rau phát triển ổn định. Ở các tỉnh
phía Bắc, tại huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, sử dụng giấm gỗ trên cây ớt
hạn chế được bệnh héo xanh, tại xã Đông Bắc, huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình trên
cây thanh long hay ở thôn Giáp Hạ 2, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang, dùng giấm gỗ trên cây cam đường,… cho kết quả tốt trong diệt trừ và
phòng ngừa sâu bệnh hại.
Bầu
Thanh long
Ớt
Cam đường
Chanh
Hình ảnh một số cây trồng sử dụng giấm gỗ để phòng ngừa sâu bệnh hại
III.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Những nghiên cứu, ứng dụng đã triển khai trong sản suất nông nghiệp cho thấy
hiệu quả của việc sử dụng giấm gỗ trong nông nghiệp là rất khả quan, cụ thể:
11
+ Ứng dụng giấm gỗ ở nồng độ 2-3% trong trồng trọt giúp phòng trừ mọt gây
hại quả cà phê (mọt trưởng thành và ấu trùng), đồng thời làm tăng năng suất cà phê
từ 14,46 - 18,62% so với không xử lý;
+ Sử dụng giấm gỗ trong khử mùi hôi chuồng trại chăn nuôi. Sau khi phun chế
phẩm giấm gỗ khoảng thời gian 30 phút thì mùi hơi trong chuồng trại chăn nuôi gà
và chăn nuôi lợn giảm mạnh và sau thời gian 3 ngày mùi hơi mất hồn tồn, khơng
xuất hiện trong khơng khí ở chuồng ni gà và lợn.
+ Giấm gỗ chứa một số thành phần hóa học, hóa lý, sinh học biểu thị ở dưới
mức giới hạn cho phép về chất được định nghĩa là chất thải nguy hại với môi
trường. Sản phẩm này cho thấy độ an tồn cao với con người, mơi trường, gia súc,
gia cầm khi so sánh với Quy chuẩn Việt Nam về ngưỡng chất nguy hại QCVN 07:
2009/BTNMT.
2. Đề xuất
Từ kết quả của các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước đặc biệt là những
nghiên cứu, ứng dụng giấm gỗ trong sản xuất nơng nghiệp như đã trình bảy ở phần
trên, tác giả đề xuất:
+ Phổ biến hiệu quả sử dụng giấm gỗ trong sản xuất nông nghiệp để đưa ra áp
dụng với một số cây trồng khác.
+ Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng giấm gỗ trong một số lĩnh vực khác của sản
xuất nông nghiệp như: ứng dụng giấm gỗ trong kích thích, sinh trưởng, kiểm sốt
dịch hại trên một số nhóm cây trồng khác như nhóm cây có múi, nhóm cây ăn trái,
…
+ Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng giấm gỗ trong bảo quản nơng sản, có thể thấy,
giấm gỗ là một phương pháp tốt để ứng dụng trong sản xuất chăn nuôi, nhất là
trong bối cảnh nền nông nghiệp thế giới đang đi theo xu hướng sạch, an tồn, giảm
bớt việc sử dụng các loại sản phẩm hóa học hiện nay.
12