Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Chia sẻ chúa nhật 34 thường niên a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.27 KB, 3 trang )

Giu-se Phạm Quang Nam
Nhóm I

Chia sẻ Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Chúa Ki-tơ Vua
Thường Niên năm A
(Mt 25, 31-46)

Lịng Bác Ái
Trong Chúa nhật Lễ Chúa Ki-tô Vua năm A hôm nay, Chúa Giê-su đã dạy cho chúng ta
một bài học về lòng bác ái. Khi chúng ta biết sẵn lòng giúp đỡ tha nhân, chắc chắn nước Thiên
Chúa sẽ luôn rộng mở để đón chờ chúng ta.
Bối cảnh Tin Mừng hôm nay hiện lên là cuộc phán xét ngày sau hết, khi tất cả mọi người
đều hiện diện trước mặt Thiên Chúa, Người sẽ tách biệt những người tốt (chiên) về một phía để
thưởng cơng cho họ; Và những người xấu (dê) về một phía để giáng án phạt đời đời. Và yếu tố
để thực hiện việc phân chia này, đó là họ có thực thi lịng bác ái hay khơng? Xưa Ta đói, các
ngươi đã cho ăn ư? Ta khát, các ngươi đã cho uống? Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước? Ta
trần truồng, các ngươi đã cho mặc? Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng? Ta ngồi tù, các ngươi
đến hỏi han? (x.Mt 25, 35-36). Gọi là thực thi lịng bác ái bởi vì: những người đói, khát, khách
lạ, trần truồng, bị tù đày, đau yếu đều là người rơi vào hoàn cảnh bần cùng của xã hội. Và họ rất
cần đến sự giúp đỡ, an ủi của những ngời khác. Ở đây ta thấy, lịng bác ái là một yếu tố quyết
định để có thể vào nước trời.
Đi sâu vào Tin Mừng hơn, chúng ta lại thấy rằng. Không chỉ những người tốt thực thi
lòng bác ái, mà cả những người xấu cũng làm như vậy, tất cả mọi người đều thực thi lòng bác
ái? Vậy, phải chăng Thiên Chúa có sự nhầm lẫn nào ở đây? Phải chăng thực thi lòng bác ái là
chưa đủ? Còn yếu tố nào khác nữa để phán xét hay chăng? Theo con suy luận, có lẽ, những
người bị coi là xấu làm việc bác ái nhưng chưa đến nơi đến chốn, lòng bác ái của họ còn thiếu
một trong những điều sau:
Thứ nhất, lòng bác ái xuất phát từ bên trong, tức là từ tâm của mỗi người. Chắc hẳn
chúng ta còn nhớ đến người đàn bà góa nghèo chỉ bỏ vào vào thùng quyên góp hai đồng bạc
kẽm nhưng lại được Thiên Chúa coi là bỏ vào nhiều hơn ai hết trong đền thờ. Vì bà đã rút ra từ
chính cái túng thiếu của bà là miếng cơm, manh áo và cả chính sự sống của bà để giúp đỡ


những người khác. (x. Mc 12, 41-44). Hay ngày nay, chúng ta không thể không nhắc đến Mẹ
Teresa Calcutta khi nói về lịng bác ái. Trong lời tựa của cuốn sách “ Tâm hồn tràn đầy niềm
vui” ( Mother Teresa) có viết: “ Mẹ là một người đã sống và làm việc với một mật độ công việc
và hoạt động dày đặc đáng kinh ngạc. Mẹ là người đã sống trọn cuộc đời mình vì và cho người
khác, hay nói cách khác, Mẹ đã hy sinh cả cuộc đời mình nhằm để xoa dịu, làm vơi đi những
nỗi đau thương của những con người thuộc tầng lớp rốt cùng, bị bỏ rơi trong xã hội: những
người nghèo”. Có thể ví rằng Mẹ Teresa như là một món quà mà Chúa đã bác ái trao ban cho
những người nghèo trên trái đất này. Và cũng chính Mẹ Teresa, chỉ có Mẹ đã gọi những người
nghèo là “Những người quảng đại nhất”. Mẹ đã lặp đi lặp lại những lời này rất nhiều lần trong
cuộc đời của Mẹ, vì theo như Mẹ nói, người nghèo đã cho Mẹ Teresa nhiều hơn những gì Mẹ đã


cho họ. Họ cho Mẹ biết thế nào là tình u thương đích thực khi giữa cảnh nghèo đói và bệnh
tật nhưng họ vẫn luôn chia sẻ và giúp đỡ cho nhau. Họ cho Mẹ biết thế nào là niềm vui đích
thực, khi ln ln mỉm cười trong cuộc sống, ln sống với một niềm khát khao mãnh liệt,
khơng ốn trách, than khóc số phận mặc dù chính họ là những người bần cùng nhất trong xã
hội. Họ cho Mẹ biết thể nào là sự bình an đích thực khi rời khỏi thế giới này với một sự nhẹ
nhàng, bình thản đáng kinh ngạc vì họ chẳng có gì phải nắm giữ. Nói đến đây, ta thấy những
người nghèo của Mẹ Teresa cũng thật là bác ái.
Thứ hai, lòng bác ái cần luyện tập, chứ khơng tự dưng mà có. Bác ái nghĩa là "tình u
cao cả, rộng khắp", đơi khi cũng được gọi là đức mến, theo thần học Kitơ giáo được hiểu là
"tình cảm để giữ mối liên hệ giữa con người với Thiên Chúa”. Đối với nhà thần học Tơma
Aquinơ, bác ái "khơng chỉ là tình cảm đối với Thiên Chúa mà cịn là tình cảm dành cho những
người xung quanh chúng ta" ( ). Mà để có
được mối liên hệ mật thiết giữa ta và Thiên Chúa, giữa ta với tha nhân, chắc chắn chúng ta cần
luyện tập hằng ngày mới có được. Đó là những giờ suy ngẫm Lời Chúa vì Lời Chúa chính là
ngọn đèn soi sáng tâm hồn chúng ta trong mọi giây phút của cuộc đời. Đó là những giờ kinh,
giờ cầu nguyện để trò chuyện thân mật với Thiên Chúa để hiểu được lòng bác ái của Người với
mọi người để chúng ta có thể học tập và đem ra và thực hành trong cuộc sống. Ví dụ, một người
ln cáu gắt, nói xấu anh em sau lưng người khác. Ta gọi đó là lỗi đức bác ái trong lời nói.

Muốn sửa được tính nết này, trước hết, họ cần ln ý thức lại bản thân mỗi khi chuẩn bị vấp
phạm. Tiếp đến, họ cầu nguyện để xin ơn Chúa giúp sức cho họ có thể kìm nén được. Và cuối
cùng là năng đọc sách Thánh để tìm hiểu xem các vị thánh đã sửa lỗi này thế nào để học tập
theo. Q trình này địi hỏi một sự kiên trì thật dài thì mới có thể sửa được. Như vậy, để có
được lịng bác ái với tha nhân, ta cũng phải tự rèn luyện bản thân hằng ngày, hằng giờ và trong
trọn cuộc đời.
Thứ ba, lòng bác ái nên làm một cách thầm kín. Tin Mừng Mát-thêu chương 5 có viết:
“Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phơ trương cho thiên hạ thấy.
Bằng khơng, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đầng ngự trên trời, ban thưởng. Vậy khi
bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống,[...].Cịn anh khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc của
tay phải làm, để việc bố thí của anh được kín đáo”(Mt 6, 1-4a). Đối với người đời, nếu làm việc
bái ái mà để cho người khác biết và khen ngợi thì cũng chẳng có gì là sai trái. Nhưng với Thiên
Chúa, họ đã được phần thưởng rồi, họ đã được chính người đời trả cơng rồi. Ngày nay, chúng ta
đang sống trong thời đại công nghệ 4.0, phương tiện thông tin đại chúng đang rất phát triền,
khơng chỉ có việc làm bác ái mà tất cả những việc làm khác đều có thể bị đưa lên mạng
Facebook, Zalo để mổ xẻ và bàn tán. Nổi bật chính là trong dịp cứu trợ miền trung, khi lướt
trang facebook của mình, chúng ta đều thấy tràn lan các bài biết và hình ảnh về việc làm việc từ
thiện cứu trợ miền trung của các nhà hảo tâm. Có người thì cho đó là tốt, nhưng cũng có người
lại cho đó là xấu, là quảng cáo và đánh bóng tên tuổi. Vậy theo mọi người về lời dạy của Chúa
ở trên, chúng ta phải hiểu thể nào trong xã hội ngày nay về việc làm bác ái? Có phải họ cũng đã
được phần thưởng rồi chăng?


Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su đã dạy cho chúng ta một bài học về lòng bác ái.
Chúng ta cần thực hành bác ái mỗi ngày bằng cả con tim của mình. Kẻo khi đến trước nhan
Chúa, chúng ta lại mang danh là những người làm việc bác ái mà như không làm. Mang dang là
những người tốt trước mặt người đời nhưng lại được coi là xấu trước mặt Thiên Chúa.




×