Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bao cao bien phap TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ THỰC HÀNH TIN HỌC thi cap tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 11 trang )

1

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THCS NHA TRANG

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP GĨP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CƠNG TÁC GIẢNG DẠY

Tên biện pháp:

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ HỌC THỰC HÀNH TIN HỌC
Ở TRƯỜNG THCS NHA TRANG

Tác giả: Trần Hải Yến
Chức vụ: Phó CT Cơng đồn
Tổ chun mơn: Tốn - Tin

P. Phan Đình Phùng, tháng 11 năm 2020


2
1. Thực trạng:
Hiện nay môn Tin học đã trở thành môn học đã được chú trọng hơn trong nhà
trường phổ thơng. Nhà trường có cơ sở về trang thiết bị, phòng máy phục vụ giảng
dạy. Giáo viên được đào tạo chuyên ngành, thường xuyên được học các lớp tập
huấn bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về CNTT nhằm phục vụ việc dạy
và học trong nhà trường. Học sinh ở địa bàn thành phố, nhiều em được tiếp xúc
thường xuyên với máy tính.
Tuy nhiên qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn cũng như trao đổi với


đồng nghiệp tơi nhận thấy kĩ năng thực hành trên máy tính của học sinh cịn chưa
tốt, thậm chí một số học sinh cịn rất ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện kĩ
năng, có tâm lý ỷ lại, phụ thuộc vào các bạn khác không chịu thực hành hoặc thực
hành độc lập.
Ngun nhân thứ nhất do phịng máy nói chung ở các trường là quá tải. Số
lượng học sinh trong một lớp học cịn q đơng, diện tích phịng máy nhỏ hẹp,
trang thiết bị sử dụng được chưa tương xứng với số lượng học sinh nên việc tổ
chức và thực hiện các buổi thực hành cịn gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể như trường THCS Nha Trang có một phịng máy vi tính dành cho cả
29 lớp thực hành mơn Tin học, nhiều máy vi tính có cấu hình máy q thấp, chất
lượng khơng cịn tốt nên thường xun hay bị lỗi và hỏng, chỉ có chưa đến 20 máy
tính cịn dùng được.

Phòng thực hành tin học Trường THCS Nha Trang


3
Mỗi lớp khoảng trên dưới 45 học sinh, khi học sinh vào ngồi học thực hành
thì căn phịng trở nên chật hẹp, giáo viên đi lại rất khó khăn, ảnh hưởng rất nhiều
đến việc tổ chức dạy học.

Nguyên nhân thứ hai là rất nhiều học sinh có tư tưởng mơn Tin học là môn
học tự chọn không quan trọng, máy tính là để giúp các em giải trí, các em chỉ thích
chơi trị chơi, dùng mạng xã hội, khơng để ý đến việc học tập. Mặt khác, không
phải tất cả các gia đình đều có máy vi tính riêng cho con em học tập hoặc có những
gia đình có máy tính nhưng cấm khơng cho con sử dụng. Đặc biệt còn một số em
học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, thậm chí có học sinh khuyết tật nên kỹ năng
thực hành trên máy của học sinh còn yếu hoặc chưa thao tác được.
Việc giảng dạy bộ môn Tin học của các trường THCS với mục đích mang lại
cho các em học sinh kiến thức áp dụng vào thực tế, từ đó các em chủ động, sáng

tạo hơn trong cuộc sống hiện đại phát triển ngày nay. Chính vì thế học tốt bộ môn
Tin học là điều cần thiết, để tránh tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa” thì giáo viên
giảng dạy cần đặc biệt chú ý đến các tiết thực hành, học sinh phải thực hành nhiều,
phát huy được năng lực thực hành và thực hành hiệu quả. Mỗi tiết thực hành được
có thời gian 45 phút, nếu tổ chức khơng tốt sẽ có rất nhiều học sinh khơng làm việc
trong giờ thực hành.
Năm học 2020 - 2021 tôi được phân công dạy môn Tin học lớp 6A8, 6A9.
Qua khảo sát và thử nghiệm đối với các em học sinh hai lớp trên, tổng hợp kết quả
thu được như sau:


4
Mức độ thao tác
Thao tác nhanh, đúng
Thao tác đúng
Thao tác chậm
Chưa biết thao tác

Trước khi thực hiện các biện pháp
Số học sinh
Tỷ lệ
15/89
16,8%
31/89
34,8%
36/89
40,5%
7/89
7,9%


Để kỹ năng thực hành của học sinh trong 2 lớp 6a8 và 6a9 tốt hơn, tôi nhận
thấy rất cần thiết phải nâng cao chất lượng giờ học thực hành.
Với những biện pháp đã thử nghiệm và sử dụng trong những năm giảng dạy
trước đây cũng như đã vận dụng linh hoạt vào năm học này, tôi nhận thấy hiệu quả
rõ rệt của phương pháp dạy học tích cực là dạy học nhóm trong việc hình thành kỹ
năng thực hành cho học sinh nên tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp: “Tổ chức hoạt
động nhóm nâng cao chất lượng giờ học thực hành Tin học ở Trường THCS
Nha Trang”.
2. Biện pháp:
Với mỗi một tiết dạy thực hành, giáo viên cần thực hiện rất nhiều công việc
như xây dựng kế hoạch dạy học, ổn định tổ chức lớp, phổ biến nội quy phịng máy,
chia nhóm thực hành, hướng dẫn nội dung thực hành, quản lí, giám sát học sinh
thực hành, nhận xét, đánh giá kết quả học tập, hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà...
Mỗi cơng việc đều góp phần thực hiện mục tiêu của giờ học thực hành, tuy nhiên
với thực trạng phịng máy tính và đặc điểm tình của học sinh trường THCS Nha
Trang, để nâng cao chất lượng giờ thực hành tôi đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức
cho học sinh thực hành theo nhóm. Trong quá trình tổ chức cho học sinh thực hành
theo nhóm tơi chú ý các giải pháp như: Chia nhóm thực hành, hướng dẫn học sinh
thực hành, bạn giúp bạn, thi đua giữa các nhóm, kiểm tra đánh giá, nhận xét rút
kinh nghiệm và giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh.
* Chia nhóm thực hành:
Để tổ chức hoạt động nhóm việc quan trọng đầu tiên là chia nhóm thực
hành. Với việc cho học sinh thực hành theo nhóm, học sinh có thể trao đổi hỗ trợ
lẫn nhau, bài học trở thành q trình học hỏi lẫn nhau chứ khơng chỉ là sự tiếp
nhận thụ động từ giáo viên. Căn cứ vào số lượng học sinh của lớp, số máy tính sử
dụng được, giáo viên phải có phương án chia nhóm một cách đồng đều về số lượng
cũng như chia nhóm chú ý tới lực học, phù hợp về tâm lý học sinh, chia nhóm theo
khu vực gia đình học sinh...



5
Để các em học sinh có thể học hỏi lẫn nhau, hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ nhau
trong giờ thực hành, giáo viên phải chia nhóm sao cho trong nhóm có ít nhất một
bạn khá giỏi, kĩ năng thực hành tốt cùng nhóm với các bạn học yếu hơn, kĩ năng
thực hành kém hơn. Đặc biệt phân vị trí ngồi thực hành sao cho các bạn học tốt
nhất trong lớp ngồi đều ở các khu vực khác nhau để có thể giúp đỡ được nhiều bạn
hơn ở cả nhóm mình và các nhóm khác.
Mỗi nhóm thực hành phải có một nhóm trưởng, mỗi dãy bàn thực hành có
một bạn làm dãy trưởng để điều khiển các bạn trong nhóm của mình từ việc ổn
định chỗ ngồi đến nội dung thực hành.
Để đội ngũ cốt cán bộ môn Tin học của lớp hoạt động có hiệu quả, giáo viên
phải tập huấn riêng, phân cơng nhiệm vụ, hướng dẫn các em đó thực hiện nhiệm vụ
của mình.
* Hướng dẫn thực hành:
Giáo viên tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích
học sinh tích cực hoạt động nhóm và phát huy khả năng tư duy của các em. Trong
nhiều trường hợp có thể khuyến khích nhóm học sinh sử dụng mạng internet để tra
cứu thơng tin, tích cực, chủ động tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức hỗ trợ bài học.
Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên theo dõi quan sát và bổ trợ khi
học sinh cần. Phát hiện các nhóm thực hành khơng có hiệu quả để uốn nắn kịp
thời. Ln có ý thức trách nhiệm giúp đỡ nhưng tránh can thiệp sâu làm hạn chế
khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Trong quá trình thực hành, giáo viên có thể
đưa ra nhiều cách để thực hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng.
* Bạn giúp bạn:
Tuy nhiên, có một số trường hợp trong lớp chỉ có một máy thực hiện nhiệm
vụ được giao buộc người giáo viên phải đến từng máy hướng dẫn, như vậy trong
thời gian 45 phút thì người giáo viên không thể trợ giúp hết cho các nhóm. Để giải
quyết vấn đề này bản thân có một kinh nghiệm nhỏ như sau: Lấy tiêu chí “ Học
Thầy không tày học bạn” mỗi học sinh biết thao tác thực hành đều là một người
Thầy, lúc đó chỉ trong một thời gian ngắn tất cả học sinh trong lớp sẽ biết được

thao tác thực hành.
Mặt khác, ở lứa tuổi này các em có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao, rất
thích được khẳng định mình nên qua việc làm này tạo động lực cho các em tích
cực hơn trong các tiết thực hành sau với tâm lí để “được làm Thầy dạy cho các
bạn”. Việc làm này cũng có hiệu quả đối với những em học sinh rụt rè, nhút nhát
không dám hỏi thầy cô.


6
Bên cạch đó, với phịng tin học hiện tại chỉ có khoảng chưa đến 20 máy sử
dụng được thì học sinh đi chỉ cho học sinh khác thực hành đồng nghĩa với việc là
học sinh ấy nhường máy tính cho bạn khác thực hành giúp cho tất cả học sinh
trong lớp được tham gia thực hành trên máy tính.
* Tổ chức thi đua giữa các nhóm:
Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách
phân cơng các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm quan sát nhận xét kết
quả, có thể chấm điểm bài của nhau (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) để tạo được sự
hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành.
* Kiểm tra, đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm:
Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định
1 học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh được
chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành viên trong
nhóm, đặc biệt là nhóm trưởng. Hoặc tổ chức cho các nhóm trưởng kiểm tra, nhận
xét kết quả thực hành của các thành viên trong nhóm hay của nhóm khác theo vòng
tròn. Làm được như vậy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập.
Nếu là bài thực hành lấy điểm cho học sinh, giáo viên phải đưa ra tiêu chí,
hình thức rõ ràng ngay từ đầu buổi thực hành và công khai điểm trước lớp. Giáo
viên chỉ lấy điểm thực hành cho cá nhân, hạn chế lấy điểm thực hành theo nhóm vì
sẽ khơng thực chất với một số em lười thực hành, ỷ lại vào người khác.
Giáo viên cũng nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm,

các cá nhân để kịp thời động viên, khuyến khích các em học sinh tích cực và rút
kinh nghiệm đối với các em chưa thực hành tốt để bổ sung kiến thức.
* Giao nhiệm vụ về nhà:
Với đối tượng học sinh ở thành phố, hầu như ở nhà các em đều có máy tính
nên giáo viên cần thường xun giao nhiệm vụ cho học sinh luyện tập cá nhân ở
nhà (hoặc nhóm các học sinh có địa bàn gần nhau) để rèn luyện kỹ năng thường
xuyên và yêu cầu học sinh báo cáo kết quả lại cho giáo viên dưới nhiều hình thức
như gmail, zalo,... Sau đó giáo viên phải có phản hồi đối với kết quả luyện tập của
các nhóm. Lưu ý: Giáo viên cần thông báo với giáo viên chủ nhiệm về yêu cầu
thực hành ở nhà để giáo viên chủ nhiệm nắm được, thông báo tới phụ huynh tạo
điều kiện cho các em sử dụng máy tính và học tập theo nhóm.

* Ví dụ minh họa cho các giải pháp:


7
Tiết 10 – Bài 5. Luyện tập chuột máy tính là tiết học sinh thực hành tại phòng
máy để luyện tập sử dụng chuột với phần mềm Mouse Skills.

Học sinh thực hành theo nhóm
Học sinh lên phịng máy nhanh chóng ổn định chỗ ngồi theo nhóm đã được
phân cơng để nghe giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu thực hành. Học sinh thực
hành tốt nhất trong nhóm sẽ hướng dẫn các bạn còn lại hoặc hướng dẫn các bạn ở
nhóm khác. Sau đó mỗi học sinh sẽ thực hành 5 mức luyện tập trong phần mềm và
báo cáo kết quả thực hành của mỗi bạn (điểm do phần mềm chấm).

Giờ thực hành phần mềm Mouse Skills.
Sau khi học sinh kết thúc thực hành, giáo viên nhận xét đánh giá kết quả đạt
được của học sinh và giờ thực hành. Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tải phần
mềm để luyện tập tại địa chỉ: />


8

Kết quả thực hành của học sinh
Kết quả thực hành của học sinh trong bài Luyện tập chuột máy tính như sau:
Lớp
Điểm
400 đến 500
300 đến 400
150 đến 299
0 đến 149

6A8

6A9

Phần mềm đánh giá

36
7
1
0

39
6
0
0

Expert
Good

Not bad
Beginner

Tiết 12 – Bài 6. Học gõ mười ngón học sinh thực hành tại phịng máy.

Dãy trưởng kiểm tra tư thế ngồi của các bạn trong dãy.


9
Sau khi thảo luận để đưa ra tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính, các
dãy trưởng sẽ điều khiển và kiểm tra các bạn ở trong dãy của mình, kịp thời nhắc
nhở để tất cả các bạn trong dãy có tư thế ngồi đúng.
Khi luyện gõ mười ngón với phần mềm, học sinh luyện tập theo nhóm, các
thành viên trong nhóm hỗ trợ và thay nhau luyện tập, các bạn có kĩ năng thực hành
tốt hơn có thể ra khỏi chỗ hướng dẫn cho các nhóm khác để tất cả các bạn học sinh
đều được thực hành và có kĩ năng, thao tác với máy tốt hơn.

Học sinh hỗ trợ nhau luyện kĩ năng gõ mười ngón


10
3. Kết quả:
Trong quá trình dạy học áp dụng việc tổ chức hoạt động phù hợp với các đối
tượng học sinh đặc biệt là biện pháp tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm trong
giờ thực hành Tin học, tơi thu được kết quả như sau:
- Giáo viên không làm việc nhiều, không phải đi lại quan sát, hướng dẫn vất
vả như các tiết thực hành trước đó.
- Học sinh tích cực tự giác, khơng cịn tâm lý tự ti, mất tự tin khi thực hành
trên máy tính mà các em mạnh dạn thể hiện bản lĩnh của bản thân, có tinh thần hợp
tác giúp bạn cùng tiến bộ.

- Học sinh có kĩ năng cơ bản trên máy thành thạo hơn, đồng đều hơn, thao
tác với máy tính nhanh, chính xác hơn.
- Học sinh u thích học tập bộ mơn và từ đó các em áp dụng được nhiều
kiến thức được học vào cuộc sống hàng ngày.
So với bảng tổng hợp trước đó:

Mức độ thao tác
Thao tác nhanh, đúng
Thao tác đúng
Thao tác chậm
Chưa biết thao tác

Trước khi thực
hiện các biện pháp
Số HS
Tỷ lệ
15/89
16,8%
31/89
34,8%
36/89
40,5%
7/89
7,9%

Sau khi thực hiện
các biện pháp
Số HS
Tỷ lệ
33/89

37,1%
42/89
47,2%
14/89
15,7%
0/89
0%

Tỷ lệ
tăng/giảm
Tăng 20,3%
Tăng 12,4%
Giảm 24,8%
Giảm 7,9%

4. Kết luận:
Tin học là môn học mới hơn so với các môn học khác ở trường phổ thông. Để
tạo hứng thú học tập cho học sinh và từng bước nâng cao chất lượng bộ môn địi
hỏi người giáo viên phải tìm tịi, đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp.
Trường THCS Nha Trang là trường THCS có số lượng học sinh lớn, để mơn
Tin học nói chung và giờ thực hành Tin học nói riêng đạt chất lượng tốt hơn, tôi
mạnh dạn đề nghị các cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm để Trường THCS Nha Trang
có thêm một phịng thực hành tin học mới và phịng thực hành hiện tại có được
chất lượng máy tính tốt.
Trên đây là một trong những biện pháp của bản thân rút ra được trong quá
trình dạy giờ thực hành Tin học mà tôi thấy hiệu quả. Rất mong nhận được sự góp
ý của q thầy cơ, bạn bè đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng
giảng dạy cho những năm học tiếp theo.



11
Tơi xin chân thành cảm ơn!
P. Phan Đình Phùng, ngày 15 tháng 11 năm 2020.

XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG

NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

Trần Hải Yến



×