Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: ĐỀ TÀI: Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của CNXH Giá trị lý luận và thực tiễn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.59 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh (PLT06A)

ĐỀ TÀI: Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu và động
lực của CNXH - Giá trị lý luận và thực tiễn.

Giảng viên hướng dẫn : Kiều Thị Yến
Sinh viên thực hiện

: Hoàng Thị Ngọc Thương

Lớp

: K23KDQTE

Mã sinh viên

: 23A4050358

Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2022


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu....................................................5
5. Ý nghĩa lý luận và ý thực tiễn.........................................................................6


PHẦN NỘI DUNG
Phần 1. Phần lý luận. ..........................................................................................7
1. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ
nghĩa xã hội. ........................................................................................................7
1.1. Một số khái niệm về mục tiêu của CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh….…7
1.2. Động lực của CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh………….……….…….10
2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa
xã hội vào thực tế. .............................................................................................11
2.1. Các mục tiêu đề ra và thách thức gặp phải……………………..….………11
2.2. Giá trị lý luận của mục tiêu và động lực của CNXH………………………14
Phần 2. Phần liên hệ và giải pháp góp phần phát triển đất nước.................14
1. Liên hệ thực tế hiện nay. ..............................................................................14
1.1. Ưu điểm……………………………………………………………………15
1.2. Nhược điểm. ………………………………………………………………17
2. Trách nhiệm bản thân. .................................................................................18
3. Giải pháp góp phần phát triển đất nước. …….….…………………….…19
PHẦN KẾT LUẬN
Kết luận..............................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ...............................................................................22
2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
1.1.

Tính thời sự.

Để có được một xã hội cơng bằng, văn minh, tiên tiến và phát triển cho
một đất nước là vô cùng khó khăn. Đất nước Việt Nam hiện nay được độc lập,

tự do, tự mình làm chủ là đất nước được đổi bằng máu xương của cha ông ta đổ
xuống. Là câu chuyện viết nên lịch sử từ những giọt nước mắt, từ những nấm
mồ xác người và từ những tiếng đạn lạc, bom rơi. Dân tộc Việt Nam trải qua bao
nhiêu cuộc chiến tranh, bỏ ra bao nhiêu xương máu, xây bao nhiêu chiến hào từ
chính thân xác những anh hùng đấu tranh giành độc lập giải phóng dân tộc, cho
đến ngày nay, sau bao năm tháng thì đất nước đã bắt đầu có những bước tiến đổi
mới và phát triển. Như Bác Hồ đã nói:
“Các vua Hùng đã có cơng dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”
Quá trình gìn giữ và xây dựng, phát triển đất nước là một q trình vơ
cùng khó khăn và gian khổ, q trình tân tiến hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước càng là một q trình lâu dài và cần sự bền bỉ khơng ngừng.
“Dựng nước đã khó, giữ nước cịn khó hơn”
là những điều căn bản mà mỗi người dân đều biết nhưng để làm được điều này
thì khơng hề dễ dàng như những gì ta thấy được.
Một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh luôn là khát vọng của tồn dân.
Trong mỗi q trình phát triển của đất nước đều gắn với những mục tiêu cụ thể,
mà để đạt những mục tiêu đó, các nhà hoạch định chính sách - những người
“đứng mũi chịu sào” cần phải xác định và tìm ra được động lực cụ thể. Những
mục tiêu và động lực đó chính là khẩu hiệu hành động cho mỗi giai đoạn - thời
kỳ, đồng thời phải là cơ sở để Đảng, Nhà nước xây dựng và đề ra các chủ
trương, chính sách phát triển đất nước.
3


1.2.

Lý do chọn đề tài.

Để bảo đảm phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh

sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa dất nước, vì mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về mục tiêu và động lực của CNXH vào thực tế là điều vô cùng quan
trọng.
Đây là những yếu tố căn bản nhưng vơ cùng cốt yếu, đóng góp nên sự
phát triển, hoàn thiện và ổn định đất nước. Vấn đề này địi hỏi trí lực, sức lực, tài
lực khơng chỉ từ phía Đảng, Nhà nước mà cần sự đồng lịng chung tay góp sức
của tồn thể nhân dân, xã hội.
Đó là lý do khiến đề tài “Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu và động
lực của CNXH - Giá trị lý luận và thực tiễn.” đáng để nghiên cứu và khiến
chúng ta phải tìm hiểu sâu hơn về nội dung chủ đề, tìm hiểu những mục tiêu,
động lực, cũng như quá trình và con đường phát triển của XHCN tại Việt Nam,
từ đó hiểu được những giá trị lý luận và giá trị thực tiễn nhằm áp dụng trực tiếp
vào nước nhà hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1.

Mục đích.

Thơng qua bài tiểu luận này có tiếp cận, đồng nhất được với góc nhìn, quan
điểm của Hồ Chí Minh đối với mục tiêu và động lực của CNXH, từ đó rút ra
được giá trị thực tiễn, giá trị lý luận và ý nghĩa của đề tài, đề xuất được những
phương pháp giúp nâng cao đoàn kết quốc tế, xây dựng đất nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ngày càng phát triển lớn mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Hiểu
rõ các vấn đề về xây dựng một xã hội dân chủ, công minh, công bằng hịa bình
của nước ta hiện nay một cách thấu đáo và nghiên cứu sâu rộng các phương án
chiến lược trong chính trị xã hội.

4



Ghi nhận và làm rõ các vấn đề chính trị xã hội của CNXH nước ta hiện nay
để tìm ra các giải pháp hiệu quả, xây dựng được đường hướng CNXH đúng đắn,
bắt tay và giải quyết được các vấn đề nan giải và tồn đọng với tinh thần thẳng
thắn, trung thực, dám làm dám nhận và dám đối diện với thực tế.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu.

Muốn đạt được những mục đích nêu trên thì tiểu luận cần làm rõ các vấn đề:
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của Chủ nghĩa xã hội,
giá trị lý luận, giá trị thực tiễn của CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh và ý nghĩa
mang lại, khảo sát và liên hệ thực tế hiện nay trong cuộc sống và nêu lên những
giải pháp thiết thực nhằm góp phần cải thiện và phát triển đất nước.
Những nhiệm vụ trên cần được giải quyết lần lượt, phân tích cặn kẽ và đưa ra
được những hình ảnh đối chiếu thực tế cũng như là những dẫn chứng cụ thể hóa
để có thể làm rõ được nhiệm vụ cần nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

- Tư tưởng của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của CNXH; nêu lên
được giá trị thực tiễn và giá trị lý luận cũng như là ý nghĩa mang lại của CNXH.
Thực tiễn diễn ra trong cuộc sống về vấn đề xã hội và đặc biệt là về CNXH.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu.

- Về khơng gian: trên tồn bộ lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là nơi có thực

quyền của CNXH. Khu vực trên thế giới và CNXH xảy ra theo quan điểm
của Hồ Chí Minh.
- Về thời gian: từ năm 2016 – 2022.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
4.1.

Cơ sở lý luận.

- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin.
5


-Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH, những nghiên cứu và thơng tin cơ sở
về q trình xây dựng CNXH và phát triển của nước Việt Nam từ khi còn sơ
khai cho đến thời điểm hiện tại.
4.2.

Phương pháp nghiên cứu.

Bài tiểu luận này dựa vào phương pháp lịch sử của chun ngành Tư tưởng
Hồ Chí Minh. Ngồi ra cịn có phương pháp phân tích văn bản kết hợp với
nghiên cứu hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, phương pháp chuyên ngành,
liên ngành,… Thống nhất nguyên tắc tính đảng và tính khoa học, thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn, quan điểm lịch sử-cụ thể.
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.
5.1.

Ý nghĩa lý luận.

- Tiểu luận với chủ đề “Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực

của CNXH - Giá trị lý luận và thực tiễn.” nhằm làm rõ những ý nghĩa, luận
điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về quan điểm của mục tiêu và động lực CNXH,
cũng như làm rõ giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của CNXH trong ông cuộc
xây dựng đất nước đi lên của Đảng và nhân dân nước nhà.
5.2.

Ý nghĩa lý luận.

- Thông qua tiểu luận, ta đề xuất được những giải pháp góp phần phát triển
đất nước, phát triển đường lối xã hội và giải quyết những tồn đọng, hạn chế
trong CNXH.
- Dùng làm tài liệu tham khảo và có thể nghiên cứu sâu hơn, góp phần lý giải
về mặt nhận thức cá nhân đối với chế độ CNXH về mục tiêu và động lực theo
quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh.

6


PHẦN NỘI DUNG
Phần 1: Phần lý luận.
1. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của Chủ
nghĩa xã hội.
1.1.

Mục tiêu của CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

*Mục tiêu chung:
Độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. CNXH là: Không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là người
lao động; có khi Người đề cập gián tiếp. Trong Di chúc Người viết: “Điều mong

muốn cuối cùng của tơi là: Tồn Đảng, tồn dân ta đồn kết phấn đấu, xây dựng
một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Quan niệm của Người về mục tiêu cao nhất của CNXH là nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân. Đây là tiêu chí để khẳng định và kiểm
nghiệm tính chất, lý luận và chính sách thực tiễn của CNXH. Từ cách nêu bật
mục tiêu của CNXH, so với các chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử, Hồ Chí
Minh đã chỉ ra tính ưu việt của CNXH đó là đã thực hiện nhiệm vụ giải phóng
con người một cách tồn diện, theo từng cấp độ: giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng từng cá nhân con người, con người được
phát triển tự do.
*Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu chính trị: Phải xây dựng được chế độ dân chủ
Từ xa xưa, dân chủ với ý nghĩa nhà nước do dân làm chủ, quyền lực thuộc về
nhân dân đã là khát vọng của nhân dân lao động nhưng cho đến xã hội chủ
nghĩa, khát vọng đó vẫn chỉ là khát vọng. Ở thời kì giai cấp chủ nơ, giai cấp địa
chủ phong kiến, giai cấp tư sản đã thiết lập bộ máy nhà nước để duy trì sự thống
trị của mình nhằm tối đa hóa quyền lực và lợi ích và trên thực tế đã tước đoạt hết
quyền lực của nhân dân lao động. Chính vì vậy thực thi dân chủ, thực thi quyền

7


lực của nhân dân thể hiện bản chất của chủ nghĩa xã hội, làm cho chế độ chủ
nghĩa khác về căn bản so với các chế độ trước nó.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH chế độ chính trị là: do nhân dân lao động
làm chủ; nhà nước là của dân, do dân và vì dân; nhà nước có hai chức năng, dân
chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Hai chức năng đó
khơng tách rời nhau, mà luôn luôn đi đôi với nhau.
Một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải phát huy quyền dân chủ và sinh hoạt

chính trị của nhân dân; mặt khác lại yêu cầu phải chuyên chính với thiểu số phản
động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ XHCN.
Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân dưới CNXH, nhà nước phải chỉ rõ
con đường và biện pháp thực hiện các hình thức dân chủ gồm dân chủ trực tiếp
và dân chủ đại diện, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cơ quan
lập pháp, hành pháp và tư pháp, xử lý và phân định rõ chức năng của chúng.
- Mục tiêu về kinh tế: Phải xây dựng được nền kinh tế phát triển cao gắn
bó mật thiết với mục tiêu về chính trị:
Khái quát mục tiêu về kinh tế của chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,
Hồ Chí Minh chỉ rõ: nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế XHCN với
công, nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến, là một nền kinh tế
thuần nhất dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, cách bóc lột theo
CNTB được xố bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải
thiện. Mục tiêu này phải gắn bó với mục tiêu về chính trị vì: Chế độ kinh tế và
xã hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, trên cơ
sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển. Để đảm bảo cho sự gắn bó này,
Người xác định: Kinh tế quốc doanh lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và kinh tế
hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động nên Nhà nước
phải đảm bảo ưu tiên cho kinh tế quốc doanh phát triển và phải đặc biệt khuyến
khích, hướng dẫn, giúp đỡ kinh tế hợp tác xã.

8


+ Nền kinh tế phải được phát triển toàn diện các ngành như: cơng nghiệp,
nơng nghiệp, thương nghiệp trong đó “công nghiệp và nông nghiệp là hai chân
của nền kinh tế nước nhà”.
+ Kết hợp các loại lợi ích kinh tế, thực hiện chế độ khốn được Hồ Chí
Minh coi là một trong những hình thức của sự kết hợp lợi ích kinh tế.
- Mục tiêu về văn hóa: Phải xây dựng được nền văn hóa mang tính dân

tộc, khoa học, đại chúng và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Phương châm xây dựng nền văn hoá mới:
Dân tộc, khoa học, đại chúng. văn hoá phải được thể hiện trong sinh hoạt
tinh thần của xã hội, xoá nạn mù chữ, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, phát
triển văn hoá nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, vệ sinh phịng bệnh, giải trí
lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục hủ tục tập quán lạc hậu…
+ Bản chất của nền văn hoá Việt Nam là “Phải XHCN về nội dung”, biết phát
huy truyền thống văn hoá dân tộc, biết kế thừa học tập văn hoá tiên tiến của
nhân loại.
+ Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của văn hoá XHCN là đào tạo con
người mới XHCN, vừa có đức vừa có tài, vừa “hồng” vừa “chun”. Trình độ
văn hóa của nhân dân được nâng cao sẽ góp phần phát triển dân chủ, góp phần
xây dựng nước ta thành một nước hịa bình, thống nhất độc lập, dân chủ và giàu
mạnh.
- Mục tiêu về xã hội: Phải đảm bảo công bằng, dân chủ, văn minh
Chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là chế độ “dân làm chủ,
dân là chủ” nên theo Hồ Chí Minh, với tư cách làm chủ, là chủ của đất nước,
nhân dân phải làm tròn nhiệm vụ của người chủ để xây dựng chủ nghĩa xã hội,
trong đó mọi người đều có quyền làm việc; có quyền nghỉ ngơi; có quyền học
tập; có quyền tự do thân thể, tự do ngơn luận; báo chí, hội họp, lập hội, biểu
tình; có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc khơng theo một tơn giáo nào; có
quyền bầu cử, ứng cử. Mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước

9


đảm bảo quyền tự do dân chủ cho công dân, nhưng nghiêm cấm lợi dụng các
quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân.
Những tư tưởng trên biểu hiện xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây
dựng là xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôn trọng con người, chú ý xem

xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn để mỗi
người có điều kiện cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng
và sở trường riêng của mình trong sự hài hịa với đời sống chung, lợi ích chung
của tập thể. Để thực hiện công bằng dân chủ, cần xây dựng, hoàn thiện chế độ
dân chủ rộng rãi và xây dựng các tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận và các đồn
thể chính trị xã hội vững mạnh để đảm bảo dân chủ trong xã hội.
1.2.

Động lực của CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Theo Hồ Chí Minh để xây dựng thành cơng CNXH cân có động lực và các
điều kiện bảo đảm cho động lực đó thực sự trở thành sức mạnh xây dựng
CNXH.
* Động lực gồm: động lực vật chất và động lực tinh thần; nội sinh và ngoại
sinh.
- Trong hệ thống động lực, Người khẳng định, quan trọng và quyết định nhất là
con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là liên minh cơng - nơng - trí thức.
- Muốn phát huy được sức mạnh con người phải có cá nhân với sức mạnh cộng
đồng. Sự kết hợp giữa cá nhân với sức mạnh cộng đồng.
- Để phát huy sức mạnh của con người với tư cách là cá nhân người lao động,
phải quan tâm đến lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần nhằm tạo ra sức mạnh thúc
đẩy hoạt động của con người.
- Người nhân mạnh đến vai trò lãnh đạo của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà
nước cùng với vai trò của các tổ chức thành viên khác trong hệ thống chính trị.
- Coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, làm cho mọi người, mọi nhà trở
nên giàu có, ích quốc, lợi dân.
- Người quan tâm đến văn hóa, khoa học, giáo dục, coi đó là động lực tinh thần
không thể thiếu của CNXH.
10



- Ngoài những động lực bên trong, phải kết hợp với sức mạnh thời đại, tăng
cường đoàn kết quốc tế.
- Người còn lưu ý các yếu tố, các lực cản kìm hãm q trình xây dựng CNXH đó
là chủ nghĩa cá nhân, tham ơ, lãng phí, quan liêu…
- Ngồi các động lực bên trong, những nhân tố nội sinh, theo Hồ Chí Minh, sự
phát triển của chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải kết hợp được với các nhân tố động
lực bên ngoài. Một trong những nhân tố động lực bên ngoài là sức mạnh thời
đại, đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai
cấp công nhân, những thành quả khoa học - kỹ thuật thế giới...
Nét độc đáo trong phong cách tư duy biện chứng Hồ Chí Minh là ở chỗ
bên cạnh việc chỉ ra các nguồn động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội, Người
còn lưu ý, cảnh báo và ngăn ngừa các phản động lực của chủ nghĩa xã hội. Đó
chính là các nhân tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn năng lượng vốn có của chủ nghĩa
xã hội, làm cho chủ nghĩa xã hội trở nên trì trệ, xơ cứng, khơng có sức hấp dẫn.
Trong các nhân tố phản động lực, Hồ Chí Minh lưu ý các loại "giặc": Đế quốc
thực dân; thói quen, truyền thống lạc hậu, tư tưởng tiểu tư sản; chủ nghĩa cá
nhân dưới mọi hình thức.
2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ
nghĩa xã hội vào thực tế.
2.1. Các mục tiêu đề ra và thách thức gặp phải.
Quán Triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ
nghĩa xã hội vào công cuộc đổi mới. Thông qua Đại hội XIII, Đảng và Nhà nước
đã đặt ra một số mục tiêu chung và cụ thể nhất định như sau:
Về mục tiêu tổng quát:
+ Một là, bổ sung "năng lực cầm quyền" vào nội dung "nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của Ðảng" thành "Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực
cầm quyền và sức chiến đấu của Ðảng".
+ Hai là, bổ sung "hệ thống chính trị" vào nội dung "xây dựng Ðảng" thành "xây
dựng Ðảng và hệ thống chính trị" và nêu yêu cầu xây dựng Ðảng và hệ thống

11


chính trị "trong sạch, vững mạnh tồn diện". Bổ sung "củng cố, tăng cường niềm
tin của nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa".
+ Ba là, bổ sung "khơi dậy khát vọng phát triển đất nước", "kết hợp với sức
mạnh của thời đại" vào nội dung "phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc"
thành "khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý
chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại".
+ Bốn là, xác định mục tiêu "phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở
thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Về mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất
đất nước: Là nước đang phát triển, có cơng nghiệp theo hướng hiện đại, vượt
qua mức thu nhập trung bình thấp.
- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có
cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập
cao.
Việc xác định mục tiêu như trên theo cách tiếp cận mới: Trình độ phát
triển, trình độ cơng nghiệp và thu nhập bình quân đầu người. Đây là tổng hợp
cách tiếp cận của Đảng ta trong 35 năm đổi mới và phù hợp với cách tiếp cận
của thế giới.
Có thể thấy, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra mục tiêu không phải chỉ
cho nhiệm kỳ 2021 - 2025 mà cịn tầm nhìn tới 2030, kỷ niệm 100 năm thành
lập Đảng và năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước và chúng ta gọi đây là
khát vọng phồn vinh dân tộc.
Thách thức gặp phải:
Sau khi những mục tiêu của Đại hội đưa ra, đã có những quan điểm cho

rằng những mục tiêu chính của Đại hội XIII là chủ quan, duy ý chí, khơng thực
hiện được. Thực chất của luận điểm này là đòi dân tộc ta phải từ bỏ mục tiêu,
12


con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà toàn Đảng, toàn dân ta đã chọn và đi theo
con đường khác, vì họ cho rằng đó là "con đường sai lầm, dẫn dân tộc đến
đường cùng, ngõ cụt". Mục đích của những kẻ tung ra luận điệu trên là rất rõ
ràng, nếu chưa thể xóa bỏ được chủ nghĩa xã hội, lái nước ta đi theo con đường
khác - con đường tư bản chủ nghĩa, thì cũng làm cho quần chúng nhân dân hoài
nghi, bi quan, dao động, suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.
Tuy nhiên đây là những luận điệu sai lầm, khơng có cơ sở, phản động,
phản khoa học. Đảng ta đã rất thận trọng, xem xét thấu đáo cả về mặt lý luận và
thực tiễn của đất nước, của thế giới; đã tham khảo ý kiến rộng rãi của tất cả các
nhà khoa học, các tổ chức quần chúng và toàn thể nhân dân, trên cơ sở đó mới
đưa ra những mục tiêu của Đại hội XIII và khẳng định là đúng đắn, khoa học,
khách quan, phù hợp với quy luật phát triển của đất nước ta và của xã hội lồi
người.
Nhờ đó, từ khi gánh vác trách nhiệm lãnh đạo dân tộc đến nay, Đảng luôn
đề ra những chủ trương, đường lối đúng đắn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ
của lịch sử giao cho, làm nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc Việt Nam.
- Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, Đảng ta đã chỉ rõ: "Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã có nhiều
cố gắng nghiên cứu, tìm tịi, xây dựng đường lối, xác định đúng mục tiêu và
phương hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng Đảng đã phạm sai lầm chủ quan, duy ý
chí, vi phạm quy luật khách quan: Nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xóa
bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần, có lúc đẩy mạnh q mức việc xây dựng
cơng nghiệp nặng, duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao
cấp…" Từ nhận định đó cho thấy chủ quan, duy ý chí là một trong những nhân

tố chủ yếu dẫn đến những sai lầm, khuyết điểm trong việc hoạch định đường lối,
chính sách, trong hoạt động thực tiễn của Đảng và Nhà nước ta suốt một thời
gian dài. Bởi vậy, hiện nay các thế lực phản động, cơ hội chính trị thường lợi
dụng, khoét sâu những thiếu sót, yếu kém đã xảy ra trong công tác lãnh đạo của
13


Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước cũng như những suy thối về tư tưởng,
chính trị, đạo đức, lối sống, những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí
của cán bộ, đảng viên để gây ra những dao động về tư tưởng, mất lòng tin, thiếu
đồng thuận trong nhân dân, kích động, chia rẽ nội bộ để chống phá Đảng, Nhà
nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
2.2. Giá trị lý luân.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc định ra mục tiêu và động lực về con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã cho ta thấy được tầm quan trong của chủ nghĩa
Mác - Lênin qua việc chỉ rõ mỗi dân tộc khơng phân biệt trình độ phát triển,
màu da, chủng tộc... đều có quyền tự lựa chọn con đường phát triển của dân tộc
mình, đó là quyền tự quyết thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các quốc gia dân
tộc. Trên cơ sở lịch sử, bối cảnh quốc tế, đặc thù từng quốc gia dân tộc, đòi hỏi
phải điều chỉnh, bổ sung, phát triển những nhận thức mới trong khi vận dụng các
phương pháp, các bước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
V.I.Lênin nêu luận điểm hết sức có ý nghĩa rằng: “Các dân tộc đi lên chủ
nghĩa xã hội là tất yếu, nhưng có thể đi bằng nhiều con đường, cách thức khác
nhau, phụ thuộc vào đặc thù kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cụ thể của quốc
gia mình”. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi sáng cho Đảng và dân ta những quan
niệm, nhận thức về mơ hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội liên quan trực
tiếp đến hiệu quả, thậm chí sự thành - bại trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội thông qua việc xác định mục tiêu và động lực.
Phần 2: Liên hệ và giải pháp.
1. Liên hệ thực tế trong xã hội hiện nay.

Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng đã nêu rõ: "Kiên
định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; kiên định đường lối đổi
mới của Ðảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Ðảng để xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".

14


+ Sự nghiệp xây dựng CNXH là một sự nghiệp lâu dài, khó khăn, gian khổ bởi
điểm xuất phát của nước ta rất thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, luôn bị
các thế lực thù địch chống phá, thực hiện âm mưu và hoạt động diễn biến hịa
bình. Ðặc biệt, sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN là một sự nghiệp mới
mẻ, chưa có tiền lệ trong lịch sử, lại đang diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa dân
tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng trong quan
hệ quốc tế gia tăng. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra
căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn.
+ Trong thời kỳ đổi mới, thông qua nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, lý
luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta từng bước được hình
thành, bổ sung, phát triển, hồn thiện. Lý luận đó trước hết được thể hiện tập
trung trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm
1991, được bổ sung, phát triển năm 2011. Cương lĩnh đã khái quát những đặc
trưng cơ bản của xã hội XHCN Việt Nam mà nhân dân ta xây dựng, chỉ ra
những phương hướng cơ bản để xây dựng CNXH và những vấn đề lớn (những
mối quan hệ biện chứng) cần phải nắm vững và giải quyết tốt.
Từ đó ta thấy được:
+ Cùng với quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức, cùng với việc
đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tăng cường tổng kết thực tiễn, Ðảng ta sẽ có nhiều
bổ sung, phát triển hơn nữa lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở
nước ta theo tinh thần Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng là phải: "Nâng tầm tư

duy lý luận của Ðảng, đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp
kịp thời cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Ðảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
1.1 Ưu điểm:
+ Đảng ta đã quyết định từ bỏ mô hình tập trung bao cấp, chuyển sang
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là mơ hình
kinh tế tổng qt của thời kỳ quá độ, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành
phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Từng bước
15


hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là
tạo lập môi trường cạnh tranh, bình đẳng, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế,
chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mơ, giải phóng mạnh mẽ lực
lượng sản xuất.
+ Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền với phát
triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế
hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ. Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng miền; thúc đẩy phát
triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời, tạo điều kiện phát triển các
vùng có nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
+ Xây dựng nền kinh tế độ lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế.
+ Đảng ta đã quan tâm phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công
nghệ, phát triển giáo dục, đào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách
hàng đầu. Tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo thực hiện
đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các
cấp học và ngành học. Mở rộng giáo dục mầm non 5 tuổi. Thực hiện phổ cập
giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Phát triển mạnh dạy nghề và giáo dục
chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

+) Chính sách xã hội bảo đảm và không ngững nâng cao đời sống vật chất
của mọi thành viên xã hội về ăn, ở, đi lại, lao động, học tập, nghỉ ngơi, chữa
bệnh và nâng cao thể chất. Mỗi năm tạo bình quân 1,5 đến 1,6 triệu việc làm
mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Tăng cường mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế:
+ Nhờ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế bằng những chính sách phù
hợp nên Việt Nam dã phát huy được nội lực, tranh thủ ngoại lực, tiếp thu những
thành tựu về khoa học- công nghệ, về kinh tế trí thức, kinh nghiệm quốc tế, văn
minh của nhân loại… để phát triển, hiện đại hóa lực lượng sản xuất, xây dựng
16


đất nước. Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều
chủ trương, chính sách, biện pháp để tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, tham
gia các quan hệ song phương và tổ chức đa phương như ASEAN,APEC, ASEM,
WTO…, thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài (FDI,ODA), xúc tiến mạnh
thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, khai thác hiệu quả
các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học-cơng nghệ, trình độ
và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
1.2. Hạn chế:
+ Trong những năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, song kinh tế
phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu, chưa thật sự bền
vững, đặc biệt trong 10 năm gần đây. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động
và năng lực cạnh tranh quốc gia của nền kinh tế còn thấp. Thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện, hệ thống thị trường
hình thành và phát triển chưa đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn
chế, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và hiện đại đang cản trở sự phát triển; việc tạo
nền tảng để trở thành một nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại cịn chậm và
gặp nhiều khó khăn.

+ Trên lĩnh vực phát triển văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ
môi trường, còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Nhiều
vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý phát triển xã hội
chưa được nhận thức và giải quyết có hiệu quả.
+ Đạo đức xã hội có một số mặt xuống cấp; văn hóa phẩm độc hại, lai
căng tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của xã hội; tài nguyên bị khai thác
bừa bãi, môi trường sinh thái bị ơ nhiễm, biến đổi khí hậu tồn cầu ngày càng
tác động đến Việt Nam gây hậu quả nặng nề; trên một số mặt, một số lĩnh vực,
người dân chưa được thực hưởng đầy đủ, công bằng thành quả đổi mới.
+ Trên lĩnh vực chính trị và hệ thống chính trị, đổi mới chính trị cịn
chậm, chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế, nhất là đổi mới về tổ chức, thể chế, cơ
chế, chính sách. Hệ thống chính trị còn cồng kềnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động
17


còn thấp, chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Biên chế của hệ thống chính trị ngày
càng tăng lên, nhưng chất lượng cơng vụ thấp.
+ Việc xây dựng, hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tuy
có nhiều tiến bộ song cũng còn nhiều hạn chế. Nguyên tắc kiểm sốt quyền lực
nhà nước cịn nhiều bất cập. Số văn bản luật ngày càng tăng nhưng hiệu lực
pháp luật chưa cao, việc phát huy dân chủ chưa đi liền với bảo đảm kỷ cương,
kỷ luật, pháp luật. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế,
cải cách hành chính cịn chậm trễ, cải cách tư pháp cịn lúng túng.
+ Cơng tác tư tưởng- lý luận, cơng tác tổ chức- cán bộ, công tác kiểm tra,
giám sát, cơng tác dân vận cịn nhiều bất cập. Phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chậm đổi mới. Năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của nhiều tổ chức đảng còn thấp, quản lý đảng viên
chưa chặt chẽ; chế độ trách nhiệm không rõ ràng, nhất là người đứng đầu.
Những hạn chế trên đây làm cho Đảng chưa thật sự trong sạch, vững
mạnh, chưa ngang tầm nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến lòng tin của cán bộ, đảng

viên, nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
2. Trách nhiệm của bản thân.
Trước hết với cá nhân là một người trẻ, một thanh niên, một thế hệ tương lai
của đất nước và là một sinh viên trường Đại học, bản thân em thấy em cần có
trách nhiệm học tập và rèn luyện thật tốt để có một tầm hiểu biết sâu rộng, để có
khả năng lĩnh hội và tiếp thu những kinh nghiệm của những bậc cha ông, tiền
bối, tiếp bước cha ông, ngày càng phát triển tương lai và xây dựng đất nước trở
nên giàu mạnh hơn.
Chấp hành tốt những chỉ thị mà Đảng đề ra, đi theo đường lối đúng đắn của
Nhà nước, lên án, tố giác những thế lực và hành động thù địch. Tuân thủ mọi
chủ trương và đường lối của Đảng đề ra. Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, biết ơn và tìm hiểu sâu rộng hơn về đường lối và tiến trình
lịch sử của Việt Nam, nâng cao năng lực bản thân và tuyên truyền, tôn vinh
những tấm gương sáng trong việc chấp hành đúng và hoàn thành nhiệm vụ tốt
18


với vai trị là một cơng dân Việt Nam. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
đoàn kết những thế hệ và toàn xã hội, bài trừ cái xấu, loại bỏ các tệ nạn và luôn
sáng tạo trong công cuộc kiến thiết đất nước. Nâng cao khả năng học vấn cá
nhân và góp nhặt kiến thức để trở thành một người có hiểu biết, một cơng dân có
tri thức cao đề phân biệt rõ những sai trái trong xã hội. Đề phòng những nhân tố
cũng như là tệ nạn xã hội đặc biệt là tội phạm chính trị và khủng bố quốc gia.
Tham gia các tổ chức Đoàn Thanh niên, Đảng Cộng sản khi có đủ năng lực và
điều kiện nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò khi là một cơng dân Việt Nam.
3. Giải pháp góp phần phát triển đất nước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của CNXH chính là một tiền
đề vơ cùng quan trọng để nước ta tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện
và đồng bộ, phát triển sáng tạo, để có thể phát triển đất nước đi lên theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII

của Đảng đã khẳng định: “Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm
thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực
hoá. Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển
mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới”. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu tốt đẹp, chúng ta cũng cịn khơng ít những hạn chế và đang
phải đối mặt với nhiều thách thức mới trong quá trình phát triển đất nước như:
tốc độ phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn chậm, đời sống nhân dân ở nhiều nơi
vẫn cịn khó khăn; mơ hình phát triển chưa đổi mới sáng tạo; khoa học công
nghệ chưa trở thành động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Qua
đó, em xin có một số ý kiến về những giải pháp cần thực hiện để có thể phát huy
tối đa việc vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh vào thực tế, thúc đẩy sự phát
triển đất nước như sau:
- Vấn đề xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế và bảo
đảm định hướng xã hội chủ nghĩa:
19


+ Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần được xây dựng theo yêu
cầu nền kinh tế thị trường hiện đại. Cần nghiên cứu làm sáng tỏ hơn việc tuân
thủ các quy luật của kinh tế thị trường với bảo đảm định hướng xã hội chủ
nghĩa. Vai trò của thị trường đến đâu trong việc phân bổ tài nguyên, phân bổ các
nguồn lực trong điều kiện hội nhập quốc tế.
+ Nhà nước cần đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách nhất là thể chế pháp luật để
bảo đảm sự bình đăng thực sự của kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế
khác, phát huy mạnh mẽ hơn vai trò động lực của kinh tế tư nhân.
- Vấn đề mơ hình và phương thức quản lý phát triển xã hội:
+ Cần nghiên cứu làm rõ mơ hình xã hội Việt Nam hướng đến là mơ hình xã hội
đồn kết, đồng thn, hài hịa, xây dựng một cộng đồng xã hội văn minh, trong

đó tầng lớp trung lưu sẽ ngày càng chiếm số động trong xã hội.
+ Chủ động quản lý phân tầng xã hội, quản trị sự biến đổi xã hội, có chính sách
kinh tế, xã hội, văn hóa đồng bộ để cải thiện điều kiệnsống của nhân dân, chủ
động xây dựng cơ cấu xã hội hợp lý trên cơ sở khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Vấn đề đổi mới đồng bộ giữa chính trị và kinh tế:
+ Hiện nay, đổi mới chính trị (tư duy chính trị và tổ chức hoạt động của hệ
thống chính trị) cịn chậm hơn so với đổi mới kinh tế. Vì vậy phải đẩy mạnh đổi
mới chính trị cho đồng bộ, phù hợp với đổi mới kinh tế, tập trung vào đổi mới
thể chế, thiết chế, cơ chế, chính sách, phương thức huy động và phân bổ nguồn
lực, kiểm soát quyền lực và phát huy các động lực của phát triển.
- Vấn đề xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam:
+ Để định hướng đúng đắn cho việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, phát huy truyền thống
tốt đẹp của dân tộc trong giai đoạn mới, cần đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng hệ
giá trị văn hóa và con người Việt Nam. Cần nghiên cứu làm rõ hơn các tiêu chí
về tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học.

20


+ Tiếp tục nghiên cứu những tiêu chí cụ thể của con người có nhân cách, lối
sống tốt đẹp với các đặc tính cơ bản: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực,
đồn kết, cần cù, sáng tạo.
- Vấn đề đảng cầm quyền:
+ Cần tiếp tục làm sáng tỏ lý luận về đảng cầm quyền trong điều kiện một đảng
để thực sự đổi mới trong thực tiễn về nội dung cầm quyền, phương thức cầm
quyền, mơ hình cầm quyền, các điều kiện để cầm quyền bền vững, hiệu quả.
+ Cần nghiên cứu những giải pháp có hiệu quả để chống suy thối trong Đảng,
phịng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ.


PHẦN KẾT THÚC
Qua một số trình bày về nội dung “Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu
và động lực của CNXH - Giá trị lý luận và thực tiễn.” chúng ta đã phần nào
thấy được mục tiêu và động lực của CNXH mang lại giá trị lý luận và giá trị
thực tiễn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó có cái nhìn khái qt và cụ thể hơn
về chính trị xã hội Việt Nam, về vai trò quan trọng củaCNXH và đường lối phát
triển đất nước. Lịch sử Việt Nam trải qua hai cuộc chiến tranh xâm lược của
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho thấy đồn kết quốc tế ln nắm giữ một vai
trị hết sức quan trọng, là mắt xích quyết định đến chiến thắng và sự ổn định của
dân tộc Việt Nam. Nếu việc đấu tranh bảo vệ tổ quốc một bước tiến khởi nguồn
của cách mạng Việt Nam, thì xây dựng và phát triển đất nước cũng là một nhân
tố tất yếu và hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi đến thành cơng
ngày hơm nay. Nhờ có đường lối đúng đắn, xây dựng một CNXH công bằng,
dân chủ, văn minh mà ta đã chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua hàng ngàn khó
khăn, trở ngại để nhân dân có được cuộc sống ấm no, yên ổn, hạnh phúc như
ngày hôm nay. Thực hiện đường lối cách mạng và xây dựng đất nước khơng chỉ
vì thắng lợi của cách mạng mà còn là sự nghiệp chung của nhân loại trong cuộc
đấu tranh chống hủ bại, tham ô, chống phá nhà nước và các thế lực phản động
quốc tế, từ đó xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển mạnh mẽ. Muốn tăng cường
21


sức mạnh của tồn dân tộc vì mục tiêu chung, phải kiên quyết đấu tranh chống
lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chống lại chủ nghĩa sôvanh và
mọi thứ chủ nghĩa cơ hội khác.
Qua bài phân tích này, mọi cố gắng và suy nghĩ của em nêu rõ trong bài
viết, nhưng sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong thầy, cơ xem xét và góp ý
để bài viết của em được hoàn thiện và đầy đủ hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Hội đồng lý luận Trung ương: “Thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra
qua gần 30 năm đổi mới ở Việt Nam”.

/> /> />
22



×