Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.02 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----------

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU VỀ THỊ
TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM
NHĨM 3
LỚP TÍN CHỈ: TCH302(1.1/2021).3
GIẢNG VIÊN: CÔ MAI THỊ HỒNG

HÀ NỘI, THÁNG 09 NĂM 2020
1


Danh sách thành viên nhóm 3:

Họ và tên

Mã sinh viên

Hồng Việt Bách

1914420010

Ngô Văn Đôn

1914420015

Nguyễn Thùy Linh

1914420049



Lê Thị Huyền Trang

1914420093

Phạm Thị Minh Phượng

1914420070

Mở đầu
Năm 2020, tình hình kinh tế thế giới đang đứng trước nhiều khó khăn
thách thức rất lớn, tác động tiêu cực đến nước ta. Ở trong nước, kinh tế
vĩ mơ chưa vững chắc. Lạm phát vẫn cịn ở mức cao, sản xuất kinh
doanh cịn khơng ít ách tắc, hàng tồn kho lớn. Trong hoàn cảnh này việc
huy động vớn dài hạn để thực hiện những chính sách nhằm ổn định nền
kinh tế của chính phủ, cũng như nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Vấn đề nan giải này chính
là lý do khiến chúng em chọn đề tài “Thị trường trái phiếu ở Việt Nam”
bởi lẽ trái phiếu là một công cụ vay nợ số lượng lớn và dài hạn hữu hiệu
đới với doanh nghiệp và chính phủ.

2


A. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
I. Trái phiếu và thị trường trái phiếu
- Trái phiếu (TP) là chứng chỉ hoặc bút tốn ghi sở, xác nhận các quyền và
lợi ích hợp pháp của người sở hữu (Trái chủ) đối với một phần vốn nợ của
tổ chức phát hành, gồm Chính phủ, Chính quyền địa phương và doanh
nghiệp.

- Thị trường trái phiếu là thị trường phát hành và lưu hành các loại trái
phiếu do Chính phủ và các tổ chức kinh tế phát hành nhằm mục tiêu huy
động vốn trung và dài hạn với phương thức có trả lãi và hồn vớn trong
một kỳ hạn nhất định cho chủ thể đầu tư.
II. Phân loại thị trường trái phiếu:
1. Thị trường trái phiếu Chính phủ
Thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) đóng vai trị then chớt trên
thị trường trái phiếu, nhằm đáp ứng 2 mục tiêu là kênh huy động vốn hiệu
quả cho NSNN và là thị trường chuẩn cho thị trường tài chính. Theo đó, thị
trường TPCP Việt Nam đã từng bước phát triển để đảm nhiệm được cả 2
mục tiêu này.
- Về mục đích phát hành: TPCP do Bộ Tài chính phát hành nhằm
mục đích huy động vốn cho NSNN.
- Về phương thức phát hành: TPCP được phát hành theo các phương
thức đấu thầu, bảo lãnh, bán lẻ. Sau khi phát hành, TPCP được đăng lý, lưu
ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và niêm yết, giao dịch tại Sở GDCK
nhằm tăng tính thanh khoản của trái phiếu. Hiện tại, chủ yếu TPCP được
phát hành theo hình thức đấu thầu tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

2. Thị trường trái phiếu chính phủ bảo lãnh
Thị trường trái phiếu Chính phủ bảo lãnh là kênh huy động vớn cho
các doanh nghiệp ngân hàng chính sách của nhà nước và tở chức tài chính,
tín dụng thuộc đới tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ
- Đới tượng phát hành TPCPBL chủ yếu trên thị trường trong nước là
Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn
3


vớn từ phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh được sử dụng để thực hiện
các chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước.

Về phương thức phát hành:
+ Doanh nghiệp phát hành TPCPBL theo phương thức: đấu thầu, bảo
lãnh, đại lý, bán lẻ (chỉ đối với doanh nghiệp phát hành là tở chức tín
dụng). Việc tở chức phát hành TPĐCPBL của doanh nghiệp thực hiện theo
quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
+ Các NHCS phát hành TPĐCPBL theo phương thức đấu thầu, đại lý
và được áp dụng quy trình, thủ tục về phát hành TPCP theo phương thức
đấu thầu, đại lý để phát hành TPĐCPBL.

3. Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương
Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương là kênh huy động vớn
cho chính quyền địa phương.
Về mục đích phát hành: Trái phiếu chính quyền địa phương được
phát hành để đầu tư cho các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của
ngân sách địa phương.
Về phương thức phát hành: TPCQĐP được phát hành theo phương
thức: đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành. Hiện tại, các địa phương
thường phát hành trái phiếu theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành.
Sau khi phát hành, TPCQĐP được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký
Chứng khoán và được niêm yết, giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng
khoán theo yêu cầu của chủ thể phát hành.

4. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn cho các
doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh. Trái phiếu doanh nghiệp
được phát hành theo 2 hình thức, gồm phát hành ra công chúng phát hành
riêng lẻ.
- Đối với trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ:
+ Mục đích phát hành: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để Đầu tư
cho các chương trình, dự án. Tăng quy mô vốn hoạt động. Tái cơ cấu nợ.

4


+ Về phương thức phát hành: trái phiếu doanh nghiệp được phát
hành theo một trong ba phương thức: đấu thầu, bảo lãnh; bán lẻ (chỉ đối với
doanh nghiệp phát hành là tở chức tín dụng).
- Đới với trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng, điều kiện
chào bán, hồ sơ đăng ký chào bán thực hiện theo quy định của Luật Chứng
khốn.

B. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

1. Đặc điểm của thị trường trái phiếu chính phủ:
• Thị trường trái phiếu Chính Phủ là một bộ phận cấu thành của thị trường
tài chính, qua đó Chính Phủ có thể huy động được vốn, bù đắp thâm hụt
ngân sách và đầu tư cơ sở hạ tầng
• Thị trường TPCP là nơi diễn ra các giao dịch mua – bán, trao đổi TPCP,
việc này diễn ra cả trên thị trường phát hành và thị trường giao dịch
• Quy mơ của thị trường TPCP thường lớn hơn so với thị trường trái
phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu. Ở Mỹ, thị trường chứng khốn cung
ứng 30% vớn trực tiếp trong đó 2% từ cổ phiếu, 4% từ TPDN, 24% từ
TPCP.
2. Phân loại thị trường trái phiếu Chính Phủ
2.1. Thị trường phát hành trái phiếu Chính Phủ
Thị trường phát hành trái phiếu Chính Phủ(thị trường sơ cấp) là thị trường
mua bán trái phiếu Chính Phủ mới phát hành. Trên thị trường này vốn từ
nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu
mua trái phiếu Chính Phủ mới phát hành
Vai trò của thị trường phát hành TPCP


5


- Trái phiếu hóa các nguồn vốn cần huy động, vớn mà Chính Phủ cần sẽ
được huy động thơng qua thị trường phát hành.
- Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiền
nhàn rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền sang dạng vốn
dài hạn. Đặc điểm của thị trường phát hành TPCP
- Thị trường phát hành trái phiếu Chính Phủ là thị trường tạo vớn cho
Chính Phủ và đồng thời cũng tạo ra hàng hóa cho thị trường giao dịch.
Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, thị trường phát hành trái phiếu Chính
Phủ làm tăng vớn đầu tư.
- Những người bán trái phiếu Chính Phủ trên thị trường trái phiếu Chính
Phủ là Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước
- Thị trường phát hành chỉ được tổ chức một lần cho một loại chứng
khoán nhất định, trong thời gian hạn định.
2.2. Thị trường giao dịch trái phiếu Chính Phủ
Thị trường giao dịch TPCP là nơi giao dịch TPCP đã được phát hành trên
thị trường phát hành.
Là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu trái phiếu. Thị trường giao
dịch đảm bảo tính thanh khoản cho TPCP đã phát hành.
Đặc điểm của thị trường giao dịch TPCP
- Trên thị trường giao dịch TPCP, các khoản tiền thu được từ việc bán trái
phiếu thuộc về nhà đầu tư và các nhà kinh doanh trái phiếu chứ không
thuộc về nhà phát hành. Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào
những người phát hành trái phiếu mà vận chuyển giữa những người đầu
tư trái phiếu trên thị trường. Thị trường giao dịch TPCP là một bộ phận
quan trọng của thị trường trái phiếu TPCP, gắn bó chặt chẽ với thị trường
phát hành.


6


- Giao dịch trên thị trường giao dịch phản ảnh nguyên tắc cạnh tranh tự
do, giá trái phiếu Chính Phủ trên thị trường giao dịch do cung và cầu
quyết định.
- Thị trường giao dịch TPCP là một thị trường hoạt động liên tục, các nhà
đầu tư có thể mua và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường giao
dịch
3. Quá trình phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
Khái quát quá trình phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt
Nam
Lịch sử phát hành và sự hình thành phát triển thị trường trái phiếu Chính
Phủ ở Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn sau:
3.1. Giai đoạn trước năm 1990:
Giai đoạn chưa hình thành thị trường TPCP Ở thời kỳ này, nhu cầu chi tiêu
cho cuộc kháng chiến là rất lớn, trong khi nguồn thu của ngân sách Nhà
Nước cịn hạn hẹp do chính sách giảm thuế của chính quyền cách mạng,
vì vậy việc huy động vốn qua hình thức TPCP đã có ý nghĩa rất lớn, tuy
nhiên, nó còn nhiều hạn chế do nguồn lực tài chính trong dân cịn nhỏ,
dựa trên lịng u nước là chính, có loại cơng trái khơng hồn cả gớc lẫn
lãi mà người dân vẫn mua, có thể thấy rằng giai đoạn này việc phát hành
công trái không dựa trên quan hệ kinh tế mà là trên quan hệ chính trị,
nhằm mục đích phục vụ cho chiến tranh là chính. Như vậy, ở giai đoạn
này chưa tồn tại khái niệm thị trường trái phiếu Chính Phủ.
3.2. Giai đoạn 1990 - nay:
Giai đoạn bắt đầu hình thành và phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ
Trong giai đoạn 1990 đến nay, Việt Nam thực hiện cơng cuộc đởi mới
tồn diện nền kinh tế - xã hội theo các nghị quyết của đại hội đảng lần thứ
VII, VIII và IX. Nền kinh tế trong giai đoạn này đã liên tục tăng trưởng và

đạt được những thành tựu quan trọng. Nhiệp độ tăng GDP bình quan hàng
năm giai đoạn 1991 – 1995 đạt 8,2%, giai đoạn 1996 – 2000 đạt 7,0% và
giai đoạn 2001 – 2007 đạt xấp xỉ 7.3%, giai đoạn 2008-2013 giảm còn
5,2% và giai đoạn 2014- nay trung bình 6,2%. Để thực hiện các mục tiêu
của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước đã đưa ra
7


những chủ trương, chính sách lớn trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ nói
chung và cơng tác huy động vớn nói riêng đó là: Xây dựng chính sách tài
chính q́c gia và thực hiện cải cách cơ bản nền tài chính Nhà nước theo
hướng thúc đẩy khai thác nguồn lực trong nước, xây dựng và phát triển thị
trường tài chính, từng bước hình thành thị trường chứng khoán, thu hút
các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển.

C. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
Các doanh nghiệp phát hành bao gồm các doanh nghiệp nhà nước đang
thực hiện cở phần hố, hay các tởng cơng ty, tập đồn kinh tế lớn. Số
trái phiếu này được phát hành thông qua kênh đấu giá, bảo lãnh và môi
giới. Tuy nhiên, tính thanh khoản của loại trái phiếu này cũng khơng cao.
Sau khi Chính phủ ban hành nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 về phát
hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước, thị trường trái phiếu
bắt đầu manh nha hình thành. Tuy nhiên, phải đến năm 1996, thị trường
trái phiếu doanh nghiệp mới có những bước đột phá mới

1. Ưu nhược điểm của trái phiếu doanh nghiệp


Khả năng tiếp cận nguồn vốn nhanh và hiệu quả. Phát hành trái
phiếu giúp doanh nghiệp chủ động linh hoạt hơn trong viêc tiếp cận

được những nguồn vớn lớn.



So với CP, khả năng làm pha lỗng sở hữu khi có thêm nguồn vốn
của TP là ít hơn rất nhiều.
Chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với cổ phiếu. Chi phí lãi từ trái



phiếu phải trả cho trái chủ là chi phí trước thuế, được khấu trừ khi
tính th́. Ngược lại, cở tức của cở phiếu là phần trích từ lợi nhuận
sau th́.


Giải quyết tình trạng phá sản doanh nghiệp có lợi thế cho trái chủ

8


Tuy nhiên, Tính linh hoạt trong việc trả lãi cho nhà đầu tư không cao.
Khi huy động vốn bằng trái phiếu, doanh nghiệp phải trả lãi theo lãi suất
theo thời hạn xác định trước. Dịng tiền dùng để thanh tốn lãi có thể làm
doanh nghiệp mất đi nhiều cơ hội đầu tư khác.
Thời hạn sử dụng nguồn vốn bị hạn chế.
Tính thanh khoản: Trái phiếu hiện nay ở Việt Nam chưa có thị trường
giao dịch thứ cấp nên tính thanh khoản của trái phiếu hạn chế hơn so với
cổ phiếu đã niêm yết trên thị trường chứng khoán.
2. Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay
Đối với chủ thể phát hành là doanh nghiệp phải hội đủ những điều

kiện sau:
+ Là công ty cổ phần, công ty TNHH, DNNN có mức vốn điều lệ
đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành là 10 tỷ đồng VN.
+ Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành
phải có lãi, đồng thơ không có lỗ luỹ kết đến năm đăng ký chào bán,
không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm.
+ Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả vốn thu được
từ đợt phát hành trái phiếu.
+ Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà
đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
3. Thực trạng phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay
Số lượng doanh nghiệp và lượng vốn huy động từ thị trường trái
phiếu vẫn còn hạn chế. Thị trường TP DN cho đến năm 2018 vẻn vẹn
chỉ có 20 DN phát hành TP DN. Sau 8 năm thực hiện Nghị định 52, trên
thị trường TP quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vài gương mặt cũ tham gia,
như, TCty Thép VN, TCty Sông Đà, Tập đoàn Điện lực (ngoài
9


Vinaconex huy động 1.000 tỉ đồng, Vilemim huy động 5 tỉ đồng...). Giá
trị trái phiếu đang lưu hành trên thị trường ước chừng khoảng 25 tỷ
USD.
Khơng có tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp, là rào cản

-

cho các doanh nghiệp nhỏ khi phát hành trái phiếu.
-


Thiếu vắng các nhà tạo lập thị trường.

-

Tính thanh khoản của thị trường trái phiếu thấp. Đây chính là
rào cản lớn nhất khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa
thật sự phát triển mạnh. Ngun nhân là do


Trái phiếu có lãi suất cớ định, giá trái phiếu ít biến động nên
các nhà đầu tư cá nhân không thấy hấp dẫn khi nắm giữ trái
phiếu, mà họ sẽ đầu tư vào cổ phiếu, do vậy, việc mua đi
bán lại các trái phiếu sẽ không “nhộn nhịp” như cở phiếu



Các nhà đầu tư tở chức là các tổ chức như ngân hàng, các
công ty bảo hiểm hay các doanh nghiệp lớn. Họ nắm giữ trái
phiếu nhằm mục đích quản lý tính thanh khoản chứ khơng
phải nhằm mục đích lợi nhuận. Do vậy, họ ưa thích nắm giữ
trái phiếu chính phủ hơn là các trái phiếu doanh nghiệp

D. TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
- Chủ yếu cho các địa phương huy động vốn phục vụ cho việc xây
dựng các công trình cơ sở vật chất hạ tầng tại địa phương của mình, chủ
yếu phát hành thông qua cơng chúng của chính địa phương đó thơng qua
KBNN.
- Hiện nay, chỉ có hai địa phương là Hà nội và TP.HCM là thực
hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thường xuyên, với số
lượng lớn nhằm huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công

10


trình phúc lợi tại địa phương.
E. GỢI Ý GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT
NAM
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bằng tiền đồng của Việt Nam chỉ là thị
trường nhỏ nhất trong số sáu thị trường trái phiếu doanh nghiệp của khu
vực ASEAN, nhưng những năm gần đây đã chứng kiến sự phát triển nhanh
chóng của thị trường này nhờ sự tăng trưởng và ổn định kinh tế, chỉ sớ lạm
phát ln được kiểm sốt tớt và nằm ở mức thấp. Ngồi ra, Chính phủ ln
có các chính sách quản lý và điều tiết phù hợp.
Giá trị của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng mạnh, chiếm
từ 9,01% tổng GDP của cả nước vào năm 2018 lên 11,3% vào năm 2019,
khiến Việt Nam trở thành thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển
nhanh nhất ở khu vực Đơng Á. Ngồi ra, các đơn vị phát hành trong nước
đang ngày càng gia tăng nhận thức về các loại hình đa dạng hóa nguồn vốn
của mình. , trái phiếu đang là kênh huy động vốn phổ biến tại Việt Nam hỗ
trợ doanh nghiệp huy động vốn để phát triển kinh doanh, giảm dần sự phụ
thuộc vào nguồn vớn tín dụng ngân hàng, hỗ trợ các ngân hàng thương mại
và doanh nghiệp mọi ngành nghề huy động vốn dài hạn đáp ứng tiêu chí an
tồn vớn; giảm áp lực huy động vốn cho hệ thống ngân hàng thương mại;
định hướng đầu tư trung và dài hạn thay vì gửi tiết kiệm ngắn hạn.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 81 bổ sung một số quy định
nhằm nâng cao tiêu chuẩn về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, hạn chế
phát hành trái phiếu riêng lẻ để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân và
nâng cao trách nhiệm của người bảo lãnh phát hành khi đánh giá năng lực
tài chính của các đợt phát hành.
Thứ nhất, mặc dù tăng trưởng liên tục qua các năm, nhưng thị trường trái
phiếu doanh nghiệp vẫn có quy mô nhỏ hơn so với các kênh huy động vốn

khác. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn dựa vào ngân hàng khi có nhu cầu về
vốn hơn là tự phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Quy mơ tín dụng của Việt Nam đến ći năm 2019 đã đạt 8,2 triệu tỷ đồng,
tương đương với 138,4% GDP của cả nước trong khi trái phiếu doanh
nghiệp được lưu hành chỉ đạt mức 11,3% tổng GDP.
Giá trị vốn hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam nhỏ hơn
nhiều so với các thị trường khác trong khu vực với mức trung bình khoảng
20-50% GDP như Hàn Quốc và Singapore. Hơn nữa, số lượng doanh
11


nghiệp phát hành trái phiếu đã tăng lên nhưng chủ yếu chỉ từ các công ty
bất động sản và ngân hàng thương mại.
Để phát triển thị trường, Bộ Tài chính Việt Nam cần nâng cao nhận thức
các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, cơ sở hạ tầng và xây dựng… đối
với việc sử dụng kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp như một kênh huy
động vốn mới. Hơn nữa, các chính sách hiện hành liên quan đến đầu tư và
nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp chưa đủ khuyến khích các nhà đầu tư vào
trái phiếu doanh nghiệp.
Thứ hai, việc phát hành trái phiếu chỉ phù hợp cho các doanh nghiệp đã
phát triển và tạo dựng được uy tín trên thị trường.
Doanh nghiệp cần phải có năng lực quản trị cơng ty, tính minh bạch và
chun nghiệp để đáp ứng các tiêu chuẩn phát hành trái phiếu. Doanh
nghiệp nên tham vấn các đơn vị chuyên môn để lựa chọn kênh huy động
vốn phù hợp nhất nhằm đảm bảo hiệu quả, kỳ hạn phù hợp và chi phí hợp
lý.
Thứ ba, một khung đánh giá rủi ro chi tiết thật sự cần thiết để tránh những
rủi ro tiềm ẩn trên thị trường. Thông thường, các vấn đề nảy sinh khi cơ sở
hạ tầng của thị trường không theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng.
Hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiến hành chào bán trái phiếu ra

công chúng cũng gặp rất nhiều thủ tục và yêu cầu phức tạp do đó họ sẽ lựa
chọn phát hành riêng lẻ. Chính vì vậy, Việt Nam cần hoàn thiện các quy
định pháp luật đới với hoạt động thanh tốn, phát hành và kinh doanh trái
phiếu.
Thứ tư, cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu trong nước đã có sự
thay đổi nhờ vào số lượng nhà đầu tư tăng nhanh và ngày càng được đa
dạng hóa. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần cải thiện các chính sách để phát
triển cơ sở nhà đầu tư, ví dụ như các đơn vị bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí,
quỹ đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài.
Đa dạng hóa sản phẩm trái phiếu cũng thật sự cần thiết, ví dụ như trái phiếu
xanh và trái phiếu do các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất và các lĩnh
vực khác phát hành.
Thứ năm, ở Việt Nam, xếp hạng tín nhiệm của một tở chức phát hành vẫn
cịn là một khái niệm khá mới mẻ đới với hầu hết các nhà đầu tư. Việt Nam
hiện đang thiếu vắng các cơng ty xếp hạng tín nhiệm và các tở chức xếp
hạng tín nhiệm q́c tế vẫn chưa có mặt để hỗ trợ các tổ chức phát hành trái
phiếu doanh nghiệp địa phương.
12


Ngoài ra, các nhà đầu tư trái phiếu thường quan tâm nhiều vào lãi suất trái
phiếu hơn là xếp hạng tín nhiệm của đơn vị điều hành. Chỉ một vài ngân
hàng lớn được các tổ chức như Moody’s, S&P công bố xếp hạng.

13



×