Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Nghiên cứu khảo sát tình hình nghe nhạc trực tuyến của giới trẻ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA TỐN – THỐNG KÊ

BÀI TIỂU LUẬN
Mơn học : THỐNG KÊ TRONG KINH TẾ & KINH DOANH
Đề tài

: NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NGHE

NHẠC TRỰC TUYẾN CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: Trần Hà Quyên
Lớp học

: S6_C21Q_0533

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021

1


NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN DỰ ÁN

NHÓM 1:

Thành viên

MSSV

Tỉ lệ % đóng góp



Lê An Chi

31211024461

100%

Diệp Tử Gia

31211022657

100%

Quách Phú Hào

31211024177

100%

Vương Vĩnh Khải

31211020748

100%

Nguyễn Thị Thùy Linh

31211023619

100%


Bùi Nhâm Ngọ

31211024651

100%

Nguyễn Ngọc Phương Vy

31211023727

100%

2


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU: ........................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................................ 6
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................................................. 6
1.1. Bối cảnh đề tài nghiên cứu: ................................................................................................ 6
1.2. Phát biểu vấn đề nghiên cứu: ............................................................................................. 7
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu: ...................................................................................................... 7
1.2.2. Vấn đề nghiên cứu: ....................................................................................................... 7
1.3. Mục tiêu của đề tài: ........................................................................................................... 8
1.3.1. Mục tiêu chung: ............................................................................................................ 8
1.3.2. Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................................ 8
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...................................................................................... 8
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................................... 8
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................................... 9

1.5. Nguồn số liệu nghiên cứu: .................................................................................................. 9
1.6. Nội dung nghiên cứu: ........................................................................................................ 9
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................................. 13
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN
CỨU ......................................................................................................................................... 13
2.1. Khái niệm ....................................................................................................................... 13
2.1.1. Âm nhạc .................................................................................................................... 13
2.1.2. Cụ thể về âm nhạc....................................................................................................... 13
2.1.3. Tác dụng của âm nhạc ................................................................................................. 13
2.1.4. Hình thức nghe nhạc trực tuyến .................................................................................... 14
2.2. Các nghiên cứu trước đây : .............................................................................................. 16
2.3. Mô hình nghiên cứu : ....................................................................................................... 17
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................................. 18
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DỮ LIỆU ............................................................................... 18
3.1. Mục tiêu dữ liệu: ............................................................................................................. 18
3.2. Cách tiếp cận: ................................................................................................................. 18
3.3. Kế hoạch phân tích: ......................................................................................................... 22
3.3.1. Các phương pháp: ...................................................................................................... 22
3.3.2. Cơng cụ thống kê: ....................................................................................................... 22
3.3.3. Chương trình máy tính và cơng cụ tính tốn: .................................................................. 23
3.4. Độ tin cậy và độ giá trị: .................................................................................................... 23
3


CHƯƠNG 4 .............................................................................................................................. 24
PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 24
4.1. Tổng hợp khảo sát ........................................................................................................... 24
4.1.1. Giới tính .................................................................................................................... 24
4.1.2. Độ tuổi của đối tượng khảo sát ..................................................................................... 25
4.1.3. Thời gian nghe nhạc trong 1 ngày ................................................................................. 25

4.1.4. Mục đích tìm đến âm nhạc ........................................................................................... 27
4.1.5. Nền tảng nghe nhạc trực tuyến thường được sử dụng bởi đối tượng tham gia khảo sát ........ 28
4.1.6. Đánh giá mức độ hài lòng của nền tảng âm nhạc mà người tham gia khảo sát đang sử dụng 29
4.1.7. Tần suất thường gặp quảng cáo gây phiền phức khi sử dụng các nền tảng âm nhạc ............ 31
4.1.8. Đánh giá việc sẵn lòng chi trả cho nền tảng nghe nhạc độc quyền, khơng có quảng cáo ...... 31
4.1.9. Mức độ sẵn lịng trả phí của giới trẻ để sử dụng các nền tảng nghe nhạc trực tuyến: .......... 33
CHƯƠNG 5 .............................................................................................................................. 37
ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN ........................................................................................................ 37
5.1. Đề xuất giải pháp............................................................................................................. 37
5.1.1. Về phía người nghe ..................................................................................................... 37
5.1.2. Về phía các nhà phát hành ........................................................................................... 38
5.2. Kết luận .......................................................................................................................... 38

4


LỜI NĨI ĐẦU:
Từ xưa tới nay, âm nhạc ln là một phần quan trọng trong cuộc sống của con người. Âm
nhạc được xem như là một “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi
người. Dưới thời kỳ phong kiến, thưởng thức âm nhạc là một thú vui tao nhã dành cho các quan
chức, vua chúa, chỉ có các vương cơng q tộc mới có thể thưởng nhạc. Thời kỳ xây dựng đổi
mới, nghe nhạc khơng chỉ dành cho các tầng lớp phía trên mà nghe nhạc trở nên phổ biến với tất
cả mọi người không phân biệt giai cấp, địa vị, nghề nghiệp hay độ tuổi với vô vàn thể loại âm
nhạc, vô vàn hình thức nghe nhạc và vơ vàn lý do vì sao lại nghe nhạc. Đó có thể là nhạc Cách
mạng, nhạc vàng, nhạc đỏ hay là những thể loại nhạc đã đang và sẽ được phát triển trong xã hội
hiện nay như: nhạc điện tử, nhạc pop, nhạc rock … Cùng với vịng phát triển của thời đại, các
hình thức nghe nhạc ngày càng được khai thác ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là hình thức nghe nhạc
trực tuyến đang được yêu thích và phổ biến hơn bao giờ hết. Hình thức này đang được lan rộng
trong giới trẻ trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ càng làm cho hình thức
nghe nhạc trực tuyến trở thành một xu hướng hấp dẫn không thể chối bỏ không chỉ với người

yêu âm nhạc ngày nay. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng tới tình hình nghe nhạc trực tuyến của
giới trẻ đương đại? Hiện nay hình thức nghe nhạc trực tuyến không chỉ đơn giản là nghe nhạc
nữa, nó cịn ảnh hưởng tới nhiều vấn đề về âm nhạc, nghệ thuật, kinh tế và các lĩnh vực khác,
dẫn đến nhiều vấn đề nhức nhối, trong đó có thể kể đến vấn nạn nghe nhạc “lậu”. Nhìn xa hơn,
chúng ta có thể nhận thấy rằng việc nghe nhạc trực tuyến có khả năng đang liên đới tới hành vi
xâm phạm bản quyền và ăn cắp chất xám của người làm nhạc.
Trong giới hạn bộ môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh, chúng em thực
hiện đề tài nghiên cứu “ Khảo sát, nghiên cứu tình hình nghe nhạc trực tuyến của giới trẻ
hiện nay”. Từ đó, mơ tả tổng quan về thời lượng, mục đích nghe nhạc cũng như liệu giới trẻ hiện
nay có sẵn lịng chi trả cho việc nghe nhạc trên các nền tảng trực tuyến độc quyền, chất lượng
cao.
Vì đây là dự án đầu tiên chúng em cùng nhau thực hiện, nên việc sai sót là khơng thể
tránh khỏi, mong cơ có thể bỏ qua những thiếu sót này! Qua dự án lần này, nhóm chúng em chân
thành cảm ơn cơ Trần Hà Quyên - giảng viên môn Thống Kê Ứng Dụng đã hướng dẫn một cách
tận tình, giải đáp thắc mắc rõ ràng đầy đủ để chúng em có thể hồn thành dự án một cách tốt
nhất!

5


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Bối cảnh đề tài nghiên cứu:
Trong hơn 15 năm trở lại đây, khi internet du nhập và bắt đầu bùng nổ tại Việt Nam, hình
thức nghe nhạc trực tuyến đã xuất hiện với sự ra đời của nền tảng nghe nhạc số đầu tiên
Nhacso.net. Theo sau đó là sự xuất hiện của lần lượt các nền tảng nghe nhạc trực tuyến như
NhacCuaTui, ZingMP3,… Sự có mặt của các trang web nghe nhạc này như một làn gió mới
thay đổi thói quen nghe nhạc, thưởng thức âm nhạc của đại đa số người dân Việt Nam lúc
bấy giờ. Tuy nhiên, khi số lượng lớn các nền tảng nghe nhạc trực tuyến ra đời như vậy sẽ
đồng nghĩa với việc khán giả được tiếp cận với âm nhạc miễn phí. Điều đó tạo nên sự khó

khăn và bất đồng khi các nghệ sĩ, các nhà sản xuất khơng nhận được lợi ích gì từ các sản
phẩm của mình. Việc này như đã ăn sâu vào suy nghĩ của người dùng Việt rằng giải trí “miễn
phí” là một điều tất yếu.
Mặc dù gặp khó khăn trong việc thu phí khi nghe nhạc trực tuyến, nhưng nhận thấy được thị
trường âm nhạc Việt Nam là “một miếng mồi béo bở”, các cơng ty nghe nhạc trực tuyến có
tiếng tăm trên thế giới cũng đã đặt chân gia nhập thị trường Việt Nam. Năm 2015, Apple
Music xuất hiện, không kém cạnh Spotify đã theo sau vào năm 2017. Sự xuất hiện của hai
ông lớn trong mảng âm nhạc này đang dần thay đổi thói quen nghe nhạc của người dùng
nước ta, đặc biệt là giới trẻ - nghe nhạc có trả phí.
Đứng trước sự thay đổi của người dùng, các nghệ sĩ cũng tiên phong đi đầu trong việc bảo vệ
chất xám của mình – “ nói khơng với âm nhạc khơng có bản quyền”. Cùng với ảnh hưởng
nhất định của mình, việc các nghệ sĩ đi đầu trong cơng tác nghe nhạc trả phí đã góp phần xóa
bỏ vấn nạn bản quyền âm nhạc vốn nhức nhối trong giới giải trí bấy lâu nay.
Thị trường âm nhạc trực tuyến của Việt Nam đang bước vào một giai đoạn mới, với những
thói quen đang dần được thay đổi với chính giới trẻ Việt đó là lý do thúc đẩy nhóm chúng em
khảo sát nghiên cứu về vấn đề này.

6


Cho nên, đề tài nghiên cứu của nhóm về “ Khảo sát, nghiên cứu tình hình nghe nhạc trực
tuyến của giới trẻ hiện nay” sẽ cho chúng ta thấy được hiện trạng và ý thức nghe nhạc trực
tuyến của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Từ đó cũng đề xuất những giải pháp với mục đích
phân bổ thời gian nghe nhạc và nâng cao ý thức nghe nhạc của các bạn trẻ nhằm thay đổi thị
trường âm nhạc trực tuyến Việt Nam theo hướng tốt đẹp hơn để đuổi kịp thị trường âm nhạc
của các quốc gia khác trong khu vực và thế giới.

1.2. Phát biểu vấn đề nghiên cứu:
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu:
- Sinh viên có thói quen nghe nhạc trực tuyến không?

- Sinh viên thường nghe nhạc với mục đích gì?
- Sinh viên thường nghe nhạc khoảng bao lâu trong một ngày?
- Sinh viên có thường gặp quảng cáo khi nhạc trực tuyến khơng? Họ có cảm thấy phiền vì những
quảng cáo này khơng?
- Sinh viên chi trả cho việc nghe nhạc trực tuyến là bao nhiêu? Họ chi tiêu cho khoản tiền ấy vào
những nền tảng nhạc nào ?

1.2.2. Vấn đề nghiên cứu:
Vấn đề nghiên cứu ở đây là tình hình nghe nhạc trực tuyến của giới trẻ hiện nay.

7


1.3. Mục tiêu của đề tài:
1.3.1. Mục tiêu chung:
Phân tích tình hình nghe nhạc trực tuyến của giới trẻ thơng qua những độ tuổi, mục đích, thời
gian và nền tảng sử dụng. Từ đó, mơ tả tổng quan về thời lượng, mục đích nghe nhạc cũng như
liệu giới trẻ hiện nay có sẵn lịng chi trả cho việc nghe nhạc trên các nền tảng trực tuyến độc
quyền, chất lượng cao.
Từ bộ phận giới trẻ nói trên, chúng ta đề xuất giúp mọi người có thể mở rộng nhu cầu thưởng
thức âm nhạc. Từ đó, giúp mọi người tiếp cận việc nghe nhạc trực tuyến với ý thức cao hơn.

1.3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Thời gian nghe nhạc trong một ngày của giới trẻ.
- Mục đích của giới trẻ tìm đến âm nhạc.
- Nền tảng nghe nhạc trực tuyến mà giới trẻ đang sử dụng
- Giới trẻ có thường gặp quảng cáo khi nghe nhạc và cảm thấy phiền vì điều này.
- Giới trẻ có sẵn lịng chi trả cho việc nghe nhạc độc quyền khơng có quảng cáo, và giá sẵn lòng
chi trả.


1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là tình hình nghe nhạc trực tuyến của giới trẻ hiện nay. Đây là một trong
những nhân tố then chốt, phản ánh tốt được thực trạng.
8


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
1.4.2.1. Phạm vi về thời gian:
Thời gian nghiên cứu và thời gian khảo sát có hạn nên thời gian khảo sát diễn ra trong vòng 3
ngày từ ngày 4/12/2021 đến ngày 7/12/2021.

1.4.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu các bạn trẻ có độ tuổi từ dưới 16 tuổi đến trên 20 tuổi, đặc biệt trong
độ tuổi 16-18 và một bộ phận sinh viên thuộc Đại học UEH. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và
khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế, đề tài khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm kính
mong có được sự cảm thơng và góp ý của cơ để hồn thiện hơn.

1.5. Nguồn số liệu nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện khảo sát dựa trên biểu mẫu được gửi đến sinh viên của Đại học UEH và
các bạn trẻ thơng qua các nhóm học tập và nhóm lớp.

1.6. Nội dung nghiên cứu:
Dựa trên vấn đề nghiên cứu để đạt được mục tiêu của đề tài đã nêu ở những mục trên, chúng em
đã làm mẫu khảo sát gồm 9 câu hỏi với những tiêu chí, chuẩn mực được đặt ra. Mẫu khảo sát của
chúng em như sau:
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NGHE NHẠC TRỰC TUYẾN CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY
1.

Giới tính của bạn là:


·

Nam

·

Nữ

9


2.

Độ tuổi của bạn là :

·

Dưới 16 tuổi

·

Từ 16 đến 18 tuổi

·

Từ 19 đến 20 tuổi

·


Trên 20 tuổi

3.

Thời gian nghe nhạc trong một ngày của bạn là:

·

Dưới 1 tiếng/ngày

·

Từ 1 đến 3 tiếng/ngày

·

Từ 3 đến 5 tiếng/ngày

·

Trên 5 tiếng/ngày

4.

Mục đích của việc tìm đến âm nhạc của bạn là:

·

Giải trí, thư giãn, chill


·

Học ngôn ngữ

·

Cải thiện sự tập trung

·

Tiếp thêm năng lượng

·

Khác

5.

Nền tảng nghe nhạc trực tuyến mà bạn đang sử dụng là:

·

Youtube

10


·

Spotify


·

Apple Music

·

Soundcloud

·

Khác

6.

Đánh giá mức độ hài lịng của bạn:

·

Khơng hài lịng

·

Bình thường

·

Hài lịng

·


Rất hài lịng

7.

Bạn có thường gặp quảng cáo khi nghe nhạc và cảm thấy phiền vì điều này:

·



·

Khơng

8.

Bạn có sẵn lịng chi trả cho nền tảng nghe nhạc độc quyền, khơng có quảng cáo phiền

tối khơng:
·



·

Khơng

9.


Nếu sẵn lịng chi trả thì mức phí bạn có thể chi trả là:

·

Dưới 20.000 VNĐ/tháng

·

Từ 20.000 – 50.000 VNĐ/tháng
11


·

Từ 50.000 – 100.000 VNĐ/tháng

·

Trên 100.000 VNĐ/tháng

1.7. Kết cấu đề tài:
Dự án được chia thành 5 chương.
-

Chương 1: Giới thiệu đề tài

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn và các kết quả nghiên cứu trước đây


-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

-

Chương 4: Phân tích và kết quả nghiên cứu

-

Chương 5: Đề xuất và kết luận

12


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC
ĐÂY VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm
2.1.1. Âm nhạc
Âm nhạc là một phạm trù nghệ thuật không thể thiếu trong cuộc sống. Con người sử dụng âm
nhạc vào việc giải trí, thư giãn để cải thiện chất lượng sống, nâng cao đời sống tinh thần nhằm
phục vụ nhu cầu của bản thân, đơi khi có người cũng dùng âm nhạc để trút hết bầu tâm sự,
những chuyện buồn vui trong cuộc sống của mình.

2.1.2. Cụ thể về âm nhạc
Theo nghiên cứu, Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt cảm xúc của
người hát hoặc người nghe. Nó đã có nguồn gốc từ rất lâu đời và cũng được dùng để phân biệt
phong cách sống, văn hoá của từng vùng miền, từng đất nước.
Âm nhạc luôn được sáng tạo, được đổi mới hằng ngày theo từng bối cảnh và từng đặc điểm xã

hội.
Ví dụ : Những bài hát, những âm thanh du dương, những tiếng nhạc cụ, đó chính là âm nhạc.

2.1.3. Tác dụng của âm nhạc
Các nghiên cứu đã chỉ rõ ra được rằng, âm nhạc có tác động nhiều đến với đời sống con người.
Âm nhạc, nhất là nhạc giao hưởng sẽ kích thích rất nhiều đến với sự phát triển của bộ não, làm
tăng sự minh mẫn, tập trung cho con người.
Trong chiến tranh, âm nhạc còn được coi nhưng một sức mạnh tinh thần thép cho những người
chiến sĩ, giúp các đồng chí sẵn sàng vững tin hơn, lạc quan hơn trong cuộc chiến để đạt được
chiến thắng giành độc lập.
13


Trung bình mỗi người trong chúng ta dành ra một giờ đồng hồ trong một ngày để nghe nhạc nên
âm nhạc còn được coi là một liều thuốc an thần giúp con người dễ dàng thay đổi tư duy, tâm
trạng của mình theo nhiều chiều hướng khác nhau,.
Ví dụ : Mỗi con người có thể rơi vào tình trạng buồn bã tuy nhiên âm nhạc có thể giúp tinh thần
ta trở nên lạc quan và tích cực hơn.
 Hiện nay, khi đất nước và con người đang trong một thời kỳ đổi mới qua các cuộc hội nhập
mới mẻ. Nhiều dịng nhạc nước ngồi đã bắt đầu du nhập vào Việt nam, khiến cho nhu cầu giải
trí của con người ngày càng tăng và âm nhạc cũng đã bắt đầu phát triển theo nhiều hướng mới
mẻ với nhiều hình thức hơn.Những hình thức mới ấy khiến âm nhạc khơng cịn bó gọn ở những
buổi tiệc tùng hay những bài hát trên tivi nữa mà nó đã phát triển một cách thuận tiện nhất đến
với người dùng. Một trong những hình thức nghe âm nhạc phổ biến của con người trong vịng 10
năm trở lại đây đó chính là hình thức nghe nhạc trực tuyến.

2.1.4. Hình thức nghe nhạc trực tuyến
Hình thức nghe nhạc trực tuyến là hình thức mà con người sử dụng một nền tảng phát nhạc nào
đó để bật những bài hát mà mình u thích ở bất kì đâu, bất kì lúc nào một cách thuận tiện và
nhanh chóng chỉ qua một chiếc điện thoại thơng minh trên tay.


2.1.5. Các nền tảng nghe nhạc trực tuyến
Thời đại 4.0 đã xuất hiện vô vàng nền tảng nghe nhạc trực tuyến khác nhau nhưng theo như đề
tài nghiên cứu của cả nhóm cùng phát triển đã cho thấy các nền tảng phát nhạc trực tuyến phổ
biến nhất của các bạn trẻ hiện nay đó chính là : Youtube, Spotify,… Đây là các nền tảng mà
những người sáng tạo có thể đăng tải những sản phẩm âm nhạc của mình để người nghe có thể
dễ dàng thưởng thức.
Mặt khác, giới trẻ đã và đang gặp khá nhiều phiền toái ở các nền tảng này khi họ đang tận hưởng
bài hát thì lại bị quảng cáo làm đứt quãng gây ra sự khó chịu cho người dùng.

14


Đây là một vấn đề khá nan giải và theo nghiên cứu, đại đa số các bạn trẻ đều muốn tìm cách loại
bỏ những quảng cáo ấy để bài nhạc của mình đang nghe được trọn vẹn hơn.
Tuy nhiên, nếu xét về khía cạnh nhà phát triển và các nghệ sĩ thì ta phải nên hiểu một vấn đề
rằng : việc đưa quảng cáo vào các bài hát là một cách để tạo thêm thu nhập cho các nhà phát
triển và cũng như các nghệ sĩ để họ có thêm động lực phát triển thêm những sản phẩm mới. Nếu
không có nguồn thu từ những quảng cáo thì các nghệ sĩ và các nhà phát triển sẽ đưa ra những sản
phẩm chất lượng ngày càng ít đi và sẽ khơng còn ai theo con đường nghệ thuật nữa.
Để giải quyết tình trạng bị quảng cáo gián đoạn nhưng vẫn tạo ra được nguồn lợi cho các nhà
phát triển và các nghệ sĩ thì nhiều nền tảng phát nhạc đã đưa ra một loại hình dịch vụ mới đó
chính là nghe nhạc trực tuyến nhưng buộc phải trả phí.
Một số dịch vụ trả phí cụ thể như :
Spotify : 59 nghìn đồng/tháng /người
Apple music : 59 nghìn đồng/ tháng/người
….
Lợi ích của những loại hình dịch vụ này, người nghe có thể nghe nhạc một cách thoải mái mọi
lúc mọi nơi với chất lượng âm thanh tốt nhất, nghe không giới hạn thời gian mà khơng cịn bị
quảng cáo làm gián đoạn. Đây là một dịch vụ khá mới chỉ xuất hiện ở những năm trở lại đây

nhưng cũng đang dần được phổ biến hơn với tất cả mọi người.

Tuy nhiên việc phải trả giá quá cao cho các dịch vụ âm nhạc trực tuyến khiến các bạn trẻ hiện
nay đã tìm cách “Lách luật” và sử dụng những nền tảng nghe nhạc “Lậu”. Điều này là một vấn
đề đáng lên án và cần phải loại trừ vì đó chỉ là lợi ích ngắn hạn của cá nhân nhưng mang nhiều
những hậu quả về sau này. Hậu quả cơ bản nhất đó là làm giảm thu nhập cho các nghệ sĩ, nhà
phát triển khiến họ khơng cịn đủ nguồn thu nhập để ni sống bản thân và phát triển âm nhạc
của mình.

15


 Chính vì thế, nghiên cứu của cả nhóm được đưa ra để giải quyết tình trạng nghe nhạc lậu và
một chi phí đưa ra hợp lí nhất cho các nhà phát triển để vừa tầm với khả năng chi trả cho các đối
tượng trẻ hiện nay.

2.2. Các nghiên cứu trước đây :
Theo các nghiên cứu trước đây, mỗi người trung bình dành ra ít nhất một giờ đồng hồ mỗi ngày
dành cho việc nghe nhạc
Tuy nhiên, vì chi phí dành cho các dịch vụ nghe nhạc bản quyền còn khá cao nên chỉ có một bộ
phận nhỏ giới trẻ chi tiền để sử dụng, đa phần còn lại sẽ phải chấp nhận xem quảng cáo hay một
số ít khác lại dùng những phần mền khác để nghe nhạc lậu.
Nhìn chung ta có thể thấy được các cuộc khảo sát trước vẫn chưa hoàn thành hết các mục tiêu cụ
thể đã đề ra và vẫn cịn nhiều sai sót khiến cho giới trẻ vẫn tiếp tục sử dụng nhạc lậu, kém chất
lượng ảnh hưởng đến nền âm nhạc của nước nhà.

16


2.3. Mơ hình nghiên cứu :


·

·

17


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DỮ LIỆU
3.1. Mục tiêu dữ liệu:
Mục tiêu của việc khảo sát, thu thập dữ liệu là để có đầy đủ thơng tin liên quan đến việc nghe
nhạc trực tuyến của các bạn ở hầu hết các độ tuổi, đặc biệt là các bạn học sinh - sinh viên có độ
tuổi từ 16 đến 18, thơng qua mục đích, nhu cầu và thị hiếu nghe nhạc, đặc biệt là vấn đề nghe
nhạc bản quyền. Từ đó có cái nhìn khách quan cũng như có thêm cơ sở để giải quyết vấn đề đã
đưa ra.

3.2. Cách tiếp cận:
Đề tài được tiếp cận theo phương pháp định lượng và mơ hình dữ liệu thời điểm. Với nguồn dữ
liệu được thống kê từ bài khảo sát TÌNH HÌNH NGHE NHẠC TRỰC TUYẾN CỦA GIỚI
TRẺ HIỆN NAY
Tên đề tài: Khảo sát, nghiên cứu tình hình nghe nhạc trực tuyến của giới trẻ hiện nay
Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu được thu thập gián tiếp thông qua mẫu khảo sát online
-

Đối tượng thu thập dữ liệu (Đối tượng khảo sát): tất cả mọi người, tuy nhiên phần đông là
sinh viên trường Đại học Kinh Tế TPHCM

-


Độ tuổi: không giới hạn, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở độ tuổi 16-18

-

Giới tính: khảo sát ngẫu nhiên cả nam và nữ

-

Cách điều tra: điền form khảo sát online ( form )

18


Tên biến

Giới tính

Định nghĩa

Thang đo

Nam/Nữ

Danh nghĩa

Nguồn lấy biến

TÌNH HÌNH NGHE
NHẠC


TRỰC

TUYẾN HIỆN NAY
Độ tuổi

Thời

gian

nhạc

.

Dưới 16 tuổi

·

Từ 16 đến 18 tuổi

·

Từ 19 đến 20 tuổi

·

Trên 20 tuổi

Khoảng

nghe Là thuật ngữ chỉ thời gian mỗi Khoảng

cá nhân bỏ ra cho việc nghe
nhạc (trong một ngày)

Mục
nhạc

đích

·

Dưới 1 tiếng/ngày

·

Từ 1 đến 3 tiếng/ngày

·

Từ 3 đến 5 tiếng/ngày

·

Trên 5 tiếng/ngày

nghe Là thuật ngữ chỉ lí do mỗi cá Danh nghĩa
nhân tìm đến và lắng nghe âm
nhạc:

19


(Câu trả lời)


Nền

tảng

·

Giải trí, thư giãn, chill

·

Học ngơn ngữ

·

Cải thiện sự tập trung

·

Tiếp thêm năng lượng

·

Khác

nghe Là thuật ngữ chỉ các ứng dụng, Danh nghĩa

nhạc trực tuyến


nền tảng dùng để nghe nhạc
trực tuyến thơng qua mạng
Internet:

Mức độ hài lịng

·

Youtube

·

Spotify

·

Apple Music

·

Soundcloud

·

Khác

·

Khơng hài lịng


·

Bình thường

·

Hài lòng

·

Rất hài lòng

Thứ bậc

20


Mức độ khó chịu

Là thái độ của mỗi cá nhân khi Thứ bậc
bị gián đoạn bởi

quảng cáo

trong ứng dụng nghe nhạc trực
tuyến
·

Có (khó chịu)


· Khơng (khơng khó chịu)

Mức sẵn lịng trả

Là khoảng tiền mà mỗi cá nhân Khoảng
sẵn sàng chi trả cho các ứng
dụng để được nghe nhạc chất
lượng cao hơn, không quảng
cáo ..
·

Dưới 20.000 VNĐ/tháng

·

Từ

20.000



50.000

VNĐ/tháng
·

Từ 50.000 – 100.000

VNĐ/tháng

·

Trên 100.000 VNĐ/tháng

21


3.3. Kế hoạch phân tích:
3.3.1. Các phương pháp:
3.3.1.1. Phương pháp lấy mẫu:
Độ lớn mẫu: Chọn sai số thống kê là



, độ tin cậy là 95%. Ta có độ mẫu là:



 Vì vậy nhóm đã thực hiện khảo sát 200 cá nhân, độ tuổi không giới hạn, phần đông là các bạn
từ 16-18 tuổi

3.3.1.2. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu:
Dữ liệu được thu thập xong từ mẫu khảo sát online, tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính. Dữ liệu
sau khi được nhập sẽ được xử lí và phân tích.

3.3.1.3. Phương pháp thống kê mơ tả:
Để kiểm tra độ tin cậy, chúng em sử dụng phương pháp thống kê mô tả đối với dữ liệu đã thu
thập được. Sau khi dữ liệu được phân tích sẽ được trình bày dưới dạng các biểu đồ và đồ thị, qua
đó giúp việc hình quan, quan sát dữ liệu một cách rõ hơn và dễ dàng hơn.


3.3.1.3. Phương pháp thống kê suy diễn:
Thông qua các dữ liệu, đặt ra các giả thuyết liên quan đến vấn đề. Tiến hành thực hiện các phép
tính tốn để kiểm chứng tính đúng sai của các giả thuyết đưa ra.

3.3.2. Công cụ thống kê:
Dữ liệu được tập hợp, thống kê bằng trang web docs.google.com

22


3.3.3. Chương trình máy tính và cơng cụ tính tốn:
Chương trình máy tính được sử dụng để tính tốn là Excel, Word.
Cơng cụ: máy tính Casio

3.4. Độ tin cậy và độ giá trị:
Các yếu ảnh hưởng đến độ tin cậy và xác đáng của dữ liệu:
-

Chất lượng câu hỏi: do ảnh hưởng ngôn từ, cách đặt câu hỏi và cách trình bày câu hỏi có thể
chưa rõ ràng và dễ hiểu với một vài cá nhân

-

Mức độ câu trả lời hầu hết được phân chia sẵn, đôi lúc chưa sát với thực tế của các cá nhân
tham gia khảo sát

-

Thái độ và tâm lí điền khảo sát của các nhân gây ảnh hưởng đến kết quả khảo sát


Cách khắc phục:
-

Trình bày, sắp xếp câu hỏi theo hệ thống chặt chẽ, logic và dễ hiểu

-

Mở rộng các câu trả lời để các cá nhân khảo sát có thể lựa chọn sát thực tế hơn

-

Cần có thái độ nghiêm túc và chính xác ở mỗi cá nhân thực hiện khảo sát, tránh gây sai lệch
quá nhiều.

23


CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng hợp khảo sát
4.1.1. Giới tính
Đa số đối tượng thực hiện khảo sát là nữ (61.5%)
Mẫu khảo sát gồm 123 nữ ( 61.5%) và 77 nam ( 38.5%)

Biểu đồ về giới tính của đối tượng thực hiện khảo sát
(Đơn vị %)

38.5%

61.5%


Nam

24

Nữ


4.1.2. Độ tuổi của đối tượng khảo sát
Bảng thống kê về độ tuổi của đối tượng tham gia khảo sát

Độ tuổi

Số lượng tham gia

Tỉ lệ trong mẫu (%)

Dưới 16 tuổi

19

9.5%

Từ 16 đến 18 tuổi

125

62.5%

19 đến 20 tuổi


48

24%

Trên 20 tuổi

8

4%

Độ tuổi tham gia khảo sát có số lượng nhiều nhất là từ 16 đến 18 tuổi chiếm 62.5%, tiếp đến là
độ tuổi từ 19 đến 20 tuổi (24%), độ tuổi dưới 16 tuổi (9.5%) và số lượng tham gia trên 20 tuổi
chiếm tỷ lệ thấp nhất (4%)

4.1.3. Thời gian nghe nhạc trong 1 ngày

Thời lượng nghe

Tần số

Tần suất

nhạc/ ngày

Tần suất phần trăm
(%)

25



×