Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

VẬN DỤNG cơ sở lý LUẬN để tìm HIỂU THỰC TRẠNG tác ĐỘNG của PHÁT TRIỂN đến môi TRƯỜNG tại QUÊ HƯƠNG EM ( TỈNH PHÚ THỌ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.38 KB, 10 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------

ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ TÌM HIỂU THỰC TRẠNG
TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI QUÊ HƯƠNG
EM ( TỈNH PHÚ THỌ)

Họ và tên: Bùi Nữ Mai Linh
Khóa/Lớp: CQ58/15.04LT1

Mã Sinh viên: 2073402010932
STT: 35

BÀI THI MƠN: KINH TẾ MƠI TRƯỜNG
Hình thức thi: TIỂU LUẬN


A. MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4.0 và có những
thành quả nhất định trong việc tác động tích cực đến sự đổi mới của xã hội. Sự
phát triển kinh tế đã tác động lên mọi mặt của cuộc sống, làm cho đời sống con
người khá giả hơn con người có cơng ăn việc làm ổn định...Bên cạnh đó q trình
đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại đặc biệt là tại các thành phố lớn, với dòng
người di cư từ vùng nông thôn ra thành phố tăng nhanh cùng việc bùng nổ các
phương tiện giao thông cá nhân đã và đang khiến cho tình trạng ơ nhiễm mơi
trường khu vực thành thị trở nên căng thẳng. Ơ nhiễm mơi trường tại các đô thị
đang ở mức báo động, bao gồm ô nhiễm khơng khí, nước thải, rác thải sinh hoạt,
rác thải y tế, tiếng ồn..., Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã chú
trọng hơn công tác bảo vệ mơi trường song tình trạng tách rời cơng tác bảo vệ môi
trường với hoạt động phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành,


nhiều cấp, dẫn đến tình trạng mơi trường ơ nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Đối
tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong
các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn.

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận: Các tác động cơ bản của phát triển đối với mơi trường
Q trình phát triển thường tạo ra 3 tác động cơ bản tới môi trường: Tác động
khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; tác động thải các chất thải vào môi
trường và tác động trực tiếp vào tổng thể môi trường.
1.1 Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là đầu vào cho quá trình sản xuất và là một trong
những yếu tố nguồn lực quan trọng của quá trình phát triển.

1


Hoạt động sống và quá trình phát triển của con người chính là q trình liên
tục khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thế giới hiện đang tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên nhanh gấp 1,75 lần so với
khả năng phục hồi của Trái Đất, tương đương với việc cần phải có 1,75 Trái Đất
mới có thể đáp ứng nhu cầu của chúng ta.
Cùng với thời gian, dân số tiếp tục tăng lên, nhu cầu ngày càng đa dạng thì
lúc đó, tác động khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng sẽ tăng lên không
ngừng… Thêm vào đó là các nguồn thiên nhiên đang suy giảm và cạn kiệt, nhiều
nguồn chất lượng đang kém đi…thì mới thấy việc khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên để đáp ứng lại đầy đủ các địi hỏi q trình phát triển sẽ ngày càng lớn.
Ngoài ra, cần phải nhấn mạnh thêm là: Bản chất của việc khai thác và sử dụng
tài nguyên thiên nhiên là việc lấy bớt đi các yếu tố tốt, hữu ích từ mơi trường, nên
nếu mức độ phục hồi, tái tạo thiên nhiên không đủ sức bù lại phần đã khai thác, sử
dụng thì chất lượng môi trường chắc chắn sẽ xuống cấp, tất yếu sẽ dẫn đến cạn kiệt

tài nguyên thiên nhiên, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng thứ hai của môi trường.
* Giải pháp
Đối với tài nguyên có khả năng tái sinh: Duy trì mức khai thác, sử dụng tài
nguyên nhỏ hơn mức tái tạo tự nhiên của nguồn tài nguyên đó (hlàm gia tăng mức tái tạo cho tài nguyên bằng sự tái tạo (phục hồi) nhân tạo.
Đối với tài ngun khơng có khả năng tái sinh : Cần khai thác, sử dụng tiết
kiệm tài nguyên; đẩy mạnh áp dụng khoa học cơng nghệ để tìm kiếm các nguồn tài
nguyên mới thay thế, tái chế chất thải,..
1.2. Thải các loại chất thải vào môi trường

2


Trong tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, trong đời sống,
sinh hoạt và trong mọi hoạt động khác của xã hội, con người luôn thải vào môi
trường nhiều loại chất thải khác nhau.
Loại chất thải thải vào môi trường vừa đa dạng, vừa to lớn, vừa độc hại cao…
chính là các chất thải của quá trình sản xuất, mà nhất là các chất thải công nghiệp.
Riêng ngành luyện kim đen, mỗi ngày đã thải ra môi trường xấp xỉ 6 triệu tấn chất
thải rắn và xấp xỉ 3 km³ nước thải công nghiệp.
Bên cạnh đó, con người trong đời sống, sinh hoạt và các hoạt động xã hội
cũng thải ra rất nhiều chất thải sinh hoạt. Chỉ mình chất thải sinh hoạt mỗi ngày,
hiện nay đã là khoảng 23 triệu tấn / ngày và 0,8 km³ nước thải sinh hoạt. Và lượng
chất thải ngày càng tăng cao lên theo đà tăng của quy mô dân số và nâng cao đời
sống. Đồng thời, hàng ngày mơi trường cịn phải đón nhận rất nhiều chất thải khác,
trong đó đáng ngại nhất là rác thải y tế; chất thải của các phòng và trung tâm
nghiên cứu vũ trụ; chất thải từ hoạt động quân sự, chiến tranh; việc phát tán bụi và
khí vào khí quyển từ hoạt động giao thơng, xây dựng …
Ngồi ra bản chất của việc thải các loại chất thải vào mơi trường, chính là
việc đưa vào môi trường các loại chất xấu, đã khơng cịn giá trị hữu ích, mà lại cịn

có ảnh hưởng xấu đến các thành phần khác của môi trường. Cho nên nếu tổng
lượng chất thải thải vào môi trường vượt qua khả năng chịu đựng, hấp thụ, trung
hòa của mơi trường thì lúc đó các loại chất thải sẽ tồn đọng lại dẫn đến nguy cơ
suy thối mơi trường, làm suy giảm, thậm chí triệt tiêu chức năng thứ 3 của mơi
trường.
* Giải pháp:
Duy trì mức thải chất thải ra môi trường nhỏ hơn khả năng hấp thụ, trung hịa
của mơi trường (W

Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để kiểm soát chất thải tại
nguồn, xử lý chất thải, tái chế chất thải,…
1.3. Tác động trực tiếp vào tổng thể mơi trường
Trong q trình tồn tại và phát triển, con người khơng chỉ sử dụng và thích
nghi với các điều kiện tự nhiên mà còn cải tạo thiên nhiên, biến đổi các cảnh quan
thiên nhiên thành các cảnh quan văn hóa, các hệ sinh thái tự nhiên thành các hệ
sinh thái nhân tạo, tạo dựng những điều kiện mới nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày
càng cao của con người… đó chính là tác động trực tiếp vào tổng thể môi trường.
Những tác động vào tổng thể môi trường bao gồm:
• Tác động tích cực: làm thay đổi mơi trường theo hướng đẹp hơn, có lợi hơn.
• Tác động tiêu cực: làm thay đổi môi trường theo hướng xấu đi, gây thiệt hại
đến mơi trường
Ví dụ việc con người phá rừng, lấp ao hồ, san đồi... để xây dựng các thành
phố, khu dân cư, xây dựng các trung tâm công nghiệp, thương mại, các trung tâm
vui chơi giải trí, trường học...Trong các hoạt động này, con người lấy bớt đi từ mơi
trường nhưng gần như là lấy đi tồn bộ các thành phần vật chất - trừ đất - để lấy bề
mặt khơng gian cho các mục đích sử dụng mới. Đồng thời có đưa vào mơi trường,
nhưng đưa vào môi trường các thành tạo vật chất cần thiết cho các quá trình hoạt
động sắp tới của con người và cải tạo các thành phần khác mơi trường theo mục
đích trên. Đây cũng là một tác động phổ biến của con người và đang là tác động

mạnh mẽ tới môi trường theo q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và hiện đại
hóa.
Điều đáng lưu ý là tác động này có xu hướng mở rộng rất mạnh. Tác động
này rất có thể lại ngày càng tăng cao theo mức tăng quy mô dân số, theo việc thực
hiện quyền lao động, theo việc nâng cao chất lượng cuộc sống…
4


*Giải pháp :
Con người cần phát huy các tác động tích cực; ngăn ngừa, giảm thiểu những
tác động tiêu cực đến môi trường
2.Thực trạng: Tác động của phát triển đến mơi trường ở Phú Thọ
Phú Thọ là một tỉnh có tốc độ cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa mạnh mẽ. Sự
phát triển của kinh tế - xã hội đã có những tác động xấu tới mơi trường mà người
dân Phú Thọ đang là đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng.
Ơ nhiễm mơi trường nước:
Mơi trường nước mặt ở Phú Thọ đang ô nhiễm ở mức báo động do tiếp nhận
nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt
tiêu chuẩn cho phép. Tổng lượng nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh khoảng
6.000 triệu m3/năm, đặc trưng ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, NH4+, coliform…
Công ty Supe Phot phát và Hố chất Lâm Thao và Cơng ty ắc quy Pin Vĩnh Phú
mỗi ngày thải 12.000 m 3 nước thải, Công ty Giấy Việt Trì thải 2000 – 2500
m3 nước thải/ngày. Hầu hết các nhà máy sản xuất và khu đô thị đều chưa có hệ
thống xử lý nước thải hoặc nếu có thì việc xử lý chưa đạt hiệu quả. Nước thải sinh
hoạt chảy theo các mương, cống rãnh tập trung rồi đổ vào các ao, hồ, sông.
Nước sông Hồng: Những năm gần đây vấn đề xử lý nước thải của các cơ sở
sản xuất có nước thải ra sơng Hồng đã được các cơ sở quan tâm, một số đơn vị đã
tuần hoàn sử dụng nước thải sau xử lý vào sản xuất, nên giảm lưu lượng và nồng
độ các chất ô nhiễm nước thải. Nước Sông Lô: Thời gian gần đây, hoạt động kinh
doanh tại các bến bãi tấp nập, mật độ giao thông đường thủy tăng cao, các phương

tiện chuyên chở vật liệu thường xuyên, điều này gây ơ nhiễm dịng sơng cục bộ.
Bên cạnh đó, mơ hình ni cá lồng trên sơng của người dân dọc dịng sơng Lơ đã
phát triển nhân rộng, đây cũng là tác nhân gây ô nhiễm về chất hữu cơ. Tuy nhiên,
chất lượng nước sông Lô vẫn được đánh giá là tốt, có thể dùng cấp cho sinh hoạt


nhưng phải được xử lý trước khi sử dụng. Nước Sơng Đà: ít chịu tác động của hoạt
động sản xuất công nghiệp, tuy nhiên, lại bị tác động của các hoạt động của các
bến bãi kinh doanh cát, đánh bắt thuỷ sản, nuôi cá lồng trên sông, vận tải đường
sông và một lượng nước thải sinh hoạt khu dân cư.
Ô nhiễm mơi trường khơng khí:
Mơi trường khơng khí đang có dấu hiệu bị ơ nhiễm chủ yếu do khí và bụi thải thải
tập trung chủ yếu tại các khu vực đô thị, các khu công nghiệp, các khu vực khai
thác chế biến khoáng sản đặc biệt là khai thác, chế biến đá xây dựng, các tuyến
đường giao thông xuống cấp, lưu lượng xe tham gia giao thông nhiều... phát sinh
các khí thải, dung mơi hữu cơ, bụi .
Mơi trường khơng khí bị ảnh hưởng bởi cơng nghiệp : Hầu hết, tất cả các khu,
cụm công nghiệp, đều bị ô nhiễm bởi bụi. Nguyên nhân, chủ yếu là do các hoạt
động sản xuất với nhiều loại hình và sử dụng các nguyên, nhiên liệu trong quá
trình sản xuất, vận chuyển. Giá trị bụi quan trắc được cao nhất tại khu vực trước
cổng Cảng Việt Trì, phường Bến Gót, thành phố Việt Trì. Giá trị tiếng ồn quan trắc
được cao nhất tại khu vực trước cổng công ty Cổ Phần Giấy Việt Trì, phường Bến
Gót, thành phố Viêt•Trì.
Mơi trường khơng khí bị ảnh hưởng bởi làng nghề: Chất lượng khơng khí các
khu vực này đã cải thiện tốt hơn do các lò gạch thủ công đã được thay thế dây
truyền công nghệ, đường xá đã được tu sửa, làm mới.
Ơ nhiễm mơi trường đất:
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhìn chung mơi trường đất chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên
tại một số khu vực do các tác động của con người, do thải bỏ trực tiếp hoặc chôn
lấp các loại chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại... không hợp vệ sinh đã dẫn đến

tình trạng mơi trường đất đang có dấu hiệu bị ô nhiễm đặc biệt là tại các khu vực
tiếp nhận trực tiếp các loại chất thải không được thu gom xử lý triệt để.

6


Ô nhiễm từ chất thải rắn:
Với dân số trên 1,3 triệu người thì sự tích lũy chất thải rắn đang trở thành một
trong những vấn đề nghiêm trọng. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các
ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ các đô thị - khu cơng nghiệp được mở rộng và
phát triển nhanh chóng, một mặt góp phần tích cực cho sự phát triển của tỉnh, mặt
khác tạo ra một khối lượng chất thải rắn ngày càng lớn.
3.Giải pháp
Tăng cường hiệu quả thực hiện quy hoạch, quản lý nhà nước về tài nguyên
khoáng sản, đặc biệt là nguồn tài nguyên nước. Kiểm soát việc khai thác, sử dụng
nước, xả thải gây ô nhiễm nguồn nước.
Thực hiện nghiêm chế độ thẩm định công nghệ các dự án đầu tư. Ứng dụng
công nghệ xử lý rác thải hiện đại cho các khu đô thị và vùng nông thôn.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
cho mỗi người dân cũng như doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kiện toàn đội ngũ cán
bộ có đủ năng lực và trình độ cao hoạt động trong lĩnh vực tài ngun, mơi trường,
biến đổi khí hậu ở các cấp
Hoàn thành cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải sinh
hoạt ở tất cả các đô thị và các khu, cụm công nghiệp.
Quản lý, kiểm sốt cơ bản chất lượng mơi trường nước của các lưu vực sơng,
ngịi nhận nước thải từ cơ sở sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt đô thị, đặc
biệt là sông Lô. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên
địa bàn tỉnh.
An tồn hố chất được kiểm sốt chặt chẽ, đặc biệt là các hố chất có mức độ
độc hại cao; việc sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi

trường cần hạn chế tối đa.


Để thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định 08/2022 của
Chính phủ và Thơng tư 02/2022 của Bộ Tài ngun và Mơi trường, tỉnh Phú Thọ
đang tích cực rà soát các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất trên địa bàn để đôn đốc,
hướng dẫn các đơn vị trong việc chủ động sớm lắp đặt các trạm quan trắc môi
trường tự động theo quy định:
Công ty Cổ phần ximăng VICEM Sông Thao ở xã Ninh Dân, huyện Thanh
Ba, tỉnh Phú Thọ đầu tư gần 20 tỷ đồng lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải online
và chính thức đấu nối, truyền số liệu về Trạm điều hành quan trắc tự động của Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ và Tổng Công ty VICEM để theo dõi từ
tháng 9/2019. Tháng 7/2021, công ty tiếp tục lắp đặt bổ sung đầu đo áp suất tại các
ống khói và lắp đặt camera theo dõi hệ thống quan trắc khí thải online, giúp việc
giám sát môi trường được minh bạch, khách quan, liên tục.
Nâng cấp, bổ sung mạng lưới tự động quan trắc khí tượng thủy văn. Tại Khu
cơng nghiệp Phú Hà, thị xã Phú Thọ, sự “đón đầu” của Tổng Công ty Viglacera khi
xây dựng trạm xử lý nước thải khu cơng nghiệp chính là quyết sách quan trọng,
mang lại lợi ích kép khi vừa thể hiện tránh nhiệm xã hội đối với môi trường, đảm
bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cột A-mức tiêu chuẩn cao nhất
của ngành môi trường hiện nay.

C. KẾT LUẬN
Bảo vệ môi trường song song với phát triển kinh tế là vấn đề mang tính tồn
cầu, là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Một nền kinh tế ổn định, vững vàng thì cần đi đôi với hệ cân bằng sinh thái môi
trường trong sạch. Môi trường là ngôi nhà chung của thế giới, vì vậy chúng ta cần
bảo vệ giữ gìn và phát triển kinh tế một cách lành mạnh. Tỉnh Phú Thọ đang có
những bước chuyển mình tích cực, người dân nhận thức sâu sắc và có trách nhiệm
hơn. Nhờ phát triển môi trường bền vững mà Phú Thọ họ đã nâng tầm giá trị kinh

tế của tỉnh mình.
8




×