Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế của một số quốc gia năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.6 KB, 46 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng tiểu luận này “Các yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế của một số
quốc gia năm 2018” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Khơng có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong tiểu luận này
mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.

download by :


2

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà trường đã đưa môn học Kinh tế
lượng vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ
môn đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa
qua. Trong thời gian tham gia lớp học Kinh tế lượng của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều
kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức
quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Bộ mơn Kinh tế lượng là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Mơn
học đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên,
do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ; mặc dù em
đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và
nhiều chỗ cịn chưa chính xác. Kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

download by :



3

TÓM TẮT
Thuế là nguồn thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Thuế giữ vai trò quan trọng trong xã hội hiện tại nếu khơng có thuế nhà nước sẽ
khơng thể hoạt động vững mạnh. Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất
ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Bên cạnh đó,
thuế cịn là cơng cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mơ, góp phần thực hiện chức
năng kiểm kê, kiểm sốt, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu
thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước. Từ
đó, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Chính vì vậy, việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế là chủ đề được nhiều
nghiên cứu đề cập trong hơn 10 năm qua.
Tuy nhiên, số thu thuế chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó, bị ảnh hưởng bởi khả
năng và nỗ lực thu thuế. Khả năng thu thuế được ước lượng qua mối quan hệ giữa số thu thuế
và GDP (tỉ lệ % trên GDP), nỗ lực thu thuế được thể hiện qua việc tận dụng tốt nhất cơ sở thuế
của quốc gia (Lotz và Morss, 1970). Theo đó, số thu thuế bị chi phối bởi các yếu tố: Kinh tế,
cấu trúc và xã hội (Castro và Camarillo, 2014).

download by :


4

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.
1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu.
1.6. Bố cục.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Định nghĩa số thu thuế.
2.1.1. Thuế là gì?
2.1.2. Tại sao phải đóng thuế? Đặc điểm của thuế.
2.1.3. Vai trị của thuế.
2.1.4. Phân loại thuế.
2.2. Các yếu tố quyết định đến số thu thuế.
2.3. Tổng quan về các nghiên cứu trước đây.
2.4. Mơ hình, dữ liệu và đo lường các biến.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu.
3.2. Xây dựng mơ hình nghiên cứu.
3.3. Dữ liệu nghiên cứu.

download by :


5
3.3.1. Nguồn dữ liệu.
3.3.2. Mẫu nghiên cứu.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê và mô tả các biến.
4.2. Kiểm tra đa cộng tuyến.
4.3. Kiểm tra phân tích hồi quy tuyến tính.

4.4. Kiểm tra các giả thiết của mơ hình hồi quy tuyến tính.
4.4.1. Phương sai sai số khơng đổi.
4.4.2. Kiểm định mơ hình thiếu biến.
4.5. Kiểm định và giải thích ý nghĩa của các hệ số hồi quy
4.6. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1. Kết luận.
5.2. Đề xuất hàm ý chính sách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

download by :


6

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1

Mơ hình nghiên cứu

Hình 3.1

Sơ đồ quy trình nghiên cứu


Hình 4.3

Mơ hình hồi quy tuyến tính

Hình 4.4.1. Kiểm định phương sai sai số khơng đổi.
Hình 4.4.2. Kiểm định mơ hình thiếu biến.

download by :


7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.3.2 Mẫu nghiên cứu
Bảng 4.1 Thống kê và mô tả các biến
Bảng 4.2.1 Hệ số VIF (1)
Bảng 4.2.2 Hệ số VIF (2)
Bảng 4.2.3 Hệ số VIF (3)

download by :


8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AGR: Tỉ trọng giá trị gia tăng của ngành nông lâm nghiệp và thủy sản;
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, được đo bằng tỷ lệ % dòng vốn FDI ròng thu hút được so
với GDP;
GDP: Đại diện cho trình độ phát triển của quốc gia, được đo bằng logarit cơ số tự nhiên (ln)
của GDP bình qn đầu người, với GDP tính theo giá cố định USD năm 2010;

IND: Tỉ trọng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp (bao gồm cả xây dựng);
INFMOR: Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong, được đo lường bằng số trẻ em dưới 1 tuổi tử vong trên
1.000 trẻ được sinh ra.
LIFEEXP Tuổi thọ bình quân trong năm;
SCHTER: Trình độ dân trí, được đo bằng tỷ lệ tuyển sinh đại học;
TRADE: Độ mở thương mại, được đo lường bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP.

download by :


9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Lý do chọn đề tài.
Theo Karl Marx, “Thuế là khoản đóng góp nghĩa vụ cần thiết để nuôi dưỡng Nhà nước pháp
quyền. Thuế là nguồn sống đối với Nhà nước. Chính phủ mạnh và thuế cao là hai khái niệm đồng
nhất”. Như vậy, có thể thấy, thuế là cơ sở của bộ máy Nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước thích ứng với từng giai đoạn phát triển của đời sống kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, do đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của từng quốc gia, việc thu
thuế còn nhiều vấn đề bất cập cũng như chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau.
Vì vậy, vấn đề mang tính cấp thiết đặt ra là tìm hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến số thu
thuế của các quốc gia trên thế giới. Từ lý do này, em đã chọn và nghiên cứu đề tài tiểu luận
“Các yếu tố quyết định số thu thuế ở một số quốc gia năm 2018”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.

1.2.1. Mục tiêu tổng quát.
Phân tích các yếu tố quyết định số thu thuế ở một số quốc gia vào năm 2018, từ đó, đề
xuất các giải pháp thích hợp nâng cao chất lượng việc thu thuế ở một số quốc gia trên thế giới.


1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
-

Phân tích thực các chỉ số kinh tế của một số quốc gia trên thế giới.

-

Tìm hiểu nguyên nhân và phân tích các yếu tố quyết định số thu thuế ở một số quốc gia
vào năm 2018.

-

Đưa ra các giải pháp thích hợp nâng cao hiệu quả thu thuế ở một số quốc gia.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu.
Nhằm cụ thể hoá các mục tiêu nghiên cứu dưới dạng các câu hỏi.
-

Ví dụ:
+

Thuế là gì ?

download by :


10

+


Các yếu tố nào ảnh hưởng đến số thu thuế?

+

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tổng số thu thuế trên từng quốc gia như
thế nào?

1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
-

Sự giới hạn về đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu (do
những hạn chế do mang tính khách quan và chủ quan đối với đề tài và người làm đề
tài).

* Ví dụ: 76 Quốc gia ngẫu nhiên trong danh mục tất cả Quốc gia trên thế giới.
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu.
Mặc dù, mỗi cá nhân hay tổ chức tham gia đóng thuế hay thu thuế, đều có một định
nghĩa riêng về thuế. Tuy nhiên, để hiểu sâu về thuế, cũng như ý nghĩa của việc nộp thuế, chúng
ta cùng theo dõi các phân tích cụ thể dưới đây.
Đầu tiên, nếu trước đây, các khoản thanh toán đều phải thực hiện thanh tốn thơng qua
hiện vật. Nhưng ngày nay, việc thanh tốn các khoản chi phí được thu trực tiếp bằng tiền, thuế
cũng vậy. Sự phát triển của nền kinh tế ngày càng lớn mạnh, dòng hàng – tiền – hàng ngày
càng luân chuyển liên tục, đã tạo điều kiện cho sự phát triển lớn mạnh của thuế. Việc các cá
nhân, tổ chức nộp tiền thuế trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền đã góp phần khơng nhỏ cho
việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ hai, thuế là khoản truy thu của nhà nước, đối với người có nghĩa vụ nộp thuế
thơng qua con đường quyền lực. Thuế hiện diện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, nhưng dù có
là hình thức nào thì thuế vẫn mang tính chất bắt buộc, căn cứ để nhà nước tiến hành thu thuế
người dân là con đường quyền lực của nhà nước, thông qua hệ thống pháp luật về thuế. Tất cả
quy định về nghĩa vụ nộp thuế, việc kê khai, nộp thuế,… đều do nhà nước ấn định và quản lý

rất chặt chẽ. Cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng phải nộp thuế nếu khơng hồn thành nghĩa vụ
của mình sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo
quy định pháp luật, đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất của thuế và các khoản thu khác.

download by :


11
Thứ ba, thuế là khoản thu bắt buộc khơng có đối khoản cụ thể, khơng hồn trả trực tiếp
cho người nộp thuế. Tuy nhiên, một phần của thuế sẽ được chi trả gián tiếp cho người nộp thuế
thông qua các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng. Việc hồn thuế này khơng có quy
định hay thơng báo chính thức, nó có thể xảy ra trước hoặc sau khi nộp thuế. Chính vì thế,
người nộp thuế khơng có quyền phản đối hay từ chối việc thực hiện nghĩa vụ của mình về việc
truy thu thuế của nhà nước.
Có thể nói, việc đóng thuế của cá nhân, tổ chức đã góp phần chính trong việc phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Việc đóng thuế đúng và đủ kết hợp với việc chi tiêu hợp lý của nhà
nước, không chỉ góp phần phát triển đất nước mà cịn trực tiếp nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân. Ngày nay, để rút ngắn thời gian với các thủ tục hành chính, chi cục thuế cho
phép người dân khai nộp thuế online, bạn có thể tìm hiểu quy trình nộp thuế qua mạng để rút
ngắn thời gian hồn thành cơng việc của mình trong thời gian ngắn nhất.
1.6. Bố cục.
Bố cục: Ngoài phần mở đầu và kết thúc, bài tiểu luận cịn có 5 chương chính:
-

Chương 1: Giới thiệu;

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết;


-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu;

-

Chương 4: Phân tích dữ liệu;

-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

download by :


12

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Định nghĩa số thu thuế.

2.1.1. Thuế là gì?
Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào trên thế giới thống nhất về thuế. Đứng ở
các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế khác nhau lại có một khái niệm khác nhau về thuế.
Một trong những khái niệm phổ biến về thuế đó là “Thuế là một khoản thu bắt buộc,
khơng bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu
cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”.
Ngồi ra cịn có khái niệm khác “Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số
loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ
chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau”.
Thuế được áp dụng lần đầu tiên ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 3000-2900 TCN, nếu

không trả tiền hoặc trốn thuế chống lại việc nộp thuế sẽ bị phạt theo quy định của Pháp luật.

2.1.2. Tại sao phải đóng thuế? Đặc điểm của thuế.
Khi xã hội lồi người được hình thành cần có một tổ chức lãnh đạo được lập ra và hoạt
động nhằm đem đến lợi ích cho tất cả mọi người. Điều này đặt ra phải có một quỹ chung để
thực hiện và chi cho các công việc cần thiết thuế được hình thành. Hiện nay, thuế đã trở thành
một công cụ không thể thiếu dù ở bất cứ xã hội nào. Nhà nước đặt ra chế độ thuế khóa do dân
cư đóng góp để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình.
* Đặc điểm của thuế:
Các khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản thu nhập
của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội
dưới hình thức giá trị.
Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước.

download by :


13
Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất,
thu nhập, lãi suất,...).
Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả khơng trực tiếp là chủ yếu.

2.1.3. Vai trị của thuế.
Thuế giữ vai trò quan trọng trong xã hội hiện tại nếu khơng có thuế nhà nước sẽ khơng
thể hoạt động vững mạnh.
Nguồn thu của ngân sách nhà nước: Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang
tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng.
Cơng cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Góp phần thực hiện chức
năng kiểm kê, kiểm sốt, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu

thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp
phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.

2.1.4. Phân loại thuế.
Căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau mà người ta phân thuế ra thành nhiều loại để có
thể dễ dàng quản lý.
-

Phân loại theo hình thức thu gồm:
+

Thuế trực thu: Là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của
các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. VD: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập
cá nhân, thuế chuyển nhượng quyền sở hữu đất.

+

Thuế gián thu: Là loại thuế do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung
cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho
người tiêu dùng chịu. VD: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất
nhập khẩu.

-

Phân loại theo tính chất hành chính gồm:
+

Thuế nhà nước (quốc gia): nộp vào ngân sách trung ương.

+


Thuế địa phương: nộp vào ngân sách chính quyền địa phương.

download by :


14
Cách phân loại này thường được sử dụng trong kế toán quốc gia, dựa vào cách tổ chức
quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng.
-

Phân loại thuế theo tính chất kinh tế gồm có:
+

Dựa theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế: Thuế được chia thành thuế đánh vào thu
nhập, thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào
doanh nghiệp.

+

Dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Thuế có các loại gồm thuế đánh
vào doanh nghiệp như: Thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá
nhân, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí, lệ phí khác, tiền thuế đất, thuế
đánh vào hộ gia đình, thuế đánh vào sản phẩm.

-

Dựa theo lĩnh vực, thuế được phân chia theo các lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế: Ví dụ
thuế đánh vào bảo hiểm, thuế đánh vào tiết kiệm, thuế đánh vào bất động sản…


2.2. Các yếu tố quyết định đến số thu thuế.
Số thu thuế bị ảnh hưởng bởi khả năng và nỗ lực thu thuế. Khả năng thu thuế được ước
lượng qua mối quan hệ giữa số thu thuế và GDP (tỉ lệ % trên GDP), nỗ lực thu thuế được thể
hiện qua việc tận dụng tốt nhất cơ sở thuế của quốc gia (Lotz và Morss, 1970). Theo đó, số thu
thuế bị chi phối bởi các yếu tố: Kinh tế, cấu trúc và xã hội (Castro và Camarillo, 2014).
-

Các yếu tố này được mô tả qua các biến chủ yếu sau:
+

Trình độ phát triển kinh tế: Nhân tố này thường được đo lường bằng GDP bình
quân đầu người. GDP bình quân đầu người càng cao dẫn đến nhu cầu càng cao
về hàng hóa, dịch vụ nói chung và hàng hóa dịch vụ cơng nói riêng; ngồi ra,
GDP bình qn đầu người cao làm tăng khả năng nộp thuế của xã hội. Từ đó, số
thuế thu được sẽ tăng (Fox và Gurley, 2005).

+

Độ mở thương mại: Nhân tố này thể hiện qua tổng giá trị xuất nhập khẩu so với
GDP. Đây cũng là một nhân tố quan trọng, bởi vì thuế đánh vào thương mại quốc
tế là một trong những nguồn thu chiếm tỷ trọng cao ở các quốc gia đang phát
triển và các quốc gia có thu nhập trung bình. Nó có thể có tác động tích cực,

download by :


15
bởi khi thương mại được mở rộng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế gia tăng
nên có thể thu thuế được nhiều hơn. Nhưng trái lại khi mở cửa nền kinh tế thì
thuế suất nhập khẩu có chiều hướng giảm dần và việc dỡ bỏ hoặc hạn chế sử

dụng các rào cản thương mại lại gây ra tác động tiêu cực đến việc thu thuế
(Baunsgaard và Keen, 2010).
+

Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FD1): Các quốc gia có thể tạo ra các ưu đãi về thuế
nhằm thu hút các dịng vốn đầu tư nước ngồi (Cassou, 1997; Mayoral và Uribe,
2010) nên biến số này có thể có tác động tiêu cực. Nhưng ở góc nhìn khác, nhân
tố này có thể có tác động tích cực, bởi dịng vốn FDI làm tăng năng lực cạnh
tranh quốc gia và gia tăng cơ sở thuế (Gugler và Brunner, 2007).

+

Các yếu tố vĩ mơ như tỷ giá hối đối, kiểm sốt lạm phát, tỷ lệ nợ cơng và chính
sách tài khóa cũng ảnh hưởng đến số thu thuế (Tanzt, 1989; Terra và Hudson,
2004).

+

Giá trị gia tăng khu vực nông nghiệp (ARG): Nhân tố này có tác động tiêu cực
đáng kể đến số thu thuế, bởi vì các hoạt động kinh tế trong khu vực này khó
đánh thuế hơn, đặc biệt ở các nước có thu nhập trung bình, sản xuất thường được
tổ chức theo quy mơ nhỏ nên rất khó quản lý và kiểm soát (Gupta, 2007; Castro
và Camarillo, 2014).

+

Giá trị gia tăng khu vực cơng nghiệp (IND): có thể tác động tích cực đến số thu
thuế vì thuế đánh vào các cơng ty công nghiệp thường dễ dàng hơn và năng lực
sản xuất của những cơng ty này có thể tạo ra thu nhập chịu thuế lớn hơn rất
nhiều so với nông nghiệp (Eltony, 2002).


+

Trình độ dân trí: Quốc gia có trình độ dân trí cao có nguồn nhân lực chất lượng,
chun môn kỹ thuật chuyên sâu hơn, phương pháp sản xuất tinh vi hơn nên làm
tăng hiệu quả sản xuất và có thể gia tăng số thu thuế. Hơn nữa, hệ thống giáo dục
được củng cố tập trung vào phúc lợi xã hội, dẫn đến người dân có ý thức cao hơn
về lợi ích của những loại thuế. Do đó, trình độ dân trí có tác động tích cực đến số
thu thuế (Castro và Camarillo, 2014).

download by :


16

+

Tuổi thọ của dân số: Nhân tố này một mặt có tác động tích cực đến số thu thuế,
bởi chúng có liên quan đến trình độ phát triển và an sinh xã hội. Hơn nữa, những
người được hưởng mức an sinh xã hội cao hơn và tiếp cận nhiều hơn với các
dịch vụ y tế có khả năng nâng cao năng suất của họ và gia tăng các hoạt động
kinh tế (Castro và Camarillo, 2014). Mặt khác, biến số tuổi thọ cũng có thể có
ảnh hưởng bất lợi đến số thu thuế, bởi vì khi dân số có độ tuổi trung bình cao, tỉ
lệ người nghỉ hưu cao hơn, do đó tỉ lệ dân số nộp thuế sẽ thấp hơn (Svejnar,
2002).

+

Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong: Đối với những quốc gia có thu nhập cao, trình độ phát
triển cao thường tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong thấp. Như vậy, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong

có quan hệ nghịch chiều với số thu thuế.

2.3. Tổng quan về các nghiên cứu trước đây.
Amin và ctg (2014) nghiên cứu tác động của các yếu tố đến số thu thuế ở Pakistan giai
đoạn 1980-2010. Kết quả cho thấy tham nhũng, bất ổn chính trị, độ mở thương mại, thu nhập
thực bình quân đầu người và lạm phát được xem là các yếu tố chính quyết định đến số thu
thuế. Các loại thuế dù là thuế trực thu hay gián thu đều chịu ảnh hưởng của tham nhũng, bất ổn
chính trị và lạm phát. Thu nhập bình quân đầu người tăng làm tăng số thu thuế.
Nghiên cứu cũng phát hiện tham nhũng là rào cản lớn trong việc nâng cao số thu thuế.
Sử Đình Thành và ctg (2015) đánh giá khả năng thu thuế của Việt Nam trong giai đoạn 19882013 và cho thấy khả năng thu thuế của hệ thống thuế Việt Nam trong vẫn do những yếu tố
kinh tế quyết định. Mức thu nhập cao hơn, độ mở thương mại rộng hơn và tỉ trọng nông
nghiệp trên GDP thấp hơn có thể dẫn tới khả năng thu và tổng thu thuế cao hơn.
Piancastelli (2001) dựa trên dữ liệu của 75 quốc gia phát triển và đang phát triển trong
giai đoạn 1985-1995 chỉ ra GDP bình quân đầu người, tỉ trọng công nghiệp trên GDP và độ
mở thương mại là các yếu tố quan trọng quyết định số thu thuế. Tỷ trọng nơng nghiệp trên
GDP có tác động tiêu cực.
Gupta (2007) thực hiện cho 105 quốc gia đang phát triển trong khoảng thời gian 25
năm, các biến có tác động tích cực và đáng kể với số thu thuế bao gồm: Quy mô nền kinh tế

download by :


17
được phản ánh bởi GDP bình quân đầu người, kim ngạch thương mại, viện trợ nước ngoài và
các chỉ số về ổn định chính trị, kinh tế. Mặt khác tác giả này kết luận tỷ trọng nông nghiệp trên
GDP và chỉ số cảm nhận tham nhũng có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể tới số thu thuế. Tác giả đã
chia mẫu tổng thể thành ba mẫu nhỏ tương ứng với ba mức thu nhập khác nhau, kết quả cho
thấy viên trợ nước ngồi có tác động tích cực đáng kể tới số thu thuế ở các quốc gia có thu
nhập thấp nhưng khơng có ý nghĩa ở các nước thu nhập trung bình vả thu nhập cao.
Ngồi ra, nghiên cứu cịn tìm thấy tác động tiêu cực mạnh mẽ giữa số thu thuế và tham

nhũng ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Ổ định về chính trị chỉ có tác động tiêu cực
tới số thu thuế ở các nước thu nhập cao, trong khi ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình
thì tác động này là tích cực.
Bird và Vazquez (2008) phân tích dữ liệu và xác định các yếu tố tác động đến số thu
thuế với mẫu gồm 110 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1990-1999. Họ tìm thấy GDP
bình quân đầu người có tác động tích cực với số thu thuế, nhưng độ mở thương mại lại khơng
có tác động đáng kể. Tỷ lệ tăng trưởng dân số và tỷ trọng nông nghiệp so với GDP tăng đi kèm
với mức thu thuế thấp hơn. Chỉ số về các quyền tự do cơng dân và quyền chính trị, chính trị ổn
định, quy định của pháp luật và tham nhũng có tác động tích cực đáng kể tới số thu thuế.
Ngồi ra, các tác giả cũng kết luận các quốc gia có thể chế tốt hơn và hiệu quả hơn sẽ làm cho
mức thu thuế cao hơn. Các kết luận này cũng góp phần củng cố tính mạnh mẽ trong kết quả
nghiên cứu trước đó của Gupta (2007).
Profeta và Scabrosetti (2010) phân tích các yếu tố quyết định đến số thu thuế của 39
quốc gia trong giai đoạn 1990-2004, mẫu nghiên cứu bao gồm 11 nước thuộc châu Á, 19 nước
Mỹ Latinh và 9 nước thành viên EU. Nghiên cứu tìm thấy GDP bình qn đầu người và tỷ lệ
nợ trên GDP khơng có ý nghĩa trong việc quyết định số thu thuế ở các nền kinh tế khu vực
châu Á, nhưng lại có tác động tích cực đáng kể ở các nước thuộc khu vực Mỹ Latinh. Tỷ trọng
nông nghiệp trên GDP ảnh hưởng tiêu cực tới số thu thuế ở Mỹ Latinh nhưng khơng có ý
nghĩa ở châu Á, độ mở của nền kinh tế có tác động tích cực đến số thu thuế ở châu Á và châu
Âu, nhưng tiêu cực ở Mỹ Latinh. Các chỉ số về quyền dân chủ, quyền tự do cơng dân và quyền
chính trị càng cao thì càng làm gia tăng hiệu quả của hệ thống thuế.

download by :


18
Từ các nghiên cứu này có thể thấy kết quả còn phụ thuộc rất nhiều vào phạm vi thu
thập dữ liệu, các kết quả sẽ thuyết phục hơn khi các quốc gia trong mẫu có sự tương đồng về
vị trí địa lý hay mức thu nhập.
Dioda (2012) sử dụng dữ liệu bảng cho 32 quốc gia thuộc khu vực Mỹ Latinh và

Caribbean trong khoảng thời gian từ 1990-2009, đã đánh giá ý nghĩa thống kê của một số biến
góp phần quyết định tới tỷ trọng số thu thuế trên tổng GDP. Các kết quả chỉ ra các biến có ảnh
hưởng đáng kể đến số thuế thu được bao gồm: Quyền tự do công dân, số lao động nữ, cơ cấu
dân số theo độ tuổi, sự ổn định về chính trị, trình độ giáo dục, mật độ dân số và quy mô của
kinh tế ngầm.
Tương tự, Castro và Camarillo ( 2014) sử dụng đồng thời kỹ thuật phân tích bảng tĩnh
và bảng động để phân tích tác động của các yếu tố kinh tế, cấu trúc, thể chế và xã hội đến số
thu thuế cho 34 quốc gia thành viên OECD trong khoảng thời gian từ năm 2001-2011. Các kết
quả cho thấy GDP bình qn đầu người, khu vực cơng nghiệp và các quyền tự do cơng dân có
tác động tích cực đến biến phụ thuộc là tỉ trọng thu thuế trên GDP. Trong khi, biến số đại diện
cho khu vực nông nghiệp và tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngồi liên quan đến hình thành tổng
vốn cố định lại có tác động tiêu cực.
Điểm đặc biệt trong nghiên cứu này mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đó là
việc phân tích thêm tác động của biến phụ thuộc trễ và kết quả là biến này có tác động tích
cực, điều này cũng đồng nghĩa với việc số thu thuế của năm trước cũng góp phần ảnh hưởng
đến số thu của năm hiện tại. Tuy vậy, hạn chế của nghiên cứu này là số quan sát không đủ lớn
khi chia mẫu quan sát làm hai mẫu phụ.
Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu cho thấy yếu tố kinh tế quan trọng nhất và có tác động
mạnh đến số thu thuế. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP và độ mở thương mại có tác động
tích cực, nhưng tỷ trọng nơng nghiệp trên GDP lại có tác động tiêu cực. Tác động của những
yếu tố khác là chưa rõ ràng, kết quả vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thời gian, khu vực và quy mô
mẫu nghiên cứu.

download by :


19
2.4. Mơ hình, dữ liệu và đo lường các biến.
Một công cụ đơn giản để đánh giá khả năng thu thuế là dùng mơ hình hồi quy với
những biến giải thích đại diện cho các yếu tố phản ánh khả năng thu thuế. Dựa vào nghiên cứu

của Castro và Camarillo (2014), tác giả đề xuất mơ hình định lượng phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến số thu thuế của X quốc gia trong năm Y như sau:

Trong đó,
+

H1: Trình độ phát triển tác động tích cực lên số thu thuế của mỗi quốc gia.

+

H2: Độ mở thương mại là một nhân tố quan trọng và nó tác động tích cực lên số
thu thuế của mỗi quốc gia.

+

H3: Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vừa có tác động tiêu cực, vừa tác động
tích cực đến số thu thuế. Đầu tư trực tiếp nước ngồi có thể làm gia tăng năng
lực cạnh tranh và tăng nguồn vốn ở mỗi quốc gia.

+

H4: Giá trị gia tăng khu vực nông nghiệp (ARG) nhân tố này có tác động tiêu cực
đáng kể đến số thu thuế, đặc biệt ở các nước có thu nhập trung bình, sản xuất
thường.

+

H5: Giá trị gia tăng khu cơng nghiệp (IND) có thể tác động tích cực đến số thu
thuế.


+

H6: Trình độ dân trí: Quốc gia có trình độ dân trí cao có nguồn nhân lực chất
lượng nên làm tăng hiệu quả sản xuất và có thể gia tăng số thu thuế.

+

H7: Tuổi thọ của dân số: Nhân tố này một mặt có tác động tích cực đến so thu thuế.
Mặt khác, biến số tuổi thọ cũng có thể có ảnh hưởng bất lợi đến số thu thuế.

+

H8: Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong: Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong có quan hệ nghịch chiều
với số thu thuế.

download by :


20
2.5 Mơ hình nghiên cứu.

Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu

download by :


21

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu.

Nghiên cứu này được thực hiện theo quy trình cụ thể bao gồm 5 bước (tương ứng với 5
chương của tiểu luận.
Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Xuất phát từ thực tế hiện nay trên
thế giới, thuế là nguồn thu lớn nhất của ngân sách các quốc gia để phục vụ cho các nhu cầu chỉ
tiêu của chính phủ do đó việc nghiên cứu nhằm xác định và đánh giá mức độ tác động của các
yếu tố đến số thu thuế là rất cần thiết. Tại bước này, đặt ra các câu hỏi và mục tiêu cụ thể cho
nghiên cứu.
Bước 2: Thu thập tài liệu, xây dựng cơ sở lý thuyết: dựa trên cơ sở vấn đề và mục
tiêu nghiên cứu, tiến hành thu thập tài liệu, xây dựng cơ sở lý thuyết liên quan thuế và các yếu
tố ảnh hưởng đến số thu thuế. Đồng thời, tìm hiểu các nghiên cứu đã có của các nhà kinh tế
học nhằm tham khảo, kế thừa trong nghiên cứu này. Trong bước này, đưa ra mơ hình lý thuyết
đề xuất cho nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
Bước 3: Xác định phương pháp nghiên cứu, xây dựng mơ hình nghiên cứu: Trên cơ
sở lý thuyết và vấn đề cần nghiên cứu, kế thừa các nghiên cứu trước, xác định phương pháp
nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu. Tiến hành xây dựng các mơ hình nghiên cứu sẽ thực
hiện trong nghiên cứu.
Bước 4: Thu thập, xử lý số liệu; ước lượng mơ hình, kiểm định mơ hình; phân tích
kết quả: dựa trên mơ hình nghiên cứu đã xây dựng, tiến hành thu thập dữ liệu liên quan từ
nguồn đáng tin cậy. Xử lý số liệu, mã hoá biến số, kiểm tra dữ liệu sau đó ước lượng mơ hình,
kiểm định mơ hình và phân tích kết quả.
Bước 5: Kết luận, kiến nghị chính sách: Dựa vào kết quả phân tích các mơ hình đưa
ra kết luận và kiến nghị chính sách.

download by :


22

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu
3.2. Xây dựng mơ hình nghiên cứu.

-

Mơ hình gồm có hai biến: Biến phụ thuộc và biến độc lập
+

Biến phụ thuộc: TAXREV – đại diện cho số thu thuế, được đo bằng tỉ lệ (%) của
tổng số thuế thu được trong năm so với GDP.

+

Các biến độc lập gồm:


GDP: Đại diện cho trình độ phát triển của quốc gia, được đo bằng logarit
cơ số tự nhiên (ln) của GDP bình quân đầu người, với GDP tính theo giá
cố định USD năm 2010;



TRADE: Độ mở thương mại, được đo lường bằng tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu so với GDP;

download by :


23



FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, được đo bằng tỉ lệ % dòng vốn FDI

ròng thu hút được so với GDP;



AGR: Tỉ trọng giá trị gia tăng của ngành nông lâm nghiệp và thủy sản



IND: Tỉ trọng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp (bao gồm cả xây
dựng);



SCHTER: Trình độ dân trí, được đo bằng tỷ lệ tuyển sinh đại học;



LIFEEXP: Tuổi thọ bình quân trong năm;



INFMOR: Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong, được đo lường bằng số trẻ em dưới 1
tuổi tử vong trên 1.000 trẻ được sinh ra.

Một công cụ đơn giản để đánh giá khả năng thu thuế là dùng mơ hình hồi quy với
những biến giải thích đại diện cho các yếu tố phản ánh khả năng thu thuế. Dựa vào nghiên cứu
của Castro và Camarillo (2014), tác giả đề xuất mơ hình định lượng phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến số thu thuế của X quốc gia trong năm Y như sau:
TAXREV=β1*GDP+β2*TRADE+β3*FDI+β4*AGR+β5*IND+β6S*CHTER
+β7*LIFEEXP+β8INFMOR+µ

Có hai điểm đáng chú ý của các nghiên cứu trước đây: (i) ý nghĩa của các biến tác động
đến số thu thuế chưa thực sự rõ ràng, bởi các nghiên cứu được tiến hành cho các quốc gia, khu
vực khác nhau và giai đoạn phân tích củng khác nhau; và (ii) kết quả sẽ khả quan hơn khi các
quốc gia trong mẫu có sự tương đồng về vị trí địa lý hay mức thu nhập. Do đó dựa vào nghiên
cứu Castro va Ramirez (2014), bản thân đã áp dụng các phương pháp ước lượng để đánh giá
tác động của các yếu tố ảnh hưởng tác động đến số thu thuế của 76 nước ngẫu nhiên năm
2018. Mơ hình dữ liệu bảng hiệu ứng cố định (Fixed Effects) có dạng như sau:
TAXREVit = αit+γt + β1*GDPit+ β2*TRADEit+ β3*FDIit+ β4*ARGit+ β5*INDit
+ β6*SCHTERit+β7*LIFEEXPit+β8*INFMORit+εit

(1) Phương trình (1) có thể chuyển thành mơ hình động:

download by :


24
TAXREVit = αit+γt + β0*TAXREVit-1,2 + β1*GDPit + β2*TRADEit+β3*FDIit + β4*ARGit
+β5*INDit + β6*SCHTERit+β7*LIFEEXPit+β8*INFMORit +δit (2)
Trong đó, i=l, 2, 3.. N và t=1,2,3... (N và T lần lượt là các số quốc gia và khoảng thời
gian quan sát trong mơ hình); E(γ/ε) = O và ε i.id (µ/ δ).
-

TAXREV biến phụ thuộc đại diện cho số thu thuế, được đo bằng tỷ lệ % của tổng số
thuế thu được trong năm so với GDP;

-

GDP: Đại diện cho trình độ phát triển của quốc gia, được đo bằng logarit cơ số tự nhiên
(ln) của GDP bình qn đầu người, với GDP tính theo giá cố định USD năm 2018;


-

TRADE: Độ mở thương mại, được đo lường bằng tổng kim ngạch xuất FDI: Đầu tư
trực tiếp nước ngoài, được đo bằng tỷ lệ % dòng vốn FDI ròng thu hút được so với
GDP;

-

AGR: Tỉ trọng giá trị gia tăng của ngành nông lâm nghiệp và thủy sản;

-

IND: Tỉ trọng giá trị gia tăng của ngành cơng nghiệp (bao gồm cả xây dựng);

-

SCHTER: Trình độ dân trí, được đo bằng tỷ lệ tuyển sinh đại học;

-

LIFEEXP: Tuổi thọ bình quân trong năm;

-

INFMOR: Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong, được đo lường bằng số trẻ em dưới 1 tuổi tử vong
trên 1000 trẻ em được sinh ra.

3.3. Dữ liệu nghiên cứu.

3.3.1. Nguồn dữ liệu.

Số liệu được thu thập từ trang Website của

3.3.2. Mẫu nghiên cứu.
1. Sri Lanka
2. Kyrgyz Republic

download by :


25

3.

Estonia

4.

Burkina Faso

5.

Romania

6.

Germany

7.

Georgia


8.

Mozambique

9.

India

10.

Mexico

11.

Sweden

12.

Jordan

13.

Norway

14.

Kazakhstan

15.


Malaysia

16.

Slovenia

17.

Malta

download by :


×