Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

BÀI báo cáo CUỐI kỳ tên đề tài ảnh hưởng của ngư nghiệp đến môi trường biển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.66 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TPHCM
MÔN HỌC CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
NĂM HỌC 2021 – 2022

BÀI BÁO CÁO CUỐI KỲ
Tên đề tài: Ảnh hưởng của ngư nghiệp đến môi trường biển Việt Nam.

Lớp: 20CSH1
Thành viên
Họ tên

MSSV
20180150

Phạm Lê Anh Qn

20180161

Mai Huỳnh Chí Thơng

20180195

Lưu Hữu Phước

20180224

Nguyễn Hồng Bá Đăng

TPHCM, 21/12/2021

Mục lục


Lời mở đầu
1. Tổng quan về hoạt động ngư nghiệp
2. Vai trò của ngư nghiệp
3. Ảnh hưởng của ngư nghiệp đến môi trường
4. Biện pháp giải quyết


LỜI MỞ ĐẦU
Với lợi thế về địa lí, khí hậu và con người, ngư nghiệp đã và sẽ trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của Việt Nam. Ở Việt Nam, ngư nghiệp là ngành sản xuất đóng vai trị rất
quan trọng, mang lại nguồn lợi rất lớn cho người ngư dân, người lao động ở khu vực
này. Đây có thể là một ngành kinh tế phát triển bền vững chỉ khi môi trường, hệ sinh
thái biển ở khu vực này được bảo tồn và phát triển bền vững. Tuy nhiên, sự thật lại hồn
tồn ngược lại, thực trang ơ nhiễm môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái đang rất báo
động ở Việt Nam. Do những hoạt động kinh tế khơng hợp lý ở các ngư trường này.
Do đó, nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của ngư nghiệp đến môi
trường biển Việt Nam”. Bài tiểu luận sẽ phân tích vai trị và các mối quan hệ của hoạt
động ngư nghiệp đến môi trường biển. Từ đó, thơng qua các quy luật tác động trong
sinh thái, chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động ngư nghiệp đến môi
trường, hệ sinh thái. Đồng thời, nhóm cũng xin đề xuất một số biện pháp để hạn chế
hoặc giải quyết phần nào những ảnh hưởng tiêu cực của ngành ngư nghiệp đến môi
trường biển ở Việt Nam.


1. Tổng quan về hoạt động ngư nghiệp
1.1 Khái niêm ngư nghiệp
Ngư nghiệp là nghề đánh cá, ngành kinh tế có chức năng và nhiệm vụ ni trồng, khai
thác các loài thủy hải sản, chủ yếu là cá ở các ao hồ, đầm, ruộng nước, sơng ngịi trong
nội địa và ở biển…. Ngư nghiệp là một thực thể tham gia trong việc nâng cao hoặc thu
hoạch cá, được xác định bởi một số cơ quan phải là nghề cá, bảo vệ và phát triển nguồn

lợi thủy, hải sản.
1.2 Điều kiện ngư nghiệp ở Việt Nam
Việt Nam (VN) là nước thuộc khu vực Đông Nam Á với đường bờ biển dài 3260km,
vùng đặc quyền kinh tế là 1triệu km2, cùng với đó là những hệ thống sơng ngịi dày đặt.
Đây là một lợi thế lớn trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành ngư nghiệp ở Việt
Nam.
Cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển nhanh chóng của con người nên nhu cầu
tiêu thụ và phát triển sản phẩm ngày càng lớn, buộc con người phải đánh bắt và nuôi
trồng nhiều hơn để cung cấp cho nhu cầu thị trường. Đồng thời, điều này cũng gia tăng
nhiều vấn đề về môi trường do sự mở rộng quy mô đánh bắt khai thác và các hoạt động
khác của ngư nghiệp để lại.Để tìm hiểu rõ vấn đề này, trước tiên ta hãy cùng xem lại
những giá trị kinh tế mà ngành ngư nghiệp này mang lại cho con người.
2. Vai trò của ngư nghiệp
Ngư nghiệp cung cấp các loại thức phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất
đạm, chất khống, … có lợi cho sức khỏe. Chúng ta điều biết hải sản thường xuất hiện
thường xuyên trong bữa cơm hàng ngày, đây là loại thực phẩm chính chiếm phần lớn
trong các mâm cơm người việt được chế biến thành nhiều lồi món ăn ngon và những
lợi ích về sức khỏe nó mang lại nên được nhiều gia đình ưu tiên sử dụng.


Ngư nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và
công nghiệp sản xuất. Với số lượng khai thác lớn hàng năm, nên đây là nghành cung
cấp nhiều nguyên liệu cho các nghành công nghiệp chế biến thủy hải sản nhằm bảo quản
tốt các loại hải sản để phục vụ vận chuyển và sử dụng lâu dài nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm, thúc đẩy nhiều nhà máy công nghiệp chế biến phát triển.
Cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
và góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Thủy sản trong ngư nghiệp được xác định là

ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, điều này được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2020 (link)

Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy, hải sản. Phát triển ngư nghiệp ổn định giúp bảo vệ
tốt các lồi thủy hải sản bằng cách ni trồng nhiều loại thủy hải sản và đánh bắt hợp
lý… Nhằm đảm bảo nguồn thủy hải sản cung cấp hàng năm để con người sử dụng qua
đó cũng góp phần bảo tồn một số loài thủy hải sản quý hiếm.
Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Đây có thể coi là vai trị có ý nghĩa nhất đối
với mỗi người lao động. Vì ngành ngư nghiệp đã đem lại việc làm cho hơn 4 triệu lao
động và con số này cịn có thể gia tăng, giúp người lao động có việc làm, tạo thu nhập
cho cá nhân và gia đình…


3. Ảnh hưởng của ngư nghiệp đến mơi trường
Lợi ít mà ngành ngư nghiệp mang lại là rất lớn từ cung cấp trong nước và xuất khẩu ra
nước ngoài cho nên ảnh hưởng mà ngành này mang lại cũng không hề nhỏ đặt biệt là
đối với môi trường.
3.1 Ảnh hưởng tích cực
Việc đánh bắt thủy, hải sản hợp lý kết hợp với thực hiện nuôi trồng thủy sản, bảo tồn,
tái tạo các lồi hải sản góp phần khơng nhỏ vào cơng tác điều hịa mơi trường, ổn định
hệ sinh thái biển, bảo tồn và nhân lên số lượng cá thể q hiếm đang có nguy cơ tuyệt
chủng ở mơi trường biển Việt Nam.
Điều này đồng nghĩa với việc là ngư nghiệp Việt Nam sẽ phát triển bền vững, lâu dài
đảm bảo cung cấp nguồn lợi thủy hải sản được duy trì với số lượng lớn hàng năm, giúp
cho nguồn thu nhập của người dân và kinh tế nước ta được ổn định. Đây là biểu hiện
của quy luật tác động qua lại.
3.2 Tác động tiêu cực
Khai thác đánh bắt hải sản thông qua các hoạt động đánh bắt tận diệt như: Sử dụng các
phương pháp có sức cơng phá lớn như điện, thuốc độc (NaCN cho các lồi cá cảnh),
mìn tự chế tận diệt diện tích sinh thái lớn (tới 6m đường kính). Ngồi cá, các sinh vật
phù du cũng như các sinh vật đáy, cá ngựa, hải quỳ, và san hô cũng bị ảnh hưởng. Cũng
như các phương pháp đánh bắt quá mức khác, việc sử dụng bom, mìn phá hoại cả môi
trường sống ở rặng san hô và làm gián đoạn chuỗi thức ăn. Điều này trực tiếp làm giảm

số lượng loài, gián tiếp làm giảm tiềm năng sinh sản, khả năng sinh trưởng, ... Khoảng
85 loài được liệt kê là những loài đang bị đe dọa trong đó hơn 70 lồi có trong sách Đỏ
Việt Nam. Trữ lượng nguồn lợi biển, năng suất và kích thước cá biển đang giảm sút, ví
dụ năm 1984 đến 1994 trữ lượng cá giảm 30% (Nguyễn Văn Quân, 2006). Hoạt động
săn bắt thiếu tính chọn lọc như kéo lưới đáy,một hoạt động kéo lưới đánh cá dọc theo
đáy biển phía sau tàu lưới kéo, đã giết chết khoảng 5 đến 25% các sự sống dưới biển chỉ
trong một lần chạy. Hầu hết các tác động là do hoạt động đánh bắt cá thương mại. Mặt


khác, các lồi khơng mong muốn (khơng có giá trị kinh tế) sẽ bị vứt bỏ lại sau khi phân
loại trên thuyền, cùng với nội tạng từ việc chế biến cá tươi trên thuyền sẽ được bỏ xuống
biển làm thức ăn cho chim biển cùng với các vi sinh vật phân giải. Tích tụ lâu ngày tại
cùng 1 vùng biển có thể dẫn tới mơi trường thiếu Oxi ở vung đáy, tạo ra vùng chết về
mặt sinh thái. Hoặc đơn giản là đánh bắt cá gián tiếp “đánh cá ma” : các rác thải nhựa
gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sống của sinh vật biển, các dụng cụ đánh bắt như lưới,
lưỡi câu, dây câu, … dù vô ý hay chủ ý thải xuống biến gây ra những hậu quả nghiêm
trọng tới đời sống của tất cả sinh vật biển. Ngoài ra, đánh bắt quá mức gây ảnh hưởng
lên cấu trúc tuổi, tỉ lệ giới tính và cấu trúc di truyền của quần thể, cũng như thành phần
loài trong quần xã. Các yếu tố này gây biến động tới chuỗi thức ăn, làm yếu đi hệ sinh
thái biển. Thiếu sự quản lý, việc đánh bắt trở nên quá mức này gây tác động lớn tới sinh
thái, kinh tế và xã hội; nguồn kinh tế giảm dẫn đến người dân không chi trả đủ cho các
hoạt động đánh bắt xa bờ. Cuộc sống sinh hoạt của ngư dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng,
thiếu nguồn thực phẩm, thiếu kinh phí. Đây là biểu hiện cho quy luật tác động qua lại
giữa sinh vật và môi trường.
Dựa vào quy luật tổng hợp ta thấy ngư nghiệp gây ra những thay đổi tiêu cực tới môi
trường sống của sinh vật chủ yếu bằng việc phá hủy và quấy rối tầng đáy, đặc biệt là ở
rạng san hô. Ảnh hưởng từ việc neo đậu của các lồng bè, thuyền đánh bắt trái quy định.
Các yếu tố trên gây ảnh hưởng trực tiệp hoặc gián tiếp tới sức khỏe của các rặng san hô
(tẩy trắng san hô) và hệ sinh thái cỏ biển gần bờ. Thiếu san hô khỏe mạnh, hệ sinh thái
cùng với sinh vật của chúng dần biến mất. Nếu khơng có san hô, lượng CO2 trong nước

sẽ tăng lên đáng kể và ảnh hưởng đến tất cả các sinh vật sống trên trái đất. Ngồi ra, các
rạn san hơ cũng rất quan trọng bởi chúng bảo vệ bờ biển, làm chậm các dịng chảy mạnh
và sóng trước khi vào bờ nên chúng được gọi là các rạn san hô rào cản. Sinh kế của đa
số người dân quanh vùng thường nghèo và sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi biển.
Khi khu du lịch phát triển, đời sống của một số hộ dân có thể được cải thiện nhờ chuyển
đổi mơ hình sinh kế từ đánh bắt sang kinh doanh phục vụ khách du lịch. Sự khai thác
quá mức và không hợp lý có thể là mối đe dọa cho nhiều loại sinh vật biển, đó cũng là
nguyên nhân làm mất cân bằng tự nhiên các quần xã ven biển, ảnh hưởng đến đời sống
của người dân ven biển và các ngành dịch vụ không thể phát triển.


Về phương diện ni trồng thủy sản: Theo tính tốn của ngành nông nghiệp, đối với các
lồng nuôi thủy sản cơng nghiệp, chất thải trong q trình ni có thể chứa đến trên 45%
nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là điều kiện thuận lợi để tảo độc phát triển.
Không chỉ ảnh hưởng từ nguồn thức ăn cho nuôi thủy sản trên biển, vật liệu phao xốp ở
các khu nuôi trồng thủy sản tập trung cũng là một trong những yếu tố gây ô nhiễm môi
trường, bởi đặc tính khơng phân hủy, dễ phân tán, vỡ hỏng. Thực tế, theo số liệu của
Ban quản lý Vịnh Hạ Long, 6 tháng đầu năm 2020, chỉ tính riêng trong vùng vịnh, số
lượng rác thu gom được là hơn 350 tấn, đa số là phao xốp. Bùn thải trong quá trình nuôi
trồng thủy sản (nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh, nuôi cá tra công nghiệp,
nuôi cá trê) chứa các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các hóa chất và thuốc
kháng sinh, các loại khống chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc
hại có trong đất phèn. Lớp bùn này có chiều dày từ 0,1-0,3m trong tình trạng ngập nước
yếm khí tạo thành các sản phẩm phân hủy độc hại như H2S, NH3, CH4, Mecaptan…thải
ra trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi tác động xấu đến môi trường xung quanh,
ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản ni trồng.
Bên cạnh đó, nước thải nuôi trồng thủy sản cũng chứa các thành phần độc hại có thể gây
ơ nhiễm mơi trường cần được xử lý. Nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản trong một vụ
nuôi (nuôi tôm thường 2 vụ/năm, nuôi cá 1 vụ/năm) có thể đạt đến 15.000 - 25.000
m3/ha tùy thuộc vào quy trình ni các loại thủy sản... có chứa nhiều thành phần độc

hại và các nguồn dịch bệnh phải được xử lý triệt để trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Ao nuôi cá bằng phân gia súc, gia cầm thì các chỉ tiêu lý, hố học đều cao hơn tiêu
chuẩn. Vì nước ao bị ơ nhiễm, cá ni ở trong ao này sinh trưởng chậm, cá gầy, bị bệnh
lở loét, tỷ lệ sống thấp, cá chậm lớn, cá nhỏ giá bán thấp, hiệu quả kinh tế không cao.
Đời sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ nguồn thực phẩm bị ô nhiễm,
nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, có thể dẫn đến chết người. Ngồi ra các hệ sinh
thái xung quanh nhiều sinh vật bị nhiễm bệnh hoặc chết do uống phải nguồn nước ô
nhiễm, nước thải ngấm vào đất ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân và
hoạt động nông nghiệp
Các hoạt động của khu chế biến thủy hải sản, hoặc từ sinh hoạt của người dân ven biển
cũng có những tác động khơng nhỏ đến môi trường. Các hoạt động nước thải trong
ngành chế biến thủy sản là nguồn nước thải từ nước rửa nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu,


chế biến sản phẩm, các nguồn nước vệ sinh nhà xưởng sản xuất, nước rửa máy móc thiết
bị, dụng cụ sản xuất trong các phân xưởng nhà máy chế biến thủy sản, đây là nguồn gây
ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Điều này được giải thích thơng qua quy luật tổng
hợp.
Bên cạnh đó hoạt động trái phép, núp bóng pháp luật như bn bán, tàng trữ trái phép
nhiều lồi động vật quý hiếm, kể những động vận nằm trong sách đó, có nguy cơ tuyệt
chủng rất cao. Các hoạt động này đáng được lên án vì sẽ đe dọa trực tiếp đến sự đa dạng
hệ sinh thái, mất cân bằng sinh học ở môi trường biển của nước ta.
4. Biện pháp giải quyết
Với thực trạng hoạt động ngư nghiệp bất hợp lý như hiện nay ở nước ta. Việc nhanh
chóng đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế và khắc phục các hoạt động tiêu cực
đã nêu trên thông qua việc vận dụng các quy luật tác động của hệ sinh thái là vô cùng cấp
thiết. Do đó nhóm chúng tơi xin đề xuất một số biện pháp cụ thể để có thể giải quyết được
vấn đề này như sau:
Đầu tiên, cần đẩy mạnh kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển,
nghiêm cấm đánh bắt thủy hải sản trái pháp luật; đi kèm với đó cần hoạch định các kế

hoạch khai thác bền vững, có hiệu quả, lâu dài nhằm giảm thiểu tối đa việc ảnh hưởng
đến hệ sinh thái, môi trường sống các sinh vật. Đây là biện pháp hàng đầu và nên được
ưu tiên thực hiện.
Đề xuất các cơ quan có thẩm quyền nên có những biện pháp xử lý nặng, đủ tính răng
đe hơn đối với những hành vi khai thác quá mức, tràn lan, không đúng tiêu chuẩn và các
hoạt động ngư nghiệp khác gây ô nhiễm nghiệm trọng đối với môi trường, hệ sinh thái.
Đầu tư, xây dựng những hệ thống xử lý nước thải, chất thải tốt, đạt chuẩn của các
hoạt động ngư nghiệp trước khi xả thải ra môi trường.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát về môi trường. Xây dựng hệ thống quan trắc,
đánh giá phạm vi và mức độ của nguồn gây ơ nhiễm để xử lí kịp thời và nhanh chóng. Đồng
thời, nên đầu tư và phát triển các viện, trung tâm nghiên cứu về hệ sinh thái bi

ển

để


người dân có những cái nhìn tổng quan nhất về hệ sinh thái và từ đó có ý thức tham gia giữ
gìn và bảo tồn hệ sinh thái sinh vật ở vùng biển Việt Nam.
Cuối cùng, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người
dân về việc bảo vệ mơi trường biển. Tích cực phát động những hành động như dọn dẹp
vệ sinh, rác thải ở các vùng biển. Đây là hoạt động cần có sự đoàn kết, chung sức thực
hiện mới đạt hiệu quả cao nhất mà trong đó thế hệ sinh viên, thanh niên trẻ là những người
thực hiện biện pháp này tốt và hiệu quả nhất.


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Aurora Almendral. 2018. In the Philippines, Dynamite Fishing Decimates Entire
Ocean Food Chains. The New Work Times
2. Fletcher WJ; Chesson J; Fisher M; Sainsbury KJ; Hundloe, T; Smith, ADM and

Whitworth. 2002. The "How To" guide for wild capture fisheries. National ESD
reporting framework for Australian fisheries. 119–120.
3.. Hồng Quỳnh. 2020. Bảo vệ mơi trường biển trong ni trồng thủy hải sản, Báo
Quảng Ninh điện tử.
4.. Hồng Thị Ngọc Linh. 2011. Ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động ngành thủy
sản huyện Đảo Cô Tô - tỉnh Quảng Ninh và định hướng phát triển hợp lý, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên - Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường.
5. Lê Thùy Trang, 2015. Chung tay bảo vệ rạn san hơ, Tạp chí mơi trường.



×