Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

vai trò mới của độc quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.84 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có lịch sử hình thành, phát triển hàng
trăm năm. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa cũng không ngừng vận động, biến đổi. Nói cách khác, phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa có những giai đoạn phát triển khác nhau: giai đoạn tự do cạnh tranh và
độc quyền.
Sống trong giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản, V.I. Lênin đã xây
dựng lí thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền. Đó cũng chính là sự phát triển chủ
nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới. Theo Lênin: "... tự do cạnh tranh đẻ ra tập
trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định,
lại dẫn tới độc quyền"[1].
Thuật ngữ chủ nghĩa tư bản đương đại được dùng để chỉ giai đoạn phát triển
cao hơn của chủ nghĩa tư bản, xét về mặt thời gian bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới
thứ 2 cho đến nay. Hiện nay, mặc dù độc quyền có những vai trị và biểu hiện mới,
nhưng bản chất của chúng vẫn không thay đổi. Lý thuyết của V.I. Lênin về chủ nghĩa
tư bản độc quyền vẫn là cơ sở lí luận và phương pháp luận để giải thích những vấn đề
kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản đương đại.

1
1


NỘI DUNG
1. Nguyên nhân hình thành độc quyền

Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm
việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hố, có khả năng định ra giá cả độc quyền,
nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện quá trình tích tụ sản xuất và
dẫn tới ra đời tư bản độc quyền do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là: Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học


– kỹ thuật, làm xuất hiện những ngành sản xuất mới. Ngay từ đầu, nó đã là những
ngành có trình độ tích tụ tư bản cao.
Hai là: Cạnh tranh tự do. Một mặt, buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật,
tăng quy mơ tích tụ tư bản; mặt khác, đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ
thuật kém hoặc bị các đối thủ mạnh hơn thơn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng
vững trong cạnh tranh làm cho q trình tích tụ tư bản tăng lên. Vì vậy, xuất hiện một
số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị một ngành hay trong một số ngành công
nghiệp.
Ba là: Khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản;
một số sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thốt khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy q
trình tập trung sản xuất.
Bốn là: Tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng, trở thành địn bẩy mạnh mẽ thúc
đẩy q trình tích tụ sản xuất trong nền kinh tế tăng cao hơn. Trong điều kiện đó,
những xí nghiệp và cơng ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh tiếp tục cạnh tranh với nhau
ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, làm nảy sinh xu hướng thỏa hiệp, từ đó hình
thành các tổ chức độc quyền. Các tổ chức độc quyền xuất hiện phổ biến và thống trị
toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia đã tạo ra thời đại của CNTB độc quyền.
Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền là một nấc thang phát triển mới
của chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản trong đó ở hầu hết các ngành,
các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự
phát triển của tòan bộ nền kinh tế TBCN.
2
2


Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do nhưng không thủ tiêu cạnh tranh mà đẩy
cạnh tranh ngày càng mạnh hơn và gay gắt hơn, do đó V.I.Lênin cho rằng: Bản chất
đích thực của độc quyền là nền kinh tế vận động trên hai nguyên tắc ngược chiều
nhau: Đó là tự do và độc quyền. Độc quyền ra đời không làm bản chất các qui luật

trong CNTB không thay đổi, song về hình thức biểu hiện có khác: Nếu trong giai đoạn
cạnh tranh tự do quy luật giá trị thặng dư và quy luật giá trị biểu hiện thành qui luật lợi
nhuận bình quân và quy luật giá cả sản xuất, thì trong độc quyền biểu hiện thành quy
luật giá cả độc quyền và lợi nhuận độc quyền.
2. Vai trò độc quyền trong nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa

Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, độc quyền có vai trị to lớn đối
với sự phát triển của lực lượng sản xuất, năng suất lao động ở các nước tư bản.
Thứ nhất, độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển
khai hoạt động khoa học – kĩ thuật thúc đẩy tiến bộ kĩ thuật.
Độc quyền là kết quả của q trình tích tụ và tập trung sản xuất ở mức độ cao.
Do đó, các tổ chức độc quyền có khả năng tập trung được các nguồn lực, đặc biệt là
nguồn lực về tài chính trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học – kĩ
thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kĩ thuật.
Thứ hai, độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực
cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền.
Là kết quả của tập trung sản xuất và sự liên minh các doanh nghiệp lớn, độc
quyền tạo ra được ưu thế về vốn trong việc ứng dụng những thành tựu kỹ thuật, công
nghệ sản xuất mới, hiện đại, áp dụng những phương pháp sản xuất tiên tiến, làm tăng
năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, do đó nâng cao được năng lực cạnh tranh
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế
phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại.
Với ưu thế tập trung được sức mạnh kinh tế to lớn vào trong tay mình, nhất là
sức mạnh về tài chính, tạo cho độc quyền có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế
trọng tâm, mũi nhọn, do đó thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng sản
xuất tập trung, quy mô lớn, hiện đại. V.I.Lênin viết: “Nhưng trước mắt chúng ta cạnh
3
3



tranh tự do biến thành độc quyền và tạo ra nền sản xuất lớn, loại bỏ nền sản xuất nhỏ,
thay thế nền sản xuất lớn bằng một nền sản xuất lớn hơn nữa”[1]
3. Đặc điểm kinh tế trong giai đoạn độc quyền

Theo V.I.Lênin, thì CNTB độc quyền có năm đặc điểm kinh tế cơ bản sau:
Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.
Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền. Tổ
chức độc quyền là tổ chức kinh tế dựa trên cơ sở liên minh giữa những nhà tư bản lớn
để tập trung vào trong tay một phần lớn (thậm chí tồn bộ) sản phẩm của một ngành
bảo đảm có thể khống chế các điều kiện sản xuất và lưu thơng của ngành đó nhằm thu
lợi nhuận độc quyền cao. Tổ chức độc quyền là tế bào kinh tế của CNTB độc quyền,
trong đó chứa đựng QHSX của CNTB. Nhờ vị thế chi phối được các điều kiện của sản
xuất và lưu thông một ngành nên các tổ chức độc quyền có khả năng định ra giá cả
độc quyền. Giá cả độc quyền được hình thành nhờ mua các yếu tố đầu vào của sản
xuất thấp hơn giá cả sản xuất và bán sản phẩm đầu ra cao hơn giá cả sản xuất nhờ vị
trí độc quyền, qua đó thu được lợi nhuận độc quyền cao. Như vậy, giá cả độc quyền
hình thành trên cơ sở điều tiết một bộ phận của lợi nhuận bình qn từ các doanh
nghiệp ngồi độc quyền và một bộ phần tiền công của người lao động. Về liên kết, các
tổ chức độc quyền thường tồn tại nhờ hai hình thức:
• Liên kết ngang trong cùng ngành, từ đó ra đời loại Cácten, Xanhđica, Tờ rớt.
Trong đó, Cácten, xanhđica là chưa chín muồi nên dễ bị phá vỡ bởi qui luật phát triển
không đều giữa các thành viên. Trong thời đại ngày nay, chúng phát triển thành các
conson (concern)
• Liên kết dọc (liên kết hỗn hợp) đa ngành hoặc đa hình thức bao gồm cả
những cacten, xanhđica…Hình thức đơn giản là congxoocxiom và hình thức hiện đại
là cơnglơmêrat (conlomerate) khổng lồ.
Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
Trong nền kinh tế TBCN thời đại độc quyền, tích tụ, tập trung tư bản trong
ngân hàng diễn ra nhanh nhất, từ đó dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc Trong nền

kinh tế TBCN thời đại độc quyền, tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng diễn ra
nhanh nhất, từ đó dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền lớn trong ngân hàng.
Từ chỗ làm trung gian trong việc thanh toán và tín dụng nay do nắm được phần lớn tư
4
4


bản tiền tệ trong xã hội, ngân hàng biến chức năng kỹ thuật của mình thành chức năng
chi phối hoạt động của các tư bản chức năng của nhiều ngành khác nhau. Trong điều
kiện đó, tư bản hoạt động trong các ngành khác nhau, đặc biệt là tư bản công nghiệp
khơng chịu sự chi phối của ngân hàng. Chúng tìm cách xâm nhập vào ngân hàng bằng
cách mua cổ phiếu khống chế, đưa người vào hội đồng quản trị hoặc tự lập ra các
ngân hàng chuyên doanh phục vụ cho mình, nhờ đó mà xuất hiện ra q trình xâm
nhập và dung hợp giữa chúng để hình thành một loại tư bản mới là tư bản tài chính và
biến ngân hàng và cơng nghiệp thành các chức năng của mình. Tư bản tài chính là sự
thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa tư bản độc quyền trong ngân hàng và tư bản
độc quyền trong công nghiệp.
Bọn đầu sỏ tài chính thực hiện sự thống trị của mình bằng "chế độ tham dự".
Thực chất của chế độ tham dự là nhà tư bản tài chính lớn hoặc một tập đồn tài chính,
nhờ nắm được số cổ phiếu khống chế mà chi phối được công ty gốc hay "công ty mẹ",
rồi công ty mẹ chi phối các công ty phụ thuộc hay các "công ty con", các công ty này
lại chi phối các "cơng ty cháu" v.v.. Từ đó hình thành các tập đoàn tư bản chứa đựng
nhiều yếu tố vật chất quan trọng giúp các nước đang phát triển tiến hành CNH, HĐH
nền kinh tế. Do đó, nhiều quốc gia đã mở cửa đón dịng xuất khẩu tư bản cả dưới hình
thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
Xuất khấu tư bản trở thành phổ biến
V.I.Lênin vạch rõ, xuất khẩu hàng hoá là đặc điểm cơ bản của giai đoạn chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa
tư bản độc quyền.
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước

ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các
nước nhập khẩu tư bản. Vào cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở
thành tất yếu vì: Một số ít nước phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn
và có một số "tư bản thừa" tương đối, nghĩa là lượng tư bản này nếu đầu tư ở trong
nước thì lợi nhuận thấp, nên họ cần tìm nơi đầu tư ra nước ngồi có 90 nhiều lợi
nhuận cao hơn. Đồng thời, nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu
kinh tế thế giới nhưng lại rất thiếu vốn để phát triển kinh tế, giá cả ruộng đất tương đối
5
5


hạ, tiền lương lại thấp, nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư
nước ngoài.
- Xét về hình thức, xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ
yếu: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
+ Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp
mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đâu tư đê trực tiếp
kinh doanh thu lợi nhuận cao, biến nó thành một chi nhánh của “cơng ty mẹ” ở chính
quốc. Các xí nghiệp mới hình thành thương tổn tại dưới dạng hỗn hợp song phương
hoặc đa phương, nhưng cũng có những xí nghiệp tồn bộ vốn là của cơng ty nước
ngồi.
+ Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thơng qua việc cho vay để thu lợi tức,
mua có phần, có phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khốn và
thơng qua các đinh chế tài chánh trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham
gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Xét về chủ thể xuất khẩu, thì xuất khẩu tư bản được chia thành: xuất khẩu tư
bản tư nhân và xuất khẩu tư bản nhà nước.
+ Xuất khấu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu do tư bản tư nhân thực hiện.
Hình thức này có đặc điểm cơ bản là thường được đầu tư vào những ngành kinh tế có
vịng quay vốn ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao, dưới hình thức các hoạt

động cắm nhánh của .các cơng ty xuyên quốc gia.
+ Xuất khẩu tư bản nhà nước là nhà nước tư bản độc quyền dùng nguồn vốn từ
ngân quỹ của mình, tiền của các tổ chức độc quyền để đầu tư vào nước nhập khấu tư
bản; hoặc viện cớ hồn lại hay khơng hồn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế,
chính trị và quân sự nhất định của chúng.
Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành thuộc kết
cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư bản tư nhân. Nhà nước tư
bản độc quyền cịn thực hiện hình thức “viện trợ” khơng hồn lại cho nước nhập khấu
tư bản để ký được những hiệp đình thương mại và đầu tư có lợi...
Về chính trị, “viện trợ” của nước tư bản thường nhằm duy trì và bảo vệ chế độ
chính trị "thân cận" đã bị lung lay ở các nước nhập khẩu tư bản, tăng cường sự phụ
6
6


thuộc của các nước đó vào các nước tư bản phát triển, thực hiện chủ nghĩa thực dân
mới, tạo điều kiện cho tư nhân đẩy mạnh xuất khấu tư bản.
Về quân sự “viện trợ” của nhà nước tư bản nhằm lồi kéo các nước phụ thuộc
vào khối quân sự hoặc buộc các nước nhận viện trợ phải cho các nước xuất khẩu tư
bản lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình...
Xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước
ngồi, là cơng cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị của tư bản tài chính trên phạm
vi tồn thế giới.
Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
Việc xuất khẩu tư bản tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi tất yếu dẫn đến
việc phân chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư tư bản, phân
chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền. Cuộc đấu tranh giành thị trường
tiêu thụ, nguồn nguyên liệu và lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao ở nước ngoài càng trở
nên gay gắt. Những cuộc đụng đầu trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền
quốc gia có sức mạnh kinh tế hùng hậu lại được sự ủng hộ của nhà nước "của mình"

và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký
kết hiệp định để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những
thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế, các tập đoàn
xuyên quốc gia…
Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
Cuối thế kỷ XIX đầu XX, lãnh thổ thế giới đã chia xong, nhưng sự phân chia
không đều, các đế quốc như Anh, Pháp, Mỹ…chiếm phần lớn lãnh thổ thế giới làm
thuộc địa để khai thác nguyên liệu, bóc lột lao động làm thuê và tiêu thụ hàng hóa, tức
là chiếm lĩnh và khai thác độc quyền thị trường thuộc địa nhằm thu lợi nhuận độc
quyền cao. Trong khi đó, những đế quốc trẻ như: Đức, Áo, Hungari, Italia, Nhật Bản
có nền kinh tế phát triển nhanh, thị trường trong nước bão hịa, hàng hóa sản xuất ra
không xuất được sang các nước khác bởi hàng rào hành chính và thuế quan cao. Chính
vì vậy mà các trùm tư bản tài chính ở các nước này đã liên kết với nhà nước thực hiện
hai cuộc chiến tranh thế giới đòi phân chia lại thuộc địa nhằm chiếm lĩnh và khai thác
thị trường.
7
7


Hai cuộc chiến tranh thế giới 1914 - 1918 và 1939 - 1945 đã để lại hậu quả
nặng nề do hủy hoại sức người và sức của của nhân loại. Ngay từ khi nghiên cứu về
CNTB độc quyền, V.I.Lênin đã khẳng định: Đế quốc là một trong các đặc trưng cơ
bản của CNTB độc quyền, Người gọi CNTB độc quyền là Chủ nghĩa đế quốc.
Như vậy, Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền,
biểu hiện trong đường lối xâm lược nước ngòai, biến những nước này thành hệ thống
thuộc địa của các cường quốc nhằm đáp ứng yêu cầu thu siêu lợi nhuận độc quyền của
tư bản độc quyền.
4. Biểu hiện mới về vai trò của độc quyền ở các nước tư bản phát triển hiện

nay

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, thế giới chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn: sự ra đời của
Liên hợp quốc và các tổ chức kinh tế khu vực, tồn cầu hố diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt
là sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của lực lượng sản xuất, tạo ra sự biến đổi to lớn
trong sản xuất và toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Trong điều kiện mới của chủ nghĩa tư
bản, xuất hiện những biểu hiện mới trong vai trò của độc quyền và các tổ chức độc
quyền. Đó là hình thành nên những tổ chức độc quyền quốc tế hay còn gọi là tập đoàn
xuyên quốc gia, đa quốc gia (TNC). Các tập đồn này hiện nay có vai trị to lớn trên
phạm vi thế giới.
Thúc đẩy thương mại thế giới
Một trong những vai trò nổi bật của tnc là thúc đẩy thương mại quốc tế .thật vậy
tổng giá trị thương mại của các chi nhánh tnc ở nước ngoài đã tăng 8% bình quân
hàng năm trong giai đoạn 1982-1994.sản phẩm phần lớn tập trung vào hàng chế tạo và
hướng về xuất khẩu.vào giữa thập kỷ 90 giá trị thương mại của các chi nhánh tnc ở
nước ngoài đã lớn hơn giá trị nhập khẩu của các khu vực nam ,đông và đông nam á.
Trong những năm gần đây với chiến lược đa quốc gia và tạo ra các liên kết giữa
thương mại và đầu tư các công ty mẹ thường chuyển giao trực tiếp các công nghệ
nguyên liệu và dịch vụ cho các chi nhánh của mình ở nước ngồi.do vậy tỷ lệ xuất
khẩu trong tổng giá trị sản lượng của các chi nhánh tnc ở nước ngoài tăng nhanh.tuy
nhiên trao đổi giữa các chi nhánh của tnc thường đi cùng với giá chuyển giao tức là
giá cả không dựa trên quan hệ cung cầu mà là giá thoả thuận giữa các chi nhánh trong
cùng một TNC điều này đã làm thiệt hại đến nước chủ nhà.đây là vấn đề cần phải
8
8


được quan tâm đối với những nước đang phát triển.như vậy vai trò của tnc đối với
thúc đẩy thương mại thế giới là tỷ trọng trao đổi của các tnc ngày càng lớn trong tổng
giá trị thương mại thế giới ,tăng cường kiểm soát để hạn chế TNC sử dụng các biện
pháp cạnh tranh không lành mạnh như giá chuyển giao và giá độc quyền, khuyến
khích đẩy mạnh xuất khẩu với các khuyến khích đầu tư và phát triển dịch vụ trong thu

hút TNC.
Thúc đẩy đầu tư nước ngoài
Thực tế hầu hết các hoạt dộng đầu tư nước ngoài đều thực hiện qua kênh TNC.với
lợi thế của mình về nhiều vốn kỹ thuật hiện đại quản lý tiên tiến và mạng lưới thị
trường rộng lớn các tnc ln tích cực đầu tư ra nước ngồi nhằm tối đa hố lợi nhuận
trên phạm vi tồn cầu.
Nguồn đầu tư chính ra nước ngoài là các nước phát triển ,trước hết là các nước G7 và một số nước châu âu.FDI chiếm một tỷ trọng rất lớn trong GDP của các
nước.năm 1996 tỷ trọng FDI vào và ra trong GDP thế giới chiếm 10,6%và 10,8%đối
với các nam và đông nam á tỷ trọng đó là 15,8% và 8,1% đối với việt nam tỷ trọng
FDI vào trong gdp rất lớn chiếm tới 40.2%.trong nhưng năm gần đây với tốc độ phát
triển mạnh của mạng lưới các chi nhánh tnc đã tăng nhanh hình thức sát nhập và mua
lại hơn là hình thức xây dựng doanh nghiệp mới để mở rộng đầu tư ra thị trường ngồi
nước,xu hướng gia tăng việc sát nhập và thơn tính các cơng ty ngoại quốc của tnc
trong đó chủ yếu ở mỹ và tây âu là một trong những nguyên nhân quan trọng gây
bùng nổ đầu tư nước ngoài.cơ cấu dịng vốn đầu tư nước ngồi đã thay đổi lớn do điều
chỉnh chiến lược kinh doanh của TNC.với sự phát triển mạnh của thị trường tài chính
quốc tế hình thức đầu tư gián tiếp ngày càng gia tăng.
TNC thúc đẩy nhanh tiến trình tự do hố đầu tư nước ngồi thơng qua tham gia
sâu rộng vào q trình quốc tế hố sản xuất.Nhờ mở rộng chính sách tự do hoá trong
những năm gần đây FDI đã tăng lên nhanh chóng.TNC ngày càng đóng vai trị quan
trọng đối với thúc đẩy dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển.từ giữa thập kỷ 80
cơ cấu đầu tư giữa các khu vực của TNC ở các nước đang phát triển có sự thay đổi
đáng kểtheo chiều hướng tăng mạnh vào các nước đang phát triển châu á và giảm dần
vào các nước mỹ la tinh và caribê.Những nước đang phát triển đã thu hút được lượng
đầu tư FDI rất lớn ví dụ như trung quốc đã thu hút được tới hơn 42 tỷ usd năm 1996
9
9


và 45,5 tỷ usd năm 1998.Nhưng những năm gần đây nền kinh tế của các nước mỹlatinhvà caribê có sự phục hồi nhanh nên TNC đã tăng đáng kể đầu tư vào các nước

này.
Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm
TNC đã tác động rất lớn đến phát triển nguồn lực lao động theo hai cách trực tiếp
và gián tiếp.cách trực tiếp là thông qua các dự án đầu tư,TNC đào tạo lực lượng lao
động địa phương để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của dự án.Trong khi đó cách gián
tiếp là tạo ra các cơ hội động lực cho sự phát triển của lực lượng lao động theo đuổi
mục tiêu thu nhập cao.ở các nước đang phát triển các tác động này có vai trị rất lớn
đối với phát triển nguồn lực lao động đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ chun
mơn kỹ thuật và quản lý.đây là tiền đề quan trọng để nâng cao năng suât lao động ở
các nước này.
Các TNC vừa và nhỏ cũng có vai trị quan trọng đối với đào tạo việc làm.ở việt
nam vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu do tnc thực hiện là một nguồn vốn quan trọng để
tiến hành cơng nghiệp hố đất nước.Với các nước đang phát triển việc thu hút fdi là
rất quan trọng, muốn vậy cần phải có những chính sách xây dựng thu hút fdi vì tnc tác
động thúc đẩy tích cực dòng FDI vào các nước đang phát triển phụ thuộc quan trọng
vào chính sách và mơi trường của nước đó.các tnc thường có các hoạt động trợ giúp
tài chính cho các chương trình nghiên cứu và đào tạo nghề,quản lý.,cung cấp các thiết
bị khoa học cho các trường đại học viện nghiên cứu.xây dựng các trung tâm đào tạo
quản lý và đồng thời cũng phát triển cả hình thức đào tạo từ xa .
TNC đã tạo được khoảng 45 triệu lao động vào giữa những năm1970 và 10năm
sau đạt được gần 65 triệu lao động con số này tăng lên đến 70 triệu vào giữa những
năm của thập kỷ 90.nhưng nhìn chung tnc thường tạo việc làm ở các ngành công
nghiệp và dịch vụ hơn là trong ngành nông nghiệp và các ngành khác.điều đó đã phản
ảnh đặc điểm của tnc chủ yếu đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.một số
việc làm được tạo ra một cách gián tiếp thông qua các liên kết kinh tế cung cấp dịch
vụ của các công ty nội địa.nếu tính số việc làm được tạo ra một cách trực tiếp và gián
tiếp thì ước tính TNC đã tạo ra khoảng 150 triệu lao động và phần lớn số lao động này
làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ .đây là đội ngũ lao động quan trọng
để phát triển nguồn lực lao động của nền kinh tế thế giới nhất là các nước đang phát
10

10


triển.phần lớn trong số khoảng 1/3 tổng việc làm tạo ra bởi TNC ở các nước đang phát
triển đã tập trung vào các nước châu ávà một số nước châu mỹ latinhtrong những năm
gần đây phần lớn số việc làm được tạo ra bởi các TNC ở các nước đang phát triển
thuộc về trung quốc.nguyên nhân quan trọng là nhiều tnc đầu tư vào trung quốc là do
có những hình thức mới thu hút được vốn đầu tư.từ những kết quả phân tích trên thấy
rõ ràng tnc có vai trị rất lớn đối với phát triển nguồn lực và tạo việc làm trong nền
kinh tế thế giới trong đó đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển .tuy
nhiên vai trò này còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện lĩnh vực đầu tư của nước chủ
nhà và chiến lược cạnh tranh của các TNC.

11
11


KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tất yếu dẫn đến độc quyền. Khi xuất hiện
các tổ chức độc quyền đã đánh dấu chù nghĩa tư bản chuyển sang một giai đoạn mới
cao hơn - giai đoạn độc quyền.
Độc quyền có những vai trị nhất định trong nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa: tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai hoạt động khoa học –
kĩ thuật thúc đẩy tiến bộ kĩ thuật; có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng
lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền; tạo được sức mạnh kinh tế góp phần
thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại.
Trong bối cảnh mới hiện nay, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia (TNC)
có thể được coi là biểu hiện tiêu biểu mới nhất của độc quyền và có những vai trị
mới. Tuy nhiên, nhưng bản chất của độc quyền vẫn không thay đổi. Lý thuyết của V.I.
Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn là cơ sở lí luận và phương pháp luận để giải

thích những vấn đề kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản đương đại.

12
12


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.27
2. Nguyễn Khắc Thân (2002), Tập bài giảng Chủ nghĩa tư bản hiện đại, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội
3. />%20trinh/06_PHM102_Bai6_v2.0013105209.pdf
4. Viện kinh tế chính trị học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo

trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008

13
13



×