Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

3_TIẾNG ANH_HDTH NV_2018-2019 (hoàn tất)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.17 KB, 16 trang )

Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 Mơn Tiếng Anh
(Đính kèm cơng văn số 1216/SGDĐT-GDTrH ngày 01/10/2018)

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2018-2019
MÔN TIẾNG ANH
Thực hiện công văn số 3711/BGDĐT-GDTrH ngày 24/8/2018 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và công văn số 1088/SGDĐT-GDTrH ngày
10/9/2018 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung
học năm học 2018-2019, Sở GDĐT lưu ý một số vấn đề về hoạt động dạy và
học bộ môn Tiếng Anh bậc trung học năm học 2018-2019 như sau:
I. Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm
1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch bộ môn
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế
hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.
1.1. Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của từng cấp
học trong chương trình giáo dục phổ thơng, tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn
chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch bộ môn theo định hướng phát triển
năng lực học sinh theo khung thời gian 37 tuần thực học theo Công văn số
1118/SGDĐT-GDTrH ngày 11/9/2017 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch
giáo dục (KHGD) nhà trường từ năm học 2017-2018 và Công văn
4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo
dục phổ thơng hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học
sinh từ năm học 2017-2018 (có hướng dẫn bổ sung tại Cơng văn 5131/BGDĐTGDTrH ngày 01/11/2017).
1.2. Căn cứ vào KHGD nhà trường từ năm học 2018-2019, tổ
trưởng/nhóm trưởng chun mơn, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung và căn
cứ vào chuẩn phân phối chương trình của cơng văn 1118/SGDĐT-GDTrH ngày
11/9/2017 sắp xếp lại các tiết học trong sách giáo khoa (SGK) thành các chủ đề
dạy học (của 35 tuần), còn lại 02 tuần tăng cường các hoạt động, rèn luyện kĩ
năng sống và vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tùy vào bộ môn mà xây dựng nội
dung hoạt động, rèn kĩ năng sống và giải quyết tình huống thực tế đảm bảo kế


hoạch bộ mơn 37 tuần.
1.3. Tăng cường tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn trong trường và
cụm trường về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá thông qua
nghiên cứu bài học; vận dụng các tiêu chí phân tích, rút kinh nghiệm bài học và
tổ chức các hoạt động chuyên môn qua “Trường học kết nối” theo hướng dẫn tại
Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT và hướng
dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GDĐT.
2. Tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống
Việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp
và hoạt động ngoại khóa chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm sáng


Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 Mơn Tiếng Anh
(Đính kèm cơng văn số 1216/SGDĐT-GDTrH ngày 01/10/2018)

tạo; tăng cường tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo
Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành qui định về Quản lí
hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa.
II. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
1. Đổi mới phương pháp dạy học
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của
học sinh qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện
cả ở trên lớp học và ngoài lớp học.
- Thực hiện phương pháp dạy học qua mơ hình giáo dục tích hợp khoa học
- cơng nghệ - kĩ thuật - tốn (Science - Technology - Engineering - Mathematic:
STEM)
- Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách
giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ
học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập,

thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình dưới sự hướng
dẫn và quản lí của giáo viên; thơng qua các hoạt động đó, giáo viên tổng hợp,
nhận xét, đánh giá, kết luận, bổ sung kiến thức để học sinh tiếp nhận và vận dụng.
2. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập:
+ Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo;
+ Tổ chức cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học;
+ Sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng cơng nghệ thông tin
và truyền thông như: dạy học trực tuyến, trường học kết nối,...
- Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên
lớp, cần coi trọng việc giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở
ngoài nhà trường.
- Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần
phát triển năng lực học sinh như: thi thí nghiệm - thực hành; tích cực tham gia
cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật.
3. Đổi mới kiểm tra và đánh giá
- Giao quyền chủ động cho các trường trung học trong việc kiểm tra, đánh
giá thường xuyên và đánh giá định kì;
- Chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng qui chế ở tất cả các khâu
ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm
bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự
tiến bộ của học sinh.
- Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh:
2


Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 Mơn Tiếng Anh
(Đính kèm cơng văn số 1216/SGDĐT-GDTrH ngày 01/10/2018)

+ Đánh giá qua các hoạt động trên lớp;

+ Đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập;
+ Đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học
tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm;
+ Đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về
kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu
hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư
viện câu hỏi của trường/Sở
* Lưu ý: Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay
cho các bài kiểm tra hiện hành.
- Kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết
cuối kì, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và nhận xét, góp ý
lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng.
- Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động
viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Đối với học sinh có kết quả bài kiểm tra
định kì khơng phù hợp với những nhận xét trong q trình học tập (quá trình học
tập tốt nhưng kết quả kiểm tra quá kém hoặc ngược lại), giáo viên cần tìm hiểu rõ
nguyên nhân, nếu thấy cần thiết và hợp lí thì có thể cho học sinh kiểm tra lại.
* Qui định số tiết /tuần /lớp, cột điểm tối thiểu cho 1 học sinh/học kì, qui
định cách cho điểm các loại bài kiểm tra... thực hiện theo đúng qui định của
thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ GDĐT.
- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề kiểm tra 1 tiết, cuối học kì, cuối
năm học theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề kiểm tra bao gồm
các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu: nhận biết,
thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
- Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kì và
từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4
mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với
đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận
dụng, vận dụng cao.

- Đề kiểm tra 1 tiết, cuối học kì, cuối năm học phải kết hợp một cách hợp
lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và
kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng
kiến thức liên môn vào thực tiễn. Môn ngoại ngữ có qui định riêng. (Phụ lục 1)
- Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu
hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư
viện câu hỏi của trường.
4. Thi THPT QG, thi học sinh giỏi
3


Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 Mơn Tiếng Anh
(Đính kèm cơng văn số 1216/SGDĐT-GDTrH ngày 01/10/2018)

- Thi trung học phổ thông quốc gia năm học 2018 -2019, sẽ có cơng văn
chỉ đạo cụ thể sau khi có cơng văn chỉ đạo của Bộ, Sở GDĐT.
- Thi học sinh giỏi, hướng dẫn cụ thể ở Phụ lục 1 (kèm theo)
III. Tổ chức sinh hoạt tổ chun mơn
1. Quản lí hồ sơ sổ sách
Các loại hồ sơ, sổ sách của giáo viên bộ môn bao gồm:
- Bài soạn (giáo án) lên lớp, viết tay hoặc đánh máy; có thể kết hợp soạn
giáo án các mơn học hoặc hoạt động giáo dục trong cùng một quyển;
- Kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục
- Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp;
- Sổ điểm cá nhân;
- Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
2. Đánh giá tiết dạy của giáo viên
- Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy dựa trên Công văn số 5555/BGDĐTGDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT và Công văn số 1575/SGDĐT-GDTrH
ngày 23/9/2015 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy
giáo viên GDTrH từ năm học 2015-2016.

- Tiết dạy dự thi hoặc làm tiêu chí xét thi đua của giáo viên thì tiết dạy đó
được đánh giá theo Cơng văn số 1575/SGDĐT-GDTrH ngày 23/9/2015 của Sở
GDĐT. Đối với các tiết dạy đăng kí dạy dự giờ rút kinh nghiệm thì khơng u
cầu đánh giá.
3. Sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn
3.1. Chế độ hội họp, dự giờ rút kinh nghiệm
- Tổ chuyên môn sinh hoạt 02lần/tháng.
- Họp tổ chuyên môn cần chú trọng tới nội dung dạy học:
+ Tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn trường trung học chỉ đạo đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và tổ chức các hoạt động chuyên môn.
Sinh hoạt các chuyên đề quan trọng trong việc nâng cao kiến thức bộ môn.
+ Nghiên cứu bài học trong tuần, tháng để nâng cao hiệu quả giảng dạy
của các thành viên trong tổ, tổ chức trao đổi về nội dung và cách dạy các bài
khó, về nội dung và phương pháp dạy bộ môn, kinh nghiệm và ứng dụng các
sáng kiến, các phần mềm ứng dụng trong dạy học.
+ Tổ chun mơn cần có sự thảo luận, thống nhất về nội dung bài dạy, nội
dung kiểm tra; xây dựng đề kiểm tra đánh giá,...
Tổ chun mơn có sổ ghi kế hoạch hoạt động chuyên môn và nội dung
các cuộc họp chuyên môn.
4


Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 Mơn Tiếng Anh
(Đính kèm cơng văn số 1216/SGDĐT-GDTrH ngày 01/10/2018)

- Hồ sơ quản lí của tổ/nhóm do tổ trưởng/nhóm trưởng thiết lập và có đầy
đủ hồ sơ quản lí chun mơn theo qui định.
- Hồ sơ của giáo viên phải được tổ trưởng/nhóm trưởng kí duyệt đúng qui
định.
* Thực hiện tốt việc sử dụng công nghệ thông tin trong việc thiết lập hồ

sơ sổ sách, sử dụng phần mềm vnEdu, phần mềm quản lí ngân hàng đề thi, ...
3.2. Dự giờ, sinh hoạt chuyên đề trên Trường học kết nối, ứng dụng cơng
nghệ thơng tin trong quản lí tổ chuyên môn
- Tham gia dự giờ giáo viên trong tổ nhằm giúp đỡ học sinh tiếp thu kiến
thức bộ môn tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Số tiết dự giờ của giáo viên được thực hiện theo KHGD của trường
(THPT)/phòng GDĐT (THCS). Tăng cường dự giờ rút kinh nghiệm những tiết
dạy đúng chun mơn giáo viên phụ trách. Có thể dự giờ các giáo viên trong
trường hay trong cụm sinh hoạt chuyên môn, đặc biệt là các giáo viên trẻ, mới ra
trường ít kinh nghiệm và Cụm chun mơn dự giờ rút kinh nghiệm các giáo viên
giảng dạy ở những trường có ít giáo viên bộ mơn).
- Giáo viên tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn trên trang mạng
"Trường học kết nối": tối thiểu 02 chủ đề/HK/01 Khối.
- Mỗi bộ môn của mỗi trường THCS/THPT soạn bài dạy e-learning và gửi
lên hệ thống học tập đám mây - Cloud Learning System (CLS) của Sở GDĐT 01
bài/học kì tại địa chỉ . Khuyến khích thi giáo viên dạy giỏi
có thể có một phần ứng dụng e-learning.
- Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi,
bài tập, đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website
của Bộ GDĐT (tại địa chỉ ) của sở/phòng GDĐT
và các trường học.
- Giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên
trang mạng "Trường học kết nối" về xây dựng các chun đề dạy học tích hợp,
liên mơn; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Các trường THPT tham gia học tập, chia sẽ kinh nghiệm chun mơn
theo cụm, nhóm trưởng phải xây dựng kế hoạch sinh hoạt cụ thể. (Phụ lục 3)
- Mỗi phòng GDĐT là một đơn vị cụm sinh hoạt chuyên mơn, chun
viên phụ trách chun mơn phịng GDĐT căn cứ vào số lượng giáo viên của các
trường THCS trong cụm để phân chia nhóm sinh hoạt chun mơn, phân cơng

cụm trưởng xây dựng kế hoạch sinh hoạt theo cụm.
Nhận được công văn này đề nghị các đơn vị giáo dục trong tỉnh nhanh
chóng triển khai đến tất cả giáo viên bộ môn Tiếng Anh bậc trung học để thực
hiện./.
5


Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 Mơn Tiếng Anh
(Đính kèm cơng văn số 1216/SGDĐT-GDTrH ngày 01/10/2018)

PHỤ LỤC 1
KIỂM TRA - THI TUYỂN LỚP 10,
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH
Tiếp tục thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo Công văn số 5333/BGDĐTGDTrH ngày 29/9/2014 về việc triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực môn tiếng Anh cấp trung học từ năm học 2014-2015 và Công
văn số 3333/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2016 của Bộ GDĐT về việc sử dụng
định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông từ
năm học 2015-2016.
A. Qui đinh chung
1. Các hình thức kiểm tra
Căn cứ Điều 7 Qui chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học
sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT
ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các hình thức đánh giá
bao gồm kiểm tra bằng hỏi-đáp, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.
Giáo viên xây dựng nội dung, độ khó và mức độ yêu cầu năng lực của bài
kiểm tra căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng năng lực đầu ra của
từng khối lớp theo qui định trong chương trình của cấp học. Việc kiểm tra, đánh
giá được tiến hành thơng qua các hình thức khác nhau như: định lượng (cho
điểm), định tính (nhận xét, xếp loại), kết hợp đánh giá của giáo viên, đánh giá
lẫn nhau và tự đánh giá của học sinh. Các loại hình kiểm tra, đánh giá cần phù

hợp với phương pháp dạy và học được áp dụng trong lớp học, bao gồm kiểm tra
nói (đối thoại, độc thoại), kiểm tra viết dưới dạng tích hợp các kĩ năng, kiến thức
ngơn ngữ và các hình thức đánh giá khác.
1.1. Kiểm tra bằng hỏi-đáp

Kiểm tra bằng hỏi-đáp được dành cho kĩ năng nói. Học sinh được kiểm tra
qua các hoạt động trên lớp như trả lời các câu hỏi ngắn, miêu tả tranh, kể lại
truyện, thuyết trình, hùng biện, thảo luận, tranh luận, phát biểu, phỏng vấn, đóng
vai, và các hoạt động ngơn ngữ phù hợp khác. Cần chú trọng tới định hướng
giao tiếp và khả năng thực hiện các yêu cầu đàm thoại. Khuyến khích kiểm tra
bằng hỏi-đáp tích hợp với các hoạt động luyện tập trong giờ học của học sinh.
1.2. Kiểm tra viết

Bài kiểm tra viết bao gồm các kĩ năng nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn
ngữ.
a) Kĩ năng nghe

Phải sử dụng các thiết bị như đài cassette, đĩa CD, máy tính hoặc các thiết
bị thu, phát âm thanh phù hợp để kiểm tra kĩ năng nghe. Không được sử dụng
giáo viên đọc lời thoại/nội dung bài nghe cho học sinh. Phần nghe có tối thiểu 2
phần/bài gồm từ 8 câu hỏi với các dạng khác nhau trở lên.
6


Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 Mơn Tiếng Anh
(Đính kèm cơng văn số 1216/SGDĐT-GDTrH ngày 01/10/2018)

b) Kĩ năng đọc

Có tối thiểu 2 phần/bài gồm từ 8 câu hỏi với các dạng khác nhau trở lên.

Giáo viên lựa chọn dạng câu hỏi phù hợp để kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh.
c) Kĩ năng viết

Có tối thiểu 2 phần nhỏ gồm từ 5 câu hỏi trở lên. Giáo viên lựa chọn dạng
câu hỏi phù hợp để kiểm tra kĩ năng viết của học sinh.
d) Kiến thức ngôn ngữ

Năng lực ngôn ngữ của học sinh về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, cách sử
dụng ngôn ngữ trong ngữ cảnh được đánh giá trong phần này. Có tối thiểu 2 phần
nhỏ gồm từ 8 câu hỏi trở lên với các dạng câu hỏi sau đây: Multiple choice questions –
MCQs; Matching; Gap filling; Information gaps; Reordering; Word form và các dạng
câu hỏi phù hợp khác.
1.3. Kiểm tra thực hành

Trong mỗi học kì, giáo viên giao cho học sinh vận dụng kiến thức trong
chương trình học để phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề
nảy sinh trong thực tiễn về một trong các chủ đề sau: gia đình; sở thích; chăm sóc
sức khỏe; bảo vệ mơi trường; an tồn thực phẩm; an tồn giao thơng; sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả; kĩ năng sống và các chủ đề khác gợi ý trong sách. Sản

phẩm thực hành có thể là 01 bài thuyết trình (presentation), 01 bài viết (essay or
composition), hoặc 01 video clip, ... do học sinh thực hiện bằng tiếng Anh; cũng
có thể tổ chức trình bày sản phẩm thực hành theo hình thức "Hùng biện tiếng
Anh" hoặc sử dụng các hình thức phối hợp giữa kĩ năng viết và nói như “Hồ sơ
học tập-Portfolio”; “Nhật kí học tập-Journal”; “Dự án-Project”; và “Bài nghiên
cứu-Research” để đánh giá kĩ năng ngơn ngữ của học sinh.
*Bằng các dạng thực hành có kèm theo kiểm tra đánh giá đã nêu trên,
tổ/nhóm tiếng Anh nghiên cứu soạn thành kế hoạch giáo dục và thống nhất cao
thực hiện trong tổ để có thể tăng cường các hoạt động rèn luyện kĩ năng sống và
vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua các

hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động ngoại khóa. Lưu ý khơng chỉ tổ chức
các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng việc giao nhiệm vụ và hướng dẫn
học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường. Và tiến hành lấy điểm kiểm tra thực
hành.
2. Các loại bài kiểm tra
2.1. Bài kiểm tra thường xuyên

Giáo viên lựa chọn loại hình câu hỏi phù hợp để xây dựng bài kiểm tra
thường xuyên cho học sinh. Bài kiểm tra thường xuyên sẽ gồm có bài kiểm tra
hỏi-đáp cho kĩ năng nói và kiểm tra viết. Học sinh được kiểm tra thường xuyên
thông qua hình thức hỏi-đáp (kĩ năng nói) tối thiểu 02 lần/học kì. Thời gian kiểm
tra thường xun mỗi lần khơng quá 15 phút đối với bài viết. Các bài kiểm tra
7


Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 Mơn Tiếng Anh
(Đính kèm cơng văn số 1216/SGDĐT-GDTrH ngày 01/10/2018)

thường xuyên nhằm đánh giá từng phần kĩ năng ngôn ngữ của học sinh theo
định hướng của các bài kiểm tra định kì.
2.2. Bài kiểm tra định kì

Bài kiểm tra định kì gồm kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên, kiểm tra thực hành
và kiểm tra học kì.
Bài kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên phải có các kĩ năng nghe, đọc, viết và kiến
thức ngôn ngữ, có ít nhất 02 dạng câu hỏi/bài tập cho mỗi kĩ năng/phần với định
hướng đánh giá năng lực của học sinh. Tỉ lệ các phần trong bài kiểm tra chênh
lệnh nhau không quá 5% tỉ trọng điểm. Mỗi bài kiểm tra có từ 30 đến 50 câu hỏi
ở cả 4 mức độ theo tỉ lệ: 30% nhận biết, 40% thông hiểu, 20% vận dụng, 10%
vận dụng cao.

Kĩ năng nói của học sinh có thể được đánh giá trong cùng buổi kiểm tra
hoặc khác buổi kiểm tra học kì với tỉ trọng điểm số của kĩ năng chiếm từ 20 đến
30% của kết quả tồn bài. Các cấp quản lí trực tiếp cần hỗ trợ các trường THCS
và THPT về giám khảo thi nói để đảm bảo học sinh được kiểm tra đầy đủ.
Bài kiểm tra thực hành được tính vào kết quả học tập của học sinh như một
lần kiểm tra định kì. Một bài thực hành có thể do một học sinh hoặc một nhóm
học sinh thực hiện nhưng phải có hình thức đánh giá thích hợp để cho điểm từng
học sinh.
Giáo viên căn cứ kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, lựa chọn thời điểm
phù hợp để tiến hành đánh giá học sinh. Không tổ chức đánh giá quá sớm, quá
muộn hoặc quá sát nhau trong học kì.
(Xem chi tiết ở Cơng văn số 5333/BGDĐT-GDTrH)
B. Qui định cụ thể
Đề kiểm tra cần bao quát chương trình, đúng qui định, giúp học sinh tư duy
sáng tạo, tránh học vẹt, học lệch, học tủ. Đề kiểm tra nghe hiểu phải thực sự là
bài kiểm tra nghe hiểu.
1. Số lượng bài kiểm tra:
Số lượng các cột kiểm tra trong mỗi học kì: Theo đúng qui định của Bộ
GDĐT:
+ KT miệng: 01 cột, chủ yếu kiểm tra kĩ năng nói và các kiến thức khác.
+ KT 15 phút: 03 cột, trong đó phải có 01 cột kiểm tra kĩ năng nói
+ KT 1 tiết: 02 cột
2. Kiểm tra học kì: Đề bao qt hết chương trình (khơng bỏ qua chương
cuối, bài cuối), dàn trãi trên các đơn vị kiến thức và cố gắng thiết kế hợp lí về
nội dung, số lượng, tần suất, kĩ năng, loại hình và mức độ theo qui định.
2.1. Cấp THCS: Căn cứ khung đề kiểm tra của Bộ qui định
- Tự luận: 35 % (3,5 điểm, gồm Viết và Ngữ pháp)
8



Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 Mơn Tiếng Anh
(Đính kèm cơng văn số 1216/SGDĐT-GDTrH ngày 01/10/2018)

- Trắc nghiệm khách quan: 45 % (4,5 điểm) bao gồm các phần nghe: 2,0
điểm; từ vựng: 0,5 điểm; đọc hiểu: 2,0 điểm.
- Kiểm tra kĩ năng nói: 20 % (2,0 điểm)
2.2. Cấp THPT: Căn cứ khung đề kiểm tra của Bộ qui định
- Khối 10 + 11:
+ Tự luận: 40- 45 % (4,0 – 4,5 điểm)
+ Trắc nghiệm: 55- 60 % (5,5 – 6,0 điểm) (có phần nghe cassette/CD)
- Riêng khối 12: Theo cấu trúc đề thi THPTQG năm 2018 gồm 50 câu trắc
nghiệm khách quan /60 phút.
3. Thi tuyển lớp 10 phổ thông và lớp 10 chuyên:
- Sở GDĐT sẽ ban hành cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 20192020.
- Đề thi tuyển lớp 10 chuyên, các dạng bài thi nghe hiểu và đọc hiểu ngồi
các dạng cũ, có thêm các dạng nghe hiểu và đọc hiểu của đề thi PET của
Cambridge ESOL, đề thi IELTS.
- Đề thi tuyển vào lớp 10 phổ thông kể từ năm học 2018-2019 là đề thi trắc
nghiệm khách quan 100%. Thí sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm của
hội đồng thi phát và chấm bằng máy. (Xem cấu trúc đề thi Phụ lục 2 đính kèm)
4. Thi chọn học sinh giỏi và thành lập đội tuyển lớp 12:
- Chú ý bồi dưỡng sâu cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
- Viết luận của cấp THCS phải đảm bảo đủ các dạng luận có trong chương
trình; viết luận của cấp THPT phải đa dạng các dạng luận có thể có.
- Đa dạng hóa giáo trình, đa dạng hóa các loại hình bài tập. Nội dung có cả
những phần giảm tải.
4.1. Cấp THCS:
- Nội dung:
+ Cấp huyện: Tồn bộ chương trình lớp 9.
+ Cấp tỉnh : Tồn bộ chương trình từ lớp 6 đến lớp 9.

- Hình thức: Tham khảo đề thi học sinh giỏi THCS cấp huyện, cấp tỉnh
năm học 2016-2017 và các đề thi Starters, Movers, Flyers, KET, PET thuộc hệ
thống bài thi Cambridge ESOL, các đề thi IELTS.
- Thời gian thi:
+ Cấp huyện: Ngày 19-20/02/2019
+ Cấp tỉnh: Ngày 19-20/3/2019
4.2. Cấp THPT:
- Nội dung:
9


Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 Mơn Tiếng Anh
(Đính kèm cơng văn số 1216/SGDĐT-GDTrH ngày 01/10/2018)

+ Thi cấp tỉnh: Tồn bộ chương trình từ lớp 6 đến lớp 12.
+ Thi lập đội tuyển dự thi cấp quốc gia: Tồn bộ chương trình từ
lớp 6 đến lớp 12 và tham khảo các chương trình dạy học tiếng Anh quốc tế.
- Hình thức: Đề thi cấp tỉnh giống đề thi năm học 2017-2018. Đề thi thành
lập đội tuyển bám sát cấu trúc đề thi học sinh giỏi quốc gia mới nhất mà Bộ
GDĐT đã cho và có thể tham khảo thêm các đề thi THPTQG, đề thi các chuẩn
quốc tế uy tín.
- Thời gian thi:
+ Thành lập đội tuyển HSG dự thi cấp QG: 02-03/10/2018
+ Kỳ thi cấp tỉnh: 05-06/3/2019
5. Đóng góp ngân hàng đề:
- Các tổ ngoại ngữ THPT gửi các đề kiểm tra giữa học kì, kiểm tra học kì
lớp 10, 11, 12 và các tổ ngoại ngữ THCS gửi đề kiểm tra giữa học kì, kiểm tra
học kì lớp 6, 7, 8, 9 vào Nhóm NGÂN HÀNG ĐỀ THI - TÀI NGUYÊN
CHUNG CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TIỀN GIANG ngay sau mỗi lần kiểm
tra xong và thực hiện thường xuyên mỗi năm học.

- Đặc biệt ngay sau họp mạng lưới ngày 21/9/2018, đề nghị gửi các đề kiểm
tra giữa học kì, kiểm tra học kì lớp 6,7, 8, 9, 10 và 11 của năm học 2017-2018./.

10


Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 Mơn Tiếng Anh
(Đính kèm cơng văn số 1216/SGDĐT-GDTrH ngày 01/10/2018)

PHỤ LỤC 2
CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN LỚP 10 PHỔ THÔNG VÀ LỚP 10 CHUYÊN
MÔN TIẾNG ANH KỂ TỪ NĂM HỌC 2019-2020
I. Thi tuyển lớp 10 phổ thơng:
- Hình thức đề thi:
+ Trắc nghiệm khách quan hồn tồn (khơng có phần nghe)
+ Làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm của hội đồng thi phát và chấm bằng máy.
- Thời gian làm bài: 60 phút
- Mức độ:
BIẾT (Knowing)

3/10

HIỂU (Understanding)
VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO
(Applying/Analyzing/Synthesizing and
Evaluating)

7/10

- Nội dung đề thi: Chủ yếu là chương trình Tiếng Anh lớp 9, đề thi gồm có 40 câu. Mỗi câu

0,25 điểm. Theo cấu trúc sau:
KIẾN THỨC

SỐ CÂU & ĐIỂM
2 câu ------> 0,5 đ

LOẠI HÌNH CÂU HỎI
Word Stress :
Chọn từ có dấu nhấn chính
khác những từ còn lại.

Ngữ âm
2 câu ------> 0,5 đ

Pronunciation :
Chọn từ có phần được gạch
chân phát âm khác những từ
cịn lại.

Ngữ nghĩa, Từ loại

2 câu ------> 0,5 đ

Odd one out :
Chọn từ khác chủ đề hoặc có
từ loại khác những từ còn lại.

Chức năng giao tiếp

2 câu ------> 0,5 đ


Grammar & Vocabulary :

Từ vựng

5 câu ------> 1,25 đ

Ngữ pháp

5 câu ------> 1,25 đ

Chọn phương án đúng nhất để
hoàn thành hoặc trả lời câu
hỏi.

6 câu ------> 1,5 đ

Reading Comprehension :
( MCQs )
Chọn phương án đúng nhất để
trả lời câu hỏi / hoàn thành
câu.

11


Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 Mơn Tiếng Anh
(Đính kèm cơng văn số 1216/SGDĐT-GDTrH ngày 01/10/2018)

Đọc hiểu


8 câu ------> 2,0 đ

Reading Comprehension :
( Gap- filling )
Chọn phương án đúng nhất để
điền vào chỗ trống.

4 câu ------> 1,0 đ

Error identification:
Chọn 1 trong 4 yếu tố A, B, C,
D được gạch chân mà không
đúng tiếng Anh chuẩn

2 câu ------> 0,5 đ
Viết

Sentence transformation:
Chọn 1 trong 4 chọn lựa A, B,
C, D là viết lại câu không đổi
nghĩa của câu đề bài

2 câu ------> 0,5 đ

Sentence completion:
Chọn 1 trong 4 chọn lựa A, B,
C, D để hoàn thành câu đúng
tiếng Anh chuẩn


II. Thi tuyển lớp 10 chuyên:
- Hình thức đề thi: Trắc nghiệm khách quan (có phần trắc nghiệm nghe hiểu) + tự luận.
- Thời gian làm bài: 150 phút
- Mức độ:
BIẾT (Knowing)

1/10

HIỂU (Understanding)
VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO
(Applying, Analyzing, Synthesizing and
Evaluating)

9/10

- Nội dung kiểm tra: Chủ yếu là chương trình Tiếng Anh lớp 9, đề thi gồm có 68 câu và 1 bài
viết luận. Theo cấu trúc sau:

LOẠI
HÌNH
TRẮC
NGHIỆM

KIẾN THỨC,
KĨ NĂNG
Nghe hiểu

SỐ CÂU & ĐIỂM

8 câu ------> 1,0 đ


LOẠI HÌNH CÂU HỎI

Listening : MCQs
(Nghe CD và chọn A, B, C,
D)

12


Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 Mơn Tiếng Anh
(Đính kèm cơng văn số 1216/SGDĐT-GDTrH ngày 01/10/2018)

8 câu ------> 1,0 đ

Listening : CLOZE TEST
(Nghe CD và điền từ/cụm từ
vào chỗ trống)

Ngữ âm

Word Stress :
(Chọn từ có dấu nhấn chính
khác những từ cịn lại.)

4 câu ------> 0,5 đ

Pronunciation :
(Chọn từ có phần được gạch
chân phát âm khác những từ

còn lại)

TRẮC
NGHIỆM
KHÁCH
QUAN +
TRẮC
NGHIỆM
TỰ LUẬN

4 câu ------> 0,5 đ

4 câu ------> 0,5 đ
Ngữ nghĩa, từ loại

(Chọn từ khác chủ đề hoặc có
từ loại khác những từ cịn lại)
4 câu ------> 0,5 đ

Word Form :
(Viết từ loại đúng của từ được
cho)

(Trong đó
Word Form,
Verb Tense
Từ vựng, ngữ
& Form,
pháp, chức năng
Sentence

Transformat giao tiếp
ion là trắc
nghiệm tự
luận;

4 câu ------> 0,5 đ

Verb Tense & Form :
(Chia thì và/hoặc hình thức
đúng của động từ)

8 câu ------> 1,0 đ

Sentence Transformation:
(Viết lại câu không đổi
nghĩa)

8 câu ------> 1,0 đ

Matching:
(Ghép đơi)

Writing là
viết bài luận;

Các phần
cịn lại là
trắc nghiệm
khách quan)


Odd one out :

8 câu ------> 1,0 đ

Đọc hiểu

Reading Comprehension Gap - Filling
(Đọc đoạn văn và chọn
phương án đúng nhất để điền
vào chỗ trống)

8 câu ------> 1,0 đ

Reading Comprehension Answers
(Đọc đoạn văn và chọn
phương án đúng nhất để trả
lời câu hỏi / hoàn thành câu)

1 bài ------> 1,5 đ
Viết

Writing :
(Viết một đọan văn ngắn hoặc
bài luận (khoảng 200 từ) về
một chủ đề)

13


Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 Mơn Tiếng Anh

(Đính kèm cơng văn số 1216/SGDĐT-GDTrH ngày 01/10/2018)

Ghi chú:
- Đối với thi tuyển lớp 10 chuyên, trắc nghiệm và tự luận phát đề một lượt.

- Chuẩn tiếng Anh căn cứ các bộ Tự điển lớn có uy tín được giới học thuật ESL và
EFL cơng nhận như: (Tự điển Oxford Advanced Learners’ Dictionary, Tự điển
Cambridge Advanced Learners’ Dictionary, Tự điển Meriam-Webster Learners’
Dictionary, Tự điển Macmillan English Dictionary for Advanced Learners, Tự
điển Longman Dictionary of Contemporary English, Tự điển Random House
Dictionary, Tự điển Collins English Dictionary, ...)

14


Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 Mơn Tiếng Anh
(Đính kèm cơng văn số 1216/SGDĐT-GDTrH ngày 01/10/2018)

PHỤ LỤC 3
DANH SÁCH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO CỤM
BỘ MÔN TIẾNG ANH – NĂM HỌC 2018-2019
* Cụm số 1 gồm: THPT Lê Thanh Hiền; THPT Cái Bè ; THPT Phạm Thành Trung; THPT
Thiên Hộ Dương; THPT Huỳnh Văn Sâm; THCS & THPT Ngô Văn Nhạc
TT
1
2
3
4
5
6


Họ và tên
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Đặng Thanh Phương
Nguyễn Văn Hậu
Trần Thị Kim Cúc
Dương Thị Vân
Lê Thành Nhân

Đơn vị
THPT Cái Bè
THPT Thiên Hộ Dương
THPT Phạm Thành Trung
THPT Huỳnh Văn Sâm
THPT Lê Thanh Hiền

Số điện thoại
0907725305
0977876706
0937764336
0986617612
0913843510
THCS&THPT Ngơ Văn Nhạc 0987074217

Nhiệm vụ
Nhóm trưởng
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

Thành viên

* Cụm số 2 gồm: THPT Đốc Binh Kiều; THPT Lê Văn Phẩm; THPT Phan Việt Thống;
THPT Lưu Tấn Phát; THPT Tứ Kiệt; THPT Dưỡng Điềm.
TT
1
2
3
4
5
6

Họ và tên
Lâm Hữu Đức
Khổng Thị Huỳnh Thơ

Phạm Thị Trang Đài
Nguyễn Thị Kim Tiên
Nguyễn Thị Mỹ Dung
Nguyễn Thị Quyên

Đơn vị
THPT Đốc Binh Kiều
THPT Lê Văn Phẩm
THPT Phan Việt Thống
THPT Dưỡng Điềm
THPT Tứ Kiệt
THPT Lưu Tấn Phát

Số điện thoại

0947089033
01669728802
01696771991
0902863945
0985784985
01686699508

Nhiệm vụ
Nhóm trưởng
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

* Cụm số 3 gồm: THPT Tân Hiệp; THPT Thủ Khoa Huân; THPT Tân Phước; THPT Nam
Kỳ Khởi Nghĩa; THPT Nguyễn Văn Tiếp; THPT Vĩnh Kim; THPT Rạch Gầm – Xoài Mút.
TT

Họ và tên

1
2
3
4
5
6
7

Nguyễn Thị Hồng Quyên

Lê Trần Khả Loan
Đoàn Trần Minh Nhã
Đặng Thị Thanh Thúy

Lê Phượng
Nguyễn Thị Thùy Vân
Nguyễn Thị Thu Trang

Đơn vị
THPT Tân Hiệp
THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa

THPT Nguyễn Văn Tiếp
THPT Tân Phước
THPT Thủ Khoa Huân
THPT Vĩnh Kim
THPT Rạch Gầm-Xồi Mút

Số điện
thoại
0927421694
01643268616
01653727868
0982618985
01668546065
0942445181
0976814875

Nhiệm vụ
Nhóm trưởng

Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

* Cụm số 4 gồm: THPT Nguyễn Đình Chiểu; THPT Chuyên; THPT Trần Hưng Đạo; THPT
Tư thục - Ấp Bắc; THPT Năng khiếu TDTT; THPT Phước Thạnh; Trường Văn Hóa 2 – Bộ
Công an
TT
1
2
3
4
5
6

Họ và tên
Trần Thủy Tiên
Nguyễn Hồng Thu
Đàm Thị Thùy Trang
Lương Thị Như Oanh

Trương Kim Oanh
Trương Đoàn Thạch Trúc

Đơn vị
THPT Nguyễn Đình Chiểu


THPT Chuyên
THPT Trần Hưng Đạo
THPT Phước Thạnh
Năng Khiếu - TDTT
Văn hóa 2-Bộ Cơng An

Số điện thoại
0983769235
0985488752
0122 8879211
0984718182
0989951501
01677.266.499

Nhiệm vụ
Nhóm trưởng
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

15


Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 Mơn Tiếng Anh
(Đính kèm cơng văn số 1216/SGDĐT-GDTrH ngày 01/10/2018)

* Cụm số 5 gồm: THPT Chợ Gạo; THPT Vĩnh Bình ; THPT Bình Phục Nhứt; THPT Trần
Văn Hồi; THPT Nguyễn Văn Thìn; THPT Long Bình.

TT
1
2
3
4
5
6

Họ và tên
Lê Kim Ngân
Võ Thị Tiểu My
Huỳnh Thị Cẩm Vân
Nguyễn Vân Thủy
Lưu Cẩm Phát
Nguyễn Thị Vân Trang

Đơn vị
THPT Vĩnh Bình
THPT Chợ Gạo
THPT Bình Phục Nhứt
THPT Long Bình
THPT Nguyễn Văn Thìn
THPT Trần Văn Hồi

Số điện thoại
0988565162
01283812339
0902373779
0945225729
0937136064

0945557472

Nhiệm vụ
Nhóm trưởng
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

* Cụm số 6 gồm: THPT Trương Định; THPT Gị Cơng; THPT Gị Cơng Đơng THPT Nguyễn
Văn Cơn; THPT Bình Đơng; THCS&THPT Phú Thạnh; THPT Tân Thới.
TT
1
2
3
4
5
6
7

Họ và tên
Phan Đỗ Ngọc Diệp
Bùi Phan Thu Nga
Nguyễn Thị Diễm Phượng
Nguyễn Thị Phương Thảo
Lê Minh Hoàng Bảo
Nguyễn Thị Thanh Minh
Bùi Thị Kim Ngân


Đơn vị
THPT Trương Định
THPT Gị Cơng Đơng
THPT Bình Đơng
THPT Nguyễn Văn Cơn
THCS&THPT Tân Thới
THCS&THPT Phú Thanh

THPT Gị Cơng

Số điện thoại
0984379568
01998622022
0937276864
0984722612
01672182436
01629631694
0948734830

Nhiệm vụ
Nhóm trưởng
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

16




×