Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bình luận tác phẩm "Dân cày" của Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.57 KB, 5 trang )

1
Đề bài: Bàn về “Vấn đề Dân Cày” của Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp,
Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1937.
BÀI LÀM
Trước Cách mạng tháng Tám, dân số nước ta chiếm 90% là nông dân,
là nạn nhân chủ yếu của chế độ thực dân. Vì thế, để nhiệm vụ giải phóng
dân tộc được tiến hành thắng lợi thì cần thiết phải thu phục đại đa số quần
chúng nông dân, do đó giải phóng nơng dân là một nhiệm vụ quan trọng
trong tiến trình cách mạng của Đảng ta.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã xác
định cần phải thu hút đại bộ phận giai cấp nông dân vào sự nghiệp đấu tranh
cách mạng do Đảng lãnh đạo. Tại Hội nghị Quốc tế Nơng dân lần thứ nhất
(1923), Người nói rõ: “Tơi phải nhắc lại với các đồng chí rằng Quốc tế của các
đồng chí chỉ trở thành một quốc tế thật sự khi mà không những nông dân
phương Tây, mà cả nông dân ở phương Đông, nhất là nông dân ở các thuộc
địa là những người bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn các đồng chí, đều tham
gia Quốc tế…”1.
Đến năm 1930, trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Người soạn
thảo cũng xác định rõ: Đảng phải lôi cuốn đại đa số dân cày và phải dựa vào
hạng dân cày nghèo, lãnh đạo họ làm cách mạng, đồng thời phải liên lạc với
tiểu tư sản, trí thức, trung nông để kéo họ đi cùng giai cấp vô sản. Đối với
phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản chưa rõ mặt phản cách mạng thì
cũng phải lợi dụng, ít ra cũng phải làm cho họ trung lập. Trong khi liên lạc với
các giai cấp, không được nhân nhượng lợi ích của cơng nơng mà đi vào
đường thoả hiệp. Chủ trương trên cho thấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng
ta đã nắm chắc tình hình thực tiễn Việt Nam, đánh giá đầy đủ và đúng đắn vị
trí, vai trò, khả năng của các giai cấp, tầng lớp trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc Việt Nam.
Nắm vững lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, “Đảng ta vừa
mới ra đời đã nắm ngay quyền lãnh đạo cách mạng, bởi vì Đảng ta sớm xây
dựng được khối liên minh công nông.


Nhận thức rõ tầm quan trọng của "Vấn đề dân cày" trong cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam, đồng chí Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp
viết và cho xuất bản quyển “Vấn đề Dân cày”. Với bút danh Qua Ninh và Vân
Đình, cuốn sách do Nhà sách Đức Cường xuất bản thành hai tập phát hành
tại Hà Nội.
Có thể thấy trong tác phẩm, các tác giả đã đi sâu vào việc nghiên cứu
thực trạng đời sống của người nông dân Việt Nam dưới các tầng áp bức của
chế độ thực dân, phong kiến. Tác giả đồng thời cũng khẳng định rằng, vấn đề

1 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.1, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000, tr.212.

1
1


2
ruộng đất là vấn đề trụ cột của vấn đề Đông Dương, mấu chốt của vấn đề là
làm cho người cày có ruộng.
Trong tác phẩm, các tác giả đã nêu lên một thực tế hết sức nghiệt ngã
về sự chênh lệch đời sống cũng như những tầng lớp khác nhau của giai cấp
nơng dân. Điều đó cho thấy một sự thiếu bình đẳng trong việc sở hữu ruộng
đất của các tầng lớp trong giai cấp nông dân Việt Nam những năm đầu thế
kỷ XX. Như các tác giả đã viết “Theo thống kê của Chính phủ thuộc địa năm
1931 thì số người có ruộng đất ở Đơng Dương chỉ có 2.179.500 người trong
tổng số nhân dân là 20.170.000 người” 2. Với một đất nước có hơn 90% dân
số là nơng dân, mức chênh lệch đó cho ta thấy sự tập trung ruộng đất vào
tay những tầng lớp địa chủ, phú nơng là rất cao. Trong khi đó, có gần đến 18
triệu người khơng có ruộng đất, họ phải đi làm thuê làm mướn cho địa chủ,
phú nông, tá điền, hoặc phải đi làm thuê cho các đồn điền cao su của thực
dân Pháp, bỏ lên thành thị vào các nhà máy hầm mỏ làm cơng nhân. Như

vậy, chính sách ruộng đất của Đảng ta là phải tịch thu ruộng đất của thực
dân đế quốc và bọn phong kiến tay sai nhằm phân phối lại cho gần 18 triệu
người khơng có ruộng đó. Đó là việc thực hiện chính sách người cày có
ruộng.
Để tiến hành thành cơng việc phân chia người cày có ruộng, cho nên
chính sách chủ yếu của Đảng cần nhắm đến qua tác phẩm Vấn đề Dân cày
đó là tước đoạt ruộng đất của các tầng lớp bóc lột mà phân chia cho dân cày,
ngăn chặn quá trình tập trung hóa ruộng đất để làm lũng đoạn cơ cấu kinh
tế nông nghiệp.
Trong tác phẩm tác giả đã đề cập đến sự tập trung và lũng đoạn ruộng
đất của chế độ thực dân như thế này:
“Những người có ruộng hầu hết là cố đại; họ nhân danh Trời, Thánh mà
chiếm ruộng đất của dân; họ bóc lột tàn nhẫn quần chúng ở “dưới trần”, rồi
hứa với quần chúng sẽ cầu nguyện cho được lên “thiên đàng” sau khi chết !
Bọn thứ hai có ruộng là tụi võ quan được chính phủ bảo hộ cho đất để
đền cơng chinh phục xứ này.
Sau nữa đến bọn thực dân thường, nhưng có quyền thế, xin trưng khẩn
đất đai ở thuộc địa”3.
Quá trình lũng đoạn đất đai của thực dân Pháp tính đến đầu năm 1930
đã là 1.025.000 mẫu tây, trong đó có 706.000 mẫu là đồn điền cao su, như
vậy sự tập trung cao độ đó thể hiện trên việc chế độ thực dân đã tước đoạt,
hoặc làm lũng đoạn nền kinh tế quốc dân đã làm bần cùng hóa các tầng lớp
nơng dân phía dưới, đẩy họ vào con đường mất đất, phải đi làm thuê kiếm
sống. Như vậy, muốn giải quyết vấn đề ruộng đất ở Đơng Dương, chính sách
của Đảng là phải nhằm đến việc tước đoạt lại số ruộng đất của thực dân đế
quốc và bọn tay sai của chúng. Chỉ có như thế mới giải quyết đúng đắn vấn
đề lợi ích đối với quần chúng nơng dân được. Có thể thấy những quan điểm
2 Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp, Vấn đề dân cày, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1959, tr. 16.
3 Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp, Vấn đề dân cày, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1959, tr. 93.


2
2


3
của các tác giả đã được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về sau thực
hiện đúng như thế, ví dụ trong Luật Cải cách ruộng đất năm 1953, trong
chương 2, mục 1, điều 2 nội dung có viết : “Tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài
sản của Thực dân Pháp và các đế quốc xâm lược khác”.
Có thể nói, ruộng đất trong tay bọn địa chủ bản xứ cũng chiếm phần
khá đông. Riêng ở Nam kỳ, trong 14 tỉnh có đến 90.285 địa chủ sống bằng sự
bóc lột sức lao động của người khác. Đấy là một con số rất lớn. Tồn xứ Đơng
Dương chỉ có tất cả 5.024.015 mẫu tây thì Nam kỳ đã có 2.285.000 mẫu, tức
gần bằng một nửa tồn Đơng Dương. Cịn ở miền Bắc, vựa thóc thứ hai của
xứ thì trong 18 tỉnh, có khoảng 12.005 địa chủ sống về cách cho cấy rẽ.
Chưa kể sự đầu cơ ruộng đất, sự phân chia ruộng đất trong hệ thống quan lại
phong kiến đã gây nên nhiều nỗi bất bình trong nơng dân. Cơng điền, công
thổ bị kỳ hào lũng đoạn và chiếm đoạt, có chia cho quần chúng dân cày
nhưng lại là chia bất công, đã ăn bớt xén. Như vậy, muốn nâng cao mức sống
của người nông dân, nhất thiết phải chia lại ruộng đất một cách công bằng
và trừng trị bọn đầu cơ ruộng đất trong nông thôn. Đấy cũng là một chính
sách cụ thể về ruộng đất của Đảng ta. Điều này trong luật cải cách ruộng đất
1953, đã tái hiện rõ trong chương 2, điều 3: “Đối với địa chủ Việt gian, phản
động, cường hào gian ác, thì tùy tội nặng nhẹ mà tịch thu toàn bộ hay một
phần ruộng đất, trâu bị, nơng cụ, lương thực thừa, nhà cửa thừa và tài sản
khác”.
Ngoài ra trong tác phẩm này, các tác giả đã thể hiện rõ tầm quan
trọng của lực lượng nông dân, nhất là nông dân lớp dưới, xem họ là lực lượng
hậu bị chủ yếu của phong trào cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước
ta. Các tác giả thể hiện điều đó trong việc nêu lại những quan điểm của

Lenin đối với các tầng lớp nông dân, cho rằng cần phải xây dựng khối liên
minh công – nông vững mạnh. Giai cấp công nhân muốn cải tạo được xã hội
phải lôi kéo được giai cấp nơng dân đi đơi với mình trong từng thời kỳ cách
mạng. Chủ nghĩa Lenin nói đến bản chất cách mạng ruộng đất đó là: chia lại
ruộng đất cho nơng dân, nhằm tạo tiền đề bước lên một bước nữa, xã hội
hóa nơng nghiệp – hình thành nên các hợp tác xã, nông trang tập thể nông
nghiệp.
Như vậy, việc tác phẩm đề cập đến địa vị, khuynh hướng, tính chất của
dân cày, tức là làm rõ về sự đông đảo của lực lượng cách mạng trong nơng
thơn, tính chất cách mạng có thể giác ngộ trong đơng đảo quần chúng nơng
dân bị áp bức. Như thế có nghĩa là chính sách ruộng đất của Đảng cần thiết
phải nhằm thõa mãn các nhu cầu của quầng chúng nơng dân phía dưới
nhằm tranh thủ họ về phía cách mạng, đồng thời cũng nhằm hạn chế sự
phát triển và lũng đoạn ruộng đất của nông dân lớp trên như phú nông hoặc
giai cấp địa chủ, trung lập hóa chúng để tranh thủ sự ủng hộ đối với phong
trào giải phóng dân tộc.
Ngồi ra ở một khía cạnh khác mà các tác giả cũng đề cập đến ở đây,
đó là việc giải phóng hồn tồn sức sản xuất ở trong nơng thơn. Q trình
3
3


4
giải phóng sức sản xuất đó chỉ có thể diễn ra thắng lợi khi người nơng dân
thốt khỏi tình trạng làm ăn lạc hậu, sự bóc lột của các tầng lớp trên và
chính phủ thuộc địa. Nói cách khác, chỉ có việc phân chia lại ruộng đất, tước
đoạt tồn bộ cơng cụ áp bức của các tầng lớp trên, thì mới có thể giải phóng
được sức sản xuất ở trong nông thôn nước ta. Để tiến tới một mục tiêu lâu
dài, đó là xã hội hóa sản xuất trong nơng thôn.
Về sự làm ăn lạc hậu, tác giả miêu tả rất rõ ràng tình trạng sản xuất,

sự lạc hậu của nơng cụ, phương thức canh tác của nơng dân. Tình trạng ở
miền xi là thế, cịn các dân tộc thiểu số như người Mường, người Thổ, thì
có “tính chất trung cổ hồn tồn”. Ngồi ra chính đầu óc thủ cựu của người
nơng dân cịn lạc hậu đã dẫn đến việc ứng dụng các loại máy móc của bọn
thực dân cũng không đạt hiệu quả, người nông dân quen với cách làm ăn
riêng lẻ của mình đã làm cho tình trạng sức sản xuất hết sức kém. Ở thơn
q, việc tình trạng sức sản xuất kém khơng chỉ vì phương pháp sản xuất lạc
hậu mà cịn vì chế độ nhân cơng hết sức khắc nghiệt, điều đó làm tăng sự
phân cách giữa làm ăn riêng lẻ và làm ăn tập thể, người nơng dân tự ni
mình cịn khơng đủ thì làm sao kết hợp với những người khác được, mà
khơng có một nền sản xuất lớn trong nông thôn với quá trình cơ giới hóa thì
làm sao có thể giải phóng được sức sản xuất của nơng dân được. Ngồi ra sự
bóc lột địa tơ và cho vay nặng lãi đã làm bần cùng hóa cùng cực những tầng
lớp trung và dưới trong nông dân, mà đại đa số nông dân trong chế độ thuộc
địa của nước ta đều phải đi mướn ruộng, phải vay nặng lãi. Q trình đó dẫn
đến bần cùng ngày càng nghiêm trọng đối với tầng lớp nơng dân phía dưới,
ngay cả tá điền sau khi nộp địa tô lại không đủ ăn nên dẫn đến việc vay
mượn thêm, tình cảnh của họ so với bần cố nơng cũng chẳng khác mấy. Sự
bần cùng hóa đó ngày càng làm mất đi khả năng giải phóng sức sản xuất đó
trong nơng thơn, làm sức sản xuất ngày càng kém đi. Khơng thể tin nổi là
một dân tộc có hơn 90% dân số là nông dân, nhưng đại đa số trong 90% đó
lại đang trong tình trạng đói ăn và nghèo nàn.
Như vậy, tác phẩm đã hết sức chú ý đến việc sự cần thiết phải giải
phóng hồn tồn sức sản xuất ở trong nông thôn. Để làm được việc đó, cần
thiết phải phân chia lại ruộng đất trong nơng dân, thủ tiêu hồn tồn chế độ
áp bức trong nơng thơn, đồng thời triệt tiêu tình trạng thủ cựu trong tư duy
người nông dân, thúc đẩy họ tiến tới con đường xã hội hóa sản xuất trong
nơng thơn đồng thời cơ giới hóa bằng phương tiện máy móc kỹ thuật tiên
tiến.
Có thể thấy tác phẩm Vấn đề Dân cày của Trường Chinh và Võ Nguyên

Giáp đã có một sức ảnh hưởng rất lớn, được đông đảo bạn đọc quan tâm. Bởi
vì nó giải quyết hết sức đúng đắn và thể hiện rõ quan điểm, chính sách của
Đảng đối với vấn đề giai cấp nông dân, nhằm động viên họ vào lực lượng
cách mạng để tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đúng
như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định sau này: “Nền tảng của vấn đề dân
tộc là vấn đề nơng dân, vì nơng dân là tối đại đa số trong dân tộc. Nền tảng
của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông dân, vì nơng dân là lực lượng
4
4


5
cách mạng đông nhất chống phong kiến, chống đế quốc”4. Và chỉ có thể
tranh thủ được đại đa số quần chúng nông dân đi theo cách mạng bằng con
đường “Cải cách ruộng đất”, tức là một chính sách ruộng đất thích hợp có lợi
cho đơng đảo nơng dân, để tập hợp quần chúng nơng dân rộng rãi, sự đơng
đảo đó đến từ tầng lớp quần chúng nông dân lớp dưới.
Giải quyết đúng đắn vấn đề ruộng đất cho nông dân, sẽ có những ảnh
hưởng hết sức tích cực cho việc động viên của Đảng. Về lực lượng, có thể
tranh thủ được sự tham gia ngày càng lớn của đông đảo nơng dân, hình
thành nên đội qn cách mạng rộng rãi, giữ lấy phạm vi hoạt động của
phong trào cách mạng. Về kinh tế, nông dân được phân phối ruộng đất sẽ có
tinh thần sản xuất, nơng nghiệp phát triển trở thành nguồn lực dồi dào cho
cách mạng về lương thực, đóng góp được tiền tài, vật lực cho cách mạng. Về
chính trị, sự nắm lấy tự chủ về tư liệu sản xuất, thì q trình nhân dân dân
chủ chun chính sẽ được lan truyền và thực hiện rộng rãi, quá trình đó làm
củng cố sức mạnh phong trào quần chúng của Đảng ở nơng thơn và uy tín
của Đảng ngày càng dâng cao.
Tác phẩm Vấn đề dân cày của Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp, còn là
bản cáo trạng đối với chế độ thực dân, phong kiến; đối với giai cấp nông dân,

là nguồn cổ vũ to lớn thúc đẩy họ đứng lên đấu tranh. Cuốn sách cũng chứng
tỏ một bước trưởng thành về tư duy chính trị của những người động sản; tiếp
nối phát triển và đặt cơ sở cho đường lối của Đảng ta đối với vấn đề nơng
dân, nơng thơn sau này.

4 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.7, tr.15-16.

5
5



×