1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM THỊ HOÀN
PHÂN TÍCH VÀ BÌNH GIÁ NHỮNG CHI TIẾT NGHỆ THUẬT
ĐẶC SẮC TRONG TÁC PHẨM “ĐÀN GHI TA CỦA LORCA”
(THANH THẢO) ĐỂ BỒI DƢỠNG CẢM XÚC THẨM MĨ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGƢ VĂN
HÀ NÔI -2010
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM THỊ HOÀN
PHÂN TÍCH VÀ BÌNH GIÁ NHỮNG CHI TIẾT NGHỆ THUẬT
ĐẶC SẮC TRONG TÁC PHẨM “ĐÀN GHI TA CỦA LORCA”
(THANH THẢO) ĐỂ BỒI DƢỠNG CẢM XÚC THẨM MĨ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGƢ VĂN
Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN VĂN HỌC)
Mã số: 60 14 10
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS Nguyễn Thanh Hùng
HÀ NÔI -2010
3
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình, lòng tâm huyết của các thầy
cô giáo đang công tác và giảng dạy trong khoa Sau đại học của trường Đại
Học Giáo Dục, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Các thầy cô đã tạo điều kiện tốt
nhất cho chúng em được học tập, được nghiên cứu để mở mang kiến thức,
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Em xin chân thành cảm ơn thầy GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng. Thầy đã
hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá
trình nghiên cứu đề tài để em được học hỏi, được hiểu biết và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy, cô.
4
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1. THPT: Trung học phổ thông
2. GV: Giáo viên
3. HS: Học sinh
5
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài…………………………………………….………… ….1
2.Lịch sử vấn đề…………………………………………….………… 2
3.Mục đích nghiên cứu………………………………………….……… … 9
4.Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………….……… ….9
5.Phương pháp nghiên cứu…………………………………… ………… 10
6.Cấu trúc luận văn………………………………………………… …… 10
Chƣơng 1. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN ĐỂ GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI… 12
1.1. Khái niệm chung về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương… 12
1.1.1. Chi tiết nghệ thuật đặc sắc một biểu hiện của sự sáng tạo trong
hình thức nghệ thuật riêng biệt của tác phẩm……………………………….15
1.1.2 Sự khác nhau giữa chi tiết nghệ thuật đặc sắc với điểm sáng
thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương……………………………… ………17
1. 2. Khái niệm chung về cảm xúc thẩm mĩ………………………………….20
1.2.1.Cảm xúc và cảm xúc thẩm mĩ………………………………………… 20
1.2.2.Cảm xúc thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương…………………… …26
1.3. Năng lực cảm xúc thẩm mĩ của học sinh THPT……………………… 29
1.3.1.Năng lực cảm xúc thẩm mĩ của học sinh THPT về cái đẹp nói chung
……………………………………………………………………………… 29
1.3.2.Năng lực cảm xúc thẩm mĩ của học sinh THPT về nghệ thuật và
trong tác phẩm văn chương……………………………….………………….32
Chƣơng 2.GIÁ TRỊ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ
THUẬT CỦA BÀI THƠ ĐÀN GHI TA CỦA LORCA (THANH
THẢO)………………………………………………………………………36
2.1. Giá trị nội dung tư tưởng của bài thơ……………………………… ….36
2.1.1.Phong cách nghệ thuật của Thanh Thảo biểu hiện qua bài thơ… ……36
2.1.2.Chủ đề tư tưởng của bài thơ……………………………….…… ……41
6
2.2. Giá trị hình thức nghệ thuật của bài thơ…………………………………42
2.2.1. Tìm hiểu hệ thống chi tiết nghệ thuật trong bài thơ………… ………43
2.2.2. Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc có giá trị phản ánh cái đẹp trong
cuộc sống và nghệ thuật của bài thơ……………………… …… ……… 52
2.3. Biện pháp phân tích, bình giá những chi tiết nghệ thuật đặc sắc của
bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca để bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học
sinh THPT trong quá trình dạy học………………………………………… 54
2.3.1.Thực trạng dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca dưới góc nhìn
phân tích và bình giá những chi tiết nghệ thuật đặc sắc để bồi dưỡng
cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh THPT……………………………………… 54
2.3.2.Biện pháp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh THPT trong
quá trình phân tích và bình giá những chi tiết nghệ thuật đặc sắc của
bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca………………………………………… … 63
Chƣơng 3.THỂ NGHIỆM KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUA THIÊT KẾ
DẠY HỌC BÀI THƠ ĐÀN GHI TA CỦA LORCA (THANH THẢO)
……………………………………………………………………………… 71
3.1.Mục đích thể nghiệm………………………………………………… 71
3.2.Thiết kế thể nghiệm dạy học bài thơ “ Đàn ghi ta của Lorca”……… 72
3.2.1. Giải thích thiết kế……………………………………………….… 89
3.2.2. Hướng dẫn thực hiện thiết kế………………………………….………90
3.3. Thể nghiệm thiết kế…………………………………………….… … 93
3.4.Đánh giá hiệu quả của thiết kế…………………… ………….……… 94
3.5. Những bài học kinh nghiệm………………………………….… …… 95
KẾT LUẬN………………………………………………………… …… 94
THƢ MỤC THAM KHẢO………………… ……………… ………… 96
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” của Thanh Thảo là một bài thơ đặc sắc
với nhiều giá trị nghệ thuật mới mẻ và nội dung tư tưởng giàu giá trị nhân văn,
có khả năng bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ, tư tưởng cao đẹp và nhiều tri thức
mới lạ cho học sinh. Bài thơ mới được chọn đưa vào trong chương trình Trung
học phổ thông được hai năm nhưng việc giảng dạy và học tập của giáo viên,
học sinh không dễ thành công bởi đây là tác phẩm được coi là khó dạy và khó
học. Nhìn chung học sinh vẫn cảm thấy khó hình dung, khó liên tưởng, tưởng
tượng với nhiều chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm, chưa kể có những học sinh
còn cảm thấy xa lạ với tác phẩm.
Việc giảng dạy môn Văn trong nhà trường hiện nay còn nhiều vấn đề
cần suy ngẫm. Một trong số đó là hiện tượng khá phổ biến học sinh vô hồn, vô
cảm, lạnh lùng trong giờ học văn vì nhiều lí do khách quan và chủ quan. Biểu
hiện có những giờ học tác phẩm trữ tình buồn học sinh lại cười sảng khoái…
Học sinh không buồn vui, suy tư lắng đọng, trăn trở, không đồng cảm với
nhân vật trữ tình, với tâm tư tác giả. Nói chung nhiều học sinh không hề rung
động, không có cảm xúc khi học văn. Vì thế học sinh học xong rồi nhanh
chóng quên đi những gì vừa học.
Cảm xúc thẩm mỹ của học sinh Trung học phổ thông (THPT) có vai trò
rất quan trọng. Nó đem đến những rung động thẩm mỹ tạo hứng thú cho học
sinh say sưa khám phá, tìm hiểu tác phẩm. Nó có vai trò quan trọng đối với
hoạt động nhận thức của con người nói chung của học sinh nói riêng. Nhưng
trong giờ học tác phẩm văn học hiện nay rất nhiều giáo viên không chú trọng
điều này. Họ hoặc bỏ qua việc bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh trong
giờ học, hoặc chỉ thực hiện nó một cách qua loa. Điều này thể hiện rõ ngay
trong các khâu thiết kế giáo án cho giờ dạy. Trong cấu trúc bài soạn phần
Mục tiêu cần đạt, giáo viên thường chú ý : “ Giúp học sinh: về tri thức…cần
nắm chắc…,về kĩ năng cần hình thành …Nhìn chung mục đích chính hầu hết
2
giáo viên hướng tới cho giờ dạy nằm trong những từ ngữ: giúp học sinh hiểu,
giúp học sinh thấy được, biết cách, hình thành được…Giáo viên chủ yếu
hướng tới là giúp cho các em có kiến thức, biết khai thác tác phẩm theo đặc
trưng thể loại. Điều này có thể thấy trong nhiều giáo án thiết kế. Như vậy có
nghĩa việc bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh bị coi nhẹ ở ngay phần
mục tiêu của bài học.
Bồi dưỡng, xây dựng cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh trong giờ dạy tác
phẩm văn học là một nhiệm vụ rất quan trọng. Bởi thiếu chúng giờ văn không
thể hấp dẫn, lôi cuốn. P.M.Iacôpxơn khẳng định rằng: “Kích thích để cái đẹp
trong văn học nghệ thuật được phát triển và sinh sôi nảy nở trong tâm hồn
học sinh ở mỗi thời đại, để đi đến sự nổ vỡ im lặng trong tâm hồn các em theo
xu hướng của một nền giáo dục là mục đích của dạy học văn”. Không hình
thành cho học sinh cảm xúc thẩm mĩ có nghĩa việc giảng dạy tác phẩm chưa
được thực hiện theo đúng đặc trưng, bản chất của môn văn học nghệ thuật.
Không bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh, không thể nâng cao năng
lực thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ, bồi đắp vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách cho học
sinh. Vì thế khó có thể có được sự toàn diện, triệt để trong giáo dục học sinh.
Vì những lí do như trên nên tôi hướng tới việc tìm hiểu một khía cạnh
nhỏ trong rất nhiều cách khám phá, cảm nhận, giảng dạy tác phẩm : phân tích
và bình giá những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Đàn nghi ta của
Lorca( Thanh Thảo) để bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh THPT, với
mong muốn có những đóng góp cho việc học tập, giảng dạy tác phẩm được
thành công hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Vì đây là tác phẩm mới được đưa vào chương trình, nên việc nghiên
cứu những vấn đề liên quan đến tác phẩm đến nay chưa nhiều. Nhìn chung
các tác giả chủ yếu nghiên cứu cách giảng dạy bài thơ, hay cách cảm nhận,
bình giảng bài thơ:
3
Trong bài “Đàn ghi ta của Lor-ca và nỗ lực đổi mới thơ của Thanh
Thảo”-Thẩm bình tác phẩm Ngữ văn 12-Nxb Giáo dục/2008, tác giả Nguyễn
Văn Bính nhận xét: Đây là bài thơ giàu nhạc tính và nhạc tính được tạo nên
bởi thể thơ, cấu trúc trùng điệp, âm hưởng tiếng đàn…Bên cạnh đó đặc sắc
của bài thơ còn là sự sáng tạo hình ảnh, những hình ảnh tượng trưng gợi nhiều
suy tưởng.
Trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ -số 6/2009, tác giả Lê Thị Tú Anh đã
khai thác “Lời đè từ trong Đàn ghi ta của Lor-ca” trên góc độ tình yêu quê
hương xứ sở và lời đề từ là khát vọng cách tân nghệ thuật, cũng như sự hi sinh
chân chính của người nghệ sĩ hết mình vì nghệ thuật-F.G.Lorca. Bài viết ca
ngợi nhân cách cao đẹp của Lor-ca như hiện thân của khát vọng tự do và cách
tân nghệ thuật.
Trong chuyên đề dạy học ngữ văn 12 TS Lê Hường đã nghiên cứu khá
chi tiết về tác phẩm từ những hiểu biết về tác giả, đến việc chú thích các hình
ảnh, cách giảng dạy tác phẩm, hướng dẫn học sinh học bài.
Tác giả Nguyễn Khắc Đàm, Nguyễn Lê Huân trong Thiết kế dạy Ngữ
Văn THPT-Nxb Giáo dục/ 2008 nghiên cứu một cách giảng dạy bài thơ.
“Một tìm tòi thú vị của Thanh Thảo” in trong tập “Thơ-điệu hồn và cấu
trúc” NXb Giáo Dục/2006 cũng là một phát hiện độc đáo của nhà nghiên cứu
văn học Chu Văn Sơn. Tác giả khám phá: Thanh Thảo vay mượn không ít vốn
liếng âm nhạc để đầu tư cho thơ mình. Tác giả nghiên cứu chất nhạc trong bài
thơ, thế giới thi liệu trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca gần gũi với những
thi ảnh trong thế giới nghệ thuật của Lorca, mạch triển khai trong thi phẩm là
hợp lưu của hai dòng tự sự và nhạc.
Trong sách Hướng dẫn thực hiện chương trình Sách giáo khoa lớp 12
môn Ngữ Văn- Nxb Giáo dục/2008, PGS_TS Lê Nguyên Cẩn có bài viết về
tác phẩm giúp cho giáo viên có những hiểu biết về quan niệm mĩ học của chủ
nghĩa tượng trưng và siêu thực để có thể cảm nhận bài thơ. Đồng thời tác giả
4
của bài viết cũng nêu nên cách cảm thụ về bài thơ giúp cho giáo viên có thêm
một kênh tiếp nhận.
Một số luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục thuộc khoa Ngữ Văn -
Trường ĐHSP Hà Nội có liên quan đến bài thơ: “Trường ca của những nhà
thơ trẻ thời chống Mĩ”( Hoàng Kim Ngọc/1997); “Trường ca của Thanh
Thảo” (Trần Thị Thu Hường/2002); “Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của
Thanh Thảo(Đặng Thị Hương Lí/2006…
Những nghiên cứu trên của các tác giả đã có những đóng góp nhất định
cho việc tìm hiểu, giảng dạy của giáo viên, học sinh. Việc phân tích, bình
giảng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm để bồi dưỡng cảm xúc
thẩm mĩ cho học sinh THPT hiện tại là vấn đề còn bỏ ngỏ. Thực chất đây chỉ
là một vấn đề nhỏ nhưng việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ là đóng góp
nhất định cho việc học tập và giảng dạy có hiệu quả tác phẩm Đàn ghi ta của
Lorca nói riêng và những tác phẩm văn học nói chung nhằm bồi dưỡng cảm
xúc thẩm mĩ cho học sinh và hướng tới sự toàn diện, triệt để trong giáo dục
nhân cách các em vì một ngày mai tươi đẹp của đất nước, với những thế hệ
thanh niên trưởng thành không chỉ có một tư duy phát triển, một vốn hiểu biết
phong phú mà còn có một nhân cách cao đẹp.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu và phân tích, đánh giá được những biểu hiện sáng tạo độc đáo
qua chi tiết nghệ thuật của bài thơ.
Đề xuất một cách thức dạy và học có hiệu quả tác phẩm Đàn ghi ta của
Lorca nói riêng và một tác phẩm văn học nói chung nhằm bồi dưỡng cảm xúc
thẩm mĩ cho học sinh THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phát hiện được hệ thống chi tiết nghệ thuật có giá trị trong bài thơ qua
đó xác định và lựa chọn những chi tiết nghệ thuật đặc sắc- biểu hiện sự sáng
tạo độc đáo trong tác phẩm.
5
Lựa chọn cách phân tích, bình giá những chi tiết nghệ thuật đặc sắc ấy
trong quá trình dạy học kết hợp với phương pháp khác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, khái quát hoá lí luận
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm (điều tra, phỏng vấn, phương pháp
chuyên gia…)
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1. Những tiền đề lí luận để giải quyết đề tài.
Chương 2. Giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của bài thơ
Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)
Chương 3. Thể nghiệm kết quả nghiên cứu qua thiết kế dạy học bài thơ
Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)
6
CHƢƠNG 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN ĐỂ GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm chung về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chƣơng
Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của nhà văn, kết tinh năng lực
sáng tạo, khám phá đời sống và những cảm xúc nghệ thuật của nhà văn. Tác
phẩm văn học chính là sự nhận thức của nhà văn về cái đẹp và phản ánh đời
sống thông qua các hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật sẽ thể hiện
được quan điểm, tư tưởng, tài năng, nhân cách của nhà văn. Hình tượng nghệ
thuật được dệt nên bằng các chi tiết nghệ thuật lớn nhỏ.
Như vậy có thể nói chi tiết nghệ thuật chính là những yếu tố, thành tố
góp phần xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật. Trong triết học chi tiết
được gọi là: “Bộ phận để làm nên cái toàn thể”. Trong tác phẩm văn học
cái toàn thể chính là hình tượng nghệ thuật được thống nhất trọn vẹn về nội
dung và hình thức. Hình tượng nghệ thuật được tạo nên bởi các chi tiết
nghệ thuật. Cụ thể đó chính là những hình ảnh, câu, những nhãn tự, thần
cú ,chúng nằm trong mối quan hệ đan xen tạo nên sự phong phú, sinh
động cho nội dung tác phẩm.
Chi tiết nghệ thuật là những bộ phận nhỏ, tự nó không có ý nghĩa độc
lập, nhưng lại biểu hiện được ý nghĩa của các chỉnh thể mà chúng thuộc vào.
Chính vì vậy Hêghen đã ví các chi tiết như là những con mắt giúp ta nhìn thấy
suốt đối tượng. Ông nói : “Nghệ thuật biến hình tượng với tất cả các điểm bề
ngoài nhìn thấy được của nó thành con mắt, tạo thành kho chứa tâm hồn”
[34, tr82]. Chi tiết nghệ thuật tạo thành những điểm nhìn vào đối tượng, thể
hiện cái nhìn và quan niệm của nhà văn về đối tượng. Trước đây, nói đến chi
tiết người ta thường chỉ hiểu là chi tiết của đối tượng trong ý nghĩa khách thể
khách quan mà ít hiểu chi tiết chính là điểm nhìn thể hiện quan niệm nghệ
thuật về đối tượng, thể hiện tâm hồn của tác giả cảm nhận về đối tượng ấy.
Thi pháp học hiện đại khám phá tính quan niệm thể hiện qua hệ thống các chi
7
tiết nghệ thuật của thế giới nghệ thuật. Thế giới chi tiết nghệ thuật sẽ cho
thấy cách cảm nhận của tác giả trừu tượng hay cụ thể, phạm vi bao quát
những lớp hiện tượng nào của thế giới, và phạm vi ấy cho thấy một lớp ý
nghĩa nào đó được tác giả đặc biệt qua tâm. Chi tiết nghệ thuật biểu hiện
phẩm chất thẩm mĩ của thế giới nghệ thuật và cũng biểu hiện niềm rung cảm
của tác giả [41, tr. 83].
Một tác phẩm văn học có giá trị phải là những tác phẩm được nhìn
nhận sự thành công trong tính toàn thể thống nhất ở nội dung tư tưởng và hình
thức nghệ thuật. Một trong những yếu tố thuộc hình thức nghệ thuật góp phần
tạo nên giá trị của tác phẩm chính là chi tiết nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật
trong tác phẩm văn chương được nhà văn lựa chọn theo quy tắc nhất định.
Nhà văn thường dụng công cho tác phẩm của mình có được nội dung tưởng
mới lạ, lớn lao, nhưng họ cũng hết sức cẩn trọng trong việc lựa chọn các chi
tiết nghệ thuật. Tsecnưxepki đã viết: “Chỉ có những tác phẩm mà hình thức
hoàn toàn thích ứng với tư tưởng và thể hiện tư tưởng chân chính mới thực sự
là nghệ thuật”[19, tr.425]. Để giải quyết vấn đề thích ứng giữa hình thức và
nội dung, phải xét xem các bộ phận và chi tiết của tác phẩm có thực sự góp
phần thể hiện rõ tư tưởng cơ bản của tác phẩm hay không. Bất luận một chi
tiết đặc sắc nào dầu cho có khúc triết và ưu mĩ tới đâu, nhưng nếu như nó
không phục vụ cho sự phản ánh một cách hoàn toàn nhất tư tưởng cơ bản của
tác phẩm thì nó sẽ làm tổn hại đến nghệ thuật tính của tác phẩm”. Việc xây
dựng nhân vật, hoàn cảnh, môi trường, phong cảnh trong nghệ thuật đều tuân
theo nguyên tắc lựa chọn đó. Nhà văn sẽ miêu tả các đối tượng ấy bằng
những đường nét, màu sắc, âm thanh, hình dáng, thuộc tính mà họ cho là quan
trọng nhất, ý nghĩa nhất và bỏ qua những gì họ cho là không quan trọng, nhằm
phục vụ cho ý tưởng nghệ thuật và góp phần xây dựng thành công hình tượng
nghệ thuật. Một tác phẩm hay thường đọng lại trong tâm trí người đọc là
những ấn tượng khó phai về hình tượng nghệ thuật mới lạ, về những hình ảnh
khó quên, những chi tiết nghệ thuật độc đáo Nhưng để cảm nhận hết được vẻ
8
đẹp phong phú của chi tiết nghệ thuật cần tìm hiểu chúng trong tính toàn vẹn
thống nhất của tác phẩm nghệ thuật.
Chi tiết nghệ thuật có thể là hình ảnh thơ, có khi là cách ngắt nhịp câu
thơ hoặc có khi chỉ là một từ. Có những chi tiết về màu sắc, âm thanh, đồ vật,
đường nét, Chi tiết có thể là những hình ảnh như: cỏ xanh, bến xuân, mưa
xuân, nước, trời, mưa bụi, con đò gối đầu ngủ trên bãi cát trong bài “Bến đò
xuân đầu trại” và “ Cuối xuân tức sự” của Nguyễn Trãi. Có những chi tiết tạo
hình chỉ ra sự việc, thể hiện tình cảnh, miêu tả rõ sự vật như: Một mẹ ba con,
đứa bé ôm trong lòng Hay chi tiết tâm lí “Mấy con vẫn cười đùa, biết đâu
lòng mẹ xót” trong “Những điều trông thấy” của Nguyễn Du. Chi tiết màu sắc
rất đáng chú ý trong số các chi tiết nghệ thuật trong Truyện Kiều. Tỷ lệ một số
màu trên tổng số màu được nhắc đến ước tính như sau: Vàng kim: 30,25;
Hồng(đào, thắm): 30.25:Xanh:10,8: vàng:6,60: Bạc:7,6 [41, tr 84-91].Thông
qua bảng màu ta thấy trong sáng tác nghệ thuật của mình nhà văn chủ yếu sử
dụng những sắc màu sang trọng, tươi sáng, yêu đời. Con số thống kê không
cho biết màu sắc cụ thể của cảnh vật, nhưng cho biết cách cảm thụ chung của
tác giả. Phải chăng trong tác phẩm với đầy nỗi đau khổ bất hạnh của kiếp
người tình cảm yêu đời vẫn tràn trề tươi sáng. Chi tiết nghệ thuật có thể là
những chi tiết về âm thanh. Âm thanh trong tác phẩm văn học cũng cần được
nghiên cứu và lắng nghe tinh tế. Bởi cùng với màu sắc âm thanh cũng là
những tín hiệu của thế giới. Âm thanh có sức vang động mạnh. Tiếng đàn của
người kĩ nữ trong Tì Bà Hành cũng như tiếng đàn của Kiều đều là tiếng đàn
bạc mệnh, tiếng đàn ai oán, đau khổ, thê thiết, tiếng đàn bi ai, buồn bã Chi
tiết nghệ thuật có thể là một câu nói của nhân vật: “Tình vợ chồng không thể
lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như
hai nước thất hoà, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?”.Trong
tác phẩm An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ. Chi tiết nghệ thuật có
thể là một tình tiết trong tác phẩm ví như chi tiết Tấm trả thù Cám trong
truyện cổ tích Tấm Cám. Chi tiết có khi là lời miêu tả cho một hình ảnh nghệ
9
thuật: “Dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào” ở nhân vật Quản
ngục trước lời khuyên chí tình của Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”. Hay
con mắt “Hình như ươn ướt” của Chí Phèo trước hành động chăm sóc đầy tình
yêu thương của Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Hay
những chi tiết miêu tả ánh sáng và bóng tối trong Hai Đứa Trẻ của Thạch
Lam…
Trong tác phẩm văn học không phải chi tiết nào cũng là chi tiết nghệ
thuật. Chi tiết nghệ thuật phải là những chi tiết được lựa chọn kĩ lưỡng, được
trau chuốt nhằm phục vụ cho ý tưởng nghệ thuật của nhà văn. Chi tiết nghệ
thuật phải chứa đựng nội dung nghệ thuật sâu sắc, từ đó có thể tìm thấy mạch
thẩm mĩ bên trong. Mỗi chi tiết nghệ thuật là nơi gặp gỡ của nhiều mối liên
hệ, nhiều mạch thẩm mỹ. Hệ thống chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự
phong phú đa dạng, bề bộn hơn loại trữ tình và kịch. Chi tiết nghệ thuật trong
tác phẩm trữ tình thường cô đọng, súc tích.
Như vậy chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương là những bộ
phận nhỏ, những thành tố, những yếu tố nghệ thuật góp phần xây dựng nên
hình tượng nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc thể
hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Vì thế sự hiện diện của chúng trong
phẩm văn học đều tuân theo quy tắc lựa chọn nhất định.
1.1.1. Chi tiết nghệ thuật đặc sắc một biểu hiện của sự sáng tạo trong hình
thức nghệ thuật riêng biệt của tác phẩm
Nếu coi chi tiết nghệ thuật là thành tố không thể thiếu để xây dựng hình
tượng nghệ thuật và sự lựa chọn chi tiết nghệ thuật cần tuân theo quy tắc nhất
định nhằm đảm bảo được tính nghệ thuật của tác phẩm thì chi tiết nghệ thuật
đặc sắc trong tác phẩm văn học phải là những chi tiết nghệ thuật độc đáo nhất,
mới lạ nhất có khả năng làm nên sự thành công và ấn tượng cho hình tượng
nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật đặc sắc là những chi tiết được nhà văn dụng
công nhiều nhất. Chúng là những chi tiết mà ở đó các ý nghĩa độc đáo, tài
năng nghệ thuật của tác giả được bộc lộ. Chúng là những chi tiết tập trung
10
cao nhất chất lượng thẩm mĩ hiện trên văn bản, mách bảo, mời gọi mọi người
thưởng thức tìm hiểu, khám phá.
Một tác phẩm văn học có thể có nhiều chi tiết nghệ thuật nhưng không
nhiều chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam
Cao có rất nhiều chi tiết nghệ thuật. Trong số những chi tiết nghệ thuật đồ sộ
ấy của tác phẩm những chi tiết được coi là đặc sắc chỉ có thể là: Cái lò gạch
cũ xuất hiện trong cuộc đời Chí Phèo và xuất hiện trong đầu của Thị Nở sau
khi Chí Phèo chết, chi tiết bát cháo hành, tiếng chửi của Chí Phèo, hình ảnh
ánh trăng trong tác phẩm, chi tiết Chí Phèo đòi lương thiện: “Tao muốn làm
người lương thiện!” … Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc sẽ quy tụ quanh nó
những chi tiết nghệ thuật khác của tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật đặc sắc là
những chi tiết chứa đựng nhiều ý nghĩa. Chúng làm nên sự độc đáo, mới lạ
cho tác phẩm. Chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn
Nam Cao là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Bát cháo hành giản dị, quen
thuộc với người dân lao động. Chúng vốn không có gì xa lạ, nhưng trong tác
phẩm Chí Phèo nó thực sự ấn tượng, độc đáo bởi chi tiết ấy đã chứa đựng tư
tưởng, tình cảm nhân văn cao đẹp. Chi tiết nhỏ nhưng giá trị thật lớn biết bao,
nó đánh thức nhân tính còn ẩn khuất trong hình hài của con quỷ dữ làng Vũ
Đại. Nó cho thấy tình người còn lung linh toả sáng trong xã hội đầy tăm tối
xấu xa. Đó còn là niềm tin và hi vọng. Hay chi tiết chiếc lá nhỏ nhoi trên
tường trong truyện của Ô.Henry đã làm nên giá trị vĩnh cửu của thiên truyện
ngắn Chiếc lá cuối cùng, chi tiết bàn tay Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn
Trung Thành…Đó là những chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
Chi tiết nghệ thuật đặc sắc vì thế phải là những chi tiết giàu sức gợi sâu
xa, nó sẽ làm nên cái thần thái riêng của tác phẩm, làm cho tác phẩm được
nồng sự sống, có sức lay động lòng người, vượt qua thời gian mà có giá trị
vĩnh viễn. Người đọc có thể dễ dàng nhận biết những chi tiết nghệ thuật đặc
sắc vì có khi chúng xuất hiện với tần xuất lớn trong tác phẩm, chúng được lặp
đi lặp lại nên dễ tác động tới sự chú ý của người đọc ví dụ như tiếng chửi của
11
Chí Phèo, bàn tay Tnú …hay có khi đó là những chi tiết tạo ấn tượng sâu sắc
bởi sự mới lạ nên thu hút sự chú ý và suy nghĩ của người đọc như hình ảnh
Ngọc trai- giếng nước trong An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ.
Nhưng có những chi tiết nghệ thuật đặc sắc người đọc không phải dễ dàng có
thể nhận biết được, ta chỉ có thể phát hiện được chúng khi tìm hiểu, suy nghĩ
thấu đáo.
Chi tiết nghệ thuật đặc sắc có vai trò rất quan trọng trong sáng tạo nghệ
thuật. Chúng là những biểu hiện rõ nét nhất về khả năng sáng tạo của nhà văn,
về tư tưởng, tâm hồn nhân cách của nhà văn. Với người đọc chúng sẽ là
những điểm nhấn, tạo những ấn tượng sâu sắc khó phai trong tâm trí họ.
Trong giờ dạy học tác phẩm văn chương việc xác định được những chi tiêt
nghệ thuật đặc sắc sẽ giúp cho quá trình cảm thụ, lĩnh hội tác phẩm văn học đi
đúng hướng, đúng trọng tâm. Như vậy chi tiết nghệ thuật đặc sắc quan trọng
với một tác phẩm và cần thiết được chú ý, tìm hiểu trong một giờ dạy học tác
phẩm văn chương.
1.1.2. Sự khác nhau giữa chi tiết nghệ thuật đặc sắc và điểm sáng thẩm mĩ
Chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm văn học tồn tại dưới nhiều
hình thức có thể là hình ảnh, âm thanh, sắc màu, câu văn, câu thơ. Chúng
được dụng công, được trau chuốt, vì thế chúng tạo nên những vẻ đẹp của tác
phẩm góp phần xây dựng vẻ đẹp cho hình tượng nghệ thuật. Chúng là biểu
hiện của sự sáng tạo trong hình thức nghệ thuật riêng biệt của tác phẩm.
Chúng hội tụ nhiều ý nghĩa của tác phẩm. Chúng là đầu mối của những mạch
thẩm mĩ trong tác phẩm. Sẽ có nhiều người nghĩ rằng chi tiết nghệ thuật đặc
sắc chính là điểm sáng thẩm mĩ, nhưng có người lại nghĩ hai khái niệm này
hoàn toàn khác nhau.Thực chất chúng có những nét tương đồng và khác biệt.
Chúng ta có thể nói điểm sáng thẩm mĩ trong tác phẩm văn học chính là chi
tiết nghệ thuật đặc sắc nhưng không thể nói Chi tiết nghệ thuật đặc sắc là
Điểm sáng thẩm mĩ. Điểm sáng thẩm mĩ chính là chi tiết nghệ thuật nhưng là
chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất, độc đáo nhất, ấn tượng nhất trong số những
12
chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Điểm sáng thẩm mĩ là những chi tiết hội tụ cái
hay, cái đẹp ở cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Trong khi đó
chi tiết nghệ thuật đặc sắc có thể chỉ đặc sắc ở phương diện nội dung hoặc đặc
sắc ở phương diện hình thức nghệ thuật. Điểm sáng thẩm mĩ còn có khả năng
tập trung biểu hiện nội dung tư tưởng của toàn tác phẩm. Điểm sáng thẩm mĩ
là một vẻ đẹp, một ánh sáng rực rỡ, nổi bật nhất trong tác phẩm. Nếu trong tác
phẩm chi tiết nghệ thuật được dụng công, được trau chuốt thì điểm sáng thẩm
mĩ là những yếu tố nghệ thuật được trau chuốt nhiều nhất, được dụng công
nhiều nhất. Chúng trở thành biểu tượng của tinh hoa ngôn ngữ. Và chúng
được gọi bằng những cái tên như thần tự, nhãn tự, nhãn cú. Chúng chính là
linh hồn, thần thái của tác phẩm. Điểm sáng thẩm mĩ làm nên cái thần của tác
phẩm. Nó thường hội tụ những yếu tố: sự súc tích, cô đọng, sự nổi bật, ấn
tượng. Điểm sáng thẩm mĩ là nơi thể hiện rõ nét nhất ý đồ nghệ thuật của nhà
văn, nơi tập trung nhất tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Điểm sáng thẩm mĩ
là nơi mà trí tuệ và cảm xúc của tác giả thăng hoa. Nó là yếu tố làm nên rõ
nhất chất thơ cho tác phẩm, đem lại những ấn tượng sâu sắc nhất trong tâm trí
người đọc. Điểm sáng thẩm mĩ đem đến những ấn tượng sâu sắc khó phai cho
người đọc về vẻ đẹp của văn chương, nó là cơ sở để cho học sinh rèn luyện
khả năng thẩm định những điểm sáng thẩm mĩ trong văn bản văn học, nó tạo
điều kiện cho giáo viên và học sinh phát huy phẩm chất nghệ sĩ của mình
trong qua trình cảm nhận. Nó đem đến những cảm xúc thẩm mĩ cho người
tiếp nhận tác phẩm. Chẳng hạn bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh có nhiều
chi tiết nghệ thuật, nhưng điểm sáng thẩm mỹ đặc biệt của tác phẩm chính là
chữ Hồng làm toát lên vẻ đẹp của bài thơ, sáng rõ tư tưởng, cảm xúc của tác
giả và soi sáng các chi tiết nghệ thuật còn lại của tác phẩm như không gian
chiều tối, cô gái xóm núi, hình tượng thơ vận động khoẻ khoắn, từ buồn đến
vui, từ ánh chiều âm u đến ánh lửa rực hồng, ấm áp, nó gắn kết yếu tố cổ điển
và hiện đại “Với một chữ hồng, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã
làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề, đã làm sáng rực lên
13
khuôn mặt của cô em sau khi say xong ngô tối. Chữ “hồng” trong nghệ thuật
thơ Đường người ta gọi là “con mắt thơ” hoặc là nhãn tự, nó sáng bừng lên,
nó cân lại, chỉ một chữ thôi, với hai mươi bảy chữ khác dầu nặng đến mấy đi
chăng nữa…”(Hoàng Trung Thông). Chữ “hồng” cho thấy tinh thần lạc quan
yêu đời của một tâm hồn luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
Điểm sáng thẩm mĩ còn khác chi tiết nghệ thuật đặc sắc ở chỗ chi tiết
nghệ thuật đặc sắc luôn xuất hiện ở trong một tác phẩm văn chương chân
chính. Nhưng không phải tác phẩm nào cũng có điểm sáng thẩm mĩ. Nếu chi
tiết nghệ thuật đặc sắc có thể là một câu, ví dụ: “Tao muốn làm người lương
thiện!”(Chí Phèo-Nam Cao), hay một tình tiết miêu tả: “Con mắt hình như
ướt của Chí Phèo”, hay một hình ảnh nghệ thuật thì điểm sáng thẩm mĩ
thường là những yếu tố nghệ thuật được cấu tạo ngắn gọn, súc tích. Ví như
chữ “độc” trong bài thơ Nguyệt Dạ của Đỗ Phủ. “Khuê trung chỉ độc
khan”(Trong phòng khuê chỉ có một người đứng nhìn). Thơ Đường vẫn hay
dùng chữ “độc”, một chữ có khả năng làm nổi bật mối quan hệ khác biệt hoặc
đối lập giữa các sự vật. Song dùng thành công nhất phải nói là Đỗ Phủ. Chữ
“độc” trong bài vừa có tác dụng làm nổi bật hình ảnh cô độc của vợ Đỗ Phủ,
vừa làm nổi bật lòng nhớ thương, sự ái ngại của nhà thơ [28, tr 216]. Điểm
sáng thẩm mĩ thường chỉ xuất hiện trong sáng tác thơ. Có điểm sáng thẩm mĩ
trong câu thơ, trong bài thơ. Điểm sáng thẩm mĩ thường là chìa khoá của bài
thơ, nó mang âm hưởng riêng, sắc thái riêng. Ví như câu thơ sau trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du: “Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”. Điểm sáng thẩm
mỹ trong câu nằm ở chữ “ngây”. Trong trường ca Việt Bắc của Tố Hữu chữ
“mình, ta” xuyên suốt tác phẩm và trở thành điểm sáng thẩm mỹ. Chúng giàu
giá trị biểu tượng, chúng chất chứa những ân tình của người ra đi- Cán bộ
cách mạng và người ở lại-Đồng bào Việt Bắc. Chữ “Từ ấy” có sức nặng trong
bài thơ “Từ ấy”, chỉ sự phân chia hai thời kì trong cuộc đời tác giả, cách cảm
nghĩ của Tố Hữu từ ấy trở đi là một quãng đời khác. “Từ ấy” hân hoan niềm
vui sướng, “Từ ấy”có một con đường thênh thang rộng mở, đầy ý nghĩa. Chi
14
tiết nghệ thuật đặc sắc có ở các thể loại tự sự, trữ tình và kịch nhưng điểm
sáng thẩm mỹ thường chỉ có trong thơ. Trong thơ trữ tình sự vận động của
cảm xúc và suy nghĩ bao giờ cũng được triển khai xoay quanh một điểm sáng
thẩm mĩ từ đấy soi rọi cho toàn bài, và cũng từ đấy tiếp nhận và quy tụ mọi
cảm xúc và suy tưởng. Phát hiện và phân tích điểm sáng trong bài thơ là thích
hợp với đặc điểm của chủng loại trữ tình vì thực chất trong mỗi sáng tác trữ
tình đều có một trọng điểm về tư tưởng và cảm xúc từ đấy quy định mọi sự
vận động của thơ. Nắm được tâm điểm của bài thơ, người đọc có thể hiểu rõ
cấu tạo của bài thơ có vững chắc, cân đối và phát triển hợp lí không. Điểm
sáng thẩm mĩ có thể là chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhưng chi tiết nghệ thuật
đặc sắc không đồng nhất là điểm sáng thẩm mĩ. Như vậy điểm sáng thẩm mĩ
và chi tiết nghệ thuật đặc sắc khác nhau ở phạm vi xuất hiện trong các thể
loại, khác nhau ở mức độ súc tích, cô đọng, ngoài ra giữa chúng còn có sự
khác nhau ở mức độ biểu hiện chủ đề tư tưởng và cảm xúc thẩm mĩ của nhà
văn. Ở điểm sáng thẩm mĩ khả năng này cao hơn ở chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
1.2. Khái niệm chung về cảm xúc thẩm mĩ
1.2.1. Cảm xúc và cảm xúc thẩm mĩ
1.2.1.1 Cảm xúc
Cảm xúc là những cảm nhận đầu tiên bằng trực giác và cảm giác của
chủ thể được nảy sinh trong quá trình tác động giữa thế giới tự nhiên và đời
sống đến cơ thể sống (Con người, nhiều loài động vật). Ví dụ màu xanh của
trời có thể gây cho ta một cảm xúc nhè nhẹ, lâng lâng dễ chịu, hay một người
bị ngã xe giữa đường khiến ta sợ hãi, xót thương…Cảm xúc có ở con người và
có cả ở nhiều loài động vật mà hệ thần kinh khá phát triển. Chúng ta thấy
được điều đó từ sự quan sát những loài động vật sống quanh ta: Con mèo tỏ ra
vui vẻ khi được người chủ vuốt ve, con chó vui mừng rối rít khi người chủ về
nhà…Biểu hiện sinh động trong cảm xúc của loài vật được Trần Đăng Khoa
miêu tả trong bài thơ: Sao Không Về Vàng Ơi!
15
“Tao đi học về nhà
Là mày chạy xồ ra
Đầu tiên mày rối rít
Cái đuôi mừng ngoáy tít…”
Với con người, E.IZARD khẳng định biểu hiện cảm xúc của con người
phong phú, xoay quanh 10 cảm xúc nền tảng: Hứng thú, hồi hộp, vui sướng,
ngạc nhiên, đau khổ, căm giận, ghê tởm, khinh bỉ, khiếp sợ, xấu hổ. Nguyên
nhân của sự hình thành cảm xúc chính là do sự tác động của môi trường, của
khách thể vào đối tượng cảm nhận, gây ra phản ứng tâm lí bên trong. Cảm xúc
thường được nảy sinh không có chủ định, nó thường xảy ra nhanh, thường
xuất hiện đơn giản trước tác động của thế giới tự nhiên và cuộc sống con
người. Nó được hình thành ngay cả khi con người không phải hiểu rõ, không
phải đánh giá, suy xét các phản ứng và thuộc tính của đối tượng tác động.
Cảm xúc thường là những phản ứng tâm lí mang tính thuần tuý bản năng ví
dụ: Đứa trẻ sợ hãi khi có tiếng động mạnh, hay sợ hãi khi có ai đó dọa nạt,
hay vui mừng khi ai đó âu yếm, nâng niu… Cảm xúc của con người với tư
cách là một hiện tương tâm lí đã tham gia rất nhiều vào qua hệ sinh học, quan
hệ vật lí, quan hệ thực dụng. Khi ta ăn ngon ta tắm mát ta xúc cảm. Trong
quan hệ đạo đức người ta cũng xúc động trước một tấm gương tốt và căm ghét
kẻ xấu xa. Trong quan hệ thực dụng cũng vậy nếu người ta thỏa mãn nhu cầu
ăn, mặc, ở thì niềm sung sướng sẽ dâng tràn…
Cảm xúc có vai trò rất quan trọng. Theo thuyết “Ba não” thì cảm xúc
của con người có vai trò tác động tới ý thức sáng suốt của con người hoặc
kích thích phản ứng tiêu cực, bản năng của con người. Cảm xúc là cơ sở của
tình cảm. Tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hóa, động hình
hóa, khái quát hóa những cảm xúc cùng loại. Ví như khi ta gặp một người lạ
ta thấy cảm giác thân quen dường như đã gặp ở đâu đó, lời nói của họ khiến ta
ấm lòng, cách cư xử của học trước tình huống của cuộc sống khiến ta thấy
cảm phục…những cảm xúc đó trong ta hội tụ lại đem đến tình cảm yêu mến
16
người ta mới gặp. Tình cảm được xây dựng từ những cảm xúc nhưng khi đã
được hình thành thì tình cảm lại được thể hiện qua các cảm xúc đa dạng và chi
phối các cảm xúc. C.Mác nói : “ Con người khẳng định mình không chỉ trong
tư duy, mà còn trong thế giới vật chất bằng tất cả các xúc cảm”. Cảm xúc chi
phối những phản ứng của con người, chi phối cách tư duy của con người với
khách thể tác động. Cảm xúc có vai trò quan trọng.
Cảm xúc làm cho sự biểu hiện của chủ thể trước khách thể trở nên sinh
động hơn, ý nghĩa hơn. Cảm xúc là chất keo gắn kết giữa chủ thể cảm xúc với
mọi sự vật hiện tượng trong thế giới. Có thể nói không có sự tham gia của
cảm xúc với tư cách là một yếu tố tâm lí thì không thể có một quan hệ thẩm
mĩ nào Trong cuộc sống con người cảm xúc có chức năng kích thích và bằng
cách đó quy định sinh lực và tính tích cực xã hội của chủ thể. Nếu cá nhân
hoàn toàn thờ ơ về mặt cảm xúc thì không có một chút phản ứng tình cảm
sung sướng hay đau khổ…con người sẽ trở nên thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm trước
thế giới. Đó sẽ là biểu hiện cho sự phát triển bất bình thường về tâm sinh lí
của chủ thể. “Không có cảm xúc thì không và không bao giờ con người có
khát vọng đi tìm chân lí”- Lênin.
1.2.1.2. Cảm xúc thẩm mĩ
Cảm xúc thẩm mĩ là trạng thái rung cảm của con người, là những cảm
xúc tích cực của con người trước các ấn tượng thẩm mĩ nhận được khi con
người tri giác các khách thể thẩm mĩ trong cuộc sống và trong nghệ thuật.
Cảm xúc thẩm mĩ xuất hiện như thế nào? Sự xuất hiện cảm xúc thẩm mĩ là kết
quả của sự gặp gỡ, thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan. Khách
thể thẩm mĩ (những cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài) trực tiếp tác động vào
chủ thể thông qua các giác quan đã được xã hội hoá cao độ như tai và mắt, tạo
ra sự tiếp nhận bằng phản ứng tình cảm tương ứng ở chủ thể, được thể hiện
bằng thành các rung cảm, xúc động thẩm mĩ [19, tr.43]. Các khách thể thẩm
mỹ có khả năng trực tiếp gợi ra những khoái cảm thẩm mĩ trong sáng, tươi
vui, những tình cảm nồng nhiệt, tốt đẹp, niềm tin yêu vào con người vào cuộc
17
sống, kích thích tiềm năng sáng tạo và khát vọng vươn tới những lí tưởng
thẩm mỹ-xã hội chân chính.
Nếu không có sự tác động, kích thích của các ấn tượng thẩm mĩ từ các
khách thể (trong tự nhiên, trong đời sống con người, trong nghệ thuật) thì
không có sự nảy sinh cảm xúc thẩm mĩ ở chủ thể. Nhưng nếu chủ thể tiếp
nhận không có năng lực cảm thụ, tiếp nhận các kích thích đó (bao gồm năng
lực của các giác quan thẩm mĩ và toàn bộ những lực lượng tinh thần như vốn
văn hoá chung, văn hoá thẩm mĩ, vốn kinh nghiệm sống, trình độ học vấn) thì
cũng chẳng thể có cảm xúc thẩm mĩ.
Cảm xúc thẩm mĩ khác cảm xúc thông thường bởi nó là cảm xúc tinh
thần, là nỗi xúc động, là niềm vui tinh thần, nó luôn gắn bó với tình cảm đạo
đức và nhận thức của con người. Sự hiện diện của nó là kết quả của một hoạt
động có mục đích hết sức vô tư-hoạt động thẩm mĩ, là hoạt động không nhằm
theo đuổi một mục đích thực dụng vật chất trực tiếp nào, nó không bị bản
năng nào đè nén, dẫn dắt. Nó là kết quả của một quá trình hoạt động tích cực
và thống nhất của tất cả các yếu tố thuộc ý thức thẩm mĩ, của cả con tim lẫn
khối óc, cả cảm xúc, tình cảm lẫn trí tuệ. Trong mỗi cảm xúc thẩm mĩ đều có
sự chi phối trực tiếp của các bộ phận hợp thành khác của ý thức thẩm mĩ như
thị hiểu thẩm mĩ, quan điểm thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ. Chính vì thế cảm xúc
thẩm mỹ dễ đem đến sự đồng cảm, sự cảm hoá trong mối quan hệ giữa con
người với con người.
Cảm xúc thì có thể có ở nhiều thực thể sống mà hệ thần kinh phát triển
nhưng cảm xúc thẩm mĩ chỉ có ở con người. Chỉ có con người mới có khả
năng cảm nhận hết xao động tinh tế của cái đẹp trong tự nhiên và trong xã hội
loài người: Một bông hoa đẹp, một buổi sáng trong trẻo tinh khôi Cảm xúc
thẩm mĩ chính là cảm xúc nhân văn mà nền tảng là sự rung động về cái đẹp.
Cảm giác sinh học của con người đã tồn tại hơn 3 triệu năm nhưng cảm xúc
thẩm mĩ chỉ mới hình thanh khoảng 30 ngàn năm. Như vậy có nghĩa cảm xúc
thẩm mĩ là loại cảm xúc quý phái của con người. Nó đòi hỏi một quá trình rèn
18
luyện lâu dài mới có được. Tương tác giữa con người với nhau làm nảy sinh
các cảm xúc thẩm mỹ mang tính xã hội, tức là đạo đức. Việc hoàn thiện
những mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên làm nảy sinh các cảm xúc
thẩm mỹ nghệ thuật. Như thế, cảm xúc thẩm mỹ thực ra bao trùm cả đạo đức
lẫn nghệ thuật.
Biểu hiện của cảm xúc thẩm mĩ rất phong phú bởi khách thể thẩm mĩ
vô cùng đa dạng. Có thể là sự thích thú hân hoan trước cái đẹp; là nỗi xót
thương, đồng cảm trước cái bi; là niềm cảm phục, tôn kính, chiêm ngưỡng
trước cái cao cả, cái anh hùng.
Trong các giác quan của con người chỉ có hai giác quan trở thành
giác quan thẩm mĩ cao cấp. Nghệ thuật đi qua hai của ngõ của tâm hồn- hai
giác quan phong phú nhất : Thị giác và thích giác. Hai giác quan này có vai
trò quan trọng trong việc tạo ra cảm xúc thẩm mĩ ở con người. Khách thể
tác động trực tiếp vào hai giác quan này, tạo ra cảm xúc thẩm mĩ ở chủ thể
tiếp nhận.
Cảm xúc thẩm mĩ là khâu đầu tiên có vai trò rất quan trọng đối với mọi
hoạt động thẩm mĩ. Tsecnƣxepxki đã nói về vấn đề này như sau: “Gây được
một cảm xúc vui thú trong sáng, một cảm xúc say sưa hình như vô tư, được
mệnh danh là cảm xúc đặc biệt của sự thưởng thức nghệ thuật, thì trong điều
kiện đó, sự hiểu biết nghệ thuật và sự sáng tạo nghệ thuật mới có thể trở
thành một hoạt động thẩm mĩ được. Giá trị thẩm mĩ của đối tượng được đánh
giá qua mức độ cảm xúc mà nó gây được ở chủ thể thẩm mĩ. Không có cảm
xúc, quan hệ con người và thế giới chỉ là quan hệ nhận thức lạnh lùng khô
cứng. Cảm xúc thẩm mĩ được nảy sinh trên cơ sở tính tập trung, tính cường độ
và tính thẩm mĩ luôn gắn với sự rung động bên trong của con người, đem lại
sự thích thú thưởng ngoạn cho con người.”[14, tr.124-125]. Những rung động
thẩm mĩ, cảm xúc thẩm mĩ có ý nghĩa rất quan trọng trong sáng tạo, cảm thụ
và thưởng thức nghệ thuật. Đối với hoạt động sáng tạo nghệ thuật, Cảm xúc
thẩm mĩ đóng vai trò là một động lực trực tiếp khơi nguồn cho ý đồ sáng tạo
19
của nhà văn. Sự ra đời của tác phẩm nghệ thuật dù lớn hay nhỏ, dù thiên về
phản ánh hay biểu hiện, là nghệ thuật không gian hay nghệ thuật thời gian đều
bắt nguồn từ những rung động, cảm xúc của nghệ sĩ trước các khách thể thẩm
mĩ của đời sống. Cảm xúc thẩm mĩ không chỉ đóng vai trò là động lực khơi
nguồn cho sự sáng tạo nó còn tham gia vào cấu trúc của hình tượng nghệ
thuật, là một yếu tố mang đặc trưng bản chất của nghệ thuật, tạo nên sức hấp
dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ cho hình tượng nghệ thuật. Cảm xúc thẩm mĩ được coi
là “Đặc điểm quan trọng nhất của của tài năng nghệ thuật”. Bởi bên cạnh một
lí trí phát triển, người nghệ sĩ cũng cần hơn ai hết một tâm hồn giàu cảm xúc.
Trong cảm thụ và thưởng thức nghệ thuật, cảm xúc thẩm mĩ là điều
kiện không thể thiếu, bởi nó giúp cho chủ thể có được niềm thích thú, say sưa
khám phá những cái hay, cái đẹp của tác phẩm, nhưng giá trị thẩm mĩ đích
thực của tác phẩm.
Cảm xúc thẩm mĩ có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ đến quá trình
hình thành và phát triển con người hoàn thiện, hài hoà cả thể chất lẫn nhân
cách. Một mặt những khoái cảm, cảm xúc thẩm mĩ mà con người thu nhận
được trong các hoạt động thẩm mĩ có tác dụng điều hoà, làm cân bằng các
trạng thái tâm sinh lí của con người. Mặt khác các rung động cảm xúc thẩm
mĩ luôn là cơ sở, làm nền tảng cho các hành vi đạo đức, bởi “Suy cho tới cùng
chúng cũng gắn bó với khát vọng đem lại lợi ích cho nhân loại , với đấu tranh
cho sự tiến bộ của cuộc sống”(Nguyên lí mĩ học Mac-Lênin). Sự tác động của
cảm xúc thẩm mĩ đến quá trình hoàn thiện nhân cách con người được thể hiện
chủ yếu thông qua chức năng thanh lọc về mặt tình cảm của nó. Bielinxki đã
diễn đạt rất hay về chức năng nói trên của cảm xúc thẩm mĩ. Ông viết: “Cảm
xúc về cái kiều diễm là điều kiện làm nên phẩm giá con người, phải có nó mới
có được trí tuệ, phải có nó nhà bác học mới cất mình lên tới những tư tưởng
tầm cỡ thế giới, mới hiểu được bản chất và các hiên tượng trong tính thống
nhất của chúng; phải có nó người cộng sản mới có thể hiến dâng cho tổ quốc
cả những hoài vọng cá nhân lẫn những lợi ích riêng tư của mình; phải có nó