Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phân tích chức năng tham gia quản lý, giám sát và phản biện xã hội của báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.15 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

BÀI GIỮA KỲ
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG THAM GIA
QUẢN LÝ, GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI
CỦA BÁO CHÍ
Giảng viên: ThS. Vũ Trà My
Học phần: Lý luận và các thể loại báo chí truyền thơng

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3

HÀ NỘI, 3/2022


Mục lục
Danh sách thành viên nhóm 3

2

1. Các khái niệm chung

3

2. Chức năng quản lý xã hội của báo chí

3

3. Chức năng giám sát xã hội của báo chí


7

4. Chức năng phản biện xã hội của báo chí

9

Kết luận

14

Tài liệu tham khảo

15

1


Danh sách thành viên nhóm 3
Họ và tên

STT

MSSV

1

Vũ Diệu Linh

18030775


2

Lê Phan Phương Thảo

18032399

3

Hồ Minh Đức

18031169

4

Nguyễn Duy Hải Linh

18041528

5

Trần Thế Anh

18030202

2


1. Các khái niệm chung
1.1. Khái niệm về chức năng
Thuật ngữ chức năng (xuất phát từ tiếng Latinh: function, còn có nghĩa là mục

đích, công dụng, tác dụng) được hiểu là tổng hợp của tất cả vai trò, vị trí, tác dụng của
một hoạt động nào đó trong đời sống xã hội. Những tri thức về chức năng có ý nghĩa
quan trọng về phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Đó là cơ sở để nghiên cứu những
mối liên hệ của các sự kiện, hiện tượng, quá trình; đồng thời, xác định phương hướng
và biện pháp hành động một cách có hiệu quả.
1.2. Khái niệm về chức năng báo chí
Nói đến chức năng của báo chí chính là nói đến mục đích của hoạt động báo chí,
nói đến vấn đề người ta viết báo để làm gì; vì sao công chúng đọc, xem, nghe tác phẩm
báo chí; ý nghĩa xã hội của báo chí ra sao. Khi phân tích vị trí, vai trò của báo chí, ít
nhiều cũng đã đề cập đến các chức năng của báo chí, nói đến lí do tồn tại và sức sống
không gì thay thế được của báo chí trong đời sống.
Báo chí có các chức năng cơ bản sau: Chức năng thông tin, chức năng tư tưởng,
chức năng phát triển văn hoá và giải trí và chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã
hội.
2. Chức năng quản lý xã hội của báo chí
2.1. Báo chí thực hiện chức năng quản lý xã hội bằng việc cung cấp và duy trì dịng
thơng tin tuần hoàn trong xã hội theo cả 2 chiều
Một mặt, với khả năng nhanh chóng, kịp thời, chính xác và rộng khắp, báo chí
(gồm tất cả các loại hình: báo in; phát thanh; truyền hình; báo mạng điện tử) là những
phương tiện có ưu thế tuyệt đối trong việc chuyển đến khách thể quản lý những thông
tin dưới dạng các quyết định quản lý.
Mặt khác, báo chí phản ánh thực trạng tình hình không chỉ của đối tượng quản
lý một cách đa dạng, phong phú, chính xác và kịp thời tới xã hội, tới chủ thể quản lý,
giúp cho chủ thể quản lý có thêm những nguồn thông tin để soạn thảo và tổ chức thực
hiện các quyết định quản lý.

3


2.2. Sự tác động của báo chí tới từng bộ phận cấu thành của hệ thống xã hội, tới toàn

xã hội. Có thể diễn ra theo 2 hướng
-

Nếu báo chí phục vụ cho mục tiêu tiến bộ, thông tin báo chí chân thực và đúng
đắn thì báo chí sẽ tác động tới các quá trình xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.

-

Nếu báo chí phục vụ cho những mục tiêu vụ lợi thì báo chí sẽ làm rối loạn hệ
thống quản lý, sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Bởi lẽ thông tin tự thân nó không thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của xã

hội mà chỉ có thể thông qua những người chịu sự tác động của thông tin, và họ thể hiện
sự tác động đó trong hành vi của mình, trong kỹ thuật và công nghệ mới, trong những
hình thức quản lý mới đối với sản xuất, xã hội, tổ chức lao động...
2.3. Báo chí thực hiện chức năng quản lý, giám sát xã hội theo 3 phương thức chủ yếu
a. Đăng tải, phổ biến các quyết định quản lý và hướng dẫn tổ chức thực hiện các
quyết định quản lý.
Phương thức này trong thực tế báo chí được thể hiện dưới các hình thức
-

Đăng tải nguyên văn các quyết định quản lý.

-

Giải thích, phân tích, bình luận... cả về ý nghĩa lý luận, thực tiễn về ý nghĩa, vai
trò, mục đích... của các quyết định quản lý, giúp cho công chúng hiểu đúng và
quán triệt những quyết định quản lý để đưa chúng vào cuộc sống.

-


Phổ biến thông tin dưới dạng các mô hình thực tiễn tổ chức thực hiện các quyết
định quản lý.

b. Phản ánh, phân tích tình hình thực tiễn
Phản ánh, phân tích hiện trạng tình hình các mặt trong đời sống, sinh hoạt của
các tầng lớp quần chúng nhân dân cùng với những nhận xét và đánh giá cụ thể. Những
đánh giá như vậy có thể về:
-

Những điển hình tiên tiến - nơi có những yếu tố chất lượng và hiệu quả, có những
kinh nghiệm tốt đã được tích lũy cần được ủng hộ và nhân rộng, tuyên truyền và
phổ biến.

4


-

Những tồn tại, yếu kém, những tiêu cực, lạc hậu... cần mang ra mổ xẻ, phân tích,
tranh luận... để khắc phục chúng trong thực tế.

-

Những đánh giá mang tính dự báo, khi đăng tải trên báo chí có thể hạn chế được
những tác động tiêu cực.
Những phản ánh, phân tích và đánh giá tình hình thực tiễn như vậy có thể do nhà

báo thực hiện, cũng có thể do các chuyên gia, các lực lượng công chúng xã hội với tư
cách là cộng tác viên cung cấp.

Báo chí cũng đăng tải đa dạng và linh hoạt các ý kiến của quần chúng nhân dân:
thư bạn đọc, đường dây nóng, đơn khiếu nại, tố cáo, những đề xuất, kiến nghị, ý kiến,
giao lưu... và thông qua đó tái hiện bức tranh xác thực và toàn diện về tình hình thực
tiễn, giúp cho công chúng xã hội, các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý,... kịp thời
điều chỉnh, bổ sung hoặc đề ra những biện pháp quản lý mới phù hợp.
c. Kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý, phát hiện các sai lầm, ách tắc
trong việc thực hiện các quyết định quản lý; phát hiện ra các thiếu sót trong các
quyết định quản lý
Đấu tranh phê bình, chống tiêu cực là một trong những nội dung hoạt động kiểm
tra giám sát rất hiệu quả, tất nhiên để làm công việc này đòi hỏi kỹ năng và lòng dũng
cảm, trách nhiệm nghề nghiệp của báo chí và các nhà báo.
Như vậy, hoạt động báo chí, về mặt bản chất, khi thực hiện nhóm chức năng tư
tưởng cũng chính là thực hiện chức năng quản lý xã hội ở những bình diện khác.
Một trong những kênh thông tin quan trọng và khách quan nhất, kịp thời và
phong phú nhất là báo chí. Báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà
nước mà còn là tiếng nói, diễn đàn, là tai mắt mắt của nhân dân. Nếu báo chí thông tin
một chiều, phụ hoạ và xa rời (hoặc không dám thông tin) những vấn đề then chốt, chủ
yếu và bức xúc của nhân dân thì không thể tham gia vào hoạt động quản lý xã hội một
cách hiệu quả.

5


2.4. Ví dụ chứng minh: Hiệu quả truyền thơng, báo chí trong giai đoạn “chống dịch
như chống giặc”
Tại Hội thảo "Truyền thông trong thời đại 4.0 và đại dịch COVID-19" do Đại
học Văn Lang tổ chức ngày 30/3, nhiều chuyên gia nhận định, truyền thông có sức mạnh
“chinh phục cơn hoảng loạn của người dân trong đại dịch COVID-19”. Tại Hà Nội,
thực tế cho thấy, từ tối 23/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký
ban hành Chỉ thị số 17/CĐ-UBND, theo đó Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ

thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong vòng 15 ngày kể từ 06h00 ngày 24/7
trên phạm vi toàn Thành phố đã nảy sinh tâm lý bất an, ở một số bộ phận người dân tập
trung đi mua lương thực, tích trữ hàng hóa...
Báo chí đã kịp thời cập nhật, đăng tải thông tin Bộ Công Thương và UBND thành
phố Hà Nội về việc đảm bảo hàng hóa thiết yếu, phục vụ nhân dân ứng phó với dịch
COVID-19 trên địa bàn góp phần ổn định tâm lý người dân. Bên cạnh đó truyền thông
luôn luôn chủ động, với nhiều hình thức, kịp thời cung cấp thông tin, góp phần quan
trọng trong việc ngăn ngừa, kiểm soát dịch, được nhân dân ghi nhận, đồng thời góp
phần tạo được uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Báo chí đã thể hiện sự định hướng rất tích cực trong suốt cuộc chiến chống dịch
COVID-19, đó là, kịp thời phản ánh các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ
về công tác phòng chống dịch, thể hiện sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục, nhất quán và
hiệu quả về công tác này, giúp người dân yên tâm và tin tưởng về hoạt động phòng
chống dịch. Thông tin của báo chí cơ bản đúng mực, phù hợp, không gây hoang mang,
lo lắng cho người dân nhưng cũng không làm dư luận chủ quan, thờ ơ.
Báo chí cũng kịp thời phê phán những biểu hiện thiếu lành mạnh trong công tác
phòng chống dịch, như thái độ lơ là, sự lo lắng quá mức của một số bộ phận nhân dân,
việc thông tin sai trái liên quan đến dịch bệnh, hiện tượng đầu cơ khẩu trang, nước rửa
tay… Báo chí còn thông tin nhanh về các hoạt động hỗ trợ người dân trong mùa dịch,
như điểm phát khẩu trang miễn phí, điểm phát quà cho người nghèo, thủ tục nhận hỗ
trợ theo các gói của Chính phủ và địa phương. Ngồi ra, báo chí còn kịp thời phản ánh,
biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong hoạt động phòng chống dịch và hỗ trợ

6


người dân, như các y bác sĩ, lực lượng vũ trang, nhân viên phục vụ ở các điểm cách ly,
các tổ chức, cá nhân đã có nhiều sáng kiến trong hoạt động này…
3. Chức năng giám sát xã hội của báo chí
3.1. Khái niệm

Giám sát xã hội của báo chí trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước là kịp thời phát hiện những nơi làm đúng, làm hay để
biểu dương, khích lệ và tổng kết thực tiễn; đồng thời cũng sớm phát hiện những “khiếm
khuyết” của các kiến tạo chính sách - thể chế, qua đó nâng cao chất lượng quản trị của
bộ máy nhà nước.
3.2. Vai trò
Vai trò và sức mạnh giám sát xã hội của báo chí trước hết là phát hiện những
việc làm tốt và những sai phạm của tổ chức, cá nhân qua đó khơi nguồn và định hướng
dư luận xã hội theo hướng ủng hộ hay phản bác, tạo áp lực dư luận xã hội và yêu cầu
các cơ quan thẩm quyền giải quyết, giải thích và giải đáp trước công luận, trước nhân
dân.
Xã hội càng phát triển thì dân chủ càng mở rộng, quyền lực của nhân dân càng
được tăng cường, đặc biệt là quyền giám sát các cơ quan công quyền, các công chức,
viên chức cơ quan hành chính nhà nước nhằm hạn chế, kiểm sốt việc lạm dụng quyền
lực. Bởi khi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước không được kiểm soát chặt chẽ sẽ
dẫn đến lạm dụng; lạm dụng quyền lực dẫn đến tha hóa quyền lực. Vì vậy, việc tăng
cường vai trò giám của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, nhân dân và báo chí là
hết sức cần thiết, đặc biệt là giai đoạn hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân đang tập trung
đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3.3. Chức năng giám sát xã hội của báo chí hiện nay
Những năm qua, báo chí đã chủ động tham gia giám sát xã hội, đóng góp tích
cực vào việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà
nước; đấu tranh phản bác các luận điệu thù địch, sai trái, phòng chống tham nhũng, tiêu
cực và các tệ nạn xã hội đang làm cản trở sự phát triển của đất nước. Trong phòng,
chống tham nhũng, báo chí đóng vai trò là một chủ thể khơi nguồn phản biện xã hội
một cách mạnh mẽ nhất. Phần lớn các sự kiện, hiện tượng tham nhũng mà báo chí nêu
7


ra đã tạo áp lực cũng như tạo cơ hội, điều kiện cho các cơ quan chức năng vào cuộc

chống tham nhũng.
Trên thực tế, nhiều vụ tiêu cực lớn, dù thủ đoạn, hành vi tham nhũng có tinh vi,
phức tạp, nhưng cũng đã được nhân dân và báo chí lật tẩy. Cho dù còn có những hạn
chế, khuyết điểm của việc báo chí tham gia chống tiêu cực, tham nhũng, song phải
khẳng định một điều, báo chí luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham
nhũng. Sức lan tỏa của báo chí rất nhanh và lớn, nhất là trong xu thế báo chí kết nối
mạng internet tồn cầu. Đó là cơ sở thực tiễn của việc báo chí tích cực tham gia giám
sát xã hội.
3.4. Ví dụ chứng minh
a.

Thông tư quy định nơi uống bia phải có nhiệt độ dưới 30 độ C…
Năm 2014 Bộ Công Thương công bố Dự thảo Thông tư quy định điều kiện bảo

đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh bia. Theo đó, các cơ sở kinh
doanh bia phải đảm bảo nhiệt độ dưới 30 độ C, người bán phải có chứng nhận an toàn
thực phẩm và có trang phục riêng. Dự thảo đã vấp phải không ít chỉ trích của dư luận.
Theo ý kiến của không ít người, quy định nhiệt độ nơi bán bia không quá 30 độ
C là thiếu thực tế. Các sản phẩm bia phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền
tối thiểu 15cm, cách tường tối thiểu 30cm và cách trần tối thiểu 50cm. Đối với các sản
phẩm bia hơi cần bảo quản trong kho lạnh và được duy trì điều kiện bảo quản lạnh liên
tục 24/24 giờ theo mức nhiệt độ yêu cầu.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải
khát cho rằng quy định này thiếu tính khả thi và rất khó áp dụng tại Việt Nam. “Tôi
nghĩ rằng đây là một quy định trái khoáy gây khó cho doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh
bia. Lực lượng nào sẽ quản lý quy định này, hàng ngày đi kiểm tra nhiệt độ của nơi bán
để xử phạt. Chuyện trang phục riêng cũng vậy, trang phục riêng như thế nào phải quy
định rõ chứ mặc quần áo khác nhau cũng là trang phục riêng rồi”.
Báo chí đã thực hiện giám sát và đồng loạt có những bài phản biện những điều
không hợp lý và kết quả là nhiều bộ, ngành phải thu hồi lại dự thảo, hoặc chỉnh sửa các

văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành.
b.

Vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh xảy ra tại Tập đồn Dầu khí quốc gia
Việt Nam
8


Sai phạm của ông Đinh La Thăng bị cáo buộc khi giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải, trước đó là Chủ tịch HĐQT Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN). Từ khi
bị bắt vào tháng 7-2017, ông Đinh La Thăng đã 4 lần hầu tòa. Sau 4 bản án đã tuyên, bị
cáo Thăng phải lãnh tổng cộng 30 năm tù giam (mức án cao nhất với tù có thời hạn), và
bồi thường tổng cộng 830 tỉ đồng.
Báo chí đã vào cuộc giám sát, phản ánh đúng lại mức độ nghiêm trọng của vụ án
kinh tế này. Quá trình xét xử được các đầu báo cập nhập liên tục tới quần chúng.
Đó chỉ là một vài ví dụ tiêu biểu về chức năng giám sát của báo chí đang ngày
càng được củng cố và phát huy, là ví dụ thực tiễn để báo chí phát huy vai trò giám sát
của mình với xã hội.
4. Chức năng phản biện xã hội của báo chí
Phản biện xã hội là thuật ngữ được nhiều công trình nghiên cứu và nhiều tác giả
ở Việt Nam đề cập trong thời gian gần đây dưới nhiều góc độ: chính trị, báo chí, xã hội
học, thậm chí về cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên như bảo vệ môi trường. Mỗi góc độ
đều có những cách tiếp cận riêng liên quan tới chức năng nghiên cứu của ngành.
4.1. Khái niệm
Dưới góc độ báo chí, phản biện xã hội thường được tiếp cận như là một chức
năng mới của báo chí hiện đại. Chức năng phản biện xã hội thường gắn liền với phản
biện các vấn đề về chính sách, dự án của nhà nước . Phản biện xã hội cũng được nhìn
nhận như là một phương thức mới để các giai cấp trong xã hội có thể thảo luận và thỏa
thuận các chính sách thông qua đối thoại. “Phản biện xã hội: là sự phản biện nói chung,
nhưng có quy mô và lực lượng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa

học về nội dung, phương hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế-xã
hội, khoa học – công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự an ninh chung toàn xã hội
của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan. Phản biện xã hội là phát huy dân chủ xã
hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong
việc tham gia quản lý Nhà nước, góp ý kiến với cán cán bộ, công chức và các cơ quan
Nhà nước. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước
đều phục vụ lợi ích của đại đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có
trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và
9


Nhà nước. Phản biện xã hội là nhu cầu cần thiết và đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh
đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệ quan liêu....”
4.2. Ý kiến của các chuyên gia về chức năng phản biện của báo chí
Tác giả Nguyễn Trần Bạt cho rằng, trong xã hội, luôn luôn có sự mâu thuẫn,
xung đột giữa các nhóm lợi ích khác nhau. Từ những xung đột này dẫn đến những hành
động tự nhiên để thỏa mãn lợi ích. Và phản biện xã hội chính là một bước đệm trong
quá trình hành động của các nhóm lợi ích trong xã hội. Giai đoạn đệm đó chính là giai
đoạn thảo luận và thỏa thuận. “Nói cách khác, phản biện làm cho những cuộc xung đột
trên thực tế trở thành cuộc xung đột của thảo luận, tức là biến sự xung đột lợi ích trong
hành động thành các xung đột lợi ích trong thảo luận” .
Tác giả Trần Đăng Tuấn cho rằng: “Phản biện xã hội là đưa ra các lập luận, phân
tích nhằm phát hiện, chứng minh, khẳng định, bổ sung hoặc bác bỏ một đề án (phương
án, dự án) xã hội đã được hình thành và công bố trước đó. Một đề án, dự án, phương án
xã hội khi đưa ra bao giờ cũng dựa trên những cơ sở lập luận nhất định. Vì vậy, phản
biện xã hội dựa vào các lập luận, phân tích từ một góc nhìn khác, một hệ thống công cụ
khác với góc nhìn và hệ thống công cụ đã dùng ở đề án xã hội nói trên. Như vậy, phản
biện xã hội chỉ có thể triển khai trên cơ sở đa nguyên ý kiến, lập luận và công cụ phân
tích (không nên đánh đồng đa nguyên này với đa nguyên về tổ chức chính trị và hệ tư
tưởng).

Theo TS.Phan Văn Kiền, Phản biện xã hội là phản biện với những vấn đề có ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống con người, (không nhất thiết phải là các dự án hay quyết
sách chính trị) . Ý nghĩa cuối cùng của nó thường có ảnh hưởng đối với một vấn đề có
phạm vi rộng, tác động đến nhiều cá nhân. Có thể đối tượng trực tiếp của phản biện xã
hội là một vấn đề, một hiện tượng cụ thể, nhưng mục đích cuối cùng của phản biện xã
hội đối với vấn đề, hiện tượng đó thường mở rộng ra ở mức độ xã hội. Phản biện xã hội
được hình thành và phát triển trên cơ sở đa nguyên ý kiến về một vấn đề, một hiện tượng
trong xã hội có liên quan mật thiết đến đời sống con người. Mục đích cuối cùng của
phản biện xã hội là nhằm tạo ra một xã hội đồng thuận và dân chủ cao.
4.3. Ví dụ chứng minh
a. Bộ GD&ĐT ban hành thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT quy định: Bà mẹ Việt
Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt
10


động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
sẽ được cộng điểm ưu tiên vào ĐH, CĐ.
Ngay khi tiếp nhận thông tin, nhiều trang báo đã đăng bài phản biện phân tích
tính bất cập, sự vô lý thông tư. Một số báo trích dẫn ý kiến, luận điểm của chuyên gia
trong vấn đề này.
Bài viết “Cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng... thi đại học” của báo Tuổi
trẻ có dẫn lời của một số chuyên gia giáo dục về vấn đề này.
“Theo một chuyên gia giáo dục, kể từ khi có quy chế thi tuyển sinh ĐH, CĐ,
thậm chí hầu như khơng có thí sinh nào là con bà mẹ Việt Nam anh hùng thi ĐH để
hưởng chính sách ưu tiên này, cho nên việc mở rộng sang cả đối tượng bà mẹ Việt Nam
anh hùng là ít có tính thực tiễn.”
“Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên phó chủ nhiệm Ủy
ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - cho rằng việc
mở rộng đối tượng cộng điểm ưu tiên này “lạ” và khơng có ý nghĩa với thời điểm hiện
tại. “Quy định này có thể... phịng xa cho những người được phong bà mẹ Việt Nam

anh hùng trong những thời điểm lịch sử sau này. Còn những bà mẹ Việt Nam anh hùng
hiện thời hẳn đều đã rất cao tuổi. Với người hoạt động cách mạng trước năm 1945, cứ
tính họ tham gia cách mạng từ rất sớm, từ 15 tuổi chăng nữa thì nay đã ngồi 80 tuổi.
Nếu cho rằng thông tư này dựa trên cơ sở của pháp lệnh người có cơng thì việc vận
dụng là vơ cùng máy móc, khơng cần thiết” - GS Thuyết nhận định.”
Báo Dân trí cũng có bài ““Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đi thi đại học được cộng
điểm”, dẫn lời một số chuyên gia trong ngành giáo dục.
“PGS.TS Văn Như Cương cho biết: "Nếu Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống
đến nay thì tính ra cịn mấy người, và độ tuổi của các Bà mẹ có đi thi đại học được nữa
khơng?. Tơi thấy khó hiểu và khơng thực tế. Các cơ quan nhà nước cần xem lại có phải
lỗi đánh máy không hay là quy định như vậy?"”
“GS.TS Nguyễn Mậu Bành cho rằng: “Hiện nay cũng còn nhiều bà mẹ Việt Nam
anh hùng nhưng tính thời kháng chiến chống Mỹ ít nhất cùng phải 70 tuổi trở lên. Nếu
tính đến con của bà mẹ Việt Nam anh hùng thì cũng 50 - 60 tuổi rồi mà tính đến đối
tượng người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 thì cịn q xa nữa… nên đối

11


tượng ưu tiên này rất hãn hữu. Tôi nghĩ, quy định này thể hiện sự quan tâm của nhà
nước, an sinh xã hội”.”
Không chỉ lấy ý kiến từ các chuyên gia giáo dục, Báo Dân trí còn đăng bài tổng
hợp ý kiến của người dân liên quan đến vấn đề mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm
thi đại học. Bài viết “Xôn xao chuyện “Bà mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học được cộng
điểm”” của báo Dân trí đã chia sẻ một số ý kiến của người dân như sau:
“Đúng là ngồi trên mây làm chính sách. Thật nực cười. Không hiểu các Bà mẹ
VNAH đi thi đại học làm gì nữa.” - Trần Nam trannam.vuong@yahoo
“Nực cười, thiếu tính thực tiễn” - Pham Hieu phamtrunghieutdvp@gmail…
“Mới đọc tít, tơi khơng tin vào mắt mình, phải đọc lại lần nữa xem có nhầm từ
nào khơng. Đọc thêm nội dung của Thông tư mới thấy "Chuyện thật như đùa" của Thông

tư này. . . - Bùi Hồng Việt vietbuihong@gmail…
“Cái này có thể chụp nguyên bản đăng trong mục hài hước được đấy, vì tơi đọc
xong cười rũ rượi mãi khơng dừng được, mà lâu lắm rồi tôi chẳng đọc được mẩu truyện
nào gây cười hay như vậy” - TK
Ngay sau khi tiếp thu những ý kiến đóng góp của chuyên gia và nhân dân, chiều
ngày 16/7/2013, Bộ GD&ĐT đã công bố thông tư 28, trong đó bãi bỏ diện ưu tiên cộng
2 điểm thi đại học cho mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày
1/1/1945.
b. Bộ Công an ban hành Thông tư 27/2012 quy định về mẫu CMND mới: 12 số
thay vì 9 số và có phần ghi họ tên cha mẹ công dân).
Cụ thể, mặt sau của CMND mới ngoài dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng… còn
có nêu nội dung đặc điểm thân nhân gồm: “Họ và tên cha; Họ và tên mẹ”.
Báo Vnexpress có bài “Ghi tên cha mẹ vào chứng minh thư là xâm phạm đời tư”
trích dẫn lời của Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản Lê Hồng Sơn.
“Trao đổi với VnExpress, tiến sĩ Lê Hồng Sơn (Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp) cho biết, việc đưa thông tin cha, mẹ vào chứng minh
thư là không phù hợp với Công ước về quyền trẻ em.
Cụ thể, Điều 16 của Công ước nêu rõ: “Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp
tuỳ tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như
những sự cơng kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em”. Hơn nữa
12


theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2005 về quyền bí mật đời tư, người mẹ có
quyền giữ kín thơng tin về người cha.
"Như vậy, nếu thủ tục hành chính yêu cầu ghi tên cha, mẹ đứa bé sẽ xâm phạm
quyền bí mật đời tư được quy định tại điều này cũng như Công ước quốc tế", người
đứng đầu cơ quan kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật bày tỏ quan điểm.”
Báo Pháp luật có bài “CMND ghi tên cha, mẹ: Bước thụt lùi!”, bài báo tổng hợp
ý kiến của người dân và các luật sư uy tín về vấn đề này.

“Có thể gây mặc cảm: Với những người không xác định được cha hoặc cả cha
lẫn mẹ, nếu mục tên cha, mẹ để trống thì cứ mỗi lần sử dụng CMND là mỗi lần nỗi đau
được nhắc lại.”
“Việc ghi tên cha, mẹ trên CMND để phục vụ việc quản lý nhân thân con người
chỉ phù hợp với cách làm thủ công thông qua hồ sơ lưu trữ bằng giấy tờ như trước kia
(!).”
“Về mặt pháp lý, việc ghi tên cha, mẹ trên CMND có thể vi phạm quyền bí mật
đời tư được quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em, Điều 16 Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em. Ngoài ra, cách làm này cũng không
phù hợp xu hướng chung hiện nay tại các nước phát triển trên thế giới.”
Nhiều độc giả cũng cho rằng Thông tư 27 do Bộ Công an ban hành là chưa hợp
lý. Sau khi tiếp nhận ý kiến phản ánh từ nhân dân, Chính phủ đã ban hành Nghị định
106/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999 và Nghị định 170/2007
về chứng minh nhân dân (CMND). Theo đó, từ ngày 2-11-2013 sẽ bỏ cụm từ “họ và
tên cha”, “họ và tên mẹ” tại mặt sau của CMND.

13


Kết luận
Tóm lại, từ khi được ra đời cho đến ngày hôm nay, báo chí luôn không ngừng nỗ
lực để hoàn thiện và thực hiện tốt các chức năng của mình nói chung và chức năng quản
lý, giám sát và phản biện xã hội nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19
kéo dài, gây nhiều hoang mang, lo lắng trong xã hội, báo chí càng thể hiện rõ vai trò
trong việc quản lý, giám sát và phản biện xã hội hơn lúc nào hết.

14


Tài liệu tham khảo

1. Anh Thư (2012), 'Ghi tên cha mẹ vào chứng minh thư là xâm phạm đời tư'. Trích từ
/>2. Hồng Thùy (2013), Cộng điểm cho mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học. Trích từ
/>3. Hồng Hạnh (2013), “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đi thi đại học được cộng điểm. Trích
từ
/>4. LĐO (2014), Quy định kiểu đánh đố: Quán bia không quá 30 độ C. Trích từ
/>5. N. Nhân & T. Lưu (2012), CMND ghi tên cha, mẹ: Bước thụt lùi!. Trích từ
/>6. Ngọc Hà (2013), Cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng... thi đại học. Trích từ
/>7. Nguyễn Đồn (2013), Xôn xao chuyện “Bà mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học được
cộng điểm”. Trích từ
/>8. Thân Hồng & Thanh Trọng (2021), Ơng Đinh La Thăng lãnh 11 năm tù, Trịnh Xuân
Thanh 18 năm tù. Trích từ
/>
15



×