Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tính khuynh hướng tính đảng của hoạt động báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- - -   - - -

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Môn học: Lý luận và các thể loại báo chí truyền thơng
Giảng viên: Ths Vũ Trà My
Nhóm sinh viên: Nhóm 5
Ngành học: Quan hệ cơng chúng

HÀ NỘI, 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- - -   - - -

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
NHĨM 5
PHÂN TÍCH
TÍNH KHUYNH HƯỚNG - TÍNH ĐẢNG
CỦA HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ


MỤC LỤC
I. KHÁI NIỆM ...................................................................................................................... 1
1. Thuật ngữ nguyên tắc ..................................................................................................... 1
2. Nguyên tắc của hoạt động báo chí .................................................................................... 1
II. NGUYÊN TẮC TÍNH KHUYNH HƯỚNG, TÍNH ĐẢNG .................................................. 3
1. Tính khuynh hướng của hoạt động báo chí ...................................................................... 3
1.1. Khái niệm khuynh hướng ......................................................................................... 3


1.2. Tính khuynh hướng của hoạt động báo chí ................................................................ 3
1.3. Biểu hiện của tính khuynh hướng trong hoạt động báo chí tại Việt Nam ..................... 5
2. Tính đảng của hoạt động báo chí ..................................................................................... 8
2.1. Tính Đảng là biểu hiện đỉnh cao của tính khuynh hướng ............................................ 8
2.2. Phân tích ví dụ về tính Đảng của báo chí Việt Nam dựa trên nghị định 100/2019 và việc
xử lý vi phạm những trường hợp tham gia giao thơng đường bộ sử dụng đồ uống có cồn . 11
2.3. Sự lãnh đạo của đảng và quản lý của Nhà nước đối với Báo chí ................................ 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 17
DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC NHĨM 5............................... 18


1

I. KHÁI NIỆM
1. Thuật ngữ nguyên tắc
Theo từ điển tiếng Việt: Nguyên tắc là những điều cơ bản được định ra nhất thiết phải
tuân theo trong một loạt việc làm.
Theo quan niệm khoa học: Nguyên tắc là sự phối hợp hữu cơ giữa những tri thức về
các quy luật nền tảng của hoạt động và các quy tắc cơ bản cho việc sử dụng chúng trong hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Thuật ngữ nguyên tắc được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt
động chính trị xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực chính trị, đạo đức và luật pháp, là một bộ
phận cấu thành của hệ thống tri thức khoa học, của những quy luật của hoạt động sáng tạo,
những yêu cầu của cơng tác tổ chức. Hay nói một cách tổng hợp, bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào
của con người cũng đều dựa trên những nguyên tắc tương ứng tạo thành những chuẩn mực của
hành vi, của hoạt động.
Nguyên tắc không chỉ là quan niệm về các quy tắc phối hợp giữa các cộng đồng nghề
nghiệp và từng thành viên của nó đối với xã hội nói chung, mà còn là các quy tắc cơ bản về
việc sử dụng chúng trong ứng xử nghề nghiệp vốn là cơ sở cho sự hoàn thành các nhiệm vụ
nghề nghiệp,

2. Nguyên tắc của hoạt động báo chí
Các quy tắc và chuẩn mực chung của hoạt động báo chí giúp cho nó thực hiện được
chức năng của mình gọi là nguyên tắc báo chí. Nói cách khác, đó là cơ sở phương pháp của
hoạt động báo chí.
Hoạt động báo chí thuộc về các loại hình hoạt động chính trị - xã hội liên quan mật thiết
đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ở đó, dù khách quan đến mức nào, người làm báo cũng
bộc lộ cách nhìn, thái độ, phương pháp tiếp cận và sự bình giá của mình đối với những gì đang
diễn ra trong cuộc sống.
Hoạt động báo chí vừa là hoạt động sáng tạo, vừa là hoạt động làm ra sản phẩm. Để
sáng tạo ra một tác phẩm báo chí địi hỏi tác giả:
-

Phải lựa chọn được những thơng tin cần thiết.

-

Phải hiểu và đánh giá đúng những sự kiện, hiện tượng đã lựa chọn.

-

Phải rút ra được những kết luận và ý kiến đề xuất.
Mỗi cung đoạn trong hoạt động của nhà báo phải chịu sự chi phối và tác động của những

quy tắc và chuẩn mực riêng (ví dụ, ở khâu lựa chọn thơng tin - áp dụng các quy tắc: trực quan;
phỏng vấn; nghiên cứu văn kiện - tư liệu và kiểm tra lại thông tin) và những quy tắc và chuẩn


2

mực chung (Phương pháp xem xét các sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội; mối quan hệ

với các sự kiện, hiện tượng đó; cơ sở của cách đánh giá). Những quy tắc và chuẩn mực chung
của hoạt động báo chí giúp cho báo chí thực hiện được những chức năng xã hội của mình chính
là những ngun tắc của hoạt động báo chí.
Đối với hoạt động báo chí, nguyên tắc được thể hiện như là những quan điểm cơ bản
để xác định mối quan hệ với thực tiễn, quan điểm cơ bản trong việc đánh giá các sự kiện, hiện
tượng của đời sống xã hội, là quy tắc, chuẩn mực của hành vi, của hoạt động. Như vậy cũng có
nghĩa là nguyên tắc vừa là cơ sở lý luận, vừa là cơ sở phương pháp luận của hoạt động báo chí.
Cơ sở lý luận: Hoạt động ở lĩnh vực nào thì cần phải am hiểu và biết vận dụng những
tri thức, những quy luật về lĩnh vực đó (Những quy tắc và chuẩn mực của hành vi, của hoạt
động). Hoạt động báo chí địi hỏi người tham gia hoạt động phải am hiểu và biết vận dụng
những quy luật mang tính bản chất của hoạt động báo chí, phải hiểu được những quy tắc và
chuẩn mực của loại hình hoạt động: báo chí là những cơ quan xã hội, hoạt động báo chí là hoạt
động chính trị - xã hội; là hoạt động thông tin đại chúng, là hoạt động sáng tạo ...
Cơ sở phương pháp luận: Những tri thức, những hiểu biết về các quy luật của hoạt
động báo chí (bao gồm cả những quy tắc, chuẩn mực của hành vi, của hoạt động) cần được
người tham gia hoạt động báo chí sử dụng, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong từng
bước của hoạt động thực tiễn tạo thành phương pháp hoạt động, phương pháp sáng tác.
Phương pháp: là tổng thể của những cách tiếp cận, những quy tắc, những chuẩn mực
của hoạt động báo chí được người tham gia hoạt động khai thác trên cơ sở của những quy luật
khách quan vốn có của báo chí.
Như vậy, tính chất, đặc điểm và hiệu quả của hoạt động báo chí phụ thuộc vào trình độ
nắm bắt và vận dụng một cách nhất quán và có hệ thống những nguyên tắc của hoạt động báo
chí. Bởi vậy, để báo chí hoạt động đạt hiệu quả mong muốn thì một trong những yêu cầu cơ
bản, hàng đầu đối với người làm báo là phải nắm vững và vận dụng một cách linh hoạt và sáng
tạo những nguyên tắc của hoạt động báo chí vào từng bước của hoạt động thực tiễn.
Vai trị của báo chí trong đời sống xã hội quy định vị trí của báo chí. Tính chất của mỗi
nền báo chí lại bị quy định bởi vị trí của báo chí, bởi mối quan hệ của báo chí với các lĩnh vực
của thực tiễn. Bởi vậy, mỗi nền báo chí trong hoạt động đều phải dựa trên những quy tắc, những
chuẩn mực, những nguyên tắc của mình. Cơ sở của những nguyên tắc ấy là những lợi ích mà
báo chí phản ánh và bảo vệ, là những mục tiêu mà báo chí hướng tới. Như vậy, lợi ích vừa là

khuynh hướng, vừa là mục tiêu để khám phá bản chất của những nguyên tắc.


3

II. NGUN TẮC TÍNH KHUYNH HƯỚNG, TÍNH ĐẢNG
1. Tính khuynh hướng của hoạt động báo chí
1.1. Khái niệm khuynh hướng
Theo từ điển tiếng Việt, khuynh hướng là trạng thái tinh thần khiến người ta nghiêng về
mặt nào đó.
1.2. Tính khuynh hướng của hoạt động báo chí
Hoạt động báo chí là hoạt động thơng tin đại chúng, hoạt động chính trị xã hội, là hoạt
động sáng tạo... Trong hoạt động báo chí bao giờ cũng thể hiện rõ, dù trực tiếp hay gián tiếp
thái độ, tình cảm, quan điểm ... của chủ thể hoạt động tạo nên các khuynh hướng khác nhau.
Các khuynh hướng ấy bị quy định bởi những điều kiện cả khách quan, cả chủ quan của chính
tác giả: mục tiêu hoạt động; thái độ chính trị; điều kiện sống; môi trường làm việc ... Bởi vậy
hoạt động báo chí ln mang tính khuynh hướng.
Trong hoạt động thực tiễn, báo chí ln bộc lộ rõ nét tính khuynh hướng. Trong xã hội
có giai cấp, báo chí là cơng cụ đấu tranh giai cấp. Khơng có một lực lượng cách mạng nào
khơng dùng báo chí làm phương tiện tun truyền cho mục đích, tơn chỉ, và tập hợp lực lượng
quần chúng. Khơng có một giai cấp thống trị nào khơng nắm lấy bộ máy thơng tin, tun truyền,
báo chí để góp phần củng cố chế độ và điều hành xã hội.
Tính khuynh hướng thể hiện ở việc báo chí của giai cấp, của nhóm người nhất định, nó
thể hiện tình cảm, nguyện vọng của giai cấp đó. Người đặt nền móng lý luận cho tính khuynh
hướng của văn học và báo chí là C. Mác và Ph. Ăngghen. Xuất phát từ việc nghiên cứu sự phân
chia giai cấp trong xã hội, C.Mác và Ph. Ănghen đã đi đến kết luận: Khi xã hội bị phân chia
giai cấp, thành các nhóm xã hội có các quyền lợi rất khác nhau, thậm chí đối kháng nhau thì
con người bao giờ cũng đứng về một giai cấp, một quốc gia, một dân tộc, hoặc một nhóm xã
hội nhất định. Văn học và báo chí là những hoạt động ý thức con người, vì thế khơng thể mang
những khuynh hướng chính trị khác nhau.

Ăngghen đã viết về những tác giả thời Phục hưng như sau: “Điểm nổi bật ở những con
người ấy là họ đều quan tâm đến tất cả những vấn đề cùa thời đại họ, tham gia vào cuộc đấu
tranh thực tiễn, đứng về phía này hay phía khác để chiến đấu, người thì bằng lịi nói và ngịi
bút, kẻ thì bằng kiếm, và có kẻ thỉ bằng cả hai thứ”.
Đả kích chua cay những kẻ tự cho rằng minh viết hoàn tồn khách quan, khơng theo bất
cứ một khuynh hướng nào, trong bức thư gửi M. Cauxki, Ăngghen đặc biệt nhấn mạnh tính
khuynh hướng trong các tác phẩm của nhiều tác giả nổi tiếng từ xưa đến nay, coi đó là một đặc
điểm xuyên suốt.


4

Báo chí của giai cấp, của nhóm xã hội nào đều phản ánh tư tưởng, tình cảm nguyện
vọng của giai cấp, của nhóm xã hội đó. Tuy nhiên, khơng phải trong bất kỳ trường hợp nào,
báo chí cũng thể hiện trực tiếp tư tưởng tình cảm của tác giả, và mọi người đều có thể nhận biết
rõ khuynh hướng của người viết. Nhưng thơng qua tồn bộ sự nghiệp báo chỉ của tảc giả, người
ta có thể nhận rõ khuynh hướng của tác giả đó. Trong suổt 40 năm làm bảo, khi thì ở Trung
Quốc, Mianma, Ăngơla, khi thì ở Việt Nam, Campuchia, Lào,... Uynphrết Bớcsét - nhà báo Ôxtrây-li-a nổi tiếng đã bộc lộ khuynh hướng chính trị của mình là ủng hộ cảc phong trào giải
phóng dân tộc, chống lại các cuộc chiên tranh xâm lược của các thế lực thực dân, để quốc và
bành trưởng. Cũng như vậy, mỗi tờ báo, mỗi cơ quan thông tin đại chủng đều cỏ một khuynh
hướng chính trị nhất định.
Báo Nhân đạo (cơ quan cùa Đảng Cộng sản Pháp) và báo Le Monde (một tờ báo tư sản)
có những khuynh hướng chỉnh trị khác nhau. Do đó, những tờ báo đó sẽ có thái độ khác nhau,
từ việc ký Hiệp ưởc Maxtơrích - Hiệp ước nhất thể hóa châu Âu, cho đến việc bãi cơng địi tăng
lương của nhân viên ngành hàng không Pháp. Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, trong khi
phần lớn các cơ quan thông tin đại chúng cùa Mỹ hểt lời tản dương thắng lợi của liên quân
Đồng minh thi báo chỉ các nước khác đưa tin dè dặt hơn, thậm chỉ có nơi báo chỉ phản đối kịch
liệt tính chất hủy diệt của cuộc chiến tranh đỏ. Điều đó có ý nghĩa phản ánh quyền lợi, tư tưởng
và tình cảm của các giai cấp, nhóm xã hội nhất định. Bởi vì, nói như Gcky, nhà báo cũng như
nhà văn, là con mắt, là tiếng nói, là lỗ tai cùa một giai cấp. Nhà văn có thể khơng bao giờ và

khơng thể nào thốt khỏi bộ máy cảm quan của một giai cấp. Chính vì vậy mà những quan điểm
cho rằng báo chí khách quan đứng ngồi chỉnh trị, đứng trên giai cấp và các nhóm xã hội nếu
khơng phải là sự chổi bỏ ý thức tính khuynh hướng của báo chí thì cũng là một thái độ mập mờ,
che giấu việc dùng báo chí phục vụ cho những mục tiêu mờ ám.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đã mang hết tài năng,
nghị lực, trí thơng minh, sử dụng mọi vũ khí để phục vụ cho mục tiêu cách mạng đã xác định.
Người sử dụng báo chí như một cơng cụ, vũ khí, phương tiện trong sự nghiệp đấu tranh của
mình. Chính Người đã sáng lập ra nhiều tờ báo dùng nhiều bút danh và viết hàng nghìn bài báo
để phục vụ cách mạng. Người luôn nhấn mạnh: “Tất cả những người làm báo phải có lập trường
vững chắc”, “chính trị phải làm chủ”, “cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng
Mỗi nhà báo cần phải sớm ý thức về công việc, phải sớm xác định khuynh hướng, “Viết
cho ai”, “Viết để làm gì” như Bác Hồ đã dạy. Khuynh hướng chính trị, đạo đức, xã hội, dân tộc,
thẩm mỹ... tất cả phải hoà nhập liên kết trong một cách nhìn, cách thẩm định của nhà báo, trong
thái độ và tâm huyết, trong phân tích, lý giải, phản ánh tất cả đều bộc lộ qua trang viết. Điều đó
có nghĩa là nhà báo - người cầm bút - phải hướng về cái gì? Đấu tranh cho một cái gì? Bảo vệ
cho một cái gì?


5

GS. Hà Minh Đức nhận xét: Khuynh hướng có thể bộc lộ dưới nhiều hình thức. Khuynh
hướng thể hiện thái độ khơng trung lập, trung hồ trước một hiện tượng. Khuynh hướng biểu
thị sự nhiệt tình ủng hộ hoặc phản đối của tác giả với một quan điểm chính trị, một vấn đề xã
hội, một sự kiện hoặc một nhân vật… Khuynh hướng đã thể hiện trong nhiều tác phẩm ở thời
kỳ cổ đại, trung đại và cũng biểu hiện tập trung trong thời kỳ hiện đại khi cuộc đấu tranh giai
cấp ngày càng quyết liệt, người cầm bút đã bộc lộ rõ rệt qua trang viết ý thức trách nhiệm và
tâm huyết của mình. Tất cả các bài báo của Bác tập trung vào một chủ đề: chống thực dân đế
quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Lý luận báo chí vơ sản khẳng định: báo chí đứng hẳn về phía cơng nhân và tầng lớp
nhân dân lao động, phản ánh ý chí, nguyện vọng và bảo vệ lợi ích của họ -> tính Đảng là đỉnh

cao của tính khuynh hướng.
Như vậy, tính khuynh hướng là nguyên tắc phổ biến, khơng thể chối bỏ của hoạt động
báo chí một cách khách quan, ngồi ý muốn của người làm báo. Tính khuynh hưởng cũng có
thể hình thành một cách khách quan do nguồn gốc xã hội và tư tưởng của bản thân nền báo chí.
1.3. Biểu hiện của tính khuynh hướng trong hoạt động báo chí tại Việt Nam
Ở nước ta, tính khuynh hướng của báo chí được phát triển thành tính Đảng. Điều này
được phát biểu rõ ràng ngay tại Điều 1 trong Luật Báo chí, quy định về vai trị, chức năng của
báo chí Việt Nam: Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông
tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng,
cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội , là diễn đàn của nhân dân.
Chính vì lẽ đó mà bất kỳ một tờ báo chính trị nào cũng đều có tính định hướng, tức là
xu hướng chính trị của tờ báo, là chất lượng thông tin của báo chí nói chung. Tính định hướng
được thể hiện ở hai góc độ:
Một là, ln đứng trên quan điểm của Đảng để nhìn nhận, phản ánh và giải quyết các
vấn đề do thực tiễn công tác tổ chức xây dựng đảng đề ra.
Hai là trước một vấn đề, sự việc cụ thể đang có ý kiến khác nhau thì Cơ quan báo chí
cần nêu chính kiến của mình, cung cấp thơng tin có chọn lọc, chính xác, khách quan với lý lẽ
xác đáng để giúp bạn đọc hiểu rõ bản chất của sự việc, từ đó mà góp phần định hướng. Do báo
chí nước ta giữ vai trị là người tuyên truyền, cổ động, người tổ chức tập thế, một trong những
động lực của phong trào cách mạng.
Tờ báo An ninh thủ đô từ ngày 8/12/2012 đã xác định rõ tính khuynh hướng chính trị
nhất định của mình là thấm nhuần hệ tư tưởng của Đảng, đứng trên lập trường, quan điểm của
Đảng khi giải quyết và lý giải các vấn đề của xã hội qua đó tuyên truyền giáo dục đường lối
quan điểm chủ trương của Đảng và nhà nước cho công chúng, nhân dân.


6

Nguồn: Internet
Vào ngày 08/12/2021, báo An ninh thủ đô đã đưa tin về việc Hà Nội sẽ bỏ quy định thu

phí cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Tờ báo đã đưa tin tuyên truyền một cách khách quan khi lấy
thơng tin từ những nguồn chính thống. Nguồn tin được tờ báo khai thác là thông tin tại kỳ họp
thứ 3 HĐND TP khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã xem xét, ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ
sung Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội
thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND thành phố. Tại tờ trình, UBND TP đề xuất bỏ quy
định thu phí với việc cấp mới, cấp lại, cấp đổi số hộ khẩu, sổ tạm trú cho hộ gia đình, cá nhân.
Căn cứ đề xuất, ngày 13/11/2020, Quốc hội ban hành Luật Cư trú số 68/2020/QH14, có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/7/2021. Tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú quy định: Khi công dân thực
hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ
quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh,
cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới
cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Theo đó, các hình thức về sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bị bãi bỏ.
Đồng thời, tờ báo cũng phản ánh tư tưởng tình cảm, nguyện vọng của nhân dân qua đó
đấu tranh bảo vệ lợi ích của nhân dân. Trang báo đã phát hiện cũng như khắc phục những sai
phạm mà xã hội gặp phải cũng như biểu dương những nhân tố tốt trong xã hội.


7

Nguồn: Internet
Tờ báo cũng đưa tin về một số đề xuất về việc sửa đổi luật hay dự thảo của một số tổ
chức, cụ thể Bộ Nội vụ đề nghị đổi tên dự án “Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”
thành dự án “Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở”. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của dự án Luật
bao gồm các quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị
trấn, cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác
xã, hộ gia đình, cá nhân có th mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; trách nhiệm
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Về thực hiện
dân chủ trong nội bộ cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Dự thảo Luật
bổ sung hình thức cơng khai thơng tin là thơng báo qua hệ thống thông tin nội bộ hoặc đăng
trên cổng/trang thơng tin của cơ quan, đơn vị; bổ sung hình thức kiểm tra, giám sát thông qua

hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ
quan, đơn vị theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.


8

Nguồn: Internet
Về phía người dân, tờ báo cũng có những chuyên mục phản ánh tư tưởng tình cảm,
nguyện vọng của nhân dân qua đó đấu tranh bảo vệ lợi ích của nhân dân. Hai ví dụ cụ thể là
việc “Chủ tịch Quốc hội đề nghị lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Luật Đất đai” và “Lấy ý kiến
nhân dân về Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ trong lĩnh vực nghệ thuật”.
2. Tính đảng của hoạt động báo chí
2.1. Tính Đảng là biểu hiện đỉnh cao của tính khuynh hướng
Tính đảng - là tính khuynh hướng phát triển ở trình độ cao; hay nói cách khác là khi nhà
báo tự giác hoạt động theo một khuynh hướng nhất định nào đó thì khi ấy tính khuynh hướng
phát triển thành tính đảng.


9

Một trong những nguyên tắc cơ bản của báo chí vơ sản, báo chí cách mạng là tính đảng
(của giai cấp vô sản). Theo quan niệm thông thường, nhà báo có tính đảng của giai cấp vơ sản
là nhà báo ln vững vàng và kiên định một cách có ý thức đứng trên lập trường của giai cấp
công nhân, phản ánh và bảo vệ lợi ích của giai cấp cơng nhân và toàn thể nhân dân lao động;
lấy hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, thể
hiện là người chiến sĩ trung thành và là người truyền bá sáng tạo đường lối của Đảng cộng sản.
Cơ sở lý luận của ngun tắc tính đảng (của giai cấp vơ sản) được C.Mác và Ph.Ăngghen đặt nền móng, và V.I.Lênin phát triển ở giai đoạn lịch sử tiếp theo. C.Mác và Ph.Ăngghen đã kịch liệt chống lại những quan điểm cho rằng báo chí khơng cần phải tn thủ khuynh
hướng tính đảng.
Tính đảng chi phối tồn bộ nội dung của hoạt động báo chí, tính đảng được phản ánh
trong tất cả các lĩnh vực của lao động báo chí: lao động tổ chức; lao động biên tập; lao động tác

giả. Toàn bộ những yêu cầu của tính đảng quy định cả trách nhiệm, cả các chuẩn mực đạo đức
của hoạt động báo chí đối với từng nhà báo, từng cơ quan báo chí. Chính mức độ và đặc điểm
của việc vận dụng nguyên tắc tính đảng là tiêu chuẩn cơ bản để xác định mức độ tác động thực
tế của báo chí tới đời sống xã hội, để đánh giá hiệu quả của hoạt động báo chí.
V.I.Lênin yêu cầu tính đảng công khai, trung thực, trực tiếp và nhất quán trước hết phải
được thể hiện qua việc phân tích sâu sắc bản chất và các mặt biệu hiện của tính đảng và đấu
tranh không khoan nhượng với những người chống lại lập trường tính đảng.
Bản chất và các mặt biểu hiện của tính đảng của báo chí vơ sản, báo chí cách mạng:
a) Phương diện giai cấp.
Tính đảng là một lập trường xã hội, mà mọi lập trường xã hội đều gắn với một lực lượng
xã hội mà nó đại diện, phản ánh và bảo vệ lợi ích của lực lượng xã hội ấy, thì khi trong xã hội
cịn phân chia thành các giai cấp, các dân tộc, các nhóm xã hội ... cịn tồn tại các lợi ích khác
biệt, lập trường tính đảng đương nhiên phải được thể hiện trước hết ở phương diện giai cấp.
(Báo chí phản ánh và bảo vệ lợi ích của ai?).
V.I.Lênin nghiên cứu tồn diện về bản chất của tính đảng. Khi nghiên cứu về vấn đề
này, Ông đã nhiều lần đề cập tới vấn đề mối liên hệ giữa tính giai cấp và tính đảng, tới vấn đề
xác định tính đảng về phương diện giai cấp, tới vấn đề đặc điểm và vai trò của tính đảng. Ơng
chỉ rõ: "Tính đảng chặt chẽ là người bạn đồng hành và là kết quả của đấu tranh giai cấp phát
triển ở mức độ cao; và ngược lại, lợi ích cơng khai và rộng rãi của đấu tranh giai cấp cần phát
triển tính đảng chặt chẽ" (V.I.Lênin Toàn tập; tập 12; tr. ).


10

Để nâng cao tính đảng về phương diện giai cấp nhà báo cách mạng phải:
-

Cơng khai và dứt khốt đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, phản ánh và bảo
vệ một cách trung thực, nhất quán những yêu cầu và lợi ích của giai cấp cơng nhân và
tồn thể nhân dân lao động.


-

Lập trường tính đảng về phương diện giai cấp là cơ sở để nhà báo định hướng hoạt động
của mình một cách khoa học trong xã hội có phân chia giai cấp, cịn tồn tại các lợi ích
khác biệt, để hiểu được bản chất và đặc điểm của các mối quan hệ giai cấp trong từng
thời điểm lịch sử cụ thể, gắn mục tiêu hoạt động với mục tiêu phục vụ lợi ích của nhân
dân lao động.

-

Lập trường tính đảng về phương diện giai cấp giúp cho nhà báo trong hoạt động của
mình: lựa chọn thơng tin, phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, đưa ra những kết
luận, đề xuất ... đều trên lập trường và bảo vệ lợi ích của giai cấp cơng nhân và nhân
dân lao động.

-

Lập trường tính đảng về phương diện giai cấp giúp cho nhà báo khám phá ra bản chất
của các sự kiện, hiện tượng, để hiểu và đánh giá đúng các sự kiện, hiện tượng đó, xác
định được lợi ích của nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh xây dựng chế độ xã hội
mới.

-

Nguyên tắc tính đảng về phương diện giai cấp đòi hỏi nhà báo phải hiểu rõ được lợi ích
chân chính của nhân dân lao động và phải biết vận dụng những hiểu biết ấy một cách
linh hoạt và sáng tạo trong việc xem xét và đánh giá các sự kiện, hiện tượng của đời
sống xã hội.


b) Phương diện tư tưởng.
Mặt khác của nguyên tắc tính đảng của báo chí vơ sản là lập trường tư tưởng. Vũ khí tư
tưởng của báo chí cách mạng nước nhà là hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh. Học thuyết này giúp cho nhà báo hiểu đúng được bản chất của các mối quan hệ xã
hội, vai trò của các giai cấp, các nhóm xã hội ... cùng với những lợi ích thực tế của họ để xác
định đúng được mục tiêu và nhiệm vụ, phương tiện và phương thức hoạt động báo chí trong
những điều kiện và hồn cảnh lịch sử cụ thể. (Đứng trên lập trường của hệ tư tưởng nào?).
Tính đảng về phương diện tư tưởng đòi hỏi các nhà báo:
-

Quán triệt hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để từ
đó vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo chúng trong từng bước của hoạt động thực
tiễn.

-

Tính đảng về phương diện tư tưởng đòi hỏi nhà báo phải kiên định trên lập trường của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để chân thật và khách quan phản ánh và
đánh giá thực tiễn.


11

-

Tính tư tưởng địi hỏi nhà báo phải thường xun nghiêm khắc xem xét hoạt động của
mình để kế thừa truyền thống và tiếp thu những cái mới, để lựa chọn các cách thực hiện
nhiệm vụ nghề nghiệp mới trong điều kiện thực tế thường xuyên vận động, thay đổi và
phát triển.


-

Tính đảng về phương diện tư tưởng địi hỏi nhà báo phải trở thành người chiến sĩ trên
mặt trận văn hóa tư tưởng của Đảng, phải định rõ khuynh hướng tư tưởng cho các tác
phẩm báo chí của mình. Nếu như tác phẩm báo chí đáp ứng được những u cầu của
tính hiệu quả thì cũng có nghĩa là có chiều sâu ảnh hưởng tư tưởng tới cơng chúng, tới
sự hình thành ý thức của cơng chúng.

c) Phương diện tổ chức.
Báo chí là một hệ thống xã hội, là một lĩnh vực của đời sống xã hội, qua việc thông tin
hàng ngày tác động vào thế giới tinh thần của con người, của xã hội với tư cách "... là phương
tiện thông tin thiết yếu của xã hội"; "... là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội,
là diễn đàn của nhân dân" (Luật Báo chí. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí).
Bởi vậy, báo chí khơng thể là cơng cụ của những cá nhân, mà phải là công cụ, là diễn
đàn của xã hội, phải chịu sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.
Tính đảng về phương diện tổ chức đòi hỏi các nhà báo phải ý thức được:
-

Báo chí phải thực hiện những nhiệm vụ chính trị của mình.

-

Báo chí phải là cơng cụ, vũ khí tư tưởng, văn hóa.

-

Báo chí là cơ quan ngơn luận của các tổ chức Đảng, Nhà nước, của các tổ chức và đoàn
thể xã hội; là diễn đàn của các tầng lớp quần chúng nhân dân.

-


Nhà báo phải là chiến sỹ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa.
Tính đảng địi hỏi báo chí trực tiếp tham gia xây dựng một đời sống tinh thần trong sáng

và phong phú trong xã hội. Góp phần hình thành và bảo vệ hệ thống các giá trị xã hội, giá trị
văn hỏa, tiêu chuẩn đạo đức, niềm tin khoa học, thị hiếu lành mạnh, thái độ và văn hóa - chính
trị, nâng cao dân trí... là những nhiệm vụ quan trọng của báo chí. Đồng thời đó cũng là điều
kiện để nâng cao uy tín và tính hấp dẫn của báo chí.
2.2. Phân tích ví dụ về tính Đảng của báo chí Việt Nam dựa trên nghị định 100/2019 và
việc xử lý vi phạm những trường hợp tham gia giao thông đường bộ sử dụng đồ uống có
cồn
Theo các số liệu thống kê thì Việt Nam hiện là một trong những nước có tốc độ tiêu thụ
rượu, bia lớn nhất thế giới, đã và đang hình thành một thói quen, văn hóa rượu bia trong xã hội.
Việt Nam cũng nằm trong top các quốc gia tiêu thụ xe máy nhiều nhất thế giới. Do vậy Việt
Nam nằm trong top những nước có người chết vì tai nạn giao thơng nhiều nhất trên thế giới.
Chính sự tác động đến những thói quen hàng ngày và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của


12

người dân nên ngay khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP được ban hành đã thu hút sự quan tâm lớn
của người dân, dư luận. Theo quy định tại Nghị định, mức xử phạt của nghị định mới cao hơn
nhiều so với nghị định cũ, cũng như quy định mới gần như nghiêm cấm việc uống rượu, bia khi
tham gia giao thông… Do đó, người dân buộc phải thay đổi những thói quen hằng ngày của
mình để có thể thích ứng cũng như tránh các trường hợp bị xử phạt.
Thông qua nghị định này, báo chí đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình trong
việc tham gia vào hoạt động tuyên truyền về chủ trương chính sách của chính phủ, nhanh chóng
thơng tin kiến của người dân và cơ quan chức năng xoay quanh nghị định này cũng như những
thay đổi của xã hội để từ đó Đảng và Nhà nước có những thay đổi, sửa chữa cho phù hợp hơn
nữa.

Có một vài chi tiết trong Nghị định gây tranh cãi và chưa thực sự hợp lý. Chung quy có
một vài điểm sau:
Nghị định 100 ban hành hai ngày sau đã áp dụng, gần như có hiệu lực ngay sau khi ban
hành, thay vì thời hạn 45 ngày như các nghị định khác, trong khi dân chưa được tuyên truyền,
chưa kịp biết những kiến thức tối thiểu đã bị phạt liệu đã hợp lý chưa. Luật Phòng, chống tác
hại rượu, bia 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, trong đó nghiêm cấm hoàn toàn lái xe khi
đã uống rượu, bia. Trong khi Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 46/2016/NĐ-CP
chưa có quy định cấm và xử phạt đối với người điều khiển xe máy có nồng độ cồn chưa vượt
quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở và chưa có quy định cấm người đi xe đạp có
nồng độ cồn. Do đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP dù mới chỉ được Thủ tướng ký ban hành ngày
30/12/2019 nhưng lập tức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 chính là để kịp thời lấp “khoảng
trống” nêu trên tại Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Nghị định 100/2019 có những “điểm vênh” so với Luật giao thông đường bộ năm 2008.
Nghị định 100 quy định: “Người đi xe máy có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100
mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở bị phạt từ 02 - 03 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ
10 - 12 tháng.” Trong khi đó, khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Nghiêm
cấm người điều khiển xe mơ tơ, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50
miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”. Như vậy, Luật Giao thơng đường bộ
khơng hề cấm đối với người đi xe máy có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc
0,25 mg/1l khí thở và cũng khơng hề có quy định cấm người đi xe đạp có nồng độ cồn.
Để có thể lý giải những băn khoăn của người dân, báo Tuổi trẻ đã có cuộc trao đổi với
bà Hồng Hồng Hạnh - phó vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Khi được hỏi: “Có những ý kiến thắc mắc nghị định 100 khơng nhắc tới Luật phòng chống tác
hại của rượu bia. Trong khi đó, Luật giao thơng đường bộ năm 2008 khơng quy định xử phạt
với người đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn, không xử phạt người điều khiển xe máy có nồng độ


13

cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/lít khí thở. Bà suy nghĩ như

thế nào về vấn đề này?”. Bà Hạnh giải thích: “Nghị định 100 căn cứ những văn bản bao quát
như Luật giao thông đường bộ, Luật đường sắt, Luật xử lý vi phạm hành chính... Có thể phần
căn cứ khơng trích dẫn hết những quy định pháp luật liên quan, nhưng vẫn phải đảm bảo là
khơng phải khơng có căn cứ mà quy định. Việc khơng trích dẫn cũng khơng có nghĩa là khơng
phù hợp với quy định của pháp luật.”
Trong nội dung chủ yếu của bài báo, tác giả đề cập đến vấn đề này với tính chất khách
quan, thơng tin. Bên cạnh đó cũng có những bài báo liên quan đến việc phản ánh những phản
ứng của người dân về nghị định hay việc thực thi những điều luật vào thực tiễn của cả người
dân cũng như các cơ quan chức năng có liên quan.
Báo chí khơng chỉ thơng tin mà cịn thể hiện chính kiến, quan điểm đối với các vấn đề
của thực tiễn đời sống xã hội. Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nêu trên của các bộ,
ngành, khi đưa ra lấy ý kiến nhân dân, hoặc khi biết thơng tin, báo chí đã đồng loạt có những
bài phản biện để từ đó có cách nhìn đa chiều và khách quan hơn với những quyết định được
đưa ra.
Việc đầu tiên mà báo chí quan tâm đó là mức độ tiếp cận thơng tin, nhận thức về chính
sách, nghị định 100 của người dân, những người trực tiếp tham gia giao thông. Theo báo điện
tử VOV ngày thứ 6, 15:56, 03/01/2020, “Nhiều người dân Hạ Long (Quảng Ninh) chưa nắm rõ
về Nghị định 100”. Hay theo Báo mới: “Nhiều người Cần Thơ vẫn bất ngờ với mức phạt theo
Nghị định 100”. Và theo Soctrang.vn, “Long Phú nâng cao nhận thức của người dân về bia,
rượu”.
Tiếp đó, những phản ứng, thái độ đa chiều của người dân đều được báo chí phản ánh
qua những bài viết về những cuộc kiểm tra nồng độ cồn của các cán bộ công an sau khi nghị
định 100 được ban hành. Theo báo Tuổi trẻ về tình hình kiểm tra ở TP. Hồ Chí Minh: ngày 21-2020, Khi được kiểm tra, có người nghiêm túc phối hợp với lực lượng chức năng: Tổ công
tác ra hiệu lệnh dừng xe máy do ông Nguyễn Đức Son (49 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) điều khiển
để kiểm tra nồng độ cồn. Kết quả, ông Son không có nồng độ trong hơi thở và đã xuất trình đầy
đủ giấy tờ nên CSGT vui vẻ mời ông Son tiếp tục lộ trình.
Cũng có những cá nhân lại khơng có ý thức hợp tác kiểm tra: Qua quan sát tổ cơng tác
phát hiện anh Khấu Bình Luận (31 tuổi, tỉnh Bến Tre) đang dừng đèn đỏ có biểu hiển nghi vấn
nên ra hiệu lệnh mời vào kiểm tra. Tuy nhiên, anh Luận không chấp hành hiệu lệnh của CSGT
mà ngồi yên trên xe. Khoảng 5 phút sau, tổ công tác đã thuyết phục và anh Luận chấp hành đưa

xe vào kiểm tra. Kết quả, anh Luận vi phạm nồng độ cồn ở mức 0.97mg/lít khí thở. Tổ cơng tác
đã lập biên bản xử phạt, tạm giữ phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe của anh
Luận theo đúng nghị định.


14

Bên cạnh việc giám sát những hành vi, mức độ thực hiện nghị định của người dân thì
báo chí cũng rất quan tâm đến việc các cơ quan chức năng thực hiện nghị định này cũng như
những ý kiến của các chuyên gia và hành động của bộ/ngành. Theo baotuyenquang.com.vn,
tỉnh này đã “Thực hiện nghiêm quy định mới về xử phạt lái xe sử dụng rượu, bia”, “Lực lượng
cảnh sát giao thơng trong tồn tỉnh đã tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp
vi phạm”. Hầu hết các tỉnh thành đều siết chặt việc quản lý, thực hiện nghiêm túc việc điều tra,
bắt giữ những trường hợp vi phạm và xử lý theo đúng pháp luật.
Theo báo điện tử Bnews, Thiếu tá Nguyễn Hữu Huân chia sẻ: “Với mức xử phạt tăng
cao so với mức cũ, để tránh tình trạng tiêu cực trong cán bộ, chiến sỹ, lãnh đạo Phịng Cảnh sát
giao thơng cũng đã qn triệt tới từng cán bộ, chiến sỹ chấp hành nghiêm theo quy định của
ngành, cán bộ, chiến sỹ vi phạm sẽ bị kỷ luật, xử lý nghiêm”.
Đại úy Trần Nam Phương, Đội trưởng Đội Tuần tra, kiểm sốt giao thơng số 1, Phịng
CSGT Cơng an tỉnh Gia Lai cho biết: “Lực lượng CSGT tỉnh luôn nghiêm túc xử lý một cách
công minh, thực hiện tốt nhiệm vụ được đề ra. Ngoài tuần tra, xử lý nghiêm theo quy định, lực
lượng CSGT cũng thường xuyên tuyên truyền để người dân hiểu, thực hiện theo đúng quy định
để giảm tai nạn giao thơng” (Theo Baomoi.com)
Về phía các chun gia, các chun gia đều hồn tồn đồng tình với ý kiến này và cho
rằng nó hồn tồn hợp lý so với luật pháp quốc tế, phù hợp với thực tiễn thực thi pháp luật trong
thời gian qua.
Ơng Khuất Việt Hùng- Phó chủ tịch chun trách Ủy ban an tồn giao thơng quốc gia
khẳng định, luật này không hề khắt khe, bởi những người uống rượu bia khi tham gia giao thông
tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao. (Báo Lao động)
Bà Trần Thị Xuân Hằng- Đại diện Vụ pháp chế, bộ Y tế: “Mức quy định như trong Luật

phòng chống tác hại của rượu bia là hoàn toàn phù hợp và sẽ là biện pháp mạnh mẽ để nhằm
giải quyết và phòng chống những tác hại do rượu bia gây ra và những vấn đề gây nhức nhối tại
việt nam (Tọa đàm những quy định mới trong Luật phòng chống tác hại của rượu bia, Hà Nội)
Về phía Bộ Giao thơng Vận tải, nhằm thực hiện hiệu quả Nghị định số 100/2019/NĐCP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường
sắt, các quy định liên quan đến an tồn giao thơng trong Luật phịng chống tác hại của rượu bia,
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An tồn giao thơng quốc gia, Bộ trưởng Bộ Giao thơng Vận
tải Nguyễn Văn Thể vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND kiêm Trưởng ban An toàn giao thông
các địa phương về việc đẩy mạnh thực hiện Luật phòng chống tác hại của rượubia và Nghị định
số 100/2019/NĐ-CP.


15

Như vậy báo chí vừa thơng tin về thái độ chấp hành của người dân, vừa thông tin việc
thực thi nhiệm vụ của các lực lượng chức năng. Báo chí đóng vai trị quan trọng giúp phổ biến
và tăng tính hiệu lực cho nghị định mới.
Mặt khác, báo chí cũng đã khơi gợi vấn đề, đánh giá và đưa ra những quan điểm, góc
nhìn khách quan và đa chiều về những vấn đề liên quan đến nghị định 100 mở diễn đàn tập hợp
ý kiến, đóng góp, phản biện của các nhà khoa học, chuyên gia và các tầng lớp nhân dân vào dự
thảo các văn bản quy phạm pháp luật, giúp cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp sửa đổi nội
dung, quy định của văn bản đó phù hợp thực tiễn cuộc sống, xã hội. Việc phỏng vấn các chuyên
gia về lĩnh vực giao thông vận tải hay những cuộc phỏng vấn lấy ý kiến của nhân dân cũng
được thực hiện nhằm có cái nhìn khách quan, đa chiều về lợi ích cũng như khả năng thực hiện
nghị định vào thực tế cuộc sống.
Báo chí cũng nêu lên quan điểm về việc thực hiện nghị định 100:
+ Cần tuyên truyền mạnh hơn trong giới trẻ, thay đổi ý thức người cầm lái là điều cốt
yếu.
+ Tiếp thu những ý kiến, biện pháp của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia đề ra để hạn
chế những hệ lụy:
Qua việc phân tích nghị định trên, có thể thấy báo chí đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính

trị của mình. Báo chí đã tham gia vào hoạt động tuyên truyền về chủ trương chính sách của
chính phủ, đưa tin về một điều luật mới, thông tin, tuyên truyền, lấy tin khách quan từ chuyên
gia, chính phủ và người dân, nắm bắt đúng bản chất sự kiện, phân tích trúng vấn đề trọng tâm.
2.3. Sự lãnh đạo của đảng và quản lý của Nhà nước đối với Báo chí
Trước hết, Đảng lãnh đạo báo chí bằng định hướng chính trị, định hướng tư tưởng, định
hướng thông tin, bằng hệ thống quan điểm báo chí; kiểm tra, uốn nắn việc thực hiện các định
hướng đó, thơng qua các tổ chức đảng và các đảng viên của 20 mình. Hiệu quả cơng tác lãnh
đạo của Đảng đối với báo chí phụ thuộc vào việc vạch ra những định hướng và quan điểm đúng
đắn, khoa học, vào trình độ, năng lực, phẩm chất của các tổ chức Đảng và các cán bộ, đảng
viên.
Cùng với những bước phát triển của sự nghiệp đổi mới và những bước hồn thiện của
đường lối chính trị, định hướng tư tưởng và quan điểm báo chí cũng được đổi mới và phát triển
khơng ngừng. Từ quan điểm: “Báo chí là công cụ tư tưởng sắc bén của Đảng” đến quan điểm:
“Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức xã hội, là diễn đàn của
nhân dân” là một bước phát triển mới của lý luận báo chí cách mạng. Quan điểm đó quy định
phương thức thơng tin đa dạng, nhiều chiều nhưng có định hướng trong hoạt động báo chí. Nó
làm thay đổi diện mạo nền báo chí làm tăng tính hấp dẫn và hiệu quả của báo chí. Trong khi đó


16

nó khơng đối lập Đảng, Nhà nước với nhân dân; trái lại, nó phản ánh mối quan hệ máu thịt giữa
Đảng và nhân dân, làm rõ quan điểm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Ở khía cạnh
khác, đòi hỏi nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, hệ thống các văn bản pháp luật về
quản lý nhà nước phải đổi mới và hồn thiện khơng ngừng.
Khái niệm “lãnh đạo” ở đây không thể hiểu là kiểu lãnh đạo “cầm tay chỉ việc”, bất chấp
những đặc trưng quy luật về nghề nghiệp của báo chí, mà lãnh đạo bằng định hướng đúng đắn,
có cơ sở khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí thực hiện tốt chức năng của mình, Đảng
lãnh đạo báo chí và Nhà nước quản lý báo chí bằng pháp luật và đương nhiên đó là hệ thống
pháp luật hồn chỉnh, gần với đời sống báo chí.

Để hồn thành cơng việc nặng nề đó, Đảng cần phải có tổ chức mạnh, có cơ cấu thật
hợp lý, có đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất và năng lực, trí tuệ trực tiếp làm báo cũng
như năng lực, chỉ đạo và quản lý báo chí. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước đối
với hoạt chí là nguyên tắc nhằm phù hợp với tình hình, nhiệm vụ hiện nay để báo chí chủ động
sáng tạo.


17

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo: Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, “Cơ sở lý luận
báo chí truyền thơng”, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. />3. Hoàng Yên, Luật sư lý giải nguyên nhân Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực sau
2 ngày ban hành, Theo Báo mới, đăng ngày 09/01/2020.
4. Tuấn Phùng, Băn khoăn việc cấm đi xe đạp sau khi uống rượu bia, Báo Tuổi trẻ online,
đăng ngày 08/01/2020.
5. Thanh Xuân, Đã có 1.518 lái xe bị xử phạt do vi phạm nồng độ cồn, Theo Báo điện tử
Chính phủ, đăng ngày 07/01/2020.
6. Chung Thủy, Sabeco, Habeco “bốc hơi” tiền tỷ sau Nghị định 100, vì sao, Theo VCCI,
Phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam, đăng ngày 09/01/2020.
7. Lan Anh, Thay đổi 'văn hóa nhậu', Báo Tuổi trẻ online, đăng ngày 06/01/2020.
8. Thu Hiền, Bệnh nhân tai nạn giao thông do rượu bia giảm, Theo VnExpress, đăng
ngày 08/01/2020.
9. Nguyễn Hoàng, Ngày đầu thực hiện Nghị định 100: Nhiều trường hợp bị xử lý
nghiêm, Theo Bnews, đăng ngày 02/01/2020.


18

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC NHĨM 5

Họ tên sinh viên

Mã số sinh
viên

Nhiệm vụ

Đánh
giá

Nguyễn Thị Diệp Anh

19031330

- Tìm hiểu nội dung bài
- Góp ý chỉnh sửa nội dung
- Triển khai làm bản powerpoint

A+

Phạm Thị Quỳnh Anh

19031333

- Tìm hiểu nội dung bài
- Góp ý chỉnh sửa nội dung
- Góp ý chỉnh sửa powerpoint
- Tổng hợp và chỉnh sửa bản word
- Thuyết trình


A+

Nguyễn Thị Lan

19031362

- Phân cơng nhiệm vụ
- Tìm hiểu nội dung bài
- Thực hiện nội dung
- Góp ý chỉnh sửa nội dung
- Góp ý chỉnh sửa powerpoint

A+

Trần Ngọc Huyền

19031356

- Tìm hiểu nội dung bài
- Trình bày nội dung

A+

Tơ Thị Hải Yến

19031411

- Tìm hiểu nội dung bài
- Góp ý chỉnh sửa nội dung
- Góp ý chỉnh sửa powerpoint

- Thuyết trình

A+



×